Nhằm sẻ chia những khó khăn của CBNV trong thời điểm dịch bệnh, BLĐ đã hỗ trợ thực phẩm cho CBNV VPHCM
Lần hỗ trợ này được chia ra làm nhiều đợt.
- Đợt 1: Rau cải, cà rốt, ớt, dưa leo...
- Đợt 2: Rau, bí, bắp cải, cà rốt...
- Đợt 3: Thịt, khoai, dưa gang, trứng và thuốc men
Sáng ngày 15/7 tại VPHCM, một nhóm CBNV đã lên tòa nhà TNG 12 Phạm Đình Toái để phân chia rau củ quả và giao đến cho CBNV. Theo định lượng, mỗi phần sẽ bao gồm 5kg thực phẩm bao gồm: rau cải, cà rốt, hành lá, ớt, dưa leo… Các phần hỗ trợ này được gửi đến tận nhà CBNV như là một lời động viên của công ty, luôn theo sát và hỗ trợ CBNV trong những thời điểm khó khăn nhất.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các anh chị đã lên VPHCM để cùng hỗ trợ phân loại thực phẩm.
Phòng Truyền thông.
Để cùng chung tay, chia sẻ những khó khăn với người dân miền Nam. BLĐ công ty đã phát động chương trình “ATM gạo yêu thương”. BLĐ công ty cho biết đây chính là thời điểm phù hợp để Saigontel có dịp đồng hành và chia sẻ khó khăn cùng người dân. Với tâm niệm "Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình", "ATM gạo yêu thương" sẽ tiếp tục là một trong những hoạt động thiện nguyện làm nhịp cầu nối để CBNV trong công ty có dịp chia sẻ và mở rộng tấm lòng.
Chương trình “ATM gạo Yêu thương” do Saigontel và SPT cùng phối hợp. Kinh phí thực hiện chương trình do BTC vận động để quyên góp trong nội bộ CBNV cùng các nguồn lực bên ngoài. Chương trình dự kiến sẽ bao gồm 02 hoạt động chính. Thứ nhất là hoạt động trao tặng gạo và lắp đặt máy ATM gạo công suất lớn đến các địa điểm, địa phương cần hỗ trợ bà con. Thứ hai, chương trình sẽ trích 1 phần nguồn quỹ của mình để hỗ trợ các bếp ăn từ thiện, có thể kể đến như các bếp ăn từ thiện tại Chùa Vĩnh Nghiêm, tại Quận 2, Quận Tân Phú...
Ước tính đến thời điểm hiện tại, thông qua vận động từ các nhà hảo tâm, BTC đã chuẩn bị được khoảng 5 cây ATM gạo. Cụ thể là tại Q3, TPHCM sẽ đặt 1 cây ATM gạo; tại Long An sẽ đặt 4 cây ATM gạo tại 4 địa điểm khác nhau.
Thông tin từ BTC, một cây ATM gạo của Saigontel có thể phát cho 500-800 người/ngày với mỗi lần phát khoảng 3kg, tương đương tầm 2 tấn gạo/ngày. Chi phí để duy trì hoạt động cho 1 cây ATM trong 10 ngày gồm: 20 tấn gạo, máy móc và bao bì, ước tính chi phí khoảng 250-300 triệu/ máy.
Để tiếp tục lan tỏa tinh thần thiện nguyện, thông qua chương trình "ATM gạo yêu thương", BTC tiếp tục vận động CBNV ủng hộ thêm cho chương trình để nhiều máy ATM gạo sẽ đến với bà con. Mọi sự ủng hộ của CBNV Saigontel sẽ được chuyển vào tài khoản Quỹ khát vọng – Quỹ dành cho các hoạt động xã hội của Saigontel.
Phòng Truyền thông.
Ngày 19/7/2021, Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông Sài Gòn – SAIGONTEL, Roland Berger và Hiệp hội người Hàn tại Việt Nam (KUAV) đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Hải Dương để trình bày ý tưởng quy hoạch phát triển vùng công nghiệp ĐBSH tại huyện Thanh Miện và Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Trong đó, đề xuất trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là lõi trung tâm. Đồng thời, đề xuất đẩy mạnh xúc tiến đầu tư sang thị trường Hàn Quốc cho tỉnh Hải Dương trong năm 2021-2022.
Về phía các lãnh đạo tỉnh, cuộc họp có Ông Phạm Xuân Thăng (Bí thư tỉnh Ủy tỉnh Hải Dương); Ông Lưu Văn Bản (Uỷ viên BTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương); Ông Trần Văn Quân (Tỉnh uỷ viên, Phó Chủ tịch UBND tinh Hải Dương) cùng Giám đốc các Sở, Ngành, BQL các KCN.
Về phía Saigontel Group có Bà Nguyễn Cẩm Phương - Tổng Giám Đốc công ty; Ông Nguyễn Anh Tú – Phó Tổng Giám Đốc cùng các lãnh đạo các công ty thành viên SAIGONTEL. Ngoài ra cuộc họp còn có sự tham dự của Ông Bùi Đào Thái Trường – phó tổng giám đốc Roland Berger khu vực Đông Nam Á; ông Phạm Thế Trường – thành viên HĐQT Công ty Nhất Tâm; ông Yoon Sang Ho – Chủ tịch Hiệp hội người Hàn tại Việt Nam kiêm TGĐ công ty SMBL.
Toàn cảnh buổi làm việc giữa lãnh đạo tỉnh Hải Dương, Roland Berger, SMBL và Hiệp hội người Hàn Quốc tại Việt Nam
Ý tưởng xây dựng Hải dương trở thành vùng công nghiệp trong điểm ĐBSH nhằm đón bắt xu hướng toàn cầu về phát triển các khu công nghiệp kiểu mới, đón đầu dòng chuyển dịch FDI hướng về Việt Nam và phát huy tiềm năng lợi thế của tỉnh Hải Dương. Hội nghị nhất trí cao với tầm nhìn quy hoạch tỉnh Hải Dương trở thành vùng công nghiệp động lực của đồng bằng sông Hồng với 3 trụ cột phát triển chính như đề xuất là Khu công nghiệp chuyên biệt công nghệ cao và trung tâm đổi mới sáng tạo liên kết chuỗi giá trị.
SAIGONTEL và Roland Berger nhận định: Nhờ vào sự phát triển hạ tầng giao thông kết nối, BĐS công nghiệp khu vực phía Bắc đã nổi trội hơn, thu hút đầu tư nước ngoài mạnh mẽ hơn. Trong đó, Hải Dương giữ vị trí trung tâm và thuận lợi nhận được giá trị cộng hưởng từ các tỉnh lân cận nhất. Dự kiến, tới năm 2030, GRDP công nghiệp tỉnh dự tính sẽ đạt 180 nghìn tỷ VND, đóng góp 60-70% cho GRDP.
Hội nghị nhất trí cao với tầm nhìn quy hoạch tỉnh Hải Dương trở thành vùng công nghiệp động lực của đồng bằng sông Hồng
Ông Phạm Xuân Thăng cũng đề nghị đơn vị tư vấn bổ sung hoàn thiện ý tưởng để làm nổi bật tiềm năng riêng có thế mạnh khác biệt của Hải Dương và yêu cầu mở rộng ranh giới, phạm vi nghiên cứu lên trên 10.000 ha để vùng công nghiệp có đủ tầm vóc thu hút đầu tư… Đồng thời, giao cho ngành giao thông tham mưu việc mở rộng, nâng cấp những tuyến giao thông đảm bảo cho sự phát triển; trong đó chú trọng nâng cấp tuyến đường gom của cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.
Phát biểu kết luận buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy – Ông Phạm Xuân Thăng đánh giá cao ý tưởng quy hoạch phát triển vùng công nghiệp động lực do SAIGONTEL và các đơn vị tư vấn đề xuất. Ông cho rằng ý tưởng có tầm nhìn phù hợp với tư duy và khát vọng phát triển của Hải Dương đề ra tới năm 2030 đó là “Tăng trưởng xanh, chuyển đổi số, đẩy mạnh đổi mới sáng tạo để phát triển bứt phá, bền vững, nâng tầm vị thế Hải Dương”.
Bí thư Tỉnh ủy – Ông Phạm Xuân Thăng đánh giá cao ý tưởng quy hoạch phát triển vùng công nghiệp động lực do SAIGONTEL và các đơn vị tư vấn đề xuất
Phòng Truyền thông.
“SAIGONTEL: Từ công ty viễn thông trở thành doanh nghiệp BĐS”
…Trang CafeF đã mở đầu như thế trong bài viết về Saigontel số ra ngày 14/7
Theo các chuyên gia, kinh tế Việt Nam triển vọng sẽ phục hồi ở mức 6,7% trong năm 2021. Tình hình dịch bệnh trên thế giới phức tạp và hình ảnh một chính phủ mới đầy quyết tâm chống dịch sẽ là yếu tố đẩy FDI dịch chuyển cơ sở sản xuất. Quá trình tái cấu trúc chuỗi cung ứng của các "ông lớn" sẽ diễn ra mạnh mẽ trong năm 2022, trong đó Việt Nam là một điểm đến đang được quan tâm.
Tính đến tháng 5/2021, tổng vốn FDI vào Việt Nam đạt 14 tỷ USD (tăng 0.8% so với cùng kỳ). Trong đó, 613 dự án được cấp mới đến từ nhà đầu tư Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ .. và nhiều doanh nghiệp FDI khác đang "xếp hàng" tìm kiếm địa điểm mở rộng đầu tư tại Việt Nam.
Triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2021 là dấu hiệu khẳng định, chiến lược "bẻ lái" ngoạn mục của Công ty CP Công nghệ Viễn Thông Sài Gòn – SAIGONTEL đã đúng hướng và đúng thời điểm. Dưới sự hỗ trợ đắc lực của ông Đặng Thành Tâm và Tổng công ty CP và phát triển đô thị Kinh Bắc (KBC). Trong hai năm, doanh nghiệp đã tái cấu trúc thành công từ một công ty viễn thông, trở thành doanh nghiệp BDS sở hữu 800ha quỹ đất công nghiệp - đô thị - dịch vụ. Năm 2021, bất chấp dịch bệnh diễn biến phức tạp, quỹ đất này đã được phát triển lên đến 3.000ha để sẵn sàng đón đợt tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu.
Năm 2020, SGT hoàn thành 95% kế hoạch doanh thu mục tiêu với 485 tỷ đồng, tăng trưởng 22% so với năm 2019. Trong đó, nguồn thu đến từ lĩnh vực hạ tầng viễn thông chiếm 55%, còn lại đến từ hoạt động cho thuê BĐS công nghiệp và văn phòng.
Sở hữu vị trí thuận lợi kết nối giao thương, các dự án của SAIGONTEL vẫn giữ "độ nóng" trên thị trường BDDS công nghiệp – đô thị, điển hình như:
Tại Bắc Ninh, KCN Đại Đồng Hoàn Sơn GĐ I, quy mô gần 300ha đã lấp đầy 100%; KCN Đại Đồng Hoàn Sơn GĐ II có quy mô 96 ha, đã có 90% diện tích được đăng ký thuê dài hạn và đang cấp tốc hoàn thiện thủ tục để bàn giao đất trong Quý 3/2021.
Tại Thái Nguyên, SAIGONTEL sở hữu 130ha công nghiệp tại thị xã Phổ Yên và 40ha tại TP.Sông Công đang hoàn thiện GPMB để giao đất cho nhà đầu tư.
Khu nhà xưởng sản xuất Công Nghệ Cao cho thuê tại Khu CNC Đà Nẵng với quy mô GĐ đầu 15ha chuẩn bị khởi công trong Q4/2021, dự kiến sẽ mang lại nguồn thu đều đặn hơn 100 tỷ đồng mỗi năm.
Tòa nhà Saigon ITC 1 tại CVPM Quang Trung (Tp.HCM) hiện đã lấp đầy 100% tạo nguồn thu gần 20 tỷ đồng mỗi năm, tạo đà phát triển cho Tòa nhà Saigon ICT2 liền kề đang triển khai thi công. Dự kiến khi đưa vào sử dụng, cũng sẽ mang lại nguồn thu đều đặn 50 tỷ đồng mỗi năm.
Song song đó, mảng đô thị và nhà ở cũng liên tục phát triển với các dự án như: chung cư Saigontel Central Park tại Bắc Giang; dự án NOXH có quy mô lớn bậc nhất Việt Nam – The Ori Garden, trong khu đô thị Bàu Tràm Lakeside Đà Nẵng cung cấp ra thị trường hơn 4.000 căn hộ, bảo đảm cho hơn 10,000 người lao động có thu nhập thấp được an cư, lạc nghiệp. Khu đô thị Nam Vũng Tàu có quy mô 69.46 ha tại BRVT mà công ty vừa thắng thầu cũng là dự án sở hữu vị trí đẹp, đang được giới đầu tư chờ đợi.
Phối cảnh 10 tòa nhà ở xã hội Ori Garden
Ngoài các dự án đã và đang triển khai, SAIGONTEL đang tiếp tục hoàn thiện pháp lý thêm 3,000ha dự án tiềm năng khác tại Hải Dương, Bắc Giang, Hưng Yên, Quảng Nam, Long An, BRVT… và không ngừng mở rộng mạng lưới đối tác đầu tư quốc tế.
Trước những triển vọng đó, SAIGONTEL đã công bố kế hoạch doanh thu năm 2021, dự kiến đạt 950 tỷ đồng, LNTT đạt 150 tỷ đồng trong ĐHCĐ thường niên 2021.
Ngoài ra, cũng trong năm này, Các cổ đông SAIGONTEL đã đồng thuận tăng vốn từ 740 tỷ đồng lên 1,500 tỷ đồng để bổ sung vốn kinh doanh, thúc đẩy các dự án hoàn thiện nhanh chóng hơn.
Về SAIGONTEL
Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông Sài Gòn - SAIGONTEL là thành viên của Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn (Saigon Invest Group) – Tập đoàn đầu tư đứng đầu Việt Nam về phát triển quần thể công nghiệp - đô thị - dịch vụ. Tính đến nay, SGI đã phát triển thành công hơn 30 khu công nghiệp trên toàn quốc, điển hình như: Quần thể khu công nghiệp đô thị dịch vụ Tràng Duệ - Hải Phòng; Quần thể khu công nghiệp đô thị dịch vụ Quế Võ - Bắc Ninh; Khu công nghiệp Đại Đồng Hoàn Sơn - Bắc Ninh; Khu Công Nghiệp Quang Châu - Bắc Giang; Khu Công Nghiệp Tân Phú Trung -TP.HCM; Khu công nghiệp Tân Đức – Long An …
Thành lập từ năm 2002, SAIGONTEL tiền thân là công ty cung cấp dịch vụ hạ tầng viễn thông trong các khu công nghiệp thuộc tập đoàn, đến nay đã chuyển mình mạnh mẽ thành doanh nghiệp BĐS với 3 mảng KD chính bao gồm: Công nghiệp - Đô thị - Dịch vụ. Đến nay, SAIGONTEL đã gặt hái nhiều thành công, doanh thu ổn định và phát triển mạnh qua từng thời kỳ và là đối tác xúc tiến đầu tư hiệu quả của nhiều địa phương. Trụ sở công ty tọa lạc tại lô 46, CVPM Quang Trung, p.Tân Chánh Hiệp, Quận 12, TP.HCM. Ngoài ra, Công ty còn có nhiều VPĐD và chi nhánh tại các địa phương như Hà Nội, Bắc Ninh, Đà Nẵng, Long An, Thái Nguyên, Hải Dương.
Nội dung bài viết được đăng tải trên trang: https://cafef.vn/saigontel-tu-cong-ty-vien-thong-tro-thanh-doanh-nghiep-bds-20210714162135852.chn
Chiều ngày 15/7/2021, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc điện đàm với lãnh đạo các quốc gia hợp tác chiến lược của Việt Nam, trong đó có Tổng Thống Hàn Quốc Moon Jea In.
Trao đổi với Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng và chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jea In khẳng định Việt Nam là quốc gia trọng tâm trong chính sách “phương nam mới mở rộng” của Hàn Quốc, đồng thời bày tỏ mong muốn thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị hai bên.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng nhấn mạnh sẽ tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Hàn Quốc mở rộng đầu tư tại Việt Nam. Lãnh đạo hai nước đều nhất trí sẽ tiếp tục đẩy mạnh hợp tác trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong việc cung ứng vaccine COVID-19.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp đón Đại sứ và các doanh nghiệp Hàn Quốc
Cũng trong chương trình làm việc chiều nay, phía đầu cầu Việt Nam, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cũng đã có buổi tiếp đón và làm việc với đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hàn Quốc Park Noh Wan, các hiệp hội doanh nghiệp Hàn Quốc, cùng các Tập đoàn Hàn Quốc tại Việt Nam như: Samsung, Lotte, Hanwha, SK, Daewoo, LG, IBK, Posco,.. Trong đó, SAIGONTEL là doanh nghiệp Việt Nam duy nhất được sứ quán Hàn Quốc mời tham gia đối thoại cùng Chủ tịch nước với vai trò đối tác chiến lược.
SAIGONTEL vinh dự nhận kỷ niệm chương biểu dương của chủ tịch nước
SAIGONTEL cùng các Tập đoàn Hàn Quốc đến thăm và làm việc tại VPCP Việt Nam
Tại chương trình làm việc, chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc biểu dương các doanh nghiệp Hàn Quốc đã chấp hành tốt công tác phòng chống dịch trong sản xuất, đóng góp nhiều triệu USD cho quỹ vắc xin của Việt Nam. Chủ tịch nước nhấn mạnh, Hàn Quốc là nước phát triển mạnh mảng dược phẩm, nhiều vaccine đã được thế giới công nhận. Do đó, chủ tịch nước mong muốn các doanh nghiệp Hàn Quốc nghiên cứu chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine. Đồng thời, Chính phủ cũng cam kết sẽ luôn tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp Hàn Quốc kinh doanh tại Việt Nam.
SAIGONTEL cùng các Tập đoàn Hàn Quốc đến thăm và làm việc tại VPCP Việt Nam
Phát biểu tại buổi họp, Đại sứ Hàn Quốc Park Noh Wan cho biết Hàn Quốc cam kết sẽ thúc đẩy việc đưa trung tâm nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và sản xuất vắc xin về Việt Nam, thông qua hợp tác giữa Samsung, SK và đối tác Việt Nam. Đồng thời, Đại sứ khẳng định các doanh nghiệp Hàn Quốc sẽ tiếp tục chung tay để Việt Nam hoàn thành tốt ‘mục tiêu kép’ và cam kết đầu tư 25 tỷ USD trong năm 2021-2022.
Phòng Truyền thông.
Trước thông tin Công ty SPS Việt Nam đề xuất phương án tổ chức lưu trú kết hợp với sản xuất ngay tại Văn phòng làm việc – lầu 4, 7 tòa nhà Saigon ICT, BQLTN ICT đã phối hợp để bố trí các phương án làm việc, nơi ở cho CBNV.
Anh Ngô Tự Lực - Phó Ban Quản lý tòa nhà cho biết: BQLTN ICT Tower có 10 nhân viên tình nguyện ở lại trực và phục vụ. Trong đó Saigontel có 5 nhân viên (3 kỹ thuật, 2 bảo vệ), bên Nhà cung cấp có 5 người (3 bảo vệ vòng ngoài, 2 vệ sinh). 10 người BQL được bố trí lưu trú tại khu vực VP BQL tầng trệt, bảo vệ ở phòng chức năng dưới tầng hầm.
BQLTN sẽ thực hiện đầy đủ quy trình nghiệp vụ về kiểm tra an toàn hệ thống tòa nhà, kiểm soát và đảm bảo ANTT 24/7; Duy trì vệ sinh khu vực công cộng, sảnh chính, hành lang; Thực hiện các công tác khử; Bố trí nhân viên kỹ thuật trực để đảm bảo an toàn các hệ thống cho khu vực lưu trú; Thực hiện công tác phòng chống dịch Covid-19…
Theo đó, BQLTN sẽ sử dụng toàn bộ khu vực căn tin nội bộ tại lầu 7 tòa nhà làm khu vực bố trí chỗ lưu trú cho nhân viên, các cửa sổ được mở rộng để thông gió tự nhiên; có điểm rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn. Mỗi nhân viên của công ty SPS ở lại làm việc sẽ được bố trí 1 lều lớn để sinh hoạt thoải mái và có chỗ để tài sản cá nhân.
Lều sinh hoạt cá nhân cho mỗi nhân viên ở lại ICT
Được biết, vào sáng 14/7/2021, đơn vị SPS đã tổ chức xét nghiệm cho 100% nhân viên lưu trú. Các nhân viên thuộc BQLTN cũng xét nghiệm để đủ điều kiện ở cùng và phục vụ. Kết quả xét nghiệm âm tính mới được ở lại ICT Tower.
Phòng Truyền thông.