Thông cáo báo chí

Phòng Truyền Thông

Phòng Truyền Thông

CBTT của SGT về QĐ HĐQT về việc Công ty Cổ phần Phân phối và Dịch vụ Saigontel không còn là công ty con

Chi tiết trong file đính kèm!

Chiều ngày 28/4, UBND tỉnh Thái Nguyên đã xuống thăm và khảo sát thực tế tiến độ thực hiện một số dự án đầu tư trên địa bàn huyện Phú Bình. Buổi khảo sát nhằm kiểm tra, đánh giá, thống nhất các giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đầu tư và đảm bảo thời gian theo quy định.

Thành phần đoàn kiểm tra gồm có Bà Nguyễn Thanh Hải - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh, Ông Trịnh Việt Hùng - Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Ông Phạm Hoàng Sơn – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh cùng một số lãnh đạo HĐND, UBND, Sở ngành, địa phương.

Về phía các đơn vị doanh nghiệp tham gia có đại diện Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (SAIGONTEL) – Bà Nguyễn Cẩm Phương – Tổng Giám đốc công ty.

IMG 3099

IMG 3099

Đoàn làm việc của lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên kiểm tra tiến độ thực hiện dự án tại H.Phú Bình

Cụ thể, đoàn cán bộ cùng đại diện doanh nghiệp cùng kiểm tra thực tế một số dự án bao gồm: dự án cảo tạo nâng cấp một đường ĐT.266, dự án KCN – đô thị - dịch vụ Phú Bình (xã Tân Hòa), dự án căn cứ chiến đấu và dự ăn khu nghỉ dưỡng thể thao & vui chơi giải trí tại huyện Phú Bình. Các dự án trọng điểm tại huyện Phú Bình, khi được thực hiện sẽ mang lại nhiều giá trị kinh tế-văn hóa cho địa phương và tạo ra nhiều việc làm cho người lao động.

Địa điểm nổi bật trong chuyến thực tế của lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên lần này là KCN Phú Bình - dự án nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, có quy mô 675 ha, tại xã Tân Hòa, xã Lương Phú và thị trấn Hương Sơn, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. Đây là dự án do Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (SAIGONTEL) đề xuất chủ trương đầu tư và đang đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư.

Được biết, vào đầu tháng 2/2022, Thủ tướng Chính phủ cũng đã đồng ý đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc bổ sung các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên vào quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam, trong số đó có Khu công nghiệp Phú Bình. Trước đó, vào ngày 16-10-2020, đồng chí Trịnh Việt Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thái Nguyên đã chủ trì cuộc họp xem xét đề nghị của Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (SAIGONTEL) về thực hiện dự án tại huyện này.

Sau khi nghe báo cáo liên quan đến các dự án, phát biểu tại buổi làm việc, lãnh đạo UBND tỉnh Thái Nguyên chỉ đạo lãnh đạo huyện Phú Bình phối hợp cùng các sở, ngành, các cơ quan và đơn vị chủ động kiểm tra, đôn đốc, rà soát các vướng mắc để tháo dỡ khó khăn trong việc thực hiện dự án; nhanh chóng triển khai dự án đúng tiến độ, đúng quy định của pháp luật.

IMG 3099

Bà Nguyễn Thanh Hải - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc

Phòng Truyền thông.

Sáng ngày 27/4, Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (SAIGONTEL) vừa làm việc cùng lãnh đạo tỉnh Đồng Nai để đề xuất việc tài trợ 100% kinh phí lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Tuyến đường sắt nhẹ Thủ thiêm – Cảng hàng không Quốc tế Long Thành. Đề xuất đã được ban lãnh đạo tỉnh đồng thuận và chỉ đạo các sở, ngành phối hợp cùng đơn vị thực hiện.
 
Tham dự cuộc họp có ông Nguyễn Hồng Lĩnh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư tỉnh ủy, Bà Nguyễn Thị Hoàng – Tỉnh ủy viên, Ủy viên Ban cán sự UBND tỉnh, Ông Dương Minh Dũng - Ủy viên tỉnh Ủy – Bí thư huyện Ủy Long Thành cùng các lãnh đạo tỉnh.
 
Về phía Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (SAIGONTEL) có Bà Nguyễn Cẩm Phương – Tổng Giám đốc công ty cùng Ban quản lý dự án, Ban hợp tác đầu tư của công ty.
 
Cơ quan Hợp tác Cơ sở Hạ tầng và Phát triển Đô thị Hàn Quốc tại nước ngoài (KIND) cũng tham dự cuộc họp với đại diện là Bà Hamm Kyehee – Trưởng đại diện KIND tại Việt Nam cùng Ông Yoon Sang Ho - CEO của SMBL.
 
Tại cuộc họp, liên danh SAIGONTEL – KIND bày tỏ mong muốn được góp phần vào công cuộc xã hội hóa trong đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, thông qua việc xin được tài trợ không hoàn lại 100% kinh phí lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án Tuyến đường sắt nhẹ Thủ thiêm – Cảng hàng không Quốc tế Long Thành, với hình thức Hợp đồng BOT theo quy định.
 
 IMG 3063
Toàn cảnh cuộc họp liên quan việc đề xuất tài trợ 100% kinh phí lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Tuyến đường sắt nhẹ Thủ thiêm – Cảng hàng không Quốc tế Long Thành
 
Dự án có tổng chiều dài 37,35 km, đoạn đi qua TPHCM là 11,8 km và tỉnh Đồng Nai là 25,55 km, điểm đầu là tại Ga Thủ Thiêm, quận 2, TPHCM, điểm cuối là Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Đây cũng là dự án đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định đưa vào danh mục quốc gia các dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021-2025 theo Quyết định số 1831/QĐ-TTg ngày 01/11/2021.
 
Sau khi hình thành, dự án này sẽ làm tăng khả năng kết nối đồng bộ từ TPHCM với Đồng Nai cũng như sân bay quốc tế Long Thành, từ Đồng Nai đến cảng biển quốc tế Cái Mép - Thị Vải, góp phần giảm áp lực cho giao thông đường bộ, đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh và khu vực.
 
Đề xuất của SAIGONTEL - KIND cũng nhằm mục tiêu thúc đẩy sự phát triển công nghiệp tỉnh Đồng Nai và góp phần tăng cường chặt chẽ mối quan hệ giữa Việt Nam và Hàn Quốc, đưa quan hệ kinh tế bền vững và xứng tầm quan hệ chính trị đem lại lợi ích cho nhân dân hai nước nói chung và tỉnh Đồng Nai nói riêng.
 
Sau phần trình bày từ liên danh, ông Nguyễn Hồng Lĩnh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư tỉnh ủy cho biết tỉnh Đồng Nai ủng hộ đề xuất; đồng thời giao cho các Sở, ngành phối hợp, hỗ trợ nhà tài trợ và đơn vị tư vấn trong việc thực hiện.
 
 IMG 3063
Đoàn làm việc gồm lãnh đạo tỉnh đồng Nai cùng SAIGONTEL, SMBL, Cơ quan Hợp tác Cơ sở Hạ tầng và Phát triển Đô thị Hàn Quốc tại nước ngoài
 
Được biết trong thời gian qua, SAIGONTEL là nhà đầu tư đã và đang thực hiện đầu tư nhiều dự án không chỉ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai mà còn cho cả nước, như: sáng kiến vùng kinh tế động lực Long An, đề xuât thành lập Trung tâm đổi mới sáng tạo tỉnh Long An, KCN chuyên biệt tại Hải Dương, Khu kinh tế chuyên biệt tại Đồng Nai, Tổ hợp khoa học – CN đổi mới sáng tạo và dịch vụ tại Đồng Nai…Các dự án của SAIGONTEL góp phần thay đổi diện mạo và thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động thu hút đầu tư tại các tỉnh thành.
 
Phòng Truyền thông.

CBTT Quyết định HDQT ngày 19.09.2021 về giao dịch bên liên quan và Giải trình chậm CBTT. 

Chi tiết trong file đính kèm

CBTT v/v Thay đổi người đứng đầu Văn phòng đại diện SAIGONTEL tại TPHCM. Chi tiết trong file đính kèm!

 

CBTT Thay đổi ngành nghề và Điều lệ sửa đổi của SAIGONTEL. Chi tiết trong file đính kèm!

Sáng ngày 15/04/2022, "Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022" của Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (SAIGONTEL) đã diễn ra tại Rex Hotel (TPHCM) theo hình thức trực tiếp và trực tuyến. ĐHĐCĐ đã thông qua các nội dung quan trọng, điểm qua các thành tựu đã đạt được trong năm 2021 và tạo động lực phát triển mạnh mẽ cho SAIGONTEL trong năm 2022

Tham dự đại hội có Ông Đặng Thành Tâm - Chủ tịch HĐQT công ty với vai trò Chủ tọa, Bà Nguyễn Thị Kim Thanh – Phó Chủ tịch HĐQT, Bà Nguyễn Cẩm Phương – thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc, Ông Lê Nguyễn Hoàng Anh - Bà Hồ Thị Kim Oanh - Ông Nguyễn Thanh Thái - thành viên HĐQT; các thành viên Ban kiểm soát nội bộ, thành viên Ban Tổng giám đốc, Ban điều hành, lãnh đạo các công ty trực thuộc, Quý cổ đông cùng toàn thể CBNV SAIGONTEL.

Phát biểu tại đại hội, Ông Đặng Thành Tâm - Chủ tịch HĐQT công ty cho biết: “Trong năm qua, công ty đã đạt được thành tựu rất lớn khi nhiều dự án thu hút đầu tư đã được triển khai tại các tỉnh thành. Công tác điều hành của HĐQT cũng như BLĐ, ban kiểm soát công ty cũng rất tốt và thực hiện theo pháp luật. Mũi nhọn năm 2022 là kinh tế số, cuộc sống số, đây là một lợi thế của Saigontel. Chắc chắn trong năm 2022 SAIGONTEL sẽ có nhiều nguồn lực, triển vọng với các dự án tiềm năng, sắp được cấp giấy phép”.

KHOA 8527

Ông Đặng Thành Tâm – Chủ tịch HĐQT công ty phát biểu tại đại hội

Chủ tịch HĐQT SAIGONTEL cũng nhận định: “Tổng nguồn vốn thu hút đầu tư trong 2021 của SAIGONTEL cũng như của Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn (SGI) rất cao. Theo đó, các khu/ cụm công nghiệp mà SAIGONTEL thu hút đầu tư cũng nhằm mục đích nâng cao chất lượng sống cho người dân, đặc biệt là người lao động, đóng góp cho sự phát triển kinh tế của địa phương, của đất nước”.

Được biết, trong năm 2021, công ty đã phát triển 3 mảng kinh doanh chính: Viễn thông & công nghệ thông tin, bất động sản (bao gồm bất động sản KCN và mảng bất động sản cao tầng, mảng thi công xây dựng) và dịch vụ tư vấn phát triển - quản lý dự án. Bên cạnh các hoạt động kinh doanh, SAIGONTEL trong năm qua cũng tập trung phát triển các dự án KCN, đô thị mới. Các dự án này, sau khi được cấp chứng nhận đầu tư, sẽ đưa vào triển khai và mang về lợi nhuận cao, giúp công ty tăng trưởng vượt bậc.

BLĐ công ty đánh giá: dù có nhiều yếu tố bất khả kháng diễn ra trong năm 2021 nhưng so với năm 2020, SAIGONTEL vẫn đạt được sự tăng trưởng 45,9% về doanh thu và 223% về lợi nhuận.

KHOA 8527

Hội đồng Quản trị SAIGONTEL thông tin đến quý cổ đông nhiều thông tin liên quan đến tình hình kinh doanh năm 2021 và phương hướng kinh doanh trong năm 2022

Quyết tâm với chiến lược kinh doanh theo định hướng phát triển mô hình “công nghiệp – đô thị - dịch vụ”, trong năm 2022, SAIGONTEL tiếp tục triển khai các khu công nghiệp hiện hữu; nghiên cứu các mô hình Khu kinh tế chuyên biệt, KCN sinh thái, Trung tâm đổi mới sáng tạo…Ngoài ta, các công ty con và liên kết của Saigontel trong năm 2022 cũng sẽ tập trung triển khai các KCN đã hoàn thiện về pháp lý. Riêng mảng BĐS đô thị, SAIGONTEL tiếp tục triển khai các khu đô thị và BĐS cao tầng. BLĐ nhận định quỹ đất đô thị hiện có chính là nguồn thu rất lớn của công ty trong thời gian sắp tới.

SAIGONTEL cũng sẽ tiếp tục duy trì khai thác các gói dịch vụ đường truyền ở cả ba miền, xây dựng hạ tầng, nền tảng chuyển đổi số cho các tỉnh, cơ quan nhà nước; liên doanh với SkyX Solar để triển khai và lắp đặt hệ thống điện mặt trời tại các nhà xưởng KCN thuộc SGI.

Về kế hoạch xúc tiến đầu tư, trong năm 2022, SAIGONTEL đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư tại Đài Loan, Trung Quốc, Singapore… và kế hoạch mở rộng xúc tiến ra hai thị trường lớn là Hàn Quốc và Mỹ, nhằm thu hút các nhà đầu tư trong lĩnh vực công nghệ cao.

Với tỉ lệ đồng thuận và nhất trí cao từ các cổ đông, ĐHĐCĐ thường niên năm 2022 của SAIGONTEL đã diễn ra thành công tốt đẹp.

KHOA 8527

Cổ đông bỏ quyết biểu quyết tại đại hội

KHOA 8527

Toàn cảnh đại hội đồng cổ đông năm 2022 của Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông Sài Gòn

KHOA 8527

CBNV công ty tham dự đại hội

KHOA 8527

Hội đồng quản trị cùng ban lãnh đạo, ban điều hành công ty chụp ảnh lưu niệm sau đại hội

 

Phòng Truyền thông

CBTT Biên bản và Quyết định của ĐHĐCĐ thường niên SAIGONTEL năm 2022

Chi tiết trong file đính kèm!

Báo cáo thường niên năm 2021 của Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (SAIGONTEL)

Chi tiết trong file đính kèm!

Ngày 5/4, Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (SAIGONTEL) vừa tham gia chương trình hội nghị “Đổi mới sáng tạo và Phát triển nguồn Nhân lực số Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long”. Hội nghị nhằm đánh giá thực trạng đổi mới sáng tạo, đồng thời trao đổi về các khó khăn, thách thức cũng như các cơ hội để đẩy mạnh đổi mới sáng tạo và phát triển nguồn nhân lực có trình độ công nghệ cao của khu vực ĐBSCL.
 
Chương trình có sự tham gia của Ông Trần Duy Đông - Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Ông Vũ Quốc Huy – Giám đốc Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Quốc gia; lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố thuộc ĐBSCL; Bà Ann Marie Yastishock - Giám đốc Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa kỳ tại Việt Nam.
 
18F2C4AB 9258 4F70 94AF 5A46298B1881
 
Lễ khởi động sáng kiến đổi mới sáng tạo Mekong (MII)
 
Về phía đại diện các doanh nghiệp có Bà Nguyễn Cẩm Phương, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (SAIGONTEL) cùng một số đơn vị doanh nghiệp và các cơ sở giáo dục... Được biết, SAIGONTEL là một trong những đối tác của Sáng kiến Đổi mới sáng tạo Mekong lần này.
 
Phát biểu khai mạc, ông Trần Duy Đông – Thứ trưởng Bộ KH&ĐT nhận định: chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 của nước ta đã đề ra định hướng phát triển đất nước nhanh và bền vững, chủ yếu dựa vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số mà trụ cột chính là phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
 
5055 5.NIC
 
Thứ trưởng Bộ kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông phát biểu khai mạc Hội nghị
Trong hai phiên làm việc. các đơn vị cũng đã trình bày một số bài tham luận xoay quanh nội dung “Thúc đẩy đổi mới sáng tạo tại khu vực ĐBSCL”và “Phát triển nguồn nhân lực số”. Theo đó, các nhà quản lý, chuyên gia về khởi nghiệp, ĐMST cũng đã góp ý, phân tích và đưa ra giải pháp phù hợp cho các chủ đề này.
 
USAID
 
Giám đốc USAID Việt Nam Ann Marie Yastishock phát biểu
 
5016 5.NIC 6
 
Sáng kiến MII nhằm thúc đẩy sự quan tâm, động lực và góp phần kết nối các nguồn lực để hỗ trợ đổi mới sáng tạo cho Đồng bằng sông Cửu Long
 
SAIGONTEL hiện là một trong những đơn vị có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực thu hút đầu tư cho các tỉnh, thành tại Việt Nam. Đóng góp ý kiến tại hội nghị, Bà Nguyễn Cẩm Phương - Tổng Giám đốc SAIGONTEL chia sẻ: “Chúng tôi đại diện các nhà đầu tư tư nhân mong muốn sẽ nhận được nhiều sự ưu đãi & ủng hộ rõ ràng hơn, cùng với các cơ chế vận hành, cơ chế thu hút đầu tư rõ ràng hơn…để thực hiện các trung tâm đổi mới sáng tạo tại các tỉnh thành. Hiện nay, nguồn lực của ĐMST không chỉ của mỗi tư nhân mà còn là nguồn lực của xã hội. Theo tôi, việc ĐMST quan trọng nhất chính là tập trung vào nguồn nhân lực và tập trung vào cơ cấu chuyển dịch công nghiệp tại các địa phương". 
 
IMG 2603
 
Bà Nguyễn Cẩm Phương (phải) - Tổng Giám đốc SAIGONTEL đại diện các doanh nghiệp tư nhân thu hút đầu tư, đổi mới sáng tạo - tham dự Hội nghị
 
Nhân dịp này, Bộ KH&ĐT cũng giới thiệu và công bố Sáng kiến đổi mới sáng tạo Mekong (Mekong Innovation Innitiative – MII). Đây là sáng kiến nhằm thúc đẩy sự quan tâm, động lực và góp phần kết nối các nguồn lực để hỗ trợ đổi mới sáng tạo cho ĐBSCL với các hoạt động được lên kế hoạch cụ thể trong năm 2022.
 
* Thông tin thêm: Một số hoạt động thiết thực của MII:
 

+ Hỗ trợ 1.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp được cung cấp miễn phí dịch vụ điện toán đám mây, trung tâm dữ liệu.

+ 500 gói dịch vụ tra cứu thông tin doanh nghiệp ở nước ngoài miễn phí nhằm phục vụ hoạt động xuất khẩu và hợp tác thương mại.

+ 500 website được xây dựng miễn phí cho người dân và doanh nghiệp để giới thiệu, quảng bá các sản phẩm Mekong trên nền tảng số.

+ 5.000 suất học bổng đào tạo về công nghệ thông tin dành cho sinh viên và người lao động.

+ 3.000 nông dân, tiểu thương được hỗ trợ, đào tạo miễn phí về chuyển đổi số và bán hàng trên mạng xã hội, các kênh trực tuyến.

+ 800 doanh nghiệp được hỗ trợ tư vấn, cấp kinh phí để nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, đăng ký sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, ứng dụng thương mại điện tử, sử dụng khu làm việc chung, xúc tiến thương mại và đầu tư phát triển thị trường quốc tế.

 
Phòng Truyền thông.

Đối tác chiến lược