Tin tức

Bùi Yến Ngọc

Bùi Yến Ngọc

Trong khi Mỹ và Trung Quốc chưa đi đến được một thỏa thuận thương mại, ngày càng nhiều doanh nghiệp nước ngoài tìm đến Việt Nam vừa để tìm kiếm nguồn cung vừa để mở rộng sản xuất.

82

(NDH) Trong bối cảnh Mỹ và Trung Quốc áp thuế lên 360 tỷ USD hàng hóa của nhau vào năm 2018, ông Lê Duy Anh, Giám đốc của Công ty CP Xuân Hoa Việt Nam, cho biết các khách hàng của công ty, như Ikea, bắt đầu chuyển hướng một phần chuỗi sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam.

Ông Duy Anh cho hay gần đây công ty liên tục đón những vị khách nước ngoài tới tham quan. Riêng 3 tháng đầu năm nay, đã có ít nhất 10 khách hàng nước ngoài tiềm năng tìm đến Xuân Hoa.

“Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung chắc chắn sẽ mang lại nhiều cơ hội kinh doanh. Ngày càng có nhiều công ty liên lạc với chúng tôi để mua sản phẩm thay vì mua từ Trung Quốc”, ông Duy anh nói. Cùng một sản phẩm, giá của Xuân Hoa hiện thấp hơn khoảng 1.000 đồng so với hàng của Trung Quốc, và con số này có thể tăng lên trong bối cảnh Mỹ - Trung chưa tìm được tiếng nói chung.

Nói về việc chuyển hướng thị trường, ông Mattias Hennius, phát ngôn viên của Ikea tại Thụy Điển, cho biết: “Giống như các công ty đa quốc gia đang trong thời kỳ phát triển, Ikea luôn tìm kiếm cơ hội để tối ưu hóa nguồn cung, đảm bảo chi phí thấp cho khách hàng".

Việt Nam lâu nay vẫn được xem là một quốc gia có chi phí sản xuất thấp. Lương công nhân ở Việt Nam chỉ bằng khoảng một nửa so với ở Trung Quốc, đồng thời giá điện cũng khá rẻ vì được chính phủ trợ cấp. Hơn nữa, Việt Nam và Trung Quốc sát nhau nên các nhà máy dễ dàng tìm kiếm được nguồn nguyên vật liệu cho sản xuất.

Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung trở thành cú hích cho các doanh nghiệp thực hiện kế hoạch mở rộng tại Việt Nam.

Nhà cung cấp của Apple, GoerTek, tại Trung Quốc và Foxconn tại Đài Loan, cùng một số đối thủ đều đang dịch chuyển sản xuất về Việt Nam trong bối cảnh Mỹ và Trung Quốc chưa tìm thấy tiếng nói chung. Thậm chí, công ty nội thất Haverty Furniture của Mỹ cũng đang đẩy mạnh sản xuất ở Việt Nam vì lý do áp lực thuế quan.

Điều này được thể hiện qua sự tăng trưởng ổn định của dòng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI). FDI vào Việt Nam đặc biệt tăng mạnh sau Samsung Electronics tuyên bố kế hoạch chuyển dây chuyền sản xuất điện thoại thông minh từ Trung Quốc trong năm 2014. Năm 2017, FDI vào Việt Nam đạt 14,1 tỷ USD, chiếm 1/5 tổng vốn đầu tư vào khu vực ASEAN, trừ Singapore, theo số liệu của công ty nghiên cứu Maybank Kim Eng.

83

Vốn FDI vào khu vực ASEAN, trừ Singapore. Ảnh: Bloomberg.

Cùng với đó, Việt Nam có những bước tiến đáng kể trong Chỉ số thuận lợi kinh doanh của Ngân hàng Thế giới và Chỉ số Cạnh tranh của Diễn đàn Kinh tế Thế giới. Hiện Việt Nam cũng đang đứng ở vị trí thứ 60 về Chỉ số Đổi mới của Bloomberg.

Xu hướng dịch chuyển cũng được thể hiện thông qua con số xuất khẩu. Theo số liệu do HSBC thu thập, xuất khẩu của Việt Nam tăng 12,4% trong nửa sau của năm 2018, vượt mặt 5 nền kinh tế lớn nhất tại Đông Nam Á.

Tuy nhiên, giới đầu tư cho rằng Việt Nam vẫn còn rất nhiều việc phải làm để cải thiện môi trường kinh doanh, như cải thiện và mở rộng cơ sở hạ tầng, đặc biệt cho hoạt động vận tải,…

 Minh Lan

 

(VNF) - Quý I/2019, thị trường bất động sản tại Hà Nội và TP. HCM đánh dấu sự giảm mạnh cả về nguồn cung và lượng giao dịch của thị trường.

thi truong bat dong san Ha noi

Cụ thể, tại thị trường bất động sản Hà Nội, lượng cung căn hộ chung cư trong quý I/2019 chỉ đạt 31,5% so với quý IV/2018 và bằng 75,7% so với cùng kỳ năm 2018.

Lượng giao dịch căn hộ chung cư quý I/2019 cũng chỉ đạt 30,4% so với quý IV/2018 và bằng 61,7% so với cùng kỳ năm 2018. Tỷ lệ hấp thụ căn hộ chung cư giảm 15,3% so với cùng kỳ năm 2018 (quý I/2018: 82,8%) và không có nhiều biến động so với quý IV/2018

Về giá bán, giá chung cư ở phân khúc trung và cao cấp trong quý I/2019 tại Hà Nội đi ngang so với cùng kỳ năm 2018, trong khi đó ở phân khúc bình dân giá có sự tăng nhẹ. Bên cạnh đó, giá đất nền tăng 5% so với quý IV/2018.

Cũng như thị tường Hà Nội, từ cuối năm 2018 đến nay, TP. HCM đẩy mạnh việc rà soát lại quá trình giao đất, giao dự án. Bởi vậy, trong giai đoạn này, TP. HCM có rất ít nguồn hàng mới được đưa vào thị trường.

Nguồn cung thấp dẫn đến lượng giao dịch của thị trường Bất động sản giảm mạnh so với quý IV/2018. Tuy nhiên, tỷ lệ hấp thụ sản phẩm dự án mới tương đối cao, đặc biệt là phân khúc căn hộ chung cư trung cấp có tỷ lệ hấp thụ lên tới 89,7%, điều này cho thấy nhu cầu và sức mua của thị trường vẫn đang có lực mạnh.

Sức cầu lớn, tuy nhiên nguồn cung hạn chế nên giá bất động sản tại TP. HCM tăng nhẹ ở hầu hết các phân khúc. Theo ghi nhận từ các đơn vị phân phối: giá căn hộ chung cư tăng từ 5-7% so với cùng kỳ năm 2018 và tăng 2-3% so với quý IV/2018; giá đất nền tăng tăng từ 4-5% so với cùng kỳ năm 2018 và tăng 1-1,5% so với quý IV/2018.

Quý độc giả quan tâm có thể xem Báo cáo thị trường bất động sản quý I/2019 tại đây.

Vừa qua vào ngày 11 tháng 04 năm 2019, Công ty cổ phần Công nghệ Viễn thông Sài Gòn tổ chức Đại hội Cổ đông thường niên năm tài chính 2019 đã thông qua định hướng dịch chuyển mạnh mẽ cơ cấu kinh doanh từ hoạt động viễn thông sang kinh doanh bất động sản.

Theo đó, kế hoạch năm 2019 là doanh thu hợp nhất 724,7 tỷ đồng, tăng 7% so với thực hiện năm 2018; tuy nhiên, lợi nhuận trước thuế đặt mục tiêu giảm 32% xuống 98,4 tỷ đồng, do một số sản phẩm bất động sản đặt trọng tâm đang trong quá trình thực hiện và chưa thể ghi nhận lợi nhuận.

Về chiến lược trong năm 2019, bà Nguyễn Cẩm Phương - Tổng giám đốc SGT cho biết, Công ty sẽ tiếp tục duy trì mảng viễn thông nhưng có chọn lọc và chỉ tập trung vào những dự án có tỷ suất lợi nhuận cao. Bên cạnh đó, sẽ đẩy mạnh vào bất động sản khu công nghiệp và nhà cao tầng.

TINO3508

Cụ thể, tại lĩnh vực viễn thông - công nghệ thông tin, doanh thu thuần dự kiến 381,5 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 52,6% và lợi nhuận trước thuế 18,8 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 19%.

Trong đó, hai mảng mới trong năm 2019 là tích hợp viễn thông và gia công phần mềm hướng đến khách hàng sẵn có là SCTV. Dự kiến trong năm 2019, sẽ mang về 600 triệu đồng nhưng tỷ suất lợi nhuận khá cao là 8,6%, SGT đánh giá lĩnh vực này là xu thế sẽ phát triển hơn trong tương lai.

Cùng với đó, SGT sẽ phát triển chuỗi các sản phẩm công nghệ thông minh dành cho bất động sản đặc biệt là tòa nhà cao tầng.

Về lĩnh vực bất động sản, đầu tiên là phân khúc bất động sản Khu công nghiệp, SGT sẽ tập trung vào dự án Khu công nghiệp Đại Đồng Hoàn Sơn - giai đoạn 2 diện tích 95 ha, dự kiến hoàn thành trong năm 2020.

Dự án này được Vietinbank cấp hạn mức tín dụng 760 tỷ đồng, ước doanh thu đạt 175,2 tỷ đồng và lợi nhuận 40,9 tỷ đồng, tuy nhiên phải tới cuối năm 2019 mới bắt đầu ghi nhận doanh thu.

Riêng dự án Trung tâm dịch vụ khách hàng ở Khu công nghiệp Đại Đồng Hoàn Sơn với 26,4 ha có tổng vốn đầu tư là 80 tỷ đồng và sẽ bàn giao vào quý III/2019. Ngay trong năm 2019, khu thấp tầng có thể ghi nhận 37 tỷ đồng doanh thu và 12 tỷ đồng lợi nhuận.

Thêm vào đó là 2 dự án bất động sản căn hộ cao cấp và chung cư với tổng mức đầu tư là 2.100 tỷ đồng. Đó là cao ốc phức hợp 300 A-B Nguyễn Tất Thành tại quận 4, TP.HCM và dự án cao ốc chung cư Saigontel Central Park tại Nguyễn Văn Cừ, TP. Bắc Giang.

Đối với bất động sản văn phòng cho thuê, tòa nhà ICT1 tại quận 12, TP.HCM dự kiến sẽ đóng góp 5,4 tỷ đồng lợi nhuận cho năm 2019.

TINO3476

Tại đại hội khi nghe định hướng phát triển 2019 có cổ đông quan ngại về hoạt động kinh doanh bất động sản đang dần trở thành hoạt động chính của công ty, trong khi thị trường bất động sản nhìn chung đang có chiều hướng chững lại tuy nhiên Chủ tịch SaigonTel ông Đặng Thành Tâm  đã giải đáp thắc mắc hoạt động công nghệ viễn thông sẽ tiếp tục được duy trì vì ngành này vẫn chắc chắn sẽ phát triển.

Trong tương lai, khi công ty phát triển bất động sản thì cũng sẽ áp dụng lợi thế về các sản phẩm công nghệ thông tin vào thực hiện bất động sản thông minh. Như thế, khi các hoạt động kinh doanh bổ trợ cho nhau sẽ tạo được giá trị gia tăng cao hơn, ổn định và lâu dài.

Về kế hoạch bất động sản tâm linh công ty đang mong muốn hướng tới trong tương lai, ông Tâm chia sẻ việc này sẽ kết hợp với Giáo hội Phật giáo Việt Nam và lợi nhuận một phần cũng được đóng góp vào các chùa.

Trước sự quan tâm của cổ đông về cổ tức, ông Tâm cho biết, lợi nhuận có được đang phải bù vào khoản lỗ của những năm trước, nhưng SGT kỳ vọng cuối năm nay, kế hoạch kinh doanh hoàn thành để có thể sớm chia cổ tức cho cổ đông.

TINO3578

Kết thúc các cổ đông đã thống nhất cùng thông qua Nghị quyết Đại hội và phương hướng kinh doanh năm 2019.

-Ban truyền thông-


Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông Sài Gòn công bố thông tin Biên bản họp và Nghị quyết ĐHCĐ năm tài chính 2018 của SGT như file đính kèm:

 

 

2

Chương trình “ Protect with Heart - Hãy bảo vệ sức khỏe của chính mình bằng cả trái tim” do công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (SAIGONTEL) tổ chức cho CBCNV trong 3 ngày 29/3 & 5 -6/4/ 2019 nhằm tiếp nối chiến dịch With Heart, giúp mọi người có thêm kiến thức về việc bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình, thay đổi lối sống khoa học và hợp lý để phòng tránh các bệnh nguy hiểm có nguyên nhân từ lối sống cũng như cách ăn uống sinh hoạt.

Sau khi chiến thắng bệnh Ung thư bằng cách kết hợp phương pháp trị liệu của Viện MD – Mỹ và phương pháp ăn uống thực dưỡng – khí công – thiền, cô Tâm Hạnh là diễn giả người Việt sống tại Mỹ– một bệnh nhân Ung thư Vú đã vượt qua và hết bệnh hoàn toàn trong vòng 10 năm. Cô đã dành thời gian đến từng văn phòng SAIGONTEL tại HCM, Hà Nội và chi nhánh Bắc Ninh để chia sẻ phương pháp ăn uống – sinh hoạt – thể dục lành mạnh phòng ngừa và hỗ trợ quá trình điều trị K thông qua trải nghiệm của bản thân và các tài liệu của diễn giả thu thập được từ các bác sĩ, các công trình nghiện cứu của các giáo sư y khoa trong 10 năm qua.

Chương trình đã nhận được sự quan tâm nhiệt tình từ CBNV Công ty. Mong rằng những chia sẻ của diễn giả sẽ trở thành những kiến thức thường thức bổ ích cho mọi người.

-Ban truyền thông-

Theo quan sát diễn biến thị trường trong thời gian qua, DKRA Vietnam nhận thấy những biến động không ngừng về tỷ lệ nguồn cung và lượng tiêu thụ trong tất cả các phân khúc. Bên cạnh đó, thị trường bất động sản từ cuối năm 2018 đến nay đang nổi lên những điểm nóng đáng chú ý, chứa đựng nhiều cơ hội và thách thức trong tương lai.

76

Công ty DKRA Việt Nam vừa công bố báo cáo nghiên cứu thị trường bất động sản TPHCM trong quý 1/2019. Theo đó, trong quý này, ngoại trừ phân khúc nhà phố/biệt thự và condotel có sự tăng nhẹ cả cung và cầu so với quý trước. Các phân khúc còn lại, bao gồm đất nền, căn hộ, biệt thự biển đều sụt giảm nguồn cung và lượng tiêu thụ.

DKRA Vietnam ghi nhận có khoảng 2 dự án đất nền mới đáng chú ý được mở bán trong quý 1/2019 (bao gồm 1 dự án mới và 1 giai đoạn tiếp theo của dự án trước đó), cung ứng ra thị trường khoảng 259 nền, bằng 24% so với nguồn cung của quý 4/2018. Tỷ lệ tiêu thụ đạt khoảng 86% nguồn cung mới, bằng 25% so với quý trước. Nguồn cung đất nền mới tập trung chủ yếu ở quận 9 của khu Đông và huyện Củ Chi của khu Bắc.

"Nhìn chung, thị trường giảm nhiệt cả cung và cầu. Giá bán đất nền không có nhiều biến động lớn kể từ giữa cuối năm 2018", ông Phạm Lâm - Tổng giám đốc DKRA Việt Nam, cho biết.

Cũng theo đơn vị này, nguồn cung và sức tiêu thụ của phân khúc căn hộ giảm mạnh trong quý 1/2019, đây là mức thấp nhất các quý từ năm 2016 đến nay. Cụ thể, nguồn cung mới chỉ đạt 25% so với quý 4/2018, bằng 26% so với cùng kỳ năm trước. Lượng tiêu thụ đạt 29% so với quý 4/2018 và 26% so với cùng kỳ năm trước.

Căn hộ hạng B dẫn đầu nguồn cung mới toàn thị trường, không có dự án mới căn hộ hạng C mở bán, căn hộ hạng A và hạng sang tiếp tục duy trì tỷ trọng lớn trong nguồn cung. Giá bán căn hộ trong quý duy trì xu hướng đi ngang từ giữa năm 2018.

Phân khúc nhà phố và biệt thự: Ghi nhận thông tin thị trường cho thấy, có 3 dự án đáng chú ý của phân khúc nhà phố/ biệt thự được mở bán trong Quý 1/2019 (1 dự án mới và 2 giai đoạn tiếp theo dự án trước đó), cung cấp ra thị trường 183 căn, bằng khoảng 30% so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ tiêu thụ đạt khoảng 66% nguồn cung mới, bằng 34% so với cùng kỳ năm trước.

DKRA cho biết thêm thị trường có sự tăng trưởng nhẹ cả cung và cầu so với quý trước, nguồn cung chủ yếu tập trung ở khu Đông với các quận như Quận 9, Quận 2. Giá bán không có nhiều biến động và có xu hướng đi ngang.

Đối với phân khúc BĐS nghỉ dưỡng, theo báo cáo trong quý 1/2019, thị trường đón nhận 2 dự án mới, cung ứng thị trường 188 căn biệt thự biển, bằng 31% quý trước. Tỷ lệ tiêu thụ đạt khoảng 42% nguồn cung mới, bằng 25% quý trước. Nguồn cung và sức cầu giảm so với quý trước, nguồn cung sơ cấp trên thị trường hiện nay chủ yếu tập trung ở khu vực Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu.

Ở phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng, có khoảng 2 dự án condotel mới mở bán trong Quý 1/2019, cung ứng cho thị trường khoảng 1,751 căn condotel, hơn 12 lần so với quý trước. Tỷ lệ tiêu thụ đạt khoảng 74%, hơn 31 lần sao với quý trước. Thị trường có dấu hiệu tăng nhẹ cả cung và cầu sau hơn một năm giảm mạnh. Nguồn cung sơ cấp condotel tập trung chủ yếu ở Khánh Hòa và Đà Nẵng.

Theo dự báo từ DKRA Việt Nam, đất nền tiếp tục là kênh lựa chọn đầu tư hàng đầu mặc dù thị trường thời gian gần đây có xu hướng giảm. Do đó, phân khúc đất nền quý 2/2019 có thể sẽ tăng mạnh so với Quý 1/2019, đặc biệt đất nền phân lô tại các tỉnh giáp ranh TP.HCM như Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Đồng Nai.

Về nguồn cung căn hộ trên thị trường, mức dao động căn hộ được dự báo có thể sẽ lên đến mức 5,000 – 7,000 căn, nguồn cung và sức cầu của thị trường có thể tăng hơn so với quý 1, trong đó, khu Đông và khu Nam chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn cung. Phân khúc căn hộ hạng A và B tiếp tục dẫn dắt thị trường, nguồn cung căn hộ hạng C khan hiếm khi chưa có nhiều dự án mới sẵn sàng ra thị trường.

Ở phân khúc nhà phố/biệt thự, đơn vị nghiên cứu thị trường này dự báo nguồn cung không có nhiều biến động và dao động ở mức 200 – 300 căn, trong đó, khu Đông và khu Nam chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn cung và sức cầu phân khúc này có thể sẽ duy trì xu hướng đi ngang.

Dự báo trong ngắn hạn, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng chưa có nhiều khởi sắc, sức cầu của thị trường không có nhiều thay đổi. Theo quan sát của DKRA Vietnam, nguồn cung condotel và biệt thự nghỉ dưỡng có thể sẽ tăng trong thời gian tới và tập trung chủ yếu ở những thị trường quen thuộc như Đà Nẵng, Khánh Hòa, Phú Quốc và Bình Thuận…

Khách nước ngoài đến từ một số nước Singapore, Hong Kong, Hàn Quốc, Trung Quốc… tiếp tục tìm đến thị trường bất động Việt Nam, đây là một trong những động lực quan trọng để phát triển các dự án cao cấp, hạng sang và bất động sản nghỉ dưỡng.

Theo ông Lâm, trong những năm qua, đặc biệt từ năm 2017 đến nay, thị trường bất động sản các tỉnh giáp ranh TP.HCM chỉ ghi nhận sự sôi động ở phân khúc đất nền. Tuy nhiên, từ giữa năm 2018, sự chững lại của TP.HCM đã góp phần tỏa nhiệt đến các tỉnh giáp ranh TP.HCM như Long An, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu… và xa hơn là đến Bình Thuận. 

Không chỉ gói gọn trong phân khúc đất nền, sự tăng nhiệt bắt đầu lan ra các phân khúc căn hộ, nhà phố/biệt thự,… với sự xuất hiện của nhiều dự án quy mô lớn, được quy hoạch bài bản. Sự tăng trưởng đã đưa thị trường bất động sản các tỉnh giáp ranh TP.HCM và những địa phương có tính liên kết về hạ tầng giao thông lên một cấp độ phát triển mới, thiết lập những mặt bằng giá mới và hình thành nhiều điểm nóng đáng chú ý như Nhơn Trạch, Long Thành (tỉnh Đồng Nai), Bến Lức, Cần Giuộc, Đức Hòa (tỉnh Long An), Bà Rịa (tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu), Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận),…

77

Tuy nhiên, việc hình thành những điểm nóng mới xung quanh TP.HCM cũng đối mặt nhiều thách thức cho việc hoàn thiện hạ tầng xã hội và hạ tầng giao thông kết nối vùng. Theo đó, TP.HCM và các tỉnh cần một chiến lược quy hoạch đồng bộ để tạo ra những đô thị vệ tinh, đầy đủ tiện ích. 

Mặt khác, báo cáo nghiên cứu trên còn cho thấy sự tăng trưởng nóng của các tỉnh giáp ranh còn ẩn chứa nhiều rủi ro về biến động giá cả, thậm chí ở một số thời điểm đã xảy ra sốt giá, đẩy thị trường rơi vào trạng thái thiếu ổn định.

Dù vậy, sự tăng tốc của thị trường bất động sản các tỉnh giáp ranh và một vài địa phương có tính liên kết về hạ tầng giao thông là cơ hội cho các nhà đầu tư, thu hút dòng tiền dịch chuyển từ TP.HCM và tạo điều kiện an cư cho những người trẻ, gia đình trẻ có thu nhập ổn định và nhu cầu ở thực.

Trên lợi thế phát triển hạ tầng giao thông có tính liên kết vùng cũng như những dự án nội tại của địa phương đã – đang và sẽ tiếp tục được Nhà nước đầu tư, sự chuyển biến tích cực của thị trường bất động sản các khu vực nêu trên không chỉ là sự đón đầu mà còn được nhận định như một luồng gió mới đẩy mạnh tốc độ đô thị hóa ở địa phương, giải tỏa bớt áp lực cho thị trường bất động sản TP.HCM cả về dân số, nhà ở… đồng thời góp phần hiện thực vùng đô thị TP.HCM cũng như sự đô thị hóa của các địa phương.

Theo Nhịp sống kinh tế

 

 

4

Khu du lịch nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí dã ngoại Sài Gòn – Đà Lạt có vị trí liền kề Sheraton Dalat Resort, được trải dài từ đường Đống Đa đến đường Triệu Việt Vương, nằm trong cả hai khu vực trong ranh và ngoài ranh Khu du lịch hồ Tuyền Lâm cùng với các khu lân cận đã hình thành tổ hợp du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng hoàn chỉnh, bảo vệ thiên nhiên, khai thác tiềm năng du lịch ở phía Nam thành phố Đà Lạt.

Với quy mô 153 ha và tổng mức đầu tư dự án là 1,000 tỷ đồng cùng 4 phân khu khách sạn nghỉ dưỡng, dự án có tổng cộng 460 phòng cũng được thiết kế theo phong cách hoàng gia châu Âu tiêu chuẩn từ 5 đến 6 sao mang lại đẳng cấp sang trọng vượt bật chưa từng có trước đây ở Đà Lạt. Tiện nghi trong từng phòng được trang bị bởi những thiết kế tinh xảo và độc nhất từ các thương hiệu nội thất hàng đầu châu Âu.

Các tiện ích nội khu như khu hội nghị sang trọng, hệ thống spa nghỉ dưỡng cao cấp, hàng loạt nhà nghỉ dưỡng phục vụ với view ngắm núi, rừng thông cảnh quan bạt ngàn, một nhà thưởng trà thanh tịnh, sân tennis, đài quan sát ngắm cảnh toàn khu, cáp treo riêng biệt cùng với khu du lịch dã ngoại để tổ chức các hoạt động ngoài trời như xe đạp địa hình, máng trượt, cắm trại, câu cá, BBQ ngoài trời,…Tất cả sẽ tạo nên một Khu du lịch nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí dã ngoại đáng mơ ước thu hút lượng khách du lịch trong và ngoài nước đến trải nghiệm các dịch vụ đa dạng và hấp dẫn.

Để đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án, Ban lãnh đạo SAIGONTEL đã chính thức cử nhân sự tham gia vào Ban Điều hành Dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí dã ngoại Sài Gòn – Đà Lạt. Theo đó ông Nguyễn Đăng Khoa được bổ nhiệm vào vị trí Tổng Giám đốc Công ty Cổ Phần Đầu tư và Du lịch Sài Gòn Lâm Đồng.

5

-Ban Truyền thông-

Sheraton SAIGON DALAT

Với vị trí đắc địa thuận tiện trong việc đi lại, Sheraton Dalat Resort – khu khách sạn nghỉ dưỡng 5 sao nằm tọa lạc tại đồi Rôbin, Phường 3, Thành phồ Đà Lạt là một trong những dự án Bất động sản nghỉ dưỡng đáng giá và dự đoán sẽ thu hút được phân khúc khách du lịch cao cấp.

Với quy mô 17,4 ha trải rộng trên địa hình đồi núi độc đáo, thiết kế của Sheraton Dalat Resort cũng sẽ hướng đến tiêu chí bảo vệ cảnh quan môi trường thiên nhiên. Resort bao gồm 162 phòng sẽ được thiết kế theo phong cách châu Âu tinh tế, trang bị nội thất sang trọng cùng những tiện ích nội khu cao cấp như: nhà hàng 400 chỗ, phòng hội nghị với sức chứa hơn 500 khách, bể bơi 4 mùa, hệ thống spa chăm sóc sức khỏe gồm nhiều dịch vụ độc đáo tạo cảm giác thư thái, các khu giải trí gồm karaoke, bar, café, game,… 

Khí hậu trong lành từ những rặng thông bạt ngàn trải dài, sự riêng tư và trải nghiệm các tiện ích nghỉ dưỡng cao cấp sẽ tạo ra sự khác biệt cho du khách khi lựa chọn Sheraton Dalat là điểm đến nghỉ dưỡng cho mình và gia đình. Dự kiến tổng mức đầu tư cho dự án là 500 tỷ đồng.

Ngày 2/4/2019 SAIGONTEL đã chính thức triển khai việc tiếp nhận, cử nhân sự tham gia vào Ban Điều hành và triển khai Dự án Sheraton Dalat Resort. Theo đó ông Phạm Văn Lực được bổ nhiệm vào vị trí Tổng Giám đốc Công ty TNHH Khu Du Lịch Đồi Robin.

Các công tác chuẩn bị cũng đang được tiến hành gấp rút nhằm đảm bảo tiến độ khởi công dự án diễn ra đúng theo lộ trình vào Tháng 9/2019.  

- Ban Truyền thông -

Thứ hai, 01 Tháng 4 2019

Giá điện tăng và lạm phát

(TBKTSG) - Với tỷ trọng của nhóm hàng điện tiêu dùng trong rổ tính chỉ số giá tiêu dùng (CPI) hiện nay chỉ chiếm 3,5% thì việc tăng giá điện trung bình thêm 8,36% dự kiến sẽ khiến chỉ số CPI tổng thể tăng thêm khoảng 0,3%.

9

Giá điện trung bình đã chính thức được điều chỉnh tăng thêm 8,36%. Ảnh: Thành Hoa

CPI tháng 3 nhiều khả năng chỉ tăng nhẹ

Bắt đầu từ ngày 20-3-2019, giá điện trung bình đã chính thức được điều chỉnh tăng thêm 8,36%. Câu hỏi đặt ra là với mức tăng khá cao của giá điện như trên, liệu triển vọng lạm phát cho cả năm 2019 có bị ảnh hưởng theo chiều hướng rủi ro thêm?

Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy diễn biến lạm phát trong hai tháng đầu năm vẫn chưa nằm ngoài dự liệu. Chỉ số CPI trong tháng 1 và tháng 2 có mức tăng lần lượt là 0,1% và 0,8%. Mặc dù CPI có mức tăng khá mạnh trong tháng 2 nhưng điều này không đáng lo ngại do ảnh hưởng chủ yếu bởi yếu tố mùa vụ (dịp Tết Nguyên đán). Các nhóm hàng tiêu dùng trong dịp Tết đều tăng giá mạnh trong tháng 2 như hàng ăn và dịch vụ ăn uống (tăng 1,73%); đồ uống, thuốc lá (tăng 0,35%); nhà ở, vật liệu xây dựng (tăng 0,69%). Riêng nhóm hàng giao thông giảm 0,16%.

Tính đến thời điểm cuối tháng 2-2019, chỉ số CPI so với cùng kỳ năm trước tăng 2,64%. Nếu nhìn trong một khung thời gian dài hơn là một năm thì chỉ số này vẫn đang duy trì xu hướng giảm và thấp hơn khá nhiều mức đỉnh là 4,67% thiết lập vào tháng 5-2018. Việc CPI hạ nhiệt trong thời gian vừa qua có đóng góp rất lớn của hai nhóm hàng: giá nhóm giao thông (giảm 3% so với cùng kỳ) và giá nhóm thuốc, dịch vụ y tế (chỉ tăng 1,8%, không còn tăng đột biến gần 30% như năm 2017).

Về tác động của việc tăng giá điện lên lạm phát, theo tính toán của Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), với tỷ trọng của nhóm hàng điện tiêu dùng trong rổ tính CPI hiện nay chỉ chiếm 3,5% thì việc tăng giá điện trung bình thêm 8,36% dự kiến sẽ khiến chỉ số CPI tổng thể tăng thêm khoảng 0,3%.

Đây được coi là tác động “vòng 1”, mang tính trực tiếp nhất. Bên cạnh đó, do thời điểm tăng giá vào ngày 20-3-2019 nên mức tăng 0,3% trên sẽ chỉ phân bổ một phần vào số liệu CPI của tháng 3, còn lại sẽ tiếp tục phản ánh trong tháng 4.

Ngoài ra, sau khi đã tăng mạnh trong tháng 2, giá cả các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu (lương thực, thực phẩm) nhiều khả năng sẽ hạ nhiệt trong tháng 3 (điều thường thấy trong các năm gần đây) nên tác động của việc giá điện tăng sẽ được bù trừ một phần nhất định. Đây cũng rất có thể là lý do khiến Chính phủ chọn thời điểm tháng 3 cho quyết định tăng giá điện. Với những lập luận nêu trên, nhiều khả năng chỉ số CPI tháng 3 sẽ chỉ tăng nhẹ (dưới 0,3%).

Kể từ năm 2010 đến nay, giá điện bình quân đã được tăng chín lần với mức tăng cao nhất thuộc về năm 2011 - tăng 15,3%. Từ năm 2013, giá điện đã được điều chỉnh thưa hơn và biên độ mỗi lần tăng cũng thấp hơn (5-9%). Trong quá khứ, tác động vòng 2 của giá điện lên mặt bằng giá cả chung trên thị trường trong thời gian từ 3-6 tháng sau đó không thật sự rõ ràng (thậm chí có những năm CPI vẫn giảm dù giá điện tăng như năm 2015).

Tuy nhiên, điểm quan sát được là trong những năm CPI tăng mạnh mà có sự điều chỉnh giá điện (giai đoạn 2010-2011) thì ngoài giá điện ra, lạm phát những năm đó còn bị tác động cộng hưởng của nhiều yếu tố khác, đặc biệt là do cung tiền gia tăng mạnh. Trong khi đó, ở giai đoạn hiện tại, các yếu tố liên quan đến cung-cầu trong nền kinh tế, đặc biệt là về mặt cung tiền đang không tạo ra quá nhiều rủi ro đối với lạm phát như lần điều chỉnh giá điện năm 2011.

Do vậy, có cơ sở để kỳ vọng tác động mang tính lan truyền gián tiếp lên mặt bằng giá cả từ việc giá điện tăng trong năm nay là có nhưng sẽ ở mức hạn chế.

Rủi ro từ giá dầu không lớn

Một rủi ro khác đối với lạm phát mà nhiều nhà đầu tư đang lo ngại là xu hướng bật tăng của giá dầu thế giới. Sau một năm 2018 đầy biến động (tăng mạnh trong 10 tháng đầu năm nhưng chuyển sang trạng thái lao dốc mạnh trong hai tháng cuối năm), giá dầu WTI và Brent đã hồi phục gần 30% so với cuối năm 2018. Tuy vậy, diễn biến này chưa gây quá nhiều áp lực lên giá xăng dầu trong nước do liên bộ Tài chính - Công Thương đang tăng cường mức chi từ quỹ bình ổn xăng dầu thay vì tăng mạnh giá bán lẻ.

Theo dự báo của BVSC, trong kịch bản cơ sở, nếu giá dầu Brent tiếp tục tăng đều và đóng cửa ở mức 70 đô la Mỹ/thùng vào cuối năm nay (hiện giá dầu Brent đang ở mức 67 đô la Mỹ/thùng) thì lạm phát trung bình của Việt Nam năm 2019 sẽ ở mức 3,53%. Trong kịch bản dầu Brent ở mức 65 đô la Mỹ/thùng và 80 đô la Mỹ/thùng thì lạm phát trung bình của Việt Nam sẽ lần lượt ở mức 3,33% và 3,76%. Nếu những dự báo trên đúng với thực tế thì có thể thấy chỉ tiêu lạm phát cho năm 2019 của Chính phủ (trung bình tăng khoảng 4%) sẽ hoàn thành.

Trên bình diện thế giới, xu hướng lạm phát giảm hoặc ổn định ở mức thấp đang diễn ra ở hầu hết các nước, kể cả các nền kinh tế phát triển lẫn các nền kinh tế mới nổi. Nhu cầu yếu do tăng trưởng chậm lại, đặc biệt tại Trung Quốc, sẽ là yếu tố tác động, kìm hãm đà tăng của mặt bằng giá cả các mặt hàng nói chung. Giá dầu cũng không phải là ngoại lệ.

Việc giá dầu hồi phục mạnh trong hai tháng gần đây chủ yếu nhờ hoạt động cắt giảm sản lượng của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), trong đó chủ chốt là Ảrập Saudi, trong khi về phía cầu, kinh tế các nước mặc dù tăng chậm lại nhưng mức độ suy giảm chưa quá sâu. Tuy nhiên, diễn biến này có thể sẽ đảo ngược lại trong thời gian tới khi OPEC không còn nhiều “quota” để cắt giảm trong khi nguồn cung dầu đá phiến của Mỹ tiếp tục tăng lên và cầu thế giới suy yếu mạnh hơn nữa. 

Linh Trang

8

Việc ban hành chính sách và quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử (TMĐT) tại mỗi nước phụ thuộc vào mục tiêu, trình độ quản lý và mức độ phát triển. Tuy nhiên, các nước đều có chung nhận định, TMĐT đặt ra nhiều thách thức đối với cơ quan thuế, nên cần có những giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả quản lý.

Đa dạng hình thức quản lý

Tại Liên minh châu Âu (EU), do tuân thủ các quy định của OECD nên luật thuế đối với hoạt động TMĐT hầu như giống với thương mại truyền thống. Theo đó, cơ quan thuế tập trung vào việc xác định đối tượng chịu thuế, giá trị giao dịch để tính toán số thuế phải nộp vào NSNN. Để chọn lọc các website của người nộp thuế không tuân thủ, cơ quan Thuế thực hiện đối chiếu thông tin từ internet với khai thác từ cơ sở dữ liệu nội bộ, bao gồm thông tin trên tờ khai thuế GTGT, thuế TNDN và thuế xuất nhập khẩu để từ đó lập hồ sơ phân tích rủi ro về người nộp thuế.

Cụ thể, cơ quan Thuế tại Đức đã sử dụng công cụ Xpider để phát hiện các webistes của các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh TMĐT; nhận diện các hoạt động TMĐT chưa thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật thuế; thu thập và lưu trữ thông tin để phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra thuế. Trong khi cơ quan Thuế của Áo, Pháp, Ailen, Italia và Thụy Điển cho thành lập các nhóm điều tra đặc biệt để giảm thiểu rủi ro liên quan đến mạng internet.

Còn tại Nhật Bản, do các giao dịch TMĐT đều có đặc điểm là tính nặc danh cao, dễ dàng thực hiện, phạm vi rộng, dữ liệu được mã hóa dưới định dạng số và được bảo mật, nên cơ quan thuế đã yêu cầu các ngân hàng cung cấp số tài khoản được sử dụng để thanh toán các giao dịch TMĐT; thực hiện mua sắm thử để nhận email từ người bán; sử dụng phần mềm khôi phục dữ liệu trên các thiết bị từ tính, hoặc đĩa cứng của các máy tính cá nhân, nhằm xác định các khoản thu nhập và chuẩn bị trong trường hợp khiếu kiện.

Tuy nhiên, để thực hiện biện pháp này, ngoài việc cần sự hỗ trợ của người nộp thuế, cơ quan Thuế còn thành lập tổ quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT bao gồm các chuyên gia công nghệ cao, các cán bộ thanh tra, kiểm tra có kinh nghiệm; tiến hành xây dựng cơ sở dữ liệu thu thập từ các nhà cung cấp dịch vụ TMĐT; phát triển hệ thống dò tìm tự động trên mạng internet cho phép người dùng tìm được tên và địa chỉ URL của các trang web.

Trong khi đó ở Hàn Quốc, cơ quan Thuế thành lập phòng quản lý thuế đối với TMĐT với nhiệm vụ phân tích xu hướng các ngành nghề liên quan đến TMĐT, đồng thời thu thập thông tin từ các nguồn khác nhau để phát hiện các nghi vấn trốn thuế. Bằng cách kiểm tra số tài khoản được công bố trên trang web, hoặc thực hiện một đơn đặt hàng giả, sau đó tiến hành xác minh giao dịch tài chính, cơ quan thuế có thể xác định được doanh thu có kê khai sai hay không.

Ngược lại, tại Thái Lan mặc dù có khoảng 300.000 DN kinh doanh trực tuyến đăng ký với Cục TMĐT, nhưng chỉ có 2.000 DN thực hiện đăng ký kê khai thuế, nên hàng năm số thu NSNN từ hoạt động này chỉ đạt 300 triệu baht (khoảng 9 triệu USD). Do vậy, để chống thất thu, kể từ 1/5/2017 Thái Lan đã gửi hóa đơn điện tử qua email cho các công ty có doanh thu hàng năm dưới 30 triệu baht (khoảng 900 nghìn USD) để hỗ trợ các DN TMĐT vừa và nhỏ xử lý thuế GTGT. Đối với DN lớn, hệ thống tạo lập hóa đơn điện tử đầy đủ sẽ sớm được triển khai để thay thế hóa đơn giấy.

Kinh nghiệm cho Việt Nam

Tại Việt Nam TMĐT đang phát triển mạnh mẽ. Do vậy, việc học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia đi trước là cần thiết để xây dựng chiến lược quản lý thuế đối với hoạt động này, đảm bảo sự công bằng cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh. Theo TS. Lê Quang Thuận, Viện Chiến lược và chính sách tài chính (Bộ Tài chính), để quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT, Việt Nam cần sớm hoàn thiện khung pháp lý chung về TMĐT, đặc biệt là đối với các hình thức kinh doanh mới như tiền điện tử, tiền ảo, tài sản ảo, các mô hình “kinh tế chia sẻ”.

Cụ thể, cần sửa đổi Luật Quản lý thuế hướng tới mục tiêu tạo khung pháp lý để áp dụng phổ biến quản lý thuế điện tử; quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế, theo các thông lệ quốc tế, nhất là trong hoạt động với các cá nhân, tổ chức nước ngoài. Mặt khác, có thể nghiên cứu thành lập đơn vị chuyên trách để quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT. Bên cạnh đó, cần phát triển công cụ tìm kiếm để thu thập thông tin xử lý các nhóm rủi ro khác nhau.

Ông Lê Quang Thuận cũng đề xuất, cơ quan Thuế cần phối hợp với Ngân hàng Nhà nước cung cấp bảng sao kê tài khoản của các tổ chức, cá nhân hoạt động TMĐT, các tổ chức không phải là ngân hàng cấp phép cung ứng dịch vụ thanh toán trung gian; phối hợp với các công ty chuyển phát, công ty bưu chính, viễn thông cung cấp số lượng hàng hóa vận chuyển.

Đồng thời, kết hợp với hệ thống ngân hàng thương mại để thanh, kiểm tra các DN có dấu hiệu trốn thuế, thông qua việc kiểm soát dòng tiền. Sự phối hợp này đặc biệt cần thiết khi việc kiểm soát các giao dịch nhỏ lẻ rất khó thực hiện được.

Theo Nga Phạm/tapchithue.com.vn

 

 

Đối tác chiến lược