Tuần lễ cấp cao của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2023 chính thức khai mạc vào ngày 11-11 tại TP San Francisco (bang California, Mỹ), thu hút 21 nhà lãnh đạo thế giới từ các nền kinh tế vành đai Thái Bình Dương, và khoảng 30.000 người tham dự. Nhận lời mời của Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ Joe Biden, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Võ Văn Thưởng cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự và kết hợp hoạt động song phương tại Hoa Kỳ từ ngày 14 – 17/11/2023.
Theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, APEC hiện là cơ chế hợp tác và liên kết kinh tế hàng đầu tại châu Á - Thái Bình Dương, chiếm 38% dân số, 62% GDP và gần 50% thương mại thế giới. Chủ đề APEC 2023 lần này là “Kiến tạo một tương lai kiên cường và bền vững cho tất cả mọi người”, tập trung vào ba ưu tiên: “kết nối”, “đổi mới sáng tạo”, “bao trùm”.
Một trong các hoạt động quan trọng bên lề APEC là Toạ đàm bàn tròn kết nối doanh nghiệp Hoa Kỳ và các địa phương Việt Nam do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức tại khách sạn Khách sạn JW Marriott San Francisco Union Square (San Francisco) ngày 15/11/2023, dưới sự chứng kiến của Chủ tịch nước, đại diện Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và Liên minh xanh Saigontel đã ký thỏa thuận ghi nhớ nghiên cứu, xây dựng Trung tâm Đổi mới sáng tạo do khối tư nhân đầu tư tại Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh. Trung tâm dự kiến bao gồm các cấu phần cơ bản như: Trung tâm Điều hành tăng trưởng xanh; Trung tâm tư vấn về giảm thải và tín chỉ các-bon; Đào tạo nhân lực, đặc biệt là nhân lực sản xuất chip bán dẫn và công nghệ cao; Trung tâm phát triển, thiết kế chip và công nghệ cao; Trung tâm công nghệ sinh học…
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng chứng kiến UBND TP. Hồ Chí Minh và Liên minh xanh Saigontel trao thỏa thuận ghi nhớ nghiên cứu, xây dựng Trung tâm Đổi mới sáng tạo do khối tư nhân đầu tư
Cũng trong APEC này tại JW Marriott San Francisco, ngày 16/11/2023 đã diễn ra Hội nghị Xúc tiến Đầu tư vào TP. Hồ Chí Minh 2023 do Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch Thành phố Hồ Chí Minh chủ trì và khách mời bao gồm chính quyền thành phố San Francisco, Hội đồng doanh nghiệp lớn vì an ninh quốc gia (Business Executives for National Security, BENS), Hiệp hội đất hiếm Hoa Kỳ (American Critical Minerals Association, ACMA), Hiệp hội công nghiệp bán dẫn (Semiconductor Industry Association, SIA), Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (Center for Strategic and International Studies, CSIS), Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ (US-ASEAN Business Council, US-ABC), Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ quốc gia (National Small Business Association, NSBA), Tập đoàn Ampere Computing, Exmar, và các quan khách tham dự Hội nghị APEC 2023.
Ông Phan Văn Mãi - Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh chứng kiến Liên minh xanh Saigontel ký kết với các thành viên hiệp hội chip bán dẫn, công nghệ cao và đổi mới sáng tạo Hoa Kỳ
Tại Hội nghị, Ông Phan Văn Mãi đã có bài phát biểu về thu hút đầu tư lĩnh vực công nghệ cao của Thành phố Hồ Chí Minh, và cùng các quan khách chứng kiến Liên minh xanh Saigontel ký kết với các thành viên hiệp hội chip bán dẫn, công nghệ cao và đổi mới sáng tạo như Context Labs, Semiconductor Industry Association, Corner Stones Group, E-mobility, Solis Power nhằm thu hút các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang có nhu cầu mở rộng kinh doanh tại Việt Nam vào Trung tâm Đổi mới sáng tạo do Liên minh xanh đề xuất đầu tư tại Khu công nghệ cao thành phố Hồ Chí minh. Cũng tại đây, Ngân hàng thế giới (WB) và National Small Business Association (NSBA) đã bày tỏ sự tin tưởng và quan tâm (có thư quan tâm) trong việc tham gia vào liên minh trong việc thực hiện tư vấn triển khai lộ trình giảm thiểu phát thải tại các địa phương, và sự hỗ trợ của NSBA trong việc triẻn khai thực hiện trung tâm đổi mới sáng tạo tại Tp HCM.
Về Hiệp hội và doanh nghiệp lớn tại Hoa Kỳ là đối tác cùng tổ chức và tham gia Hội nghị ngày 16/11/2023
BUSINESS EXECUTIVES FOR NATIONAL SECURITY (BENS): Thành lập năm 1982, Trụ sở chính: Washington, D.C., là một tổ chức phi đảng phái, phi lợi nhuận bao gồm các giám đốc cấp cao của những doanh nghiệp hàng đầu, sử dụng chuyên môn trong khu vực tư nhân với mục tiêu tăng cường an ninh quốc gia của Hoa Kỳ. Các thành viên BENS đại diện cho nhiều ngành công nghiệp và doanh nghiệp khác nhau, bao gồm công nghệ, hàng không vũ trụ, quốc phòng, tài chính, y tế và năng lượng.
HỘI ĐỒNG KINH DOANH HOA KỲ - ĐÔNG NAM Á (US-ABC) thành lập năm 1984, Trụ sở chính: Washington, D.C, Hoa Kỳ, US-ABC là tổ chức phi lợi nhuận đại diện cho gần 175 tập đoàn thành viên, phần lớn trong số đó nằm trong danh sách 100 công ty hàng đầu Hoa Kỳ do tạp chí Fortune bình chọn. Các công ty thành viên của Hội đồng hoạt động trong những ngành kinh tế đa dạng, năng động và có ảnh hưởng nhất nước Mỹ.
HIỆP HỘI CÔNG NGHIỆP BÁN DẪN HOA KỲ (SIA): được thành lập năm 1977, Trụ sở chính: Washington, D.C., Hoa Kỳ, SIA là hiệp hội thương mại đại diện cho 99% ngành công nghiệp bán dẫn của Hoa Kỳ tính theo doanh thu và gần 2/3 các công ty sản xuất chip bên ngoài Hoa Kỳ. Các thành viên của SIA bao gồm các công ty thiết kế, sản xuất và bán bán dẫn, cũng như các công ty cung cấp thiết bị và vật liệu cho ngành công nghiệp bán dẫn, và cả các công ty sử dụng bán dẫn trong các sản phẩm của họ.
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU QUỐC TẾ VÀ CHIẾN LƯỢC HOA KỲ (CSIS): Thành lập năm 1962, Trụ sở chính: Washington, D.C., Hoa Kỳ, là một tổ chức nghiên cứu chính sách phi lợi nhuận, phi đảng phái, chuyên thúc đẩy các ý tưởng thực tế nhằm giải quyết những thách thức lớn nhất của thế giới.
HIỆP HỘI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ HOA KỲ (NSBA): Thành lập năm 1937, Trụ sở chính: Washington, D.C., Hoa Kỳ, NSBA là một tổ chức phi lợi nhuận, phi đảng phái đại diện cho quyền lợi của doanh nghiệp nhỏ lâu đời và là tổ chức lớn nhất Hoa Kỳ, với hơn 65 ngàn thành viên ở tất cả các lĩnh vực và trên 50 tiểu bang. NSBA thực hiện sứ mệnh của họ bằng cách cung cấp cho các doanh nghiệp nhỏ nhiều nguồn lực và dịch vụ, bao gồm các chương trình vận động, giáo dục, kết nối và nghiên cứu.
TẬP ĐOÀN AMPERE COMPUTING: thành lập năm 2018, Trụ sở tai Clara, CA, Ampere là công ty thiết kế chất bán dẫn cho kỷ nguyên mới, là người tiên phong trong lĩnh vực điện toán hiệu suất cao tiết kiệm năng lượng, Ampere đang ở vị trí dẫn đầu trong việc thúc đẩy điện toán bền vững cho Đám mây, suy luận AI và các ứng dụng biên.
Context Labs: được thành lập vào năm 2016. Context Labs sử dụng trí tuệ nhân tạo kết hợp về tinh nhắm phác hoạ bản đồ phát thải: tối ưu tín dụng carbon cho các dự án giảm thải
Ban Xúc tiến Đầu tư.
Cơ sở hạ tầng luôn đóng một vai trò đặc biệt quan trọng, là nền tảng của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, kinh tế càng phát triển thì yêu cầu phát triển cơ sở hạ tầng lại càng cao. Đó chính là sản phẩm của quá trình đầu tư tạo nền tảng cho sự phát triển toàn diện của một xã hội. Trong việc phát triển cơ sở hạ tầng tại Việt Nam, cảng biển có vai trò hết sức quan trọng là động lực phát triển kinh tế biển nói riêng, kinh tế đất nước nói chung. Đây là cửa ngõ giao thương hàng hóa xuất, nhập khẩu, đầu mối chuyển đổi phương thức vận tải đường biển sang vận tải đường sắt, đường bộ, đường thủy nội địa.
Ở Hoa Kỳ, Cảng Los Angeles - Hoa Kỳ (POLA) còn gọi là cảng quốc tế Los Angeles là tổ hợp cảng biển thuộc Chính phủ Hoa Kỳ được mở cửa lần đầu vào năm 1907. Với khối lượng hàng hoá hàng năm đạt 9,3 triệu TEU và diện tích lên tới 7.500 acres (3.000 ha) cùng 43 dặm (69 km) chiều dài của bờ sông, cảng Los Angeles là cảng biển lớn nhất tại Hoa Kỳ. Cảng nằm trên vịnh San Pedro, cách trung tâm thành phố Los Angeles khoảng 20 dặm (32 km) về phía Nam. Cảng Los Angeles giáp với cảng Long Beach, với số lượng người làm việc tại đây lên tới hơn 16.000 người. Cảng Los Angeles có tổng cộng 80 cầu cảng và nhà ga hàng container, bao gồm cả cầu cảng container lớn nhất tại Mỹ, APM Terminals Pier 400. Cảng Los Angeles đóng vai trò cửa ngõ cho hàng hóa đến và đi từ các nước ven biển Thái Bình Dương. Việc hợp tác với cảng Los Angeles tạo cơ hội rất lớn cho các đối tác trong việc vận hành và khai thác cảng biển.
Nằm trong chuỗi các hoạt động thuộc khuôn khổ Tuần lễ Cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) 2023, với sự chứng kiến của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Bộ, ban, ngành và chính quyền thành phố Los Angeles, tại San Francisco, Hoa Kỳ, đã diễn ra lễ ký quan trọng giữa Cảng Los Angeles với thành phố Hải Phòng và Tổ hợp nhà đầu tư Mỹ và Việt Nam gồm: Công ty CP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (Saigontel) và Công ty Energy Capital Vietnam (ECV). Các bên cùng ghi nhớ trên tinh thần hợp tác, cộng tác và chia sẻ những kinh nghiệm tốt nhất trong việc phát triển cảng tổng hợp Nam Đồ Sơn như cơ hội đầu tư, cải cách hành chính, trao đổi thông tin nhằm đảo bảo tính bền vững đối với cảng biển quốc tế. Ngoài ra, thúc đẩy các ưu tiên chung của mỗi bên về đầu tư và quản lý tài chính bền vững, ưu tiên sự bền vững về môi trường và hiệu quả hoạt động với Dự án Cảng Nam Đồ Sơn. Các bên lên hoạch phát triển và xây dựng hành lang vận tải xanh giữa POLA và cảng Nam Đồ Sơn nhằm hỗ trợ các tuyến thương mại trong tương lai.
Ngay sau lễ ký kết, Đoàn công tác của thành phố Hải Phòng do đồng chí Lê Tiến Châu, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư thành uỷ thành phố Hải Phòng dẫn đầu đã có chuyến đi thăm, khảo sát kinh nghiệm và làm việc với Cảng quốc tế Los Angeles - Hoa Kỳ. Tại buổi làm việc, các bên đã có những chia sẻ về kinh nghiệm trong việc quản lý và khai thác cảng biển cũng như tầm nhìn và định hướng phát triển cảng biển trong tương lai.
Việc hợp tác với những đối tác lớn và uy tín hàng đầu của Chính phủ Hoa Kỳ về hạ tầng cảng mang tới kỳ vọng về việc phát triển và đưa Hải Phòng trở thành thành phố có trình độ phát triển cao trong nhóm các thành phố hàng đầu châu Á và thế giới như quy hoạch chung của thành phố Hải Phòng đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tôn thêm mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam – Hoa Kỳ sau khi hai nước thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững.
Ban Xúc tiến Đầu tư.
Việc Việt Nam - Hoa Kỳ nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện là bước ngoặt mạnh mẽ và tích cực và cơ hội lớn để để các doanh nghiệp Hoa Kỳ tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp và các địa phương của Việt Nam, đặc biệt trên các lĩnh vực mà Hoa Kỳ có nhiều thế mạnh như công nghiệp bán dẫn. Mới đây, bên lề Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 30 diễn ra tại San Francisco, Mỹ, chiều 15/11 (tức ngày 16/11 giờ Việt Nam), Saigontel đã hỗ trợ, kết nối và tổ chức buổi làm việc giữa đoàn công tác của Lãnh đạo UBND tỉnh Thái Nguyên và Hiệp hội bán dẫn Hoa Kỳ (SIA).
Tại buổi làm việc, Đại diện tỉnh Thái Nguyên có đồng chí đồng chí Trịnh Việt Hùng, Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh và các sở, ban, ngành và địa phương; Hiệp hội bán dẫn Hoa Kỳ (SIA) có Ông John Neuffer Chủ tịch, Giám đốc điều hành Hiệp hội và Ông Mary Thornton Phó Chủ tịch Chính sách toàn cầu. Về phía Liên minh xanh có bà Nguyễn Cẩm Phương, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Công nghệ - Viễn thông Sài Gòn (Saigontel) và ông David Lewis Chủ tịch kiêm giám đốc điều hành Công ty Engergy Capital Vietnam (ECV).
Trên tinh thần trao đổi cởi mở và hợp tác, đồng chí Trịnh Việt Hùng bày tỏ sự vui mừng được gặp gỡ, trao đổi các kinh nghiệm trong lĩnh vực bán dẫn và cơ hội đầu tư với SIA. Lĩnh vực công nghiệp bán dẫn đang là lĩnh vực tỉnh Thái Nguyên có nhiều tiềm năng, lợi thế và được tỉnh đặc biệt quan tâm. Với môi trường đầu tư, vị trí địa lý thuận lợi, quỹ đất dành cho sản xuất công nghiệp còn nhiều, tỉnh Thái Nguyên mong muốn thu hút các nhà đầu tư Hoa Kỳ vào lĩnh vực công nghiệp bán dẫn tại Thái Nguyên. Hoa Kỳ là một đất nước có nhiều thế mạnh về lĩnh vực công nghiệp bán dẫn, sau khi hai nước nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện, Thái Nguyên kỳ vọng SIA là cầu nối kết nối các nhà đầu tư Hoa Kỳ đầu tư tại Thái Nguyên và cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để các nhà đầu tư công nghiệp bán dẫn đến triển khai các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh.
Tỉnh Thái Nguyên ghi nhận sự hợp tác của Saigontel trong việc hỗ trợ, kết nối xúc tiến đầu tư với các đối tác có nhiều kinh nghiệm với tỉnh trong thời gian qua và hy vọng Saigontel tiếp tục hỗ trợ, đồng hành cùng tỉnh và thu hút các nhà đầu tư Hoa Kỳ trong thời gian tới. Nhân dịp này, tỉnh Thái Nguyên trân trọng mời ông John Neuffer và ông Mary Thornton sớm thu xếp thời gian thăm và làm việc với tỉnh để hai bên tiếp tục cụ thể hóa các mục tiêu xúc tiến đầu tư.
Về phía SIA, ông John Neuffer rất vui được tham gia buổi làm việc với tỉnh Thái Nguyên và các đối tác Việt Nam và thấy được rất rõ sự quan tâm thu hút đầu tư của Việt Nam nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng với các nhà đầu tư Hoa Kỳ, đặc biệt là các nhà đầu tư thuộc lĩnh vực công nghiệp bán dẫn. Sau khi hai quốc gia nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, SIA và các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội coi đây là cơ hội tốt để mở rộng sản xuất kinh doanh, Hiệp hội đặc biệt quan tâm đến môi trường đầu tư của Việt Nam, trong đó có tỉnh Thái Nguyên.
SIA cũng chia sẻ các kinh nghiệm của mình trong lĩnh vực công nghiệp bán dẫn và tỉnh cần chuẩn bị các điều kiện về cơ sở hạ tầng, quan tâm phát triển nguồn nhân lực và cần có lộ trình thu hút các nhà đầu tư Hoa Kỳ. Chủ tịch và Giám đốc điều hành SIA cũng đã cảm ơn tỉnh và các đối tác Saigontel, ECV về các thông tin chia sẻ tại buổi làm việc và nhận lời mời từ lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên. SIA cam kết là cầu nối để các doanh nghiệp sản xuất bán dẫn tìm hiểu và quyết định triển khai các dự án tại Việt Nam nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng, nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế, mang lại những giá trị, hiệu quả, lợi ích cho các bên.
Ban Xúc tiến Đầu tư.
Nhận lời mời của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cùng đoàn đại biểu cao cấp Việt Nam tham dự Tuần lễ Cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) 2023 và kết hợp với các hoạt động song phương tại Hoa Kỳ. Tuần lễ Cấp cao APEC 2023 diễn ra tại San Francisco, Hoa Kỳ từ ngày 11-17/11/2023 với nhiều hoạt động; trong đó Tọa đàm bàn tròn kết nối doanh nghiệp Hoa Kỳ và các địa phương Việt Nam đánh dấu sự hợp tác và hành động thiết thực cho sự phát triển bền vững của các khu vực.
Tuần lễ Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 30 diễn ra từ ngày 11-17/11 tại San Francisco, Mỹ. Hội nghị diễn ra trong 6 ngày, với chủ đề “Kiến tạo tương lai tự cường và bền vững cho tất cả mọi người" (Creating a Resilient and Sustainable Future for All). Hội nghị APEC 30 diễn ra trong bổi cảnh kỷ niệm 30 năm Hội nghị cấp cao đầu tiên của các nhà lãnh đạo nền kinh tế APEC tại Hoa Kỳ (1993 - 2023) và đánh dấu 25 năm Việt Nam gia nhập APEC (1998).
APEC 30 tập trung vào ba ưu tiên: kết nối - xây dựng một khu vực tự cường và kết nối, thúc đẩy thịnh vượng kinh tế toàn diện; Đổi mới sáng tạo - thúc đẩy môi trường đổi mới sáng tạo vì một tương lai bền vững và Bao trùm - củng cố một tương lai bình đẳng và bao trùm cho mọi người dân. Đoàn đại biểu Việt Nam do Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng dẫn đầu có một số hoạt động quan trọng như tham dự đối thoại giữa các nhà lãnh đạo APEC và có các hoạt động tiếp xúc song phương với lãnh đạo các nền kinh tế APEC.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng phát biểu tại Toạ đàm bàn tròn kết nối doanh nghiệp Hoa Kỳ và các địa phương Việt Nam
Sau khi nâng tầm quan hệ hai nước Việt Nam – Hoa Kỳ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện vì Hòa bình, Hợp tác và Phát triển bền vững, hai nước đã có nhiều hoạt động để thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện giữa các bên. Tại Toạ đàm bàn tròn kết nối doanh nghiệp Hoa Kỳ và các địa phương Việt Nam do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức tại khách sạn Khách sạn Marriott Union Square, San Francisco vào ngày 15/11/2023 dưới sự chứng kiến của Chủ tịch nước, chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh, đại diện Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và Liên minh xanh đã ký Biên bản ghi nhớ phối hợp nghiên cứu và phân tích về các cơ hội giảm phát thải ở Thành phố Hồ Chí Minh và Ghi nhớ hợp tác nghiên cứu, phát triển, tích hợp các giải pháp trí tuệ nhân tạo (AI) cho lĩnh vực giao thông vận tải.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng chứng kiến lễ trao Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Liên minh xanh Saigontel và đại diện UBND tp.Hồ Chí Minh
Biên bản ghi nhớ ghi nhận các bên cam kết hỗ trợ thành phố Hồ Chí Minh nghiên cứu các công nghệ và lộ trình phát triển các nguồn năng lượng tái tạo phát thải thấp, phát thải ròng bằng “0”, công nghệ lưu trữ năng lượng, công nghệ thu giữ và sử dụng các-bon; Hỗ trợ các cơ quan, tổ chức liên quan trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh thúc đẩy giảm phát thải thấp, phát thải ròng bằng “0” trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng; Phát triển đô thị xanh, đô thị sinh thái, công trình xanh, đô thị hóa bền vững; Phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp hữu cơ, phát thải thấp, phát thải ròng bằng “0”; Liên minh xanh cũng hỗ trợ thành phố xây dựng chiến lược góp phần giảm khí thải nhà kính; xác định nguyên nhân của các khu vực/lĩnh vực tạo phát thải lớn.
Đối với việc hợp tác nghiên cứu, phát triển, tích hợp các giải pháp trí tuệ nhân tạo (AI) cho lĩnh vực giao thông vận tải, sau khi ký Biên bản ghi nhớ, các bên kỳ vọng sẽ đề xuất cho thành phố các giải pháp về sáng kiến giao thông thành phố thông minh, triển khai các công nghệ Trí tuệ Nhân tạo (AI) và Internet of Things (IoT) để nâng cao quản lý giao thông, giảm tắc nghẽn và giảm lượng khí thải từ giao thông, giải pháp vận tải giảm thiểu carbon, tối ưu hoá cơ sở hạ tầng giao thông, đề xuất chiến lược giám sát và giảm phát thải cho thành phố.
Dưới sự chứng kiến của Chủ tịch nước, Liên minh xanh Saigontel cùng đại diện UBND tỉnh Hưng Yên đã thực hiện trao Biên bản ghi nhớ hợp tác
Cũng tại San Francisco, dưới sự chứng kiến của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, UBND tỉnh Hưng Yên và Liên minh xanh đã ký Biên bản ghi nhớ phối hợp nghiên cứu và phân tích về các cơ hội giảm phát thải ròng ở tỉnh Hưng Yên. Các bên ghi nhận cam kết hỗ trợ Hưng Yên đạt mục tiêu tăng trưởng xanh với các mục tiêu như nghiên cứu các công nghệ và lộ trình phát triển các nguồn năng lượng tái tạo phát thải thấp, thúc đẩy giảm phát thải trong lĩnh vực giao thông, phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp hữu cơ, phát thải thấp, bảo vệ, phục hồi các nguồn tài nguyên, phát triển các hệ sinh thái tự nhiên,…
Ban Xúc tiến Đầu tư.
Ngày 31/10, tại Hà Nội, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Hà Nội (AmCham) và Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Washington phối hợp tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam-Hoa Kỳ lần thứ 6 nhằm đẩy mạnh quan hệ thương mại và giao thương giữa hai nước.
Hội nghị đánh dấu những cơ hội từ việc quyết định nâng cấp mối quan hệ giữa hai quốc gia lên Đối tác Chiến lược toàn diện sau chuyến thăm của Tổng thống J. Biden gần đây. Tham dự trực tiếp tại Hội nghị, về phía Việt Nam có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang cùng lãnh đạo cấp cao các Bộ, ngành trung ương. Về phía Hoa Kỳ có Bộ trưởng Bộ Thương mại Hoa Kỳ Gina Raimondo, ông Kurt Campbell - Phó trợ lý Tổng thống kiêm điều phối viên Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đã tham gia Hội nghị bằng hình thức trực tuyến. Đại diện một trong các doanh nghiệp lớn của Việt Nam tham dự hội nghị, có ông Đặng Thành Tâm – Chủ tịch Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn (SGI), kiêm Chủ tịch Công ty CP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (Saigontel).
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang phát biểu tại hội nghị
Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đề nghị: “Hai bên tiếp tục quan tâm và ưu tiên dành nguồn lực để thực hiện hóa các cam kết trong tuyên bố chung về việc nâng cấp quan hệ giữa hai nước. Doanh nghiệp hai bên cần tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế - thương mại, tăng cường xuất nhập khẩu các mặt hàng có thế mạnh của nhau, cùng hỗ trợ nhau tham gia sâu hơn vào các chuỗi cung ứng mới, góp phần mở rộng chuỗi cung ứng toàn cầu tại Việt Nam, bao gồm cả các lĩnh vực công nghiệp phụ trợ, phấn đấu đưa kim ngạch thương mại sớm đạt 200 tỷ USD trong thời gian tới”
Theo nội dung hội nghị, các cuộc thảo luận tập trung vào tháo gỡ nút thắt trong huy động nguồn lực, sản xuất và kinh doanh; đáp ứng nhu cầu phát triển năng lượng và thúc đẩy chuyển đổi sang năng lượng sạch và năng lượng tái tạo; bảo đảm khả năng tiếp cận, chi trả và đổi mới trong ngành y tế; khai thác toàn bộ tiềm năng của nền kinh tế số; nâng cấp từ thị trường cận biên lên dạng thị trường mới nổi; thúc đẩy đầu tư bền vững và tích hợp chuỗi cung ứng, ví dụ như chuẩn bị cho cơ hội trong lĩnh vực bán dẫn.
Ông Đặng Thành Tâm – Chủ tịch Saigontel tham gia chia sẻ trong phiên thảo luận đầu tiên về con đường tiến tới Net zero
Tại phiên thảo luận đầu tiên, ông Đặng Thành Tâm – Chủ tịch Saigontel đã cùng tham gia chia sẻ góc nhìn về con đường tiến tới Net zero: năng lượng tái tạo, giải pháp giảm thải carbon và cơ sở vật chất thiết yếu để thực hiện hướng đi này. Hướng tới Net zero là một hành trình dài và lợi thế của những doanh nghiệp đang tích cực chuyển dịch xanh sẽ ngày càng trở nên rõ ràng hơn, bởi đây không còn mang tính tự nguyện như trước nữa, mà đã trở thành điều kiện bắt buộc, nếu muốn tham gia thị trường toàn cầu. Là một tập đoàn đứng đầu Việt Nam về phát triển công nghiệp, Saigontel cũng đã bắt đầu các hoạt động thực hiện chuyển đổi xanh. Cụ thể, với những khu công nghiệp cũ sẽ chuyển đổi từ từ bằng cách lắp đặt điện năng lượng mặt trời áp mái; còn những khu công nghiệp mới sẽ tiến hành áp dụng ngay các lộ trình giảm phát thải bằng việc hợp tác với các đối tác quốc tế để cùng đưa ra phương án thực hiện.
Ban Xúc tiến Đầu tư.
Vào chiều ngày 29/10, nguyên Chủ tịch nước - Trương Tấn Sang; Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Long An - Nguyễn Văn Được; Chủ tịch UBND tỉnh Long An- Nguyễn Văn Út; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An -Nguyễn Minh Lâm và Huỳnh Văn Sơn cùng lãnh đạo các sở xây dựng, sở tài nguyên môi trường, sở kế hoạch & đầu tư, Bí thư huyện ủy Cần Giuộc, Chủ tịch UBND huyện Cần Giuộc và các phòng ban liên quan đã có cuộc khảo sát dự án Khu công nghiệp Nam Tân Tập và Khu tái định cư Nam Tân Tập.
Khu công nghiệp Nam Tân Tập được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư tại Quyết định số 1420/QĐ-TTg, ngày 20/8/2021; Quyết định số 9267/QĐ-UBND, ngày 22/9/2021 của UBND tỉnh Long An về việc thành lập Khu công nghiệp Nam Tân Tập, xã Tân Tập, huyện Cần Giuộc do Công ty TNHH Saigontel Long An – thành viên thuộc Saigontel Group làm chủ đầu tư.
Tại buổi làm việc, nguyên Chủ tịch nước - Trương Tấn Sang và lãnh đạo tỉnh đã nghe báo cáo tiến độ thực hiện dự án khu công nghiệp Nam Tân Tập và khu tái định cư Nam Tân Tập tại huyện Cần Giuộc, cùng các khó khăn vướng mắc và đưa ra các giải pháp tháo gỡ các khó khăn này. Dự án có 1.498 hộ bị ảnh hưởng, với diện tích 158,56ha, số tiền bồi thường khoảng 2.112 tỉ đồng. Đến nay, dự án đã giải phóng mặt bằng đạt trên 73,6% về diện tích (tính luôn đất công và diện tích đã đồng ý). Dự án Khu tái định cư Nam Tân Tập do Công ty TNHH Saigontel Long An đầu tư tại xã Tân Tập. UBND huyện Cần Giuộc đã ban hành thông báo thu hồi đất với tổng diện tích trên 22,4ha. Đến nay, dự án đã cơ bản hoàn thành công tác kê biên, kiểm đếm.
Nguyên Chủ tịch nước - Trương Tấn Sang cùng lãnh đạo tỉnh Long An và huyện Cần Giuộc khảo sát dự án Khu công nghiệp Nam Tân Tập và Khu tái định cư Nam Tân Tập
Qua khảo sát, nguyên Chủ tịch nước - Trương Tấn Sang mong muốn lãnh đạo tỉnh Long An, các sở, ngành tỉnh, huyện Cần Giuộc quan tâm đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng để chủ đầu tư triển khai, thực hiện dự án. Từ đó, sớm đưa Khu công nghiệp Nam Tân Tập đi vào hoạt động, thu hút đầu tư, góp phần cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Long An nói chung và huyện Cần Giuộc nói riêng.
Trong khuôn khổ chương trình làm việc, nguyên chủ tịch nước – Trương Tấn Sang đặc biệt nhấn mạnh, trong quá trình thu hút đầu tư, phía SAIGONTEL cần phối hợp chặt chẽ cùng địa phương trong công tác phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, sẵn sàng nguồn lực để tạo lợi thế cạnh tranh để thu hút các Tập đoàn công nghệ cao. Theo thống kê, lực lượng lao động Việt Nam hiện nay khoảng 55 triệu người, hằng năm có trung bình khoảng 1,5-1,6 triệu thanh niên trong độ tuổi lao động cần được nâng cấp trình độ chuyên môn, từng bước đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Vì vậy, yêu cầu SAIGONTEL với vai trò là đơn vị đầu tư phát triển hạ tầng công nghiệp và thu hút đầu tư FDI trực tiếp cần quan tâm phối hợp với địa phương xây dựng các khoá đào tạo, nâng cấp năng lực nguồn nhân lực, góp phần nâng cao mức thu nhập và cải thiện đời sống cho người dân.
Các đại biểu dự buổi làm việc sau khi đi khảo sát
Nhận nhiệm vụ chỉ đạo của Nguyên Lãnh Đạo, đại diện phía Saigontel Group cùng đối tác của mình là Cục Phát triển Thị trường và Doanh nghiệp khoa học và công nghệ (NATEC), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Công ty Valey Campus Sài Gòn (VCS – Nhật Bản)...cùng Lãnh đạo tỉnh Long An tiếp thu ý kiến và cùng phối hợp xây dựng đề án.
Được biết, SAIGONTEL – NATEC và ADB hiện đang là đối tác chiến lược toàn diện trong việc phát triển các sáng kiến Đổi mới sáng tạo mở (open innovation), trong đó bao gồm phát triển nguồn nhân lực. Trong đó, SAIGONTEL đóng vai trò là đơn vị thu hút đầu tư, kết nối các nguồn lực trong nước và quốc tế để cùng phát triển đề án. NATEC với sứ mệnh được giao của Bộ Khoạ Học và Công nghệ trong việc hỗ trợ sự phát triển của các doanh nghiệp KHCN tại Việt Nam và thúc đẩy sự phát triển của nguồn lực Việt Nam, đáp ứng mục tiêu hội nhập toàn cầu; Ngân hàng phát triển Châu Á - ADB sẽ đóng vai trò là tổ chức quốc tế đã có kinh ngiệm trong việc triển khai các đề án phát triển nguồn nhân lực sáng tạo mở như nói trên tại các quốc gia Indonesia, Malaysia, Singapore… sẽ thực hiện vai trò là đơn vị tư vấn xây dựng và tiêrn khai đề án. Đồng thời, hỗ trợ chi phí trong quá trình chuẩn bị thành lập đề án và các khoản vay ODA nếu thoả điều kiện.
Báo cáo tại buổi làm việc, đại diện VCS Nhật Bản cũng chia sẻ về mô hình đào tạo nguồn nhân lực trên mô hình thực tế trong mảng nông nghiệp công nghệ cao, để từ đó đưa các sản phẩm nông sản chất lượng cao của Việt xuất khẩu sang Nhật Bản. Đồng thời, đào tạo các kỹ sư nông nghiệp công nghệ cao tại nông trường này, chuyển sang Nhật Bản tiếp tục phát huy học tập và lao động nếu có mong muốn. Không chỉ vậy, VCS sẽ cùng đồng hành với tỉnh đào tạo nguồn nhân lực kỹ sư IT theo tiêu chuẩn Nhật Bản trong thời gian sắp tới.
Kết luận tại buổi làm việc, nguyên Chủ tịch nước - Trương Tấn Sang đề nghị tất cả các bên cần tập trung ngay vào 3 mảng nhân lực thuộc ngành sản xuất chip bán dẫn, công nghệ 4.0 AI, IoT và công nghệ môi trường. Kỳ vọng nguồn nhân lực trong các nhóm ngành này sẽ tạo ra sự đột phá cho Long An trong việc thu hút đầu tư công nghệ cao, nâng cao năng lực tiếp thu và ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo của địa phương, bổ sung kịp thời nguồn lực cần thiết cho quốc gia, gắn liền với yêu cầu phát triẻn đất nước trong giai đoạn hiện nay và góp phần lan toả sự phát triển bền vững đến cả vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Để đạt được mục tiêu đó, các nền tảng dạy và học cũng cần được nâng cấp, mở rộng để tạo thêm nhiều cơ hội tiếp cận kiến thức cho người lao động. Ngoài ra, các giáo trình đào tạo, cơ sở giáo dục cũng cần được trang bị đầy đủ để tạo điều kiện cho người lao động có nhiều cơ hội thực hành, tiếp cận khoa học kỹ thuật thực tiễn, nâng cao trình độ tay nghề.
Ban Xúc tiến Đầu tư.
Chi tiết trong file đính kèm!
Chi tiết trong file đính kèm!
Sáng ngày 29/10, Công ty CP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (Saigontel) cùng Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Công ty Valey Campus Sài Gòn (VCS) đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Long An về vấn đề đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tỉnh trong việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh.
Tiếp đón đoàn làm việc, đại diện phía UBND tỉnh Long An, có Ông Phạm Tấn Hòa – Phó Chủ tịch UBND tỉnh, cùng lãnh đạo các sở, ngành địa phương. Cùng dự cuộc làm việc có đại diện Cục Phát triển Thị trường và Doanh nghiệp khoa học và công nghệ (NATEC), đại diện lãnh đạo Phái đoàn Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Công ty CP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (Saigontel) và Công ty Valey Campus Sài Gòn (VCS).
Buổi làm việc giữa UBND Tỉnh Long An và Saigontel, cùng NATEC, ADB, VCS
Tại cuộc làm việc, đại diện Saigontel tư vấn, đề xuất kế hoạch về chương trình phát triển nguồn nhân lực tỉnh. Trong đó, đánh giá sơ bộ thực trạng nguồn nhân lực tỉnh tuy dồi dào nhưng chất lượng chưa cao, tỷ lệ được đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ còn thấp, thiếu nhân lực có kỹ thuật, tay nghề cao cho phát triển công nghiệp, nông nghiệp. Từ đó, đơn vị đề xuất các giải pháp về: cập nhật chương trình đào tạo theo nhu cầu doanh nghiệp công nghệ cao, chú trọng đưa vào đào tạo kiến thức, kỹ năng xanh; tạo môi trường học tập tương tác, tiếp cận công nghệ, khuyến khích nghiên cứu và sáng tạo; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng giảng viên; chú trọng liên kết, hợp tác quốc tế, đánh giá và bảo đảm chất lượng; tạo không gian khuyến khích nghiên cứu, đổi mới sáng tạo trong học sinh, sinh viên,... để nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực của tỉnh.
Tiếp theo đó, đại diện NATEC giới thiệu về Trung tâm đổi mới sáng tạo mở và chiến lược thu hút nguồn lực quốc tế phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, phát triển kỹ năng xanh, kỹ năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho nhân lực Việt Nam, trong đó có nhân lực của tỉnh Long An.
Về phía đoàn Ngân hàng Phát triển Châu Á, Ông Sung Sup Ra – Phó tổng giám đốc ADB giới thiệu về các dự án hỗ trợ phát triển giáo dục, đào tạo nghề đã thực hiện trên thế giới và ở Việt Nam. Trước mắt, ADB và Saigontel sẽ nghiên cứu, tư vấn hỗ trợ địa phương cập nhật chương trình đào tạo các nhóm ngành nghề: môi trường, nông nghiệp công nghệ cao, năng lượng tái tạo,... là các nhóm nghề địa phương cần nhưng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chưa triển khai đào tạo.
Cũng tại buổi làm việc, đại diện Công ty Valey Campus Sài Gòn giới thiệu mô hình đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp công nghệ cao trên môi trường thực tế và chương trình đào tạo nhân lực công nghệ thông tin theo tiêu chuẩn Nhật Bản.
Kết thúc buổi làm việc, ông Phạm Tấn Hòa - Phó Chủ tịch UBND tỉnh bày tỏ niềm vui và cảm ơn đoàn đã đến làm việc tại Long An, tỉnh cam kết cùng phối hợp thực hiện các nội dung đã thảo luận vì mục tiêu tăng trưởng xanh. Thống nhất cần bảo đảm liên kết vùng nhất là với các tỉnh lân cận như TP.HCM, Tiền Giang, Đồng Tháp tạo nên một khối liên kết để tạo ra sản phẩm thực sự tốt hơn, hiệu quả hơn. Để hiện thực hóa các nội dung đã trao đổi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị cử các tổ chuyên gia, thường xuyên trao đổi, xây dựng lộ trình, xác định bước đi từng năm, làm sao đạt mục tiêu trong thời gian sớm nhất.
Phòng Truyền thông.
Vào ngày 27/10, Hiệp hội các doanh nghiệp Khu Công nghiệp TP.Hồ Chí Minh (HBA) tổ chức thành công Hội thảo “Doanh nghiệp sản xuất và xu thế phát triển bền vững”. Đồng hành cùng chương trình, không chỉ là một trong những nhà tài trợ chính, SAIGONTEL còn tham gia chia sẻ tầm nhìn, định hướng và phương pháp trong việc chuyển đổi xanh các khu công nghiệp hiện nay.
Phát biểu khai mạc hội thảo, Ông Đào Xuân Đức - Chủ tịch HBA cho biết, hội thảo nhằm giới thiệu đến cộng đồng doanh nghiệp trong các khu chế xuất, khu công nghiệp và khu công nghệ cao trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh những thông tin hữu ích về xu thế phát triển bền vững đang diễn ra trên thế giới và ở Việt Nam; trao đổi về kinh nghiệm và giải pháp mà một số doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài đã bước đầu áp dụng thành công trong việc hướng đến hoạt động kinh doanh bền vững.
Ông Đào Xuân Đức - Chủ tịch Hiệp hội các doanh nghiệp Khu Công nghiệp TP.Hồ Chí Minh (HBA) phát biểu khai mạc hội thảo
Theo các chuyên gia tham dự chương trình, đại diện các doanh nghiệp, trên thế giới, áp dụng tiêu chí ESG (môi trường - xã hội - quản trị doanh nghiệp) đang ngày càng phổ biến trong các doanh nghiệp. Hiện có nhiều doanh nghiệp đã và đang tiếp tục nỗ lực trong việc giảm thải khí carbon và rác thải, sử dụng nguồn đầu vào có trách nhiệm xã hội, nhằm đáp ứng các tiêu chí ESG đang ngày càng trở nên quan trọng trong mắt nhà đầu tư và người tiêu dùng.
Ông Hồ Anh Tùng – Đại diện Liên minh Phát triển hạ tầng xanh Saigontel chia sẻ tại phiên thảo luận trong khuôn khổ nội dung chương trình
Cũng trong khuôn khổ nội dung hội thảo, tại phiên thảo luận, Ông Hồ Anh Tùng – Đại diện Liên minh Phát triển hạ tầng xanh Saigontel đã chia sẻ chi tiết hơn về sứ mệnh và mục tiêu của Liên minh trong việc phát triển các khu công nghiệp xanh theo tiêu chuẩn Net-Zero toàn cầu, tức là các khu công nghiệp có khả năng tự cung cấp năng lượng từ các nguồn tái tạo, không phát thải carbon và có hiệu quả sử dụng tài nguyên cao. Đây là một mục tiêu quan trọng và cấp thiết trong bối cảnh biến đổi khí hậu và nhu cầu phát triển bền vững của Việt Nam. Liên minh Saigontel mong muốn đóng góp vào việc thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26, đó là giảm 9% lượng khí nhà kính so với kịch bản tham chiếu vào năm 2030 và có thể giảm thêm 27% nếu có sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế.
Bên cạnh đó, về lộ trình và hiệu quả chuyển đổi xanh cho các khu công nghiệp hiện hữu, Liên minh Saigontel sẽ áp dụng một phương pháp tiếp cận theo ba giai đoạn gồm: Giai đoạn 1, đánh giá hiện trạng và xác định các mục tiêu giảm thiểu phát thải carbon cho từng khu công nghiệp, sử dụng các công cụ phân tích và đo lường để ước tính lượng phát thải carbon hiện tại của các khu công nghiệp, dựa trên các thông số như diện tích, số lượng doanh nghiệp, ngành nghề hoạt động, loại và lượng năng lượng sử dụng, loại và lượng chất thải sinh ra, từ đó xác định các mục tiêu giảm thiểu phát thải theo từng giai đoạn, tuân theo các tiêu chuẩn quốc tế như [Science Based Targets initiative] hay [Carbon Disclosure Project]; Giai đoạn 2, lựa chọn và triển khai các giải pháp chuyển đổi xanh cho từng khu công nghiệp, cung cấp các giải pháp công nghệ năng lượng và hạ tầng kỹ thuật xanh; Giai đoạn 3, huy động các nguồn vốn xanh và theo dõi kết quả thực hiện. Hiệu quả đầu tư sẽ được tính toán dựa trên các tiêu chí như chi phí vốn, chi phí vận hành, tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu rủi ro và tăng cường uy tín.
Phòng Truyền thông.