Thông cáo báo chí

Đinh Hồng Bảo Phương

Đinh Hồng Bảo Phương

HĐND TP.HCM đã thông qua tờ trình của UBND về giá đất đô thị. Theo đó, cao nhất là 162 triệu đồng, thấp nhất 1,5 triệu đồng/m2.

Ảnh: tbck.vn

Sáng 15/01, HĐND TP.HCM đã thông qua tờ trình của UBND về giá đất đô thị. Mức giá này không thay đổi so với giai đoạn 2014 – 2019.

Cụ thể, mức giá cao nhất là 162 triệu đồng/m2 đất ở tại đường Đồng Khởi, Hàm Nghi, Lê Lợi (Quận 1). Giá đất ở đô thị thấp nhất là 1,5 triệu đồng/m2; giá đất thương mại dịch vụ bằng 80% giá đất ở, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp không phải là thương mại dịch vụ bằng 60% giá đất ở; giá đất cao nhất của loại đất nông nghiệp trồng lúa và cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản là 205.000 đồng/m2; loại đất trồng cây lâu năm là 300.000 đồng/m2...

Ngoài ra, Thành phố bổ sung 4 loại đất chưa được quy định trong bảng giá đất giai đoạn 2015 – 2019 gồm: đất khu chế xuất, khu công nghiệp và đất trong khu công nghệ cao; đất nghĩa trang, nghĩa địa; đất giáo dục, y tế; đất tôn giáo nhằm khắc phục những hạn chế của bảng giá đất giai đoạn này.

Thành phố cũng thay đổi, điều chỉnh tên một số tuyến đường trong bảng giá đất ở của 23 quận, huyện với 445 tuyến đường; bổ sung mới 364 tuyến đường, đoạn đường tại 15 quận, huyện; đồng thời loại bỏ giá đất ở 266 tuyến, đoạn đường do đã điều chỉnh.

Bảng giá này là cơ sở để tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước công nhận đất ở, cho phép chuyển mục đích sử dụng đối với hộ gia đình, cá nhân trong hạn mức; tính thuế sử dụng đất, tính phí và lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai; tính tiền xử phạt, tính tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại.

Theo Nhịp Cầu Đầu Tư 

 

 

Thị trường nhà ở giá rẻ tại Việt Nam đang nhận được sự quan tâm đặc biệt từ các nhà đầu tư Nhật, Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc…

Ảnh: Zing.vn

Theo quan sát của JLL, hiện tại có hàng trăm triệu USD đang chờ được đầu tư vào thị trường bất động sản Việt Nam ở hầu hết các phân khúc. Đặc biệt, các nhà phát triển bất động sản ngoại đang dành sự quan tâm đặc biệt cho phân khúc nhà ở giá rẻ.

Không phải tự nhiên mà các nhà đầu tư dồn sự quan tâm đến phân khúc nhà ở có mức giá phải chăng. Phân khúc này đang có nhu cầu rất lớn từ phía người tiêu dùng. Đa số dự án nằm ở phân khúc này đều có tỷ lệ bán thành công tốt và ổn định.

Trong vòng 2 thập kỷ tới, Việt Nam sẽ bước vào thời kỳ dân số vàng. Trong đó, thế hệ ‘millennial’ được kỳ vọng sẽ là tầng lớp thúc đẩy cho phân khúc nhà ở bình dân trong những năm tiếp theo, đặc biệt là tại những khu dân cư nằm gần các khu công nghiệp có kết nối thuận tiện đến các trục đường chính.

Bất chấp nhận được sự quan tâm lớn, việc tiếp cận được quỹ đất vẫn là một trở ngại lớn đối với hầu hết các nhà đầu tư. Không nhiều nhà đầu tư có khả năng đáp ứng những thách thức ban đầu để phát triển kinh doanh tại thị trường mới nổi này.

Đối với các dự án nhà ở và thương mại, các nhà đầu tư nước ngoài thường tìm kiếm những khu đất “sạch” (quỹ đất đã hoàn thành thủ tục bồi thường, giải phóng mặt bằng, hoàn tất thanh toán chi phí sử dụng đất, có quyền sử dụng đất, và kế hoạch phát triển tốt).

Bên cạnh đó, thị trường bất động sản Việt Nam vẫn còn bị kiểm soát chặt chẽ, các dự án có tiềm năng phát triển tốt khá khan hiếm. Khả năng tiếp cận nguồn dự án tiềm năng cũng vì thế mà hạn chế.

"Trong thời gian tới, chúng tôi hy vọng quá trình phê duyệt sẽ tăng tốc và thị trường nhà ở giá rẻ sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ", JLL kết luận.

Lợi nhuận đầu tư đạt mức 25% - 30%

Theo JLL, tính đến quý IV/2019, tổng nguồn cung căn hộ đã hoàn thành tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội lần lượt 201.707 căn và 224.179 căn ở tất cả các phân khúc, tương đương với tỷ lệ 17 căn hộ / 1.000 người.

"Tỷ lệ này tương đối thấp và chúng ta nên tập trung vào thị trường nhà ở đại chúng, vì đây là phân khúc có nhu cầu nhà ở thực sự", ông Stephen Wyatt, Tổng giám đốc của JLL Việt Nam nhận định.

Tuy nhiên, nguồn cung tại phân khúc căn hộ cao cấp và sang trọng hiện đang khá cao, đặc biệt là sau khi các dự án đang xây dựng được hoàn thành. Chúng tôi ước tính mật độ căn hộ cao cấp trên đầu người tại TP. Hồ Chí Minh sẽ đạt mức 3 căn trên mỗi 1000 dân, gần tương đương mức ở BangKok, Kuala Lumpur và Manila, nhưng vẫn cao hơn Jakarta.

Mỗi khu vực sẽ có những khái niệm khác nhau cho nhà ở bình dân dựa vào diện tích sử dụng, chi phí, cơ sở hạ tầng; theo JLL, các yếu tố chính của nhà ở bình dân tại Việt Nam bao gồm quy mô dự án, các tiện nghi cơ bản và vị trí của dự án. Đặc biệt, giá bán phải thấp hơn 1.200 USD (tương đương 27.000.000 VNĐ) trên một mét vuông.

“Những chủ đầu tư mà JLL có cơ hội được nói chuyện tại Thành phố Hồ Chí Minh cho biết họ đang có mức lợi nhuận theo EBITDA ở mức 25-30% trên các dự án nhà ở cao cấp và trung cấp. Các dự án nhà ở bình dân và trung cấp có tốc độ bán tốt hơn do có mức giá thấp. Hơn thế nữa, nguồn cung tại những phân khúc này có mức tăng trưởng chậm hơn so với các dự án cao cấp, do đó sự canh tranh về khách hàng sẽ ít quyết liệt hơn,” ông Stephen chia sẻ.

Theo Nhịp Cầu Đầu Tư

Thứ bảy, 01 Tháng 2 2020

CBTT: Báo cáo tài chính Quý 4/2019

Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (SAIGONTEL) công bố Báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2019.

Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (SAIGONTEL) công bố thông tin của báo cáo tài chính riêng lẻ quý 4/2019.

Nhiều thông tin đáng chú ý về tình hình kinh tế Việt Nam tháng 1 vừa được Tổng cục Thống kê công bố sáng 29/1, trong đó, có 258 dự án FDI được cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 4,5 tỷ USD.

Tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tính đến 20/1/2020 bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 5,3 tỷ USD, tăng 179,5% so với cùng kỳ năm 2019.

Trong đó có 258 dự án được cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 4,5 tỷ USD, tăng 14,2% về số dự án và tăng 454,1% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước; 77 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với số vốn tăng thêm đạt 334 triệu USD, giảm 1,9%; 884 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn là 534,8 triệu USD, giảm 29,8%.

Trong tổng số lượt góp vốn, mua cổ phần có 135 lượt làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp với giá trị vốn góp 0,19 tỷ USD và 749 lượt nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ với giá trị 0,34 tỷ USD.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tháng 1 ước tính đạt 1,6 tỷ USD, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm trước.

Số lượng doanh nghiệp thành lập mới trong tháng1 đạt gần 8,3 nghìn doanh nghiệp, tuy giảm so với cùng kỳ năm trước nhưng tổng vốn đăng ký tăng mạnh cao nhất trong 4 năm trở lại đây.

Cụ thể, trong tháng 1/2020, cả nước có 8.276 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 267,2 nghìn tỷ đồng và số lao động đăng ký là 84,5 nghìn lao động, do Tết Nguyên đán năm nay vào tháng Một nên giảm 17,9% về số doanh nghiệp; giảm 21,7% về số lao động nhưng tăng 76,8% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2019.

Khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 1 ước tính đạt gần 2 triệu lượt người, cao nhất từ trước đến nay.

Khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 1 ước tính đạt gần 2 triệu lượt người, cao nhất từ trước đến nay do nhu cầu du lịch, nghỉ dưỡng và thăm thân nhân của khách quốc tế và Việt kiều tăng mạnh trong dịp Tết Nguyên đán 2020.

Tuy nhiên, do là tháng Tết, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tháng 1/2020 ước tính đạt 38,1 tỷ USD, giảm 12,9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 19 tỷ USD, giảm 14,3% so với cùng kỳ năm trước. Cán cân thương mại hàng hóa tháng 1 ước tính nhập siêu 100 triệu USD.

Một số thông tin đáng chú ý khác về tình hình kinh tế - xã hội tháng 1 được thể hiện trong các đồ họa sau (do GSO thực hiện):

FDI đăng ký mới tháng 1 tăng 450%, đạt 4,5 tỷ USD - Ảnh 3.

Theo Chinhphu.vn

Sau 10 năm, nguồn cung nhà phố, chung cư tại Hà Nội đều tăng mạnh. Thị trường Hà Nội đang mở rộng về phía Đông và phía Bắc sau khi phát triển nhanh ở khu vực phía Tây.

Những chuyển động của thị trường Hà Nội trong thập kỷ qua

Tại buổi họp báo công bố báo cáo thị trường bất động sản Hà Nội quý IV/2019, đại diện CBRE Việt Nam đã chỉ ra những chuyển động của thị trường Hà Nội trong thập kỷ qua.

Theo CBRE Việt Nam, năm 2010, bất động sản khủng hoảng ở cả 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Sau 10 năm, cùng với tốc độ gia tăng dân số, đô thị hoá, quan điểm của người dân thay đổi, thị trường đã chuyển mình rõ rệt. 

Đơn vị này dẫn số liệu và hình ảnh cho thấy năm 2010, dân số đạt Hà Nội đạt khoảng 6,6 triệu người, toàn thị trường có hơn 20.000 căn nhà phố, chung cư chủ yếu là các căn hộ cũ, ước tính khoảng 73.000 căn. Đến năm 2019, dân số Hà Nội đạt 8,1 triệu người, khoảng 46.000 căn nhà phố và hơn 300.000 căn hộ chung cư.

Thị trường bất động sản Hà Nội được cho là đã chuyển mình rõ rệt sau 10 năm. Nguồn: Internet

Theo nhận định của đơn vị này, số lượng căn hộ chung cư tăng trưởng mạnh nhất trong các loại hình, tăng hơn 4 lần sau 10 năm. Đây được xem là dấu hiệu chứng minh cho xu hướng, quan điểm thích tập trung vào chất lượng sống, sự tiện nghi của người trẻ. Dự báo xu hướng này sẽ tiếp tục phát triển trong thời gian tới. 

Ông Võ Huỳnh Tấn Kiệt, Phó Giám đốc CBRE Việt Nam, đánh giá 10 năm trước, trong xu hướng mở rộng địa giới hành chính về phía Tây, phía Tây là nơi tập trung của nhiều dự án bất động sản của thành phố. Hiện nay, phía Tây vẫn là khu vực biểu tượng cho tốc độ phát triển của Hà Nội, tuy nhiên, 2-3 năm trở lại đây, thị trường đang dần mở rộng ra khu vực phía Bắc và phía Đông của thành phố, đặc biệt là khu vực phía bên kia sông Hồng. 

Thị trường Hà Nội đang thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài

Đưa ra phép so sánh giữa thị trường Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, ông Võ Huỳnh Tấn Kiệt cho biết 2 thị trường này đang biểu hiện những điểm khác nhau qua từng năm.  

Xét về nguồn cung, ở giai đoạn trước, thị trường căn hộ chung cư ở TP. Hồ Chí Minh phát triển mạnh hơn Hà Nội với số lượng căn hộ lớn ở các phân khúc. Tuy nhiên, đến năm 2019, thị trường căn hộ TP. Hồ Chí Minh ghi nhận sự sụt giảm lớn về nguồn cung.

Trong khi đó, nguồn cung ở Hà Nội vẫn đạt mức cao. Cụ thể, trong năm 2019, thị trường căn hộ chung cư ở Hà Nội ghi nhận 36.000 căn hộ mở bán đến từ 60 dự án mới. "Sự thay đổi ngược chiều của 2 khu vực gây ảnh hưởng lớn đến tâm lý của các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài", đại diện CBRE Việt Nam nhận định.

Vị này cho hay năm trước, nhà đầu tư nước ngoài thường chọn TP. Hồ Chí Minh làm thị trường đầu tư, song đến đến năm 2019, nhóm nhà đầu tư này bắt đầu dịch chuyển ra thị trường Hà Nội. 

Một điểm khác biệt giữa thị trường Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh được CBRE Việt Nam dẫn ra là sự phát triển không giống nhau của các phân khúc. Theo đơn vị này, trong năm 2019, TP. Hồ Chí Minh phát triển phân khúc căn hộ hạng sang khá mạnh, trong khi đó ở Hà Nội chỉ có 1 dự án được mở bán. 

Theo Tạp Chí Tài Chính

 

UBND tỉnh Bắc Ninh vừa có quyết định về việc thành lập khu công nghiệp Đại Đồng – Hoàn Sơn, giai đoạn II.

KCN Đại Đồng - Hoàn Sơn

Theo quyết định, dự án có diện tích 95,81ha, thuộc địa phận các xã Hoàn Sơn, Phật Tích, Tri Phương, huyện Tiên Du.

Tổng vốn đầu tư là hơn 1.097 tỉ đồng. Dự án do Công ty CP công nghệ viễn thông Sài Gòn làm chủ đầu tư.

Thời gian hoạt động của dự án phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp là 50 năm, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đầu tư lần đầu là ngày 14/6/2010.

KCN Đại Đồng – Hoàn Sơn được quy hoạch với diện tích gần 400ha, trong đó giai đoạn 1 đã triển khai 200ha.

Ban Truyền Thông

 

Từ ngày 09/01/2020 đến ngày 11/01/2020 Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Viễn Thông Sài Gòn (SAIGONTEL) đã tổ chức chương trình Teambuilding “CHIẾN DỊCH MẶT TRỜI” với các cuộc hành quân xuyên suốt từ Dự án Khu du lịch - Nghỉ dưỡng Hàm Tân (1 trong những dự án trọng điểm của Saigontel năm 2020) – căn cứ đóng quân Đèo Nước Ngọt với khoảng 200 chiến binh Saigontel và các khách mời đặc biệt được chia thành 9 Binh đoàn như sau:
- Biệt đội Phi Hổ
- Binh đoàn Không Quân
- Binh đoàn Bộ Binh
- Binh đoàn Pháo Binh
- Binh đoàn Hải Quân
- Binh đoàn Tăng Thiết Giáp
- Binh đoàn Đặc Công
- Binh đoàn Công Binh
- Binh đoàn Biên Phòng
Với Tổng Chiến Dịch 3 ngày 2 đêm, các Chiến Binh Saigontel đã có những khoảnh khắc tuyệt vời cùng nhau, vượt qua những thử thách cam go, khó khăn của Chiến Dịch bao gồm huấn luyện điều lệnh quân ngũ, huấn luyện dưới nước và chuỗi thử thách liên hoàn đòi hỏi có thể lực tốt và tính đoàn kết cao như: nhảy vòng lửa, chui hầm địa đạo kẽm gai, đu dây, gánh vật nặng, đu xà, vượt tường gỗ, kéo bánh xe tải và đánh trận (xé bảng tên).
NGÀY 1: CHIẾN DỊCH MẶT TRỜI - HỒI 1

hamtan

Các Chiến binh Saigontel có mặt tại Dự án Khu Du lịch - Nghỉ Dưỡng Hàm Tân

hamtan2

Thử thách tìm và ghép các mảnh ghép hình ảnh Khu dự án du lịch - nghỉ dưỡng Hàm Tân

ĐÊM LỬA CHIẾN BINH

demluachienbinh

Tổng Tư Lệnh và các Binh đoàn trưởng các Binh đoàn thực hiện nghi thức rước đuốc tiếp lửa

NGÀY 2: CHIẾN DỊCH MẶT TRỜI - HỒI 2 : CHUỖI THỬ THÁCH LIÊN HOÀN

ganhvatnang

Thử thách Vác Vật Nặng 

nhayvonglua

Thử thách Nhảy Vòng Lửa

vuottdfdfvd

Thử thách Vượt Tường Gỗ

XEBANGTEN

Trận Chiến Sinh Tử (Thử thách Xé Bảng Tên)

NGÀY 3: GALA SAIGONTEL THE REMIX - DẤU ẤN

gala1

Ban Lãnh Đạo Công Ty đến tham dự Đêm Gala

galarock

Màn mở đầu bất ngờ của ca sĩ Quang Vinh

vonhac

Tiết mục Võ Nhạc của nhóm IUS

khaitiec

Ban Lãnh Đạo Công ty và các khách mời đặc biệt tiến hành nghi thức khai tiệc

gala2

Không khí náo nhiệt, sôi động diễn ra trong suốt chương trình

gala3

Tiết mục văn nghệ đặc sắc của các Binh đoàn

GIẢI THƯỞNG GALA THE REMIX - DẤU ẤN

Giải Quán Quân thuộc về Binh đoàn Hải Quân 

TRAOGIAI1

 

Giải Binh đoàn được yêu thích nhất thuộc về Binh đoàn Bộ Binh

GIAIYEUTHICH

KẾT QUẢ CHUNG CUỘC CHƯƠNG TRÌNH TEAMBUILDING 2020 "CHIẾN DỊCH MẶT TRỜI"

Giải Nhất: BINH ĐOÀN MẶT TRỜI thuộc về BINH ĐOÀN PHÁO BINH
Giải Nhì: BINH ĐOÀN TIA CHỚP thuộc về BINH ĐOÀN KHÔNG QUÂN
Giải Ba: BINH ĐOÀN ÁNH SÁNG thuộc về BINH ĐOÀN BỘ BINH
Giải Khuyến Khích: BINH ĐOÀN NĂNG LƯỢNG thuộc về BINH ĐOÀN HẢI QUÂN

gala4
Teambuilding 2020 “Chiến Dịch Mặt Trời” đã diễn ra thành công tốt đẹp, nhờ vào sự nhiệt huyết, đồng tâm hiệp lực của các Chiến Binh cùng nhau chinh phục Mặt Trời, vượt qua giới hạn bản thân.

Ban Truyền Thông 

Thứ ba, 21 Tháng 1 2020

BÁO CÁO QUẢN TRỊ 2019

Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông Sài Gòn công bố Báo cáo quản trị năm 2019

Đối tác chiến lược