Thống kê kết quả kinh doanh của gần 1.000 doanh nghiệp đang niêm yết chứng khoán trên 3 sàn cho thấy, trong quý II/2019, doanh thu tăng bình quân 6,7% và lợi nhuận cổ đông công ty mẹ tăng bình quân 10,4% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, tính riêng khu vực doanh nghiệp (không có nhóm ngân hàng và bảo hiểm) tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận chỉ ở mức 4,7% và 4,9%.
Các nhà phân tích của FiinGroup đánh giá kết quả kinh doanh QII/2019 nhóm doanh nghiệp bất động sản khởi sắc trở lại. Doanh thu và các chỉ số quan trọng của các doanh nghiệp trong ngành đều đi lên tích cực trong quý II/2019.
Sau khi VIC và VHM (chiếm 69% tổng vốn hóa ngành BĐS) công bố kết quả kinh doanh quý II với mức tăng trưởng lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ tương ứng 687,5% và 75,3% thì lợi nhuận ròng doanh nghiệp nhóm ngành BĐS đã tăng trưởng lên đến 67,15%, đứng đầu thị trường.
Ngoài ra, EBITDA toàn ngành cũng tăng mạnh trở lại, tăng 72,8% so với cùng kỳ. Tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu các doanh nghiệp trong ngành giảm nhẹ còn 1,47 (không tính VIC và VHM, tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu đạt 1,33).
Bên cạnh VIC, VHM lãi khủng, nổi bật nhất trong các mã còn lại có NTL (lợi nhuận gấp 10 lần cùng kỳ), LDG (+567%), D2D (+141%), DXG (+119%).
Ngành ngân hàng: Nợ xấu nhóm 3-5 tăng nhẹ
Đã có 18/18 ngân hàng niêm yết công bố báo cáo tài chính. Toàn ngành trong quý II/2019 tăng trưởng 25,9% lợi nhuận cổ đông công ty mẹ so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, chỉ có 10/18 ngân hàng ghi nhận lợi nhuận sau thuế tăng so với cùng kỳ năm trước.
Trong kỳ, VCB tiếp tục ghi nhận lãi khủng, lợi nhuận cổ đông tăng 49%, trong khi đó BIDV lợi nhuận giảm 7,6% so với cùng kỳ.
Có 7/15 doanh nghiệp đã hoàn thành hơn 50% kế hoạch lợi nhuận cả năm trong 6 tháng đầu năm 2019.
Nếu tính cả nhóm ngân hàng trên OTC, Quý II/2019 ngành ngân hàng ghi nhận sự tăng trưởng của doanh thu 18%. Tuy nhiên nợ xấu tăng nhẹ (nợ xấu tăng 12,7%; tăng trưởng tín dụng tăng 12,4% so với cùng kỳ). Một số ngân hàng có nợ xấu nhóm 3-5 tăng như: BIDV, SHB, TPB; đặc biệt BIDV có nợ xấu hơn 21.120 tỷ đồng, tăng 12,3% so với đầu năm, trong khi tăng trưởng tín dụng chỉ 7,7%.
Theo Bizlive
Hướng tới sự phát triển bền vững.
Sự chuyển đổi cơ cấu từ ngành năng lượng "hóa thạch" sang nguồn năng lượng tái tạo không chỉ góp phần thúc đẩy lĩnh vực kinh tế, sản xuất mà còn có ý nghĩa quan trọng về mặt xã hội và môi trường. So với nguồn năng lượng hóa thạch thì các nguồn năng lượng tái tạo được coi là năng lượng sạch, góp phần bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu và tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững.
Không chỉ ở Việt Nam, đây cũng là xu hướng chung của thế giới trong cuộc CMCN 4.0. Theo Wood Mackenzie, Trung Quốc tiếp tục là câu chuyện lớn nhất về năng lượng mặt trời, nhưng quốc gia này được cho là sẽ giảm từ mức chiếm khoảng 55% thị trường (năm 2017) xuống còn 19% vào năm 2023 bởi sự phát triển của lĩnh vực này ở nhiều quốc gia khác, trong đó có Ả-rập Xê-út, Ấn Độ, Chi-lê và một phần của châu Phi.
Đối với các nhà sản xuất như First Solar, SunPower và JinkoSolar, nhu cầu tạo tiền để cho sự tăng trưởng doanh thu. Áp lực giá có xu hướng dịu bớt khi ngành công nghiệp này phát triển, và điều đó mang lại lợi thế cho rất ít nhà sản xuất có quy mô để cạnh tranh với các đối thủ lớn này.
Sự khác biệt cũng bắt đầu trở nên quan trọng hơn bởi vì các nhà phát triển đang cố gắng tạo ra nhiều năng lượng hơn từ mỗi đơn vị diện tích trên mặt đất hoặc trên sân thượng. First Solar đang nâng cấp lên công nghệ Series 6, giúp giảm chi phí và mang lại năng lượng nhiều hơn một chút từ mỗi tấm pin mặt trời. Còn SunPower đang mở rộng sản xuất A-Series, giúp các tấm pin có hiệu suất 22.8% khi biến năng lượng mặt trời thành điện, và cũng đang mở rộng các tấm pin P-Series, sản phẩm đã đạt hiệu suất ổn định hơn 19%.
Nhiều cơ chế ưu đãi để phát triển năng lượng mặt trời.
Ngoài những điều kiện thuận lợi về tài nguyên tự nhiên, Việt Nam hiện còn có các chính sách ưu đãi, hỗ trợ nhà đầu tư, doanh nghiệp có hướng phát triển năng lượng tái tạo. Chính phủ đã có nhiều quyết định về cơ chế chính sách hỗ trợ, như: Quyết định 130/2007/QĐ-TTg ngày 02/08/2007 về cơ chế, chính sách tài chính đối với dự án đầu tư theo cơ chế phát triển sạch; Quyết định 37/2011/QĐ-TTg ngày 29/6/2011 về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam; Quyết định 24/2014/QĐ-TTg ngày 24/3/2014 về cơ chế hỗ trợ phát triển dự án điện sinh khối tại Việt Nam; Quyết định 31/2014/QĐ-TTg ngày 05/05/2014 về cơ chế hỗ trợ phát triển dự án phát điện sử dụng chất thải rắn tại Việt Nam.
Trước những điều kiện thuận lợi đó, điện năng lượng mặt trời cho nhu cầu sản xuất và tiêu thụ trở thành ngành kinh doanh tiềm năng, góp phần đưa cổ phiếu ngành này trở thành phân khúc nóng trên thị trường chứng khoán trong tương lai.
Cơ hội cho các nhà đầu tư tại Việt Nam.
Nếu ngành công nghiệp năng lượng mặt trời đạt được số lượng lắp đặt kỷ lục vào năm 2019 và các công ty có thể đáp ứng tối ưu các yêu cầu về giải tỏa công suất và xử lý nguồn thải thì đây hoàn toàn là một bước đi mang tính xu thế của cuộc CMCN 4.0.
Với việc xu hướng chính sách trên toàn cầu cũng đang ủng hộ năng lượng mặt trời thay thế nguồn năng lượng truyền thống, cổ phiếu ngành này càng có cơ sở thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư chứng khoán.
Tại Việt Nam, các đơn vị sản xuất năng lượng sạch đã có bước đi tiên phong trong việc niêm yết cố phiếu trên sàn chứng khoán, trong đó có thể kể đến CTCP Phát triển Năng lượng Sơn Hà (mã SHE, sàn HNX); CTCP Licogi 13 (mã LIG, sàn HNX); CTCP Điện Gia Lai (mã GEG, sàn UPCOM), CTCP Create Capital Việt Nam (mã CRC, sàn HOSE). Trong đó, việc đàm phán hợp tác với JinkoSolar - nhà sản xuất tấm pin mặt trời lớn nhất thế giới từ Trung Quốc của CTCP Create Capital Việt Nam hồi đầu tháng 8 vừa qua có thể mở ra nhiều cơ hội cho bản thân doanh nghiệp cũng như mục tiêu phát triển nguồn năng lượng sạch trong nước, qua đó giảm phụ thuộc vào năng lượng tái tạo (thủy điện) và năng lượng hóa thạch (than, dầu, khí, uranium). Hi vọng những bước đi này sẽ góp phần tạo nên một thị trường năng lượng cạnh tranh hoàn chỉnh và phát triển đồng bộ, gắn liền mục tiêu phát triển năng lượng quốc gia với xu hướng hội nhập quốc tế.
Theo Nhịp Sống Kinh Tế
Tổng cục Thống kê cho hay việc thực hiện đánh giá lại quy mô GDP chỉ xem xét, rà soát các hoạt động kinh tế thuộc phạm vi sản xuất theo quy định của Việt Nam, không đề cập tới các hoạt động kinh tế ngầm và kinh tế bất hợp pháp.
Cơ quan này khẳng định việc “đánh giá lại quy mô GDP” không phải là cách tính mới. Đây là nhiệm vụ thường xuyên và định kỳ của bất kỳ một cơ quan thống kê quốc gia nào trên thế giới.
Hầu hết các quốc gia có năng lực thống kê tốt đều tiến hành rà soát, đánh giá lại quy mô GDP thường xuyên và định kỳ. Từ 2010 đến nay, Mỹ, Trung Quốc, Canada, Đức, Nga, Italia, Croatia, Indonesia,... đã tiến hành điều chỉnh, công bố lại quy mô GDP và các chỉ tiêu vĩ mô khác có liên quan.
Hầu hết các quốc gia có năng lực thống kê tốt đều tiến hành rà soát, đánh giá lại quy mô GDP thường xuyên và định kỳ.
Cuối tháng 7/2013, Mỹ công bố kết quả đánh giá lại quy mô GDP năm 2012 tăng thêm 560 tỷ USD, tăng 3,6% so với số liệu đã công bố. Trung Quốc cũng nhiều lần tiến hành đánh giá lại quy mô GDP (năm 2004, 2008, 2013 và 2015), trong đó năm 2013 đã bổ sung khoảng 305 tỷ USD vào quy mô GDP, tương đương tăng thêm 3,4%; năm 2015 tiếp tục bổ sung 141 tỷ USD vào quy mô GDP, tương đương tăng thêm 1,3%.
Năm 2013, GDP của Nga được đánh giá lại tăng 24,3%; Đức tăng 3%; Italia tăng 7%. Năm 2014, GDP của Bulgari đánh giá lại tăng 31,2%; Rumani và Croatia tăng 28,4%...
Theo Tổng cục Thống kê, quy mô GDP thay đổi dẫn đến các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp có liên quan tới chỉ tiêu GDP cũng thay đổi.
Sự thay đổi của các chỉ tiêu có liên quan bao gồm: Tích lũy tài sản; Tiêu dùng cuối cùng; Tổng thu nhập quốc gia (GNI); Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người; Tỷ lệ vốn đầu tư so với tổng sản phẩm trong nước; Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (Hệ số ICOR); Tỷ lệ thu ngân sách nhà nước so với GDP; Tỷ lệ thuế trừ trợ cấp sản phẩm so với GDP; Tỷ lệ chi ngân sách nhà nước so với GDP; Tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước so với GDP; Tỷ lệ dư nợ công so với GDP; Năng suất nhân tố tổng hợp (TFP).
Theo CafeF
Làm căn hộ thật tại ngay dự án đang xây
Thực tế, trên thị trường hầu hết doanh nghiệp làm chung cư đều mở căn hộ mẫu để khách hàng tham quan trước khi bán dự án. Trong đó, không ít trường hợp khách hàng bức xúc vì căn hộ mẫu và căn hộ thực tế sau khi hoàn thiện khác nhau “một trời một vực”.
Để làm khác đi, một số doanh nghiệp BĐS đã làm ngay căn hộ thật ngay khi dự án còn đang xây dựng để khách hàng (đã mua) tận mắt chứng kiến căn hộ của mình sau khi bàn giao và những khách hàng (chưa mua) có thể đối chứng được căn hộ trước khi “xuống tiền”. Đây được xem là một cách làm khá hay của doanh nghiệp địa ốc trước bối cảnh cạnh tranh khốc liệt. Thực tế cũng chưa nhiều doanh nghiệp BĐS làm được điều này.
Tại thị trường TP.HCM, gần đây đã xuất hiện nhiều dự án mạnh tay làm căn hộ thật. Đơn cử như dự án Phú Đông Premier chuẩn bị khai trương căn hộ thật dù 2 block chung cư 35 tầng này đang xây dựng phần thân, dự kiến cất nóc vào tháng 10/2019.
Theo lý giải của chủ đầu tư thì việc làm căn hộ thật ở tại chính dự án đang xây là cách để người mua nhà có cảm nhận đúng nhất về căn hộ của mình sẽ nhận được trong tương lai, từ cách bài trí đến chất lượng vật liệu...
Từ đó, khách hàng có thể đối chứng được với những cam kết của chủ đầu tư trước đó và đánh giá được các tiêu chí về thiết kế, công năng sử dụng của mỗi phòng. Được biết, đây là dự án có mức giá dưới 2 tỉ đồng/căn của Phú Đông Group chào bán từ thời điểm tháng 6/2018, hiện đã tăng khoảng 100-150 triệu đồng/căn trên thị trường thứ cấp.
Trước đó, nhiều dự án chung cư khác cũng có cách làm tương tự. Đơn cử như dự án Homyland Riverside (Q.2) chủ đầu tư đã làm căn hộ thật ngay tại công trình để khách đã mua/chưa mua có thể tham quan hàng ngày. Đây cũng là cách củng cố niềm tin của khách hàng trước khi quyết định “xuống tiền”.
Hay trước đó, tại dự án The Golden Star, CĐT đã từng khai trương căn hộ tại tầng 3 của dự án đang xây dựng để khách đến tham quan.
Ở khu vực phía bắc, Công ty CP Đầu tư và SX Thái Dương từng khai trương căn hộ thật The Sun là một trong số những dự án đầu tiên tại Hà Nội hoàn thiện cả tầng căn hộ thực tế trong khi dự án còn đang xây dựng phần thô. Cách làm để khách hàng có thể “thấy tận mắt sờ tận tay” cũng chứng minh cho giá trị thật mà doanh nghiệp làm được cho khách mua nhà như cam kết.
Hay một dự án khác là TNR GoldSeason cũng đã từng khai trương căn hộ thật ngay tại công trình dự án và thu hút hàng trăm khách hàng đến tham quan. Nhiều khách hàng tỏ ra thích thú và mong muốn nhanh được nhận căn hộ.
Cách làm để khách hàng có thể “thấy tận mắt sờ tận tay” cũng chứng minh cho giá trị thật
mà doanh nghiệp làm được cho khách mua nhà như cam kết.
Ảnh chụp căn hộ thật tại một dự án ở đường Phạm Văn Đồng đang trong quá trình xây dựng.
Theo các doanh nghiệp, trước bối cảnh cạnh tranh thì bản thân doanh nghiệp phải làm khác đi để tạo niềm tin cho khách mua nhà. Mặc dù cách làm căn hộ thực tế ngay tại dự án đang xây dựng không phải mới mẻ trên thị trường nhưng chưa nhiều chủ đầu tư làm được vì liên đới các yếu tố khác nhau trong dự án/công trình.
Trong khi đó, bản thân khách hàng mua căn hộ lại luôn có xu hướng được nhìn thấy căn hộ thực tế, trải nghiệm đầy đủ về vật liệu, cách bài trí căn phòng, hướng…thay vì nhìn thấy căn hộ mẫu lung linh trước đó. “Mạnh tay” đầu tư để hoàn thiện căn hộ thực tại dự án đang xây được xem là cách làm hay của doanh nghiệp vừa chứng minh với khách mua về tiến độ dự án, vừa gầy dựng được niềm tin về những cam kết chất lượng căn hộ cho khách hàng.
Khách mua căn hộ đang quan tâm điều gì nhất?
Thực tế đã chứng minh những lùm xum xung quanh các dự án chung cư bên cạnh đến từ các yếu tố tiến độ, uy tín của chủ đầu tư thì còn xuất phát từ những bức xúc không đáng có từ phía khách hàng liên quan đến những cam kết của chủ đầu tư trước đó.
Câu hỏi: Khách hàng hiện quan tâm điều gì nhất trước khi “xuống tiền” mua căn hộ đã được nhiều chuyên gia, doanh nghiệp chỉ ra. Có thể sắp xếp các yếu tố theo thứ tự tăng dần:
Giá cả: Đó là lý do những dự án căn hộ có mức giá vừa tầm, trên dưới 1.5 tỉ đồng/căn đến 2 tỉ đồng/căn luôn hấp thụ tốt trên cả thị trường sơ cấp lẫn thứ cấp. Là bởi, những dự án này phù hợp với thu nhập của số đông khách mua trên thị trường- những người trẻ. Tuy vậy, theo các chuyên gia, giá cả nhiều khi không phải là yếu tố hàng đầu để quyết định đến việc mua căn hộ của khách hàng.
Tiến độ dự án: Hầu hết những lùm xum của khách hàng liên quan đến dự án đa phần xuất phát từ yếu tố này. Mặc dù thời gian gần đây, tình trạng dự án chậm tiến độ, giao nhà trễ cả năm trời đã phần nào giảm nhưng thực tế, vẫn có những khách hàng bức xúc vì đóng tiền đến 95% nhưng nhà mãi không được nhận. Tiến độ “rùa bò” của một số dự án là nguyên nhân khiến khách hàng khá dè chừng với việc xuống tiền mua căn hộ.
Uy tín của chủ đầu tư: Yếu tố này liên quan đến yếu tố tiến độ dự án. Đó là lý do, hiện nay một số chủ đầu tư “tăng tốc” để bàn giao nhà đúng tiến độ như cam kết với khách hàng nhằm ghi điểm và cũng là cách khẳng định sự uy tín của doanh nghiệp với khách mua nhà.
Trong quá trình mua nhà, nhiều khách hàng nhìn vào yếu tố uy tín, thương hiệu của CĐT trên thị trường để quyết định nhằm có được sự an tâm.
Thực tế, trên thị trường không nhiều chủ đầu tư làm căn hộ thật để khách hàng trải nghiệm vì liên đới nhiều yếu tố khác nhau
Chất lượng căn hộ/dự án: Đây được xem là yếu tố xếp hàng đầu trước bối cảnh nhu cầu sở hữu nhà ngày càng chất lượng của khách mua. Với những khách hàng trẻ, bên cạnh yếu tố giá hợp lý thì căn hộ có chất lượng hay không, sự đầu tư của CĐT vào dự án đến đâu được họ cực kì quan tâm. Từ lý do này, một số CĐT đã chấp nhận giảm lợi nhuận để làm dự án bài bản chất lượng từ vật liệu đến xây dựng. Chính yếu tố này liên đới đến yếu tố uy tín của CĐT trên thị trường và củng cố niềm tin của khách hàng với dự án. Việc các CĐT đầu tư căn hộ thật ngay tại dự án đang xây dựng cũng để khách hàng trải nghiệm cũng là cách minh chứng cho yếu tố chất lượng mà CĐT đã cam kết với khách hàng trước đó. Đây cũng là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến thanh khoản của dự án.
Theo các doanh nghiệp, sự cạnh tranh bằng chất lượng dự án, đáp ứng đúng vào nhu cầu ở thực/chất lượng sống của người dân sẽ không bao giờ là cũ. Yếu tố chất lượng này liên quan đến việc đầu tư tiện ích nội khu dự án; quản lý khâu dịch vụ sau bán hàng; căn hộ thực bàn giao đúng với kì vọng của khách mua….
Trong khi tâm lý của khách mua nhà là muốn được trực tiếp nhìn thấy căn hộ thật thay vì căn hộ mẫu lung linh trước đó
Theo Hiệp hội BĐS Tp.HCM, trước bối cảnh nguồn cung khan hiếm trong khi nhu cầu về nhà ở của người dân, dân số Tp.HCM vẫn tăng lên đáng kể thì đối với doanh nghiệp phát triển BĐS cần phải nâng cao tính chuyên nghiệp; có năng lực tài chính; xây dựng tinh thần doanh nghiệp, văn hóa doanh nghiệp; trong đó tôn trọng lợi ích chính đáng của khách hàng được xem là yếu tố cạnh tranh quan trọng nhất trên thị trường hiện nay.
“Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần cơ cấu lại đầu tư, chuyển hướng đầu tư các dự án nhà ở vừa túi tiền đang có nhu cầu rất lớn và tính thanh khoản cao, an toàn”, đại diện Hiệp hội BĐS Tp.HCM nhấn mạnh.
Theo CafeF
Ông Nguyễn Thanh Hùng, Chủ tịch Hội đồng sáng lập Sovico Group đã ký kết biên bản thoả thuận hợp tác với ông David Fox, Chủ tịch điều hành của Linfox Airports, công ty đang khai thác 2 sân bay Avalon và Essendon.
Theo đó, hai bên thống nhất hợp tác phát triển trong các lĩnh vực vận chuyển hành khách và hàng hoá qua đường hàng không, phát triển cơ sở hạ tầng hàng không và các khu lưu trú tại Australia cũng như tạo điều kiện để mở và kết nối các đường bay giữa Việt Nam, Australia và các nước trong khu vực trong thời gian tới.
Biên bản thoả thuận đồng thời tạo tiền đề để hai bên tiến tới hợp tác toàn diện, bao gồm cả khả năng thành lập các công ty liên doanh giữa Sovico Group và các công ty thành viên của Linfox Group trong các mảng hàng không, chuỗi cung ứng, hạ tầng sân bay cũng như phát triển các dịch vụ giải trí, du lịch, khách sạn và cung cấp các dịch vụ tài chính, ngân hàng…
Linfox Group là tập đoàn đầu tư đa ngành của Australia về hàng không, bất động sản, vận tải, cung ứng, phát triển hạ tầng và ngân hàng.
Theo Trí Thức Trẻ
Bất động sản công nghiệp, nghỉ dưỡng và tài sản khai thác cho thuê tốt được dự báo khuấy động thị trường cuối năm 2019.
Phó trưởng khoa Kinh doanh quốc tế - Marketing Đại học Kinh tế TP HCM, Huỳnh Phước Nghĩa cho biết, nhu cầu đầu tư bất động sản đang chịu sự tác động rất lớn từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và diễn biến nền kinh tế vĩ mô cũng như tiến độ pháp lý.
Trong 8 tháng qua, tâm lý nghe ngóng chờ đợi và đầu tư phòng thủ kiểu "ăn chắc mặc bền" đang có xu hướng mạnh dần. Vì vậy, trong những tháng cuối năm 2019 các loại hình bất động sản có khả năng mang lại dòng tiền sẽ trở nên hấp dẫn hơn. Chuyên gia này chỉ ra 3 kênh đầu tư hứa hẹn diễn biến tích cực nhất trên thị trường bất động sản trong nửa cuối năm.
Bất động sản khu công nghiệp
Theo ông Nghĩa, công nghiệp sẽ là lĩnh vực hấp dẫn nhất trong nửa cuối năm 2019 trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ - Trung ngày càng phức tạp. Cuộc so găng này góp thêm chất xúc tác giúp Việt Nam lọt vào tầm ngắm của nhiều nhà sản xuất nước ngoài, ít nhiều giúp Việt Nam hưởng lợi bởi các nhà sản xuất sẽ dịch chuyển chuỗi cung ứng từ Trung Quốc sang các quốc gia Đông Nam Á có chi phí thấp hơn.
Bên cạnh đó, việc Việt Nam nỗ lực mở rộng khu vực thương mại tự do, trong đó mới nhất là Hiệp định thương mại tự do Châu Âu – Việt Nam (EVFTA) vừa được ký kết vào cuối tháng 6/2019, cũng được kỳ vọng tăng cường sức hấp dẫn của thị trường công nghiệp Việt Nam, thúc đẩy nhu cầu với bất động sản công nghiệp.
Nhu cầu thuê tăng mạnh nhờ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang leo thang đã đẩy giá thuê đất công nghiệp, mặt bằng, nhà xưởng tại thị trường Việt Nam tăng cao 10-15% tùy khu vực và vùng miền. Trong những tháng còn lại của năm, bất động sản công nghiệp có thể gia tăng nguồn cung đồng thời có nhiều thương vụ mua bán sáp nhập hoặc đón thêm nhiều khách thuê mới cũng như nhà đầu tư.
Bất động sản nghỉ dưỡng
Thống kê sơ bộ trong 8 tháng qua, nguồn cung bất động sản nghỉ dưỡng đang phủ sóng khá dày đặc trên khắp các chợ địa ốc cả nước. Cùng với sự gia tăng rổ hàng, có khoảng trên 65% người tham gia thị trường địa ốc năm 2019 đang chọn bất động sản ven biển để đầu tư.
Điểm khác biệt lớn so với giai đoạn trước đó là nhà đầu tư cá nhân và doanh nghiệp đang quen dần với bán kính dịch chuyển thị trường xa hơn, độ mở cũng như quy mô của thị trường cũng ngày càng lớn hơn.
Ông Nghĩa khẳng định, làn sóng đầu tư bất động sản ven biển tại Việt Nam sẽ còn dâng cao trong vài quý tới. Sự phát triển mạnh mẽ của kênh đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng do tăng trưởng du lịch ấn tượng, kết nối hạ tầng liên vùng đang tốt dần lên bao gồm cả đường bộ và hàng không.
Bên cạnh sự gia tăng lượng khách du lịch quốc, du lịch trong nước cũng phát triển mạnh mẽ về lượng và biến đổi về chất (thói quen du lịch, thị hiếu tiêu dùng khi du lịch) nhờ đời sống người dân được nâng cao, nhu cầu trải nghiệm ngày càng lớn. Trong vài quý đến vài năm tới, làn sóng đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng hứa hẹn sẽ còn tiếp tục tăng lên do Việt Nam hiện nay vẫn chưa khai thác hết tiềm năng to lớn của ngành công nghiệp không khói.
Bất động sản đa năng: sở hữu - tích lũy - khai thác
Theo ông Nghĩa, trong 8 tháng đầu năm 2019 thị trường bất động sản có xu hướng giá đi ngang, giao dịch sụt giảm, nguồn cung tại các đô thị lớn trên đà giảm tốc. Tâm lý nhà đầu tư vì vậy bắt đầu bước vào vùng do dự và phòng thủ nhiều hơn so với giai đoạn 2016-2018.
Do đó, trong những tháng cuối năm 2019 nhiều khả năng các loại hình bất động sản nhà ở, văn phòng, thương mại và dịch vụ có thể đáp ứng nhu cầu vừa sở hữu tài sản vừa tích lũy để gia tăng giá trị đồng thời có thể khai thác cho thuê ngay sẽ hút vốn đầu tư hơn là loại sản phẩm đầu tư lướt sóng thông thường. Xu hướng tâm lý này được xem là một bước đệm phòng thủ cho kịch bản khó đoán của thị trường trong 12 tháng tới.
Theo VnExpress
Trong bối cảnh hiện nay, các chuyên gia nhận định bất động sản du lịch đang là kênh đầu tư hấp dẫn
Sức cầu lớn đối với bất động sản du lịch
Nhận định về diễn biến của căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, PGS.TS Trần Đình Thiên cho biết: “Căng thẳng thương mại sẽ khiến tỷ giá hối đoái USD - NDT khó lường. Nhà đầu tư sẽ khó đưa ra những tính toán cụ thể. Bởi đây là hai đồng tiền ảnh hưởng lớn nhất đến thị trường tiền tệ của Việt Nam. Trong bối cảnh đó, dòng tiền đầu tư đổ vào Việt Nam có thể tăng lên, tạo ra sức cầu rất lớn cho bất động sản, trong đó có bất động sản du lịch”.
Ông Thiên cũng đưa ra dự báo năm nay du lịch sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt. Động thái này sẽ tác động tích cực lên thị trường bất động sản du lịch.
Theo ông Nguyễn Mạnh Khởi, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Nhà và Thị trường Bất động sản (Bộ Xây dựng), bất động sản du lịch là xu hướng đầu tư trong những năm gần, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước.
“Thị trường bất động sản du lịch của những tháng còn lại trong năm 2019 còn tiềm năng rất lớn vì nhu cầu du lịch nghỉ dưỡng ngày càng tăng. Một số loại hình du lịch mới như nghỉ dưỡng tham quan, nghỉ dưỡng chữa bệnh, hội thảo hội nghị, du lịch tâm linh, du lịch mua sắm… đang có xu hướng phát triển. Hơn nữa, hiện nhiều địa phương cũng đang tổ chức mời gọi đầu tư vào bất động sản du lịch ”, ông Khởi phân tích.
Các chuyên gia cho rằng, thời gian tới, những địa phương còn thiếu các sản phẩm BĐS du lịch nghỉ dưỡng 4 - 5 sao nhưng có nhiều tiềm năng về du lịch, sẽ là điểm đến của các nhà đầu tư địa ốc. Các nhà đầu tư đang dồn sự quan tâm về các vùng đất mới nổi, còn nhiều dư địa tăng trưởng như: Quy Nhơn (Bình Định), Tuy Hòa (Phú Yên), Phan Rang - Tháp Chàm(Ninh Thuận)…
“Những nhà đầu tư có tầm nhìn dài hạn thường chọn các thị trường mới bắt nhịp trở lại, hoặc mới nổi vì sẽ có dư địa tăng trưởng mạnh trong tương lai…”, bà Dương Thị Thùy Dung, Giám đốc cấp cao CBRE Việt Namcho biết.
Cam kết sinh lời hấp dẫn
Theo các chuyên gia, xu thế đầu tư bất động sản du lịch đang dịch chuyển từ những thành phố lớn tại Quảng Ninh, Đà Nẵng, Khánh Hòa… sang các địa phương còn nhiều tiềm năng lợi thế về du lịch biển như Quy Nhơn, Phan Thiết, Ninh Thuận…
Đáng nói, những dự án bất động sản du lịch mới ra đời với những lợi thế về vị trí, tiềm năng sinh lời đang tạo ra sức hút lớn với các nhà đầu tư. Trong đó nổi bật là dự án SunBay Park Hotel & Resort Phan Rang mới ra mắt tháng 4/2019 nhưng đã gây ấn tượng mạnh nhờ chính sách khác biệt sinh lời đều đặn cho nhà đầu tư. Theo đó, để tạo điều kiện và gia tăng tối đa lợi ích cho nhà đầu tư khi sở hữu các căn hộ nghỉ dưỡng tại dự án, chủ đầu tư Crystal Bay và các đối tác đã cam kết thuê lại trọn đời dự án, tương đương 60 năm. Mức tiền thuê Crystal Bay đưa ra được tính theo tỷ giá đô la, cùng điều khoản tiền thuê tăng 2% mỗi năm.
Tính theo phương án này với căn hộ 2 phòng ngủ của dự án, nhà đầu tư sẽ có tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư hơn 109% sau 12 năm, tương ứng số tiền hơn 4,23 tỷ đồng. Tổng thu nhập sau 60 năm hơn 25,8 tỷđồng, tương đương tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư khoảng hơn 669%. Đây là một con số không tưởng với các loại hình đầu tư an toàn hiện nay. Tiền lãi tăng đều qua mỗi năm cũng đồng nghĩa việc các nhà đầu tư bỏ tiền một lần và có lợi nhuận suốt đời với mức tiền theo tỉ giá USD tăng trưởng ổn định.
Nhận định về mức cam kết trên, ông Nguyễn Thế Điệp, Phó chủ tịch Thường trực CLB Bất động sản Hà Nội cho biết: “Các chủ đầu tư bất động sản du lịch đang tìm giải pháp tài chính có lợi nhất cho nhà đầu tư. Với việc cam kết thuê lại trọn đời, nhà đầu tư vừa được đảm bảo ổn định về mặt tài chính mà vẫn hưởng phần gia tăng do chủ đầu tư mang lại. Đây là mô hình cần được tạo điều kiện thuận lợi để nhân rộng nhằm thu hút nguồn lực trong thời gian tới”.
Theo Báo Giao Thông
5 năm trở lại đây, hàng hải được đánh giá là một trong những ngành có sự đột phá mạnh mẽ trong công tác cải cách thủ tục hành chính.
Tàu lớn làm hàng tại cảng Hải Phòng. Ảnh: Tạ Tôn
Thời gian qua, hàng hải Việt Nam mang một hình ảnh mới khi tích cực tham gia các tổ chức, công ước quốc tế, nâng cao vị thế quốc tế và “đón sóng” cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại lợi ích bền vững cho doanh nghiệp (DN).
Hội nhập sâu rộng, tăng vị thế trên trường quốc tế
Ông Phan Nguyễn Hải Hà, Trưởng phòng Hợp tác quốc tế (Cục Hàng hải VN) cho biết, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước nhằm đạt mục tiêu của Chiến lược biển và các nhiệm vụ đặt ra đối với ngành hàng hải, những năm qua, Cục Hàng hải VN đã chủ động xúc tiến triển khai công tác hợp tác quốc tế và hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế.
“Hiện tại, Việt Nam đã là thành viên chính thức của 7 tổ chức và diễn đàn quốc tế về hàng hải, bao gồm: Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO); Hiệp hội các cơ quan quản lý hỗ trợ hàng hải và hải đăng quốc tế (IALA); Diễn đàn các nhà lãnh đạo cơ quan hàng hải châu Á - Thái Bình Dương (APHoMSA); Tổ chức Vệ tinh hàng hải quốc tế (Imso/Inmarsat); Thỏa thuận về kiểm tra Nhà nước cảng biển khu vực châu Á-Thái Bình Dương (Tokyo Mou), Chương trình COSPAS-SARSAT quốc tế và Mạng lưới dịch vụ cảng biển APEC (APSN).
Hiện Việt Nam cũng đã gia nhập 19 công ước và Nghị định thư về hàng hải của IMO, 1 công ước của Liên hợp quốc và 1 công ước của Tổ chức Lao động quốc tế. Việt Nam cũng đã ký hiệp định vận tải biển/hiệp định hàng hải song phương cấp chính phủ với 28 quốc gia và vùng lãnh thổ; Ký thỏa thuận công nhận giấy chứng nhận chuyên môn với 32 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Công tác xúc tiến đầu tư nước ngoài cũng được Cục Hàng hải VN tích cực triển khai đàm phán, cung cấp nguồn vốn phát triển hạ tầng hàng hải Việt Nam như: Dự án ODA không hoàn lại của Chính phủ Hàn Quốc hỗ trợ kỹ thuật nghiên cứu Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam giai đoạn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050; Chính phủ Nhật Bản thông qua nguồn vốn ODA hỗ trợ Việt Nam phát triển kết cấu hạ tầng cảng biển và các dự án đầu tư xây dựng cảng Cái Lân, cảng Cái Mép - Thị Vải, cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng”, ông Hà thông tin.
Ông Bùi Thiên Thu, Phó cục trưởng Cục Hàng hải VN cho rằng, việc trở thành thành viên chính thức và tham gia các công ước, hoạt động trong các tổ chức quốc tế và khu vực về hàng hải giúp Việt Nam thể hiện vị thế trong cộng đồng hàng hải quốc tế và khu vực, có cơ hội giao lưu, học hỏi kinh nghiệm trên các lĩnh vực của ngành; Giải quyết các vấn đề chung như: Ô nhiễm môi trường, tìm kiếm cứu nạn, quyền tự do đi lại của tàu biển trong khu vực, đảm bảo công tác an toàn, an ninh hàng hải nói riêng và an ninh quốc phòng nói chung.
Cũng theo ông Thu, việc ký kết các thỏa thuận công nhận giấy chứng nhận khả năng chuyên môn cho thuyền viên với các quốc gia và vùng lãnh thổ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các thuyền viên Việt Nam làm việc trên các tàu treo cờ của các quốc gia và vùng lãnh thổ đó, tạo thuận lợi cho hoạt động cung ứng thuyền viên ra nước ngoài làm việc, đem lại nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
“Cùng đó, việc thực hiện công tác xúc tiến đầu tư nước ngoài đã giúp ngành hàng hải thực hiện xã hội hóa, giảm gánh nặng đầu tư của Nhà nước trong lĩnh vực xây dựng và khai thác kết cấu hạ tầng cảng biển, công nghiệp tàu thủy và nâng cấp trang thiết bị, cơ sở đào tạo”, ông Thu nói.
Đột phá cải cách thủ tục hành chính để doanh nghiệp hưởng lợi
Bên cạnh hội nhập, mở rộng quan hệ với các tổ chức, diễn đàn hàng hải và các quốc gia trên thế giới, 5 năm trở lại đây, hàng hải được đánh giá là một trong những ngành có sự đột phá mạnh mẽ trong công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC).
Trao đổi với Báo Giao thông, ông Nguyễn Xuân Sang, Cục trưởng Cục Hàng hải VN cho biết, sau khi Bộ luật Hàng hải năm 2015 được Quốc hội thông qua, đơn vị đã thực hiện quyết liệt công tác cải cách TTHC, rà soát lại quy định các thủ tục cấp phép cho tàu thuyền vào, rời cảng biển theo hướng đơn giản hóa, hạn chế phát sinh thủ tục không cần thiết.
“Hiện tổng số thủ tục trong lĩnh vực hàng hải được công bố là 101 TTHC, trong đó có 21 thủ tục được đề xuất cắt giảm, đạt 21,7%”, ông Sang nói.
Về dịch vụ công trực tuyến, theo ông Sang, Cục Hàng hải VN là cơ quan đi đầu trong việc tham gia thực hiện Cơ chế một cửa Quốc gia ngay từ giai đoạn 1 (năm 2014). Hiện, Cục Hàng hải đã xây dựng lộ trình, triển khai: 58 TTHC mức độ 2; 39 thủ tục cung cấp trực tuyến mức độ 3; 9 thủ tục về quản lý thuyền viên cung cấp trực tuyến mức độ 4.
“Đặc biệt, việc thực hiện cung cấp 11 TTHC lĩnh vực hàng hải tham gia Cơ chế một cửa Quốc gia tại 25 cảng vụ hàng hải nâng cao công khai, minh bạch, chất lượng giải quyết TTHC của cơ quan quản lý nhà nước mà còn giúp DN vận tải rút ngắn được tương đối chi phí, thời gian trong mỗi chuyến hành trình.
Theo thống kê, tổng số hồ sơ điện tử được 25 cảng vụ hàng hải tiếp nhận, phê duyệt từ ngày 1/1/2019 - 15/6/2019 là hơn 41.100 hồ sơ, đạt tỷ lệ 92%”, ông Sang thông tin.
Theo Báo Giao Thông
Bộ Xây dựng vừa yêu cầu các tỉnh, thành phố chỉ đạo đơn vị chức năng trực thuộc, cơ quan chuyên môn đăng tải các đồ án quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết thuộc thẩm quyền phê duyệt cấp tỉnh, huyện lên Cổng thông tin điện tử quyhoach.xaydung.gov.vn.
Nội dung thông tin đăng tải trong các đồ án quy hoạch xây dựng và đô thị bao gồm: quyết định phê duyệt, bản đồ hiện trạng, sơ đồ tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan, bản đồ quy hoạch sử dụng đất, bản đồ giao thông, thuyết minh tóm tắt...
Hiện Cổng thông tin Quy hoạch xây dựng và Quy hoạch đô thị Việt Nam đã được cơ quan quản lý cập nhật một số dữ liệu gồm quyết định, hình ảnh quy hoạch của các tỉnh.
Theo ông Phạm Hồng Hà, Bộ trưởng Xây dựng, giải pháp lập cổng thông tin điện tử quốc gia về quy hoạch đô thị sẽ giúp người dân và doanh nghiệp có thể nắm bắt thông tin, giám sát quy hoạch.
Việc lập cổng thông tin quốc gia về quy hoạch đô thị cũng nhận được đồng tình từ Bộ Tài nguyên & Môi trường, đơn vị cùng quản lý lĩnh vực đất đai tại phiên chất vấn ở kỳ họp Quốc hội tháng 5.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà nói, việc lập cơ sở dữ liệu đất đai và đưa giao dịch mua bán trao đổi lên sàn giao dịch sẽ giúp hình thành giá trị đất trung bình của thị trường sau 5 - 10 năm. "Khi đó việc định giá đất đai sẽ minh bạch, có cơ sở khoa học", ông nhận xét.
Tình trạng thiếu minh bạch quy hoạch gây bức xúc dư luận gần đây. Nhiều dự án tại Hà Nội từng được quảng cáo là kiểu mẫu tại Hà Nội như Linh Đàm, Trung Hòa Nhân Chính, Ngoại giao đoàn, Nam Thăng Long (Ciputra)... bị chủ đầu tư đề xuất điều chỉnh tăng tầng, mật độ cư dân, song không xin đầy đủ ý kiến của cộng đồng cư dân, không công khai. Thậm chí, có nhiều dự án thay đổi tới 6 lần quy hoạch.
Đặc biệt, sau khi thay đổi quy hoạch, nhiều cư dân dự án không biết, cho đến khi một vài công trình được xây dựng hoặc hoàn tất, đưa vào vận hành. Các thông tin về quy hoạch này họ cũng không được tiếp cận.
Tại Nghị quyết số 83 (14/6) của Quốc hội về hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 7 và Chỉ thị số 05 (ngày 1/3) của Thủ tướng, Bộ Xây dựng được giao nhiệm vụ xây dựng Cổng thông tin điện tử quốc gia về quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị.
Theo VnExpress
Chuyên gia bất động sản từ Savills cho biết, trong 6 tháng cuối năm, bất động sản siêu sang sẽ có một số thay đổi ở thị trường tiêu thụ và đầu tư.
Thị trường đầu tư bất động sản: cục diện thay đổi
Từ đầu năm 2019 trở về các năm trước, nhà đầu tư nước ngoài đang tiêu thụ bất động sản hạng sang tỷ trọng 30% mua theo room và một lượng không nhỏ thuê dài hạn, nhà đầu tư trong nước gần như lép vế.
Tuy nhiên cục diện có xu hướng thay đổi dần vào nửa cuối năm 2019 với số lượng người Việt sẵn sàng mua bất động sản siêu sang tăng dần lên, tỷ trọng này có thể đạt 35-40%.
Điều đó cho thấy xu hướng đầu tư bất động sản hạng sang đang trở nên ngày càng hấp dẫn giới siêu giàu trong nước.
Theo số liệu tổng hợp gần đây từ CBRE Việt Nam, tỷ lệ bán của các căn hộ hạng sang ở quận 1 là 89%. Căn hộ cho thuê tại Tp.HCM có mức sinh lời 6-8%/năm, gần gấp đôi so với ở Hà Nội, trong đó, mức sinh lời lớn nhất đến từ bất động sản hạng sang. Giá thuê khu vực trung tâm cũng tăng nhẹ 0,4% so với cùng kỳ năm trước, đạt 128,6 USD mỗi m2 một tháng. Với những gì đang diễn ra có thể thấy bất động sản cao cấp tại trung tâm quận 1 như thỏi nam châm hút giới đầu tư Hà Nội.
Theo thống kê lượt tìm kiếm từ khóa trên Google, người Hà Nội chủ yếu tìm kiếm các loại bất động sản hạng sang ở quận 1 và quận 3, trong đó 86% là ở quận 1 do có lợi thế vượt bậc về cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông phát triển và thuận tiện cho các hoạt động thương mại.
Theo một nghiên cứu mới đây của DKRA cho thấy, tỷ lệ người Hà Nội mua nhà tại Tp.HCM luôn áp đảo tỷ lệ người Tp.HCM mua nhà tại Hà Nội. Đặc biệt tại các dự án mới, có vị trí đắc địa tại Tp.HCM khi mở bán người Hà Nội nói riêng và các tỉnh phía Bắc nói chung có tỷ lệ sở hữu khoảng 15-20%. Hiện nay cứ 5 năm dân số Tp.HCM tăng thêm 1 triệu dân, trong số này tỷ lệ nhập cư từ các tỉnh phía Bắc chiếm tỷ lệ đáng kể từ đó nhu cầu về nhà ở, đầu tư cũng tăng theo.
a
Điểm sáng của bất động sản phân khúc hạng sang
Thị trường nhà ở hạng sang ở vùng lõi trung tâm Sài Gòn trong nửa cuối năm 2019 là sân chơi gần như một mình một ngựa của rất ít dự án được ra mắt. Đây cũng là rổ hàng độc quyền trong giai đoạn 2018-2020. Chính vì sự độc quyền dẫn đến khan hiếm và vị trí đắc địa có một không hai của bất động sản hạng sang nên đây vẫn là kênh hút vốn của các nhà đầu tư có tài chính mạnh hoặc giới siêu giàu.
Đánh giá là vậy, song không phải bất cứ dự án căn hộ hạng sang nào bung ra thị trường cũng có thể khiến giới đầu tư và khách hàng "hồ hởi" chạy theo đặt mua.
Tiện ích sống được đánh giá là tiêu chí không thể bỏ qua để "xếp thứ hạng" cho một dự án căn hộ hạng sang. Đặc biệt đối với các gia đình trẻ hiện đại, họ coi trọng các tiện ích đồng bộ mang tiêu chuẩn quốc tế với môi trường học tập, làm việc, tận hưởng hoàn hảo cho mỗi thành viên, để mỗi tổ ấm là nơi kết nối, yêu thương và thể hiện bản sắc cá nhân qua cách hưởng thụ cuộc sống sành điệu.
Thực tế cho thấy, không chỉ khách hàng chờ mong những căn hộ hạng sang "xứng tầm để sống" mà ở khía cạnh đầu tư, những chuyên gia cũng chờ mong các dự án nhắm đúng vào nhu cầu sống thực, sống mới, sống sang và sống sành cho cư dân vì đây vốn là hướng đi bền vững cho các thị trường bất động sản của tương lai.
Theo VnEconomy