Trong khi một loạt chuỗi cà phê đình đám một thời như The KAfe, Saigon Café, Urban Station, Gloria Jean’s… đã phải đóng cửa hoặc thu hẹp hoạt động, thì Highlands Coffee lại đang làm ăn rất tốt.
Xuất hiện ở hầu khắp các tòa nhà lớn và trung tâm thương mại ở Hà Nội và Sài Gòn, án ngữ ở những vị trí ngoài trời thuộc hàng độc đắc, Highlands có lẽ là chuỗi cửa hàng cà phê thành công nhất ở Việt Nam, tính đến thời điểm hiện tại.
Với những người thường xuyên ghé uống cà phê ở chuỗi Highlands, việc đến quán và phải chật vật mới tìm được chỗ đã trở nên không mấy xa lạ, đặc biệt là buổi tối và cuối tuần.
Phương Lâm, sinh viên một trường đầu bếp, cho biết anh rất thích đến Highlands một mình và thường chọn cửa hàng ở Hai Bà Trưng (TPHCM). Anh thường ngồi tại góc có thể quan sát được cả đường Hai Bà Trưng và Võ Thị Sáu. "Tôi thích chỗ này, vị trí ngồi này vì được ngắm dòng người qua lại. Đây là cách tôi chọn để thư giãn", Lâm nói.
Anh Lâm cho biết khi đến Highlands, anh thường chọn trà xanh. Theo anh, loại này giá chấp nhận được. Nếu so sánh trà đào thì ở Phúc Long ngon hơn. Tuy nhiên, Lâm vẫn chọn Highlands vì không gian thoải mái hơn, tiện nghi hơn và không phải xếp hàng đợi như ở Phúc Long.
Anh Long không phải trường hợp cá biệt. Là một trong những thương hiệu chuỗi cửa hàng cà phê đầu tiên có mặt tại Việt Nam, Highlands Coffee hiện tại là chuỗi cà phê có số lượng cửa hàng lớn nhất.
Highlands Coffee thuộc quyền sở hữu của Công ty Việt Thái Quốc tế do ông chủ David Thái, một Việt kiều thành lập năm 2002. Tuy nhiên, cách đây 5 năm, thương hiệu này đã được chuyển giao cho một DN ngoại là Jollibee của Philippines.
Tập đoàn này đã chi ra 25 triệu USD để mua lại 49% bộ phận kinh doanh Việt Nam và 60% bộ phận kinh doanh tại Hong Kong (Trung Quốc) của tập đoàn Việt Thái Quốc tế do doanh nhân David Thái sở hữu.
Bên cạnh đó, Jollibee đã cho công ty của David Thái vay thêm 35 triệu USD với lãi suất 5%. Theo lời chia sẻ với báo giới của đại diện Jollibee, khoản tiền này Việt Thái sẽ đầu tư cho tương lai.
Hiện tại Jollibee đã nâng sở hữu cổ phần lên 60% trong công ty liên doanh SuperFoods Group được thành lập sau thương vụ với David Thai.
Kể từ sau khi về tay Jolibee, chuỗi cà phê Highlands đã trải qua những bước mở rộng mạnh mẽ, đặc biệt là trong những năm gần đây. Nếu năm 2014, Highlands mới chỉ có 60 cửa hàng thì đến nay con số này đã lên đến 230.
Tốc độ mở rộng ấn tượng này của Highlands bỏ xa các đối thủ khác trong ngành. Kể cả thương hiệu thống trị toàn cầu như Starbucks cũng không thể theo kịp. Starbucks, sau hơn 3 năm có mặt tại Việt Nam, “nàng tiên cá” mới mở được 27 cửa hàng, chủ yếu tập trung tại Sài Gòn. Trong khi đó, tại Hà Nội, Starbucks mới chỉ có 7 điểm bán ở những vị trí nhỏ hơn so với Highlands rất nhiều.
Đi cùng sự mở rộng về quy mô là tốc độ tăng trưởng cao về doanh thu. Năm 2017, CTCP Dịch vụ Cà phê Cao Nguyên – chủ sở hữu của chuỗi cà phê Highlands Coffees ghi nhận doanh thu 1.237 tỷ đồng, tăng 47% so với năm trước đó. Doanh thu của Highlans gấp 4 lần so với Phúc Long, 8 lần The Coffee House và khoảng 3 lần so với chuỗi cà phê đình đám Starbucks.
Anh Patrick, một người Mỹ đã ở Việt Nam 12 năm và có vợ người Việt cho biết, anh đến Highlands khá thường xuyên, một lần mỗi tuần. Từng uống nhiều loại cafe ở Sài Gòn, gồm cả các thương hiệu lớn và cả cafe vỉa hè, Patrick cho rằng, cà phê Highlands không quá ngon, nhưng nó “ổn” nếu so sánh mức giá với chất lượng đồ uống và dịch vụ. Điểm duy nhất anh không ưng ý, đó là Highlands có khá nhiều người hút thuốc lá.
"Ngoài ra, trước đây, Highlands còn phục vụ nhiều món Tây nhưng giờ không còn nữa. Có thể thương hiệu thay đổi khẩu vị cho khách", Patrick nói.
Trên thực tế, việc thay đổi thực đơn của Highlands không hẳn chỉ để đổi khẩu vị, mà là sự thay đổi trong định vị thương hiệu.
Sau khi có sự góp mặt của Jollibee, chuỗi cà phê Highlands đã có sự thay đổi mạnh mẽ. Định vị gắn với liên tưởng thương hiệu (brand association) cao cấp dành cho doanh nhân, trí thức trước đây của Highlands Coffee đã được “bình dân hóa”, nhằm phục vụ nhiều đối tượng khách hàng hơn.
Các khách hàng của Highlands cũng chứng kiến sự thay đổi của chuỗi này về hình thức phục vụ, từ “được phục vụ” thành “tự phục vụ”. Nếu ở quy mô nhỏ thì không thấy rõ, nhưng thay đổi này giúp cho chi phí vận hành của cả chuỗi với hơn 200 cửa hàng giảm đáng kể.
Ngoài ra, thiết kế quán cũng được thay đổi theo hướng đơn giản là một cách hay để tối ưu hóa chi phí. Bàn ghế xịn bọc da trước đây được thay bằng bàn ghế gỗ bình thường, khoảng cách giữa các bàn cũng sát nhau hơn giúp tăng diện tích phục vụ được nhiều khách hàng hơn hẳn. Thêm vào đó, việc cắt giảm menu khiến việc quản lý thực đơn dễ dàng mà số lượng nhân viên cũng không cần quá nhiều.
Vì vậy, khi bước chân vào cửa hàng Highlands, khách sẽ không mất quá nhiều thời gian lựa chọn. Thông thường, khách hàng cũng chỉ chọn một loại đồ uống và gọi thêm một chai nước suối. Highlands giống như một phiên bản nâng cấp của “cà phê bệt” ở Sài Gòn hay Hà Nội.
Để đồng nhất với mô hình mới, giá bán của các món đồ uống cũng có một số điều chỉnh. Các loại đồ uống có giá thấp hơn so với các món tương đồng ở các chuỗi lớn như Cộng Cà phê, Gloria Jeans Coffee, Coffee Bean & Tea Leaf hay sau này là Starbucks… Các món ăn Tây mà anh Patrick yêu thích trước đây, cũng được thay đổi bằng món bánh mì Việt Nam truyền thống.
Ngoài những thay đổi kể trên, một điểm cộng mà Highlands vẫn duy trì được đó là "Vị trí đắc địa". Đa số các quán đều nằm ở góc phố lớn (Cột Cờ Hà Nội, Nhà hát Lớn, Dinh Độc lập...) , hoặc tại các trung tâm thương mại sầm uất nhất (Vincom Bà Triệu, Bitexco, Saigon Center Takashimaya...), thuận tiện cho cả dân văn phòng tụ tập, dân làm ăn gặp gỡ, lẫn khách du lịch vãng lai.
"Sự thay đổi này nhằm đưa Highlands trở thành nơi lý tưởng để thư giãn và cho khách hàng hiện đại với mức giá hợp lý. Cửa hàng được thiết kế nhằm truyền tải các giá trị truyền thống văn hóa Việt Nam: đó là tính cộng đồng gắn kết và sự thân thiện", ông David Thái, Tổng giám đốc Công ty VTI giải thích.
Sự thay đổi về chiến lược định vị của Highlands có vẻ đã phát huy tác dụng.
Kể từ khi khai trương 2 cửa hàng đầu tiên vào năm 2002, sau 16 năm, chuỗi này đã tăng lên con số 230. Nhiều nhất là ở TPHCM với 93 cửa hàng. Diện tích các quán cũng rất đa dạng, có nơi quy mô lớn, có nơi quy mô nhỏ, nhưng tựu chung lại, rất dễ dàng để khách hàng có thể tìm thấy một cửa hàng Highlands.
Riêng quận 1, chuỗi Highlands có 20 cái, gần bằng 1/3 số cửa hàng Highlands ở Hà Nội và gần bằng tổng số cửa hàng Starbucks hiện có ở Việt Nam. Với 230 cửa hàng, Highlands đang cho nhiều đối thủ ngoại "hít khói", như Starbucks (mới chỉ có 27 cửa hàng), Coffee Bean & Tea Leaf (có 15)...
Không phải số 1 về chất lượng, nhưng Highlands lại đang là thương hiệu thành công điển hình nhất của mô hình kinh doanh chuỗi.
Một cuộc khảo sát của Financial Times cho thấy, Highlands là thương hiệu được người tiêu dùng nhắc tới nhiều thứ hai, chỉ sau Trung Nguyên. Mặc dù vậy, thực tế Trung Nguyên giành vị trí cao nhất trong mô hình kinh doanh quán/chuỗi cà phê xét về quy mô nhờ chiến lược phủ 10.000 quán trên toàn Việt Nam khi chỉ cần có bán cà phê và treo bảng hiệu Trung Nguyên. Nếu xét riêng về mô hình chuỗi cửa hàng cà phê, Trung Nguyên không phải đối thủ của Highlands.
Nguyễn Hải Ninh, nhà sáng lập The Coffee House, một chuỗi cửa hàng cà phê cũng đang phát triển rất mạnh cho rằng, thực tế chất lượng đồ uống chỉ là một trong những yếu tố lôi kéo khách hàng về cho thương hiệu, và đó cũng không phải là yếu tố quan trọng nhất.
“Hầu hết mọi người tìm đến quán cà phê để tìm kiếm không gian, để gặp gỡ nhau hoặc làm việc. Vì vậy, nhiệm vụ của chuỗi cà phê là phải đáp ứng được nhu cầu đó”, Ninh nhận định.
Với 230 cửa hàng, Highlands đang làm điều này khá tốt.
Andrew Schnauer, một vị khách đến từ New Zealand, cho biết ông đang đi du lịch ở Việt Nam và đã đến TP HCM được 2 ngày.
"Bạn bè tôi ở Việt Nam bảo tôi rằng hãy đến Highlands. Ở đó đồ uống ngon, có wifi, máy lạnh", ông vừa nói, vừa nhâm nhi ly cafe vừa chờ vợ đang mua sắm ở Saigon Square.
"Vị cafe ở đây còn mạnh hơn cả ở New Zealand trong khi giá bằng một nửa. Nếu lần sau uống cafe, tôi sẽ lại tới Highlands", người đàn ông New Zealand nói.
Theo Trí Thức Trẻ
Ngày 16/10/2018, tại Bản Nịu (Xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch - tỉnh Quảng Bình), anh Phan Văn Giác - Trưởng đại diện VP SAIGONTEL HCM và cũng là đại diện nhà tài trợ SAIGONTEL đã có mặt đồng hành cùng Tân Hoa hậu Trần Tiểu Vy và BTC Sen Vàng trong việc thực hiện Dự án Nhân ái “Đặt Tên Giấc Mơ” dành cho bà con tại Bản Nịu.
Bản Nịu với 31 hộ, 211 nhân khẩu, là 100% là hộ nghèo không điện lưới quốc gia, không đường, không trường, đặc biệt không có nước sạch sinh hoạt. Tất cả các hoạt động hằng ngày như tắm giặt, ăn uống đều bằng nước từ suối Cà Ròong không đảm bảo vệ sinh cũng như chất lượng nguồn nước.
Với dự án Nhân ái này, SAIGONTEL sẽ là nhà đồng hành cùng BTC Sen Vàng thực hiện đào giếng, xây dựng hệ thống xử lý nước sạch, lọc nước, chứa nước, đem nước sạch đến cho bà con dân tộc thiểu số và giếng nước sạch cũng là ước mơ bao đời của người dân Bản Nịu, tỉnh Quảng Bình.
Anh Phan Văn Giác cùng Hoa hậu Trần Tiểu Vy tại Bản Nịu
Hoa hậu Trần Tiểu Vy cùng hỗ trợ việc đào giếng
Ngoài ra, SAIGONTEL còn viết tiếp giấc mơ cho một gia đình ở Thanh Hóa khi ở đó chị P – một nạn nhân chất độc màu da cam hiện đang được chăm sóc tại tại trung tâm điều dưỡng thương binh, mặc dù cuộc sống khó khăn nhưng chị vẫn ấp ủ những giấc mơ về những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
Bên cạnh đó, đại diện SAIGONTEL đã có buổi làm việc trực tiếp cùng Hoa hậu Trần Tiểu Vy tại Văn phòng SAIGONTEL, 12 Phạm Đình Toái, TP HCM.
Tại buổi làm việc, phía SAIGONTEL cũng đã đưa ra một số ý kiến đóng góp tích cực về dự án mà Hoa hậu Trần Tiểu Vy thực hiện. Dự án đang được đẩy nhanh tiến độ để kịp hoàn thành cho Tân Hoa hậu mang Dự án dự thi tại cuộc thi lớn Miss World 2018.
SAIGONTEL có buổi làm việc cùng Hoa hậu Trần Tiểu Vy để thực hiện dự án Nhân ái
Hiện tại, Dự án đang được đẩy nhanh tiến độ để kịp hoàn thành cho Tân Hoa hậu mang Dự án dự thi tại cuộc thi lớn Miss World 2018.
Ban Truyền Thông
Mức tăng trưởng ấn tượng trong 4 năm qua cho thấy thương mại điện tử tại Việt Nam đang là mảnh đất tiềm năng cho các doanh nghiệp trong nước.
Được dự báo tăng trưởng gấp 3 lần so với năm 2015 và cán mốc 900-1.000 tỷ USD, chiếm 22% tổng giá trị thương mại điện tử (TMĐT) toàn cầu vào năm 2020, TMĐT xuyên biên giới hứa hẹn tiếp tục bùng nổ trong nhiều năm tới.
Nhiều tiềm năng, không ít thách thức
Ở châu Á, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có mức tăng trưởng TMĐT nhanh nhất với tốc độ 35% mỗi năm, gấp 2,5 lần so Nhật Bản. Đây cũng là tiền đề để phát triển TMĐT xuyên biên giới, bởi có đến 33% số người mua hàng trực tuyến đã từng mua một mặt hàng nào đó từ nước ngoài.
Theo báo cáo “Kết nối để cạnh tranh 2016: Logistics trong nền kinh tế toàn cầu” của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam đứng thứ 64/160 nước về mức độ phát triển logistics với tốc độ phát triển đạt khoảng 14-16%, quy mô khoảng 40-42 tỷ USD/năm, đứng thứ 4 trong ASEAN sau Singapore, Malaysia, Thái Lan. Tuy có nhiều tiềm năng nhưng đến nay, năng lực cạnh tranh của ngành logistics Việt Nam vẫn còn hạn chế.
Hầu hết doanh nghiệp logistics Việt Nam có quy mô nhỏ và vừa, chưa đủ khả năng tham gia điều hành cả chuỗi logistics như các doanh nghiệp FDI. Trong khi đó, TMĐT xuyên biên giới luôn có sự tham gia của nhiều khâu, nhiều bên, từ trong nước lẫn ngoài nước… Tương ứng là vô vàn giấy tờ, thủ tục ở mỗi khâu, hay những khó khăn trong ngôn ngữ thanh toán quốc tế cũng góp phần tạo rào cản sự phát triển của doanh nghiệp logistics.
Thực tế này đòi hỏi các doanh nghiệp logistics phải xây dựng chuỗi dịch vụ khép kín, thiết lập hệ thống kho vận và trung tâm phân phối, ứng dụng mô hình công nghệ 4.0 vào ngành TMĐT xuyên biên giới. Từ đó, bắt kịp trình độ phát triển của các nước đối tác và đối thủ cạnh tranh trong khu vực.
Mô hình công nghệ trong ngành TMĐT xuyên biên giới
Mới đây, thị trường Việt ghi nhận sự ra mắt của Gido - nền tảng vận chuyển xuyên biên giới dành riêng cho hàng TMĐT (ecommerce parcels) và hàng lẻ (LCL, consol). Qua đó kết nối giữa cá nhân, tổ chức có nhu cầu vận chuyển hàng hóa xuyên biên giới với đơn vị dịch vụ vận chuyển.
Với hệ thống công nghệ hiện đại, nền tảng vận chuyển này giúp người tiêu dùng trải nghiệm xuyên suốt thông tin trong toàn bộ trình vận chuyển xuyên biên giới của sản phẩm.
Hiện Gido có 10 kho nhận hàng ở Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan. Tại Việt Nam, doanh nghiệp này có 2 trung tâm lưu trữ và xử lý hàng hóa với diện tích 15.000 m2; 900 bưu cục gửi nhận hàng, 200 xe tải liên tỉnh, liên huyện; 21.000 tài xế sẵn sàng giao sản phẩm đến 11.000 xã phường.
Hệ thống kho bãi quốc tế của Gido.
Hệ thống ghi nhận 100% vận đơn điện tử. Khách hàng dễ dàng truy cập thông tin và theo dõi trạng thái vận chuyển của đơn hàng đến cấp độ từng sản phẩm, chỉ với vài thao tác ngay trên điện thoại, 24/7 mọi lúc mọi nơi. Toàn bộ thông tin đơn hàng vận chuyển của khách hàng được Gido cập nhật tự động, truyền qua cổng điện tử hải quan, thay mặt khách hàng khai báo thông tin hải quan và vận chuyển tận tay người nhận. Khách hàng cũng có thể tự ra nhận hàng tại bưu cục gần nhất trong số 900 bưu cục của nền tảng vận chuyển này trên toàn quốc.
Gido dự định mở tuyến Nhật Bản tiếp theo vào tháng 12 để nâng tổng số tuyến lên con số 5 (Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản).
Theo Nhịp Sống Kinh Tế
Nhân dịp 20/10, quỹ Từ thiện Khát Vọng và Ban truyền thông SAIGONTEL đã phối hợp tổ chức chiến dịch “MẬT LỆNH 2.0.1.0”
Chiến dịch diễn ra trong vòng 10 ngày từ ngày 08/10/2018 đến 18/10/2018, trong đó chị em SAIGONTEL sử dụng tiền quà tặng của Công đoàn làm vốn để mua hoặc sáng tạo ra sản phẩm, khéo léo thuyết phục người mua sao cho bán được nhiều sản phẩm nhất và với giá cao nhất.
Sau chiến dịch, tổng doanh thu thu được là 166.683.000 đồng, lợi nhuận đều được các chị em đồng ý ủng hộ vào quỹ Khát Vọng với số tiền 87.355.000 đồng. Nhưng hơn hết chính là những “CON SỐ BIẾT NÓI” thể hiện số lượng sản phẩm mà các nữ chiến binh đã bán được.
Một số sản phẩm được bán trong chiến dịch
Sản phẩm "Nem bùi" của nhóm KT - XD Chi nhánh Bắc Ninh
Sản phẩm của nhóm Trung tâm SGN
Sản phẩm nhóm Sản xuất - Phòng Kế toán VP Hà Nội
Kết quả của chiến dịch như sau:
- Giải thưởng “NỮ CHIẾN BINH QUÝ PHÁI” thuộc về nhóm KINH DOANH – CHI NHÁNH BẮC NINH với lợi nhuận thu được là 8.920.000 đồng.
- Giải thưởng “NỮ CHIẾN BINH NHÂN ÁI” thuộc về nhóm LẦU 3 SÀI GÒN với số tiền góp quỹ cao nhất là 5.400.000 đồng
- Giải thưởng “NỮ CHIẾN BINH KHẢ ÁI” thuộc về nhóm SẢN XUẤT với số điểm cao nhất 1065 được yêu thích nhất trên Facebook.
- Giải thưởng “NỮ CHIẾN BINH BẤT NGỜ” trị giá 3.000.000 đồng cho nhóm SAIGONTEL – KHI. Vào những phút cuối cùng mới báo cáo kết quả nhưng Ban Tổ chức hết sức bất ngờ với tài năng gây quỹ của mọi người với số tiền là 12.800.000 đồng trong đó có 5.000.000 được ủng hộ từ bên ngoài.
- Giải thưởng “NỮ CHIẾN BINH XUẤT SẮC” trị giá 2.000.000 đồng thuộc về chị Bùi Thị Quý người phụ nữ xuất sắc bán được 3.300 chiếc bánh tẻ và đây chính là người bán hàng với số lượng cao nhất trong chiến dịch.
Ban Truyền thông
Theo CBRE, mặc dù là loại không gian làm việc linh hoạt đang được ưa chuộng và phát triển nhưng các nhà đầu tư nên tiếp cận với các thay đổi và nhu cầu ngày càng tăng đối với loại hình này của khách thuê một cách có chiến lược hơn, đồng thời cân đối lại danh mục đầu tư của mình.
Cụ thể, các nhà đầu tư nên cân nhắc ưu tiên các yếu tố sau:
Thứ nhất, tinh chỉnh về triết lý đầu tư: Việc đầu tư vào không gian làm việc linh hoạt có thành công hay không sẽ phụ thuộc vào việc thu hút cơ cấu khách thuê đa dạng, cung cấp các điều khoản cho thuê linh hoạt hơn và chú trọng vào các dịch vụ và tiện ích cộng thêm, đặc biệt là các tiện ích hướng đến sức khoẻ.
Thứ hai, phân bố không gian linh hoạt tối đa: Phần lớn các nhà đầu tư tin rằng không gian làm việc chung có thể tăng giá trị của toà nhà nếu diện tích cho không gian làm việc chung chiếm ít hơn 40% tổng diện tích của toà nhà. Kết quả là, chủ dự án/nhà đầu tư được đề xuất nên giữ một tỷ lệ cân bằng tối ưu giữa môi trường làm việc linh hoạt và môi trường làm việc truyền thống tại một tòa nhà/danh mục đầu tư. Trạng thái cân bằng này làm giảm sự phụ thuộc quá nhiều vào tg g nh nàylinh hùng kì năm 2017 o Nhật Bản và Singapore tăng trưởng sát nút àm vieej ợng lao động di động và khách thuê đơn lẻ đồng thời tạo ra tăng tính hợp tác giữa đơn vị quản lý không gian làm việc chung và các khách thuê khác.
NĐT nên tiếp cận với các thay đổi và nhu cầu ngày càng tăng đối với loại hình này của khách thuê một cách có chiến lược hơn, đồng thời cân đối lại danh mục đầu tư của mình.
Thứ ba, khả năng mở rộng và tính hiệu quả là chìa khóa: Khả năng sinh lời của các không gian này phụ thuộc vào một số yếu tố bao gồm: Định vị khách thuê là doanh nghiệp để nâng giá trị của toà nhà, phân bố tối đa 30% hoặc ít hơn không gian cho chỗ ngồi linh hoạt và tăng tỷ lệ văn phòng riêng; Thi công: tìm kiếm các địa điểm phù hợp tại các vị trí tốt, đồng thời kiểm soát chi phí.
Thứ tư, giải quyết các mối quan tâm đến không gian làm việc linh hoạt: Khách thuê chủ yếu quan tâm đến việc suy giảm văn hóa công ty và an toàn dữ liệu. Mối quan tâm thứ hai bao gồm yêu cầu về môi trường, sức khỏe và sự an toàn, chất lượng cơ sở hạ tầng và giữ chân nhân viên.
Thứ 5, hiểu được xu hướng năng động trong thị trường: Mỗi thị trường ở Châu Á Thái Bình Dương có một đặc điểm nổi bật riêng trong việc sử dụng không gian làm việc linh hoạt hiện tại và trong tương lai. Chẳng hạn, Thái Bình Dương: 30% khách thuê hiện đang sử dụng các giải pháp văn phòng làm việc chung nhưng 36% xem xét không sử dụng trong tương lai; ở Trung Quốc: 9% sử dụng không gian làm việc chung do số lượng nhân viên tăng đột biến; khách thuê lựa chọn giải pháp ngắn hạn là chuyển sang không gian có mức độ sử dụng cao hơn và linh hoạt hơn. Ở Ấn Độ: 38% khách thuê có kế hoạch gia tăng danh mục dự án không gian làm việc chung được đầu tư lên hơn 15% trong những năm tới; 60% ưa thích mô hình văn phòng riêng biệt.
Theo CBRE, không gian làm việc chung giải quyết các vấn đề về không gian làm việclinh hoạt và thời gian thuê tạm thời hay ngắn hạn
Thứ 6, không có một kích thước nào phù hợp với tất cả các chiến lược: Việc sử dụng không gian làm việc chung ngày càng phổ biến cho thấy khách thuê đang chuyển sang chiến lược linh hoạt giúp thích nghi với những thay đổi đột ngột trong môi trường kinh doanh.
Thứ bảy, chiến lược tập trung: Tất cả các hoạt động vận hành đều diễn ra ở một văn phòng, tập trung vào tính bảo mật, an toàn dữ liệu và tích hợp các giải pháp thông minh.
"Các NĐT không được bị động trước khách thuê, những người đòi hỏi sự linh hoạt ngày càng cao và sự tăng trưởng của không gian làm việc chung sẽ định hướng lại nhu cầu về văn phòng. Cho dù các NĐT lựa chọn phương thức nào để đối mặt với cuộc cách mạng về không gian này thì cuối cùng cầu về tài sản mang tinh chất tổng hòa giữa không gian truyền thống và không gian linh hoạt vẫn sẽ đánh dấu bước chuyển mình của thị trường", Tiến sĩ Henry Chin, Trưởng bộ phận nghiên cứu, Châu Á Thái Bình Dương, CBRE nhấn mạnh.
Theo Trí Thức Trẻ
Châu Á giữ vững vị trí là nơi tiếp nhận dòng vốn FDI lớn nhất thế giới trong năm 2017, chiếm 36,2% tổng FDI toàn cầu, tăng 8,4% so với năm 2016, theo Báo cáo hội nhập kinh tế châu Á năm 2018 của ADB.
FDI vào châu Á chỉ biến động nhẹ mặc cho FDI toàn thế giới giảm rõ rệt trong năm 2017
Theo dữ liệu của cán cân thanh toán tiêu chuẩn, FDI toàn thế giới năm 2017 giảm 23,4%, đạt mức 1,4 nghìn tỷ USD.
Nguyên nhân của sự sụt giảm này là từ việc cắt giảm FDI từ các nước phát triển, do tỷ suất lợi nhuận trên FDI thấp, mở rộng sản xuất quốc tế hạn chế và môi trường kinh tế thế giới không ổn định đã phần nào làm các nhà đầu tư nản lòng. Vốn FDI chỉ có sự tăng nhẹ tại các nước đang phát triển.
Tuy vậy, châu Á vẫn thu hút được 517,5 tỷ USD FDI trong năm 2017, chỉ giảm 0,5% so với năm 2016. Theo sau Trung Quốc trong top những quốc gia nhận được nhiều FDI nhất là Hồng Kông, Singapore, Australia và Ấn Độ.
Trong khi đó, số liệu hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp, cho thấy cả những vụ sáp nhập, mua lại và đầu tư mới FDI vào châu Á đều giảm đột ngột trong năm 2017 với số lượng 9,3% so với cùng kì năm 2016, trong khi giá trị danh nghĩa của đầu tư mới FDI vào châu Á giảm 43,5%, sáp nhập và mua lại giảm 21,9%.
Mặc dù vẫn là nhà đầu tư vào trong khu vực châu Á lớn nhất, lượng đầu tư của Trung Quốc lại giảm mạnh (70,2%) năm 2017, tác động lớn đến các dịch vụ tài chính và bất động sản. Những nền kinh tế chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ sự sụt giảm đầu tư này là Ấn Độ, Việt Nam, Malaysia và Australia.
Một nước khác đã từng là nhà đầu tư lớn nhất vào châu Á cũng có đã FDI giảm trong năm 2017 là Mỹ với 36,6%. Sự giảm sút tới từ hai quốc gia này chiếm khoảng 59,2% lượng giảm sút FDI đầu tư mới và mua lại, sáp nhập vào châu Á.
Lượng FDI đầu tư mới sụt giảm rất đang quan ngại, do nhiều quốc gia châu Á đã tận dụng nó như một cơ hội để tạo thêm nhiều việc làm, đặc biệt là nguồn nhân lực trong các ngành công nghiệp chế tạo.
Đông Nam Á là khu vực duy nhất của châu Á có lượng FDI đầu tư vào không bị sụt giảm
Số liệu của cán cân thanh toán chỉ ra rằng hơn một nửa lượng FDI đầu tư vào châu Á chảy về khu vực Đông Á. Đông Nam Á chiếm 26,1%, Nam Á và Trung Á mỗi nơi nhận 9% trong khi con số đó của khu vực Thái Bình Dương chỉ dưới 3%. Trong năm 2017, lượng FDI đầu tư vào tất cả các khu vực đều giảm, ngoại trừ Đông Nam Á tăng 12,1% so với năm 2016, tương ứng 14,5 tỷ USD, đạt mức 135,2 tỷ USD.
Indonesia là nước nhận được lượng FDI tăng đột biến, gấp 6 lần so với năm 2016. Nguồn FDI đầu tư vào Myanmar, Philipines, Thái Lan và Việt Nam cũng tăng lên gần 44,9%.
Nguyên nhân một phần là do các công ty Trung Quốc ngày càng gia tăng độ phủ sóng tại thị trường Đông Nam Á, chủ yếu qua hình thức sáp nhập và mua lại, điển hình là thương vụ Tập đoàn Alibaba mua lại PT Tokopedia của Indonesia với giá 1,1 tỷ USD.
Xu thế FDI đầu tư vào Việt Nam
Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, lượng FDI cam kết đầu tư trong 8 tháng đầu năm nay của Việt Nam đạt 24,35 tỷ USD, tăng 4,2% so với cùng kì năm trước. Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore là các nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam, chiếm hơn 65% tổng lượng FDI.
Theo xu thế, các lĩnh vực sản xuất truyền thống như điện tử, hàng may mặc, giày dép,... sẽ tiếp tục thu hút nhiều nhà đầu tư. Bên cạnh đó, với tốc độ đô thi hóa và tăng thu nhập cá nhân nhanh, những lĩnh vực như giáo dục, bất động sản, bán lẻ, thực phẩm, thương mại điện tử và FMCG sẽ tiếp tục tăng trưởng trong năm 2018.
Và với những điều kiện như môi trường kinh doanh thuận lợi, nhiều chính sách của nhà nước khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài, trình độ dân trí không ngừng được cải thiện,... Việt Nam sẽ tiếp tục là điểm dừng chân đáng tin cậy của nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài và ngày càng nâng cao vị thế của mình trong khu vực cũng như trên toàn thế giới.
Theo Trí Thức Trẻ
Đối với các nhà khởi nghiệp, việc quản lý tài chính sao cho chu toàn cả về “chi” lẫn “tiêu” là điều khó khăn. Vậy làm thế nào để có thể cân bằng được hai yếu tố trên?
Đầu tư hợp lý cho văn phòng nhỏ
Câu chuyện phân bổ chi phí hợp lý khiến không ít các startup trẻ đau đầu, nhất là vấn đề đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị sao cho phù hợp mà vẫn có thể tối ưu hiệu suất công việc. Với quy mô văn phòng còn hạn chế của ngày mới khởi nghiệp, các thiết bị công nghệ không nên quá cầu kì, hoành tráng hoặc quá nhiều chức năng vì điều này sẽ dẫn đến chi phí đầu tư cao nhưng không tận dụng được hết tối đa công suất thiết bị. Nếu laptop là lựa chọn dành cho các công việc đòi hỏi tính di động, thì một bộ máy tính để bàn chất lượng, gọn gàng và ổn định chính là lựa chọn đáng cân nhắc của các doanh nghiệp cho không gian làm việc cố định.
Lựa chọn thông minh cho khởi đầu chiến lược
Đầu tư cơ sở hạ tầng với chi phi hợp lý nhưng vẫn sở hữu các sản phẩm công nghệ chất lượng có thể được xem là một trong những chiến lược đầu tiên mà các startup cần nghiên cứu và triển khai một cách thông minh. Vì đứng giữa bài toán hóc búa phân bổ chi phí cho hoạt động kinh doanh, bạn nên mở rộng tầm nhìn để hiểu và nhận thấy bên cạnh văn phòng làm việc, vẫn còn nhiều yếu tố mà chúng ta phải quan tâm đến như: chất lượng sản phẩm, ý tưởng kinh doanh, nhân lực và công nghệ sản xuất... Sử dụng nguồn tài chính hợp lý, bạn có thể chuyển những khoản ngân sách tiết kiệm thành chi phí đầu tư để phục vụ cho các chiến lược kinh doanh của mình. Tuy nhiên, tiết kiệm không có nghĩa là chỉ chú trọng vào giá thành mà bỏ quên chất lượng.
Một văn phòng tinh gọn và tiện nghi sẽ có đầy đủ những trang thiết bị cơ bản để phục vụ tốt cho công việc như: máy in, máy tính để bàn, màn hình hay laptop... Trong đó, máy tính để bàn và màn hình là thiết yếu. Đây sẽ là bộ đôi đi cùng bạn từ những ngày đầu lập nghiệp và bền bỉ mãi về sau nếu bạn chọn đúng sản phẩm chất lượng, ổn định. HP mang đến cho bạn những giải pháp và lựa chọn đa dạng để đáp ứng được cả về "chất" lẫn "lượng".
Máy tính để bàn HP ProDesk 400 G5 MT đáp ứng các nhu cầu nâng cấp với phom dáng microtower tiêu chuẩn.
Được thiết kế với diện mạo tinh giản, nhỏ gọn, phù hợp với không gian hiện đại, dòng máy tính để bàn ProDesk 400 của HP có giá thành phải chăng với độ tin cậy và hiệu suất cao, rất thích hợp cho các startup đang phát triển. Dòng máy này hoạt động mạnh mẽ với bộ xử lý Intel® Core™ thế hệ 8 cùng nhiều cấu hình linh hoạt cho sự lựa chọn bao gồm ổ đĩa thể rắn SSD và bộ nhớ DDR4 lên tới 32 GB. Ngoài ra, các startup có thể trang bị kèm máy tính để bàn với dòng màn hình V-series hoặc N-series của HP mà không phải e ngại về chi phí với giá thành chỉ từ 1,76 đến 3,48 triệu đồng cùng chất lượng hiển thị tốt lên đến FHD và thiết kế mỏng, gọn gàng tiết kiệm không gian. Không dừng ở đó, sản phẩm giúp tiết kiệm điện năng và đảm bảo sức khỏe người dùng với chế độ hạn chế ánh sáng xanh.
Theo Nhịp Sống Kinh Tế
Thủ tướng Chính phủ vừa đồng ý về mặt chủ trương cho Bộ TT&TT thành lập Cục Công nghiệp ICT để thúc đẩy sản xuất thiết bị đầu cuối, thiết bị mạng lưới made in Việt Nam, đẩy mạnh ngành công nghiệp điện tử.
Thủ tướng Chính phủ vừa đồng ý về mặt chủ trương cho Bộ TT&TT thành lập Cục Công nghiệp ICT để thúc đẩy sản xuất thiết bị đầu cuối, thiết bị mạng lưới made in Việt Nam.
Trong buổi làm việc mới đây với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Bộ TT&TT đã đề xuất cho phép Bộ thành lập Cục Công nghiệp ICT trên cơ sở Vụ CNTT nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành CNTT Việt Nam trong thời gian tới.
Tại buổi làm việc này, Bộ TT&TT cho rằng, theo mô hình ở các nước có ngành công nghiệp ICT phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, trong mỗi Bộ chuyên ngành quản lý về lĩnh vực CNTT đều có các Cục thúc đẩy CNTT. Chức năng của các Cục này ngoài việc xây dựng chính sách, quy định quản lý, còn hỗ trợ thúc đẩy phát triển CNTT, hỗ trợ phát triển thị trường cho các sản phẩm CNTT, hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực này. Cục sẽ có nhiệm vụ hỗ trợ chuyên môn hóa các khu vực sản xuất, tăng cường hoạt động của các doanh nghiệp CNTT ở nước ngoài, điều tra khảo sát, nghiên cứu, phân tích về CNTT, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực CNTT và xúc tiến đầu tư thương mại.
Trước kiến nghị của Bộ TT&TT, Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến bằng văn bản đồng ý về mặt chủ trương cho Bộ TT&TT thành lập Cục Công nghiệp ICT. Tuy nhiên, Thủ tướng yêu cầu Bộ TT&TT làm rõ các tiêu chí thành lập Cục này.
Tại Hội nghị giao ban Quản lý nhà nước đầu tháng 8/ 2018, Bộ TT&TT cho biết sẽ xúc tiến thành lập Cục Công nghiệp ICT với nhiệm vụ thúc đẩy sản xuất thiết bị đầu cuối, thiết bị mạng lưới made in Việt Nam, đẩy mạnh ngành công nghiệp điện tử, trong đó có công nghiệp quốc phòng và phát triển IoT, công nghệ 4.0. Tại Hội nghị này, lãnh đạo Bộ TT&TT yêu cầu Tập đoàn Viettel từ nay tổ chức đấu thầu thiết bị viễn thông tại thị trường Việt Nam cũng như các thị trường quốc tế phải mời VNPT tham gia đấu thầu. VNPT, Viettel - hai doanh nghiệp đã sản xuất được các thiết bị viễn thông, CNTT cần cung cấp cho các nhà mạng còn lại dùng thử. Nếu chất lượng tương đương, giá cả tương đương phải ưu tiên dùng hàng sản xuất trong nước. MobiFone cần đầu tư cho nghiên cứu và phát triển thông qua việc thành lập Viện nghiên cứu phát triển và sản xuất.
Theo ICTNews
Hãy tưởng tượng trong một công ty, người ta gọi nhau bằng "trách nhiệm" chứ không phải chức danh cụ thể.
Chức danh trong công việc có thể nói lên nhiều điều về một người. Nó tiết lộ phần nào về kinh nghiệm hay thâm niên và thậm chí là chỉ ra mức lương của một ai đó, đồng thời cũng là động lực để họ tiếp tục phát triển sự nghiệp của mình.
Thế nhưng, một số công ty đang loại bỏ chức danh của nhân viên vì nhiều lý do khác nhau.
Ed Mitzen - người sáng lập Fingerpaint Marketing, một công ty quảng cáo không có chức danh cho biết về cơ bản, khách hàng sẽ không biết và không quá quan tâm đến chức vụ của nhận viên trong công ty. Ông nói: "Tôi muốn loại bỏ tất cả những chức danh sáo rỗng này và chỉ muốn mọi người đều làm việc trong một lĩnh vực chức năng".
Tuy là Giám đốc điều hành nhưng Mitzen rất hiếm khi sử dụng chức danh này và ông chỉ dùng trong các tài liệu pháp lý có liên quan. Thay vào đó, ông nói rằng mình chỉ là người "giúp thành lập việc kinh doanh".
Mitzen lập luận: "Không có chức danh cụ thể sẽ giúp nhân viên cảm thấy thoải mái hơn khi bày tỏ quan điểm và chia sẻ ý tưởng. Tôi không muốn những người trẻ tuổi dè dặt trong một cuộc họp chỉ vì họ không phải là giám đốc hay phó chủ tịch. Và tôi cũng không muốn cái tôi của mỗi người là thứ cản trở việc cùng nhau tạo nên hiệu quả công việc".
Mặc dù làm việc không có chức danh nhưng điều đó không có nghĩa là nhân viên không nắm được sơ đồ tổ chức, nhiệm vụ của mình và họ sẽ phải báo cáo cho ai.
Gusto là một công ty chuyên cung cấp các giải pháp quản lý nhân sự dựa trên đám mây cho các doanh nghiệp có trụ sở tại Mỹ. Điều đặc biệt là nhân viên ở đây tự "xác định" dựa trên trách nhiệm hoặc nhóm làm việc của họ.
Tại Gusto, không có chức danh công việc.
Người đồng sáng lập Josh Reeves chia sẻ: "Chức danh có thể là một sự mất tập trung và trong một công ty khởi nghiệp phát triển nhanh chóng, việc này có thể dẫn đến tình trạng "lạm phát chức danh".
Có tám cấp độ nhân viên tại Gusto: Cấp độ 1 là những nhân viên mới xin việc lần đầu và cấp độ 8 là vị trí của Reeves. Mỗi bộ phận khác nhau đều có mục tiêu khác nhau và họ đều nắm được ai là người báo cáo công việc cho ai.
Việc xét thưởng cho thành tựu của nhân viên còn quan trọng hơn tại những công ty không có chức danh cụ thể bởi điều này giúp họ cảm thấy mình vẫn có khả năng phát triển trên con đường sự nghiệp.
Tại Gusto, các nhân viên thường họp với "những người trao quyền" cho họ (giám đốc) ít nhất một lần mỗi tháng để thảo luận về hiệu suất công việc và các cơ hội tiềm năng.
Còn ở Fingerpaint, họ trao giải thường "piton" (được đặt tên theo một loại dụng cụ leo núi) cho nhân viên làm việc hiệu quả và đang đảm nhiệm nhiều trách nhiệm hơn. Những giải thưởng này đều đi kèm với việc tăng lương.
Dù không có chức danh nhưng nhân viên của Mitzen khi nghỉ việc lại không gặp nhiều khó khăn trong việc tìm một công việc mới. Trên thực tế, Mitzen cho rằng đây còn là một lợi thế bởi họ có thể đến một công ty khác và trình bày như thể họ chịu trách nhiệm về nhiều việc hơn những gì họ đã làm.
Ông Mitzen cho biết một số công ty rất coi trọng chức danh. Điều này không sai nhưng Fingerpaint Marketing sẽ không phải là công ty tốt nhất cho nhiều người dựa trên cách họ làm việc. Một vấn đề đáng lưu ý khác là loại bỏ chức danh nhân viên có thể trở nên phức tạp khi công ty ngày càng phát triển, đòi hỏi các nhà quản lý phải linh động để không gây ra quá nhiều xáo trộn trong nhân viên.
Theo CNN
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa cho biết, tháng 9-2018, UBND tỉnh có Quyết định 2560/QĐ-UBND điều chỉnh danh mục các lô đất đấu giá quyền sử dụng đất năm 2018.
Theo đó, năm 2018 tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đấu giá quyền sử dụng đất 10 khu đất với tổng diện tích 37,48ha, dự kiến thu 195,35 tỷ đồng, giảm 7 khu đất so với kế hoạch được UBND tỉnh phê duyệt vào tháng 4/2018.
Có 6 khu đất sẽ được bổ sung vào kế hoạch đấu giá năm 2019, trong đó có 4 khu tại TP. Vũng Tàu và 2 khu tại huyện Đất Đỏ. Khu đất còn lại thuộc phường Phước Trung - TP. Bà Rịa sẽ chuyển lại cho UBND TP. Bà Rịa làm tái định cư nên không tổ chức đấu giá.
Tính đến giữa tháng 10, mới có 1 khu đất tại phường 5, TP. Vũng Tàu có diện tích 467m2 bán đấu giá thành công với số tiền trúng đấu giá 9,5 tỷ đồng. Hiện Sở TN-MT tỉnh này đang lập thủ tục cấp GCNQSDĐ cho người trúng đấu giá.
UBND tỉnh cũng đã phê duyệt phương án đấu giá 6 khu đất với tổng diện tích 27,3ha. Dự kiến cuối tháng 10 sẽ đấu giá 6 khu này. Ngoài ra, Sở TN-MT cũng đang trình UBND tỉnh phê duyệt phương án đấu giá 3 khu đất còn lại với tổng diện tích 10,13ha.
Trước đó, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng đã ban hành kế hoạch thực hiện đấu giá hàng loạt khu đất "vàng" tại nhiều vị trí đắc địa.
Dự kiến, trong giai đoạn 2018 - 2019, tỉnh này sẽ tổ chức đấu giá 18 trụ sở cũ các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh, bao gồm: Sở Nội vụ; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại số 33, Ba Cu; Khu đất của Tỉnh ủy; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Ban Quản lý các Khu công nghiệp; Tòa án thành phố Vũng Tàu; Công an tỉnh PV 24; Công an tỉnh PV 72; Phòng Cảnh sát Giao thông; Phòng PC45.
Khu đất trống của Công an tỉnh; Ban Tôn giáo; UBNDMT TQ Việt Nam tỉnh; cơ sở nhà đất của UBMT TQ Việt Nam tỉnh; Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng; Sở Khoa học và Công nghệ; rạp Măng Non thành phố Vũng Tàu; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại 126 Võ Thị Sáu.
Theo báo cáo của Sở Tài chính, hiện nay một số trụ sở cũ các cơ quan, đơn vị tại TP. Vũng Tàu đang được cho thuê để kinh doanh, buôn bán hoặc làm trụ sở một số đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp.
Để sử dụng có hiệu quả về tài sản công của Nhà nước, Sở này đã đề xuất thu hồi, bán đấu giá các trụ sở cũ này, bao gồm: 5 trụ sở Cụm số 1 (Liên Hiệp các tổ chức hữu nghị, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Liên Đoàn lao động, Hội Nông dân, Sở Giao thông Vận tải);
7 trụ sở Cụm số 2 (Thư viện tỉnh, Vũng Tàu ship, UBND thành phố Vũng Tàu, UBND phường 1, Công an phường 1, Chợ phường 1, Thành ủy Vũng Tàu);
6 trụ sở Cụm 3 (Trường Chính trị Tỉnh, Hội Trường tỉnh ủy, Trụ sở Đảng ủy khối dân chính Đảng, trụ sở Đảng ủy khối Doanh nghiệp, Khu đất 1000m2 của Văn phòng Tỉnh ủy, một phần khu đất của Tỉnh ủy);
1 trụ sở Cụm 4 (Khu đất của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh); 04 trụ sở Cụm 5A (Nhà thiếu nhi tỉnh, Công an tỉnh, Công an tỉnh - Cây xăng, Công an thành phố Vũng Tàu);
4 trụ sở Cụm 5B (khu đất của Công an tỉnh, Công an tỉnh - Căng tin, Công an tỉnh - Phòng truyền thống, Công an tỉnh PC 65) và một số cơ sở nhà đất nằm riêng lẻ.
Theo Nhịp Sống Kinh Tế