Việt Nam được xếp hạng 96 trên 132 quốc gia về Chỉ số cạnh tranh nhân tài toàn cầu (GTCI) 2020, giảm 5 vị trí so với năm 2019 và 9 vị trí năm 2018
Dựa trên báo cáo Chỉ số cạnh tranh nhân tài toàn cầu (GTCI) từ Tập đoàn Adecco cùng với Google và INSEAD, khoảng cách giữa Việt Nam và các quốc gia có thu nhập cao khác về năng lực số (digital skill), đặc biệt là Trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng gia tăng đáng kể.
Báo cáo năm nay của GTCI đề cập đến chủ đề nhân tài toàn cầu trong thời đại Trí tuệ nhân tạo (AI). Đáng chú ý hơn, báo cáo cho thấy các quốc gia có thu nhập cao phát triển công nghệ nhanh chóng và đều đứng trong top 25. Nhờ công nghệ AI, những quốc gia này đang vượt xa các nước khác (trong đó có Việt Nam), do hơn một nửa dân số ở các nước đang phát triển vẫn đang học hỏi các kỹ năng kỹ thuật số cơ bản. Trong GTCI 2020, Việt Nam được xếp hạng 96 trên 132 quốc gia, giảm 5 vị trí so với năm 2019 và 9 vị trí năm 2018.
Được phân loại trong nhóm thu nhập trung bình thấp ở khu vực Đông Á, Đông Nam Á và Châu Đại Dương, Việt Nam nổi trội so với khu vực của mình về ‘’Kỹ năng tri thức toàn cầu’’ (Global Knowledge skills) - xếp hạng 59 toàn cầu, tăng 10 hạng so với năm 2019. Trong khi đó, kỹ năng về ‘’Kỹ thuật và Đào tạo nghề’’ (Vocational & Technical skills) rất cần được cải thiện, đặc biệt là tỉ lệ có việc làm (Employability). Thứ hạng của ‘’Thu hút nhân tài’’ cũng giảm từ thứ 91 năm 2019 xuống còn 105 vào năm 2020.
Việt Nam vẫn còn khoảng cách khá lớn giữa đào tạo và nhu cầu doanh nghiệp. Ảnh NYP
Andree Mangels, Tổng Giám đốc Adecco Việt Nam nhận xét Việt Nam vẫn còn khoảng cách khá lớn giữa đào tạo và nhu cầu doanh nghiệp. Sự xuất hiện của trí tuệ nhân tạo đòi hỏi phải đào tạo thêm những kĩ năng mới cho lực lượng lao động. Ở tất cả các cấp độ, người lao động cần được rèn luyện về khả năng thích ứng, trí thông minh xã hội, giao tiếp và giải quyết vấn đề. Nhân tài được cho là phù hợp trong thời đại ngày nay không chỉ đảm đương nhiều trách nhiệm mới với cách làm việc sáng tạo hơn mà còn phải tận dụng được chuyển đổi kỹ thuật số để đưa ra quyết định dựa trên cơ sở dữ liệu.
Đáng chú ý, trong số các quốc gia có thu nhập trung bình thấp, Indonesia đã tăng 20 hạng GTCI kể từ năm 2015, lên vị trí thứ 53. Báo cáo chỉ ra rằng AI có thể tạo cơ hội vươn lên đáng kể về khả năng cạnh tranh nhân tài cho các thị trường mới để trung tâm phân phối ứng dụng AI toàn cầu. Một số quốc gia đang phát triển, bao gồm Trung Quốc, Costa Rica và Malaysia, đang tận dụng các cơ hội phát triển AI để dẫn đầu trong khu vực.
Tập trung vào chủ đề ‘’Tài năng toàn cầu trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo’’, bản báo cáo GTCI năm nay giới thiệu một thước đo mới – "Ứng dụng công nghệ’’ (Technology Adoption), thuộc yếu tố Enable (Tạo điều kiện thuận lợi cho nhân tài). Thước đo này nhằm mục đích đánh giá mức độ sẵn sàng của các quốc gia về việc tạo điều kiện cho sự phát triển nhân tài trong các lĩnh vực công nghệ tiên tiến như AI và Internet vạn vật (IoT).
Đối với danh mục ‘’Mật Độ Robot’’, Việt Nam xếp thứ 41, cao hơn một nửa các quốc gia còn lại trên thế giới. Tuy nhiên, Việt Nam lại xếp hạng 102 về ‘’Sử dụng công nghệ’’ và hạng 65 về ’Đầu tư vào các công nghệ mới’’, một vị trí khá thấp so với các quốc gia cùng khu vực như Thái Lan và Ấn Độ.
Theo CafeF
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) dự báo sẽ mở ra cơ hội phát triển thị trường lao động. Song để tận dụng cơ hội này, nhà nước và doanh nghiệp (DN) cần chủ động, tích cực trong việc sửa đổi, bổ sung các chính sách và hợp tác trong thực thi những vấn đề liên quan.
Tăng việc làm, thu nhập
Cùng với xóa bỏ đến 99% thuế xuất khẩu (XK), mở rộng cơ hội đầu tư, kinh doanh, nhất là thị trường XK hàng hóa hai chiều giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU), các chuyên gia kinh tế nhận định, EVFTA sẽ thúc đẩy thị trường lao động Việt Nam phát triển theo chiều hướng tích cực.
Nâng cao trình độ cho người lao động là đòi hỏi bắt buộc để tận dụng cơ hội từ EVFTA
Ông Nguyễn Hải Minh - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu (EuroCham) - cho biết: Hiện DN châu Âu chủ yếu tập trung vào một số ngành nghề chính, như: Bất động sản, khách sạn, du lịch, năng lượng tái tạo... khi EVFTA có hiệu lực, các DN châu Âu sẽ có sự phân phối lại quá trình sản xuất giữa khu vực châu Âu và châu Á theo hướng đầu tư vào các ngành cần nhiều lao động, như: Dệt may, da giày tại Việt Nam, và sẽ mang đến những cơ hội việc làm mới.
Còn theo Viện Khoa học Lao động và Xã hội (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội), trước yêu cầu mở rộng sản xuất, một số ngành sẽ cần bổ sung lực lượng lao động. Cụ thể, ngành khai khoáng tăng khoảng 3,41%/năm; dệt tăng 1,53%/năm…
Ngoài ra, một số ngành khác sẽ có mức tăng lao động hàng năm cao hơn hiện nay, lần lượt tăng khoảng 3,7%; 2,65% và 2,49% với các ngành vận tải đường thủy; sản xuất kim loại và sản xuất máy móc, thiết bị. Cùng với nhiều cơ hội việc làm mới, nhờ tác động của EVFTA, giai đoạn 2020-2035, mức lương bình quân của lao động Việt Nam sẽ tăng thêm 3%.
Chủ động tận dụng thời cơ
Bên cạnh cơ hội, EVFTA cũng đưa đến nhiều thách thức với thị trường lao động Việt Nam, trong đó, chất lượng nguồn nhân lực là một “rào cản” được nhận định là không dễ vượt qua trong ngắn hạn. Theo phân tích của ông Nguyễn Hải Minh, hoạt động của các DN châu Âu phần lớn dựa vào công nghệ, do đó, yêu cầu của họ sẽ không đơn thuần là chi phí nhân công rẻ mà cả về kỹ năng và trình độ chuyên môn cao. Do đó, giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực của Việt Nam là, đẩy mạnh hợp tác công-tư trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo nghề, nhằm thiết kế được các chương trình đào tạo phù hợp sát với thực tiễn của DN.
Từ các nguyên tắc đề cập trong EVFTA, bà Nguyễn Thị Thu Trang - Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) - chỉ ra rằng, EVFTA đặt ra các nguyên tắc về lao động liên quan tới hệ thống pháp luật hiện tại, đến các cam kết của Việt Nam khi tham gia các công ước của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO).
Những cam kết này đòi hỏi Việt Nam phải điều chỉnh các chính sách và pháp luật về lao động. Đặc biệt, với nguyên tắc “tự do liên kết, thương lượng”, tức là người lao động được tự do thành lập tổ chức đại diện cho mình ở cấp DN và cấp cao hơn, tác động trực tiếp tới DN vì DN sẽ bỏ chi phí thế nào trong bối cảnh 1 DN có nhiều tổ chức đại diện và sẽ gây nhiều rắc rối trên thực tế.
Theo Tạp Chí Tài Chính
Tuyến quốc lộ 19 mới đoạn từ Cảng Quy Nhơn đến giao quốc lộ 1 dài gần 18km, tổng vốn đấu tư 4.411 tỉ đồng dự kiến sẽ được đưa vào sử dụng từ ngày 29/3 tới.
UBND tỉnh Bình Định vừa chỉ đạo Sở GTVT phối hợp với Ban quản lý Dự án Giao thông tỉnh tập trung chỉ đạo các đơn vị thi công khẩn trương thi công hoàn thành tuyến quốc lộ 19 mới (đoạn từ Cảng Quy Nhơn đến giao QL1), kịp phục vụ lễ khánh thành dự kiến diễn ra ngày 29/3 tới.
Theo Ban quản lý Dự án Giao thông tỉnh Bình Định, các đơn vị thi công đang khẩn trương lu lèn mặt đường, thảm bê tông nhựa tại các gói thầu cuối cùng trên toàn tuyến. Tiến hành lát đá vỉa hè, sơn kẻ vạch đường, lắp đặt biển báo an toàn giao thông…
Được biết, dự án quốc lộ 19 mới dài gần 18 km. Tổng vốn đầu tư gần 4.411 tỉ đồng.
Theo CafeLand
Dù số lượng tàu đến cảng Việt Nam giảm do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhưng sản lượng hàng hóa qua cảng vẫn ghi nhận tăng trưởng.
Tính đến đầu tháng 3, lượt tàu thuyền vào, rời cảng biển Việt Nam đi từ/hoặc qua Trung Quốc và các quốc gia khác có dịch COVID-19 đến cảng biển Việt Nam và ngược lại khoảng 6.790 lượt.
Số lượng tàu thuyền vận chuyển hàng hóa vào, rời cảng biển Việt Nam trong quý I năm nay giảm khoảng 15% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu các tuyến từ Trung Quốc - Việt Nam. Trong đó, một số khu vực có lượng tàu hoạt động thường xuyên như Quảng Ninh - Trung Quốc, số lượt tàu giảm đến 48%.
Dù số lượng tàu đến cảng Việt Nam giảm do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhưng sản lượng hàng hóa qua cảng vẫn ghi nhận tăng trưởng .(Ảnh Internet)
Mặc dù số lượng tàu đến cảng giảm, song Cục Hàng hải Việt Nam cho biết, thống kê 2 tháng đầu năm 2020 cho thấy, sản lượng hàng hóa qua cảng biển Việt Nam vẫn tăng trưởng, ước gần 95,7 triệu tấn, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, lượng hàng container ước khoảng hơn 3,1 triệu TEUs, tăng 14% so với năm 2019.
Các khu vực cảng biển có khối lượng hàng hóa thông qua tăng cao nhất so với cả nước là cảng biển Cần Thơ (tăng 50% do các nhà máy nhiệt điện cần than để hoạt động), cảng biển ở Quảng Ngãi, Quảng Trị, Huế tăng từ 18-23%.
Tuy nhiên, vẫn có một số khu vực có khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển giảm mạnh như: Quảng Nam giảm 72%, khu vực cảng An Giang, Nam Định giảm từ 33-36%, khu vực TP. Hồ Chí Minh giảm 18% so với cùng kỳ năm trước.
Theo Tạp Chí Tài Chính
JICA sẽ tích cực triển khai kết quả của các dự án ODA cũng như các khảo sát xây dựng dự án theo đề xuất của các doanh nghiệp tư nhân Nhật Bản.
Thiết lập chuỗi giá trị nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu là 1 trong 3 lĩnh vực hợp tác. (Ảnh: Trần Thị Thu Hiền/ TTXVN)
Ngày 12/3, Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam cho biết JICA cùng Cơ quan Xúc tiến ngoại thương Nhật Bản (JETRO) tại Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bến Tre đã ký Bản Ghi nhớ hợp tác ba bên nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế cho tỉnh Bến Tre.
Bản Ghi nhớ hợp tác ba bên tập trung hợp tác trong 3 lĩnh vực cụ thể: thiết lập chuỗi giá trị nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu; cải thiện môi trường đầu tư và thúc đẩy đầu tư chất lượng cao tại tỉnh Bến Tre, đặc biệt từ các doanh nghiệp Nhật Bản; phát triển nguồn nhân lực, thông qua giao lưu văn hóa và đào tạo tiếng Nhật trong phạm vi các chương trình của JICA và JETRO để phát triển nông nghiệp và thúc đẩy đầu tư.
JICA sẽ tích cực triển khai kết quả của các dự án ODA cũng như các khảo sát xây dựng dự án theo đề xuất của các doanh nghiệp tư nhân Nhật Bản.
Trong khi đó, JETRO sẽ hợp tác hỗ trợ và cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư tại tỉnh Bến Tre.
Hiện nay, JICA đã có các hoạt động hỗ trợ Bến Tre cả về “phần cứng” như việc xây dựng cơ sở hạ tầng thông qua các dự án vốn vay; “phần mềm” như hỗ trợ chính sách và kỹ thuật.
Điển hình là dự án vốn vay “Quản lý môi trường nước tỉnh Bến Tre” nhằm giúp tỉnh Bến Tre xây dựng cống ngăn mặn, giải quyết các vấn đề về biến đổi khí hậu, như xâm nhập mặn, thiếu nguồn nước ngọt...
Trong khuôn khổ hợp tác với Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, JICA cũng đang tiến hành các hoạt động tư vấn cho tỉnh về chính sách thúc đẩy phát triển nông nghiệp.
JICA và JETRO đã tiến hành các hoạt động hợp tác hỗ trợ địa phương rất tích cực.
Bến Tre là tỉnh ký hợp tác thứ hai, sau tỉnh Nghệ An, và là mô hình hợp tác đầu tiên tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Trong thời gian tới, JICA và JETRO sẽ góp phần làm cầu nối trao đổi thông tin giữa các bên, tham gia hỗ trợ xúc tiến đầu tư và phát triển kinh tế các địa phương tại Việt Nam./.
Theo Vietnam+
Trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát và lây lan nhưng các hình thức thương mại điện tử (TMĐT) vẫn được kỳ vọng sẽ tạo đột phá khi có cơ hội thay đổi thói quen người dùng.
Các đơn hàng mua qua mạng và giao hàng tận nhà gia tăng (Ảnh: Khả Hòa)
Với mặt bằng giá BĐS còn mềm và đảm bảo tính thanh khoản cao, khu Nam Sài Gòn nói chung và các đô thị vệ tinh như Cần Giuộc, Bến Lức, Cần Đước... nói riêng đang trở thành mục tiêu an cư, đầu tư trong năm 2020.
Nhận diện "tâm điểm"
Việc khan hiếm nguồn cung ở trung tâm TP.HCM khiến giới đầu tư BĐS chuyển hướng quan tâm đến các đô thị vệ tinh của Sài Gòn. Những khu vực này có thể thu hút dòng vốn quy mô và trở thành mục tiêu an cư, đầu tư trong năm 2020.
Tại khu vực phía Nam Sài Gòn, hiện Nhà Bè và các đô thị vệ tinh Cần Giuộc, Bến Lức, Cần Đước (Long An)... lọt vào tầm ngắm với mức giá mềm, sở hữu nhiều tiềm năng tăng giá trong tương lai.
Giá đất thổ cư tại các đô thị vệ tinh khu Nam vẫn chưa đạt đến mốc 30 triệu đồng/m² và không ngừng tăng nhờ tốc độ đô thị hóa. Chưa kể, những khu vực có hạ tầng được đầu tư bài bản còn đáp ứng tốt việc an cư, do đó tỷ lệ khách mua với nhu cầu thật ngày càng nhiều.
Đặc biệt, từ giữa năm 2019, thị trường đang dần bước vào giai đoạn ngày càng minh bạch và thanh lọc. Các nhà đầu tư không chỉ tập trung ở sản phẩm "hot", mà còn hướng đến những sản phẩm sở hữu giá trị thật (an cư, có thể tích lũy, cho thuê), có pháp lý hoàn chỉnh và được quy hoạch bài bản.
"Chìa khóa" phát triển vùng kinh tế
Các dự án hạ tầng lớn kết nối Long An với vùng lõi đô thị TP.HCM đang phát triển mạnh mẽ. Trong đó, có thể kể đến như dự án mở rộng đường Nguyễn Hữu Thọ - Nguyễn Văn Tạo thông với KCN Long Hậu; Tuyến Metro số 4 nối từ Q.12 đến KĐT- cảng Hiệp Phước.
Thêm vào đó, khu Nam sắp tới còn mở rộng đường Lê Văn Lương để tăng cường kết nối Q.7 và Cần Giuộc, nâng cấp và mở rộng Quốc lộ 22, Tỉnh lộ 830, Tỉnh lộ 824, Tỉnh lộ 9... đi qua địa bàn huyện Đức Hòa và Cần Giuộc.
Đặc biệt, ngoài tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương đã kết nối xuyên suốt với cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, thì tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành đi qua Bến Lức, Cần Giuộc (Long An), Bình Chánh, Cần Giờ (TP.HCM) và Nhơn Trạch, Long Thành (Đồng Nai) đang ngày một hoàn thiện.
Chưa kể, Vành đai 4 đoạn Bến Lức - Hiệp Phước dài khoảng 35,8km cũng đang được triển khai nhằm tải lưu lượng phương tiện qua nội thành TP.HCM và trung chuyển hàng hóa đi cảng Hiệp Phước.
Các dự án hạ tầng lớn kết nối Long An với vùng lõi đô thị TP.HCM như vành đai, cao tốc,… đang khép kín mạng lưới giao thông kết nối liên hoàn, tạo động lực phát triển kinh tế và thị trường BĐS.
Trước sự chuyển động của các dự án hạ tầng, từ cuối năm 2017 đến nay, thị trường bất động sản Long An liên tục tăng giá, tạo thành những cơn sốt, nhất là tại các khu vực giáp ranh TP.HCM như Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc... Tuy nhiên, nguồn cung hàng chủ yếu là nhà đất riêng lẻ, nhà đầu tư vẫn đang tìm kiếm những dự án khu dân cư mới được quy hoạch bài bản, hạ tầng đồng bộ với đầy đủ tiện ích nội ngoại khu.
Theo CafeF
UBND tỉnh Đồng Nai vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ xem xét thực hiện một loạt các dự án hạ tầng trọng điểm trên địa bàn tỉnh.
Cụ thể, với dự án cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây quy mô hiện tại 4 làn xe được đưa vào sử dụng từ năm 2005. Tuy nhiên, hiện nay tuyến cao tốc này thường xuyên xảy ra tình trạng kẹt xe đoạn từ quốc lộ 51 đến TP.HCM. Trong tương lai, đây là tuyến giao thông kết nối với sân bay quốc tế Long Thành. Do đó, tỉnh Đồng Nai kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét cho đầu tư dự án mở rộng tuyến cao tốc này lên từ 10 – 12 làn xe như đã phê duyệt trước đó.
Đối với dự án cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu có tổng vốn đầu tư gần 26.000 tỉ đồng. UBND tỉnh Đồng Nai kiến nghị Thủ tướng xem xét bố trí nguồn vốn, hỗ trợ một phần từ nguồn ngân sách trung ương cho dự án để đảm bảo tính khả thi và sớm thực hiện dự án.
Đối với dự án đường Vành đai 3 có tổng vốn đầu tư hơn 5.200 tỉ đồng, tỉnh này kiến nghị sớm ký hiệp định vay vốn ODA Hàn Quốc để đẩy nhanh tiến độ xây dựng đường vành đai 3 đoạn Tân Vạn – Nhơn Trạch. UBND tỉnh Đồng Nai cam kết sớm hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng để bàn giao cho chủ đầu tư thực hiện dự án đúng tiến độ
Với dự án cao tốc Bến Lức – Long Thành kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Giao thông vận tải, Tổng công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam bố trí kinh phí hơn gần 12.000 tỉ đồng để thực hiện công tác đền bù giải phóng mặt bằng
Tỉnh Đồng Nai cũng kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Giao thông vận tải sớm bố trí hơn 330 tỉ đồng cho công tác đền bù dự án khắc phục, cải tạo quốc lộ 20
Ngoài ra, tỉnh Đồng Nai cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ GTVT sớm triển khai xây dựng dự án đường cao tốc Dầu Giây – Liên Khương (dự án thành phần 2 đoạn từ Đồng Nai đến Bảo Lộc, Lâm Đồng.
Theo CafeLand
Đây là dịp quan trọng để các Bộ trưởng Kinh tế 10 nước ASEAN trao đổi, thống nhất định hướng lớn và các ưu tiên hợp tác kinh tế ASEAN năm 2020.