Ngô Thị Lam Vân

Ngô Thị Lam Vân

Trong 2 tháng đầu năm, theo thống kê của Tổng cục Hải quan, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực gồm điện thoại, máy tính, giày dép… của Việt Nam vào Mỹ tăng mạnh, đạt hơn 10 tỉ USD.

Xuất khẩu điện thoại, máy tính, giày dép... sang Mỹ tăng khủng - Ảnh 1.

Các container hàng hóa được vận chuyển xuống tàu để xuất khẩu - Ảnh: L.THANH

 

Tổng cục Hải quan vừa công bố thống kê sơ bộ tình hình xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam 2 tháng đầu năm 2020.

Theo đó, kết thúc 2 tháng đầu năm nay, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 76,34 tỉ USD, tăng 5,6% (tương ứng tăng 4,07 tỉ USD) so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, tổng trị giá hàng hóa xuất khẩu đạt 39,08 tỉ USD, tăng 8,4% và tổng trị giá nhập khẩu đạt 37,26 tỉ USD, tăng 2,9%.

Như vậy, cán cân thương mại hàng hóa của cả nước thặng dư 1,82 tỉ USD.

Về xuất khẩu hàng hóa, đến hết tháng 2, trị giá xuất khẩu của những nhóm mặt hàng chính như điện thoại và linh kiện, máy tính, gỗ và sản phẩm gỗ… vẫn giữ phong độ, thậm chí tăng 10-28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cụ thể trong 2 tháng, cả nước đã thu về 7,56 tỉ USD nhờ xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện. Kim ngạch xuất máy tính và linh kiện điện tử đạt gần 5,4 tỉ USD; còn 2,76 tỉ USD từ xuất khẩu giày dép…   

Đặc biệt, điểm sáng của nền kinh tế trong 2 tháng đầu năm là Mỹ - đối tác nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam - khi trị giá xuất khẩu các mặt hàng chủ lực đều tăng ngoạn mục. Tổng trị giá xuất khẩu sang Mỹ trong 2 tháng đầu năm đạt 10,26 tỉ USD, chiếm đến 26,3% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, tăng 25,7%, tương đương tăng thêm gần 2,1 tỉ USD so với cùng kỳ năm ngoái.

Cụ thể, theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 2 tháng qua nhóm mặt hàng điện thoại và linh kiện xuất sang Mỹ mang về cho Việt Nam 1,86 tỉ USD, chiếm 33,4% tổng trị giá xuất khẩu mặt hàng này.

Máy tính, sản phẩm điện tử cũng giúp Việt Nam thu về 1,2 tỉ USD, tăng mạnh 135% so với cùng kỳ năm 2019.

Đối với hàng dệt may, Mỹ tiếp tục là thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất từ Việt Nam với trị giá đạt 2,25 tỉ USD, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 47,9% tổng trị giá xuất khẩu hàng dệt may của cả nước.  

Với máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác, trong 2 tháng đầu năm Hoa Kỳ nhập khẩu của Việt Nam với 952 triệu USD, tăng 53,3% so với cùng kỳ 2019.

Riêng giày dép các loại, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường chính nhập khẩu nhóm hàng giày dép các loại của Việt Nam với trị giá là 985 triệu USD.

Gỗ và sản phẩm gỗ chủ yếu xuất sang Hoa Kỳ với trị giá 808 triệu USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm trước.

Theo Tuổi Trẻ Online 

Năm 2020 có nhiều yếu tố thuận lợi cho xuất khẩu gạo của Việt Nam như nguồn cung trong nước dồi dào trong khi sản xuất toàn cầu dự báo sẽ giảm, nhu cầu nhập khẩu gạo của các nước châu Phi tăng cao.

[Infographics] Muc tieu xuat khau gao nam 2020 dat hon 6 trieu tan hinh anh 1

 

 

Xuất khẩu gạo của cả nước 2 tháng đầu năm 2020 ước tăng 30,5% về lượng và 38,2% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2019./.

Theo Vietnam+

Sản lượng ô tô nhập khẩu trong 15 ngày đầu tháng 3 đạt 4.571 xe, tổng kim ngạch hơn 93 triệu USD, theo thông tin Tổng cục Hải quan mới công bố.

gan 4600 o to nhap khau trong nua dau thang 3

Cơ cấu sản lượng ô tô nhập khẩu 15 ngày đầu tháng 3. Biểu đồ: T.Bình.

Trong đó, ô tô 9 chỗ ngồi trở xuống có số lượng nhiều nhất với 3.151 xe, tổng kim ngạch gần 55,7 triệu USD.

Đứng thứ hai là ô tô tải với 1.246 xe, tổng kim ngạch hơn 29 triệu USD.

Kết quả nhập khẩu nửa đầu tháng 3 giảm hơn 1.000 xe so với nửa cuối tháng 2 trước đó.

Lũy kế từ đầu năm đến 15/3, cả nước nhập khẩu 19.097 ô tô nguyên chiếc các loại, tổng kim ngạch 426,7 triệu USD.

Kết quả nhập khẩu ô tô từ đầu năm đến nay có sự đóng góp nhiều nhất trong tháng 2 vừa qua khi số lượng nhập khẩu hơn 10.000 xe gấp hơn 2 lần kết quả nhập khẩu trong cả tháng 1/2020.

Cụ thể, trong tháng 2, cả nước 10.261 chiếc, tổng kim ngạch 222 triệu USD. Ô tô nguyên chiếc các loại được đăng ký làm thủ tục hải quan nhập khẩu vào Việt Nam trong tháng 2 chủ yếu có xuất xứ từ 2 thị trường chính là Thái Lan với 6.271 chiếc và Indonesia với 3.416 chiếc.

Ô tô nhập khẩu về Việt Nam chủ yếu qua 2 địa bàn chính là khu vực cảng TPHCM và Hải Phòng.

Năm 2019 ghi nhận kỷ lục về lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu vào Việt Nam từ trước đến nay.

Thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan cho thấy, tổng sản lượng và kim ngạch nhập khẩu ô tô cả năm 2019 đạt 140.301 xe với trị giá đạt gần 3,2 tỷ USD, tăng 69,3% về lượng và tăng 73% về trị giá so với năm 2018.

 Theo Báo Hải Quan

Nhu cầu thị trường ngách như mô hình kho vận tự động hóa và kho lạnh sẽ tăng trưởng đột biến vì Covid-19.

4 loại hình bất động sản sẽ tăng trưởng đột biến giúp nhà đầu tư "hái ra tiền" trong mùa dịch

Trước những tác động tiêu cực trong ngắn hạn của Covid-19 lên thị trường bất động sản, CBRE đưa ra dự báo về những loại hình có thể hưởng lợi trong giai đoạn này.

Thương mại điện tử có sự tăng trưởng rõ rệt về doanh thu

Với tình hình dịch bệnh hiện nay, hoạt động thương mại điện tử có sự tăng trưởng rõ rệt về doanh thu. Nếu trước đây các nhà bán lẻ truyền thống còn dè chừng hoặc chậm rãi trong kế hoạch mở rộng sang bán hàng trực tuyến, thì nay là lúc họ nên xem xét một cách nghiêm túc hơn. Ngay cả các mặt hàng nhu yếu phẩm, siêu thị, tạp hóa cũng được bán online. 

Tại Trung Quốc và Singapore, người tiêu dùng buộc phải chuyển sang mua sắm trực tuyến các nhu yếu phẩm hàng ngày. Điều này sẽ góp phần tạo thêm khó khăn và thách thức cho những cửa hàng truyền thống chưa kịp thiết lập và triển khai hệ thống bán hàng đa kênh.

Mới đây, chuỗi bán lẻ đa kênh của Alibaba, Hema, đã tuyển dụng các nhân viên tạm thời nghỉ việc ở các nhà hàng để có thể đáp ứng sự gia tăng đột biến của các đơn hàng trực tuyến.

Nhu cầu về lưu trữ kho lạnh sẽ tăng trưởng đột biến

CBRE xác định lĩnh vực thương mại điện tử sẽ là động lực phát triển cho ngành kho vận trong năm 2020. Tuy nhiên, trong bối cảnh bùng phát dịch bệnh làm gia tăng doanh số bán hàng trực tuyến và đẩy nhanh hình thức bán lẻ đa kênh, việc bổ sung nguồn cung nhà kho ở trong và xung quanh các khu vực đô thị lớn là rất cần thiết nhằm đáp ứng sự gia tăng đột biến về giao hàng chặng cuối.

Các thị trường ngách trong lĩnh vực bất động sản công nghiệp và kho vận cũng được cho là sẽ hưởng lợi trong dài hạn từ các tác động của dịch bệnh, khi mà gia tăng tiêu dùng và hình thức phân phối bán lẻ đa kênh của thực phẩm tươi sống sẽ đẩy mạnh nhu cầu của các khách thuê đối với hệ thống kho lạnh trong những năm tới.

Bên cạnh đó, kho vận tự động hóa sẽ tăng trưởng mạnh. Ứng dụng tự động hóa trong các không gian kho vận cũng được kỳ vọng sẽ gia tăng trong bối cảnh các nhà cung cấp tìm kiếm giải pháp giảm sự phụ thuộc vào nhân lực và ngăn chặn việc gián đoạn hoạt động bởi dịch bệnh trong tương lai. Điều này sẽ thay đổi cách thức mà các nhà vận hành thiết lập và xây dựng hệ thống các trung tâm phân phối và nhà kho của họ.

Văn phòng linh hoạt sẽ được ưa chuộng

CBRE tin rằng với sự bùng phát dịch bệnh, mô hình không gian làm việc linh hoạt sẽ được kiểm nghiệm tính khả thi ở nhiều thị trường. Trong những tuần gần đây, chính phủ và các tổ chức tư nhân ở Singapore, Hồng Kông, Macau và kể cả ở một số thành phố ở Trung Quốc đã buộc hoặc khuyến cáo nhân viên làm việc tại nhà nhằm giảm thiểu việc lây lan của dịch bệnh.

Việc sử dụng không gian ở các văn phòng làm việc linh hoạt sẽ được điều chỉnh do yêu cầu đảm bảo mật độ khai thác nhằm hạn chế sự lây truyền bệnh. Đồng thời, nhân viên sẽ trở nên linh động hơn trong công việc và tăng cường thích ứng với các không gian làm việc linh hoạt sau sự bùng phát của dịch bệnh lần này.

Gia tăng nhu cầu đối với các tòa nhà thân thiện môi trường

Khách thuê sẽ tập trung nhiều hơn vào các đặc tính thân thiện với sức khỏe và môi trường của tòa nhà nhằm đảm bảo yêu cầu ngày càng tăng đối với việc duy trì sức khỏe của nhân viên. Các tòa nhà với các đặc tính bền vững và thân thiện với sức khỏe, liên quan đến chất lượng không khí, hệ thống thông gió và các đặc điểm môi trường bên trong tòa nhà nhằm tăng cường sự thoải mái của nhân viên, sẽ thu hút nhiều nhu cầu thuê hơn trong dài hạn. Điều này có khả năng thúc giục sự phát triển của các tòa nhà đạt tiêu chuẩn LEED và WELL.

Chính vì thế, đang có xu hướng các nhà đầu tư sẽ tăng cường tập trung vào những tòa nhà chất lượng có các đặc tính như trên và đồng thời bổ sung các tiêu chuẩn về giá trị bền vững và sức khỏe vào chiến lược đầu tư giá trị gia tăng nhằm đảm bảo những tòa nhà này theo được xu hướng đầu tư lâu dài.

Theo CafeF 

Dù hạn hán, xâm nhập mặn hoành hành nhưng nhờ bố trí lịch thời vụ hợp lý, chọn giống chất lượng, chủ động trữ nước… nên vụ lúa đông xuân này người dân ĐBSCL được mùa lúa vàng bội thu.

ĐBSCL có tin vui: lúa trúng mùa, được giá - Ảnh 1.

Nông dân huyện Hồng Ngự, Đồng Tháp tập kết lúa chuẩn bị xuất bán - Ảnh: NGỌC TÀI

 

Niềm vui của nông dân càng được nhân lên gấp bội khi vụ này bán được giá cao. Các giống lúa như ST24, ST25 được săn tìm.

Xuống giống sớm né hạn, mặn

Vụ đông xuân 2019-2020, anh Phan Văn Tính (xã Hưng Phú, huyện Mỹ Tú, Sóc Trăng) làm 1ha lúa. Nhờ lúa bán được giá cao, sau khi trừ chi phí, anh Tính bỏ túi tiền lời trên 20 triệu đồng. Anh Tính cho biết từ khuyến cáo của Phòng Nông nghiệp huyện Mỹ Tú, anh và nhiều nông dân trong xã tranh thủ làm đất, xuống giống lúa đông xuân sớm hơn vụ năm rồi 15 ngày. 

Không chỉ vậy, anh còn cùng bà con trong vùng gia cố bờ đê bao, trữ nước ngọt. "Do vậy, chúng tôi đủ nước cho cây lúa đến cuối vụ, đạt năng suất khoảng 6,5 tấn. Giá lúa năm nay cũng ấm hơn cùng kỳ từ 200-300 đồng/kg, bà con rất phấn khởi" - anh Tính nói.

Niềm vui trúng mùa được giá đang lan tỏa. Ông Trần Văn Đen (xã Long Thuận, huyện Hồng Ngự, Đồng Tháp) vui mừng cho biết giá lúa hạt dài đã tăng từ 4.500 đồng/kg lúc đầu vụ lên 4.800 đồng/kg. "Tôi tính rồi, trung bình mỗi công lời ít gì cũng 3 triệu. Ông nào càng sạ trễ, lúa bán càng có giá, lời nhiều hơn" - ông Đen chia sẻ.

Còn tại các huyện phía tây tỉnh Tiền Giang như Cái Bè, Cai Lậy, dù hạn mặn khốc liệt nhưng vụ mùa đông xuân sớm vẫn đạt năng suất cao, khoảng trên 8 tấn/ha. 

Ông Lê Văn Thường (xã Hậu Mỹ Trinh, huyện Cái Bè, Tiền Giang) cho biết trà lúa Đài thơm 8 gần 1ha của gia đình ông năm nay trúng kép: vừa trúng mùa vừa trúng giá. "Với giá lúa bán tại ruộng 5.000 đồng/kg, tôi còn lãi được hơn 20 triệu đồng" - ông Thường phấn khởi.

Lúa ST24, ST25 "lên mây"

Những nông dân trồng các giống lúa đặc sản, lúa thơm vui hơn nhiều. Ông Nguyễn Xuân Hùng (xã Châu Hưng, huyện Thạnh Trị, Sóc Trăng) cho biết ông đã làm ruộng gần 40 năm nay, nhưng đây là năm giống lúa tài nguyên bán được giá cao nhất. Ông Hùng kể sắp đến ngày thu hoạch, thương lái tranh mua, kèo giá với nhau từng ngày: "Tôi bán được 7.400 đồng/kg, trừ chi phí còn lời khoảng 30 triệu đồng".

Đặc biệt, nông dân làm các giống lúa thơm ST phấn khởi vì hiệu quả cao sau khi giống này vừa được biết đến nhiều với giải thưởng gạo ngon nhất thế giới. Anh Nguyễn Quang (thị xã Ngã Năm, Sóc Trăng) cho biết không chỉ đạt năng suất cao, giá lúa thơm ST24 còn "lên mây". 

Ký hợp đồng làm 2ha lúa thơm với một doanh nghiệp ở huyện Mỹ Xuyên, anh Quang cho hay khoảng 10 ngày nữa sẽ thu hoạch. "Hiện doanh nghiệp mua tới nhà máy với giá 8.000 đồng/kg. Đây là mức giá cao kỷ lục. Coi như vụ này tôi lời cầm chắc không dưới 80 triệu đồng" - anh Quang vui mừng.

Ông Châu Kiểm, một thương lái chuyên thu mua lúa ở nhiều tỉnh ĐBSCL, cho hay giá thu mua tại ruộng tăng 20-22% so với cùng kỳ 2019. "Hạn khốc, nhiều doanh nghiệp rục rịch mua lúa để dự trữ" - ông Kiểm cho biết.

ST25 vẫn không đủ bán

Ông Nguyễn Thành Phước - chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh Sóc Trăng - cho biết năm nay tỉ lệ giống lúa chất lượng trung bình, thấp của tỉnh chỉ còn chiếm 2,1% diện tích. 

"Nhờ chủ động các giải pháp thích ứng hạn, mặn nên Sóc Trăng thoát được thiệt hại. Mừng hơn, từ hiệu ứng gạo ST25 đoạt giải gạo ngon nhất thế giới, nếu làm tốt, 20.000 hay 30.000ha lúa thơm ST cũng không đủ tiêu thụ nội địa" - ông Phước cho biết.

Anh hùng lao động Hồ Quang Cua - "cha đẻ" của gạo thơm ST25 - cho biết vài ngày nữa nông dân mới thu hoạch lúa ST, nhưng ngay từ lúc này thị trường đã sôi động, nhu cầu rất cao, ông Cua ước tính "có bao nhiêu cũng không đủ bán" với lượng đặt hàng hiện tại.

Theo Tuổi trẻ

 

Quỹ Di sản đã công bố báo cáo Chỉ số Tự do Kinh tế 2020, trong đó Việt Nam đạt 58,8 điểm và xếp hạng thứ 105 trên thế giới, tăng 23 bậc so với năm 2019.

Việt Nam tăng 23 bậc về Chỉ số Tự do Kinh tế 2020

Điểm tự do kinh tế của Việt Nam là 58,8, đưa Việt Nam đứng thứ 105 trong bảng xếp hạng Chỉ số Tự do Kinh tế 2020. Kết quả tổng thể của Việt Nam đã tăng 3,5 điểm do tăng đáng kể tình hình tài khóa. 

Việt Nam xếp hạng 21 trong số 42 quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương và điểm tổng thể của Việt Nam thấp hơn một chút so với mức trung bình của khu vực và thế giới. 

Nền kinh tế Việt Nam đã dần dần được cải thiện về chỉ số tự do kể từ năm 2011. Tăng trưởng GDP mạnh mẽ trong 5 năm qua đã phản ánh sự cải thiện này, được thúc đẩy bởi các ngành sản xuất và chế biến định hướng xuất khẩu. 

Tự do kinh tế sẽ được tăng cường ở Việt Nam nếu chính phủ có thể tự do hóa kinh tế bằng cách thúc đẩy thương mại quốc tế và tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước. Cải thiện môi trường đầu tư cũng sẽ chậm nếu như không có cải thiện về tư pháp.

Việt Nam tăng 23 bậc về Chỉ số Tự do Kinh tế 2020 - Ảnh 1.

Báo cáo nhận xét, mặc dù tất cả đất đai đều thuộc sở hữu và quản lý của nhà nước, kể từ tháng 9/2018, chính phủ đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 96,9% đất đai tại Việt Nam.

Thuế thu nhập cá nhân cao nhất là 35% và thuế thu nhập doanh nghiệp cao nhất là 22%. Các loại thuế khác bao gồm thuế giá trị gia tăng và tài sản. Gánh nặng thuế chung bằng 18,6% tổng thu nhập trong nước. Chi tiêu của chính phủ đã lên tới 28,3% GDP trong 3 năm qua và thâm hụt ngân sách đã trung bình 4,7% GDP. Nợ công tương đương với 57,5% GDP.

Báo cáo đánh giá: "Khởi sự kinh doanh đã trở nên dễ dàng hơn, và chi phí đăng ký kinh doanh đã được cắt giảm. Tuy nhiên, các tiêu chuẩn quản trị doanh nghiệp và việc thực thi luật lao động vẫn còn yếu. Kiểm soát ổn định giá vẫn có hiệu lực đối với nhiên liệu, năng lượng và nước, tài nguyên thiên nhiên và dược phẩm. Năm 2019, Chính phủ cam kết sẽ tiếp tục trợ cấp cho hãng hàng không quốc gia trong tối đa 10 năm.

Tổng giá trị xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ bằng 187,5% GDP. Thuế suất áp dụng trung bình là 2,7%. Khung đầu tư tổng thể đã được hiện đại hóa và tạo điều kiện cho đầu tư nước ngoài, nhưng còn chưa hiệu quả. Lĩnh vực tài chính tiếp tục phát triển, và hoạt động cho vay theo chỉ đạo của các ngân hàng thương mại nhà nước đã được thu hẹp trong những năm gần đây".

Theo CafeF

Trong những năm gần đây, kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Thụy Điển luôn duy trì mức tăng trưởng khá cao và ổn định. Tương lai về quan hệ thương mại giữa hai nước, đặc biệt là cơ hội cho các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam hiện thâm nhập vào thị trường này còn rộng mở hơn nữa khi Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam – EU (EVFTA) có hiệu lực và đi vào thực thi.    

Thị phần khiêm tốn

Theo Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển (kiêm nhiệm Phần Lan, Đan Mạch, Na Uy, Iceland và Latvia), Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 24 trong tổng số 30 đối tác nhập khẩu lớn vào thị trường này, xếp trên cả Hàn Quốc, Ấn Độ, Hong Kong, Thái Lan và các nước ASEAN khác.

evfta loi mo cho thuong mai viet nam thuy dien

Hàng dệt may có nhiều cơ hội gia tăng thị phần tại thị trường Thụy Điển

Số liệu thống kê cho thấy, năm 2018, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Thụy Điển đạt 1,5 tỷ USD, tăng 14,5% so với năm 2017, trong đó Việt Nam xuất siêu hơn 815 triệu USD. Năm 2019, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và Thụy Điển đạt 1,56 tỷ USD. Trong đó xuất khẩu của Việt Nam đạt gần 1,2 tỷ USD, tăng 2,4% so với năm 2018. Mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Thụy Điển là giày dép, dệt may, hải sản, đồ gỗ, thủ công mỹ nghệ, máy tính và linh kiện. Tuy nhiên, thị phần hàng xuất khẩu của Việt Nam mới chỉ chiếm khoảng 0,2% trong tổng giá trị nhập khẩu của nước này.

Phân tích 25 nhóm mặt hàng Thụy Điển nhập khẩu nhiều nhất và 25 nhóm mặt hàng Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất trong 5 năm vừa qua, rất nhiều mặt hàng Việt Nam có thể cung cấp cho Thụy Điển như hàng dệt may, da giày, nông sản và thực phẩm, thủ công mỹ nghệ, hóa chất. Dù vậy, theo Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển, kim ngạch xuất khẩu và thị phần các mặt hàng này của Việt Nam tại Thụy Điển còn khá khiêm tốn.

Còn nhiều dư địa

Với dân số 10 triệu người, thị trường tuy nhỏ nhưng người Thụy Điển đầu tư khá nhiều tiền vào các sản phẩm dệt may như quần áo, chăn, ga rèm cửa, đồ trang trí bằng chất liệu dệt may. Đặc trưng của thị trường dệt may Thụy Điển cũng như các nước Bắc Âu khác là sự thay đổi theo mùa của khí hậu. Khí hậu thay đổi ảnh hưởng đến xu hướng thời trang và trang trí nhà cửa. Do vậy, có thể nói Thụy Điển tiêu thụ rất nhiều hàng dệt may, phong phú, đa dạng về chủng loại.

Theo thống kê, người dân Thụy Điển tiêu khoảng 5-6% thu nhập vào thời trang. Ngoài ra, Thụy Điển có những nhà phân phối sản phẩm lớn từ IKEA, Nilson AB, H&M... nhập khẩu hàng dệt may từ các nước khác rồi phân phối trong toàn bộ hệ thống của họ không chỉ ở châu Âu mà trên thế giới. Tương tự dệt may, giày dép cũng là một ngành thế mạnh của Việt Nam, đồng thời cũng là mặt hàng có tiềm năng tăng trưởng tại thị trường Thụy Điển.

Hơn thế nữa, đối với các mặt hàng nông sản, do diện tích đất nông nghiệp của Thụy Điển rất hạn chế nên nước này phải nhập khẩu phần lớn các sản phẩm nông sản như gạo, trà, cà phê, ca cao, một số loại rau, hoa quả, hải sản... Ngoài ra, xu hướng gần đây cho thấy, người tiêu dùng Thụy Điển thích thưởng thức các thực phẩm với hương vị mới nên đã tăng nhu cầu nhập khẩu các sản pẩm đặc trưng của các nước trên khắp thế giới và các loại trái cây và rau không phổ biến. Theo đó, một số mặt hàng nông sản, thực phẩm nhập khẩu chính của Thụy Điển là rau, cà chua, trái cây, thủy sản,...

Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển cũng khuyến cáo, Thụy Điển là một thành viên của EU, do đó, hàng hóa muốn đạt tiêu chuẩn của Thụy Điển, trước hết phải đạt tiêu chuẩn EU. Các doanh nghiệp muốn bán hàng vào các siêu thị ở Thụy Điển, phải sản xuất được hàng thành phẩm có chất lượng cao, bao gói theo yêu cầu của các tập đoàn phân phối (siêu thị). Phải đảm bảo cung cấp hàng đều đặn và ổn định về số lượng và chất lượng với giá cạnh tranh.

Đặc biệt, người dân Thụy Điển đã quen với các thương hiệu lớn truyền thống. Theo đó, hàng thành phẩm chất lượng cao, số lượng lớn và ổn định thì nên bán qua các tập đoàn siêu thị. Còn hàng có số lượng không lớn và đa dạng thì nên bán qua các đại lý hoặc công ty nhỏ và vừa. Hàng ở dạng nguyên liệu thô thì nên bán trực tiếp cho các nhà máy chế biến. Để kiểm tra những yêu cầu về hàng hóa, doanh nghiệp có thể tham khảo trên websiite www.opentradegate.se của Thụy Điển. Đây là website cung cấp thông tin nhằm giúp đỡ các nhà xuất khẩu từ các nước đang phát triển.

Theo Công Thương

UBND tỉnh vừa phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu đô thị sinh thái Đảo Ngọc, thành phố Quảng Ngãi.

Quảng Ngãi duyệt nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu đô thị sinh thái Đảo Ngọc

Phối cảnh đô thị sinh thái Đảo Ngọc.

Theo đó, Khu vực nghiên cứu lập quy hoạch có quy mô diện tích khoảng 186,6 ha thuộc địa giới hành chính phường Trương Quang Trọng và xã Tịnh An, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi, gồm 2 địa điểm có diện tích 160,5ha (Đảo Ngọc) và 26,1ha (tiếp giáp phía Nam đường Hoàng Sa).

Quy mô dân số dự kiến 18-25.000 người.

Khu vực quy hoạch có giới cận như phía Đông giáp sông Trà Khúc, phía Tây giáp đường tránh Đông đoạn cầu Trà Khúc 2, phía Nam giáp sông Trà Khúc và phía Bắc giáp đường Hoàng Sa.

Đây là khu đô thị sinh thái nằm giữa lòng sông Trà Khúc, kết hợp với chỉnh trang khu dân cư hiện hữu, tập trung các công trình thương mại - dịch vụ, du lịch, văn hóa, thể dục thể thao kết hợp công viên cây xanh - mặt nước, phục vụ cho đô thị trung tâm thành phố Quảng Ngãi.

Theo CafeLand

Đà Nẵng vừa thông qua bảng giá đất mới giai đoạn (2020- 2024), đáng chú ý bảng giá đất mới cũng bổ sung giá đất đối với 290 tuyến đường mới đặt tên, điều chỉnh giảm 5% đối với đất thương mại dịch vụ và đất sản xuất kinh doanh so với bảng giá đất ban hành năm 2019.

Đà Nẵng thông qua bảng giá đất mới, nhiều nơi giá đất giảm

Ngày 13/3, tại kỳ họp thứ 13 (bất thường) HĐND TP Đà Nẵng khóa IX các đại biểu đã biểu quyết thông qua nghị quyết quy định về bảng giá các loại đất trên địa bàn thành phố giai đoạn 2020-2024. Bảng giá đất lần này có thay đổi so với bản giá đất mà TP Đà Nẵng đã ban hành theo quyết định số 06 năm 2019.

Theo đó, bảng giá đất mới cũng bổ sung giá đất đối với 290 tuyến đường mới đặt tên, điều chỉnh giảm 5% đối với đất thương mại dịch vụ và đất sản xuất kinh doanh so với mức quy định tại quyết định bảng giá đất năm 2019.

Theo ông Nguyễn Nho Trung - Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng, bảng giá đất lần này đánh giá rất kỹ so với quyết định số 06 năm 2019. Trong đó có các tác động đối với doanh nghiệp và người dân khi tiếp cận đất đai, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội và thị trường bất động sản của thành phố hiện tại.

Đà Nẵng thông qua bảng giá đất mới, nhiều nơi giá đất giảm - Ảnh 1.

Kỳ họp thứ 13 (bất thường) HĐND TP Đà Nẵng thông qua bảng giá đất mới.

Bảng giá đất mới bổ sung, điều chỉnh những bất cập như: Sửa đổi giá đất đối với năm tuyến đường chưa phù hợp; bổ sung về hệ số vị trí khu đất thương mại dịch vụ, đất sản xuất kinh doanh và phần diện tích áp dụng hệ số đặc biệt ngã ba, ngã tư đối với các khu đất hai mặt tiền trở lên…

Ngoài ra giá đất thương mại dịch vụ được xác định bằng 80% giá đất ở cùng vị trí. Giá đất sản xuất kinh doanh không phải là đất thương mại, dịch vụ được xác định bằng 60% giá đất ở cùng vị trí. Theo đó, giá đất ở tại đô thị cao nhất 98,8 triệu đồng/m2, giá đất thương mại dịch vụ tại đô thị cao nhất 79 triệu đồng/m2, giá đất sản xuất kinh doanh tại đô thị cao nhất 59,3 triệu đồng/m2.

Đáng chú ý lần này bảng giá đất mới được phân theo vệt khu đất. Đối với khu đất hai mặt tiền trở lên thì hệ số đặc biệt chỉ áp dụng trong phạm vi 50m, đồng thời giá đất thương mại dịch vụ và đất sản xuất kinh doanh giảm hơn 5% so với mặt bằng tại quyết định 06.

Theo lý giải của UBND TP Đà Nẵng, qua rà soát giá đất phát hiện những điểm bất hợp lý phát sinh, bổ sung kịp thời những thay đổi so với bảng giá các loại đất năm 2019. Bảng giá đất này xây dựng trên cơ sở thực tế và nằm trong khung giá đất toàn quốc.

Việc xây dựng bảng giá đất chiều hướng tăng sẽ ảnh hưởng đến hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trong việc thực hiện nghĩa vụ tài chính như nộp tiền chuyển mục đích sử dụng đất từ đất phi nông nghiệp sang đất ở, chuyển nhượng quyền sử dụng đất và các trường hợp nợ đất tái định cư đã quá hạn 5 năm.

Theo CafeF

Ngày 14.3, HĐND TP.Đà Nẵng cho biết đã thống nhất chấp thuận chủ trương đầu tư, giao UBND thành phố thực hiện 4 dự án đô thị sinh thái ở Tây Bắc Đà Nẵng.

Kết quả hình ảnh cho Đầu tư gần 4.000 tỉ đồng cho 4 đô thị sinh thái Tây Bắc Đà Nẵng

4 dự án đô thị sinh thái mới nằm quanh trục Hoàng Văn Thái nối dài (Ảnh: Tăng Trung Kiên)

Cả 4 dự án đô thị sinh thái này đều nằm quanh hai trục giao thông lớn là đường Hoàng Văn Thái nối dài và đường tránh Nam Hải Vân – Túy Loan, thuộc hai xã Hòa Sơn và Hòa Nhơn (H.Hòa Vang, TP.Đà Nẵng).
Trong đó, dự án Khu biệt thự sinh thái hồ Trước Đông (xã Hòa Nhơn) quy mô gần 100 ha với diện tích đồi núi, mặt nước hồ Trước Đông chiếm 26% (261.000 m2). Dự án sẽ có 92 khu đất biệt thự (484.000 ngàn m2), gần 20.000 m2 đất thương mại dịch vụ còn lại đất hạ tầng kỹ thuật, cây xanh thảm cỏ, với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 770 tỉ đồng.
Đầu tư gần 4.000 tỉ đồng cho 4 đô thị sinh thái Tây Bắc Đà Nẵng - ảnh 1

Tuyến đường Hoàng Văn Thái mới mở trong vài năm vừa qua, nối QL1A đoạn qua trung tâm TP.Đà Nẵng (đường Tôn Đức Thắng) ra đường tránh Nam Hải Vân và đi Bà Nà Hills (Ảnh: Tăng Trung Kiên)

Dự án Khu biệt thự sinh thái phía Tây đường tránh Nam Hải Vân quy mô hơn 97 ha, tổng mức đầu tư khoảng 1.370 tỉ đồng, trong đó có 2.081 lô đất nhà ở (442.000 m2), đất trường học (56.500 m2), đất thương mại dịch vụ (41.000 m2). Dự án thứ 3 là Khu đô thị sinh thái phía Bắc đường Hoàng Văn Thái, quy mô 87 ha, đầu tư 919 tỉ đồng, quy hoạch 1.979 lô đất (312.000 m2), đất giáo dục (36.000 m2), chợ (11.600 m2), trung tâm y tế (13.000 m2), đất thương mại dịch vụ (40.400 m2), đất thể dục thể thao (29.000 m2).

Đầu tư gần 4.000 tỉ đồng cho 4 đô thị sinh thái Tây Bắc Đà Nẵng - ảnh 2

Xung quanh tuyến đường chủ yêu là đồi núi, mặt nước, phù hợp với quy hoạch đô thị sinh thái (Ảnh: Tăng Trung Kiên)

Dự án cuối cùng là Khu biệt thự sinh thái phía Đông đường tránh Nam Hải Vân, diện tích hơn 60 ha, quy mô 619 tỉ đồng, gồm 773 lô đất ở, đất dành giáo dục (37.000 m2), thể thao (32.000 m2)…
UBND TP.Đà Nẵng cho biết, 4.000 tỉ đồng trên chưa bao gồm tiền sử dụng đất, các dự án sẽ được đấu thầu để chọn nhà đầu tư xây dựng khu đô thị sinh thái.
Nhà đầu tư sẽ chịu toàn bộ đền bù giải tỏa, đầu tư hạ tầng, tạo quỹ đất sạch rồi bán ra thị trường.
Đầu tư gần 4.000 tỉ đồng cho 4 đô thị sinh thái Tây Bắc Đà Nẵng - ảnh 3

Các hồ nước lớn dọc hai bên tuyến Hoàng Văn Thái, nối dài lên đường tránh Nam Hải Vân (Ảnh: Tăng Trung Kiên)

Theo điều chỉnh quy hoạch chung TP.Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn 2045, thành phố đang đề xuất mở rộng về phía Tây H.Hòa Vang, hình thành các đô thị giãn dân, dự kiến có đường sắt Bắc Nam, cao tốc.
Đây là cụm đô thị sinh thái lớn nhất hiện nay được đầu tư tại TP.Đà Nẵng sau nhiều năm không có thêm quỹ đất mới.
Theo Thanh Niên
 
 

Đối tác chiến lược