Việt Nam tăng 23 bậc về Chỉ số Tự do Kinh tế 2020

Viết bởi  - Thứ tư, 18 Tháng 3 2020

Quỹ Di sản đã công bố báo cáo Chỉ số Tự do Kinh tế 2020, trong đó Việt Nam đạt 58,8 điểm và xếp hạng thứ 105 trên thế giới, tăng 23 bậc so với năm 2019.

Việt Nam tăng 23 bậc về Chỉ số Tự do Kinh tế 2020

Điểm tự do kinh tế của Việt Nam là 58,8, đưa Việt Nam đứng thứ 105 trong bảng xếp hạng Chỉ số Tự do Kinh tế 2020. Kết quả tổng thể của Việt Nam đã tăng 3,5 điểm do tăng đáng kể tình hình tài khóa. 

Việt Nam xếp hạng 21 trong số 42 quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương và điểm tổng thể của Việt Nam thấp hơn một chút so với mức trung bình của khu vực và thế giới. 

Nền kinh tế Việt Nam đã dần dần được cải thiện về chỉ số tự do kể từ năm 2011. Tăng trưởng GDP mạnh mẽ trong 5 năm qua đã phản ánh sự cải thiện này, được thúc đẩy bởi các ngành sản xuất và chế biến định hướng xuất khẩu. 

Tự do kinh tế sẽ được tăng cường ở Việt Nam nếu chính phủ có thể tự do hóa kinh tế bằng cách thúc đẩy thương mại quốc tế và tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước. Cải thiện môi trường đầu tư cũng sẽ chậm nếu như không có cải thiện về tư pháp.

Việt Nam tăng 23 bậc về Chỉ số Tự do Kinh tế 2020 - Ảnh 1.

Báo cáo nhận xét, mặc dù tất cả đất đai đều thuộc sở hữu và quản lý của nhà nước, kể từ tháng 9/2018, chính phủ đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 96,9% đất đai tại Việt Nam.

Thuế thu nhập cá nhân cao nhất là 35% và thuế thu nhập doanh nghiệp cao nhất là 22%. Các loại thuế khác bao gồm thuế giá trị gia tăng và tài sản. Gánh nặng thuế chung bằng 18,6% tổng thu nhập trong nước. Chi tiêu của chính phủ đã lên tới 28,3% GDP trong 3 năm qua và thâm hụt ngân sách đã trung bình 4,7% GDP. Nợ công tương đương với 57,5% GDP.

Báo cáo đánh giá: "Khởi sự kinh doanh đã trở nên dễ dàng hơn, và chi phí đăng ký kinh doanh đã được cắt giảm. Tuy nhiên, các tiêu chuẩn quản trị doanh nghiệp và việc thực thi luật lao động vẫn còn yếu. Kiểm soát ổn định giá vẫn có hiệu lực đối với nhiên liệu, năng lượng và nước, tài nguyên thiên nhiên và dược phẩm. Năm 2019, Chính phủ cam kết sẽ tiếp tục trợ cấp cho hãng hàng không quốc gia trong tối đa 10 năm.

Tổng giá trị xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ bằng 187,5% GDP. Thuế suất áp dụng trung bình là 2,7%. Khung đầu tư tổng thể đã được hiện đại hóa và tạo điều kiện cho đầu tư nước ngoài, nhưng còn chưa hiệu quả. Lĩnh vực tài chính tiếp tục phát triển, và hoạt động cho vay theo chỉ đạo của các ngân hàng thương mại nhà nước đã được thu hẹp trong những năm gần đây".

Theo CafeF

Đối tác chiến lược