TPHCM sẽ xây công viên khoa học năm 2013

Viết bởi  - Thứ ba, 26 Tháng 6 2012
Theo kế hoạch, TPHCM sẽ khởi công xây dựng Công viên Khoa học và Công nghệ (được xem là khu công nghệ cao thứ hai) vào đầu năm 2013, chứ không chờ đến khi hoàn thành khu công nghệ cao thứ nhất.

Ông Dương Minh Tâm, Thư ký tổ công tác thực hiện đề án Công viên Khoa học và Công nghệ TPHCM, cho biết thông tin trên tại buổi hội thảo lần 2 về mô hình quản lý và lĩnh vực hoạt động của dự án công viên này, diễn ra ngày 26-6. Theo ông Tâm, dự kiến đầu tháng 7 này đề án thành lập Công viên Khoa học và Công nghệ sẽ được trình lãnh đạo thành phố thông qua, báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Với diện tích khoảng 200 héc ta tại phường Long Phước, quận 9, dự án trên sẽ liên kết với Đại học Quốc gia TPHCM, Khu công nghệ cao TPHCM (SHTP) hiện tại và một số khu công nghiệp, khu chế xuất, viện nghiên cứu trên địa bàn quận Thủ Đức và quận 9 hình thành khu đô thị Khoa học Công nghệ Đông Bắc của thành phố trong tương lai. Đây là mô hình khu công nghệ cao gắn kết về hoạt động với khối đại học và điều kiện không gian, sinh thái tại cù lao Long Phước quận 9 yên tĩnh, cách biệt, phù hợp cho môi trường nghiên cứu khoa học công nghệ cao.

Dự án sẽ hình thành lần lượt các trung tâm nghiên cứu triển khai R&D công nghệ tiên tiến có nhiệm vụ giải

Theo ông Tâm, chủ trương của thành phố cho dự án này là đảm bảo hiện đại và tốt hơn SHTP. Mục tiêu của dự án này là tạo điều kiện môi trường thuận lợi nghiên cứu khoa học công nghệ cao, kết quả ứng dụng vào việc dẫn hướng cho các ngành sản xuất công nghệ cao phục vụ chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế của thành phố và cả nước.

Nơi đây sẽ là trung tâm nghiên cứu khoa học và công nghệ đa chuyên ngành; tập hợp đội ngũ tri thức nhân tài, doanh nghiệp hoạt động nghiên cứu sáng tạo công nghệ, giải quyết các vấn đề phục vụ phát triển kinh tế xanh, bền vững.

quyết các vấn đề về môi trường sống, nâng cao công nghệ có tiềm năng và lợi thế của thành phố, dự kiến gồm công nghệ năng lượng tái tạo, công nghệ vũ trụ, cơ điện tử và tự động hóa…

Nơi đây sẽ gắn kết với khối nghiên cứu, đào tạo của đại học/viện nghiên cứu và khối doanh nghiệp tạo sức mạnh tổng hợp nâng cao về chất lượng và số lượng nguồn nhân lực công nghệ cao cho thành phố.

Chủ đầu tư giai đoạn chuẩn bị thành lập dự án này là Ban quản lý Khu công nghệ cao TPHCM. Sau khi khu công nghệ cao thứ hai có quyết định thành lập, chủ đầu tư các hạng mục xây dựng cơ sở hạ tầng công viên khoa học và công nghệ này sẽ là Công ty phát triển Công viên Khoa học và Công nghệ.

Theo các diễn giả góp ý tại hội thảo là nên lựa chọn hình thức cổ phần hóa, giảm bớt vai trò của nhà nước để năng động hơn.

Từ thực tế quản lý khu công nghệ cao trước đây, ông Phạm Chánh Trực, nguyên Trưởng ban Ban Quản lý Khu công nghệ cao TPHCM, đã chỉ ra một số nhược điểm trầm trọng là sự thiếu chủ động trong điều hành quản lý dẫn tới chậm trễ kéo dài và không theo kịp diễn biến thị trường khoa học công nghệ thế giới, vuột mất nhiều cơ hội thu hút đầu tư, cũng như thường xuyên bị động trong cơ chế “xin - cho” về vốn đầu tư và kinh phí hoạt động.

Theo ông Trực, nếu thực hiện một cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm thì có thể rút ngắn thời gian xây dựng khoản ba năm và có thể nắm bắt được cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài. Do đó ông Trực đề nghị cho phép Công viên Khoa học và Công nghệ được sử dụng hình thức công ty cổ phần quản lý công viên này, trong đó vốn của Nhà nước chỉ chiếm 35%.

Dự án dự kiến được đầu tư xây dựng trong 5 năm. Kinh phí chuẩn bị dự án đầu tư từ nguồn vốn ngân sách là 13,391 tỉ đồng đã được thành phố duyệt vào tháng 4-2012. Trong đó, có dự trù dành chi phí khoảng 6,3 tỉ đồng thuê tư vấn quy hoạch kiến trúc, cảnh quan nước ngoài để đảm bảo tính hiện đại, tiên tiến cho Công viên Khoa học đạt chuẩn quốc tế.

Theo tiến sĩ Nguyễn Anh Thi, Phó ban Khoa học và công nghệ (Đại học Quốc gia TPHCM), khu công viên khoa học và công nghệ này sẽ thiết lập một môi trường thuận lợi cho hợp tác giữa doanh nghiệp và đại học/viện nghiên cứu nhằm nâng cao năng lực hấp thụ công nghệ, năng lực sáng tạo; đẩy mạnh hoạt động chuyển giao công nghệ từ đại học/viện nghiên cứu ra doanh nghiệp.

Quốc Hùng

Đối tác chiến lược