Làn sóng tư nhân đầu tư vào năng lượng tái tạo nhưng lấy đâu đủ 10 tỷ USD mỗi năm cho điện để hoàn thành mục tiêu quốc gia?

Viết bởi  - Thứ ba, 10 Tháng 9 2019

"Chính phủ đã cảnh báo rằng Việt Nam có thể phải đối mặt với tình trạng thiếu tới 12 triệu MW điện mỗi giờ vào năm 2023. Tình trạng thiếu điện có thể xảy ra sớm nhất là trong năm tới", International Finance Corporation (IFC) cho biết.

 Làn sóng tÆ° nhân đầu tÆ° vào năng lượng tái tạo nhÆ°ng lấy đâu đủ 10 tá»· USD mỗi năm cho điện để hoàn thành mục tiêu quốc gia?
 

Theo một khảo sát của Grant Thorton, năng lượng tái tạo đang nổi lên như một trong những lĩnh vực được ưu tiên nhất cho đầu tư ở Việt Nam. Năm 2019, năng lượng tái tạo vươn lên đứng vị trí thứ ba chỉ sau fintech và giáo dục, dẫn trước chăm sóc sức khỏe, thương mại điện tử và hậu cần. Năm 2018, lĩnh vực này chỉ đứng vị trí thứ 10 trong xếp hạng các lĩnh vực đầu tư hấp dẫn nhất cả nước.

"Lĩnh vực sản xuất năng lượng cho phép 100% quyền sở hữu nước ngoài"- ông Fred Burke - quản lý đối tác của Baker &McKenzie Việt Nam nói.

Việt Nam đã giảm thuế cho các dự án năng lượng xanh và đã công bố kế hoạch phát triển năng lượng quốc gia, nhằm tạo ra các dịch vụ năng lượng hiện đại, bền vững vào năm 2030.

Ông Phạm Trọng Thực, Phó Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp khẳng định, Bộ Công thương sẽ tập trung hỗ trợ các công ty đã được chứng minh công nghệ thủy điện, năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng sinh khối và khí sinh học. "Mục tiêu của Việt Nam là tăng tỷ lệ giá trị thiết bị sản xuất trong nước trong lĩnh vực năng lượng tái tạo lên đến 30% vào năm 2020 và 60% vào năm 2030, và có thể xuất khẩu vào năm 2050", ông nói.

Theo International Finance Corporation (IFC), Việt Nam đang phải đối mặt với nhu cầu năng lượng tăng cao, tăng 13% mỗi năm kể từ năm 2000 và dự kiến ​​sẽ tiếp tục tăng trưởng ở mức 8% đến năm 2030,.

"Mặc dù Quỹ Xúc tiến năng lượng bền vững (Sustainable Energy Promotion Fund) sẽ được thành lập và tài trợ bởi ngân sách nhà nước", ông Thực nói, "Việt Nam vẫn muốn huy động vốn bên ngoài để tài trợ cho nguồn cung trong tương lai".

Theo ước tính của EVN, hệ thống điện của Việt Nam sẽ cần khoảng 10 tỷ USD đầu tư mỗi năm cho đến năm 2030 để hoàn thành các mục tiêu quốc gia. Vì vậy, tìm được những đối tác phù hợp có thể cam kết số vốn khổng lồ này là một thách thức lớn.

Các nhà đầu tư vào năng lượng xanh của Việt Nam mới là những người sẽ mang lại dòng vốn chính, trong đó có cả các quỹ có chủ quyền và các nhóm chiến lược thực hiện việc mua lại hoặc các liên doanh quốc tế như German ASEAN Power, B.Grimm Power, Trina Solar, Schletter Group, Sunseap International, Gulf Energy Development, InfraCo Asia Development, GE Renewable Energy, và Doosan Heavy.

Dragon Capital đã tài trợ cho Tập đoàn Năng lượng Pacifico. Liên doanh đầu tư Việt Nam-Oman ủng hộ nhà máy năng lượng mặt trời BCG-CME Long An một khoản ngân sách trị giá 48 triệu USD. Quỹ năng lượng sạch IFC và Armstrong SE đầu tư vào Phong Điền, nhà máy năng lượng mặt trời kết nối lưới tư nhân đầu tiên của Việt Nam, với tỷ lệ sở hữu 18% trong năm 2016. Nhà máy hiện tạo ra khoảng 60 triệu kilowatt giờ, đủ để cung cấp năng lượng cho khoảng 35.000 ngôi nhà mỗi năm.

Related image

Các nhà đầu tư tư nhân ngày càng quan tâm đến lĩnh vực năng lượng tái tạo. Việt Nam từ lâu đã dựa vào than đá và thủy điện để sản xuất điện. Nhưng với những hậu quả môi trường khôn lường do năng lượng không bền vững gây ra, chính phủ đang tìm kiếm đầu tư tư nhân vào các nguồn năng lượng tái tạo.

Các công ty cổ phần tư nhân nói chung cũng đã bắt đầu xem xét các cơ hội trong ngành công nghiệp này. VinaCapital chia sẻ, họ hiện đang đánh giá các cơ hội trong lĩnh vực này.

Bộ phận đầu tư của Tập đoàn Ngân hàng Thế giới cũng đã đầu tư 75 triệu USD vào công ty điện lực Philippines AC Energy, công ty sẽ phát triển các dự án năng lượng mặt trời và gió tại Việt Nam với tổng công suất lên tới 360MW.

Đầu tư vốn cổ phần tư nhân vào năng lượng tái tạo dự kiến ​​sẽ sớm tăng lên, vì Macquarie Capital, tập đoàn Úc có kinh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực này, đang thành lập một văn phòng tại Việt Nam. Văn phòng này sẽ chịu trách nhiệm nghiên cứu các dự án năng lượng tái tạo quy mô lớn, đặc biệt là các dự án năng lượng mặt trời, gió ven biển cũng như các dự án năng lượng đốt rác thải.

Tuy nhiên, hầu hết các nhà đầu tư tài chính vẫn chưa đẩy mạnh hoạt động của mình vì năng lượng tái tạo vẫn là một lĩnh vực mới. "Chính phủ đã cảnh báo rằng Việt Nam có thể phải đối mặt với tình trạng thiếu điện hàng năm lên tới 12 triệu MW mỗi giờ vào năm 2023. Sự thiếu hụt có thể bắt đầu sớm nhất là vào năm tới", IFC cho biết.

Theo UNDP, trước đó, đầu tư hàng năm vào năng lượng tái tạo chỉ ở mức 300 triệu USD trong giai đoạn 2011-2015, nhưng đã tăng đáng kể lên 682 triệu USD trong năm 2016. Tổng cộng, Việt Nam đã chứng kiến ​​các khoản đầu tư gần 2,4 tỷ USD vào lĩnh vực này năm 2016. SolarBK, GIC Corporation và Tân Hoàn Cầu là một số cái tên đang mở đường cho sự phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam.

Theo Trí Thức Trẻ

Đối tác chiến lược