Biznews - Việt Nam đối mặt nhiều thách thức khi trở thành công xưởng của thế giới

Viết bởi  - Thứ năm, 22 Tháng 8 2019

Khi mà Mỹ và Trung Quốc đang bị cuốn vào cuộc chiến thương mại đầy căng thẳng, nhiều người tin rằng đã đến lúc Việt Nam tỏa sáng.

Thế nhưng, có lẽ sẽ cần phải mất nhiều năm Việt Nam và nhiều địa điểm sản xuất khác trong khu vực có thể thay Trung Quốc trở thành công xưởng của thế giới, theo Wall Street Journal nhấn mạnh trong bài báo mới được đăng tải.
Theo bài báo này, ở Việt Nam, hiện tại khó có thể có được chuỗi cung ứng đặc biệt, chuyên biệt hóa đã giúp Trung Quốc trở thành cường quốc sản xuất điện thoại thông minh, thang nhôm, máy hút bụi cũng như nhiều sản phẩm khác. Ngoài ra cũng không hề dễ tìm kiếm các nhà máy có chứng nhận an toàn chuyên phục vụ cho thị trường Mỹ cũng như nhiều loại máy móc đắt đỏ cần đầu tư nhiều về vốn. 
Và ngoài ra, với dân số chưa bằng 1/10 của Trung Quốc, Việt Nam hiện cũng đang đối diện với thực tế thiếu lao động trong bối cảnh nhiều nhà sản xuất toàn cầu chạy đua mở nhà máy tại đây nhằm tránh thuế cao từ Mỹ.
Wall Street Journal: Việt Nam đối mặt nhiều thách thức khi trở thành công xưởng của thế giới

Sự phát triển của các nhà cung cấp trong ngành công nghiệp không thể diễn ra trong một sớm một chiều.

Giám đốc phụ trách hoạt động của một nhà máy sản xuất thiết bị công nghiệp, ông Wing Xu, nhận xét rằng Trung Quốc đã có một hệ thống hoạt động lâu năm, và rằng bất kỳ cái gì doanh nghiệp muốn, họ có thể đã có sẵn nhà cung cấp trên thị trường.
Cũng chính nữ giám đốc này cho rằng, không phải cứ đơn thuần muốn là chuyển được sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam và tin sẽ có thể kiếm được bất kỳ cái gì mình muốn.
Một số công ty chuyển sản xuất sang các nước Đông Nam Á hoặc nơi khác, một số khác vẫn tiếp tục sản xuất tại Trung Quốc để phục vụ cho người Trung Quốc cũng như thị trường ngoài Mỹ - chiến lược họ gọi đến với cái tên Trung Quốc cộng Một. Một số nhà máy khác với đơn hàng lớn đang hy vọng nhà cung cấp của họ cũng sẽ chuyển sản xuất cũng chuyển khỏi Trung Quốc.
Kết quả, một cục diện mới của ngành sản xuất toàn cầu đang hình thành. Hoạt động sản xuất được đưa ra khỏi Trung Quốc và được chia vào nhiều nước đang phát triển, một tỷ lệ nhỏ được đưa trở về Mỹ bởi nó hoạt động dựa trên công nghệ tự động hóa. 
Sự phát triển của các nhà cung cấp trong ngành công nghiệp không thể diễn ra trong một sớm một chiều. Việt Nam có dân số gần 100 triệu người, thế nhưng quy mô như vậy vẫn quá nhỏ so với 1,3 tỷ người của Trung Quốc, hệ thống đường sá và cầu cảng của Việt Nam hiện vốn đã quá đông đúc.
Nhìn sang Ấn Độ, quốc gia này có đủ nhân lực thế nhưng trình độ tay nghề còn thấp và các quy định của chính phủ được đánh giá không mấy thông thoáng.
Một chuyên gia kinh tế và tư vấn chiến lược tại Control Risks nói: “Mọi người đang cùng đặt câu hỏi: “Giờ chúng ta nên đi đâu?”. Câu trả lời chưa thể rõ ràng”.
Công ty sản xuất máy ảnh GoPro đang chuyển hoạt động sản xuất phục vụ cho thị trường Mỹ sang Mexico, tuy nhiên vẫn còn duy trì hoạt động sản xuất tại Trung Quốc để bán hàng cho một số thị trường khác.
Công ty Universal Electronics, trụ sở tại Arizona – Mỹ, chuyên sản xuất thiết bị công nghệ cho nhà thông minh, mới đây đã có thêm đối tác tại Philippines và đồng thời mở rộng hoạt động tại Mexico.
Công ty Techtronic Industries niêm yết trên sàn chứng khoán Hồng Kông chuyên sản xuất máy hút bụi sẽ thành lập nhà máy mới ở Việt Nam cũng như mở rộng hoạt động tại nhà máy ở Mississippi. Công ty sẽ duy trì sản xuất ở Trung Quốc thêm ít nhất một thập kỷ.
Ở một thực tế khác, mô hình phát triển của ngành sản xuất Trung Quốc 20 năm qua dựa trên việc các nhà cung cấp rất gần nhau, sản xuất vì vậy được đẩy nhanh hơn về thời gian. Giờ đây, hoạt động sản xuất bị phân tách nhiều hơn, điều này đe dọa đẩy cao chi phí, kéo dài thời gian vận chuyển và khiến cho nhiều công ty phải giải quyết vấn đề phát sinh từ nhiều hệ thống thuế quan và chế độ lao động.
Các doanh nghiệp giờ đây đang phải chú tâm nhiều hơn đến tỷ lệ nội địa hóa sản xuất để sản phẩm có thể được gọi là “Sản xuất tại Việt Nam”, theo phân tích của chuyên gia kinh tế chuyên mảng sản xuất tại Harvard Business School, ông Willy C. Shih. Ông Willy C. Shih cũng cho rằng quy định về môi trường cũng sẽ bị siết hơn, thời đại của những quy định môi trường lỏng lẻo giờ đã qua rồi.
Theo Wall Street Journal, Việt Nam rõ ràng chờ đợi cơ hội này đã lâu. Hoạt động của một số ngành thâm dụng lao động đã được chuyển sang Việt Nam từ nhiều năm trước khi mức lương lao động tại Trung Quốc ngày một tăng. Đơn cử như Samsung Electronics đã đầu tư nhiều tỷ USD vào Việt Nam.
Việt Nam còn đang muốn mở rộng hơn nữa hoạt động của các ngành điện tử và kỹ thuật - nấc thang cao hơn trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Theo Bizlive.vn 

Đối tác chiến lược