Tin tức

Nguyễn Ngọc Thảo

Nguyễn Ngọc Thảo

Khu kinh tế Nhơn Hội (Bình Định) được điều chỉnh tính chất từ phát triển công nghiệp, dịch vụ, đô thị chuyển sang trọng tâm phát triển du lịch, dịch vụ, đô thị, công nghiệp, cảng biển...

Ngày 4.9, UBND tỉnh Bình Định tổ chức lễ công bố điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Nhơn Hội đến năm 2040 theo quyết định số 514/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 8.5.2019.

Image result for khu kinh te nhơn hội

Thành Phố Quy Nhơn

Theo quyết định này, diện tích Khu kinh tế Nhơn Hội được điều chỉnh từ 12.000 ha trên bán đảo Phương Mai (nằm trên địa bàn TP.Quy Nhơn và các huyện Tuy Phước, Phù Cát) được quy hoạch trước đây, nay tăng thêm 2.308 ha tại xã Canh Vinh (H.Vân Canh). Như vậy, Khu kinh tế Nhơn Hội hiện nay có diện tích 14.308 ha.

Khu kinh tế Nhơn Hội được điều chỉnh chức năng thành khu kinh tế đa ngành, đa lĩnh vực, với trọng tâm phát triển là du lịch, dịch vụ, đô thị, công nghiệp, cảng biển, năng lượng tái tạo và thủy sản; Là cực tăng trưởng đối trọng, liên kết chặt chẽ và toàn diện với sự phát triển chung của TP.Quy Nhơn và vùng phụ cận; Là một trong những trung tâm phát triển chính của Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung, đầu mối thông thương, giao lưu quốc tế quan trọng của miền Trung và Tây nguyên; Là khu vực có tầm quan trọng về an ninh quốc phòng.
 
Dự báo đến năm 2040, tổng dân số của Khu kinh tế Nhơn Hội khoảng 200.000 - 250.000 người, nhu cầu sử dụng quỹ đất xây dựng khoảng 10.746 ha
 
Điều chỉnh chức năng phát triển Khu kinh tế Nhơn Hội - ảnh 1

Bản đồ Khu kinh tế Nhơn Hội (các phần tô màu đậm) sau khi được điều chỉnh. ẢNH: HOÀNG TRỌNG

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Hồ Quốc Dũng cho biết, việc thành lập và triển khai quy hoạch Khu kinh tế Nhơn Hội đã góp phần khai thác tối đa lợi thế về điều kiện tự nhiên, vị trí về kinh tế, chính trị trong giao thương, dịch vụ quốc tế và trong nước, thúc đẩy phát triển kinh tế của tỉnh Bình Định và khu vực Nam Trung bộ… Tuy nhiên, trải qua quá trình xây dựng, thu hút đầu tư thì xuất hiện một số yếu tố buộc phải nhìn nhận lại về quy hoạch Khu kinh tế Nhơn Hội như: chưa khai thác hết tiềm năng, lợi thế về cảnh quan tự nhiên để phát triển du lịch, đô thị, khó thu hút đầu tư về công nghiệp…
 
“Việc điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Nhơn Hội lần này cơ bản là điều chỉnh về tính chất của khu kinh tế, từ một khu đặt nặng về phát triển công nghiệp, dịch vụ, đô thị chuyển sang trọng tâm là phát triển du lịch, dịch vụ, đô thị, công nghiệp và cảng biển. Đây là sự thay đổi rất là lớn”, ông Hồ Quốc Dũng nói.
 
"Khu kinh tế được chia thành 8 phân khu chức năng, trong đó phân khu 1 đến phân khu 6 nằm tại phần hiện hữu trên bán đảo Phương Mai và phân khu 7, phân khu 8 nằm tại phần mở rộng tại xã Canh Vinh.
Phân khu 1 là Khu đô thị, du lịch Tân Thanh, Vĩnh Hội có dân số dự kiến khoảng 23.000 người, diện tích đất tự nhiên khoảng 1.164 ha.
Phân khu 2 là Khu đô thị cửa ngõ Cát Tiến có dân số dự kiến khoảng 49.100 người, diện tích đất tự nhiên khoảng 1.606 ha.
Phân khu 3 là Khu đô thị du lịch Nhơn Hội có dân số dự kiến khoảng 78.300 người, diện tích đất tự nhiên khoảng 2.199 ha.
Phân khu 4 là Khu công nghiệp đô thị Nhơn Hội có dân số dự kiến khoảng 29.100 người, diện tích đất tự nhiên khoảng 3.521 ha.
Phân khu 5 là Khu đô thị du lịch Phương Mai có quy mô dân số dự kiến khoảng 13.000 người, diện tích đất tự nhiên khoảng 1.512 ha.
Phân khu 6 là Đầm Thị Nại có dân số dự kiến khoảng 1.800 người, diện tích đất tự nhiên khoảng 1.998 ha.
Phân khu 7 là Khu công nghiệp - đô thị Becamex A có dân số dự kiến khoảng 23.400 người, diện tích đất tự nhiên khoảng 1.425 ha.
Phân khu 8 là Khu đô thị - dịch vụ Becamex B có quy mô dân số dự kiến khoảng 32.300 người, diện tích đất tự nhiên khoảng 883 ha.
Khu kinh tế Nhơn Hội của tỉnh Bình Định được quy hoạch theo Quyết định số 142/2005/QĐ-TTg ngày 14.6.2005 của Thủ tướng Chính phủ."
Theo Báo Thanh Niên

Bốn dự án trọng điểm trên địa bàn thành phố Biên Hòa, trong đó có dự án hương lộ 2 được ưu tiên tập trung đầu tư sớm với kỳ vọng sau khi hoàn thành sẽ tạo ra động lực phát triển cho Đồng Nai.

UBND tỉnh Đồng Nai vừa ban hành quy chế phối hợp nhằm đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm tại thành phố Biên Hòa.

Đồng Nai đẩy nhanh tiến độ dự án hương lộ 2

Dự án hương lộ 2 đang được triển khai xây dựng

Theo đó, 4 dự án trọng điểm được ưu tiên tập trung đầu tư sớm là đường trục trung tâm TP Biên Hòa, đường ven sông Cái, đường ven sông Đồng Nai và đường hương lộ 2.

Văn bản do Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, Trần Văn Vĩnh ký yêu cầu các sở ngành phối hợp trong việc thẩm định phê duyệt chủ trương đầu tư, thẩm định và phê duyệt dự án, lựa chọn nhà đầu tư...

Với số vốn đầu tư lên tới hàng ngàn tỷ đồng những dự án này được kỳ vọng sau khi hoàn thành sẽ tạo ra động lực phát triển cho Đồng Nai.

Trong 4 dự án trọng điểm, đáng chú ý là dự án hương lộ 2 nối từ quốc lộ 51 đến cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây, với chiều dài 17km, đi qua hai xã An Hòa và Long Hưng.

Dự kiến hương lộ 2 có quy mô 6 làn xe cơ giới và 4 làn xe hỗn hợp. Khi hoàn thành, hương lộ 2 sẽ kết nối trung tâm hành chính TP. Biên Hòa với khu Nam Biên Hòa nơi tọa lạc của các khu đô thị Aqua City, Khu công nghiệp An Phước, đô thị Nhơn Trạch… đã và đang được triển khai xây dựng.

Với việc kết nối vào đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây nên sau khi hoàn thành hương lộ 2 sẽ giúp khoảng cách giữa tỉnh Đồng Nai và TP.HCM sẽ được rút ngắn. 

Theo TheLeaderVn

Trong 8 tháng qua, Trung Quốc là nhà đầu tư lớn nhất với 1,88 tỷ USD, tiếp đến là Hàn Quốc, Nhật Bản...

Ảnh: TL

Theo số liệu Tổng cục Thống kê vừa công bố sáng nay (29/8), từ đầu năm đến ngày 20/8/2019, có 2.406 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được cấp phép mới, với số vốn đăng ký đạt 91 tỷ USD, tăng 25,4% về số dự án và giảm 32,3% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2018.

Bên cạnh đó, có 908 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với số vốn tăng thêm đạt 3,99 tỷ USD, giảm 28,6% so với cùng kỳ năm trước.

Như vậy, tổng số vốn đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm trong 8 tháng năm 2019 đạt 13,1 tỷ USD, giảm 31,2% so với cùng kỳ năm 2018. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 8 tháng ước tính đạt 12 tỷ USD, tăng 6,3% so với cùng kỳ năm trước.

Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, dẫn đầu trong thu hút FDI tại Việt Nam là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, với số vốn đăng ký của các dự án được cấp phép mới đạt 6,8 tỷ USD, chiếm 74,6% tổng vốn đăng ký cấp mới.

Tiếp đến là ngành hoạt động kinh doanh bất động sản, các ngành còn lại đạt 1,47 tỷ USD, chiếm 16,1%.

Trong số 68 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam trong 8 tháng, Trung Quốc là nhà đầu tư lớn nhất với 1,88 tỷ USD, chiếm 20,6% tổng vốn đăng ký cấp mới. Tiếp đến là Hàn Quốc 1,7 tỷ USD, chiếm 18,9%; Nhật Bản 1,18 tỷ USD, chiếm 13%; Hồng Kông (Trung Quốc) 1,1 tỷ USD, chiếm 12,2%; Singapore 1,03 tỷ USD, chiếm 11,3%...

Quoc gia nao rot von nhieu nhat vao Viet Nam 8 thang qua?

Nguồn ảnh: TTXVN

Bên cạnh đó, đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài trong 8 tháng năm nay có 102 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn của phía Việt Nam là 339,5 triệu USD và 23 dự án điều chỉnh vốn tăng thêm là 99,5 triệu USD.

Tính chung tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài (vốn cấp mới và tăng thêm) 8 tháng đạt 439 triệu USD, trong đó lĩnh vực bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác đạt 96,7 triệu USD, chiếm 22% tổng vốn đầu tư và lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 88,6 triệu USD, chiếm 20,2% đồng thời lĩnh vực chuyên môn, khoa học và công nghệ đạt 83,4 triệu USD, chiếm 19%.

Vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam, trong đó Australia là dẫn đầu với 178,9 triệu USD, chiếm 40,7% tổng vốn đầu tư. Tây Ban Nha đứng thứ hai với 59,8 triệu USD, chiếm 13,6% và Mỹ đứng kế tiếp với 49,3 triệu USD, chiếm 11,2%.

Theo Nhịp Cầu Đầu Tư 

Theo thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, đến nay cả nước có 2 nhóm hàng nhập khẩu đạt kim ngạch từ 10 tỷ USD trở lên.

2 nhóm hàng nhập khẩu lớn nhất đạt kim ngạch hơn 53 tỷ USD

Tỷ trọng 2 nhóm hàng lớn nhất trong tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước đến 15/8. Biểu đồ: T.Bình.

154,4 tỷ USD là tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước tính đến 15/8, theo thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, tăng hơn 8% so với cùng kỳ 2018.

Đáng chú ý, có 2 nhóm hàng nhập khẩu đạt kim ngạch từ 10 tỷ USD trở lên là: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng.

So với cùng kỳ năm ngoái, số nhóm hàng nhập khẩu "chục tỷ USD" không thay đổi về số lượng và nhóm hàng.

Tuy nhiên, kim ngạch tăng thêm của những nhóm hàng này là rất đáng kể, lên tới gần 8 tỷ USD so với 1 năm trước đây.

Trong đó, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 31 tỷ USD, tăng tới 5,4 tỷ USD so với cùng kỳ năm ngoái, tương đương tốc độ tăng trưởng 21%.

Về thị trường, Việt Nam vẫn nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện nhiều nhất từ Hàn Quốc với trị giá 10,2 tỷ USD (cập nhật theo thị trường hết tháng 7 của Tổng cục Hải quan), tăng nhẹ 2,8% so với cùng kỳ năm trước.

Các vị trí tiếp theo là Trung Quốc với 6,91 tỷ USD, tăng mạnh tới 65,9%; Đài Loan và Hoa Kỳ chia nhau vị trí thứ 3 và thứ 4 với kết quả lần lượng tà 2,93 tỷ USD, tăng 39,9%; và 2,63 tỷ USD, tăng tới 49,5%...

Trong khi đó, máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đạt 22,3 tỷ USD tăng 12% so với cùng kỳ 2018, tương đương kim ngạch tăng thêm 2,4 tỷ USD.

Những tháng đầu năm, máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng nhập khẩu chủ yếu có xuất xứ từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản.

Trong đó, kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc đạt 8,04 tỷ USD, tăng 26,7%; từ Hàn Quốc đạt 3,73 tỷ USD, tăng 3,8% và từ Nhật Bản đạt 2,69 tỷ USD, tăng 6,1%...

Với tổng kim ngạch lên đến 53,3 tỷ USD, riêng 2 nhóm hàng nêu trên chiếm đến gần 34,5% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước trong cùng thời điểm.

Sự góp mặt của Trung Quốc và Hàn Quốc ở 2 nhóm hàng trên là điều dễ hiểu khi đây đang là 2 thị trường nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam.

Ngoài ra, đến 15/8, Việt Nam còn nhiều nhóm hàng nhập khẩu lên đến hàng tỷ USD.

Điển hình như vải đạt 8,2 tỷ USD; điện thoại và linh kiện đạt 7,99 tỷ USD; sắt thép đạt 6 tỷ USD; chất dẻo nguyên liệu đạt 5,59 tỷ USD…

Theo Báo Hải Quan 

Bất động sản công nghiệp, nghỉ dưỡng và tài sản khai thác cho thuê tốt được dự báo khuấy động thị trường cuối năm 2019.

3 loại bất động sản hứa hẹn tăng nhiệt cuối năm 2019

Công nghiệp sẽ là lĩnh vực hấp dẫn nhất trong nửa cuối năm 2019. Nguồn: internet

Phó trưởng khoa Kinh doanh quốc tế - Marketing - Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh Huỳnh Phước Nghĩa cho biết, nhu cầu đầu tư bất động sản đang chịu sự tác động rất lớn từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và diễn biến nền kinh tế vĩ mô cũng như tiến độ pháp lý.

Trong 8 tháng qua, tâm lý nghe ngóng chờ đợi và đầu tư phòng thủ kiểu "ăn chắc mặc bền" đang có xu hướng mạnh dần. Vì vậy, trong những tháng cuối năm 2019 các loại hình bất động sản có khả năng mang lại dòng tiền sẽ trở nên hấp dẫn hơn. Chuyên gia này chỉ ra 3 kênh đầu tư hứa hẹn diễn biến tích cực nhất trên thị trường bất động sản trong nửa cuối năm.

Bất động sản khu công nghiệp

Theo ông Nghĩa, công nghiệp sẽ là lĩnh vực hấp dẫn nhất trong nửa cuối năm 2019 trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ - Trung ngày càng phức tạp. Cuộc so găng này góp thêm chất xúc tác giúp Việt Nam lọt vào tầm ngắm của nhiều nhà sản xuất nước ngoài, ít nhiều giúp Việt Nam hưởng lợi bởi các nhà sản xuất sẽ dịch chuyển chuỗi cung ứng từ Trung Quốc sang các quốc gia Đông Nam Á có chi phí thấp hơn.

Bên cạnh đó, việc Việt Nam nỗ lực mở rộng khu vực thương mại tự do, trong đó mới nhất là Hiệp định thương mại tự do Châu Âu – Việt Nam (EVFTA) vừa được ký kết vào cuối tháng 6/2019, cũng được kỳ vọng tăng cường sức hấp dẫn của thị trường công nghiệp Việt Nam, thúc đẩy nhu cầu với bất động sản công nghiệp.

Nhu cầu thuê tăng mạnh nhờ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang leo thang đã đẩy giá thuê đất công nghiệp, mặt bằng, nhà xưởng tại thị trường Việt Nam tăng cao 10-15% tùy khu vực và vùng miền. Trong những tháng còn lại của năm, bất động sản công nghiệp có thể gia tăng nguồn cung đồng thời có nhiều thương vụ mua bán sáp nhập hoặc đón thêm nhiều khách thuê mới cũng như nhà đầu tư.

Bất động sản nghỉ dưỡng

Thống kê sơ bộ trong 8 tháng qua, nguồn cung bất động sản nghỉ dưỡng đang phủ sóng khá dày đặc trên khắp các chợ địa ốc cả nước. Cùng với sự gia tăng rổ hàng, có khoảng trên 65% người tham gia thị trường địa ốc năm 2019 đang chọn bất động sản ven biển để đầu tư.

Điểm khác biệt lớn so với giai đoạn trước đó là nhà đầu tư cá nhân và doanh nghiệp đang quen dần với bán kính dịch chuyển thị trường xa hơn, độ mở cũng như quy mô của thị trường cũng ngày càng lớn hơn.

Ông Nghĩa khẳng định, làn sóng đầu tư bất động sản ven biển tại Việt Nam sẽ còn dâng cao trong vài quý tới. Sự phát triển mạnh mẽ của kênh đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng do tăng trưởng du lịch ấn tượng, kết nối hạ tầng liên vùng đang tốt dần lên bao gồm cả đường bộ và hàng không.

Bên cạnh sự gia tăng lượng khách du lịch quốc, du lịch trong nước cũng phát triển mạnh mẽ về lượng và biến đổi về chất (thói quen du lịch, thị hiếu tiêu dùng khi du lịch) nhờ đời sống người dân được nâng cao, nhu cầu trải nghiệm ngày càng lớn. Trong vài quý đến vài năm tới, làn sóng đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng hứa hẹn sẽ còn tiếp tục tăng lên do Việt Nam hiện nay vẫn chưa khai thác hết tiềm năng to lớn của ngành công nghiệp không khói.

Bất động sản đa năng: sở hữu - tích lũy - khai thác

Theo ông Nghĩa, trong 8 tháng đầu năm 2019 thị trường bất động sản có xu hướng giá đi ngang, giao dịch sụt giảm, nguồn cung tại các đô thị lớn trên đà giảm tốc. Tâm lý nhà đầu tư vì vậy bắt đầu bước vào vùng do dự và phòng thủ nhiều hơn so với giai đoạn 2016-2018.

Do đó, trong những tháng cuối năm 2019 nhiều khả năng các loại hình bất động sản nhà ở, văn phòng, thương mại và dịch vụ có thể đáp ứng nhu cầu vừa sở hữu tài sản vừa tích lũy để gia tăng giá trị đồng thời có thể khai thác cho thuê ngay sẽ hút vốn đầu tư hơn là loại sản phẩm đầu tư lướt sóng thông thường. Xu hướng tâm lý này được xem là một bước đệm phòng thủ cho kịch bản khó đoán của thị trường trong 12 tháng tới.

Theo VnExpress 

Theo Nikkei, nhiều công ty Nhật Bản tại Trung Quốc đang cân nhắc di dời hoạt động sản xuất sang các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Campuchia, Thái Lan để né thuế.

 Äá»£t thuế mới của Mỹ có hiệu lá»±c, các ông lớn Nhật Bản dạt về Việt Nam?
Một cửa hàng Uniqlo ở Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: Fast Retailing
Mức thuế mới 15% trên 112 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc nhập vào Mỹ chính thức có hiệu lực vào nửa đêm 31/8. Hàng rào thuế quan khiến các tập đoàn lớn Nhật Bản kinh doanh tại Trung Quốc đang ráo riết tìm kiếm giải pháp để giảm thiểu thiệt hại từ thương chiến.
Đối tượng đánh thuế mới sẽ bao gồm 3.243 mặt hàng từ Trung Quốc, bao gồm cả các sản phẩm tiêu dùng như quần áo, đồng hồ. Một loạt các ông lớn trong ngành đang cân nhắc di chuyển hoạt động sản xuất sang các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, hoặc phải tăng giá để đảm bảo lợi nhuận.
Tập đoàn mẹ của Uniqlo, Fast Retailing vốn đặt phần lớn hoạt động sản xuất tại Trung Quốc, từ đây hãng vận chuyển các sản phẩm đến 52 cửa hàng tại Mỹ. Theo BCTC kết thúc vào tháng 8/2018 của hãng, thị trường Bắc Mỹ mang về khoảng 90 tỷ yên (847 triệu USD) doanh thu, tương đương 5% tổng doanh thu của Uniqlo.
Các đợt đánh thuế trước đó của Mỹ chỉ ảnh hưởng đến một số ít các sản phẩm của hãng như thắt lưng da. Nhưng lệnh thuế mới nhất đang nhắm vào mặt hàng thời trang chủ lực của hãng. Giám đốc Fast Retailing cho hay: "Các giám đốc điều hành của chúng tôi ở Mỹ đã đến Nhật Bản để thảo luận về mức độ ảnh hưởng và cách ứng phó với tình hình mới".
Công ty đang xem xét chuyển một phần hoạt động sản xuất sang các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam và Campuchia. Tuy nhiên, sự thay đổi này khiến hãng đối mặt với loạt thách thức mới.
Một nguồn tin nội bộ cho hay hãng vẫn dựa vào Trung Quốc để mua nguyên liệu, do đó có thể đối mặt với chi phí gia tăng trong cung ứng và vận chuyển thành phẩm tới Mỹ. Điều này khiến giá cả hàng hóa có thể tăng lên nếu hãng không thể bù đắp các chi phí.
Tương tự, sản phẩm máy in và photocopy cũng nằm trong danh sách mặt hàng bị đánh thuế cao hơn. Chủ tịch hãng máy in và linh kiện chất lượng cao Kyocera, ông Hideo Tanimoto phát biểu hôm 2/8 cho hay công ty sẽ ứng phó bằng cách dịch chuyển sản lượng sản xuất tại các nhà máy ở Trung Quốc và Việt Nam.
Hiện tại, các nhà máy của hãng tại Trung Quốc sản xuất các mặt hàng cho thị trường Mỹ, trong khi các nhà máy ở Việt Nam sản xuất các mặt hàng cho châu Âu. Việc phân bổ lại hoạt động sản xuất của Kyocera sẽ thực hiện vào cuối tháng 3. Ông Tanimoto nói: "Chúng tôi hy vọng có thể hạn chế được các ảnh hưởng của cuộc chiến thuế quan này với lợi nhuận của hãng”. Đồng thời ông cho hay việc điều chỉnh khiến công ty gánh thêm các chi phí hàng chục triệu USD.
Hãng đồng hồ Seiko cũng xem xét di rời mảng sản xuất một số mặt hàng nhất định, chủ yếu là đồng hồ có giá dưới 500 USD, từ Trung Quốc về Nhật Bản. Trong khi đó, Citizen đang thăm dò để chuyển hướng sang Thái Lan.
Theo kế hoạch, tháng 10 tới Nhà Trắng tiếp tục gia tăng thuế quan từ 25% lên 30% trên 250 tỷ USD hàng hóa từ Trung Quốc. Hãng Kasai Kogyo, chuyên xuất xưởng khuôn mẫu các bộ phận cửa xe hơi từ Trung Quốc đến các nhà máy ở Mỹ, ước tính các chi phí sẽ đội thêm hàng triệu USD.
Chủ tịch Kasai, Kuniyuki Watanabe cho biết đang tính toán việc chuyển các khuôn sản xuất tại Trung Quốc đến Nhật Bản, trước khi đưa chúng vào thị trường Mỹ.

 Theo Zing News

Sở Xây dựng TP. Hồ Chí Minh (TPHCM) vừa yêu cầu các doanh nghiệp, môi giới bất động sản, sàn giao dịch bất động sản thực hiện quy định nội bộ về phòng chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố theo quy định pháp luật.

TP. Hồ Chí Minh phòng chống rửa tiền trong kinh doanh bất động sản

TP. Hồ Chí Minh phòng chống rửa tiền trong kinh doanh bất động sản.

Thực hiện phòng chống rửa tiền trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, Sở Xây dựng Tp. Hồ Chí Minh vừa yêu cầu các doanh nghiệp, môi giới bất động sản, sàn giao dịch bất động sản trên địa bàn thành phố ban hành và thực hiện quy định nội bộ về phòng chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố theo quy định pháp luật. 

Thực hiện các quy định về nhận biết khách hàng, cập nhật thông tin khách hàng, rà soát các giao dịch, áp dụng biện pháp tăng cường đối với khách hàng có rủi ro cao.

Lập và gửi báo cáo các giao dịch đáng ngờ, báo cáo các giao dịch sửa tiền mặt có giá trị lớn từ 300 triệu đồng trở lên về Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng và Cục Phòng chống rửa tiền- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 

Sở Xây dựng Tp. Hồ Chí Minh cũng đề nghị các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản đánh giá rủi ro tiền, tài trợ khủng bố tại chính tổ chức mình về các giao dịch bất động sản, kết quả gửi về Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng và Cục Phòng chống rửa tiền- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trước ngày 15/9/2019 để thống kê, theo dõi phục vụ công tác thanh tra, giám sát. 

Đối với Thanh tra Sở Xây dựng, lãnh đạo Sở Xây dựng Tp. Hồ Chí Minh yêu cầu tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng chống rửa tiền trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản và có báo cáo tổng hợp gửi về Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng. 

Trước đó vào ngày 8/7/2019, Bộ Xây dựng đã có công văn 1590/BXD-QLN gửi Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc thực hiện công tác phòng, chống rửa tiền trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản. 

Bộ Xây dựng đề nghị các Sở Xây dựng yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ quản lý bất động sản, môi giới bất động sản, sàn giao dịch bất động sản đang hoạt động tại địa phương thực hiện công tác phòng chống rửa tiền theo quy định tại Luật Phòng, chống rửa tiền 2012, Nghị định 116/2013/NĐ-CP ngày 04/10/2013 của Chính phủ, Thông tư 35/2013/TT-NHNN ngày 11/11/2014 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 

Theo báo cáo của UBND Tp. Hồ Chí Minh, 8 tháng năm 2019, thành phố có 28.465 doanh nghiệp được cấp phép thành lập mới với tổng số vốn đăng ký 456.007 tỷ đồng trong đó số doanh nghiệp hoạt động kinh doanh bất động sản chiếm 7,3%. Tuy nhiên xét về vốn đăng ký, hoạt động kinh doanh bất động sản chiếm tỷ trọng cao nhất (39,6%), tiếp theo là xây dựng chiếm 17,3%; bán buôn và bán lẻ. 

Về phát triển doanh nghiệp nước ngoài (FDI), 8 tháng năm 2019 thành phố cấp mới Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 816 dự án với tổng vốn đầu tư đạt 754,07 triệu USD. Hoạt động kinh doanh bất động sản có vốn đầu tư nhiều nhất (chiếm 33,2%), tiếp theo là hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ (30,1%), bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy (18,7%)...

Theo Tạp Chí Tài Chính 

Các startup Đông Nam Á đã nhận được các khoản đầu tư và ký kết các thương vụ M&A với tổng trị giá 15,18 tỷ USD trong 7 tháng đầu năm 2019.

Khu vực Đông Nam Á (ASEAN) đã thu hút sự chú ý của các công ty đầu tư mạo hiểm (VC – chuyên đi gọi vốn từ các nhà đầu tư và tìm kiếm cơ hội rót vốn vào các startup) từ các khu vực khác trên toàn cầu. Trong 7 tháng đầu năm 2019, các VC đã nhân được các cam kết đầu tư với giá trị lên đến 2,62 tỷ USD, để đầu tư vào các kỳ lân và những startup tiềm năng trong khu vực.

Xu hướng này là một phần trong sự bùng nổ các thương vụ đầu tư trong khu vực. Dữ liệu từ DealStreetAsia cho thấy các công ty Đông Nam Á đã nhận được các khoản đầu tư và các ký kết các thương vụ M&A với tổng trị giá 15,18 tỷ USD từ tháng 1 đến tháng 7/2019.

Những khoản đầu tư vào các startup ASEAN trong 7 tháng đầu năm 2019 đạt 8,58 tỷ USD, so với con số 9,88 tỷ USD vào cùng kỳ năm 2018. Trong cả năm 2018, các startup ASEAN huy động được 14,7 tỷ USD.

Gioi dau tu mao hiem the gioi ngay cang quan tam den cac startup tai Dong Nam A

Giá trị các thương vụ tại từng quốc gia (triệu USD) trong 7 tháng đầu năm 2019. Ảnh: Nikkei Asian Review.

Trong năm 2019, những câu chuyện gọi vốn thành công của các startup ASEAN không chỉ diễn ra với các kỳ lân.

Trong bản báo cáo nửa đầu năm 2019 của mình, công ty đầu tư mạo hiểm Cento Venture đã lưu ý rằng, chỉ khoảng 50% trong tổng số các khoản đầu tư công nghệ tại ASEAN trong nửa đầu năm 2019 là đến từ các thương vụ khổng lồ (vốn có sự tham gia của các kỳ lân), giảm từ mức 70% trong năm 2018.

Ngoài ra, các startup sắp thành kỳ lân tại ASEAN cũng gọi được nhiều vốn hơn, trong đó phải kể đến VNPAY, startup thanh toán của Việt Nam. Gần đây, startup này đã huy động được một khoản đầu tư không được tiết lộ. Theo DealStreetAsia, giá trị của thương vụ lên đến 300 triệu USD – từ SoftBank và GIC, quỹ nhà nước của Singapore.

Ngoài ra, vốn cũng đang chảy vào các startup nhỏ hơn. Cento Ventures cho biết: “Mặc dù phần lớn nguồn vốn sẽ tiếp tục gắn với một vài cái tên quen thuộc, chúng tôi cũng thấy rằng một nhóm các công ty trưởng thành khác cũng đạt thực hiện các vòng gọi vốn lớn hơn, điều giúp nâng mức định giá của những công ty này lên trên 100 triệu USD.”

Các VC tiếp tục gây quỹ với quy mô lớn hơn tại ASEAN nhằm tìm kiếm kỳ lân tiếp theo và thu về những mức lợi nhuận lớn.

Trong bảy tháng đầu năm 2019, các VC muốn đầu tư vào ASEAN đã huy động được số vốn lên tới 2,62 tỷ USD, vượt qua tổng số vốn năm 2018 là 2,12 tỷ USD.

Gioi dau tu mao hiem the gioi ngay cang quan tam den cac startup tai Dong Nam A

Các startup tại Đông Nam Á có tiềm năng trở thành kỳ lân, vốn có định giá trên 100 triệu USD. Ảnh: Nikkei Asian Review.

Ngoài ra, trên thị trường cũng có những quỹ, vốn tập trung hoàn toàn hay một phần vào ASEAN, huy động hơn 3,7 tỷ USD. Mặc dù hầu hết các quỹ này thường đầu tư vào nhiều thị trường khác nhau, quy mô gọi vốn cho thấy niềm tin lớn của các nhà đầu tư vào hệ sinh thái startup của ASEAN.

Những startup ASEAN cũng đã thu hút được các nhà đầu tư là các công ty đầu tư vốn tư nhân (Private equity – PE), vốn đang dần quan tâm hơn với hệ sinh thái non trẻ tại khu vực và sẵn sàng đặt cược sớm vào các startup. Quỹ đầu tư KKR đã đầu tư vào các công ty như Voyager (công ty công nghệ Philippine), aCommerce (công ty thương mại điện tử Thái Lan) và PropertyGuru (startup bất động sản trực tuyến Singapore)

Hệ sinh thái công ty đầu tư tư nhân trong khu vực đang trong giai đoạn đầu phát triển, nhưng cơ hội đang bắt đầu xuất hiện.

Ông Jeffrey Pearlman, giám đốc điều hành của Warburg Pincus tại Đông Nám Á, chia sẻ: “Tại ASEAN, tiềm lực về vốn vẫn còn khá yếu. Dù vậy, chúng tôi bắt đầu thấy nhiều cơ hội thú vị hơn trong khu vực và nguồn vốn bắt đầu chảy nhiều hơn vào ASEAN.”

Tại ASEAN, Indonesia và Việt Nam trở thành nơi được các nhà đầu tư yêu thích.

Ông Pearlman chia sẻ: “Các nhà đầu tư sẽ ngày càng tập trung vào các thị trường tăng trưởng nhanh nhất ASEAN, vì quy mô thị trường lớn và một tầng lớp trung lưu trẻ và ngày một mở rộng. Việt Nam và Indonesia chắc chắn nổi bật về những khía cạnh này và theo tôi thì vốn sẽ tiếp tục chảy nhiều vào các thị trường này.”

Việt Nam có lợi thế nhờ sự đa dạng giữa các startup. Ông Chris Freund, đối tác của Mekong Capital chỉ ra rằng đất nước này có thể đáp ứng mọi kiểu nhà đầu tư

Ông cho biết: “Ngày càng có nhiều startup phù hợp với các nhà đầu tư giai đoạn hạt giống (seed stage) và giai đoạn đầu, startup tăng trưởng nhanh chóng đối với các nhà đầu tư như Mekong Capital, hay là những startup trưởng thành - vốn ổn định nhưng tiếp tục tăng trưởng - phù hợp với những nguồn vốn lớn hơn từ thị trường thế giới”.

Ông Brian Chang, đối tác của EQT Phartners (công ty tư nhân Thụy Điển) cho biết, quy mô các thương vụ tại Việt Nam khá nhỏ, nhưng “thị trường đang tăng trưởng rất nhanh.”

Ông cho biết: “Một công ty nhỏ hôm nay, có thể sẽ lớn hơn nhiều trong hai năm sau và chúng tôi muốn ở vị thế tốt vào lúc đó.”

Nguồn Nikkei Asian Review

Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông Sài Gòn công bố thông tin về quyết định của HĐQT về giao dịch giữa Saigontel với các Doanh nghiệp và người có liên quan.

BW Industrial bắt tay Shopee và BEST Inc. với tham vọng chiếm lĩnh thị trường bất động sản công nghiệp, thương mại điện tử, logistics tại Việt Nam.

Công ty cổ phần công nghiệp BW (BW Industrial), đơn vị đang có quỹ đất công nghiệp lên đến 230ha tại Việt Nam vừa công bố hợp tác chiến lược cùng lúc với Shopee và BEST Inc chiều 29/8.

Theo đó, đại gia bất động sản công nghiệp này sẽ trở thành đơn vị cung cấp kho bãi cho Shopee và BEST Inc. ở TP.HCM. Tại lễ ký hết hợp tác 3 bên, BW Industrial tiết lộ, kho hàng tại TP.HCM là đơn hàng thứ ba của Shopee và là kho tự động đầu tiên của BEST Inc. tại Việt Nam.

Shopee được đại gia bất động sản công nghiệp này chọn làm đối tác chiến lược vì là nền tảng thương mại điện tử đang dẫn đầu Đông Nam Á và Đài Loan về mua sắm trực tuyến và các dịch vụ trọn gói đi kèm. Trong khi lý do BW Industial bắt tay với BEST Inc. vì doanh nghiệp này là nhà cung cấp dịch vụ logistic thông minh tại Trung Quốc.

Đây được xem là bước đi trong chiến lược chiếm lĩnh thị trường bất động sản công nghiệp, thương mại điện tử và logistics đầy tiềm năng tại Việt Nam của 3 ông lớn này.

Một khu công nghiệp của BW Industrial đang vận hành cho thuê tại Việt Nam.

Theo BW Industrial, "át chủ bài" của doanh nghiệp tại thị trường Việt Nam là bất động sản công nghiệp may đo linh hoạt, không kén khách thuê. Dòng sản phẩm này còn khá mới nhưng nhiều ưu điểm như tối ưu diện tích sử dụng, hỗ trợ vận chuyển hàng hóa linh hoạt, được thiết kế và tích hợp công nghệ tương thích với đặc thù từng ngành nghề.

Dù đang có quỹ đất lên đến 230ha phân bổ tại 10 địa điểm tọa lạc trên 6 tỉnh thành của Việt Nam, đại gia bất động sản công nghiệp này tiết lộ sẽ tiếp tục tăng quỹ đất lên gấp 3-5 lần trong vòng 4 năm tới. Mục đích nhằm khai thác triệt để tiềm năng của thị trường công nghiệp – thương mại điện tử - logistics tại Việt Nam.

Lãnh đạo BW Industrial cho hay, cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đang thúc đẩy các nhà sản xuất và cung ứng dịch vụ tại Trung Quốc và nhiều thị trường khác đưa ra quyết định dịch chuyển về Việt Nam nhanh chóng hơn so với trước đây.

Nếu lấy cột mốc từ tháng 10/2018, thời điểm cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung bắt đầu bước vào giai đoạn căng thẳng đến tháng 5/2019, số lượng đơn hàng từ khách thuê nhà xưởng, kho bãi của BW Industrial tại Việt Nam đang tăng lên gấp đôi.

Tuy nhiên, cơn sốt đất lan rộng tại nhiều tỉnh thành Việt Nam trong vài năm trước đã và đang khiến cho việc săn lùng quỹ đất công nghiệp tại thị trường Việt Nam gặp không ít khó khăn do giá đất đã leo thang với tốc độ quá nhanh. Hệ quả của việc giá đất công nghiệp tăng cao là chi phí thuê kho bãi, nhà xưởng cũng đội lên và làm giảm đi phần nào tính hấp dẫn do chi phí rẻ tại thị trường công nghiệp Việt Nam.

Theo VnEconomy

Đối tác chiến lược