Trả lời phóng viên bên lề sự kiện gặp gỡ đại sứ các nước Trung Đông – châu Phi tại Hà Nội, ông Maher Al Arayssi, Giám đốc văn phòng đại diện công ty C-food International s.a.l, Lebanon cho biết: “Cơ hội xuất khẩu đến Việt Nam rất đáng quan tâm và ngày càng được mở rộng. Rất nhiều công ty lớn đến và đầu tư ở Việt Nam, chúng tôi cũng đã xuất khẩu đến Việt Nam, các nhà máy ngày càng phát triển và có tiêu chuẩn cao và đây là một thời điểm tuyệt vời. Chúng tôi nhìn thấy những cơ hội rất tốt ở Việt Nam.”
Ông chia sẻ mong muốn phân phối các sản phẩm đến Việt Nam cũng như phát triển xuất khẩu từ Việt Nam đến Trung Đông và châu Phi. “Khi đến hội nghị này chúng tôi hy vọng được gặp gỡ giao lưu với các đối tác Việt Nam, gặp gỡ các cơ quan chính phủ để giải quyết những vướng mắc và phát triển sản phẩm của mình. Sự hợp tác giữa Việt Nam và Trung Đông chưa lớn lắm và chúng tôi hy vọng có thể phát triển mối quan hệ này trong tương lai.
Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Cường phát biểu khai mạc Hội nghị.
Bên cạnh đó chúng tôi cũng mong muốn giải quyết những rào cản để có thể xuất khẩu từ Việt Nam đi nhiều thị trường hơn, như hiện tại là để có thể xuất khẩu hải sản từ Việt Nam đến Ả rập Xê út. Chúng tôi yêu mến các bạn và tin tưởng vào đầu tư vào Việt Nam cũng như xuất khẩu từ Việt Nam.”
Cần đẩy mạnh thương hiệu “made in Vietnam”
Ông ADIB Kouteili, đồng sáng lập kiêm Giám đốc công ty PEB Steel Building, cho rằng Việt Nam có tiềm năng lớn nhưng cần đẩy mạnh kế hoạch để quảng bá thương hiệu. “Dù Việt Nam có nhiều mặt hàng chất lượng tốt nổi tiếng nhưng hiện tại thương hiệu 'made in Vietnam' vẫn cần phát triển nhiều hơn” – ông nói.
“Các cơ quan như Bộ Ngoại giao đã tổ chức sự kiện ngày hôm nay rất tuyệt vời. Bộ Ngoại giao và Bộ Công thương hỗ trợ rất tốt (cho doanh nghiệp)”.
“Một điều quan trọng nhất tôi cho là kế hoạch “made in Vietnam” nên được đầu tư nhiều hơn. Để khi người ta nói đến ‘made in Vietnam’ thì ngay lập tức sẽ nghĩ đến sản phẩm tốt. Có rất nhiều sản phẩm đã được làm ở Việt Nam, nhiều công ty đặt dây chuyền sản xuất ở Việt Nam và có chất lượng rất tuyệt vời, nhưng thương hiệu ‘made in Vietnam’ chưa đủ mạnh.”
Ông Kouteili nhận định cơ hội xuất khẩu của Việt Nam đang ngày càng tốt hơn, các điều luật thuận lợi, cơ sở hạ tầng như hậu cần, các tuyến đường vận chuyển và các cảng biển phát triển. “Có thể chuyển hàng giữa Việt Nam và Thái Lan trong vòng 2 ngày” – ông nói.
“Các công ty, các quốc gia đều có những khó khăn nhưng đối với Việt Nam thì chúng tôi đã hiểu về hệ thống và các quy định khá thuận lợi, những khó khăn ở đây không nhiều như ở các quốc gia khác. Chúng tôi thực sự tin rằng Việt Nam là một môi trường thuận lợi để đầu tư. Việt Nam là số một!”
Các đại biểu tham dự Hội nghị Gặp mặt Đại sứ các nước Trung Đông – châu Phi năm 2019.
Đại sứ Ai Cập cũng bày tỏ sự tin tưởng vào tiềm năng phát triển mối quan hệ giữa Việt Nam và khu vực. “Tôi có thể nói mối quan hệ giữa Việt Nam và khu vực đã rất phát triển nhiều trong những năm qua, và còn có thể phát triển hơn rất nhiều.”
Đây là lần đầu tiên Bộ Ngoại giao tổ chức gặp mặt Đại sứ các nước Trung Đông – châu Phi tại Hà Nội. Là đối tác tin cậy và có trách nhiệm của các quốc gia Trung Đông-châu Phi, Việt Nam luôn coi trọng mối quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống với các quốc gia trong khu vực.
Đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 69/70 quốc gia Trung Đông-châu Phi; có quan hệ thương mại với tất cả các quốc gia trong khu vực với kim ngạch hai chiều đạt trên 17,5 tỷ USD năm 2018, tăng 300% so với năm 2008; đầu tư trên 2,6 tỷ USD vào khu vực và tiếp nhận trên 7 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp từ khu vực.
Việt Nam cũng đã triển khai thành công nhiều mô hình hợp tác song phương, ba-bốn bên, với sự hỗ trợ của một số quốc gia phát triển và tổ chức quốc tế, về nông nghiệp, y tế, giáo dục… với các quốc gia châu Phi. Viễn thông, lao động… cũng là những điểm sáng trong hợp tác, được dư luận hai bên ghi nhận và đánh giá cao.
Khu vực Trung Đông- châu Phi gồm 70 quốc gia, dân số 1,6 tỷ người, diện tích trên 36 triệu km2, có vị trí địa chính trị, địa kinh tế quan trọng. Mặc dù còn nhiều thách thức, song trong những năm qua, các quốc gia Trung Đông-châu Phi không ngừng nỗ lực hội nhập với xu thế chung toàn cầu là hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển, nâng cao vai trò và tiếng nói trong các vấn đềkhu vực và quốc tế.
17 nước khu vực hiện có Đại sứ quán tại Hà Nội (gồm Iran, Israel, Qatar, Kuwait, Oman, Palestine, Ả-rập Xê-út, Thổ Nhĩ Kỳ, UAE, Angola, Algeria, Ai Cập, Lybia, Maroc, Mozambique, Nigeria, Nam Phi) và 52 Đại sứ các nước Trung Đông – châu Phi kiêm nhiệm Việt Nam đặt trụ sở tại Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Nhật Bản, Ấn Độ, Sri Lanka, Pháp.
Theo VTC News
Liên doanh 2 nhà đầu tư đến từ Nhật Bản mới đây đã có báo cáo đề xuất đầu tư dự án xây dựng tổ hợp công nghiệp gồm: Cảng nước sâu; khu logistic; Nhà máy sản xuất giấy Tissue công suất 1 triệu tấn/năm; các cơ sở sản xuất thiết bị phụ trợ ngành giấy tại Khu kinh tế Vũng Áng, Hà Tĩnh; nhà máy điện sinh khối.
Tổng mức đầu tư dự án 3 tỷ USD, thời gian hoàn thành dự án sau 4 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đầu tư. Thời gian hoạt động dự án là 50 năm.
Theo liên doanh 2 nhà đầu tư, đây sẽ là một trong những khu công nghiệp liên quan đến giấy lớn nhất ở Đông Nam Á. Sau khi hoàn thành dự án, sẽ có 1 triệu tấn bột giấy và 1,2 triệu tấn sản phẩm giấy tissue được sản xuất hàng năm.
“Dự án đi vào hoạt động sẽ kéo theo các đối tác kinh doanh địa phương tham gia vào các công việc: Xây dựng, thương mại điện tử, hậu cần, chuyển phát nhanh, trồng rừng và công nghệ thông tin trong khu vực lân cận. Dự án cũng sẽ tạo việc làm cho khoảng 1.282 lao động trực tiếp tại nhà máy và 3.000 lao động liên quan”, liên doanh 2 nhà đầu tư đến từ Nhật cho biết thêm.
Đại diện 2 tập đoàn cũng cam kết sẽ đầu tư dây chuyền, công nghệ sản xuất hiện đại nhất, đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường, công nghệ của Việt Nam cũng như quốc tế.
Theo lãnh đạo Hà Tĩnh, nhà đầu tư cũng cần làm rõ các yêu cầu về tiêu chuẩn công nghệ, môi trường, quỹ đất thực hiện dự án quá lớn (tổng cộng 6.000 ha, trong đó diện tích mặt biển 4.000 ha), giá nguyên liệu đầu vào; vấn đề giải quyết việc làm cho lao động địa phương…
Đồng thời đề nghị nhà đầu tư làm rõ thêm về các lĩnh vực Hà Tĩnh đang ưu tiên kêu gọi đầu tư như cảng biển, logistics...
Theo Bizlive
Ngày 12/9/2019, Viettel đã phát sóng 1.000 trạm sử dụng công nghệ NB-IoT, phủ kín 100% địa bàn TP. Hồ Chí Minh hỗ trợ kết nối Internet cho vạn vật và đưa thành phố này trở thành địa phương đầu tiên trên cả nước phủ sóng IoT diện rộng.
Viettel cho biết, tại Hà Nội, Viettel đã phát sóng gần 500 trạm NB-IoT (Narrow Band - Internet of Things) tại quận Cầu Giấy và các huyện ngoại thành. Trong tháng 9 này, sóng NB-IoT của Viettel sẽ phủ 100% thủ đô với số lượng trạm tương tự TP. Hồ Chí Minh.
Song song với quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng mạng lưới cho IoT, hiện nay, Viettel đang đẩy nhanh tiến độ triển khai nền tảng (platform) để sớm cung cấp hệ sinh thái các ứng dụng về NB-IoT của Viettel tới khách hàng như đỗ xe thông minh, giám sát chất lượng không khí, giám sát vị trí, thiết bị đo lường,…
Ông Tào Đức Thắng, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn cho biết: “Không chỉ Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, mục tiêu của Viettel là đưa công nghệ IoT tới tất cả tỉnh/thành trên cả nước và các thị trường nước ngoài. Với khả năng phủ rộng và phủ sâu, NB-IoT giúp khách hàng có thể sử dụng dịch vụ ở bất cứ khi nào và ở đâu, bao gồm cả những vị trí thách thức nhất như hầm tòa nhà, đường hầm hay khu vực nông thôn, miền núi, hải đảo”.
Công nghệ NB-IoT được Viettel thiết kế, phát triển trên hạ tầng 4G hiện có bao gồm cả trạm gốc, ăng ten và băng tần được cấp phép. NB-IoT thuộc nhóm công nghệ Low Power WAN IoT (mạng diện rộng, công suất thấp cho IoT) với ưu điểm vùng phủ rộng, tiết kiệm pin, chi phí kết nối thiết bị thấp và cho phép một lượng lớn các thiết bị có thể kết nối tới mạng.
Dự kiến ngày 21/9/2019, Viettel sẽ tổ chức sự kiện công bố hoàn thành phát sóng hạ tầng cho IoT và 5G tại TP. Hồ Chí Minh, góp phần xây dựng thành phố này trở thành đô thị thông minh và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
Theo công bố của Hiệp hội Di động Thế giới (GSMA), Viettel đang là đại diện duy nhất của Việt Nam góp mặt trong danh sách 50 nhà mạng đầu tiên trên thế giới triển khai thành công công nghệ này.
Theo ICT News
Những năm gần đây thuê bao truyền hình trả tiền truyền thống tăng trưởng chậm, với mức tăng hàng năm từ 4-5%, doanh thu tăng 6-7%. Còn thuê bao truyền hình OTT tăng trưởng mạnh cả về nhu cầu sử dụng và doanh thu, với tốc độ tăng trưởng tới 50%/năm.
Theo nguồn tin từ Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (PTTH&TTĐT), tại Hội thảo “Các giải pháp tăng doanh thu dịch vụ truyền hình trả tiền” diễn ra tại TP.Huế mới đây, thuê bao truyền hình trả tiền truyền thống phát triển rất chậm, cơ bản đã bão hòa. Trong khi đó, thuê bao truyền hình OTT (dịch vụ truyền hình trên nền tảng Internet) phát triển như vũ bão, thuê bao năm sau gấp đôi năm trước.
Cả nước hiện có 297 kênh truyền hình trong nước, 70 kênh truyền hình nước ngoài được cung cấp trên dịch vụ truyền hình trả tiền (PayTV). Mặc dù có đến 80% người Việt Nam xem nội dung truyền hình do Việt Nam sản xuất, nhưng tỷ lệ bình quân khán giả xem truyền hình và tiếp cận truyền hình có xu hướng giảm.
Thông tin chia sẻ tại Hội thảo cũng cho thấy, những năm gần đây thuê bao truyền hình trả tiền truyền thống tăng trưởng chậm, với mức tăng hàng năm chỉ từ 4-5%, doanh thu tăng 6-7%. Trong khi đó, thuê bao truyền hình OTT tăng trưởng mạnh về cả nhu cầu sử dụng và doanh thu, với tốc độ tăng trưởng tới 50%/năm. Điều này cho thấy, thuê bao truyền hình trả tiền truyền thống phát triển rất chậm, cơ bản đã bão hòa. Trong khi đó, thuê bao truyền hình OTT phát triển như vũ bão, thuê bao năm sau gấp đôi năm trước.
Với xu hướng chuyển dịch sang OTT như vậy, dịch vụ truyền hình OTT sẽ ngày càng chiếm ưu thế. Thị trường để phát triển dịch vụ truyền hình OTT còn rất lớn, nhưng cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
Ông Tạ Sơn Đông, Phó Tổng giám đốc VTVCab cho biết, VTVCab là lấy nội dung làm “vũ khí chiến lược”, bởi vì khán giả sẽ làm chủ động lựa chọn xem gì, khi nào và ở đâu. Do đó, mục đích của VTVCab là cung cấp gói nội dung khác biệt. Nội dung phải là giá trị cốt lõi của truyền hình, là công cụ cạnh tranh quan trọng bậc nhất. Nội dung khác biệt sẽ tạo điểm nhấn cho dịch vụ, nội dung đặc sắc là điểm mạnh và lợi thế duy nhất của nhà cung cấp dịch vụ.
Tại Hội thảo, ông David Sismon, Phó Chủ tịch cấp cao Hãng truyền hình HBO cho hay, dịch vụ truyền hình OTT HBO GO được phân phối tại Việt Nam thông qua công ty Q.net với tư cách đối tác về kỹ thuật và phân phối. Theo đó, Q.net cấp quyền phân phối cho các nền tảng OTT và PayTV hiện có tại Việt Nam, cung cấp các dịch vụ lưu trữ và truyền phát nội dung của HBO GO.
“Chiến lược của HBO châu Á là cung cấp cho những khách hàng hiện tại cùng các đối tác PayTV quyền truy cập vào các sản phẩm theo yêu cầu mà chúng tôi sở hữu, đồng thời mở rộng ra các thị trường mới tới những khách hàng hiện chưa tham gia vào hệ sinh thái PayTV”, ông David Sismon chia sẻ.
Cũng theo đại diện HBO, với việc sử dụng dịch vụ truyền hình trả tiền OTT trên nền tảng PayTV, người dùng tại Việt Nam sẽ có cơ hội tiếp cận thư viện đầy đủ các nội dung do HBO sản xuất, được thưởng thức những phim bom tấn Hollwood mới nhất trên Pay TV.
Theo ICT News
Tại hội thảo "Làn sóng bán lẻ mới" diễn ra ngày 12/9, Vincom Retail công bố đang xây dựng tổng cộng 3 đại trung tâm thương mại tại khu Đông TP. Hồ Chí Minh cũng như phía Đông và Tây Hà Nội. Đặc điểm chung của các đại trung tâm thương mại này là đều nằm ở vị trí trung tâm của hệ thống các khu đô thị Vinhomes.
Bộ ba siêu trung tâm thương mại tương lai dự kiến đón khách vào cuối năm tới không chỉ có quy mô siêu lớn mà còn tích hợp công nghệ, cung cấp trải nghiệm mua sắm hiện đại với không gian mở cho người dùng. Đơn cử một đại trung tâm mua sắm sẽ được xây dựng tại Nam Từ Liêm Hà Nội dự kiến có công nghệ tìm chỗ đậu xe điện tử, bản đồ số, tích hợp các ứng dụng đặt bàn, đặt vé xem phim...
Giám đốc công ty Concept I, ông Richard Wood nhận định xu hướng mới của các mô hình trung tâm bán lẻ hiện đại là biến nơi này thành không gian xã hội, tích hợp đa phương tiện, có nhiều hình thức thu hút khách hàng đến mua sắm, trải nghiệm.
Một điểm bán lẻ mới tại TP. Hồ Chí Minh tích hợp nhiều trải nghiệm cho khách mua sắm.
Trong một báo cáo công bố cuối quý I/2019 về sự chuyển biến đa cực của thị trường bán lẻ, Tổng giám đốc JLL Việt Nam, Stephen Wyatt nhận định, xu hướng trung tâm thương mại quy mô từ lớn đến siêu lớn, tích hợp công nghệ thông minh và đa chức năng sẽ chiếm lĩnh thị trường trong thập niên tới.
Hiện nay các trung tâm thương mại đã sẵn sàng chào đón những khách thuê cung cấp dịch vụ "phi bán lẻ". Điển hình là những nền tảng kết nối cộng đồng như không gian co-working (văn phòng chia sẻ), hệ thống giáo dục (học ngoại ngữ) và phòng tập thể hình, tập yoga chỉ trong vài bước chân trong một khu mua sắm.
Ông Stephen Wyatt nhận định, đối với giới trẻ thuộc thế hệ millenials (những người sinh ra từ 1980 đến những năm đầu thập niên 2000), khung giờ hành chính truyền thống đang dần chuyển sang chế độ tích hợp công việc - cuộc sống. Do đó, các đại trung tâm thương mại càng tích hợp được nhiều chức năng càng có cơ hội đánh chiếm thị trường nhanh hơn.
Nghiên cứu của Công ty A.T Kearney cho rằng thị trường bán lẻ Việt Nam có chỉ số phát triển đứng thứ 6 thế giới, nhưng mức cung hiện tại còn thấp so với các quốc gia khác trong khu vực. Đây sẽ là cơ hội mở cho các đại trung tâm thương mại có tích hợp công nghệ thông minh phát triển trong thời gian tới.
Theo Tạp Chí Tài Chính
Con số xuất siêu bất ngờ này là do trong kỳ 2 tháng 8 (từ ngày 16/8 đến ngày 31/8), tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 25,52 tỷ USD, tăng 12,4% (tương ứng tăng 2,82 tỷ USD) so với kết quả thực hiện trong nửa đầu tháng 8.
Cán cân thương mại 8 tháng đầu năm 2019 (Đơn vị: Triệu USD)
Kết quả đạt được trong nửa cuối tháng 8 đã đưa tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước trong 8 tháng đạt 337,22 tỷ USD, tăng 8,1%, tương ứng tăng 25,18 tỷ USD về số tuyệt đối so với cùng kỳ năm 2018.
Về xuất khẩu , tổng trị giá hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam trong kỳ 2 tháng 8 đạt 13,91 tỷ USD, tăng 16,4% (tương ứng tăng 1,96 tỷ USD về số tuyệt đối) so với kỳ 1 tháng 8.
Trị giá xuất khẩu kỳ 2 tháng 8 biến động tăng so với kỳ 1 ở một số nhóm hàng: Hàng dệt may tăng 339 triệu USD, tương ứng tăng 22,4%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 271 triệu USD, tương ứng tăng 16,4%; điện thoại các loại và linh kiện tăng 216 triệu USD, tương ứng tăng 7,6%; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng tăng 186 triệu USD, tương ứng tăng 25,7%; hàng thủy sản tăng 90 triệu USD, tương ứng tăng 25%; gỗ và sản phẩm gỗ tăng 90 triệu USD, tương ứng tăng 21,2%...
Trị giá xuất khẩu 10 nhóm hàng lớn nhất 8 tháng/2019 so với cùng kỳ năm 2018 (Nguồn: Tổng cục Hải quan)
Như vậy, tính đến hết tháng 8, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 171,3 tỷ USD, tăng 8,1% tương ứng tăng 12,85 tỷ USD so với 8 tháng năm 2018.
Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cũng cho thấy, trị giá xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong kỳ 2 tháng 8 đạt 9,38 tỷ USD, tăng 13,1%, tương ứng tăng 1,09 tỷ USD so với kỳ 1, qua đó nâng tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa trong 8 tháng đầu năm của nhóm các doanh nghiệp này lên 117,21 tỷ USD, tăng 5,3% (tương ứng tăng 5,93 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước, chiếm 68,4% tổng trị giá xuất khẩu của cả nước.
Trị giá nhập khẩu 10 nhóm hàng lớn nhất 8 tháng/2019 so với cùng kỳ năm 2018 (Nguồn: Tổng cục Hải quan)
Về nhập khẩu, tổng trị giá hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam trong kỳ 2 tháng 8 đạt 11,61 tỷ USD, tăng 8% (tương ứng tăng 861 triệu USD về số tuyệt đối) so với kết quả thực hiện trong nửa đầu tháng 8.
Trị giá nhập khẩu hàng hóa trong kỳ 2 tháng 8 tăng so với kỳ 1 chủ yếu ở một số nhóm hàng sau: điện thoại các loại tăng 235 triệu USD, tương ứng tăng 31,8 %; máy móc thiết bị, dụng cụ và phụ tùng tăng 127 triệu USD, tương ứng tăng 8,3%; ngô tăng 64 triệu USD, tương ứng tăng 81,8%; thức ăn gia súc và nguyên liệu tăng 54 triệu USD, tương ứng tăng 33,7%...
Như vậy, tính đến hết tháng 8, tổng trị giá nhập khẩu của cả nước đạt 165,92 tỷ USD, tăng 8,0% (tương ứng tăng 12,33 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2018.
Theo Bizlive
Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn, nhưng cũng là thị trường khó tính, đòi hỏi nhiều quy định khắt khe, phức tạp. Vậy doanh nghiệp xuất khẩu sang Mỹ cần làm gì trong bối cảnh kinh tế thế giới đang diễn biến phức tạp?
Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất
Theo Bộ Công Thương, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 8/2019 ước tính đạt 24,50 tỷ USD, tăng 6,6% so với tháng trước. So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 8 tăng 4,5%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 14%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) tăng 0,9%.
Đặc biệt, 8 tháng năm 2019, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 38,6 tỷ USD, tăng 25,3% so với cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ dự báo tiếp tục tăng trưởng tích cực khi các nhà nhập khẩu Mỹ đẩy mạnh tìm kiếm hàng hóa thay thế hàng Trung Quốc và các cơ sở sản xuất mới sau khi dịch chuyển đầu tư.
Xuất khẩu sang Mỹ được kỳ vọng sẽ tăng cao khi mới đây, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) vừa
công bố kết quả cuối cùng của đợt rà soát hành chính lần thứ 13 (POR 13) về thuế chống bán phá giá tôm Việt Nam vào Mỹ.
Nếu doanh nghiệp Việt Nam trong các ngành hàng như máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, thủy sản, đồ gỗ, nội thất… nhanh nhạy, chủ động thông tin, tìm ra những lợi thế để khai thác, tranh thủ cơ hội để vươn lên, chiếm lĩnh thị phần, tăng khả năng cạnh tranh, đáp ứng được tiêu chuẩn, nhu cầu và tăng khả năng xuất khẩu, thì sẽ nắm bắt cơ hội tốt hơn.
Xuất khẩu sang Mỹ được kỳ vọng sẽ tăng cao khi mới đây, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) vừa công bố kết quả cuối cùng của đợt rà soát hành chính lần thứ 13 (POR 13) về thuế chống bán phá giá tôm Việt Nam vào Mỹ.
Theo đó, 31 doanh nghiệp của Việt Nam sẽ được hưởng mức thuế 0%. Trong danh sách có rất nhiều doanh nghiệp lớn như Minh Phú, CP Việt Nam, Camimex... Mức thuế 0% này không chỉ có tác động ngắn hạn mà còn mở ra khả năng bứt phá xuất khẩu sang thị trường Mỹ, kỳ vọng các đơn hàng sẽ nhiều hơn trong thời gian tới. Bởi Mỹ là một thị trường nhập khẩu tôm lớn của Việt Nam và cũng là thị trường khó tính với những quy tắc khắt khe.
Trong khi đó, nhu cầu nhập khẩu tôm của Mỹ từ Việt Nam đang tăng dần do tồn kho giảm trong khi Mỹ cũng đang giảm nhập khẩu từ Ấn Độ, Thái Lan và giảm mạnh nhập khẩu từ Trung Quốc.
Doanh nghiệp cần lên kế hoạch kỹ lưỡng
Phát biểu tại hội thảo “Xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ và những điểm cần lưu ý”, ông Nguyễn Vũ Kiên, Phó Trưởng ban Quan hệ quốc tế, VCCI khẳng định, Mỹ và Việt Nam là đối tác thương mại quan trọng của nhau, với tốc độ tăng trưởng hơn 20%/năm.
Chia sẻ kinh nghiệm xuất khẩu sang Mỹ, ông Erik Frankel, Giám đốc Công ty Vietsway cho hay,
các doanh nghiệp cần lên kế hoạch xuất khẩu hàng hóa một cách kỹ lưỡng.
Nhiều chuyên gia cho rằng, kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ giảm mạnh so với cùng năm ngoái trong khi đó kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đối với những mặt hàng này lại tăng mạnh và đồng thời chúng ta lại nhập khẩu những mặt hàng đó từ Trung Quốc. Do đó, nguy cơ về gian lận xuất xứ và lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại mà hải quan Mỹ áp dụng với một số quốc gia, trong đó có Trung Quốc, là điều các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu tâm.
Nhận định về thương mại Việt - Mỹ thời gian gần đây, bà Amanda Rasmussen, Chủ tịch Amcham tại TP.HCM, Giám đốc vận hành ITL Việt Nam cho rằng, xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ gần đây tăng mạnh.
Tuy nhiên, Việt Nam cần phải để ý đến việc tăng trưởng xuất khẩu không để phụ thuộc quá nhiều vào việc được hưởng lợi từ căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Cần lưu ý về xuất khẩu trực tiếp sang Mỹ thay vì xuất khẩu gián tiếp từ Trung Quốc sang Việt Nam rồi từ Việt Nam qua Mỹ.
Chia sẻ kinh nghiệm xuất khẩu sang Mỹ, ông Erik Frankel, Giám đốc Công ty Vietsway cho hay, các doanh nghiệp cần lên kế hoạch xuất khẩu hàng hóa một cách kỹ lưỡng, nghiên cứu cẩn thận thị trường cũng như các phương thức, thủ tục xuất khẩu.
Để lên kế hoạch xuất khẩu sang Mỹ, trước khi chuyển hàng, nhà xuất khẩu phải kiểm tra những hạn chế trong việc nhập khẩu của Mỹ, ước tính phí hải quan, cung cấp chứng từ theo quy định khi đặt vận chuyển hàng và cung cấp đủ chứng từ theo yêu cầu của các cơ quan có liên quan. Nhà nhập khẩu cần phải nắm rõ được sẽ phải làm việc với cơ quan nào chịu trách nhiệm về các quy định nhập khẩu hàng hóa vào Mỹ.
Trong quá trình chuyển hàng, doanh nghiệp cần có giấy đảm bảo nợ thuế hải quan, trung thực khai báo hải quan, kiểm tra đội chính xác của chứng từ và nộp phí hải quan đúng quy định. Ngoài ra, tùy thuộc vào sản phẩm cụ thể mà Cục Hải quan và Biên phòng Mỹ (CBP) sẽ làm việc cùng các cơ quan khác như: Cục Quản lý dược phẩm và thực phẩm (FDA), Cục Kiểm soát rượu, thuốc lá, vũ khí và chất nổ (ATF)… Các cơ quan này sẽ đặt ra các tiêu chuẩn khác nhau cho mỗi loại sản phẩm.
Để xuất khẩu được vào Mỹ, doanh nghiệp Việt Nam cần nâng cao nhận thức, năng lực thực thi các quy định của pháp luật về phòng vệ thương mại, quy tắc xuất xứ... Tuân thủ pháp luật, thực hiện đúng các cam kết quốc tế về quy tắc xuất xứ hàng hóa. Không tiếp tay cho hàng hóa từ các nước đang bị áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại sang Việt Nam để tiêu thụ nội địa hoặc xuất khẩu đi nước thứ ba.
Đồng thời phải thực hiện quản trị tốt công việc lưu trữ chứng từ về nguồn gốc xuất xứ của nguyên liệu, sản phẩm để phục vụ hoạt động xác minh, điều tra của nước nhập khẩu.
Theo VOV
Thái Lan đã công bố chương trình ưu đãi thuế cho các doanh nghiệp nước ngoài vào ngày 6/9/2019, giảm thuế doanh nghiệp lên tới 50%, cho các công ty rời Trung Quốc sang Thái Lan, tìm cách cạnh tranh với Việt Nam để thu hút các nhà sản xuất bị áp thuế.
Chương trình ưu đãi này sẽ tạo thuận lợi cho đầu tư nước ngoài, đặc biệt là từ Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc, Ủy ban Đầu tư Thái Lan (BOI) cho biết trong một tuyên bố.
"Chúng tôi tin tưởng rằng những ưu đãi này chắc chắn sẽ khiến chúng tôi cạnh tranh hơn so với Việt Nam", Giáo sư Kobsak Pootrakool, thư ký của nội các kinh tế nói với các phóng viên. "Ưu đãi thuế của chúng tôi không kém gì họ, nhưng chúng tôi cần phải nỗ lực với các hiệp định thương mại tự do", ông nói.
Ưu đãi này sẽ giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp trong 5 năm cho các công ty có vốn đầu tư thực tế ít nhất 1 tỷ THB (32,61 triệu USD). Nó cũng sẽ giúp doanh nghiệp được khấu trừ thuế cao hơn với đào tạo công nghệ tiên tiến và đầu tư vào tự động hóa.
Thái Lan đã miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho các công ty trong Hành lang kinh tế phương Đông (EEC) lên tới 13 năm và giảm 50% thuế tối đa năm năm. Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện tại là 20%.
Thuế doanh nghiệp tiêu chuẩn của Việt Nam là 20%, nhưng các công ty quan trọng có thể sẽ được hưởng mức thuế 10% trong 15 năm, miễn thuế trong 4 năm hoặc giảm 50% thuế trong 9 năm.
Charnon Boonnuch, chuyên gia kinh tế của Nomura tại Singapore, cho biết chương trình ưu đãi thuế này vẫn đang thiếu một kế hoạch thực hiện cụ thể. Ưu đãi thuế cũng không thể thúc đẩy đầu tư nếu việc triển khai các dự án EEC vẫn còn chậm chạp.
Cho dù Thái Lan cũng đã thu hút một số công ty nước ngoài, nhưng Việt Nam dường như vẫn là điểm đến hàng đầu của các công ty bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến thương mại, vì mức lương và giá đất thấp hơn.
"Thái Lan vốn dĩ sẽ là một trong những quốc gia rất tiềm năng cho các nhà đầu tư nước ngoài, nhưng quy trình và quy định phức tạp đã khiến các nhà đầu tư quay lưng", ông Kobsak nhận xét. "Chúng tôi luôn chỉ là phù dâu, không bao giờ trở thành một cô dâu".
"Chính phủ sẽ thành lập một ủy ban tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài và giải quyết những trở ngại của họ, nhằm thúc đẩy đầu tư và cải thiện môi trường kinh doanh", ông Kobsak nói. "Bộ Thương mại sẽ gấp rút hoàn thiện các hiệp định thương mại tự do Thái Lan-EU và sự tham gia của Thái Lan vào Hiệp định toàn diện và tiến bộ cho quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)".
Ông Duangjai Asawachintachit, người đứng đầu BOI, cho biết chương trình ưu đãi thuế này sẽ giúp Thái Lan đạt được mục tiêu 750 tỷ THB (24,45 tỷ USD) cam kết đầu tư tổng thể trong năm nay và giúp các nhà đầu tư nước ngoài đưa ra quyết định nhanh chóng.
BOI đang nhắm đến việc thu hút 100 công ty, chủ yếu là các công ty Trung Quốc.
Ông Kobsak cho biết gói đầu tư cộng với khoản kích thích 10 tỷ USD đã được công bố trước đây sẽ giúp nâng mức tăng trưởng kinh tế lên 3% trong năm nay.
Theo CafeF
Giá trị xây dựng nhà ở, công trình, vật kiến trúc không có trong Bảng giá này vẫn áp dụng theo suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình được Bộ Xây dựng công bố.
Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 10/9/2019, thay thế Biểu giá chuẩn về suất vốn đầu tư phần xây dựng công trình đã ban hành trước đây.
Theo quyết định này, giá để căn cứ tính thuế trước bạ, tiền sử dụng đất được chia làm nhiều loại. Trong đó, biệt thự trệt chia làm 3 loại, với giá từ 6,425 triệu đồng tới 7,657 triệu đồng/m2 (mức giá cũ là từ 5,37 triệu đồng đến 6,4 triệu đồng/m2).
Biệt thự lầu chia làm 5 loại, với giá từ 3,649 triệu đồng đến 7,095 triệu đồng/m2 (giá cũ từ 3,05 triệu đồng đến 5,63 triệu đồng/m2). Nhà phố liền kề trệt chia làm 8 loại, với giá từ 1,125 triệu đến 4,965 triệu đồng/m2 (giá cũ từ 940.000 đồng đến 4,150 triệu đồng/m2)…
Tuy nhiên, Quyết định số 22 không điều chỉnh giá nhà chung cư. Như vậy, mức giá nhà ở theo Quyết định 22 đã tăng 5% - 10% so với quyết định áp dụng giá nhà gần nhất (Quyết định số 66/2012/QĐ-UBND).
Từ năm 2012 đến nay, giá xây dựng nhà và các công trình đã có nhiều thay đổi do trượt giá nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu xây dựng; do tăng lương tối thiểu theo quy định của Chính phủ; Do các định mức xây dựng có nhiều chỉnh sửa bổ sung; loại hình các công trình trong thời gian qua cũng ngày càng phong phú... chỉ số giá công trình xây dựng năm 2018 so với năm 2012 tăng lên từ 15% - 20% tùy loại hình công trình.
Vì vậy, căn cứ vào các quy định của pháp luật và diễn biến thực tế của thị trường, việc ban hành Bảng giá nhà ở, công trình, vật kiến trúc xây dựng mới trên địa bàn thành phố là thực sự cấp thiết.
Theo Trang Người Lao Động
Lãnh đạo UBND TP.Hải Phòng vừa chỉ đạo cơ quan chức năng tháo dỡ hàng loạt nhà tạm xây dựng trái phép trong KCN do doanh nghiệp Trung Quốc làm chủ đầu tư.
Chiều 13/9, Chủ tịch UBND TP.Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng cùng lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị và địa phương liên quan kiểm tra việc thực hiện Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh Khu công nghiệp An Dương, huyện An Dương (Hải Phòng). Chủ dự án là Công ty TNHH Liên hợp đầu tư Thâm Việt (Trung Quốc).
Trước đó, qua quá trình kiểm tra, lãnh đạo TP.Hải Phòng nhận thấy, một số nhà thầu thi công xây dựng nhà tạm tại lô đất CX5 (quy hoạch phê duyệt là đất trồng cây xanh); sử dụng một số khu đất công cộng xây dựng nhà tạm phục vụ công tác điều hành kết hợp sinh hoạt và lưu trú; một số nhà thầu và người làm việc lưu trú và sinh hoạt tại KCN.
Chủ tịch UBND TP.Hải Phòng cùng đoàn công tác của Thành phố kiểm tra, yêu cầu tháo dỡ hàng loạt
nhà xây dựng trái phép trong Khu công nghiệp An Dương, do doanh nghiệp Trung Quốc làm chủ đầu tư.
Sau buổi kiểm tra ngày 13/9, Chủ tịch UBND TP.Hải Phòng yêu cầu trước ngày 28/9/2019, Công ty TNHH Liên hợp đầu tư Thâm Việt phải khẩn trương tháo dỡ ngay các nhà tạm xây dựng không phù hợp với quy hoạch tại lô đất CX5 và đất công cộng, chỉ để lại nhà tạm phục vụ công tác điều hành thi công tại công trường, đồng thời thực hiện ngay việc trồng cây xanh, xây dựng tường bao KCN…
Lãnh đạo TP.Hải Phòng yêu cầu chủ đầu tư KCN An Dương tuyệt đối không cho phép cán bộ, công nhân của một số nhà thầu sinh sống và lưu trú trong KCN. Bên cạnh đó, chủ đầu tư cần triển khai ngay các thủ tục đầu tư xây dựng khu nhà ở cho công nhân và chuyên gia theo quy hoạch và quy định pháp luật.
Ông Nguyễn Văn Tùng giao Sở Xây dựng chỉ đạo Thanh tra Sở khẩn trương xử lý các vi phạm của Công ty TNHH Liên hợp đầu tư Thâm Việt theo quy định; kiểm tra, giám sát và đôn đốc chủ đầu tư tháo dỡ công trình xây dựng không phù hợp với quy hoạch.
Lãnh đạo TP.Hải Phòng yêu cầu chủ đầu tư KCN An Dương tuyệt đối không cho phép cán bộ, công nhân của một số nhà thầu sinh sống và lưu trú trong KCN. Bên cạnh đó, chủ đầu tư cần triển khai ngay các thủ tục đầu tư xây dựng khu nhà ở cho công nhân và chuyên gia theo quy hoạch và quy định pháp luật.
Đồng thời, người đứng đầu chính quyền TP.Hải Phòng giao Công an thành phố và Công an huyện An Dương tăng cường công tác kiểm tra, tuyệt đối không để người làm việc sinh sống và lưu trú trong KCN.
Bên cạnh đó, Chủ tịch UBND TP.Hải Phòng cũng giao Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng thường xuyên kiểm tra, giám sát, đôn đốc Công ty TNHH Liên hợp đầu tư Thâm Việt, các nhà đầu tư thứ cấp và các nhà thầu xây dựng thực hiện nghiêm chỉnh các quy định pháp luật về hoạt động đầu tư xây dựng và các hoạt động khác trong KCN; phối hợp với Công an thành phố và huyện An Dương tăng cường kiểm tra việc chấp hành quy định tạm trú trong KCN.
Thanh tra Sở Xây dựng Hải Phòng nhận định, các công trình vi phạm này đều là nhà lắp ghép bằng các vật liệu nhựa, thép, không phải nhà xây kiên cố nên việc tháo dỡ khu nhà sẽ được triển khai nhanh trong thời gian sớm nhất.
Theo VTC