Tin tức

Nguyễn Ngọc Thảo

Nguyễn Ngọc Thảo

Google và Apple là hai trong số các doanh nghiệp chú ý tới Việt Nam khi tìm kiếm địa điểm sản xuất mới trong bối cảnh thương chiến.

Bên ngoài một nhà máy điện thoại từng được sử dụng để sản xuất điện thoại Nokia ở tỉnh Bắc Ninh, một tấm biển tuyển dụng mới được treo với nội dung: tìm người làm việc chăm chỉ, năng động, trên 16 tuổi.

Theo báo cáo của Nikkei cho biết, nhà máy này, được mua bởi Foxconn Đài Loan, có thể sớm bắt đầu sản xuất điện thoại Google Pixel, vì Google cũng tìm kiếm một sự thay thế cho chuỗi sản xuất tại Trung Quốc.

Nếu khoản đầu tư thành hiện thực, đó sẽ là một cú hích lớn cho Bắc Ninh, nơi có nhà máy sản xuất điện thoại thông minh của Samsung, và cho Việt Nam, vốn đang nổi lên như một trong những điểm đến an toàn trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung.

“Với chính sách chào đón đầu tư nước ngoài, chúng tôi hoan nghênh Google đến Việt Nam”, ông Nguyễn Hữu Quất, Phó Bí thư Tỉnh Bắc Ninh cho biết. Theo ông, Google đã lựa chọn Bắc Ninh, tuy nhiên chưa có kế hoạch hoạt động chi tiết và địa điểm chính xác.

Financial Times cho biết, rất khó để biết được có bao nhiêu công ty đang có ý định dịch chuyển sang Việt Nam. Nguyên nhân là do những công ty này thường giữ kín các động thái để tránh làm ảnh hưởng đến các mối quan hệ với chính phủ và nhà cung cấp ở Trung Quốc.

Bắc Ninh là điểm đến được nhiều doanh nghiệp lựa chọn trước làn sóng dịch chuyển sản xuất. Ảnh: ft.com

Bắc Ninh là điểm đến được nhiều doanh nghiệp lựa chọn trước làn sóng dịch chuyển sản xuất. Ảnh: ft.com

Apple gần đây đã bắt đầu sản xuất thử nghiệm AirPods tại Việt Nam. Amazon và Home Depot cũng đang tăng cường tìm nguồn cung ứng tại Việt Nam gần đây, theo thông tin từ ông Vũ Ngọc Khiêm, giám đốc quốc gia của Global Sources, một công ty tư vấn, kết nối các nhà cung cấp toàn cầu với người mua.

Theo ông Quất, “Bắc Ninh đã thu hút 18,2 tỷ USD đầu tư nước ngoài trong những năm gần đây từ Samsung, Canon và Nokia”.

Vị trí địa lý là một yếu tố quan trọng khiến Bắc Ninh được lựa chọn. Tỉnh này cách Hà Nội 40 phút lái xe, cách sân bay Nội Bài - nơi Samsung xuất khẩu điện thoại đi khắp thế giới -  30 phút, hai giờ từ cảng Quảng Ninh, và cách biên giới Trung Quốc một giờ rưỡi.

Nhưng lực lượng lao động sản xuất của Việt Nam chỉ quy mô ngang với tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Quy mô nhỏ hơn nghĩa là các nhà sản xuất khó tìm nguồn cung nguyên liệu, công nhân và quản lý địa phương.

Ông Stelvio Gugliemi, tổng giám đốc của ARDA, một công ty sản xuất đồ nội thất bên ngoài TP.HCM, cho biết kỹ năng của lao động trong nhà máy còn thấp và rất khó để thu hút lao động trình độ cao.  

Đại diện các doanh nghiệp cho rằng, Việt Nam khó có thể thay thế Trung Quốc. Song dù chiến tranh thương mại có xảy ra hay không, Việt Nam vẫn là một trong những quốc gia chính mà các nhà sản xuất đã chọn để trở thành một phần của chiến lược Trung Quốc + 1.

"Không quốc gia nào có những lợi thế mà Trung Quốc có, không quốc gia nào ở Đông Nam Á có được điều đó. Tuy nhiên, Việt Nam có thể có được một vài lợi thế trong đó", ông Sitkoff nói.

Theo FT

Thứ hai, 23 Tháng 9 2019

Bất động sản Tây tiến

Bất động sản miền Tây đang trở thành điểm nóng mới của dòng vốn đầu tư.

Khá nhiều doanh nghiệp địa ốc không ngần ngại đặt chân đến các thị trường hạng 2 như Long An, Kiên Giang, Cần Thơ hay Cà Mau, trải rộng trên các phân khúc như khu đô thị, trung tâm thương mại, khu công nghiệp, văn phòng, giáo dục, các dự án resort, khách sạn cao cấp. Tất cả đang tạo nên một làn sóng đầu tư mới khá sôi động và giảm tải phần nào áp lực cho thị trường TP.HCM.

Nhưng mỗi địa phương miền Tây lại phù hợp với vài dòng sản phẩm nhất định. Đơn cử như ở Long An, nhờ lợi thế tiếp giáp với TP.HCM, sở hữu nhiều dự án giao thông quan trọng (vành đai 4, cao tốc Bến Lức -  Long Thành), Long An đang được khá nhiều nhà đầu tư quan tâm, đặc biệt ở mảng khu công nghiệp.

Trong bảng xếp hạng các địa phương tiềm năng ở phía Nam của Công ty JLL Việt Nam, Long An xếp vị trí thứ 4, chỉ sau Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu. Đặc biệt ở mảng khu công nghiệp, Long An được xem là một lựa chọn mới bên cạnh 2 khu vực đầu tư công nghiệp truyền thống là Bình Dương và Đồng Nai, thậm chí còn ghi nhận mức tăng trưởng giá thuê cao nhất trong quý II vừa qua (66% theo năm). Hiện giá thuê đất khu công nghiệp tại Long An đứng thứ 2 trong nhóm thủ phủ khu công nghiệp miền Nam, vượt qua ngưỡng 100 USD/m2/chu kỳ thuê (hơn 2,3 triệu đồng).

Đi kèm với tiềm năng công nghiệp, một lượng lớn nhân lực đã và đang đổ về Long An, nhưng tỉnh vẫn chưa có nguồn cung căn hộ nào, trong khi phân khúc nhà liền thổ ghi nhận tổng cộng 3.352 căn với giá bán trung bình 1.368 USD/m2 (31,7 triệu đồng/m2). “Thị trường dân cư còn thiếu hụt hứa hẹn sẽ là lĩnh vực hấp dẫn cho các nhà đầu tư có thể nắm bắt cơ hội”, Công ty JLL Việt Nam nhận định. Bên cạnh Long An, một địa điểm khác đang nhận được nhiều dự án đầu tư là thành phố Cần Thơ - trung tâm kinh tế vùng. Từ khi cây cầu dây văng thứ 2 bắc qua sông Hậu là Vàm Cống khánh thành, bất động sản Cần Thơ có dấu hiệu tăng nhiệt với một loạt dự án được chào bán. Đơn cử như Đất Xanh phát triển dự án Cần Thơ Residence có quy mô gần 32ha.Dự án có vị trí ngay Quốc lộ 80, nằm gần kề tuyến cao tốc Lộ Tẻ - Rạch Sỏi và liền kề với cầu Vàm Cống.

Một doanh nghiệp khác ở TP.HCM là DRKS tham gia phát triển dự án Eco Villas, Tập đoàn Kita Group đầu tư Khu Đô thị Stella Mega City có giá trị hơn 8.000 tỉ đồng, hay Thuduc House dành hơn 1.600 tỉ đồng cho dự án Khu Đô thị mới - khu 3 tại Cần Thơ.

Sự đổ bộ của nhiều thương hiệu danh tiếng góp phần gia tăng sức nóng của thị trường bất động sản khu vực. Theo ông Lê Phương Đông, Trưởng Văn phòng đại diện Hội Môi giới Bất động sản đồng bằng sông Cửu Long, điểm thuận lợi cho thị trường Cần Thơ là quỹ đất nền ở các dự án khu dân cư không còn và chỉ chờ các dự án mới đầu tư.

Giá bất động sản ở Cần Thơ vẫn còn thấp hơn so với các thành phố trực thuộc Trung ương. Sản phẩm bất động sản cũng thiếu sự đa dạng, còn thiếu các dự án chung cư, nhà ở xã hội, bất động sản nghỉ dưỡng, biệt thự cao cấp, shophouse... “Điều này cho thấy sẽ không có nhiều lựa chọn cho khách hàng lẫn nhà đầu tư khi tham gia vào thị trường bất động sản, nhưng cũng đồng nghĩa với việc đây là dư địa có thể khai thác trong tương lai để có thể làm gia tăng thêm sức hút của thành phố với các nhà đầu tư từ nơi khác đến”, ông Đông chia sẻ.

Không kém cạnh 2 tên tuổi kể trên, thành phố Rạch Giá (Kiên Giang) cũng trở thành điểm đến của dòng vốn đầu tư. Tại Hội nghị xúc tiến đầu tư tháng 8 vừa qua, các nhà đầu tư đã đăng ký rót hàng ngàn tỉ đồng vào địa danh này với nhiều dự án có quy mô khủng.

Đó là dự án Khu Đô thị lấn biển Phú Cường Hoàng Gia trị giá 8.000 tỉ đồng của chủ đầu tư Phú Cường, Tập đoàn Thaco rót 80 triệu USD đầu tư khu phức hợp kèm khách sạn 5 sao tại Rạch Giá, hay CEO Group đầu tư Khu đô thị biển 83,5ha với giá trị hơn 2.600 tỉ đồng.

Bên cạnh các địa danh trên, sóng đầu tư vào miền Tây còn nhìn thấy ở các thị trường tiềm năng khác là Vĩnh Long, Cà Mau, An Giang, Bạc Liêu, thông qua sự tham gia của các thương hiệu khá nổi như TNR, Hưng Thịnh, Vingroup hay FLC sắp tới đây.

Có một số nguyên nhân giải thích cho sự chuyển mình của bất động sản miền Tây. Đó là nhờ đòn bẩy hạ tầng, quỹ đất trống còn dư dả, đi kèm với sự chững lại của thị trường TP.HCM khiến các doanh nghiệp phải săn tìm các vùng đất tiềm năng mới. Sau sự kiện cầu Vàm Cống đi vào vận hành, dự kiến đến năm 2020-2021, cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận sẽ thông xe toàn tuyến. Đó còn là dự án đường sắt cao tốc TP.HCM - Cần Thơ, hay dự án nâng cấp Quốc lộ Nam Sông Hậu nối Cần Thơ với Hậu Giang, Sóc Trăng và Bạc Liêu. Một khi các dự án trọng điểm hoàn thành, thời gian luân chuyển giữa TP.HCM và các tỉnh miền Tây sẽ rút ngắn đáng kể, bổ sung động lực quan trọng cho vùng tăng tốc phát triển. Nhìn chung, do ở giai đoạn đầu của chu kỳ phát triển, đi kèm với nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển dòng sản phẩm nhà ở tầm trung, các khu đô thị hay du lịch nghỉ dưỡng có quy mô lớn. Giá đất còn thấp so với TP.HCM và các tỉnh miền Đông Nam Bộ cũng là chất xúc tác khiến các nhà đầu tư quan tâm thị trường nơi đây.

“Mỗi vùng miền đều có đặc trưng riêng, miền Tây phát triển sau nhưng lại là thị trường được Công ty phát triển tốt. Do đó, đây sẽ là thị trường trọng tâm của Đất Xanh trong năm nay”, ông Lương Trí Thìn, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Đất Xanh, nhận định trong Đại hội cổ đông 2019.

Theo Nhịp Cầu Đầu Tư

Trong 8 tháng qua, Trung Quốc là nhà đầu tư lớn nhất với 1,88 tỷ USD, tiếp đến là Hàn Quốc, Nhật Bản...

Theo số liệu Tổng cục Thống kê vừa công bố sáng nay (29/8), từ đầu năm đến ngày 20/8/2019, có 2.406 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được cấp phép mới, với số vốn đăng ký đạt 91 tỷ USD, tăng 25,4% về số dự án và giảm 32,3% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2018.

Bên cạnh đó, có 908 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với số vốn tăng thêm đạt 3,99 tỷ USD, giảm 28,6% so với cùng kỳ năm trước.

Như vậy, tổng số vốn đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm trong 8 tháng năm 2019 đạt 13,1 tỷ USD, giảm 31,2% so với cùng kỳ năm 2018. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 8 tháng ước tính đạt 12 tỷ USD, tăng 6,3% so với cùng kỳ năm trước.

Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, dẫn đầu trong thu hút FDI tại Việt Nam là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, với số vốn đăng ký của các dự án được cấp phép mới đạt 6,8 tỷ USD, chiếm 74,6% tổng vốn đăng ký cấp mới.

Tiếp đến là ngành hoạt động kinh doanh bất động sản, các ngành còn lại đạt 1,47 tỷ USD, chiếm 16,1%.

Trong số 68 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam trong 8 tháng, Trung Quốc là nhà đầu tư lớn nhất với 1,88 tỷ USD, chiếm 20,6% tổng vốn đăng ký cấp mới. Tiếp đến là Hàn Quốc 1,7 tỷ USD, chiếm 18,9%; Nhật Bản 1,18 tỷ USD, chiếm 13%; Hồng Kông (Trung Quốc) 1,1 tỷ USD, chiếm 12,2%; Singapore 1,03 tỷ USD, chiếm 11,3%...

Quoc gia nao rot von nhieu nhat vao Viet Nam 8 thang qua?

Bên cạnh đó, đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài trong 8 tháng năm nay có 102 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn của phía Việt Nam là 339,5 triệu USD và 23 dự án điều chỉnh vốn tăng thêm là 99,5 triệu USD.

Tính chung tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài (vốn cấp mới và tăng thêm) 8 tháng đạt 439 triệu USD, trong đó lĩnh vực bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác đạt 96,7 triệu USD, chiếm 22% tổng vốn đầu tư và lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 88,6 triệu USD, chiếm 20,2% đồng thời lĩnh vực chuyên môn, khoa học và công nghệ đạt 83,4 triệu USD, chiếm 19%.

Vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam, trong đó Australia là dẫn đầu với 178,9 triệu USD, chiếm 40,7% tổng vốn đầu tư. Tây Ban Nha đứng thứ hai với 59,8 triệu USD, chiếm 13,6% và Mỹ đứng kế tiếp với 49,3 triệu USD, chiếm 11,2%.

Theo Nhịp Cầu Đầu Tư

Chiến tranh thương mại cùng với lệnh cấm của Mỹ đối với Huawei đã giúp kim ngạch xuất khẩu điện thoại và linh kiện của Việt Nam tăng cao.

Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, 8 tháng đầu năm, xuất khẩu điện thoại và linh kiện của Việt Nam đạt 33 tỷ USD, tăng gần 7% so với cùng kỳ năm trước. Với kết quả này, điện thoại và linh kiện đang là mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn nhất trong 8 tháng, chiếm 19,4% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu. Theo Tổng cục Thống kê, kết quả này chủ yếu do Samsung đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm Galaxy Note 10.

Chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển cho biết, xuất khẩu điện thoại và linh kiện luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong suốt thời gian qua. Tuy nhiên, tỷ trọng này ngày càng được tăng cao trong thời gian gần đây. Những tác động từ chiến tranh thương mại cùng với lệnh cấm vận của Mỹ đối với Huawei, giúp Samsung có lợi thế cạnh tranh tốt hơn so với các hãng điện thoại khác.

Theo phân tích của ông Hiển, xuất khẩu điện thoại và linh kiện của Việt Nam chủ yếu đến từ các doanh nghiệp FDI, trong đó, Samsung chiếm tỷ trọng cao nhất. Trong khi chuỗi sản xuất của Apple chủ yếu do Foxconn thực hiện tại Trung Quốc, sau đó mới xuất khẩu sang Mỹ và các nước trên thế giới, Samsung có chuỗi cung ứng đa dạng hơn, với phần lớn hoạt động sản xuất tại Hàn Quốc và Việt Nam. Chính vì vậy, Samsung đã được hưởng lợi  trong cuộc chiến tranh thương mại với Trung Quốc.

Cùng với đó, lệnh cấm sử dụng hệ điều hành Android và các ứng dụng của Google của Mỹ dành cho Huawei cũng sẽ tạo cơ hội lớn cho Samsung khi bớt được đối thủ.

Huong loi tu thuong chien, xuat khau dien thoai cua Viet Nam tang manh

Điện thoại và linh kiện đang là mặt hàng chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu 8 tháng đầu năm của Việt Nam. Ảnh: Zing.vn

Theo PhoneArena, 6 tháng đầu năm 2019, bất chấp thị trường điện thoại di động toàn cầu bước vào giai đoạn bão hòa và cạnh tranh ngày càng gay gắt, sản lượng điện thoại thông minh của Samsung tại Việt Nam năm 2019 vẫn tăng 5% so với năm trước.

Mới đây, Samsung thông báo sẽ cắt giảm một phần sản lượng điện thoại thông minh sản xuất tại Trung Quốc, thay vào đó, khối lượng sản xuất tại Việt Nam sẽ tăng lên.  Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu nhận định điều này giúp cho việc xuất khẩu mặt hàng điện thoại và linh kiện sẽ tiếp tục tăng trưởng khả quan trong nửa cuối năm.

Công ty phân tích thị trường toàn cầu về công nghệ TrendForce dự báo, bất chấp nhu cầu tiêu thụ điện thoại thông minh toàn cầu suy giảm, sản lượng điện thoại thông minh của Samsung sản xuất ra năm 2019 vẫn tăng, đạt 300 triệu chiếc, tăng nhẹ so với con số 293 triệu chiếc của năm 2018.

Theo Nhịp Cầu Đầu Tư

Philippines hiện là đối tác thương mại đứng thứ 5 của Việt Nam trong ASEAN và là một trong những thị trường tiềm năng của Việt Nam trong những năm gần đây.

Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) vừa phối hợp với Vụ Thị trường châu Á-châu Phi, Thương vụ Việt Nam tại Philippines và Hiệp hội Doanh nhân trẻ Hoa kiều Philippies tổ chức “Hội thảo giao thương doanh nghiệp Việt Nam-Philippines.” Trong sự kiện này có sự tham dự của hơn 200 cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp hai nước Việt Nam-Philippines. Trong đó, đoàn doanh nghiệp Philippines gồm 52 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực nội thất, thiết kế, xây dựng, thiết bị phụ tùng ôtô, điện tử, bất động sản...

Ông Patrick Cua, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Hoa Kiều Philippines, cho biết mục đích doanh nghiệp Philippines sang Việt Nam nhằm giao thương giữa các doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp Philippines về mặt hàng máy móc, thiết bị điện.

Doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Philippines có thể giao thương trực tiếp các mặt hàng như máy móc, thiết bị điện, cáp điện, thiết bị chiếu sáng…

Thi truong Philippines: Nhieu co hoi moi cho doanh nghiep Viet Nam

Ông Lê Hoàng Tài, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại cho biết, trong những năm qua, thương mại Việt Nam và Philippines đã có những bước phát triển mạnh. Kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam- Philippines năm 2018 đạt trên 4,7 tỷ USD, tăng trên 18% so với năm 2017. 

Năm 2018, Việt Nam xuất khẩu khoảng 2,2 tỷ USD hàng hóa sang Philippines và nhiều sản phẩm của Việt Nam đã thâm nhập và dần khẳng định chỗ đứng tại thị trường gần 110 triệu dân này với các sản phẩm như cà phê, thủy sản, dệt may, vật liệu xây dựng, máy móc và thiết bị...

Riêng 7 tháng năm 2019, kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước đạt trên 3,2 tỷ USD, tăng trên 26% so với cùng kỳ năm 2018; trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Philippines đạt trên 2,3 tỷ USD, tăng 24,23% so với cùng kỳ năm 2018; kim ngạch nhập khẩu từ Philippines đạt gần 939 triệu USD, tăng 31,3%.

Nhiều mặt hàng của Việt Nam đã được đón nhận và dần khẳng định chỗ đứng tại thị trường gần 110 triệu dân này như càphê, thủy sản, dệt may, vật liệu xây dựng, máy móc và thiết bị…

Tuy nhiên, tiềm năng xuất khẩu hàng hóa Việt Nam vào thị trường này còn rất lớn, đặc biệt là các mặt hàng thiết bị điện, dây và cáp điện.

Theo TTXVN

Thứ hai, 23 Tháng 9 2019

Vốn lớn đổ vào nước sạch

Các khoản đầu tư lớn đang thay đổi diện mạo lĩnh vực kinh doanh nước sạch.

Kinh doanh nước sạch đang thu hút quy mô của nhà đầu tư ngày càng lớn và dần hình thành những thương hiệu có ảnh hưởng tại nhiều địa phương.

Triển vọng tích cực

Các công ty kinh doanh nước sạch vừa có một năm 2018 khả quan với doanh thu, lợi nhuận tăng trưởng. Hầu hết các doanh nghiệp ngành nước đang có biên lợi nhuận gộp khá hấp dẫn, ở mức trên dưới 30-40%. Chẳng hạn, Công ty Cổ phần Nước và Môi trường Bình Dương (Biwase, mã BWE) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2019 với doanh thu tăng 2,3% so với cùng kỳ, đạt 641,7 tỉ đồng; lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 243 tỉ đồng, tăng 10%. Ngoài Biwase, những doanh nghiệp ghi nhận mức tăng trưởng trên 100% về lợi nhuận trong khi doanh thu chỉ ghi nhận dưới 10% trong kỳ vừa qua là: Cấp nước Bến Thành (BTW), Cấp nước Vĩnh Long (VLW), Cấp nước Hà Tĩnh (HTW), Cấp nước Thanh Hóa (THN)...

Tuy nhiên, do đặc thù xuất phát điểm là đơn vị kinh doanh của nhà nước, giới hạn về khu vực và quy mô tài sản, nguồn vốn khá nhỏ, lại chịu sự quản lý chặt về giá... nên doanh thu và lợi nhuận của các công ty cấp nước khó tạo ra đột biến. Mặt khác, đầu tư hệ thống nước sạch cho vùng nông thôn rất tốn kém, bởi các hộ gia đình thường ở xa nhau nên đường ống dẫn nước phải kéo dài. Vốn bỏ ra lớn, khả năng thu hồi chậm, lợi nhuận thấp, lại không có chính sách ưu đãi đi kèm. Vì vậy, trong nhiều năm qua, các công ty này thường không phải là địa chỉ hấp dẫn nhà đầu tư.

Mặc dù vậy, cùng với làn sóng đẩy mạnh cổ phần hóa, triển vọng của các doanh nghiệp trong ngành đang thay đổi theo hướng tích cực. Nhiều nhà đầu tư lớn nhìn thấy sự hấp dẫn của ngành kinh doanh thiết yếu, triển vọng tăng trưởng mạnh đã tích cực thâu tóm, sáp nhập (M&A), hình thành những doanh nghiệp quy mô lớn hơn, hấp dẫn nhà đầu tư hơn. Một số nhà đầu tư đáng chú ý vào ngành nước thời gian qua có thể kể đến như Nhựa Đồng Nai (DNP), Cơ Điện Lạnh (REE)...

Năm ngoái, DNP Corp. thông qua DNP Water (sở hữu 75% vốn điều lệ) mua cổ phần tăng sở hữu tại hàng chục công ty nước trong đó có những cái tên như: Sản xuất Kinh doanh Nước sạch số 3 Hà Nội (NS3), Cấp thoát nước Bình Thuận, Nước Cần Thơ, Nước Long An, Nước Bắc Giang... Tổng công suất cung cấp nước sạch của DNP Corp. hiện đạt khoảng 1 triệu m3/ngày đêm, mục tiêu trong 5 năm tới tăng công suất lên gấp đôi.

Trong khi đó, nhiều năm qua, REE đã đầu tư vào 7 công ty sản xuất nước sạch, chủ yếu phục vụ cho khu vực TP.HCM. Mới đây, REE chào mua công khai gần 5,5 triệu cổ phiếu KHW để tăng tỉ lệ sở hữu từ 24,85% lên 45,85% vốn điều lệ của Công ty Cổ phần Cấp thoát nước Khánh Hòa, tiếp tục tham gia sâu hơn vào mảng nước. Mảng nước của REE trong năm 2018 tăng 64% về lợi nhuận, đạt 154 tỉ đồng.

Theo báo cáo của Công ty Chứng khoán HSC, tốc độ tăng trưởng kép hằng năm (CARG) của ngành nước giai đoạn năm 2017-2020 cho công nghiệp là 43% và cho tiêu dùng là 36%. Vì vậy, ông Vũ Đình Độ, Chủ tịch DNP Corp., tỏ ra tự tin với chiến lược kinh doanh mới của Công ty. Theo đó, dự kiến từ năm 2020, doanh thu kế hoạch của DNP Corp. sẽ đạt 4.556 tỉ đồng, tức gấp hơn 2 lần doanh thu năm 2018. Trong đó, ngành nước sẽ dần tăng tỉ trọng đóng góp trong cơ cấu doanh thu, cụ thể trong năm 2020 là 2.125 tỉ đồng, tăng dần lên hơn 3.100 tỉ đồng vào năm 2023.

Những thương vụ lớn

Kinh tế tăng trưởng, dân cư tăng, công nghiệp phát triển sẽ kéo theo nhu cầu về nước sạch gia tăng. Theo quy hoạch về phát triển cấp nước cho các khu đô thị và công nghiệp đến năm 2025, Việt Nam hướng đến các mục tiêu tỉ lệ tiếp cận nước sạch được cung cấp tập trung ở khu đô thị là 100% với tiêu chuẩn tiêu thụ 120 lít/người/ngày. Trong khi đó, tỉ lệ tiếp cận nước sạch an toàn ở nông thôn đạt 75%. Đây là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp đầu tư vào ngành nước.Ngành nước sạch đang cần nguồn lực đầu tư rất lớn, đặc biệt là khu vực tư nhân. Ước tính, trong vòng 5 năm (2017-2022), nhu cầu vốn đầu tư cho lĩnh vực này lên tới 10 tỉ USD. Tiềm năng này tiếp tục thu hút nguồn vốn đầu tư lớn hơn vào ngành kinh doanh nước sạch.

Chặng hạn, các quỹ đầu tư như VOF, Dragon Capital, Maybank Kim Eng, Quỹ Đầu tư Chứng khoán Việt Nam (VMFVF1), Quỹ Đầu tư Tăng trưởng Việt Nam (VFMVF2) mua cổ phần tại các công ty con của Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco). Công ty Cổ phần Đầu tư Việt Nam - Oman (VOI) - liên doanh giữa Quỹ Dự trữ Quốc gia (SGRF) của Oman và Tổng Công ty Quản lý vốn nhà nước (SCIC) - đã đầu tư 19 triệu USD xây dựng Nhà máy nước Sông Hậu. Công ty Manila Water Asia Pacific (Philippines) thông qua việc mua cổ phần của Công ty Hạ tầng nước Sài Gòn (SII) để đầu tư vào ngành nước sạch Việt Nam.

Hiện SII nắm 11 công ty con và công ty liên kết trong ngành nước với mục tiêu trở thành nhà phát triển hạ tầng hàng đầu trong ngành công nghiệp nước sạch tại Việt Nam... Triển vọng hấp dẫn của ngành kinh doanh nước sạch còn thu hút nhiều nhà đầu tư khác tham gia như Gelex đầu tư trên 50% vốn Nước sạch Sông Đà (Viwasupco - VCW). Hay nhóm nhà đầu tư kín tiếng tại 3 công ty nước lớn có liên quan là BWE, TDM và Cấp nước Đồng Nai (Dowaco).

Sự hấp dẫn của một ngành kinh doanh thiết yếu, mang tính độc quyền địa phương như nước sạch, thu hút quy mô của nhà đầu tư ngày càng lớn để tạo ra lợi thế chi phối. Chẳng hạn, mới đây, nhà máy nước mặt Sông Đuống thuộc Tập đoàn AquaOne trở thành dự án cung cấp nước sạch sinh hoạt có quy mô lớn nhất miền Bắc đã chính thức vận hành. Đây là dự án nhà máy có quy mô cấp vùng với tổng diện tích 65ha, mức đầu tư lên tới 5.000 tỉ đồng đảm bảo đủ cung cấp nguồn nước sạch cho khoảng 3 triệu người - chiếm 1/3 dân số Hà Nội và một số địa phương phụ cận như Bắc Ninh, Hưng Yên. Giai đoạn 1 của dự án có công suất 300.000 m3/ngày đêm.

Bà Đỗ Thị Kim Liên, Chủ tịch Hội đồng Quản trị AquaOne, khẳng định: “Nếu Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội và các tỉnh đặt hàng, cứ 12 tháng chúng tôi có thể cung cấp thêm 150.000m3 nước sạch mỗi ngày đêm”. AquaOne hiện sở hữu ít nhất 3 nhà máy gồm Sông Hậu, Sông Đuống và Xuân Mai với tổng công suất 1,6 triệu m3/ngày đêm. Bên cạnh đó, AquaOne còn đầu tư chiến lược tại nhiều công ty cấp thoát nước khác.

Theo Nhịp Cầu Đầu Tư

Tuyến đường ven biển đoạn Phan Thiết – Kê Gà dài hơn 25,5km sẽ được làm mới với tổng vốn đầu tư gần 1.000 tỉ đồng.

HĐND tỉnh Bình Thuận đã chấp thuận chủ trương đầu tư làm mới dự án duyệt phương án làm mới đường trục ven biển ĐT719B đoạn Phan Thiết - Kê Gà  đã được HĐND tỉnh đồng ý chủ trương đầu tư dự án. Đây là dự án trọng điểm cấp bách cần được đầu tư và sớm hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng.

Tuyến đường có chiều dài khoảng 25,5km, chiều rộng nền đường 28 m, chiều rộng mặt đường 16 m, dải phân cách giữa 11 m. Dự kiến tổng mức đầu tư dự án khoảng gần 1.000 tỉ đồng, từ nguồn vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ và ngân sách tỉnh…

Bên cạnh dự án trên, thời gian tới tỉnh Bình Thuận cũng sẽ đầu tư, nâng cấp một số tuyến đường như dự án cải tạo, nâng cấp đường ĐT718, đoạn từ Ga Bình Thuận đến xã Hàm Cần, huyện Hàm Thuận Nam hay dự án nâng cấp, mở rộng tuyến đường ĐT 719 đoạn Kê Gà - Tân Thiện.

Theo Cafe Land

Tỉnh Bình Thuận đã xây dựng đề án phát triển nông nghiệp công nghệ cao quy mô 2.000ha với nông sản chất lượng cao, quy trình tiên tiến, đạt chuẩn quốc tế.

Tỉnh Bình Thuận có thế mạnh phát triển nông nghiệp thông minh, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ hiện đại như tưới tiêu tự động, tiết kiệm nước, kiểm soát côn trùng theo phương pháp sinh học, bảo quản sau thu hoạch, xây dựng chuỗi giá trị trồng trọt, chăn nuôi, chế biến tiêu chuẩn quốc tế, thích ứng với biến đổi khí hậu, mang giá trị kinh tế cao.

Toàn tỉnh Bình Thuận hiện có hơn 677.000 ha đất nông nghiệp, chủ yếu sản xuất lúa, thanh long, rau màu... Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Bình Thuận đã xác định phát triển nông nghiệp công nghệ cao là hướng đi tất yếu, tiến tới xây dựng nền nông nghiệp bền vững.

Theo đề án, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao dự kiến quy hoạch tại huyện Bắc Bình. Quy mô diện tích toàn vùng là 2.155 ha. Giai đoạn triển khai ban đầu từ nay đến năm 2020. Khi đi vào hoạt động, đây s4 là vùng sản xuất, nghiên cứu tạo ra các sản phẩm cây trồng có chất lượng, giá trị kinh tế cao phục vụ cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa ở các đô thị lớn theo nhóm sản phẩm tươi và chế biến đóng hộp.

Thanh long là một trong những đặc sản nông nghiệp của Bình Thuận.

Thanh long là một trong những đặc sản nông nghiệp của Bình Thuận.

Mục tiêu của dự án là xây dựng vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với sản phẩm nông nghiệp có năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng cao. Từ đó nâng tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp của vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2025 đạt 6-7% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Năng suất cây trồng tăng gấp từ 1,5 đến 2 lần so với sản xuất truyền thống.

Các sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phải đạt các tiêu chí VietGAP hoặc GlobalGAP. Quy trình công nghệ sản xuất phải tiên tiến nhất tại thời điểm đầu tư... Trong đó, hàng năm bố trí các cây trồng chủ lực như dưa lưới, măng tây, hành, tỏi, ớt, nấm ăn và khuyến khích trồng thêm khoai lang Nhật. Riêng cây dược liệu, phục vụ công nghiệp chế biến như đinh lăng, lô hội, bạc hà, nghiên cứu và trồng thử nghiệm cây bụp giấm, hồng trà...

Tỉnh cũng khuyến khích doanh nghiệp đầu tư phát triển sản phẩm có lợi thế như tôm giống, thanh long, sản xuất cây giống, con giống quy mô công nghiệp, chăn nuôi lợn, gia cầm quy mô công nghiệp, nuôi thâm canh thủy sản...

Cùng với đó, tỉnh đã hình thành vùng sản xuất tập trung thanh long an toàn với quy mô 10.000ha tại hai huyện Hàm Thuận Nam và Hàm Thuận Bắc. Qua đó, địa phương kêu gọi nhà đầu tư sản xuất thanh long theo hướng ứng dụng nông nghiệp công nghiệp cao, thông qua việc liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp với nông dân để tăng giá trị xuất khẩu.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Thuận đã kiến nghị xem xét quy hoạch, chính sách và nguồn lực tạo động lực đẩy mạnh tái cơ cấu, đổi mới mô hình tăng trưởng trong nông nghiệp.

Trong những năm gần đây, Bình Thuận đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, triển khai chính sách hỗ trợ nông nghiệp. Nỗ lực trên góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đúng hướng và hình thành các nhóm sản phẩm chủ lực với năng suất, chất lượng và giá trị cao. Tỉnh đã hình thành vùng sản xuất hàng hoá tập trung như thanh long, cao su... cùng sản phẩm đặc thù là tôm giống. Kinh tế nông nghiệp tăng trưởng khá, giá trị tăng thêm ngành nông, lâm, thủy sản giai đoạn 2011-2017 tăng 5,03% mỗi năm, góp phần quan trọng trong cơ cấu GRDP.

Theo VnExpress

Quận Long Biên số lượng dự án bất động sản cao cấp chưa tương xứng với vị trí và hạ tầng khu vực.

Theo các chuyên gia, các dòng sản phẩm căn hộ chung cư tại khu vực Long Biên chưa thực sự đa dạng, chủ yếu là phân khúc nhà tái định cư, thu nhập thấp, bình dân. Trong bối cảnh đời sống của người dân ngày một nâng cao, đòi hỏi về không gian sống chất lượng trở nên tất yếu.

Thời gian vừa qua, một số doanh nghiệp bất động sản lớn như Vingroup, MIK Group, Him Lam... đầu tư các dự án nhà ở, căn hộ cao cấp chất lượng cao tại Long Biên. Đây được xem là mảnh ghép cho hệ sinh thái khu vực đa dạng, tương xứng với hạ tầng khu vực.

Tại thị trường khu vực phía Đông, các dòng sản phẩm căn hộ chung cư chưa thực sự đa dạng.

Cầu vượt nút giao Long Biên, nối cầu Đông Trù với quốc lộ 5. Ảnh: Bá Đô.

Ngoài ra, khu vực Long Biên cũng là điểm dừng chân của nhiều tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới như AEON - một trong những nhà bán lẻ lâu đời nhất tại Nhật Bản; Vincom Plaza, đến Big C, Savico Mega mall...

Mặt khác, với quỹ đất rộng lớn, được khai thác, quy hoạch bài bản ngay từ những bước đầu tiên, hạ tầng khu vực phía Long Biên nói riêng, phía Đông của Hà Nội nói chung được nhiều chuyên gia đánh giá cao về kết nối. Từ đây có thể dễ dàng di chuyển vào các quận nội đô như Ba Đình, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Đống Đa... Với hệ thống cầu đường rộng rãi, khu vực này giảm thiểu được tình trạng tắc nghẽn giao thông.

Khu vực Long Biên còn sở hữu hệ thống trung tâm thương mại, mua sắm - trung tâm giải trí đa dạng

Trung tâm thương mại AEON - một trong những điểm nhấn tiện ích ngoại khu của Long Biên.

Vị trí đẹp, thuận tiện giao thông, khu vực này cũng trở thành nơi an cư của giới tinh hoa. Trong bối cảnh quỹ đất trung tâm ngày một khan hiếm, những dự án chung cư chất lượng cao, đồng bộ tiện ích hiện đại tại đây sẽ dễ dàng thu hút cư dân.

"Trong khi các quận nội thành đang trở nên đông đúc hơn, nguồn cung nhà ở dự kiến sẽ chuyển dịch ra xa dần bán kính 10 km từ khu vực trung tâm hiện hữu. Các dự án khu đô thị sẽ tập trung nguồn cung chính mang lại tiện ích đồng bộ và các sản phẩm đa dạng", báo cáo quý II/2019 thị trường Hà Nội của CBRE nhận định,

Theo VnExpress

Sự phá giá của đồng Nhân dân tệ được cho là yếu tố quan trọng làm tăng tính nhập siêu của Việt Nam...

Xuất nhập khẩu có nhiều ẩn số trong 4 tháng cuối năm.

Bộ Công Thương vừa có những nhận định về tình hình xuất khẩu trong 4 tháng cuối năm 2019. 

Cụ thể, Bộ này nhận định trong những tháng cuối năm 2019, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng với động lực chính là các nhóm ngành truyền thống như dệt may, giày dép và đồ gỗ. 

Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại với các yếu tố rủi ro gia tăng, cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang leo thang kết hợp với sự xung đột thương mại giữa Nhật Bản và Hàn Quốc đang làm gia tăng những lo ngại về sự suy giảm của nền kinh tế toàn cầu, xuất khẩu hàng hóa trong ngắn hạn khó có thể tăng mạnh như năm 2017 và 2018.

Cao điểm xuất nhập khẩu

Những tháng cuối năm sẽ là giai đoạn cao điểm cho các doanh nghiệp tập trung sản xuất, đặc biệt là nhóm hàng điện tử tiêu dùng như điện thoại, tivi,.. khi nhu cầu tiêu dùng tăng cao. Các dòng sản phẩm điện thoại của Samsung dự kiến ra mắt vào quý III năm 2019 sẽ hỗ trợ cho ngành sản xuất điện thoại và linh kiện trong khi giai đoạn Lễ Tạ ơn và Giáng sinh là cao điểm cho mua sắm tiêu dùng.

Thứ hai, kim ngạch xuất khẩu trong quý 3/2019 dự báo có xu hướng cao hơn so với quý 2/2019 do nhiều mặt hàng bước vào thời kỳ cao điểm xuất khẩu. Theo chu kỳ, xuất khẩu hàng hóa thường tăng cao trong những tháng cuối năm do đây là thời kỳ cao điểm cho mua sắm tiêu dùng trong các dịp Lễ tết.

Thứ ba, xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ dự báo tiếp tục tăng trưởng tích cực khi các nhà nhập khẩu Mỹ đẩy mạnh tìm kiếm hàng hóa thay thế hàng Trung Quốc và các cơ sở sản xuất mới sau khi dịch chuyển đầu tư. 

"Nếu doanh nghiệp Việt Nam trong các ngành hàng như máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, thủy sản, đồ gỗ, nội thất… nhanh nhạy, chủ động thông tin, tìm ra những lợi thế để khai thác, tranh thủ cơ hội để vươn lên, chiếm lĩnh thị phần, tăng khả năng cạnh tranh, đáp ứng được tiêu chuẩn, nhu cầu và tăng khả năng xuất khẩu, thì sẽ nắm bắt cơ hội tốt hơn. Ngược lại, với thị trường trong nước, các ngành hàng như thép, da giầy, dệt may, nông sản, hàng điện tử,… sẽ chịu thêm áp lực cạnh tranh khi các mặt hàng này có thể dịch chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam để tránh thuế", Bộ Công Thương cho hay.

Ngoài ra, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) vừa công bố kết quả cuối cùng của đợt rà soát hành chính lần thứ 13 (POR 13) về thuế chống bán phá giá tôm Việt Nam vào Mỹ.  Theo đó, 31 doanh nghiệp của Việt Nam sẽ được hưởng mức thuế 0%. Trong danh sách có rất nhiều doanh nghiệp lớn như Minh Phú, CP Việt Nam, Camimex...

Mức thuế 0% này không chỉ có tác động ngắn hạn mà còn mở ra khả năng bứt phá xuất khẩu sang thị trường Mỹ, kỳ vọng các đơn hàng sẽ nhiều hơn trong thời gian tới. Bởi Mỹ là một thị trường nhập khẩu tôm lớn của Việt Nam và cũng là thị trường khó tính với những quy tắc khắt khe. Trong khi đó, nhu cầu nhập khẩu tôm của Mỹ từ Việt Nam đang tăng dần do tồn kho giảm trong khi Mỹ cũng đang giảm nhập khẩu từ Ấn Độ, Thái Lan và giảm mạnh nhập khẩu từ Trung Quốc.

Nhiều "ẩn số" khó đoán định

Tuy vậy, Bộ Công Thương cho rằng trong thời gian tới vẫn có nhiều yếu tố cản trở đà tăng trưởng xuất khẩu, khó có sự tăng trưởng như giai đoạn 2017-2018.

Cụ thể, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc diễn biến khó lường với mức độ ngày càng gia tăng. Ngày 23/8/2019, căng thẳng thương mại giữa hai nước được đẩy lên nấc cao mới khi Trung Quốc tuyên bố sẽ áp mức thuế 5 hoặc 10% đối với 75 tỷ USD hàng hóa Mỹ (hiệu lực từ ngày 1/9 và 15/12/2019). Ngoài ra, đối với hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Mỹ là ô tô và phụ tùng ô tô, Trung Quốc sẽ áp thêm thuế lần lượt là 25% và 5%, từ 15/12/2019.

Ngay lập tức, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố đáp trả bằng cách sẽ nâng mức thuế lên 30% (thay vì mức đang áp dụng 25%) đối với 250 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc (hiệu lực từ ngày 1/10/2019) và sẽ áp mức thuế 15% đối với 300 tỷ USD hàng hóa còn lại từ Trung Quốc từ 1/9/2019 (thay cho mức 10% như kế hoạch trước đó; trong đó có một số mặt hàng sẽ bị áp thuế từ 15/12/2019); đồng thời, Mỹ cũng tuyên bố có kế hoạch có thể rút các doanh nghiệp Mỹ ra khỏi Trung Quốc.

Các tổ chức quốc tế như IMF, WB,...đều cảnh báo căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc đang khiến tăng trưởng kinh tế thế giới, Trung Quốc và Mỹ bị chậm lại và có thể suy giảm mạnh. Trong khi đó, các nền kinh tế khác bị chịu nhiều ảnh hưởng vì cả hai đều là đối tác kinh tế quan trọng của nhiều nước.

Chưa kể, vào ngày 27/8 mới đây, Ngân hàng trung ương Trung Quốc tiếp tục giảm giá đồng Nhân dân tệ (NDT) xuống mức thấp chưa từng có (7,0810 NDT đổi 1 USD). Sau khi tỷ giá tham chiếu được PBOC công bố, đồng NDT được giao dịch trên thị trường quốc tế ở mức thấp hơn nhiều so với phiên liền trước, xuống mức 7,1576 NDT đổi 1 USD, thấp nhất trong vòng 11 năm qua.

"Hoạt động phá giá đồng NDT được thực hiện sau khi tổng thống Mỹ Donald Trump dồn dập tuyên bố các mức thuế mới cao hơn sẽ áp lên hàng hóa Trung Quốc nhập vào Mỹ. Một đồng NDT yếu hơn sẽ phần nào giúp giảm bớt những thiệt hại do thuế quan Mỹ gây ra. Điều này sẽ ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam cũng như khả năng gia tăng nhập siêu từ thị trường này trong thời gian tới. Trong trường hợp này, giá hàng hóa xuất từ Việt Nam sang Trung Quốc sẽ cao hơn, gây khó khăn cho việc xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam", báo cáo nêu.

Trong đó, dự báo xuất khẩu nông sản sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức hơn, khiến khu vực nông, lâm thủy sản khó có thể đạt mức tăng trưởng cao như cùng kỳ. Vì ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế thế giới 2019 dự báo giảm và các nước trên thế giới có xu hướng quay lại tập trung đầu tư cho phát triển nông nghiệp. Chưa kể, các mặt hàng nông sản Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt trong xuất khẩu, khiến cho giá giảm sâu; trong khi đó, các nước nhập khẩu nông sản lớn của Việt Nam như Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc đều gia tăng bảo hộ hàng hóa nông sản thông qua các tiêu chuẩn về quản lý chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm, yêu cầu truy xuất nguồn gốc.

Một nội dung đáng chú ý khác là trong các diễn biến chung gần đây tiếp tục ghi nhận thêm căng thẳng thương mại giữa Nhật Bản và Hàn Quốc xung quanh việc Nhật Bản ra quyết định hạn chế xuất khẩu 3 loại nguyên liệu được sử dụng để chế tạo chất bán dẫn và các loại màn hình sang Hàn Quốc vào ngày 1/7/2019. 

Đối với Việt Nam, quyết định hạn chế xuất khẩu các vật liệu công nghệ cao của Nhật Bản đối với Hàn Quốc không chỉ ảnh hưởng đến các công ty sản xuất chất bán dẫn, chip và màn hình tại Hàn Quốc mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến các cơ sở sản xuất, nhà máy thuộc các công ty này tại các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam. 

"Bộ Công Thương đang tiếp tục bám sát theo dõi tình hình căng thẳng thương mại Nhật Bản - Hàn Quốc trong thời gian tới để có sự phối hợp trong điều hành, xử lý các vấn đề có tác động tới Việt Nam", Bộ này cho hay.

Theo VnEconomy

Đối tác chiến lược