Tin tức

Bùi Yến Ngọc

Bùi Yến Ngọc

TP - Nhiều chuyên gia bất động sản (BĐS) và cơ quan quản lý nhận định, năm 2019, nhà ở giá rẻ là giải pháp hiệu quả để giải quyết nhu cầu nhà ở của đại đa số người dân. Bên cạnh đó, đất nền vẫn là kênh đầu tư sinh lời tốt.

20

Nhà ở xã hội, giá rẻ sẽ phát triển mạnh năm 2019 (Trong ảnh, nhà ở xã hội Phúc Đồng - Long Biên thu hút người mua). ảnh: 

Tập trung phát triển nhà ở xã hội, giá rẻ

 

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết, năm 2019 là năm ưu tiên phát triển nhà ở xã hội (NƠXH). Tại khu vực đô thị đến nay mới hoàn thành được 3,92 triệu m2, đạt khoảng 31% so với mục tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển nhà ở là đến năm 2020 cần đạt 12,5 triệu m2 NƠXH. Tuy nhiên, các doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn do thiếu nguồn tín dụng ưu đãi. Do vậy, trước mắt Bộ Xây dựng tiếp tục đề xuất với các cơ quan có thẩm quyền sớm bố trí nguồn vốn cho các ngân hàng thương mại để tiếp tục cho vay để thực hiện chính sách NƠXH. Các doanh nghiệp cần đặt lợi ích của khách hàng lên trên hết, giữ chữ tín, đảm bảo chất lượng công trình, tiến độ thi công…

Theo GS Đặng Hùng Võ, phát triển nhà ở thương mại giá rẻ mới là giải pháp hiệu quả nhất để giải quyết nhu cầu nhà ở của đại đa số người dân. “Mặt khác, chúng ta cần tìm mọi cách động viên nhiều nguồn lực, chứ không nên nhìn vào sự trợ giúp của Nhà nước. Nếu Nhà nước tập trung xây dựng cơ chế miễn, giảm một số loại thuế liên quan đến kinh doanh BĐS như thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp đối với loại hình nhà ở này, giá thành chắc chắn sẽ còn giảm sâu. Bên cạnh đó, cần hình thành các quỹ phát triển nhà ở giá rẻ và động viên sự đóng góp của doanh nghiệp, các ngân hàng thương mại, của các tổ chức xã hội và của các cá nhân”, ông Võ nói.

Theo ông Võ, Luật Đất đai năm 2013 cần được sửa đổi theo hướng đảm bảo cho các tổ chức kinh tế có quyền sử dụng đất ở lâu dài để giải quyết nhà ở cho người lao động. Đặc biệt, cần tiếp tục đàm phán vay ODA để tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi cho phát triển nhà ở thương mại giá rẻ.

Ðất nền sẽ tăng giá?

Nhận định về thị trường BĐS năm 2019, ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hội Môi giới BĐS Việt Nam cho biết, tín dụng năm 2019 trong ngắn hạn có ảnh hưởng do sự “rà phanh” của Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, bên cạnh đó, có điểm tốt là việc hạn chế cho vay góp phần thanh lọc doanh nghiệp BĐS yếu kém, “sống” chủ yếu dựa vào nguồn vốn từ ngân hàng. Các doanh nghiệp lớn trên cơ sở tiềm lực sẵn có sẽ tiếp tục phát triển.

Ông Đính cho rằng, các tỉnh khu vực xung quanh Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Trung từ Thanh Hóa đến Bình Thuận đều đang trong thời kỳ đầu tư phát triển kinh tế, phát triển công nghiệp và đô thị rất mạnh mẽ. Đây là điều kiện thuận lợi để ổn định và phát triển thị trường bất động sản trong năm 2019.

Theo ông Đính, đất nền tại các địa phương tiếp tục là sản phẩm chủ đạo. Một số địa phương có đầu tư hạ tầng đô thị tốt, sẽ xuất hiện cả sản phẩm shophouse. Năm 2019, giá đất nền tại các tỉnh sẽ tăng trong biên độ từ 10-15%. Giá căn hộ thương mại tại các tỉnh, thành phố không thuộc diện đô thị đặc biệt chỉ từ 10 đến 15 triệu đồng/m2...

Cũng theo ông Đính, khu vực Phú Quốc, Vân Đồn sẽ không còn hiện tượng sốt nóng, ảo, bong bóng nhưng vẫn sẽ tăng trưởng rất tốt nhờ yếu tố thuận lợi cho phát triển du lịch vì đã có sự đầu tư rất mạnh vào hệ thống hạ tầng. Bên cạnh đó, năm 2019 sẽ xuất hiện nhiều hơn các thương vụ mua bán, chuyển đổi chủ đầu tư các dự án BĐS. Ông Đính cũng đưa ra cảnh báo, các tỉnh cần xem xét phân bổ hợp lý theo giai đoạn việc phê duyệt phát triển mới các dự án BĐS, tránh phê duyệt ồ ạt, tạo dư thừa lớn nguồn cung.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho rằng, thị trường BĐS năm 2019 được dự báo tiếp tục phát triển ổn định, không có nguy cơ xảy ra “bong bóng BĐS”. Thị trường có thể tiếp tục xảy ra tình trạng tăng giá đất nền tại các khu vực có quy hoạch trở thành các đặc khu, các khu đô thị mới được đầu tư hạ tầng đồng bộ và tình trạng sốt nóng cục bộ tại một số dự án nhà ở trong khu vực trung tâm đô thị có tiến độ thi công nhanh, chủ đầu tư có uy tín, giá cả phù hợp.

Thị trường có thể tiếp tục xảy ra tình trạng tăng giá đất nền tại các khu vực có quy hoạch trở thành các đặc khu, các khu đô thị mới được đầu tư hạ tầng đồng bộ và tình trạng sốt nóng cục bộ tại một số dự án nhà ở trong khu vực trung tâm đô thị có tiến độ thi công nhanh, chủ đầu tư có uy tín, giá cả phù hợp.

VOV.VN - Việt Nam cần chuyển đổi phương thức tiếp cận vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với động cơ chính là thu hút công nghệ cao, lao động chất lượng cao.

Ban cán sự Đảng Chính phủ đang hoàn thiện dự thảo Đề án Định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả thu hút và sử dụng vốn FDI đến năm 2030 trình Bộ Chính trị cho ý kiến vào tháng 4/2019.

Chính sách thu hút FDI thế hệ mới được hiểu là kêu gọi và hợp tác đầu tư với các doanh nghiệp nước ngoài có công nghệ cao, tập trung nghiên cứu và phát triển, năng lực quản trị hiện đại, mang lại giá trị gia tăng cao cho kinh tế Việt Nam và liên kết, hợp tác với doanh nghiệp trong nước.

19

Việt Nam cần chuyển đổi phương thức tiếp cận FDI thế hệ mới. (Ảnh minh họa)

Chuyển đổi phương thức tiếp cận FDI

Chủ trì Hội nghị tham vấn định hướng hoàn thiện thể chế chính sách về đầu tư nước ngoài trong bối cảnh mới chiều 14/2, tại Bình Dương, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chia sẻ nhiều vấn đề đặt ra trong thu hút, sử dụng FDI trong giai đoạn tới nhằm phát triển bền vững đô thị, khuyến khích chuyển giao công nghệ, trình độ quản lý và sẵn sàng cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng, logistics toàn cầu.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh: Việt Nam cần chuyển đổi phương thức tiếp cận FDI với "động cơ" chính là thu hút công nghệ cao, lao động chất lượng cao, chủ động thu hút FDI và phân cấp mạnh mẽ cho các chính quyền địa phương như TPHCM để thu hút các tập đoàn đa quốc gia "xây tổ", chuyển tư duy thu hút đầu tư theo quy mô vốn sang tiêu chí dựa vào hiệu quả giá trị gia tăng của dòng vốn FDI.

Về giải pháp, Phó Thủ tướng lưu ý tới việc xây dựng môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế số để tất cả các thành phần kinh tế được hưởng lợi và các chính sách cụ thể để liên kết FDI với khối doanh nghiệp trong nước.

"Chính phủ Việt Nam nhất quán hoàn thiện thể chế chính sách để tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài. FDI là bộ phận hữu cơ, thành viên tích cực của nền kinh tế và Việt Nam sẽ thực hiện hợp tác, đầu tư với các doanh nghiệp FDI", Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nêu rõ.

Theo đánh giá của ông Kyle Kelhofer, Giám đốc Quốc gia của Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) tại Việt Nam, Lào, Campuchia, hiện nay FDI chỉ tập trung chủ yếu vào lĩnh vực sản xuất chứ chưa đầu tư ở các lĩnh vực mang lại giá trị gia tăng cao khác như tài chính, nghiên cứu và phát triển (R&D),...

Trong bối cảnh mới, lợi thế về chi phí trong thu hút FDI sẽ dần bị mất đi, do đó, ông Kyle Kelhofer cho rằng, Việt Nam cần có cơ chế thu hút FDI thế hệ mới, với kỹ năng lao động, quản trị tốt hơn, mức lương tốt hơn, tiêu chuẩn chất lượng cao hơn, vừa nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp FDI lẫn doanh nghiệp trong nước và liên kết được 2 khối này với nhau.

Ông Kyle Kelhofer nhấn mạnh, muốn có thế hệ FDI mới, Việt Nam phải tạo ra sự chuyển dịch thu hút chiến lược ở các khối ngành khác nhau, mang tính tổng thể chứ không căn cứ vào các doanh nghiệp FDI cụ thể. Ưu đãi từ thuế nên chuyển sang ưu đãi thông qua hiệu quả đầu tư và giá trị gia tăng, chuyển từ cung cấp dịch vụ sang vừa cung cấp dịch vụ nhưng mang tính tập trung và thúc đẩy hơn việc bảo đảm hoạt động của các doanh nghiệp FDI, tận dụng hiệu quả các hiệp định tự do thương mại.

Nhiều dự án FDI Nhật Bản "xông đất" đầu năm

Trong số 760 triệu USD vốn FDI đăng ký mới và bổ sung thêm đổ vào Việt Nam trong tháng 1/2019, nhà đầu tư đến từ Nhật Bản đã chiếm hơn một nửa con số này. Đây là tín hiệu tích cực cho thấy dòng vốn FDI sẽ tiếp tục khởi sắc trong năm 2019.

18

Dây chuyền sản xuất của một công ty Nhật Bản tại tỉnh Hà Nam.

Kyoshin, Katolec Global Logistics và Sews-Components Việt Nam II nằm trong số những cái tên được chú ý trong báo cáo thu hút FDI của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tháng 1/2019.

Chỉ tính riêng tổng vốn đầu tư đổ vào Việt Nam của 3 nhà đầu tư này đã lên tới 200 triệu USD, chiếm tới hơn một nửa trong tổng số 364 triệu USD vốn FDI (đăng ký mới, tăng thêm và mua cổ phần) mà Nhật Bản rót vào thị trường.

Cụ thể, Công ty TNHH Kyoshin (Việt Nam) tăng vốn đầu tư thêm 134,7 triệu USD nhằm mở rộng nhà xưởng sản xuất, gia công và xuất khẩu các linh kiện đồ điện, khuôn mẫu. Katolec Global Logistics Việt Nam đầu tư 65 triệu USD xây dựng kho bãi và lưu giữ hàng hóa tại Hà Nam. Sews-Components Việt Nam II xây dựng nhà máy tại Hưng Yên với tổng vốn đầu tư đăng ký 64,89 triệu USD.

Với 3 dự án lớn trên tổng số 5 dự án được cơ quan quản lý FDI nêu trong báo cáo đầu tư tháng 1/2019, Nhật Bản trở thành quán quân trong bảng xếp hạng FDI của Việt Nam, tiếp đến là Hàn Quốc (349,1 triệu USD) và Trung Quốc (307,8 triệu USD). Nhật Bản tiếp tục trở thành cái tên được kỳ vọng trong năm 2019 sau khi đứng ngôi đầu trong năm 2018 với gần 8,6 tỷ USD.

Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nguồn vốn FDI đã trở thành một bộ phận hữu cơ của nền kinh tế. Lũy kế đến ngày 20/1/2019, cả nước có 27.463 dự án FDI còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký khoảng 343 tỷ USD và tổng vốn thực hiện hơn 192 tỷ USD.

Tỷ trọng vốn FDI trong tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội duy trì ở mức khoảng 18-25% trong giai đoạn 1991 - 2018. FDI góp phần quan trọng hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hệ thống chính sách, pháp luật về đầu tư kinh doanh, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, duy trì đà tăng trưởng xuất khẩu, tăng nguồn thu ngân sách, tạo việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao thế và lực của đất nước, vị thế của Việt Nam trên thế giới.

Báo cáo của Tổ chức Thương mại và Phát triển Liên Hợp Quốc (UNTAD) đánh giá Việt Nam nằm trong nhóm 12 quốc gia thành công nhất về thu hút FDI./.

Kinh tế thế giới có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại và tiềm ẩn nhiều khó khăn, thách thức và các yếu tố khó lường như bất ổn địa chính trị; chiến tranh thương mại Mỹ - Trung chưa có dấu hiệu hạ nhiệt; chủ nghĩa bảo hộ thương mại, biến động trên thị trường tài chính, tiền tệ quốc tế gia tăng,…

Đây là những nhận định được đưa ra tại Báo cáo tình hình triển khai Nghị quyết 01/NQ-CP và tình hình kinh tế - xã hội tháng 1/2019 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

 
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, kinh tế thế giới năm 2019 được dự báo giảm tốc hoặc nhiều nhất chỉ duy trì được mức tăng như năm 2018.
 
Bằng chứng, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) (tháng 11/2018) dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2019 đạt 3,5% trong khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế - IMF (tháng 10/2018) dự báo đạt 3,7% (giảm 0,2 điểm% so với dự báo đưa ra trước đó). Ngân hàng Thế giới (WB) (01/2019) tiếp tục giảm dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu năm 2019 xuống mức 2,9% (sau khi đã điều chỉnh giảm xuống 3% trong báo cáo trước đó).
 
Theo IMF (tháng 10/2018), các nền kinh tế phát triển năm 2019 sẽ có mức tăng trưởng giảm xuống 2% trong năm 2019 (trong đó, tăng trưởng kinh tế Mỹ: 2,5%; Châu Âu: 1,9%, Nhật Bản: 0,9%, Trung Quốc: 6,2%); trong khi các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển giữ được đà tăng trưởng tương đương năm 2018, đạt khoảng 4,7% (trong đó tăng trưởng ASEAN-5: 5,2%).
17
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, những rủi ro chủ yếu đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2019 gồm: Tác động tiêu cực từ căng thẳng thương mại và chiến tranh thương mại Mỹ - Trung; Tăng trưởng kinh tế bị phân hóa giữa các khu vực kinh tế kém đồng đều hơn; Khu vực mới nổi và đang phát triển đối mặt với các rủi ro về khủng hoảng cơ chế tỷ giá và nguy cơ rút vốn. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và xu hướng đẩy mạnh phát triển kinh tế tri thức, thông minh, sản xuất dịch chuyển dần từ các nước/vùng có lao động kỹ năng thấp và tài nguyên sang nước/vùng có lao động sáng tạo, nắm bắt được công nghệ và thị trường lớn; dẫn tới những bất lợi cho các nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài.
 
Giá hàng hóa dự báo không biến động nhiều
 
Cũng theo Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tăng trưởng thương mại thế giới năm 2019 được WTO (11/2018) dự báo chỉ đạt 3,7% (giảm so với mức 3,9% so với năm 2018). Nguyên nhân chủ yếu do tác động tiêu cực của căng thẳng thương mại giữa các nước lớn, nhất là chiến tranh thương mại Mỹ - Trung ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn kể từ tháng 7/2018.
 
Tính đến cuối năm 2018, Mỹ áp thuế 250 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc và đe dọa đánh thuế thêm 267 tỷ USD nữa. Tuy nhiên, sau cuộc gặp  tại Hội nghị G20, Mỹ tạm hoãn tăng thuế từ 10% lên 25% đối với 200 tỷ USD hàng Trung Quốc từ ngày 1/1/2019.
 
Theo IMF, nếu chiến tranh thương mại toàn diện xảy ra sẽ làm giá hàng hóa nhập khẩu tăng 10%, tăng trưởng GDP toàn cầu có thể giảm khoảng 0,5% (khoảng 430 tỷ USD). Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung một mặt giúp tạo động lực để các nước tăng cường liên kết về kinh tế nhằm giảm phụ thuộc vào các nền kinh tế lớn; mặt khác tác động phá vỡ các nguyên tắc và trật tự thương mại quốc tế, thúc đẩy dịch chuyển sản xuất và dòng vốn đầu tư, thương mại trên toàn cầu.
 
Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho hay, năm 2019, dự báo giá hàng hóa không biến động nhiều so với năm 2018 do nhu cầu thế giới ít có khả năng gia tăng đột biến . Giá nông sản được dự kiến tăng khoảng 1,6% so với năm 2018, trong đó giá lương thực thực phẩm tăng 1,5% chủ yếu do chi phí đầu vào tăng .
 
Giá dầu thế giới năm 2019 được nhiều tổ chức quốc tế dự báo ít biến động. IMF, OPEC và World Bank đều dự báo giá dầu năm 2019 sẽ duy trì ổn định hoặc tăng nhẹ khoảng 3% so với cuối năm 2018. Giá dầu năm 2019 có thể biến động nhẹ do cung dầu đá phiến tăng lên khi Mỹ tăng sản lượng, cũng như cầu về xăng dầu có thể giảm xuống khi nền kinh tế Trung Quốc có dấu hiệu giảm tốc.
 
Áp lực lạm phát năm 2019 không quá lớn do giá hàng hóa thế giới được dự báo không tăng so với năm 2018. Lạm phát toàn cầu năm 2019  được dự báo chỉ ở mức tương đương năm 2018.
 
Theo đó, lạm phát ở các nước phát triển năm 2019 dự báo tăng khoảng 1,9%, thấp hơn so với mức ước 2% năm 2018, chủ yếu do chính sách tiền tệ có xu hướng thắt chặt và tổng cầu tăng không đáng kể. Trong đó, lạm phát được dự báo giảm ở Mỹ, Nhật Bản và giữ nguyên ở Châu Âu. Lạm phát ở các nước mới nổi và đang phát triển có xu hướng tăng nhẹ, dự báo năm 2019 tăng 0,2 điểm% so với năm 2018 do chính sách tiền tệ mở rộng để kích thích kinh tế và sẽ phải chịu nhiều tác động hơn nếu giá năng lượng tăng mạnh.
 
“Dòng vốn đầu tư toàn cầu năm 2019 dự báo có nhiều biến động, chủ yếu do căng thẳng thương mại leo thang có thể khiến các công ty đa quốc gia trì hoãn hoặc hủy bỏ các kế hoạch đầu tư do môi trường đầu tư thiếu ổn định; việc dịch chuyển đầu tư từ Trung Quốc, luật thuế cải cách của Mỹ tiếp tục phát huy hiệu lực thu hút FDI về Mỹ”, Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho hay.
 
Minh Ngọc
Tiền phong - Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) cho rằng, các doanh nghiệp bất động sản hiện rất cần nguồn vốn tín dụng ngân hàng, tuy nhiên, quy định về áp trần tổng chi phí lãi vay không vượt quá 20% theo Nghị định 20/2017/NĐ-CP khiến nhiều doanh nghiệp bất động sản khó tiếp cận nguồn vốn này.

Mới đây, HoREA có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài chính về việc "cần thiết quy định về trần tổng chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp".

Tại văn bản trên, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA cho rằng, hiệp hội không tán thành với quy định trần chi phí lãi vay không được vượt quá 20% tại Khoản 3 Điều 8 Nghị định 20/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết có hiệu lực từ ngày 1/5/2017.

Theo ông Châu, tại Khoản 3 Điều 8 Nghị định 20 quy định “Tổng chi phí lãi vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 20% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng với chi phí lãi vay, chi phí khấu hao trong kỳ của người nộp thuế” nhằm mục đích làm tăng tính minh bạch của các giao dịch liên kết, khuyến khích doanh nghiệp khai thác nhiều nguồn vốn khác ngoài nguồn vốn tín dụng ngân hàng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Quy định này cũng có tác động đối với cả doanh nghiệp trong nước, kể cả doanh nghiệp bất động sản hoạt động theo mô hình "mẹ - con", đa ngành, có nhiều doanh nghiệp liên kết.

11

 HoREA cho rằng hiện các doanh nghiệp BĐS khó tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng hơn trước.

Ông Châu phân tích, hiện nay, các doanh nghiệp bất động sản đang dựa vào hai nguồn vốn chính là nguồn vốn tín dụng ngân hàng và nguồn vốn huy động từ khách hàng. Vì vậy, doanh nghiệp bất động sản (BĐS) rất cần nguồn vốn tín dụng ngân hàng để thực hiện dự án cho đến khi đủ điều kiện huy động vốn từ khách hàng. Nhưng nếu phụ thuộc vào đòn bẩy tài chính càng lớn thì độ rủi ro cho doanh nghiệp càng cao và có thể dẫn đến 'bong bóng' trên thị trường BĐS.

Ngoài ra, Chủ tịch HoREA cho hay, Ngân hàng Nhà nước đang thực hiện lộ trình kiểm soát tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như BĐS, chứng khoán theo Thông tư 36/2014/TT-NHNN, Thông tư 16/2018/TT-NHNN và Chỉ thị 01/CT-NHNN ngày 08/01/2019.

 

Theo đó, Kể từ ngày 1/1/2019, các ngân hàng thương mại chỉ được sử dụng tối đa 40% nguồn vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung hạn, dài hạn; và dự báo Ngân hàng Nhà nước còn có thể giảm trần này xuống 35%, thậm chí 30% và cũng có thể nâng hệ số rủi ro trong các khoản nợ bất động sản lên đến 250% hoặc cao hơn (Hiện nay, hệ số rủi ro này là 200%).

Từ những dẫn chứng trên, ông Châu nhìn nhận, khả năng doanh nghiệp BĐS sẽ ngày càng khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng hơn trước.

Chủ tịch HoREA cũng cho rằng, quy định về áp trần tổng chi phí lãi vay không vượt quá 20% tại Khoản 3 Điều 8 Nghị định 20 đã có mâu thuẫn với Khoản 2 Điều 14 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

Khoản 2 Điều 14 Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định: “Điều kiện về năng lực tài chính để bảo đảm việc sử dụng đất theo tiến độ của dự án đầu tư được quy định như sau: a) Có vốn thuộc sở hữu của mình để thực hiện dự án không thấp hơn 20% tổng mức đầu tư đối với dự án có quy mô sử dụng đất dưới 20 héc ta; không thấp hơn 15% tổng mức đầu tư đối với dự án có quy mô sử dụng đất từ 20 héc ta trở lên; b) Có khả năng huy động vốn để thực hiện dự án từ các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các tổ chức, cá nhân khác”.

"Quy định này không có nghĩa là 80 - 85% nguồn vốn đầu tư dự án còn lại thì doanh nghiệp đều phải vay tín dụng ngân hàng, bởi lẽ doanh nghiệp còn có thể khai thác các nguồn vốn khác theo quy định tại Điều 69 Luật Nhà ở", Chủ tịch HoREA lý giải.

Trước đó, liên quan đến việc áp trần lãi vay theo Nghị định 20, giới chuyên môn đã không ít lần bàn về những bất cập của Nghị định này khi áp dụng vào thực tiễn.

Tại hội thảo diễn ra mới đây, LS. Trương Thanh Đức, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam cho rằng, quy định tổng chi phí lãi vay không vượt quá 20% của tổng lợi nhuận thuần... không phù hợp với một số doanh nghiệp, chưa tính đến yếu tố có hay không có “giao dịch liên kết”.

Vì nhìn chung, doanh nghiệp Việt Nam rất thiếu vốn, nên phải đi vay là chủ yếu; trong khi năng lực hạn chế, tài sản bảo đảm ít, không đủ sự tín nhiệm để vay với lãi suất thấp, nên phải vay với lãi suất cao của mọi đối tượng từ các tổ chức tín dụng, công ty mẹ, công ty liên kết, cho đến người lao động và các nhân, doanh nghiệp khác.

"Do đó, nếu tổng chi phí lãi vay trên 20%, thậm chí 50% mà là chi phí thật, hợp lý, hợp lệ thì cũng cần phải được chấp nhận", LS. Trương Thanh Đức nhấn mạnh.

Ninh Phan

 
10

Cả người bán, người mua nhà hiện đang bị làm phiền bằng nhiều hình thức

Diễn đàn doanh nghiệp - Vài năm nay người ta nói nhiều đến công nghệ 4.0, những bước nhảy vọt của công nghệ kỳ vọng về một tương lai mua bán, thuê BĐS thuận tiện, tin cậy và minh bạch.

Nhưng bước đầu của cuộc "cách mạng" 4.0 này vẫn không hiếm những câu chuyện cầu không tìm thấy cung.

Khi cung – cầu "lệch sóng"

Ông Lee – một chuyên gia từ Hàn Quốc sang Việt Nam làm việc đã được 4 tháng đang tìm thuê một căn hộ ở trung tâm Hà Nội để tiện cho công việc. Thời gian đầu ông tìm qua người quen nhưng người quen không quá nhiều, nguồn thông tin cũng hạn chế, nên các căn hộ được giới thiệu không phù hợp với nhu cầu của ông.

Ông tiếp tục lên mạng gõ tìm kiếm nhưng khi đến xem trực tiếp lại không đúng như quảng cáo; có nơi ông ưng ý thì lại không đảm bảo pháp lý. Mà với những người nước ngoài đến sinh sống và làm việc như ông Lee, pháp lý là ưu tiên hàng đầu.

Anh Minh - chủ nhân sở hữu 2 căn nhà mặt đất tại quận Hai Bà Trưng và Đống Đa, nhiều tháng nay anh rao bán khắp trên các trang rao vặt, từ báo giấy đến các kênh online, thậm chí anh cũng đã dùng đến Facebook, Zalo,… Các khách hàng gọi điện đến chủ yếu là tìm hiểu, hỏi giá và… làm phiền.

Câu chuyện của ông Lee hay anh Minh chỉ là hai trong số nhiều câu chuyện mua, bán và thuê BĐS mà cung không gặp cầu; có BĐS muốn bán và cho thuê nhưng không biết bán cho ai; có nhu cầu thuê, mua nhưng không tìm thấy sản phẩm phù hợp và dịch vụ đảm bảo.

Công nghệ 4.0 đang từng ngày tác động đến thị trường BĐS, đặc biệt là thay đổi dần dần cách thức giao dịch của người mua và người bán. Thế nhưng, làm sao để công nghệ thân thiện với người dùng? Làm sao để ai cũng có thể được hưởng lợi từ những bước tiến của công nghệ? Làm sao để những người như anh Minh, ông Lee có một địa chỉ tin cậy để giao dịch BĐS thuận tiện, minh bạch?

Bài toán có lời giải

 

Thực tế từ thị trường cho thấy, để giao dịch được một sản phẩm BĐS thuận tiện nhất, vừa đảm bảo cho cả người mua – người bán; người thuê – người cho thuê sẽ mất rất nhiều thời gian của các bên. Thậm chí, để cung – cầu gặp được nhau, nhiều người phải trải qua những cảm giác không mấy dễ chịu khi bị làm phiền liên tục.

11

Chủ nhà dễ dàng bán/cho thuê căn hộ của mình thông qua cenhomes.vn

 

Theo giới chuyên gia, công nghệ ra đời sẽ giúp các bên gặp nhau dễ dàng hơn, thuận tiện hơn. Đặc biệt, công nghệ sẽ tạo môi trường giao dịch tin cậy, minh bạch và… thoải mái. Là đơn vị tiên phong trong việc ứng dụng những bước tiến lớn từ công nghệ 4.0 vào BĐS, thông qua website Cenhomes.vn, CenLand đang từng bước giúp người mua – người bán và người cho thuê BĐS tại Việt Nam thực hiện mọi thao tác thân thiện hơn, hiệu quả hơn và tin cậy hơn.

Những tính năng ưu việt có trên website cenhomes.vn cho phép người dùng chỉ vài thao tác đơn giản đã có thể giao dịch thành công với đúng khách hàng của mình. Đặc biệt, theo chia sẻ từ đại diện cenhomes.vn, hệ thống này sẽ giúp người bán và cho thuê nhà thực hiện theo phương thức mới.

Với những người có nhu cầu bán nhà lẻ như anh Minh ở câu chuyện trên, ekip Cenhomes bao gồm cả pháp chế, thủ tục, đội quay phim, chụp ảnh, làm truyền thông.... sẽ hỗ trợ anh Minh bán nhà trực tiếp cho khách mua mà không bị công khai danh tính, tránh việc bị làm phiền.

Cenhomes làm việc với vai trò trung gian, là kho gửi hàng không có giới hạn, hàng BĐS trước khi nhập kho đều được kiểm định chất lượng, pháp lý để đảm bảo quyền lợi cho khách mua, khách thuê. Kho hàng BĐS này cũng lọc cả khách thuê, đảm bảo quyền lợi cho chủ nhà có sản phẩm để bán/ cho thuê.  Với "bộ lọc" đầu vào đầu ra chặt chẽ, Cenhomes sẽ làm hài lòng cả người bán, người mua, người cho thuê và khách thuê nhà.

Thời gian tới đây, Cenhomes sẽ tung ra thị trường ứng dụng (app) để mọi khách hàng dễ dàng bán, cho thuê nhà, quản lý sản phẩm của mình trên các thiết bị thông minh (điện thoại, máy tính bảng...).

Thu Thủy

 

8

Nhịp sống kinh tế - Các chuyên gia phân tích và giới đầu tư đều lạc quan về tình hình phát triển của bđs nghỉ dưỡng Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế ổn định, môi trường du lịch phát triển. Sự đa dạng hình thức của thị trường bđs nghỉ dưỡng hứa hẹn mang lại nhiều cơ hội đầu tư mới trong năm 2019.

 

Condotel – Triển vọng đầu tư

Thị trường BĐS nghỉ dưỡng bắt đầu khởi sắc từ năm 2015 sau khi cuộc khủng hoảng kinh tế đi qua. Đồng thời, một phân khúc BĐS đã xuất hiện và trở thành dự án tiềm năng đối với các nhà đầu tư, condotel – căn hộ khách sạn.

Với tình hình phát triển du lịch, Việt Nam liên tục được các dự báo là một điểm đến lý tưởng nhất khu vực, các nhà đầu tư có thể yên tâm khi rót vốn vào thị trường condotel tại các vùng biển du lịch đẹp như Khánh Hòa, Đà Nẵng, Phú Yên, Phú Quốc…

7

Tại buổi Họp báo đánh giá về triển vọng thị trường bất động sản 2019 do Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) tổ chức, VARS nhận định, lượng giao dịnh condotel trong năm 2018 có dấu hiệu chậm lại. Lượng giao dịch condotel trong quý 1 và quý 2 đang ở mức khá tốt thì sang đến quý 3, lượng giao dịch giảm tương đối mạnh. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là nhiều người đang có tâm lý lo ngại về tính pháp lý của condotel.Tuy nhiên, trong quý 4, lượng giao dịch condotel đã tăng trở lại với những con số ấn tượng. Đây là một tín hiệu cho thấy niềm tin của các nhà đầu tư đối với phân khúc này đang tốt trở lại.

Theo báo cáo của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS), năm 2018 tổng giao dịch condotel đạt 7.849 căn (riêng quý IV đạt 2.581 căn, gấp 2.6 lần quý III). VARS cũng đưa ra dự báo năm 2019 lượng giao dịch về sản phẩm bđs nghỉ dưỡng sẽ tăng 50% so với năm 2018. Hơn thế, các dự án condotel đầu tiên tại các vùng biển nổi tiếng như Nha Trang, Đà Nẵng đã gần hoàn thiện và tiến hành ban giao đã là bảo chứng cho những cam kết lợi nhuận của hình thức này. Từ đó, các nhà đầu tư yên tâm để tìm kiếm các dự án condotel tại các miền đất hứa mới của thị trường Việt Nam.

Căn hộ nhỏ, giá hấp dẫn – tiềm năng sinh lời mới

Những năm gần đây, lượng khách trong và ngoài nước tăng không ngừng, du lịch Việt Nam đã có những bước nhảy vọt tốt. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng, khu du lịch, đường xá, sân bay được nâng cấp và mở rộng bài bản. Hiện nay, khách du lịch cũng ưa chuộng xu hướng du lịch trải nghiệm thiên nhiên hoang sơ, không gian thoải mái, đầy đủ tiện nghi. Nhiều chuyên gia cho biết, đối với hình thức căn hộ khách sạn thì xu hướng hiện nay là căn hộ có từ 1 – 2 phòng ngủ, diện tích từ nhỏ đến trung bình, khoảng 24m2 trở lên, tại các dự án có vị trí thuận lợi, tiềm năng du lịch, hạ tầng, tiện ích tốt.

Đặc tính nhà nhỏ dễ mua, dễ bán, dễ cho thuê, ít rủi ro. Thị trường luôn trông ngóng về các sản phẩm này vì tính thanh khoản tốt, vì vậy thời gian tới những căn hộ condotel nhỏ sẽ là sản phẩm được săn đón. Tính rủi ro thấp, hứa hẹn tỷ suất sinh lời ổn định - chính là những đặc điểm khiến các nhà đầu tư có thể yên tâm khi tham gia vào phân khúc BĐS này.

Tại các “thủ phủ” du lịch biển Việt Nam như Nha Trang, Đà Nẵng, Phú Quốc các chủ đầu tư có tiếng trong ngành như Vingroup, Empire Group, CEO Group cũng mạnh tay cho các dự án condotel tầm cỡ. Với những ưu thế nổi trội, làn sóng condotel đã nhanh chóng đến các miền đất hứa mới như Phú Yên, Bình Định, Bình Thuận, Ninh Thuận. Tại Phan Thiết – Bình Thuận song song với sự phát triển của đường cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết, dự án sân bay quốc tế, các chủ đầu tư đã nhanh chóng tìm kiếm địa thế mới, kéo dài bản đồ du lịch tại vịnh thiên đường về phía Đông Bắc. APEC Group đang tung ra thị trường một siêu phẩm condotel đầu tiên tại đây, nơi từng chỉ được biết đến là mảnh đất của những resort.

9

Apec Mandala Wyndham Mũi Né – dự áncondotelđầu tiên tại Bình Thuận.

Như vậy, dự đoán năm 2019 sẽ là năm khởi sắc của phân khúc condotel, đặc biệt thị trường tại các vùng đất mới, tạo tiền đề vươn ra du lịch khu vực và toàn cầu.

Ánh Dương

 

Năm 2019 là đúng chu kỳ 10 năm đã diễn ra suốt 5 thập kỷ qua. Vậy "lời nguyền chu kỳ" liệu có tái diễn và tác động như thế nào tới trường bất động sản Việt Nam ở nửa cuối những năm bản lề trong chu kỳ này?

6

Nói về "chu kỳ 10 năm", nhiều chuyên gia cho rằng, chu kỳ này sẽ khó lặp lại.

Trong 4 thập kỷ qua, cứ 10 năm một lần, nền kinh tế Việt Nam lại rơi vào "khủng hoảng". Thậm chí, một số chuyên gia từng chỉ ra rằng, những “năm số 9” là năm cực kỳ nhạy cảm và có vấn đề với nền kinh tế Việt Nam.

Ví dụ như: năm 1979 Việt Nam rơi vào khủng hoảng lớn, đình đốn sản xuất; Năm 1989 là năm đổ bể của hợp tác xã tín dụng, về cơ bản khủng hoảng tài chính; Năm 1999 sau cuộc khủng hoảng tài chính khu vực, Việt Nam rơi vào khủng hoảng đổ bể các ngân hàng thương mại, sau đó Chính phủ phải có kích cầu kinh tế; Năm 2009 rơi vào khủng hoảng kép khi diễn ra cùng với khủng hoảng toàn cầu.

 

Năm 2019 là đúng chu kỳ 10 năm đã diễn ra suốt 5 thập kỷ qua. Vậy "lời nguyền chu kỳ" liệu có tái diễn? Thị trường bất động sản Việt Nam sẽ như thế nào ở nửa cuối những năm bản lề của chu kỳ này?

Trả lời câu hỏi này, ông Nguyễn Hồng Sơn - Giám đốc bộ phận định giá & tư vấn tài chính Savills Hà Nội cho hay: "Đối với cá nhân tôi thì tôi không tin vào chu kỳ 10 năm, tôi cho rằng nếu trước đây chúng ta nói 10 năm thì cũng có thể đó là sự ngẫu nhiên. Còn trong ngày hôm nay thì tôi cho đó rằng sự điều tiết thị trường nó đã được thực hiện một cách khá là chủ động".

"Theo đó thì tôi không cho rằng có một điều gì đấy là quy luật ở đây. Hoàn toàn việc phát triển, tăng trưởng và suy thoái của thị trường nó là theo quy luật có sự điều tiết và quản lý của nhà nước", ông Sơn nói.

Dự báo về thị trường năm 2019, ông Sơn cho rằng, tăng trưởng kinh tế xã hội vẫn được duy trì ổn định ở mức cao sẽ ảnh hưởng đáng kể đến thị trường bất động sản. Bên cạnh đó, về thị trường tài chính, tín dụng trong năm 2019 vẫn được kiểm soát ở mức tương đối, có nghĩa là có kiểm soát ở trong mức hỗ trợ thị trường, chứ không phải ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường.

"Thị trường du lịch cũng phát triển với lượng khách du lịch nước ngoài tới dự kiến tăng trưởng cũng có thể đến 15%. Ngoài ra đầu tư nước ngoài vào Việt Nam - FDI cũng đang duy trì ở mức cao và những dự án đã đăng ký thì đang có tiến độ giải ngân một cách thực tế. Theo đó tôi cho rằng phân khúc bất động sản du lịch vẫn có tiềm năng tăng trưởng. Phân khúc khách sạn, nhà ở và văn phòng vẫn có tiềm năng để tăng trưởng và phát triển", ông Sơn dự báo.

Nói về "chu kỳ 10 năm", trước đó, nhiều chuyên gia cũng cho rằng, chu kỳ này sẽ khó lặp lại. Theo Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) Lê Hoàng Châu, việc thị trường bất động sản có “bong bóng” hay không còn phụ thuộc ở nhiều yếu tố như: kinh tế phát triển nóng; buông lỏng chính sách tín dụng; lệch pha cung cầu; gia tăng nhà đầu tư thứ cấp và đầu cơ; sự kiểm soát của Nhà nước.

Về đợt khủng hoảng thị trường bất động sản năm 2009, ông Châu phân tích, năm 2006 - 2007, tăng trưởng tín dụng của Việt Nam lên đến 37,8% là rất “nóng”. Trong khi đó, tăng trưởng tín dụng 2017 chỉ được 18,17%, chỉ bằng nửa của năm 2007.

"Hiện nay, do có sự nỗ lực của Ngân hàng Nhà nước nên không có chuyện buông lỏng tín dụng, không có chuyện ngân hàng cho vay dưới chuẩn nên dòng tiền hoàn toàn chịu kiểm soát. Cùng đó, nhà đầu tư thứ cấp và đầu cơ ở Việt Nam có dấu hiệu gia tăng nhưng chủ yếu là mua đi bán lại nên không đủ để tạo nên “bong bóng”, ông Châu cho biết.

 

Bà Nguyễn Hoài An - Giám đốc CBRE Hà Nội cũng cho rằng, chưa có cơ sở để khẳng định bất động sản đang có nguy cơ đối diện với khủng hoảng vào năm 2019 bởi các yếu tố vĩ mô đều đang rất tốt.

Tại một Hội nghị Bất động sản Quốc tế diễn ra hồi tháng 9 năm ngoái, ông Nguyễn Văn Sinh, Thứ trưởng Bộ Xây dựng nhận định, thị trường bất động sản đã bước những những giai đoạn phát triển nóng rồi trầm lắng, "đóng băng" và nay đã phục hồi và phát triển trở lại....

Cụ thể, giai đoạn 2006 – 2010, chuẩn cho vay lĩnh vực bất động sản hạ thấp, lượng tín dụng đổ vào thị trường nhà ở quá lớn dẫn đến thị trường lại phát triển nóng, giá cả tăng cao, đặc biệt là giá nhà ở, thị trường giai đoạn này chủ yếu là đầu cơ, mua đi bán lại để kiếm lời.

“Do lợi nhuận cao nên trong giai đoạn này có rất nhiều doanh nghiệp, các nhà đầu tư không chuyên nghiệp, không đủ năng lực về tài chính cũng tham gia vào thị trường, đầu tư không tuân thủ quy hoạch, không có kế hoạch, không có căn cứ vào nhu cầu thực của thị trường”, ông Sinh nêu.

Tuy nhiên, giai đoạn từ năm 2014 đến nay, thị trường phục hồi và phát triển sau thời gian trầm lắng kéo dài do ngay từ đầu năm 2013, Chính phủ đã xác định vấn đề cốt lõi để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản đang trầm lắng (2011-2013) là phải khắc phục được sự lệch pha cung – cầu, điều chỉnh cơ cấu hàng hóa hợp lý theo hướng phù hợp với nhu cầu thực và khả năng thanh toán của đại đa số người mua, trọng tâm là phải tập trung thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, hướng tới người nghèo, người thu nhập thấp.

"Trong trung và dài hạn, Việt Nam sẽ là một điểm đến hấp dẫn để đầu tư kinh doanh bất động sản, do nhu cầu về bất động sản như: nhà ở, hạ tầng khu công nghiệp, trung tâm thương mại, bất động sản nghỉ dưỡng... của Việt Nam vẫn còn rất lớn", ông Sinh cho hay.

Theo Dân Trí

(DNVN) - TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính-ngân hàng cho rằng, bất động sản nghỉ dưỡng và cao cấp là phân khúc mà nguồn cung ngày càng quá lớn trong khi lượng cầu có thể không đáp ứng được.

4

TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính-ngân hàng  
Lĩnh vực khá rủi ro, nguồn vốn cho vay sẽ hạn chế

TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, BĐS trong năm 2018 đã có sự phát triển và ổn định. Tuy nhiên, bước vào năm 2019, ông đưa ra cảnh báo có thể sẽ có bong bóng BĐS, đặc biệt liên quan đến đất nền xung quanh khu công nghiệp, phân khúc BĐS nghỉ dưỡng, cao cấp.

“Phân khúc BĐS nghỉ dưỡng và cao cấp là phân khúc mà có thể càng ngày nguồn cung càng lớn và lượng cầu không đáp ứng được. Điều này rất dễ xảy ra tình trạng bong bóng. Hiện tại cho thấy, đây là lĩnh vực khá rủi ro”, ông Hiếu nói.

Theo ông Hiếu, khung pháp lý quy định về lĩnh vực này chưa rõ ràng. Các nhà đầu tư hứa hẹn sẽ trả lãi 10-12% cho những nhà đầu tư thứ cấp, tuy nhiên, những cam kết đó rất dễ bị phá vỡ và phát sinh tranh chấp vì thực tế, có không ít vụ tranh tụng tại tòa đã diễn ra. Nhà đầu tư phải hết sức cẩn trọng trước bức tranh được vẽ lên để kêu gọi nhà đầu tư trong lĩnh vực BĐS nghỉ dưỡng và cao cấp.

Chính vì phân khúc tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro này, Ngân hàng Nhà nước sẽ áp dụng một số biện pháp, trong đó có quy định tỉ lệ vốn dùng ngắn hạn cho vay trung và dài hạn sẽ rút từ 45% hiện tại xuống 40%, có nghĩa nguồn vốn cho vay BĐS sẽ hạn chế lại, ông Hiếu nhận định.

Cần có con số cộng dồn để tránh bong bóng

 

Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, hệ số rủi ro của tín dụng kinh doanh BĐS vẫn ở mức 200% và con số này là quá cao khiến nhà đầu tư phải phân bố rất nhiều vốn tự và phải trả chi phí vay gấp đôi mức bình thường. Điều này làm hạn chế quy mô hoạt động của nhà đầu tư.

5

Cần có con số cộng dồn để tránh bong bóng trên lĩnh vực BĐS. Nguồn: Internet.
Nhà đầu tư dùng quá nhiều vốn tự có cho kinh doanh BĐS sẽ không còn vốn nữa để bù đắp tỉ lệ an toàn vốn cho lĩnh vực khác.
 

Theo cách tính của ông Hiếu, tỉ lệ cho vay BĐS nói chung (cả kinh doanh và tiêu dùng) tại Việt Nam đang lên tới khoảng 20% thay vì 8% từ thông tin của Ngân hàng Nhà nước.

“Nếu nhìn thấy 8% phản ánh tỉ lệ cho vay BĐS thì nhà đầu tư hoàn toàn yên tâm. Tuy nhiên, khi con số này lên tới 20% thì tác động xấu tới cả người tiêu dùng và nhà đầu tư trên lĩnh vực BĐS là rất lớn. Nếu không cộng dồn để thấy rõ thêm phần tín dụng tiêu dùng BĐS (mua nhà, xây nhà) để có con số thực thì nhà đầu tư sẽ không thể thấy nguy cơ bong bóng mà tránh”, ông Hiếu chia sẻ.

Đây cũng là lý do ông Hiếu đưa ra khuyến nghị Ngân hàng Nhà nước, bên cạnh tín dụng cho vay BĐS hiện ở mức rất thấp khoảng 8%, nên cộng thêm phần tín dụng tiêu dùng BĐS. Ngân hàng Nhà nước cần quan tâm tới vấn đề này khi tính tỉ lệ phần trăm cho vay.

Minh Hoa

(VnMedia) - Kinh tế Việt Nam năm 2019 dự kiến đối mặt với nhiều yếu tố bất định hơn từ môi trường kinh tế thế giới, đặc biệt là cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung sẽ tác động đến việc chuyển hướng xuất nhập khẩu hàng hóa…

 
Hiệp định tự do tạo kỳ vọng cho nhà đầu tư nước ngoài
 
Theo Báo cáo Tình hình triển khai Nghị quyết 01/NQ-CP và tình hình kinh tế - xã hội tháng 1 năm 2019 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, kinh tế trong nước chuyển biến tích cực, nền tảng vĩ mô được củng cố và môi trường kinh doanh được cải thiện trong những năm gần đây sẽ tiếp tục tạo động lực tăng trưởng trong năm 2019.
 
Theo đó, khu vực công nghiệp và xây dựng với nòng cốt là ngành công nghiệp chế biến chế tạo tiếp tục được kỳ vọng là động lực cho tăng trưởng. Tiêu dùng của dân cư sẽ là nhân tố chủ đạo đóng góp cho tăng trưởng kinh tế nhờ du lịch tăng mạnh, cầu tiêu dùng tiếp tục tăng khá.
 
Cũng theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, triển vọng hiệp định tự do Việt Nam – EU, hiệp định CPTPP tạo không gian mới và kỳ vọng cho nhà đầu tư nước ngoài. Hiệp định CPTPP đã chính thức có hiệu lực với Việt Nam từ ngày 14/01/2019. Đây là hiệp định được đánh giá là tiến xa nhất và toàn diện nhất ở thời điểm hiện nay, thể hiện bước tiến mới của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
3
Kinh tế Việt Nam năm 2019 dự kiến đối mặt với nhiều yếu tố bất định hơn từ môi trường kinh tế thế giới
 Ảnh minh họa
 
Với Hiệp định CPTPP, Việt Nam được kỳ vọng có cơ hội lớn để mở rộng xuất khẩu, đặc biệt nhờ tác động chuyển hướng thương mại và giúp Việt Nam đa dạng hóa thị trường xuất khẩu. Những mặt hàng như dệt may, da giày, đồ gỗ, thủy sản… của Việt Nam sẽ xuất khẩu được sang được các thị trường mới như Canada, Mexico, Peru với những lợi thế về ưu đãi thuế quan (cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu hoặc hưởng thuế suất 0% cho hàng hóaViệt Nam). 
 
Ngoài ra, Hiệp định CPTPP cũng như các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới khác còn tác động lớn tới nền kinh tế Việt Nam thông qua việc thúc đẩy cải cách thể chế, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn công của Nhà nước, từ đó tạo cơ chế thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển.
 
Bên cạnh đó, việc có quan hệ thương mại tự do (FTA) với các nước CPTPP sẽ giúp cơ cấu lại thị trường xuất nhập khẩu theo hướng cân bằng hơn, từ đó nâng cao tính độc lập tự chủ của nền kinh tế. Việt Nam cũng có cơ hội tham gia chuỗi cung ứng hình thành sau khi CPTPP có hiệu lực, là điều kiện quan trọng để nâng cao trình độ phát triển nền kinh tế, từ đó có thể tham gia vào các công đoạn sản xuất có giá trị gia tăng cao hơn.
 
Nhiều yếu tố bất định đối với kinh tế Việt Nam
 
Liên quan đến những thách thức, báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, kinh tế Việt Nam năm 2019 dự kiến đối mặt với nhiều yếu tố bất định hơn từ môi trường kinh tế thế giới, đặc biệt là cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung sẽ tác động đến việc chuyển hướng xuất nhập khẩu hàng hóa như: nguy cơ lẩn tránh xuất xứ hàng hóa của một số nước vào Việt Nam; thay đổi chuỗi cung ứng; thay đổi dòng vốn đầu tư.
 
Bên cạnh đó, một số thách thức nội tại của nền kinh tế như: trình độ công nghệ còn thấp, năng suất, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế tuy có chuyển biến nhưng chưa mạnh và chưa thực sự vững chắc; việc tham gia các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (như CPTPP, FTA với EU…) đòi hỏi yêu cầu cao hơn và phải thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế, cả về thuế quan, mở cửa thị trường, sở hữu trí tuệ… mà không còn được hưởng các ưu đãi đặc thù cho giai đoạn chuyển đổi như trước.
 
Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới (WB), việc tham gia CPTPP giúp Việt Nam cải thiện đáng kể cả về xuất khẩu và nhập khẩu, nhưng có thể gia tăng nhập siêu. Công cuộc hoàn thiện thể chế, cơ cấu lại nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tuy đã có bước chuyển mạnh mẽ, nhưng còn gặp rất nhiều thách thức lớn trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng hội nhập sâu rộng vào kinh tế quốc tế. Cuộc cách mạng khoa học 4.0 buộc các nước đang theo đuổi chiến lược phát triển kinh tế dựa vào xuất khẩu và nguồn vốn đầu tư nước ngoài như nước ta phải có những điều chỉnh trong chính sách phát triển kinh tế.
 
Cũng theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tháng 2 có đặc thù là tháng đón Tết âm lịch, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ, du lịch sẽ tăng cao. Mức tăng CPI tháng 1 là 2,56% so với cùng kỳ là mức tăng khá cao, do vậy sức ép lạm phát trong tháng 2 là khá lớn, cần có những giải pháp thận trọng trong điều hành giá cả những mặt hàng, dịch vụ do nhà nước quản lý.
 
Đồng thời, các cơ quan quản lý nhà nước cần tăng cường kiểm soát về vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, an toàn giao thông, nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa, lễ hội để vừa giữ gìn, đề cao các giá trị văn hóa truyền thống, vừa đảm bảo lành mạnh, tiết kiệm, an toàn, văn minh cho người dân. 
 
Minh Ngọc

Trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0), xây dựng đô thị thông minh (Smart city) là xu hướng được các thành phố trên thế giới triển khai để giải quyết những vấn đề của đô thị. Thời gian qua, một số dự án nghiên cứu, phát triển mô hình này ở Việt Nam đã thu được những kết quả bước đầu... Nhưng thực tế còn rất nhiều việc phải làm trong nghiên cứu, xây dựng các giải pháp phát triển Smart city phù hợp với từng thành phố cũng như tổng thể quốc gia.

25

Viettel áp dụng công nghệ vào vận hành khai thác mạng lưới hệ thống toàn cầu. Ảnh: Thanh Tùng

Các nguồn lực đã sẵn sàng

Dẫn chúng tôi đi thăm từng phòng nghiên cứu, phát triển các giải pháp có thể cung cấp về Smart city, Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty giải pháp doanh nghiệp Viettel (Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội) Võ Anh Tâm khẳng định, ý tưởng xây dựng một thành phố thông minh hoàn toàn do người Việt Nam làm chủ bây giờ đã khả thi, khi chúng ta có đầy đủ cơ sở hạ tầng kỹ thuật và nền tảng công nghệ để thực hiện. Ðến thời điểm hiện tại, Viettel hoàn toàn có thể cung cấp tất cả các giải pháp cần thiết để xây dựng Smart city cho từng địa phương.

Trước mặt chúng tôi là một màn hình điều hành, hiển thị thông tin về các vấn đề, sự cố có thể xảy ra trong thành phố, liên tục được truyền về trực tiếp trên hệ thống. Trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ tự động phân loại các vấn đề và gửi nội dung cần xử lý đến các đơn vị có trách nhiệm. Dừng lại trước hệ thống trung tâm giám sát điều hành giao thông và an ninh công cộng, Phó Tổng Giám đốc Võ Anh Tâm cho biết thêm, đây là giải pháp nhằm giám sát, xử lý giao thông, các phương tiện công cộng, tình hình an toàn trật tự tại các khu vực, thông qua hình ảnh. Hình ảnh được truyền về từ hàng nghìn ca-mê-ra chất lượng cao lắp đặt ở khắp thành phố. Các phương tiện khi di chuyển qua khu vực của ca-mê-ra sẽ được phân loại thành từng loại xe, biển số... Mỗi khi có sự cố, ngoài thông tin từ ca-mê-ra, hệ thống còn nhận thông tin từ lực lượng chức năng, thông tin từ người dân, các nền tảng mạng xã hội, không gian mạng... để phân tích hình ảnh và phân loại cảnh báo, đưa ra phương án xử lý. Thí dụ khi có một vụ tai nạn giao thông xảy ra, hệ thống có thể tự động nhận thông tin thông qua mạng xã hội, tin nhắn người dân báo, điện thoại, ca-mê-ra... sau đó sẽ tổng hợp thông tin và thông báo cho lực lượng chức năng liên quan gần nhất để có thể nhanh chóng đến hiện trường xử lý sự việc. Các hệ thống còn tích hợp nền tảng công nghệ vi-đê-ô call (gọi điện thoại có hình ảnh) để giúp trung tâm quản lý và đầu mối xử lý dễ dàng liên hệ với nhau... Hiện nay Viettel cũng đã xây dựng các giải pháp khác: giám sát hành chính công; giám sát môi trường; hồ sơ sức khỏe... qua đó sẽ khai thác đầy đủ hệ sinh thái giải pháp Smart city tổng thể.

Ðể hoàn toàn nắm bắt được công nghệ về Smart city, ngay từ những năm 2011, Viettel đã có định hướng đưa ứng dụng công nghệ thông tin và viễn thông vào mọi ngõ ngách của cuộc sống. Nhưng việc xây dựng các giải pháp cho Smart city, qua đó hình thành nên hệ sinh thái không đơn giản chỉ là việc áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý hành chính hay sản xuất như nhiều người vẫn lầm tưởng. Ðể có thể xây dựng Smart city tại Việt Nam còn phụ thuộc nhiều yếu tố, nhất là cần có sự đồng bộ, thống nhất của hệ thống quản lý chung, qua đó giữa các nền tảng có thể tương tác, trao đổi dữ liệu với nhau giúp nâng cao hiệu quả hoạt động tại các đô thị. Chính vì vậy, Viettel đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng khi thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, đề xuất khung kiến trúc tổng thể xây dựng Smart city ở Việt Nam với sáu trụ cột và 18 lĩnh vực chuyên ngành. Ðồng thời đã xây dựng giúp một số tỉnh, thành phố (Ðà Nẵng, Thừa Thiên - Huế, Phú Thọ...) kiến trúc tổng thể, kiến trúc chuyên ngành, vạch ra lộ trình để triển khai Smart city. Ðầu tháng 6-2018, Trung tâm điều hành Thành phố thông minh Huế chính thức ra mắt, được đưa vào hoạt động thí điểm; nhiều tỉnh, thành phố khác đã liên hệ Viettel để đề xuất phương án hợp tác. Nhiều doanh nghiệp, cơ quan chính phủ của một số nước trong khu vực cũng đến học hỏi kinh nghiệm xây dựng, phát triển mô hình này.

Sau Viettel, đã có các đơn vị như: FPT, VNPT và nhiều doanh nghiệp công nghệ khác tham gia triển khai Smart city. Ðây là tín hiệu đáng mừng bởi Smart city là lĩnh vực lớn, phức tạp, nhu cầu triển khai nhiều và còn mới tại Việt Nam, cho nên việc có nhiều nhà cung cấp cùng tham gia sẽ mang lại giải pháp tốt hơn. Nhưng theo các chuyên gia, việc nhiều đơn vị tham gia sẽ gặp khó khăn khi muốn tích hợp trên một nền tảng, do giữa các đơn vị có những sự khác biệt về công nghệ. Ðáng chú ý, hiện vẫn chưa có các tiêu chuẩn chung, quy hoạch tổng thể, khung kiến trúc để các đơn vị có thể triển khai Smart city. Ðể giải quyết vấn đề này, các doanh nghiệp cần chung tay hợp tác, đưa ra giải pháp phù hợp, giải quyết vấn đề cấp bách của đô thị, hướng đến mục tiêu cuối cùng là người dân sẽ được hưởng thụ các tiện ích tốt nhất của Smart city.

Không để lỡ thời cơ

Theo định nghĩa của Liên minh viễn thông quốc tế: “đô thị thông minh phát triển bền vững là đô thị sáng tạo, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông và các phương tiện khác để nâng cao chất lượng cuộc sống, hiệu quả của các dịch vụ, hoạt động đô thị, nâng cao tính cạnh tranh, đáp ứng được các yêu cầu về kinh tế, xã hội, môi trường và văn hóa của các thế hệ hiện tại và tương lai”. Việc chuyển đổi thành Smart city sẽ cho phép các cơ quan nhà nước thực hiện chức năng và cung cấp dịch vụ hiệu quả hơn, tác động tích cực đến tất cả lĩnh vực của cuộc sống. Tại các Smart city mới cũng sẽ thúc đẩy sự xuất hiện của những mô hình dịch vụ đô thị mới, áp dụng mô hình kinh doanh mới. Tuy nhiên tại Việt Nam, tùy theo nhu cầu, khả năng đầu tư, mỗi địa phương sẽ lựa chọn ra các lĩnh vực thông minh chuyên ngành để đưa vào kiến trúc tổng thể. Việc triển khai Smart city ở Việt Nam hoàn toàn khác với các đô thị trên thế giới, bởi họ đã có sẵn hạ tầng viễn thông, công nghệ hoàn thiện, đã hình thành được nhận thức số đối với cả chính quyền và người dân. Nếu các thành phố tại Việt Nam sử dụng nguyên mô hình và cách triển khai như ở nước ngoài để áp dụng thì sẽ khó thành công vì thiếu hạ tầng, nhận thức số của chính quyền, người dân và sự đồng bộ hệ thống.

Ðể xây dựng Smart city thành công ở Việt Nam cần sớm xây dựng khung pháp lý, các tiêu chuẩn và tiêu chí về hạ tầng, dữ liệu và thiết bị phục vụ thành phố thông minh mang tầm quốc gia để liên kết vùng miền. Ðồng thời thí điểm mô hình để nghiên cứu và nhân rộng; cơ chế giám sát bảo đảm việc xây dựng theo chuẩn quốc tế; kích thích hệ sinh thái khởi nghiệp, các công ty vừa và nhỏ tiếp cận thị trường cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin cho Chính phủ. Mặt khác, các địa phương cần xây dựng trung tâm dữ liệu và phát triển hệ sinh thái mở; bảo đảm hạ tầng mạng, đồng bộ liên kết được với vùng miền, quốc gia; thu hút nhân tài và đào tạo đội ngũ nhân sự trong nước tiếp cận công nghệ về Smart city và quốc tế.

Phó Tổng Giám đốc VNPT Huỳnh Quang Liêm cho rằng, có thể lựa chọn nhiều hướng tiếp cận khác nhau cho Smart city, nhưng vẫn phải xoay quanh năm mục tiêu chính, đó là: Tăng trưởng kinh tế cao và bền vững; Môi trường sống của người dân tốt hơn; Người dân có thể tham gia vào việc quản lý nhà nước và quản lý cuộc sống của chính mình; Người dân được phục vụ tốt hơn; Phát triển bền vững kinh tế, tài nguyên thiên nhiên và nhân lực. Bên cạnh việc tham chiếu đến chỉ tiêu đánh giá về Smart city của các tổ chức quốc tế, cần có sự xác định các chỉ tiêu đánh giá về đô thị thông minh riêng cho từng thành phố. Vì cách thức triển khai Smart city giữa các đô thị khác nhau, hiện trạng cũng như kỳ vọng đạt được của các đô thị cũng sẽ khác nhau. Do đó, chỉ tiêu đánh giá cho từng thành phố cũng cần phải được xây dựng dựa trên những điều này.

Theo ông Võ Anh Tâm, Chính phủ cần sớm ban hành khung kiến trúc chính phủ điện tử, thành phố thông minh phù hợp với xu hướng công nghệ thế giới và đặc thù Việt Nam. Từ đó chính quyền địa phương, thành phố, doanh nghiệp sẽ dễ dàng hoạch định, thiết kế, xây dựng và triển khai vận hành Smart city. Chính phủ và các địa phương cần ưu tiên các dự án Smart city, chuẩn bị nguồn vốn để đầu tư, triển khai ngay trong năm 2019. Các doanh nghiệp cũng cần coi Smart city không chỉ là sản phẩm để triển khai đem lại doanh thu, lợi nhuận mà đây là lĩnh vực phục vụ đất nước, phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam để có những nghiên cứu, đầu tư xứng đáng.

Xây dựng được Smart city, qua đó định hình năng lực, vị trí của Việt Nam trên bản đồ công nghệ của thế giới, không thể chỉ dựa vào sự quyết tâm của những đơn vị cung cấp các giải pháp, mà cần sự chung tay của Nhà nước, nhà khoa học, người dân, doanh nghiệp... cùng tháo gỡ những vướng mắc và có sự liên kết phối hợp chặt chẽ với nhau. Trong đó, Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc hoạch định chính sách, tạo những cơ chế hỗ trợ cho doanh nghiệp xây dựng, phát triển Smart city. Ðây cũng là hướng để Việt Nam có thể bắt kịp chuyến tàu CMCN 4.0.

Nhật Minh

Đối tác chiến lược