Thông cáo báo chí

Đinh Hồng Bảo Phương

Đinh Hồng Bảo Phương

Đà Nẵng vừa được phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể đến 2020 và tầm nhìn đến 2030, là một trong những trung tâm kinh tế - xã hội lớn của cả nước và Đông Nam Á.Mục tiêu tăng trưởng kinh tế của thành phố ở mức 12%/năm trong giai đoạn này.Ngoài ra, thành phố sẽ đầu tư 4 trọng tâm du lịch, trong đó vịnh Đà Nẵng được đầu tư thành đô thị biển.

Thủ tướng vừa phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội đến 2020, tầm nhìn đến 2030 của Đà Nẵng. Theo đó, Đà Nẵng sẽ là một trong những trung tâm kinh tế - xã hội lớn của cả nước và Đông Nam Á. Thành phố cũng được định hướng trở thành trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, công nghiệp công nghệ cao và là nơi đáng sống.

Định hướng Đà Nẵng mạnh về cảng biển, hàng không gắn với logistics - Ảnh 1.

Đà Nẵng vừa được phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể đến 2020 và tầm nhìn đến 2030, là một trong những trung tâm kinh tế - xã hội lớn của các nước và Đông Nam Á. Ảnh:TN.

Quy hoạch cũng định hướng phát triển cho từng ngành, đáng chú ý là dịch vụ. Thành phố sẽ phát triển dịch vụ du lịch gắn với bất động sản nghỉ dưỡng. Trong đó, vịnh Đà Nẵng được đầu tư thành "đô thị biển" mang tính chất độc đáo, tạo nên điểm nhấn về kiến trúc và dịch vụ. Thêm nữa, thành phố sẽ phát triển cảng biển, hàng không gắn với dịch vụ logistics. Các nhóm sản phẩm du lịch chính mà thành phố hướng đến là du lịch biển với mô hình nghỉ dưỡng đa dạng. Ngoài ra, du lịch kết hợp tổ chức sự kiện, hội thảo (MICE) và dịch vụ vui chơi giải trí có hoạt động cá cược cũng được thành phố hướng đến. Mục tiêu tăng trưởng kinh tế của thành phố là 12%/năm. Ngành dịch vụ chiếm khoảng 68% và công nghiệp xây dựng chiếm 32% trong cơ cấu kinh tế của thành phố. Tỷ lệ việc làm tăng thêm dao động 5-5,5%/năm và lao động qua đào tạo đạt trên 70% vào 2030.

Cùng với đó, thành phố sẽ đầu tư 4 trọng tâm du lịch, trước tiên Sơn Trà thành khu du lịch sinh thái cao cấp, gắn kết du lịch với bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học. Tiếp nữa, vịnh Đà Nẵng sẽ được đầu tư thành "đô thị biển" mang tính chất độc đáo, tạo nên điểm nhấn về kiến trúc và dịch vụ. Khu trung tâm thành phố (downtown), phố mua sắm và nhà hàng truyền thống. Cuối cùng là các dự án vui chơi, giải trí, điểm du lịch ngoại vi và liên kết vùng.

Về định hướng thu hút đầu tư, thành phố ưu tiên thu hút và khuyến khích các dòng vốn đầu tư, đặc biệt là dòng vốn FDI từ các tập đoàn xuyên quốc gia, đa quốc gia thuộc top 500 của thế giới. Các dự án ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ cao trong sản xuất kinh doanh cũng được thành phố khuyến khích thu hút đầu tư.

Theo CafeF

Vượt ra ngoài những cải tiến đối với hệ sinh thái các thiết bị của chúng ta - tốc độ nhanh hơn và ổn định hơn - các nhà nghiên cứu tin rằng 5G có thể đóng vai trò là cơ sở cho các nghành công nghiệp và các thành phố được kết nối toàn bộ.

Những điều cần biết về tác động tích cực của 5G lên nền kinh tế: các ngành công nghiệp hưởng lợi, hàng triệu việc làm mới được tạo ra

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Chúng ta đang trên đỉnh một cuộc cách mạng 5G.

Trong khi 4G đã mang đến cho chúng ta tốc độ mạng vừa đủ cho các ứng dụng trực tuyến và việc phát trực tiếp trên thiết bị di động, thì 5G lại là một bước tiến vĩ đại. Vượt ra ngoài những cải tiến đối với hệ sinh thái các thiết bị của chúng ta - tốc độ nhanh hơn và ổn định hơn - các nhà nghiên cứu tin rằng 5G có thể đóng vai trò là cơ sở cho các nghành công nghiệp và các thành phố được kết nối toàn bộ.

Thay đổi không xảy ra sau một đêm, và để chúng ta có thể trải nghiệm tiềm năng thực sự của 5G, chúng ta sẽ cần phải kiên nhẫn.

Các ngành công nghiệp được hỗ trợ 5G

Mạng 5G được dự kiến sẽ tạo ra 13,2 nghìn tỉ đô la trong hoạt động bán hàng trên toàn cầu vào năm 2035. Để làm điều này dễ hiểu hơn, dưới đây là 5 nghành công nghiệp hưởng lợi nhiều nhất.

Những điều cần biết về tác động tích cực của 5G lên nền kinh tế: các ngành công nghiệp hưởng lợi, hàng triệu việc làm mới được tạo ra - Ảnh 1.

Hãy tập trung vào nghành sản xuất, một ngành công nghiệp được dự kiến sẽ đạt doanh thu khổng lồ 4,6 nghìn tỉ đô la trong doanh thu bán hàng có sự hỗ trợ của 5G.

Các nhà nghiên cứu dự đoán rằng công nghệ này sẽ tạo điều kiện thành lập "các nhà máy thông minh" đầu tiên trên thế giới. Những nhà máy như thế sẽ tận dụng tốc độ nhanh hơn và độ tin cậy cao hơn của mạng 5G để loại bỏ đi các kết nối cáp, cải tiến các quy trình tự động, và quan trọng nhất là thu thập nhiều dữ liệu hơn.

Tuy nhiên, robot sẽ không phải thứ duy nhất được hưởng lợi. Mặc dù các nhà máy ngày này có thể được trang bị máy móc, con người vẫn được yêu cầu phải có mặt để xử lí sự cố khi có vấn đề phát sinh. Một vài quy trình cũng có thể quá phức tạp để được tự động hóa một cách hiệu quả, do đó đòi hỏi hành động của con người.

Với độ trễ thấp hơn (thời gian trì hoãn ngắn hơn), các thiết bị thực tế ảo và thực tế tăng cường có thể trở nên đủ tin cậy để sử dụng trong công việc cần độ chính xác cao. Sự phát triển thú vị này có tiềm năng lớn trong việc tăng năng suất của công nhân, cũng như là cho phép họ làm việc nhịp nhàng hơn với robot.

Trong thực tế, những công nghệ như thế này đã được sử dụng trên các công xưởng.

Dẫn đầu cuộc đua

Việc phát triển mạng 5G và áp dụng chúng vào nhiều ngành công nghiệp của nền kinh tế toàn cầu là một nhiệm vụ lớn, và hiện có 7 nước đang đầu tư vào hạ tầng 5G - chiếm khoảng 79% trong tổng số đầu tư liên quan tới 5G trên toàn thế giới.

Dưới đây là xếp hạng dự kiến của các quốc gia đó vào năm 2035.

Những điều cần biết về tác động tích cực của 5G lên nền kinh tế: các ngành công nghiệp hưởng lợi, hàng triệu việc làm mới được tạo ra - Ảnh 2.

Ngẫu nhiên, 7 quốc gia này cũng là một trong những nền kinh tế sáng tạo nhất trên thế giới.

Hãy cùng xem xét kỹ hơn hai người chơi lớn nhất trong sự phát triển 5G.

Hoa Kỳ

Không có gì đáng ngạc nhiên khi thấy Hoa Kỳ đứng đầu về đầu tư 5G, mặc dù có vẻ như đất nước này đang ở một vị trí đặt biệt. Trung Quốc đang theo sát Hoa Kỳ về đầu tư, và thậm chí còn được dự báo sẽ vượt qua Hoa Kỳ giá trị đầu và số lượng việc làm được tạo ra nhờ 5G.

Gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Huawei rất có thể là một nhân tố đứng đằng sau những con số này. Tập đoàn mà Mỹ không có đối thủ trực tiếp hiện đang là nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới.

Những phát triển như thế đã hình thành nên sự đồng thuận rằng Trung Quốc đang trên đà chiến thắng cuộc đua 5G, nhưng việc đưa Mỹ xuống vị trí thứ hai có thể là một sai lầm. Với các trung tâm công nghệ nổi tiếng như Thung lũng Silicon, Hoa Kỳ vẫn dẫn đầu phần còn lại của thế giới về hoạt động sáng chế và mật độ các công ty công nghệ cao.

Một phần trong những điều khiến 5G trở nên đặc biệt là tiềm năng được sử dụng trên nhiều ứng dụng khác nhau bao gồm xe tự hành và việc sản xuất. Có lẽ nó ở đây – nơi các công ty công nghệ Mỹ có thể sử dụng khả năng sáng tạo và chuyên môn phần mềm của họ để tạo ra lợi thế.

Trung Quốc

Việc trở thành nhà sản xuất lớn nhất thế giới có nghĩa là Trung Quốc đang có một vị trí đắc địa để tận dụng sức mạnh của mạng 5G. Với gần 11 triệu việc làm được tạo ra bởi 5G và hơn 1,3 nghìn tỉ đô sản lượng tính đến năm 2035, những ước tính của Trung Quốc có quy mô lớn hơn so với các quốc gia khác trong danh sách này.

Một lý do tại sao Trung Quốc lại là một nơi tiết kiệm chi phí nhất để tạo ra mọi thứ chính là mạng lưới các nhà cung cấp, nhà sản xuất, và nhà phân phối được thiết lập cực kỳ tốt. Cả ba đều có thể áp dụng mạng 5G để cải thiện tốc độ và hiệu quả.

Trung Quốc cũng không hề bị coi thường khi nói về sáng tạo. Về mặt hoạt động sáng chế, Trung Quốc đứng thứ hai trên thế giới. Thâm Quyến, từng là một làng chài nhỏ, nay đã trở thành câu trả lời của Trung Quốc cho Thung lũng Silicon và là quê hương của những gã khổng lồ viễn thông như Huawei và ZTE Corporation.

Tuy nhiên, Trung Quốc phải đối mặt với những trở ngại nghiêm trọng khi họ tìm cách cung cấp cho phần còn lại của thế giới các thiết bị 5G. Huawei là đối tượng của lệnh trừng phạt Hoa Kỳ đối với các cáo buộc về thỏa thuận của họ với Iran. Sự hoài nghi hơn nữa xuất phát từ cơ cấu sở hữu đáng ngờ của công ty, việc phụ thuộc vào trợ cấp của nhà nước và việc tuyên bố gián điệp

Bất kể thiệt hại mà những tranh cãi có thể gây ra, Trung Quốc cho thấy họ sẽ không có dấu hiệu chậm lại. Đất nước này đã có cơ hội "khoe khoang" với mạng lưới người tiêu dùng 5G lớn nhất thế giới, và thậm chí tuyên bố đã bắt đầu nghiên cứu 6G.

Theo CafeF

Mặc dù hoạt động thương mại tại khu vực biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc qua các cửa khẩu biên giới đã và đang dần khôi phục nhưng năng lực thông quan tại các cửa khẩu vẫn còn hạn chế.

 Hơn 24.000 xe hàng xuất nhập khẩu trong hơn 1 tháng, giao thương Việt Nam – Trung Quốc dần khôi phục
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
 

Theo đánh giá của Bộ Công Thương, đến nay, hoạt động thương mại tại khu vực biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc qua các cửa khẩu biên giới đã và đang dần khôi phục.

Theo số liệu thống kê của Sở Công Thương các tỉnh biên giới phía Bắc, từ ngày 05/02/2020 đến hết ngày 19/3/2020, lượng xuất khẩu hàng hóa các loại qua 6 tỉnh biên giới phía Bắc là 24.345 xe, trong đó Lạng Sơn là 10.860 xe; Lào Cai là 10.665 xe; Quảng Ninh là 1.482 xe; Hà Giang là 956 xe; Lai Châu là 310 xe; Cao Bằng là 72 xe; lượng nhập khẩu hàng hóa các loại là 23.265 xe, trong đó Lạng Sơn là 12.589 xe; Lào Cai là 6.770 xe; Quảng Ninh là 3.882 xe, Cao Bằng là 16 xe, Lai Châu là 8 xe.

Tuy nhiên, năng lực thông quan tại các cửa khẩu vẫn còn hạn chế (như tại cửa khẩu Tân Thanh, trung bình mỗi ngày chỉ xuất khẩu được từ 130 - 150 xe, trong đó sang tải hàng hóa chỉ đạt 50%, số còn lại phải tồn lại tại khu vực cửa khẩu biên giới phía Pò Chài - Trung Quốc), nhân lực tham gia vào quá trình xuất nhập khẩu, vận chuyển, giao nhận, bốc xếp, sang tải hàng hóa tại khu vực cửa khẩu của cả phía Việt Nam và phía Trung Quốc vẫn còn thiếu.

Hàng hóa mặc dù có thể được làm thủ tục thông quan xuất nhập khẩu, nhưng tiến độ sẽ chậm hơn nhiều so với thời gian trước do bắt buộc phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19, đặc biệt khi hiện nay phía Trung Quốc đang tăng cường công tác kiểm soát đối với người và phương tiện vận tải của Việt Nam khi diễn biến tình hình dịch bệnh của ta đang bước vào giai đoạn phức tạp hơn.

Trong khi đó, lưu lượng xe và hàng hóa xuất khẩu từ các tỉnh, thành phố đưa lên khu vực cửa khẩu biên giới phía Bắc ngày càng nhiều, bắt đầu đã dẫn đến tình trạng ùn ứ.

Tính đến hết ngày 19/3/2020, trên toàn tuyến biên giới phía Bắc đang tồn khoảng 1.141 xe, trong đó riêng tỉnh Lạng Sơn đã là 1.068 xe, chủ yếu là thanh long, dưa hấu, chuối, xoài, mít.

Trước tình hình đó, ngày 20/3, Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương đã có công văn hỏa tốc gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hiệp hội doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics, các Hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Trung Quốc, theo đó thông tin về diễn biến tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa tại các tỉnh biên giới phía Bắc, đồng thời đề nghị thực hiện một số khuyến nghị.

Cụ thể, triển khai thực hiện hoạt động xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc theo hình thức chính ngạch, triển khai tốt các quy định về truy xuất nguồn gốc, kê khai vùng trồng, cơ sở đóng gói cũng như các yêu cầu liên quan để nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng quy định, tiêu chuẩn đã thỏa thuận với Trung Quốc nhằm tận dụng tốt cơ hội thị trường khi phía Trung Quốc phục hồi nhu cầu sản xuất và tiêu dùng khi đã kiểm soát tốt dịch bệnh;

Bên cạnh đó, tiếp tục khuyến khích, kêu gọi các doanh nghiệp dịch vụ logistics (đặc biệt là các doanh nghiệp có kho lạnh) hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh nông, thủy sản và trái cây thông qua việc ưu tiên bảo quản các loại trái cây đã chính vụ thu hoạch đang chờ xuất khẩu; và trong khả năng của mình, giảm chi phí lưu kho, lưu bãi, giảm phí vận chuyển, bốc xếp hàng hóa.

Theo CafeF

Trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra mạnh mẽ hiện nay, các quốc gia trên thế giới đã và đang triển khai nhiều chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng và tiếp cận với sản xuất thông minh. Mặc dù cách thức tiến hành và mức độ chuyển đổi khác nhau, nhưng các hoạt động này đã và đang là giải pháp chiến lược khả thi và hiệu quả để đạt được sự tăng trưởng kinh tế của các nước. Đây là những kinh nghiệm thiết thực cho Việt Nam trên con đường đi tìm giải pháp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Kết quả hình ảnh cho nâng cao năng suất,, chất lượng sản phâm CMCN 4.0

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Trên thế giới, các nước phát triển cũng như đang phát triển đều có những nỗ lực để cải tiến và tăng trưởng năng suất chất lượng và hướng tới tiếp cận với nền sản xuất thông minh. Các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Malaysia... đã và đang triển khai các chương trình năng suất quốc gia như một giải pháp chiến lược để đạt được mức tăng trưởng kinh tế vượt bậc.

Tại Nhật Bản: Phong trào năng suất Nhật Bản bắt đầu được triển khai từ năm 1955, theo hướng nâng cao năng suất trí tuệ, năng suất xã hội và năng suất môi trường; phát triển năng suất tổng hợp nhằm “tạo ra một xã hội với sự tin cậy và sức mạnh”.

Tại Singapore: Mục tiêu trọng yếu của Chương trình năng suất Singapore đặt ra là chuyển đổi sang nền kinh tế trí thức. Môi trường mới này đã yêu cầu chuyển đổi từ sự phát triển dựa vào các yếu tố đầu vào thành sự phát triển dựa vào đổi mới và từ sự hạn chế về tài nguyên thành sự giàu có về trí thức.

Tại Malaysia: Phong trào năng suất chất lượng của nước này được bắt đầu từ năm 1981 khi Chính phủ Malaysia đưa ra chính sách “Nhìn về châu Á”. Chính phủ Malaysia đã triển khai chiến dịch nâng cao năng suất lần thứ 3 nhằm nâng cao khả năng phục hồi của nền kinh tế và sức cạnh tranh quốc gia. Chương trình đổi mới và hỗ trợ doanh nghiệp với nhiệm vụ trọng tâm là truyền bá tinh thần đổi mới trong các doanh nghiệp; nâng cao năng lực và ứng dụng các phương pháp thực hành tốt nhất.

Trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra mạnh mẽ hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới đã dành sự quan tâm đến vào vấn đề năng suất quốc gia thông qua xây dựng và phát triển được các kế hoạch tổng thể năng suất quốc gia phù hợp với xu hướng quốc tế và bối cảnh đất nước.

Điển hình như: Hàn Quốc và Đài Loan đã xây dựng được một kế hoạch năng suất dựa trên nền tảng công nghệ 4.0. Thái Lan cũng đang xây dựng Chiến lược năng suất dự trên nền tảng đổi mới sáng tạo. Malaysia chú trọng Chiến lược năng suất hướng tới các mô hình quản lý tinh gọn trong tất cả các lĩnh vực…

Bên cạnh việc xây dựng Chiến lược, kế hoạch tổng thể năng suất quốc gia, các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp được triển khai mạnh mẽ. Cụ thể như: Hàn Quốc thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý sản xuất , đánh giá thực trạng và tư vấn các áp dụng sản xuất thông minh; đào tạo nhân lực cho ngành in 3D, tổ chức giải thưởng năng suất.

Trong khi đó, Đài Loan tập trung cao độ cho các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận, thực hiện mô hình sản xuất thông minh như: hỗ trợ về đào tạo, huấn luyện thực hành theo các cấp độ của sản xuất thông minh; hướng dẫn áp dụng các hệ thống điều hành sản xuất, hệ thống hoạch định nguồn lực công nghệ AT...

Theo Tạp Chí Tài Chính

Ngành gỗ Việt Nam được dự báo sẽ có thêm cơ hội để phát triển thương hiệu và gia tăng giá trị xuất khẩu trong thời gian tới.

Trước những tín hiệu tốt tại các thị trường lớn như Mỹ, EU... ngành gỗ Việt Nam được dự báo sẽ có thêm cơ hội để phát triển thương hiệu và gia tăng giá trị xuất khẩu trong thời gian tới.

Tăng sức mua từ Mỹ, EU

Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT): Lũy kế xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ 2 tháng đầu năm 2020 đạt 1,53 tỷ USD, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm 2019.

Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc duy trì là 4 thị trường nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam trong tháng 1/2020 với 81,6% tổng giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ.

Dự báo, trong thời gian tới ngành gỗ sẽ có thêm cơ hội để phát triển thương hiệu và giá trị của mình trước những tín hiệu tốt của thị trường.

Cụ thể, tại thị trường Mỹ, dự báo nhu cầu đồ gỗ nội ngoài thất của Mỹ tăng trường trong năm 2020 nhờ sự phục hồi của thị trường nhà đất. Thị trường nhà ở tại Mỹ đến cuối năm 2019 đạt mức cao nhất trong vòng 13 năm trở lại đây. Đây là dấu hiệu tốt cho các nhà xuất khẩu nội ngoại thất của Việt Nam.

Ngoài ra, gần đây, Nghiệp đoàn người sản xuất gỗ xẻ Mỹ đã đệ đơn lên Cục thương mại và Ủy ban thương mại quốc tế Mỹ về việc chống bán phá giá và áp thuế tự vệ đối với sản phẩm khung gỗ từ Brazil và Trung Quốc. Những rắc rối về thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, Brazil cũng sẽ tạo nhiều cơ hội cạnh tranh cho các nhà xuất khẩu của Việt Nam.

Tại thị trường EU, trong khi xuất khẩu đồ gỗ nội ngoại thất của khối này suy giảm thì nhập khẩu nhóm sản phẩm này bắt đầu tăng trong năm 2019. Tuy vậy, theo Tổ chức gỗ nhiệt đới quốc tế (ITTO), căng thẳng thương mại Mỹ - Trung đã khiến các nhà xuất khẩu Trung Quốc tìm kiếm và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu của họ và thị trường EU là đích đến mới.

"Dẫn dắt xu hướng tăng nhập khẩu đồ gỗ có nguồn gốc gỗ nhiệt đới là sự thâm nhập thị trường EU của các nhà xuất khẩu lớn đến từ Việt Nam, Ấn Độ và gần đây nhất là Indonesia. Như vậy, cạnh tranh của các sản phẩm gỗ Việt Nam với các sản phẩm gỗ từ Trung Quốc trên thị trường EU sẽ mạnh hơn", Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản nhận định.

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: QH

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Cần đầu tư cho giá trị gia tăng

Theo Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT), năm 2020 ngành gỗ Việt còn khá nhiều cơ hội thúc đẩy xuất khẩu, nhất là khi FTA Việt Nam-EU dự kiến có hiệu lực ngay tháng 7/2020. Hiện nay, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ nội thất của Việt Nam mới chiếm khoảng 6% trong 150 tỷ USD thương mại đồ gỗ nội thất toàn cầu. Các doanh nghiệp có cơ hội mở rộng, phát triển thị phần xuất khẩu.

Dù vậy, Tổng cục Lâm nghiệp cũng nhìn nhận, toàn ngành cũng phải đối diện không ít thách thức, điển hình là nguy cơ các doanh nghiệp bị kiện chống bán phá giá, trợ cấp ngày càng gia tăng.

Bên cạnh đó, DN tại một số địa phương như Đồng Nai, Bình Dương gặp khó khăn trong việc tuyển dụng lao động có tay nghề cao, tìm kiếm mặt bằng xây dựng nhà xưởng mở rộng sản xuất do phải cạnh tranh với các ngành công nghiệp khác. Ngoài ra, yếu tố quan trọng khác là ngành công nghiệp phụ trợ chưa phát triển, chủ yếu phải nhập khẩu, chi phí cao nên giá thành sản phẩm thiếu cạnh tranh…

Thời gian qua, nhằm tận dụng cơ hội tăng cường xuất khẩu gỗ của Việt Nam cũng như bảo vệ ngành công nghiệp chế biến gỗ trong nước, Việt Nam đã triển khai rất nhiều các biện pháp. Điển hình có thể kể đến như Việt Nam đã xây dựng bộ tiêu chuẩn FSC Quốc gia cho quản lý rừng hay tạm ngừng kinh doanh chuyển khẩu, kinh doanh tạm nhập gỗ dán vào Việt Nam để tái xuất sang Mỹ.

Đại diện Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản cho rằng, để tận dụng tối đa lợi thế và nắm bắt cơ hội mở ra sắp tới, các doanh nghiệp cần sẵn sàng đầu tư cho những giá trị gia tăng như thiết kế và thương hiệu. Đây là cách để ngành gỗ Việt Nam nâng tầm sản phẩm xuất khẩu của mình.

Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần tích cực đẩy mạnh hoàn thiện và ban hành hồ sơ, tài liệu để vận hành hệ thống Chứng chỉ rừng Việt Nam bảo đảm đúng quy định và phù hợp thông lệ quốc tế.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn yêu cầu, năm 2020 toàn ngành cần tập trung giải quyết thị trường gắn với việc quản lý sản xuất theo chuỗi, nâng cao chất lượng giống thâm canh để chuyển gỗ rừng trồng gỗ nhỏ sang gỗ lớn phục vụ chế biến trong nước cũng như xuất khẩu...

Nguồn: Báo Hải Quan

Thị trường thương mại điện tử Việt Nam được dự báo chạm mức 399,5 ngàn tỷ đồng vào năm 2023.

 

Ảnh: The Business Times

Thị trường thương mại điện tử Việt Nam được dự báo chạm mức 399,5 ngàn tỷ đồng (tương đương 17,3 tỷ USD) vào năm 2023, tăng từ mức 9,4 tỷ USD trong năm 2019,  theo GlobalData.

Dựa trên con số dự báo, thị trường thương mại điện tử Việt Nam tăng trưởng kép 16,3%.

GlobalData còn phát hiện ra thị trường thương mại điện tử Việt Nam đã tăng gấp đôi trong vòng 5 năm qua, trong đó tổng chi tiêu trực tuyến tăng từ 90,1 ngàn tỷ đồng (tương đương 3,9 tỷ USD) trong năm 2015 lên 218,3 ngàn tỷ đồng (tương đương 9,4 tỷ USD) trong năm 2019.

Ông Nikhil Reddy, nhà phân tích mảng ngân hàng và thanh toán tại GlobalData, cho biết: “Mặc dù các công cụ thanh toán truyền thống như tiền mặt, thẻ và chuyển khoản ngân hàng được sử dụng rộng rãi cho các khoản mua sắm thương mại điện tử, nhưng người tiêu dùng ngày càng thích các phương tiện thanh toán thay thế. Nhu cầu sử dụng các phương tiện thanh toán nhanh hơn và thuận tiện hơn ngày càng tăng, nhất là từ giới trẻ thuộc thế hệ millennials đam mê công nghệ”.

Theo Cuộc khảo sát Ngân hàng và Thanh toán năm 2019 của GlobalData, tiền mặt vẫn là phương tiện thanh toán ưa chuộng nhất (35,6%) cho các mua sắm thương mại điện tử tại Việt Nam. Các giải pháp thanh toán thay thế dần dần tăng và chiếm 15,5%. MoMo đang là giải pháp thanh toán thay thế được ưa chuộng nhất ở Việt Nam, kế đến là PayPal.

Trong khi đó, các công ty toàn cầu đang đầu tư vào các công ty thương mại điện tử Việt Nam với mong muốn tận dụng đà tăng trưởng mạnh của lĩnh vực này.

Trong năm 2018, Tiki nhận 5,3 triệu USD và 44 triệu USD tương ứng từ tập đoàn VNG và nhà đầu tư Trung Quốc JD.com. Cùng năm đó, Sendo cũng nhận được 51 triệu USD từ SBI Group (công ty dịch vụ tài chính ở Nhật Bản) và các nhà đầu tư khác.

Hơn nữa, gã khổng lồ thương mại điện tử Trung Quốc Alibaba đầu tư 2 tỷ USD vào Lazada – một trong những công ty thương mại điện tử hàng đầu tại Việt Nam.

Theo Nhịp Cầu Đầu Tư

Trước tốc độ đô thị hóa vượt bậc và nhu cầu kết nối giao thông mạnh mẽ của khu Nam và khu Bắc, TP. Hồ Chí Minh đang đẩy mạnh đầu tư xây dựng trục xuyên tâm Bắc - Nam.

 Bất động sản TP. Hồ Chí Minh tăng

Đường Nguyễn Hữu Thọ là tuyến đường huyết mạch kết nối khu Nam với trung tâm TP. Hồ Chí Minh, có chiều dài 4km nằm trên trục Bắc - Nam, sắp tới sẽ được mở rộng lên 6 - 8 làn xe để đáp ứng nhu cầu phát triển các khu đô thị dọc tuyến.

Tiến trình này đang giúp hình thành nhiều khu đô thị sầm uất và xác lập mặt bằng giá mới cho bất động sản dọc trục.

Xuyên tâm thành phố

Thống kê cho thấy mật độ dân cư khu vực phía Nam đang gia tăng hàng chục lần so với 10 năm trước, bởi các khu đô thị ở Q.7 và Nhà Bè phát triển rất nhanh, nhất là Khu đô thị - cảng Hiệp Phước.

Hiện nay, khu Nam kết nối với trung tâm thành phố chủ yếu bằng các cầu Tân Thuận, Kênh Tẻ, Khánh Hội có lộ giới còn hạn chế, chưa tương xứng với lưu lượng giao thông khu vực.

Trước tốc độ đô thị hóa nhanh chóng của khu Nam và yêu cầu bứt phá của khu Bắc, Tây Bắc, TP. Hồ Chí Minh đã quy hoạch trục Bắc - Nam với chủ trương nâng cấp, mở rộng một số tuyến đường huyết mạch nhằm giảm bớt áp lực giao thông, tăng cường giao thương và làm bệ phóng phát triển kinh tế.

Trục Bắc - Nam có chiều dài 34km từ nút giao An Sương đến Vành đai 4 (Nhà Bè) theo quy hoạch trong quyết định 568/2013 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Theo lộ trình, trục Bắc - Nam sẽ nối liền các khu đô thị phía Bắc ở Q.12, Hóc Môn, Củ Chi về cụm cảng Hiệp Phước, cụm khu công nghiệp Long Hậu, cảng Long An,...

Đồng thời, trục đường này cũng mở lối cho khu Nam kết nối vào cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Mộc Bài (Tây Ninh) đi thẳng sang Campuchia, thuận tiện cho xuất khẩu thông thương.

Mới đây, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP. Hồ Chí Minh cho biết sẽ gấp rút triển khai dự án nút giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ trong quý I/2020.

Những hạng mục quan trọng khác để nối thông trục là cầu Kênh Tẻ 2, cầu Nguyễn Khoái cũng đang được đẩy nhanh tiến độ.

Ngoài yếu tố vị trí cửa ngõ có khả năng kết nối giao thông thuận lợi, hạ tầng phát triển là tiền đề quan trọng khiến khu Nam và khu Bắc đổi thay thần tốc.

Giá đất tăng phi mã

Việc triển khai các trục xuyên tâm được xem là thời cơ lớn cho bất động sản. Minh chứng là câu chuyện sốt đất trên trục Đông - Tây sau thời điểm thông xe toàn tuyến vào cuối năm 2011.

Trên đường Mai Chí Thọ trước khi thông xe giá đất từ 20 - 30 triệu đồng/m2, sau đó gia tăng liên tục và hiện nay lên đến 300 - 400 triệu đồng/m2.

Không riêng đó, khu Đông trong nhiều năm trở lại đây liên tục phát triển với hàng loạt dự án quy mô lớn của các chủ đầu tư uy tín trong và ngoài nước.

Lại nói về trục Bắc - Nam, lộ trình thông xe trục Bắc - Nam đang góp phần không nhỏ trong phát triển kinh tế - xã hội cho các khu Nam, khu Bắc và vùng phụ cận.

Đơn cử tại khu Bắc, mới đây vừa đón nhận thông tin phê duyệt quy hoạch khu đô thị Tây Bắc quy mô lên đến 6.000 ha theo QĐ 351/QĐ-UBND TP. Hồ Chí Minh. Mặt khác, giá bất động sản tại đây cũng liên tục tăng mạnh.

Theo ghi nhận, đất thổ cư, dự án các phường Thạnh Lộc, Thạnh Xuân, An Phú Đông, Tân Thới Hiệp, Hiệp Thành… (Q.12) đều tăng 60 - 100% so với năm 2017.

Song song đó, tại khu Nam, tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng với thông tin Nhà Bè sắp lên huyện và làn sóng giãn dân về các đô thị vệ tinh.

Đón đầu làn sóng này phải kể đến Cần Giuộc, nằm liền kề TP. Hồ Chí Minh với quỹ đất còn tương đối nhiều, điều kiện sinh thái lý tưởng cùng các khu công nghiệp quy mô lớn nhất khu Nam.

Mới đây, Long An tiếp tục phê duyệt thành lập thêm 5 cụm công nghiệp trên địa bàn Cần Giuộc với tổng quy mô hơn 260ha, bao gồm CCN Phước Vĩnh Đông 1, 2, 3, 4 và CCN xã Tân Tập.

Thực tế, giá đất Cần Giuộc đang không ngừng tăng trong nhiều năm liền. Chỉ trong nửa đầu năm 2019, số lượt giao dịch thành công tại Cần Giuộc đã tăng hơn 45% so với cùng kỳ 2018.

Nói về mặt bằng giá mới, nổi bật nhất là khu vực chợ Long Hậu, hiện giá bán nhà đất được ghi nhận từ 30 - 33 triệu đồng/m2.

Hay những dự án ven sông Soài Rạp, tính từ thời điểm mở bán đợt đầu từ cuối 2016 - đầu 2017 đến nay, mức giá sang tay đã tăng gấp đôi, gấp ba.

Nhìn chung, mức tăng trưởng thị trường Cần Giuộc ổn định từ 30 - 35%/năm tuỳ khu vực.

Theo Nhịp Cầu  Đầu Tư

UBND TP.Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 04/2020/QĐ-UBND về hệ số điều chỉnh giá đất năm 2020 theo quy định của pháp luật làm căn cứ tính thu tiền thuê đất; xác định giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất thuê; thu tiền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với diện tích đất ở vượt hạn mức trên địa bàn thành phố.

Hà Nội chính thức áp dụng quy định mới về hệ số điều chỉnh giá đất từ ngày 12/3

Hà Nội chính thức áp dụng quy định mới về hệ số điều chỉnh giá đất từ ngày 12/3.

Cụ thể, từ ngày 12/03 hệ số điều chỉnh giá đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, đất thương mại dịch vụ làm căn cứ xác định đơn giá thuê đất, thuê đất có mặt nước, thuê đất để xây dựng công trình ngầm; xác định giá khởi điểm trong trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất thuê như sau:

Hệ số điều chỉnh giá đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản để sản xuất nông nghiệp làm căn cứ xác định đơn giá thuê đất, thuê đất có mặt nước, xác định giá khởi điểm trong trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất để cho thuê là K = 1,0 cho toàn thành phố.

Hệ số điều chỉnh giá đất làm cơ sở thu tiền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với diện tích đất ở vượt hạn mức theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Nghị định số 45/2014/NĐ-CP, ngày 15/5/2014, của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất như sau:

Đối với các quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa: Hệ số K = 1,45; Đối với các quận Tây Hồ, cầu Giấy, Thanh Xuân: Hệ số K = 1,25; Đối với các quận còn lại: Hệ số K = 1,17.

Đối với các xã giáp ranh nội thành, thị trấn của các huyện; các phường thuộc thị xã Sơn Tây: Hệ số K = 1,10; Đối với các xã còn lại thuộc các huyện, thị xã Sơn Tây: Hệ số K = 1,02.

Hệ số điều chỉnh giá đất nông nghiệp (trong đó bao gồm cả đất vườn, ao liền kề đất ở) làm cơ sở xác định chênh lệch giữa giá thu tiền sử dụng đất theo mục đích mới và giá thu tiền sử dụng đất nông nghiệp: K = 1,0.

 

Theo Tạp Chí Tài Chính

 

Hai tháng đầu năm, Việt Nam đạt thặng dư thương mại hơn 1,8 tỷ USD khi xuất, nhập khẩu tăng nhẹ, chủ yếu nhờ nhóm hàng máy tính, linh kiện điện thoại.

Tổng cục Hải quan thông tin trong tháng 2, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước đạt gần 39,5 tỷ USD, tăng 6,8% so với tháng trước. Trong đó, xuất khẩu đạt 20,8 tỷ USD, tăng 13,8% (tương đương khoảng 2,5 tỷ USD), giá trị nhập khẩu khoảng 18,6 tỷ USD, giảm nhẹ 0,1% so với tháng 1.

Kết quả hình ảnh cho xuất nhập khẩu

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Tính tổng hai tháng đầu năm nay, xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt hơn 76 tỷ USD, tăng 5,6% so với cùng kỳ năm 2019. Giá trị xuất khẩu, nhập khẩu lần lượt đạt 39 tỷ và 37,2 tỷ USD, tăng 8,4% và 2,9%. Như vậy, Việt Nam thặng dư thương mại 1,82 tỷ USD.

Về xuất khẩu, Mỹ vẫn là thị trường lớn nhất của Việt Nam, với giá trị hơn 10,2 tỷ USD (tăng 25,7% so với cùng kỳ năm ngoái), tiếp theo là châu Âu với gần 6,5 tỷ USD, Trung Quốc với gần 5,5 tỷ USD. 

Xuất khẩu 2 tháng đầu năm tăng chủ yếu nhờ nhóm ngành máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 5,4 tỷ USD – tăng gần 1,2 tỷ USD so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, xuất khẩu mặt hàng này sang Trung Quốc tăng 36%, sang Mỹ tăng đến 135%. Nhóm hàng điện thoại và linh kiện điện thoại xuất khẩu cũng tăng 278% tại Trung Quốc.

Về nhập khẩu, máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện dẫn đầu với mức tăng 1,32 tỷ USD so với cùng kỳ năm ngoái.

Trung Quốc vẫn là thị trường dẫn đầu với giá trị gần 9,3 tỷ USD nhưng giảm 7% so với cùng kỳ năm 2019. Đứng sau lần lượt là các thị trường Hàn Quốc khoảng 7,8 tỷ USD (tăng 7%), ASEAN với gần 4,7 tỷ USD (giảm 5,4%), Nhật Bản với 3 tỷ USD (tăng 11,2%)...

Theo VnExpress

 

Vào ngày 11 tháng 3 năm 2020, SKYX SOLAR và SAIGONTEL đã ký kết thỏa thuận liên doanh để phát triển và xây dựng các dự án điện mặt trời áp mái trong các Khu Công Nghiệp. Buổi lễ có sự góp mặt của Bà Nguyễn Cẩm Phương – Tổng Giám Đốc SAIGONTEL và Ông Brook Colin Taylor - Giám Đốc Điều Hành VINACAPITAL & Giám Đốc SKYX SOLAR cùng đại diện Ban Lãnh Đạo & các Trưởng Phòng/Ban của hai công ty. Ngoài ra, còn có sự góp mặt của các khách mời là đại diện Ban Lãnh Đạo các Khu Công Nghiệp thuộc Tập Đoàn Đầu Tư Sài Gòn.

lekyket1

Bà Nguyễn Cẩm Phương - Tổng Giám Đốc SAIGONTEL và Ông Brook Colin Taylor - Giám Đốc SKYX SOLAR cùng đại diện hai bên 

Theo thỏa thuận, hai bên sẽ cùng đầu tư vào dự án, SKYX SOLAR đánh giá kỹ thuật, thiết kế, triển khai và quản lý vận hành hệ thống, SAIGONTEL chịu trách nhiệm về việc phát triển dự án trong các Khu Công Nghiệp mà SAIGONTEL, bên liên kết hoặc đối tác của SAIGONTEL đang sở hữu, quản lý hoặc hợp tác.

Liên doanh này sẽ bước đầu tập trung vào 10 Khu Công Nghiệp chủ yếu ở khu vực miền Nam và miền Trung, nơi có mức độ bức xạ cao, để phát triển và vận hành hệ thống điện mặt trời áp mái với công suất hơn 150MW trong vòng 3 năm tới. Đây chính là giải pháp năng lượng tái tạo tối ưu cho các Khu Công Nghiệp, giúp tiết kiệm chi phí và mang lại lợi ích trong việc giảm thiểu khí thải carbon và đảm bảo không gây ảnh hưởng, gián đoạn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

lekyket3

Bà Nguyễn Cẩm Phương - Tổng Giám Đốc SAIGONTEL và Ông Brook Colin Taylor - Giám Đốc SKYX SOLAR cùng thực hiện nghi thức ký kết Hợp đồng liên doanh  

Cũng tại buổi lễ, đại diện cho liên doanh, SAIGONTEL cũng đã nhận được sự ủng hộ và ký kết Biên Bản Ghi Nhớ Hợp Tác cùng phát triển dự án điện mặt trời áp mái với Khu Công Nghiệp và Khu Phi Thuế Quan Sài Gòn – Chân Mây, một trong các Khu Công Nghiệp thuộc tập đoàn Đầu Tư Sài Gòn (do Ông Nguyễn Duy Hưng – Tổng Giám Đốc làm đại diện), sở hữu vị trí chiến lược và có nhiều chính sách ưu đãi đặc biệt, hấp dẫn tại khu vực miền Trung.

lekyket12

Bà Nguyễn Cẩm Phương - Tổng Giám Đốc SAIGONTEL đại diện cho liên doanh và Ông Nguyễn Duy Hưng – Tổng Giám Đốc SGH cùng ký Biên Bản Ghi Nhớ Hợp Tác

Theo Tập Đoàn Điện Lực Việt Nam, giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2025, khả năng thiếu điện tại miền Nam tăng cao với mức thiếu hụt tăng từ 3,7 tỉ kWh (năm 2021) lên gần 10 tỉ kWh (năm 2022). Vì thế từ tháng 6/2019, đã có hơn 0,5 tỉ kWh công suất các dự án điện mặt trời được đầu tư và đưa vào vận hành. Tuy nhiên, với công suất hiện tại vẫn chưa thể bù đắp được lượng điện đang thiếu hụt.

Tổng công suất điện mặt trời áp mái hơn 4,000 MW được kỳ vọng sẽ được xây dựng trong năm đến bảy năm tới – thị trường tiềm năng còn lớn hơn nhiều mức kỳ vọng này.

Sự hợp tác lần này sẽ mở ra những cơ hội mới cho các doanh nghiệp về một tương lai với năng lượng xanh, tiết kiệm chi phí và thân thiện với môi trường. Và đây cũng là xu hướng hiện nay không chỉ riêng ở Việt Nam mà còn là xu hướng trên toàn thế giới.

Đường link một số trang báo điện tử đưa tin:

Trang thông tin điện tử bằng Tiếng Việt:

  1. Báo Công Thương: https://congthuong.vn/skyx-solar-va-saigontel-hop-tac-phat-trien-dien-mat-troi-ap-mai-trong-cac-khu-cong-nghiep-133924.html
  2. Báo Mới: https://baomoi.com/skyx-solar-cua-vinacapital-bat-tay-saigontel-phat-trien-hon-50mw-dien-mat-troi-ap-mai/c/34278546.epi
  3. Báo Nhà Đầu Tư: https://nhadautu.vn/vinacapital-bat-tay-saigontel-phat-trien-chuoi-du-an-dien-mat-troi-ap-mai-50-mw-d34836.html
  4. Báo Vietnam Finance: https://vietnamfinance.vn/skyx-solar-cua-vinacapital-bat-tay-saigontel-phat-trien-hon-50mw-dien-mat-troi-ap-mai-20180504224235782.htm
  5. Báo Vietnambiz: https://vietnambiz.vn/skyx-solar-thanh-vien-cua-vinacapital-va-saigontel-hop-tac-phat-trien-hon-50mw-dien-mat-troi-ap-mai-20200312101152247.htm
  6. Thời báo Ngân hàng: https://thoibaonganhang.vn/hop-tac-xay-dung-van-hanh-chuoi-du-an-dien-mat-troi-98972.html

Trang thông tin điện tử bằng Tiếng Anh:

  1. Bizhub: http://bizhub.vn/corporate-news/skyx-solar-saigontel-tie-up-to-develop-rooftop-solar-power_313904.html
  2. Deal Street Asia: https://www.dealstreetasia.com/stories/vinacapital-saigontel-solar-jv-179366/

 

  - Ban Truyền Thông -

 

 

 

Đối tác chiến lược