Thông cáo báo chí

Đinh Hồng Bảo Phương

Đinh Hồng Bảo Phương

Do chịu tác động của dịch bệnh COVID-19, thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) giảm nhưng bù lại, thu hút vốn đầu tư trong nước của TP. Đà Nẵng tăng mạnh. Cùng với đó, các dự án FDI lớn được cấp phép đã bắt đầu triển khai.

Đà Nẵng: Thu hút đầu tư trong nước tăng mạnh

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Từ đầu năm đến nay, TP. Đà Nẵng thu hút được 4 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư lên đến 8.612 tỷ đồng, gấp 4,72 lần so với cùng kỳ năm 2019. Lũy kế đến nay, Đà Nẵng có 335 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư hơn 112.600 tỷ đồng.

Trong khi đó, thu hút đầu tư nước ngoài quý I/2020 đã chững lại. Qua 3 tháng đầu năm, Đà Nẵng thu hút được gần 83,5 triệu USD vốn FDI, trong đó, có 31 dự án cấp mới với tổng vốn đăng ký 72,9 triệu USD.

Kết quả thu hút đầu tư FDI thấp hơn so với kỳ vọng của TP. Đà Nẵng về thu hút đầu tư quý I/2020 như dự định. Lý do chính là do tác động tiêu cực mà dịch COVID-19 gây ra khiến hàng loạt dự án lớn, có tổng mức đăng ký đầu tư dự kiến lên tới hàng trăm triệu USD chững lại.

Bên cạnh đó, ngoài điểm sáng là thu hút vốn đầu tư trong nước khả quan thì việc triển khai dự án FDI đã được cấp phép (năm 2019) cũng đạt nhiều kết quả tích cực. Trong 3 tháng đầu năm, thực hiện vốn đầu tư FDI của Đà Nẵng đạt 1.793,3 tỷ đồng, tăng tới 92,1% so với cùng kỳ năm 2019.

Theo đó, một số dự án lớn được thu hút năm 2019 đã đi vào triển khai hoạt động với mức đầu tư lớn như: Dự án sản xuất linh kiện hàng không vũ trụ Sunshine (tổng mức đầu tư 170 triệu USD) đã khánh thành, đi vào hoạt động giai đoạn 1 (ngày 27/3). Dự án này đã giải ngân được 1.723,2 tỷ đồng, đạt 45,4% tổng mức đầu tư, trong đó quý I/2020 giải ngân 789,9 tỷ đồng.

Dự án Khu du lịch Xuân Thiều- Mikazuki Spa & Hotel Resort (tổng mức đầu tư 100 triệu USD và đang nghiên cứu để bổ sung 50 triệu USD vào vốn đầu tư để mở rộng thêm các hạng mục phụ trợ), đã thực hiện giải ngân 654,3 tỷ đồng, đạt 27,04% tổng mức đầu tư, trong đó, quý I/2020 ước thực hiện 231,6 tỷ đồng, giai đoạn 1 của dự án dự kiến sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động trong năm 2020.

Trong quý I/2020, TP. Đà Nẵng đã cấp mới giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho 1.100 doanh nghiệp, chi nhánh và văn phòng đại diện với tổng vốn điều lệ đăng ký đạt 6.018 tỷ đồng, giảm 22% về số doanh nghiệp và giảm 10% về số vốn. Dù vậy, trung bình vốn thành lập 1 doanh nghiệp tại Đà Nẵng lại có xu hướng tăng.

Lũy đến kến nay, TP. Đà Nẵng có 30.750 doanh nghiệp và chi nhánh, văn phòng đại diện đang hoạt động với tổng vốn đăng ký đạt 210.377 tỷ đồng.

Theo CafeF

Ngày 03/4/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 39/2020/NĐ-CP về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại giữa Việt Nam và Cuba giai đoạn 2020-2023 và điều kiện được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo hiệp định này. Nghị định có hiệu lực từ ngày 20/5.

Điều kiện được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định thương mại Việt Nam - Cuba

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Theo đó, hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Hiệp định phải đáp ứng đủ các điều kiện sau: 

Một là, thuộc Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ban hành kèm theo Nghị định này.

Hai là, được nhập khẩu từ Cuba vào Việt Nam.

Ba là, được vận chuyển trực tiếp từ Cuba vào Việt Nam theo quy định của Hiệp định thương mại Việt Nam - Cuba. Trong đó, hàng hóa được vận chuyển không đi qua lãnh thổ của một Nước không phải là thành viên; hoặc hàng hóa được vận chuyển với mục đích quá cảnh qua một Nước không phải là thành viên bao gồm hoặc không bao gồm chuyển tải hoặc lưu kho tạm thời tại Nước đó, với các điều kiện sau: Việc quá cảnh vì lý do địa lý, giao nhận hoặc yêu cầu về vận tải; Hàng hóa không tham gia vào giao dịch thương mại hoặc tiêu thụ tại lãnh thổ của Nước không phải là thành viên; và hàng hóa không trải qua bất kỳ công đoạn sản xuất hoặc gia công chế biến khác bên ngoài lãnh thổ của Nước không phải là thành viên, ngoại trừ việc dỡ hàng, bốc lại hàng và chia tách lô hàng hay bất kỳ công đoạn cần thiết nào nhằm bảo quản hàng hóa trong tình trạng tốt.

Bốn là, đáp ứng các quy định về xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại Việt Nam - Cuba và có Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) Mẫu VN-CU.

Nghị định quy định đối với trường hợp hàng hóa từ khu phi thuế quan của Việt Nam nhập khẩu vào thị trường trong nước được áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Hiệp định nếu đáp ứng đủ 4 điều kiện nêu trên.

Đối với tờ khai hải quan của các mặt hàng nêu tại Biểu thuế ban hành kèm theo Nghị định này đăng ký từ 1/4/2020 đến trước ngày 20/5/2020, nếu đáp ứng đủ điều kiện được hưởng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt quy định tại Nghị định này và đã nộp thuế theo mức thuế suất cao hơn được cơ quan hải quan xử lý tiền thuế nộp thừa theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

Theo Nghị định, các tờ khai hải quan của các mặt hàng nêu tại Biểu thuế ban hành kèm theo Nghị định này đăng ký từ ngày 01/4/2020 đến trước ngày 20/5/2020, nếu đáp ứng đủ điều kiện được hưởng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt quy định tại Nghị định này và đã nộp thuế theo mức thuế suất cao hơn thì được cơ quan hải quan xử lý tiền thuế nộp thừa theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

Theo Tạp Chí Tài Chính

TTO - Bộ Tài chính cho biết Tổ chức Fitch Ratings (Fitch) vừa thông báo về việc giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam ở mức BB và điều chỉnh triển vọng sang ổn định.

Fitch Ratings điều chỉnh tín nhiệm quốc gia của Việt Nam sang ổn định - Ảnh 1.

Fitch đánh giá tăng trưởng kinh tế của VN sẽ tăng trở lại vào năm sau khi nhu cầu trong nước và nước ngoài dần phục hồi 

Theo Bộ Tài chính, trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, khó lường như hiện nay, việc Fitch xác nhận giữ nguyên bậc tín nhiệm quốc gia của Việt Nam phản ánh môi trường kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì ổn định, nợ chính phủ được kiểm soát ở mức thấp…

Tổ chức này cũng đánh giá cao việc Việt Nam đã tận dụng điều kiện kinh tế thuận lợi trong những năm qua để củng cố tình hình tài khóa và tích lũy dự trữ ngoại hối, góp phần tăng mức đệm dự phòng trước những rủi ro vĩ mô.

Đặc biệt, Fitch đưa ra dự báo đà tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ quay trở lại vào năm 2021, với mức tăng trưởng dự kiến là 7,3% do nhu cầu trong nước và nước ngoài dần hồi phục theo xu hướng toàn cầu và khu vực.

Cũng theo Bộ Tài chính, về xếp hạng tín nhiệm đối với Việt Nam, cuối tháng 3 vừa qua, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan đã trao đổi với Fitch và đưa ra những minh chứng thuyết phục về khả năng thích ứng của nền kinh tế.

Theo đó, Việt Nam đã nỗ lực thực hiện quyết liệt, hiệu quả và đã bước đầu thành công trong việc ngăn chặn, kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh.

Đồng thời, Việt Nam vừa thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội. Kết quả này đã được Tổ chức Y tế thế giới, chính phủ các nước cũng như cộng đồng quốc tế đánh giá cao, góp phần bồi đắp nền tảng thuận lợi cho nền kinh tế phục hồi mạnh mẽ sau khi dịch được kiểm soát.

Trong tháng vừa qua, Bộ Tài chính cho hay Fitch đã điều chỉnh đánh giá tín nhiệm tiêu cực đối với 19 nước trên toàn cầu, trong đó 12 quốc gia bị hạ bậc tín nhiệm và 7 quốc gia bị hạ triển vọng.

Theo Tuổi Trẻ Online

Nghiên cứu thị trường của Công ty Jones Lang LaSalle Việt Nam (JLL) cho thấy nhu cầu thuê bất động sản công nghiệp không giảm mặc dù bị tác động bởi dịch Covid-19.

Nhu cầu thuê bất động sản công nghiệp vẫn tăng trong mùa dịch

Nhu cầu thuê bất động sản công nghiệp vẫn tăng trong mùa dịch.

Giá đất vẫn tăng

Báo cáo thị trường bất động sản quý 1-2020 của JLL cho thấy, nhu cầu thuê đất trong quý vừa qua vẫn ở mức cao nhờ vào nền tảng phát triển công nghiệp tốt của Việt Nam được đề cập từ những quý trước.

Từ tháng 2/2020 khi dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát, việc hạn chế di chuyển giữa các khu vực đã khiến các giao dịch bị đình trệ do các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài, không thể trực tiếp xem và làm việc với chủ đầu tư KCN.

Các giao dịch thành công trong quý chủ yếu đã được thực hiện trước dịch. Tỷ lệ lấp đầy toàn khu vực tăng ở mức tương đối, đạt 72% tính đến cuối quý 1-2020.

Đơn vị này cho biết, Việt Nam vẫn là một điểm đến đầy hứa hẹn từ khi làn sóng dịch chuyển nhà máy khỏi Trung Quốc bắt đầu.

“Dù dịch Covid-19 đang gây ra những khó khăn nhất định đối với các quyết định cũng như hoạt động di dời, chủ đầu tư vẫn tự tin tăng giá đất trong quý khảo sát do đây là xu hướng đầu tư trong dài hạn”, JLL nhận định.

Đơn vị này cho biết, với nền tảng cơ sở hạ tầng phát triển khá tốt và giáp với Trung Quốc, miền Bắc thu hút phần lớn các nhà sản xuất lớn muốn đa dạng hóa danh mục sản xuất bên cạnh cơ sở tại Trung Quốc.

Do đó, giá đất trung bình trong quý 1-2020 đạt 99 USD/m2/chu kỳ thuê, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, nhà xưởng xây sẵn – lựa chọn yêu thích của các doanh nghiệp vừa và nhỏ - vẫn giữ ở mức giá thuê ổn định dao động từ 4-5 USD/m2/tháng, và đều đã được lấp đầy.

Đáp ứng nhu cầu thuê

Theo JLL, trong quý vừa qua không có KCN mới nào được đưa vào hoạt đông thị trường. Bắc Ninh và Hải Phòng với nguồn cung lớn vẫn đóng vai trò là hai thị trường công nghiệp dẫn đầu miền Bắc.

“Nhờ vào nền tảng phát triển công nghiệp mạnh, xu hướng các KCN mới cùng các giai đoạn mở rộng cũng sẽ tập trung phát triển chủ yếu tại hai tỉnh thành này”, JLL đánh giá.

Đơn vị này dự báo, dưới tác động của Covid-19, việc tạm hoãn các thỏa thuận thuê đất và các nhu cầu mới sẽ có khả năng ngày càng rõ nét hơn nếu tình hình không sớm cải thiện. Tuy nhiên, thị trường sẽ phục hồi và phát triển nhanh sau khi dịch được kiểm soát.

Việc đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu do tác động của dịch bệnh đã khiến các doanh nghiệp nhận ra sự cấp bách của việc đa dạng hóa danh mục sản xuất, khi họ đã quá phụ thuộc vào một quốc gia.

“Dịch Covid-19 có thể là chất xúc tác mới thúc đẩy quá trình dịch chuyển sản xuất - vốn đã được đẩy nhanh vì căng thẳng thương mại vào năm ngoái – diễn ra nhanh hơn”, JLL nhận định.

Theo Tạp Chí Tài Chính

UBND TP đã phê duyệt hệ số điều chỉnh giá đất để tính bồi thường, hỗ trợ của một số dự án.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Theo đó, tại dự án tuyến tàu điện ngầm số 2 TPHCM, tuyến Bến Thành - Tham Lương, trên địa bàn quận 10, hệ số điều chỉnh đất ở từ 5,5819 đến 5,6366 và đất sản xuất kinh doanh là 5,523.

Tại dự án tuyến tàu điện ngầm số 2 TPHCM, tuyến Bến Thành - Tham Lương, trên địa bàn quận 1, hệ số điều chỉnh giá đất ở từ 4,6251 đến 8,0214.

Tại dự án tuyến tàu điện ngầm số 2 TPHCM, tuyến Bến Thành - Tham Lương, trên địa bàn quận 12, hệ số điều chỉnh giá đất sản xuất kinh doanh từ 11,432 đến 14,777 và đất nông nghiệp trồng cây hàng năm từ 9,240 đến 9,397.

Tại dự án tuyến tàu điện ngầm số 2 TPHCM, tuyến Bến Thành - Tham Lương, trên địa bàn quận Tân Bình, hệ số điều chỉnh giá đất ở từ 4,659 đến 6,960 và đất sản xuất kinh doanh từ 4,741 đến 5,680.

Tại dự án tuyến tàu điện ngầm số 2 TPHCM, tuyến Bến Thành - Tham Lương,  trên địa bàn quận Tân Phú, hệ số điều chỉnh giá đất ở và đất sản xuất kinh doanh là 7,231.

Theo Nhịp Cầu Đầu Tư

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã ký quyết định phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung xây dựng TPHCM đến năm 2025.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet 

Theo đó, cập nhật quy mô, hướng tuyến, tiêu chuẩn đường vành đai 3 – TPHCM được xác định tại Quyết định số 1679/QĐ-TTg ngày 28/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 497/QĐ-BGTVT ngày 19/2/2016 của Bộ Giao thông vận tải vào Quy hoạch năm 2010, đáp ứng yêu cầu về hành lang an toàn đường bộ theo quy định. Các chức năng sử dụng đất tại Quy hoạch năm 2010 nằm trong lộ giới đường thuộc đoạn tuyến điều chỉnh cập nhật được chuyển đổi thành đất giao thông.

Khu vực phường Long Phước, quận 9 thay đổi định hướng quy hoạch đất khu du lịch nghỉ dưỡng phát triển mới để thực hiện các điều chỉnh sau:

- Bổ sung chức năng Khu công nghệ cao (Khu công viên khoa học và công nghệ), quy mô 166,2 ha với tính chất là khu vực nghiên cứu, thực nghiệm, chuyển giao và ứng dụng khoa học - công nghệ; liên kết và bổ sung các chức năng cho Khu công nghệ cao hiện hữu, làm cơ sở nghiên cứu khu đô thị sáng tạo tương tác cao ở phía Đông thành phố (gồm quận 2, quận 9, quận Thủ Đức). Bố trí đầy đủ hệ thống hạ tầng kỹ thuật theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng.

- Điều chỉnh hướng tuyến của tuyến đường chính nội đô dự kiến được định hướng tại Quy hoạch năm 2010 và bổ sung cầu qua sông Tắc để kết nối với đường vành đai 3 – TPHCM và khu công nghệ cao TPHCM hiện hữu.

Khu vực phường Long Bình và Long Thạnh Mỹ, quận 9 thay đổi định hướng quy hoạch đất khu du lịch nghỉ dưỡng phát triển mới để thực hiện các điều chỉnh:

- Bổ sung chức năng đất khu ở phát triển mới quy mô diện tích khoảng 135,3 ha. Bố trí đầy đủ hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng.

- Điều chỉnh vị trí và tăng quy mô diện tích khu cây xanh công viên thể dục thể thao cấp đô thị từ 3,7 ha thành khoảng 36 ha; điều chỉnh vị trí và tăng quy mô diện tích khu công cộng cấp đô thị từ 9,7 ha thành 13,1 ha (trong đó, diện tích đất y tế khoảng 5,8 ha, diện tích đất trường học khoảng 7,3 ha).

- Bổ sung tuyến đường kết nối đường vành đai 3 – TPHCM với đường Long Phước theo quy chuẩn đường chính đô thị; điều chỉnh các tuyến đường giao thông khu vực để kết nối đồng bộ các khu vực khác của TP.

UBND TPHCM rà soát, tổ chức lập, điều chỉnh, phê duyệt các quy hoạch phân khu xây dựng theo thẩm quyền tại khu vực liên quan đến các nội dung được điều chỉnh cục bộ, bảo đảm phù hợp với quy hoạch chung đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của TP.

UBND TPHCM cũng được giao lập kế hoạch và tổ chức triển khai xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội tại khu vực điều chỉnh quy hoạch để kết nối đồng bộ với các khu vực chức năng khác trong TP. Đẩy nhanh tiến độ lập Nhiệm vụ và Đồ án điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung TPHCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định.

Theo Nhịp Cầu Đầu Tư

 

Sở Giao thông vận tải tỉnh Khánh Hoà vừa cho biết việc đầu tư làm mới đoạn tuyến Nguyễn Tất Thành nối dài sẽ tăng khả năng kết nối giữa TP. Nha Trang, bắc bán đảo Cam Ranh và trung tâm TP. Cam Ranh

Theo Sở Giao thông Vận tải tỉnh Khánh Hoà, khu vực bắc bán đảo Cam Ranh là một trong những vùng giàu tiềm năng giao thông thuận lợi cả đường bộ và hàng không… Đây là những điều kiện thuận lợi để phát triển một khu du lịch tổng hợp tầm cỡ, gồm các loại hình du lịch như: nghỉ dưỡng, tham quan, sinh thái biển, sinh thái đầm…, trong đó du lịch sinh thái biển có nhiều thế mạnh ở bán đảo Cam Ranh. 

Thực tế chứng minh, hiện nay, khu vực này phát triển mạnh mẽ với những khu nghỉ dưỡng, resort dần được hình thành. Nhiều dự án đã đi vào hoạt động, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Để đáp ứng nhu cầu vận tải, tăng khả năng thông hành, hạn chế đến mức tối thiểu về mất an toàn giao thông, việc đầu tư mở rộng tuyến đường Nguyễn Tất Thành nối dài rất cần thiết.

Tuy nhiên, hiện nay, tuyến đường có mặt đường rộng 7m (2 làn xe) chưa đồng bộ với các đoạn từ Cù Hin - Sân bay Cam Ranh; đoạn cầu Long Hồ đến ngã ba Mỹ Ca. Cụ thể, đoạn tuyến từ đèo Cù Hin đến trước cổng Sân bay Quốc tế Cam Ranh (Km18+500 - Km30+930) có bề rộng mặt đường 16m (mỗi bên 8m - 4 làn xe). 

Đoạn tuyến từ cổng Sân bay Quốc tế Cam Ranh đến cầu Long Hồ (Km30+934 - Km34+052) có nền đường 13m, trong đó mặt đường bê tông nhựa hiện hữu là 7m (2 làn xe). Đoạn tuyến từ cầu Long Hồ đến ngã ba Mỹ Ca (Km34+052 - Km37) có nền đường 27m, trong đó mặt đường 15m (mỗi bên 7,5m - 4 làn xe).

Khánh Hoà: Đầu tư gần 100 tỷ đồng nâng cấp và mở rộng tuyến đường Nguyễn Tất Thành (Bãi Dài - Cam Ranh) - Ảnh 1.

Đường Nguyễn Tất Thành bắt đầu tư sân bay quốc tế Cam Ranh đến đèo Cù Hin. Ảnh: CafeF

Do vậy, việc đầu tư nâng cấp tuyến đường quan trọng này sẽ góp phần tạo nên mạng lưới giao thông hoàn chỉnh cho khu vực; thúc đẩy phát triển mạnh mẽ khu vực Bãi Dài, bảo đảm tính đồng bộ và bền vững. Đây cũng là trục giao thông chính để phục vụ xây dựng hạ tầng và đô thị dọc hai bên tuyến theo quy hoạch được duyệt. 

Theo quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2018, công suất thiết kế hành khách của Cảng hàng không Quốc tế Cam Ranh dự kiến đến năm 2030 là 25 triệu lượt khách/năm. Như vậy, lưu lượng phương tiện trong thời gian tới sẽ tăng cao, rất cần hạ tầng giao thông đồng bộ và ưu tiên đầu tư.

Sở Giao thông Vận tải cho biết thêm trong văn bản được UBND tỉnh ban hành ngày 20/1/2020, tuyến đường Nguyễn Tất Thành nối dài có chiều dài 2,5km. Tuy nhiên, theo quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2.000 khu 7 - Khu du lịch bắc bán đảo Cam Ranh thì tuyến Nguyễn Tất Thành nối dài có chiều dài hơn 3,1km. Cụ thể, điểm đầu tại Km30+934 (trước cổng Sân bay Quốc tế Cam Ranh), điểm cuối Km34+052 (ngã ba cầu Long Hồ). 

Theo hiện trạng thì tuyến đường Nguyễn Tất Thành đã đầu tư khoảng 200m, đoạn Km30+934 - Km31+134. Để phù hợp với quy hoạch được phê duyệt của UBND tỉnh, đồng thời bảo đảm các yếu tố về mặt kỹ thuật của tuyến đường, đơn vị tư vấn đề xuất đầu tư tuyến đường Nguyễn Tất Thành nối dài, với chiều dài hơn 3,1km. Trong đó, phạm vi cải tạo lại nút giao đầu tuyến khoảng 200m, nút giao cuối tuyến khoảng 80m. Mặt cắt ngang đề xuất đầu tư là 36m, trong đó mặt đường làn chính 16m, mỗi bên 8m, còn lại vỉa hè và dải phân cách giữa.

Được biết, dự án đã được đưa vào danh mục đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025, có tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 100 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng gần 68 tỷ đồng, còn lại là bồi thường giải tỏa, thiết bị, quản lý dự án…

Theo CafeF

Thứ sáu, 27 Tháng 3 2020

Việt Nam xuất khẩu gạo thế nào

Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), dù xuất khẩu đến 7 triệu tấn năm nay, Việt Nam vẫn đủ gạo tiêu thụ nội địa và còn dự trữ cuối vụ.

Việt Nam xuất khẩu gạo thế nào

 

Theo VnExpress

 

 

Đối tác chiến lược