Thông cáo báo chí

Đinh Hồng Bảo Phương

Đinh Hồng Bảo Phương

Tháng 3.2020, chứng khoán Việt Nam ghi nhận cú rớt mạnh nhất kể từ năm 2001, nhưng giờ đã hồi sinh trở lại.

Việt Nam đang có những thành công bước đầu trong phòng chống dịch bệnh.

Chỉ số VN-Index đã phục hồi 15% trong tháng 4.2020, trở thành thị trường có thành quả tốt nhất thế giới, dữ liệu từ Bloomberg cho thấy. Trước đó, chỉ số này đã giảm 25% trong tháng 3.2020 vì lo ngại về tác động của COVID-19. Hiện P/E forward của chỉ số VN-Index đang là 11 lần, thấp hơn mức trung bình 5 năm là 14 lần.

“Nhà đầu tư Việt Nam đang cảm thấy Chính phủ đã hành động rất quyết liệt để kiểm soát dịch bệnh”, ông Patrick Mitchell, Giám đốc khối khách hàng tổ chức tại Công ty chứng khoán ACBS, cho hay. “Thị trường vẫn đang bị chi phối bởi những nhà đầu tư nhỏ lẻ và người mua đã trở lại vì bị hấp dẫn bởi mức định giá siêu rẻ. Vì vậy, việc mua đầu tư dài hạn tại thời điểm này là hợp lý”.

Ảnh: Bloomberg

Ảnh: Bloomberg

Cũng như nhiều quốc gia khác, Việt Nam đã thực hiện giãn cách xã hội kéo dài 15 ngày (từ ngày 1.4) để kìm hãm sự lây lan của virus. Trước diễn biến khó lường của dịch bệnh, Chính phủ Việt Nam hiện đang cân nhắc xem có quyết định nới dài biện pháp kiểm soát dịch bệnh hay không. Cho đến nay, Bộ Y tế ghi nhận 265 ca nhiễm nhưng chưa có ca tử vong nào.

Chỉ số VN-Index có lúc giảm tới 31% trong năm nay, chạm mức thấp nhất kể từ tháng 12.2016 vào ngày 24.03. Mặc dù đã phục hồi 15%, nhưng chỉ số vẫn còn nằm trong phạm vi thị trường con gấu. Trong khi đó, các thị trường Đông Nam Á khác như Thái Lan, Indonesia và Philippines đã bước vào thị trường "con bò" trong những ngày gần đây.

Chỉ số VN-Index vẫn còn cách 37% so với mức kỷ lục ghi nhận trong năm 2018. “Dường như thị trường đang xem xét không chỉ lợi nhuận năm 2020 mà còn sau đó nữa, khi vẫn còn nhiều công ty hoạt động tốt, nhất là những công ty trong lĩnh vực liên quan đến tiêu dùng – vốn đang có mức định giá rất hấp dẫn”, ông Ruchir Desai, chuyên gia quản lý quỹ tại Asia Frontier Capital, cho hay.  

Nguồn: Bloomberg

Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc tăng mạnh nhất trong 5 năm qua

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, trong giai đoạn 5 năm (2015-2019), ngành tôm Việt Nam đã đạt được những kết quả tích cực trong sản xuất và xuất khẩu, đạt tăng trưởng trung bình năm là 4%.

Cụ thể, diện tích nuôi tôm tăng trung bình 1,4%/năm, sản lượng tăng trung bình 5,7%/năm, chủ yếu nhờ năng suất nuôi tôm chân trắng cải thiện. Đáng nói, sản lượng tôm chân trắng tăng gần 41% sau 5 năm, với mức tăng trung bình 9% mỗi năm. Trong khi đó, sản lượng tôm sú tăng trung bình 1,2% và chỉ tăng 3,1% sau 5 năm, năng suất không có sự tăng trưởng đáng kể so với tôm chân trắng.

Xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc đang phục hồi

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Cũng trong giai đoạn này, các thị trường xuất khẩu tôm chính của Việt Nam là:  EU, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc chiếm 81-85% tổng giá trị. Xuất khẩu sang Trung Quốc tăng mạnh nhất với mức tăng trưởng trung bình năm là 16% và sau 5 năm tăng trên 55%, tiếp đó là EU, Hàn Quốc.

Trong tổng lượng xuất khẩu tôm Việt Nam, sản phẩm tôm đông lạnh vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Trong khi tôm chế biến chỉ chiếm tỷ trọng đáng kể ở một số thị trường lớn, cao nhất là thị trường Mỹ, tiếp đến là EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, trong khi ASEAN và Trung Quốc ở mức thấp.

Tại những thị trường chính, thuế nhập khẩu các sản phẩm tôm của Việt Nam có lợi thế hơn so với các nước xuất khẩu khác là Indonesia, Ấn Độ, Thái Lan hay Trung Quốc, nhất là tại các thị trường có hiệp định FTA với Việt Nam. Đây sẽ là ưu thế cho xuất khẩu tôm Việt Nam trong năm 2020 và những năm tới.

Theo CafeF

Sản xuất khẩu trang trở thành một giải pháp để các doanh nghiệp dệt may có thể duy trì sản xuất, giữ chân công nhân và có thu nhập để giảm bớt thiệt hại do bị tạm dừng các đơn hàng.

Việt Nam đủ năng lực trở thành quốc gia sản xuất khẩu trang vải ...

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet 

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, dệt may là một ngành công nghiệp quan trọng của Việt Nam, hiện đang đứng thứ hai về kim ngạch xuất khẩu, chỉ sau nhóm hàng điện thoại. 

Khi dịch bệnh Covid-19 xảy ra, ngành dệt may đã phải đối mặt với "cú sốc kép". Trong tháng 2/2020, khi dịch bệnh bùng phát ở Trung Quốc, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam bị đứt nguồn cung nguyên liệu, chủ yếu là vải, từ Trung Quốc. Sang đến tháng 3, khi nguồn cung được nối lại thì cũng là lúc dịch bùng phát ở Châu Âu, Mỹ khiến cho thị trường mua sắm gần như bị đóng băng, các khách hàng liên tiếp đề nghị giãn, hoãn hoặc hủy đơn hàng.

Trong bối cảnh đó, sản xuất khẩu trang trở thành một giải pháp để các doanh nghiệp dệt may có thể duy trì sản xuất, giữ chân công nhân và có thu nhập để giảm bớt thiệt hại do bị tạm dừng các đơn hàng.

Theo thông tin do Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) tổng hợp, chỉ tính riêng 50 doanh nghiệp đã có báo cáo với Bộ Công Thương, năng lực sản xuất khẩu trang đã lên đến 8 triệu chiếc/ngày, tức là vào khoảng 200 triệu chiếc/tháng. Nếu tính trên quy mô cả nước thì sản lượng sẽ lớn hơn rất nhiều.

Theo Cục Xuất nhập khẩu, Việt Nam có đủ năng lực để trở thành một quốc gia sản xuất khẩu trang vải lớn trên thế giới. Tuy nhiên, để coi đây là một ngành sản xuất lâu dài thì cần tính đến một số yếu tố.

Cụ thể, trên thị trường thế giới, khẩu trang đồng nghĩa với khẩu trang y tế, việc sử dụng khẩu trang vải chưa phải phổ biến. Vì vậy, cần có sự thông tin, quảng bá thêm để người dùng nhận biết được lợi ích của khẩu trang vải và chuyển sang sử dụng loại khẩu trang này.

Theo đó, công tác xúc tiến thương mại, tìm khách hàng cần được đẩy mạnh trong bối cảnh nhiều khách hàng nước ngoài chưa biết về khả năng sản xuất khẩu trang vải của Việt Nam.

Cục Xuất nhập khẩu cũng lo ngại, khi dịch bệnh bùng phát, khẩu trang trở thành một mặt hàng thiết yếu. Nhưng khi dịch bệnh qua đi, nhu cầu về khẩu trang cũng sẽ giảm xuống. Do vậy, đây là một mặt hàng có tính thời vụ, tính ổn định không cao.

Chính vì vậy, các doanh nghiệp dệt may có thể tranh thủ khai thác thị trường tại thời điểm này, nhưng để coi đây là một sản phẩm lâu dài, đầu tư quy mô lớn thì cần thận trọng. Đã có một vài doanh nghiệp thông báo nhận được đơn hàng dài hạn về khẩu trang, nhưng con số này còn rất ít.

Các doanh nghiệp xuất khẩu khẩu trang vải cũng cần lưu ý, thị trường các nước phát triển thường đòi hỏi yêu cầu cầu cao về chất lượng, tính an toàn với người sử dụng. Do vậy, các doanh nghiệp phải tìm hiểu về các tiêu chuẩn này để đáp ứng, xin các giấy chứng nhận phù hợp để tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu.

Bên cạnh đó, theo quy định tại Nghị quyết 20/NQ-CP ngày 28/2/2020 của Chính phủ, khẩu trang y tế chỉ được xuất khẩu trong trường hợp viện trợ, hỗ trợ quốc tế được Chính phủ Việt Nam cho phép. Nếu được cấp phép thì cũng chỉ cho xuất khẩu tối đa 25% sản lượng của doanh nghiệp.

Quy định trên được đưa ra để dành ưu tiên cao nhất cho công tác phòng, chống dịch bệnh ở trong nước, đảm bảo có đủ trang thiết bị cho đội ngũ y bác sỹ, cán bộ y tế trên tuyến đầu chống dịch. Hiện nay, chúng ta vẫn chưa lường được hết diễn biến của dịch bệnh nên vẫn phải luôn đề phòng khả năng dịch bệnh bùng phát, số ca nhiễm tăng cao. Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế đang thực hiện mua dự trữ khẩu trang y tế để phục vụ công tác phòng, chống dịch về lâu dài, vì vậy việc quản lý chặt chẽ xuất khẩu khẩu trang y tế là cần thiết.

Trong trường hợp Việt Nam và các nước khác khống chế được dịch Covid-19, khả năng cung ứng và dự trữ trong nước đối với mặt hàng này đáp ứng đủ nhu cầu, các Bộ ngành có thể phối hợp xem xét, kiến nghị Chính phủ biện pháp tạo điều kiện cho doanh nghiệp xuất khẩu khẩu trang y tế.

Trước tình hình năng lực sản xuất khẩu trang vải được mở rộng trong khi thị trường trong nước đang dần bão hòa, Bộ Công Thương đã chỉ đạo các Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài khẩn trương liên hệ, tìm kiếm các đầu mối, doanh nghiệp ở nước ngoài để giúp tiêu thụ sản phẩm khẩu trang vải. Các thông tin này Bộ Công Thương đã đưa lên Cổng thông tin của Bộ để doanh nghiệp sản xuất khẩu trang vải có thể đăng ký tham gia kết nối với các Thương vụ và nhận thông tin về người nhập khẩu nước ngoài. Trên thị trường thế giới, khẩu trang đồng nghĩa với khẩu trang y tế, việc sử dụng khẩu trang vải chưa phải phổ biến. Vì vậy, cần có sự thông tin, quảng bá thêm để người dùng nhận biết được lợi ích của khẩu trang vải và chuyển sang sử dụng loại khẩu trang này.

Theo CafeF

CafeLand – Sức hút từ khu đô thị phía đông cùng nhiều dự án hạ tầng quan trọng đã và đang triển khai trên địa bàn TP. HCM sẽ là động lực để giúp thị trường bất động sản sôi động trở lại sau giai đoạn ảm đạm do tác động của dịch Covid-19.

Những lý do giúp bất động sản TP.HCM sớm bùng nổ trở lại

Bất động sản TP.HCM sẽ sớm bùng nổ trở lại

Hấp dẫn từ thành phố phía đông

Mới đây, ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP.HCM, đã ký văn bản gửi Bộ Xây dựng để xin ý kiến về đề án phân loại đô thị và chương trình phát triển đô thị trực thuộc TP.HCM.

Theo đó, TP.HCM đang xây dựng đề án thành lập thành phố phía đông trên cơ sở sáp nhập ba quận 2, 9 và Thủ Đức để hình thành khu đô thị sáng tạo. Theo dự kiến, sau khi được thành lập, thành phố phía đông này sẽ có khoảng 1,1 triệu dân, được bố trí trên tổng diện tích tự nhiên khoảng 211 km2.

Thông tin về việc TP.HCM xin lập thành phố trực thuộc phía đông nói trên đã manh nha xuất hiện vài năm trở lại đây. Và ngay lập tức nó đã có tác động đến thị trường bất động sản vốn sôi động tại khu vực phía đông thành phố.

Trong những năm qua, khu Đông TP.HCM cũng là nơi có hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông được đầu tư mạnh mẽ nhất, từ cầu Sài Gòn 1 và 2, xa lộ Hà Nội mở rộng, hầm Thủ Thiêm, đại lộ Mai Chí Thọ đến tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên, bến xe Miền Đông mới và bệnh viện Ung bướu...

Trong đó, tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên dự kiến sẽ đi vào hoạt động từ cuối năm 2021. Đây được ví như thỏi “nam châm” thu hút nhiều dự án bất động sản mọc lên dọc suốt chiều dài của nó.

Không chỉ gói gọn trong khu vực TP.HCM, sự bùng bổ của thị trường bất động sản khu đông TP.HCM hiện đã lan rộng ra các khu vực lân cận như Dĩ An, Thuận An (Bình Dương) hay Biên Hoà (Đồng Nai).

Hàng loạt dự án hạ tầng được xây dựng

Hạ tầng được ví như bệ đỡ của thị trường bất động sản. Trong năm 2020, TP.HCM dự kiến sẽ khởi công một loạt dự án hạ tầng trọng điểm. Trong đó có nhiều dự án sẽ là chìa khoá tháo gỡ nút thắt giao thông tại nhiều quận, huyện.

Theo Ban quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông đô thị TP.HCM, trong tháng 4/2020 sẽ có 6 dự án hạ tầng được khởi công xây dựng với tổng vốn đầu tư gần 2.000 tỉ đồng.

Trong đó, có dự án quan trọng là xây dựng hầm chui nút giao Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ (quận 7). Đây là công trình giải toả ách tắc giao thông trên tuyến cữa ngõ nối khu Nam với trung tâm thành phố.

Trước đó, UBND TP.HCM đã đồng ý cấp vốn hơn 830 tỉ đồng để xây dựng dự án hầm chui nút giao thông Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ. Trong đó, 538,3 tỉ đồng chi phí xây dựng, 155,6 tỉ đồng chi phí di dời hạ tầng kỹ thuật, 21 tỉ đồng chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, còn lại 84 tỉ là chi phí dự phòng.

Dự kiến khi dự án hoàn thành không chỉ giúp tháo gỡ nút thắt giao thông cữa ngõ phía nam thành phố mà còn tạo động lực giúp cho thị trường bất động sản ở khu vực này càng thêm hấp dẫn.

Một số dự án hạ tầng khác được khởi công xây dựng gồm: dự án xây dựng hệ thống thoát nước và cải tạo mặt đường Huỳnh Tấn Phát dài 5km (đoạn từ cầu Phú Xuân đến phà Bình Khánh) thuộc huyện Nhà Bè với tổng vốn đầu tư 300 tỉ đồng.

Dự án xây dựng hệ thống thoát nước, nâng cấp mặt đường Hương Lộ 11 (đoạn từ Đinh Đức Thiện đến hết ranh xã Hưng Long) thuộc huyện Bình Chánh. Tuyến đường cải tạo dài 6,3km vốn đầu tư 241 tỉ đồng.

Hai dự án khác cũng thuộc huyện Bình Chánh được khởi công xây dựng là 2 cầu gồm cầu Kênh A (nhánh 2) và cầu Kênh B (nhánh 2) có vốn đầu tư hơn 164 tỉ đồng.

Dự án xây cầu Phước Long nối quận 7 - huyện Nhà Bè cũng được khởi công cuối tháng 3 với chiều dài 360m, nhịp dầm và xây dựng đường đầu cầu kết nối vào đường Phạm Hữu Lầu. Tổng mức đầu tư gần 400 tỉ đồng.

Theo CafeLand

Trong báo cáo mới nhất của VinaCapital đánh giá mức độ ảnh hưởng của dịch Covid-19 lên nền kinh tế Việt Nam, đơn vị này cho rằng Việt Nam có thể đón một số cơ hội nhất định.

Kinh tế Việt Nam qua góc nhìn của Ngân hàng Phát triển Châu Á

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Theo VinaCapital, Việt Nam là nền kinh tế phát triển năng động trong những năm vừa qua, vì vậy các nhà đầu tư rất lo ngại về tác động của suy thoái toàn cầu kéo dài có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng chung Việt Nam. 

Tuy nhiên, VinaCapital tin rằng Việt Nam có vị thế tương đối tốt để vượt qua "cơn bão" Covid-19 và phát triển thịnh vượng sau thời kỳ khó khăn này.

Theo báo cáo, VinaCapital cho rằng Covid-19 có thể đem lại lợi ích cho Việt Nam. Cụ thể như trong những năm gần đây, các công ty đa quốc gia như Samsung, Tập đoàn LG và rất nhiều nhà sản xuất Nhật Bản đã chuyển các nhà máy từ Trung Quốc sang Việt Nam, hoặc đã thành lập các cơ sở sản xuất mới tại Việt Nam thay vì ở Trung Quốc.

Khi chiến tranh thương mại Mỹ-Trung nổ ra, VinaCapital đã dự đoán rằng chiến tranh thương mại sẽ đẩy nhanh quá trình di chuyển các cơ sở sản xuất từ ​​Trung Quốc sang Việt Nam. Ở thời điểm hiện tại, đơn vị này tiếp tục nhìn nhận dịch Covid-19 sẽ tiếp tục là nhân tố giúp đẩy nhanh nỗ lực di dời các nhà máy sản xuất ra khỏi Trung Quốc. 

Bên cạnh đó, các công ty như Foxconn và các nhà cung cấp khác của Apple đã cho biết rằng họ có ý định thành lập các cơ sở sản xuất tại Việt Nam. Tuy nhiên, VinaCapital nói rằng các công ty này có thể sẽ không chỉ tiếp tục thiết lập các cơ sở sản xuất tại đây, mà còn tạo ra động lực lớn hơn nhiều để giúp thúc đẩy phát triển chuỗi cung ứng địa phương trong tương lai.

Trước mức độ nghiêm trọng của những gì thế giới đang gặp phải, cùng với những lo ngại về việc xử lý dịch của Trung Quốc, các công ty FDI sẽ sớm cân nhắc quyết định thành lập các nhà máy mới tại Việt Nam. Ngoài ra, rất có thể họ sẽ còn bắt đầu hỗ trợ chuyên môn và kỹ thuật cho các nhà cung cấp trong nước để tăng năng suất xản xuất tại Việt Nam.

Cuối cùng, một báo cáo nghiên cứu do Ngân hàng Dự trữ Liên bang San Francisco công bố tuần trước có tiêu đề "Hậu quả kinh tế do đại dịch gây ra trong dài hạn" đề cập đến 2 ý nghĩa tích cực của dịch Covid-19 đối với Việt Nam:

Thứ nhất, lạm phát tiền lương có xu hướng gia tăng sau khi đại dịch được kiểm soát, điều này sẽ khuyến khích các công ty sản xuất di dời các nhà máy từ Trung Quốc sang Việt Nam và Đông Nam Á, thay vì hồi hương sản xuất về Mỹ (VinaCapital dự đoán ngành công nghiệp phụ tùng ô tô sẽ chuyển từ Trung Quốc sang Mexico và một tỷ lệ lớn các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp điện tử sẽ di dời nhà máy từ Trung Quốc sang Ấn Độ và Đông Nam Á).

Thứ hai, lợi nhuận từ đầu tư có xu hướng giảm mạnh trong thập kỷ sau đại dịch cùng với sự "Nhật Bản hóa" của nền kinh tế Mỹ sẽ đảm bảo một làn sóng FII (đầu tư gián tiếp) tràn vào các thị trường chứng khoán cận biên (FM) và mới nổi (EM), bao gồm cả Việt Nam, trong nhiều năm tới.

Bên cạnh đó, báo cáo còn đề cập đến các tác động của Covid-19 đối với mức tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2020. Dịch bệnh được dự báo sẽ làm giảm 3 điểm phần trăm trong mức tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm nay (1,5 điểm phần trăm trong ngành du lịch; 1 điểm phần trăm trong ngành sản xuất/chế tạo và 0,5 điểm phần trăm trong tiêu dùng nội địa).

Theo CafeF

Hiện nay Mỹ đang quan tâm hợp tác với các đối tác của Việt Nam trong việc sản xuất các bộ trang phục bảo hộ y tế, khẩu trang theo tiêu chuẩn N95, đồng thời Mỹ hỗ trợ tìm đối tác để chuyển giao công nghệ, giúp Việt Nam sản xuất máy thở.

Mỹ hợp tác với Việt Nam sản xuất trang phục bảo hộ y tế

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao được tổ chức bằng hình thức trực tuyến chiều 9-4, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết lô đầu tiên trong số 2 lô hàng gồm 450.000 bộ đồ bảo hộ do DuPont sản xuất tại Việt Nam đã được vận chuyển đến Mỹ vào tối ngày 8-4. Lô hàng thứ hai sẽ được chuyển đến Mỹ vào ngày mai 10-4.

Dự kiến trong thời gian tới, những quần áo bảo hộ này sẽ tiếp tục được chuyển đến Mỹ. Trên tinh thần tăng cường hợp tác quốc tế về phòng chống dịch Covid-19, Việt Nam sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ, đẩy nhanh việc hợp tác chuyển giao sản xuất và xuất khẩu các trang thiết bị vật tư y tế sản xuất tại Việt Nam cho các quốc gia có nhu cầu, trong đó có Mỹ.

"Hiện nay, Mỹ cũng đang quan tâm hợp tác với các đối tác của Việt Nam trong việc sản xuất các bộ trang phục bảo hộ y tế, khẩu trang theo tiêu chuẩn N95. Tôi đánh giá cao việc Mỹ hỗ trợ tìm đối tác để chuyển giao công nghệ, giúp Việt Nam sản xuất máy thở phòng chống dịch bệnh"- bà Hằng nói.

Người phát ngôn khẳng định mặc dù dịch bệnh Covid-19 diễn ra phức tạp ở trong nước, chính phủ Việt Nam trong khả năng của mình sẽ tiếp tục hỗ trợ các nước bạn bè và đối tác đang chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh.

Như Báo Người Lao Động đã đưa tin, chuyến hàng thứ nhất trong số 2 lô hàng đầu tiên với hơn 450.000 bộ quần áo bảo hộ DuPont được sản xuất tại Việt Nam đã rời Hà Nội vào ngày 7-4 và đã về đến Kho dự trữ chiến lược quốc gia Mỹ vào ngày 8-4. Bộ Y tế và Dịch vụ Dân sinh Mỹ đã ký hợp đồng với FedEx để nhanh chóng chuyển giao các bộ đồ cho Kho dự trữ chiến lược quốc gia Mỹ để giải quyết nhu cầu khẩn cấp đối với trang thiết bị bảo hộ cho các nhân viên tuyến đầu ứng phó với đại dịch Covid-19 tại Mỹ.

Theo CafeF

Samsung cho biết họ kỳ vọng lợi nhuận quý 1/2020 đạt 6,4 ngàn tỷ won (tương đương 5,23 tỷ USD), tăng 2,7% so với cùng kỳ.

Ảnh: Business Korea

Trong ngày thứ Ba (07/04), gã khổng lồ công nghệ Samsung của Hàn Quốc cho biết lợi nhuận hoạt động trong 3 tháng đầu năm có khả năng tăng so với cùng kỳ năm trước và vượt kỳ vọng của nhà đầu tư.

Samsung cho biết họ kỳ vọng lợi nhuận quý 1/2020 đạt 6,4 ngàn tỷ won (tương đương 5,23 tỷ USD), tăng 2,7% từ mức 6,23 ngàn tỷ won của cùng kỳ năm trước. Các nhà phân tích dự báo Samsung ước lợi nhuận hoạt động quý 1/2020 đạt 6,2 ngàn tỷ won (tương đương 5,05 tỷ USD), theo Refinitiv SmartEstimate.

Gã khổng lồ Hàn Quốc kỳ vọng doanh thu hợp nhất quý 1/2020 có thể đạt 55 ngàn tỷ won, tăng gần 5% so với cùng kỳ năm trước.

Cổ phiếu Samsung tăng 2% trong phiên sáng.

Samsung là một trong những gã khổng lồ công nghệ đầu tiên thông báo về lợi nhuận giữa đại dịch Covid-19. Con số lợi nhuận này được cho là sẽ cung cấp bằng chứng về những tác động của đại dịch đến các công ty và chuỗi cung ứng toàn cầu.

Các linh kiện bộ nhớ sử dụng trong điện thoại thông minh và trung tâm dữ liệu là mảng tạo lợi nhuận chính của Samsung. Môi trường đã kém thuận lợi hơn trong những quý gần đây khi giá và nhu cầu chip bộ nhớ rơi xuống mức thấp trong một khoảng thời gian dài, vì những điều chỉnh về hàng tồn kho và tình trạng dư cung.

Thế nhưng, tình hình có vẻ đã biến chuyển.

Bất chấp tác động tiêu cực từ đại dịch Covid-19, hoạt động xuất khẩu thiết bị bán dẫn của Hàn Quốc được cho là sẽ ghi nhận tăng trưởng kỷ lục trong tháng 4/2020, theo CW Chung, Trưởng bộ phận nghiên cứu Hàn Quốc tại Nomura.

“Chúng tôi vẫn chưa thấy bất kỳ sự cắt giảm đơn hàng nào từ khách hàng”, ông nói trong báo cáo gửi ngày 01/04, đồng thời nói thêm giá chip bộ nhớ tiếp tục tăng trong quý 1/2020 và được dự báo sẽ tăng nhanh hơn trong quý 2/2020.

Ông Chung lý giải rằng mặc dù có khả năng nhu cầu thiết bị điện tử tiêu dùng giảm tốc, bao gồm cả điện thoại thông minh, nhưng thị trường chip điện tử vẫn mạnh mẽ.

Các công ty đang nhập trước hàng tồn kho của họ trong lúc xu hướng làm việc tại nhà và học tập trực tuyến vì Covid-19 đang tạo ra nhu cầu to lớn.

Ông nói thêm nếu đại dịch tiếp tục kéo dài đến nửa cuối năm 2020, thì có thể tác động đến sự chuyển biến cung-cầu trên thị trường chip bộ nhớ.

“Xem xét đến kịch bản cung-cầu hiện tại, chúng tôi thấy có ít khả năng thị trường giảm 2 lần, nhưng nếu dịch Covid-19 kéo dài đến 6 tháng cuối năm 2020, chúng tôi thấy khả năng thị trường giảm hai lần cao hơn”, ông nói.

Hiện có hơn 1,34 triệu người trên thế giới đã nhiễm virus và có hơn 74.400 ca tử vong, theo dữ liệu từ Đại học Johns Hopkins.

Bên cạnh chip bộ nhớ, Samsung là một trong những nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất trên thế giới, cạnh tranh với Apple và Huawei. Họ cũng bản các sản phẩm điện tử tiêu dùng khác như đồ gia dụng và tivi.

Trong khi đó, Apple trong tháng 2/2020 cho biết họ không mong đạt được kế hoạch doanh thu quý 2/2020, vì những giới hạn cung ứng đối với iPhone và nhu cầu thấp hơn từ Trung Quốc.

Nguồn CNBC

Đối tác chiến lược