Các doanh nghiệp đến từ Hong Kong là nhà đầu tư lớn nhất khi rót 5,63 tỷ USD vào Việt Nam, chiếm 24,9% tổng số vốn.
Cục Đầu tư Nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết trong 8 tháng đầu năm, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 22,63 tỷ USD, bằng 92,9% so với cùng kỳ năm 2018. Vốn thực hiện của dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 11,96 tỷ USD, tăng 6,3% so với cùng kỳ năm 2018.
Theo đó, có 2.406 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Tổng vốn đăng ký cấp mới 9,13 tỷ USD, bằng 67,7% so với 8 tháng đầu năm 2018.
Về điều chỉnh vốn, có 908 lượt dự án đăng ký điều chỉnh với tổng vốn đăng ký tăng thêm gần 4 tỷ USD.
Đối với góp vốn, mua cổ phần, có 5.235 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị vốn góp 9,51 tỷ USD, tăng 80% so với cùng kỳ năm 2018 và chiếm gần 42% tổng vốn đăng ký.
Trong 19 ngành, lĩnh vực thu hút vốn đầu tư nước ngoài, công nghiệp chế biến, chế tạo đang được nhiều doanh nghiệp nước ngoài rót mạnh vào Việt Nam với 15,74 tỷ USD, chiếm 69,6% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 2,31 tỷ USD, chiếm 10,2%. Đứng thứ ba là lĩnh vực bán buôn, bán lẻ với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 1,19 tỷ USD, chiếm 5,2%.
Xét theo đối tác, đã có 103 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Hong Kong dẫn đầu với tổng vốn đầu tư 5,63 tỷ USD, chiếm 24,9% tổng vốn đầu tư. Trong đó, có 3,85 tỷ USD mua cổ phần vào Công ty TNHH Vietnam Beverage tại Hà Nội.
Hàn Quốc xếp thứ hai khi đầu tư 3,48 tỷ USD, Singapore đứng vị trí thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký 3,27 tỷ USD, chiếm 14,5%.
Hà Nội tiếp tục là địa bàn thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất với tổng số vốn đăng ký hơn 5,66 tỷ USD, chiếm 25%. TP.HCM đứng thứ hai với 3,86 tỷ USD. Trong khi đó, tổng vốn đăng ký đầu tư vào Bình Dương là 1,95 tỷ USD, chiếm 8,6% tổng vốn đầu tư.
(VTC News) - Chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad diễn ra trong bối cảnh quan hệ hai nước có nhiều tiến triển thuận lợi.
Tối 26/8, Thủ tướng Mahathir Mohamad đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam từ 27-28/8/2019 theo lời mời của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Đây là chuyến thăm chính thức đầu tiên của ông Mahathir Mohamad kể từ khi nhậm chức tháng 5/2018.
Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh quan hệ hai nước có nhiều tiến triển thuận lợi, quan hệ chính trị ngày càng gần gũi, tin cậy. Hai bên duy trì trao đổi đoàn, triển khai các cơ chế hợp tác song phương hiệu quả.
Việt Nam và Malaysia thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 30/3/1973. Hai bên thường xuyên trao đổi đoàn và tiếp xúc cấp cao, gần đây là chuyến thăm Việt Nam của Quốc vương Muhamad đệ ngũ (3/2009, 9/2013); Thủ tướng Najib Razak (4/2014); và các chuyến thăm Malaysia của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (9/2011) và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (8/2015).
Hai nước ra Tuyên bố chung về khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược nhân chuyến thăm chính thức Malaysia của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (8/2015); thông qua Chương trình Hành động triển khai Đối tác Chiến lược (3/2017). Năm 2018, hai bên đã phối hợp tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.
Hợp tác quốc phòng được duy trì thông qua trao đổi đoàn các cấp và giao lưu, đào tạo, trao đổi kinh nghiệm giữa các quân, binh chủng 5. Về hải quân, từ năm 2009 (gần đây nhất là tháng 7/2017), Hải quân hai nước đã tiến hành trao đổi dự thảo Bản ghi nhớ về thiết lập cơ chế tuần tra chung và liên lạc đường dây nóng, tuy nhiên phía Malaysia vẫn chưa đi đến quyết định do còn vướng mắc giữa Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Malaysia. Bên cạnh đó, hai bên liên tục cử tàu thăm lẫn nhau.
Về không quân, Quân chủng Phòng không – Không quân đã đón đoàn doanh ngiệp công nghiệp quốc phòng Malaysia sang tìm hiểu khả năng hợp tác về một số lĩnh vực liên quan đến bảo trì, bảo dưỡng máy bay Su-30, tên lửa và radar Không quân.
Hợp tác an ninh hai bên không ngừng đẩy mạnh. Hai bên tăng cường trao đổi thông tin liên quan công tác phòng, chống khủng bố, tội phạm mạng, tội phạm xuyên quốc gia. Năm 2015, hai bên đã ký kết Hiệp định về hợp tác phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia.
Về thương mại, hai nước là một trong 10 đối tác thương mại lớn nhất của nhau (Malaysia là đối tác thương mại thứ 8 của Việt Nam, ta là đối tác lớn thứ 10 của bạn). Kim ngạch thương mại giữa hai nước tăng trưởng tốt: năm 2017 đạt hơn 10 tỷ USD, năm 2018 đạt 11,5 tỷ USD, tăng 13,2% so với năm 2017 (ta nhập 7,5 tỷ USD từ Malaysia, xuất khẩu của ta sang bạn đạt 4 tỷ USD).
Việt Nam xuất chủ yếu sang Malaysia dầu thô, gạo, cà phê, hải sản; nhập chủ yếu sắt thép, xăng dầu, dầu mỡ động thực vật, chất dẻo nguyên liệu, máy móc thiết bị, máy vi tính và sản phẩm điện tử.
Về đầu tư, tính đến tháng 4/2019, Malaysia có 586 dự án đầu tư vào Việt Nam với tổng số vốn đăng ký đạt 12,4 tỷ USD, đứng thứ 8/130 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam (chủ yếu dự án bất động sản và công nghiệp chế biến). Ta có 19 dự án đầu tư sang Malaysia với tổng vốn đầu tư đạt 1,53 tỷ USD, trong đó có 2 dự án trong lĩnh vực thăm dò khai thác dầu khí với tổng vốn đầu tư 558 triệu USD (dầu khí, thông tin - truyền thông…).
Về hợp tác lao động, hiện có khoảng 29.000 lao động hợp pháp Việt Nam tại Malaysia, chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất chế tạo, xây dựng, nông nghiệp, thủy sản… Tháng 11/2018, hai bên đã họp Nhóm công tác chung (JWG) lần thứ nhất bên lề Hội nghị Bộ trưởng Lao động ASEAN lần thứ 25 tại Kuala Lumpur để triển khai thực hiện Bản ghi nhớ về hợp tác lao động (ký năm 2015).
Hai bên đã ký kết Hiệp định hợp tác du lịch năm 1994. Năm 2018, khách Malaysia đi du lịch Việt Nam đạt hơn 540 nghìn lượt, tăng 12,4% so với năm 2017, là thị trường gửi khách đứng thứ 7 của Việt Nam.
Hiện đang có khoảng hơn 1000 lưu học sinh viên Việt Nam du học tại Malaysia. Hai bên đã ký MOU về hợp tác giáo dục ngày 06/3/2019 (thay thế cho Bản ghi nhớ ký năm 2004). Cộng đồng người Việt tại Malaysia hiện có khoảng 65.000 người, sinh sống rải rác tại 13 bang, trong đó phần lớn là người lao động, ngoài ra còn 7.200 cô dâu và 700 sinh viên.
Petro Việt Nam và Petronas Malaysia có quan hệ hợp tác từ năm 1991 trên tất cả các lĩnh vực của ngành công nghiệp dầu khí từ tìm kiếm thăm dò đến chế biến, dịch vụ. Hai bên đang triển khai 10 dự án hợp tác với tổng trữ lượng khoảng 72.000 thùng dầu/ngày.
Hai nước thường xuyên phối hợp và ủng hộ nhau tại các diễn đàn khu vực và quốc tế nhất là ASEAN và Liên hợp quốc (Malaysia ủng hộ Việt Nam vào Hội đồng Bảo an nhiệm kỳ 2020-2021). Hai nước đang phối hợp tốt trong thúc đẩy phát triển Cộng đồng ASEAN.
Theo Báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong 8 tháng năm 2019, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 22,63 tỷ USD, bằng 92,9% so với cùng kỳ năm 2018.
Theo đó, có 2.406 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, tăng 25,4% số dự án so với cùng kỳ năm 2018. Tổng vốn đăng ký cấp mới 9,13 tỷ USD, bằng 67,7% so với cùng kỳ năm 2018.
Đồng thời có 908 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư, tăng 23,4% so với cùng kỳ năm 2018. Tổng vốn đăng ký điều chỉnh gần 4 tỷ USD, bằng 71,4% so với cùng kỳ năm 2018. Trong 8 tháng năm 2019, quy mô điều chỉnh mở rộng vốn của các dự án nhỏ, không có dự án tăng vốn lớn như trong cùng kỳ năm 2018.
Bên cạnh đó có 5.235 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị vốn góp 9,51 tỷ USD, tăng 80% so với cùng kỳ 2018 và chiếm 42% tổng vốn đăng ký.
Vốn thực hiện của dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 11,96 tỷ USD, tăng 6,3% so với cùng kỳ năm 2018.
Theo lĩnh vực đầu tư, các nhà nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19 ngành lĩnh vực, trong đó đầu tư tập trung nhiều nhất vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với tổng số vốn đạt 15,74 tỷ USD, chiếm 69,6% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 2,31 tỷ USD, chiếm 10,2% tổng vốn đầu tư đăng ký. Đứng thứ ba là lĩnh vực bán buôn bán lẻ với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 1,19 tỷ USD, chiếm 5,2% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Theo quốc gia, khu vực Hồng Kông là dẫn đầu đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đầu tư 5,63 tỷ USD (trong đó, có 3,85 tỷ USD mua cổ phần vào công ty TNHH Vietnam Beverage tại Hà Nội), chiếm 24,9% tổng vốn đầu tư. Hàn Quốc đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 3,48 tỷ USD, chiếm 15,4% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cho biết, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa 8 tháng năm 2019 ước tính đạt 47,11 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt gần 26,6 tỷ USD, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm 2018. Đáng chú ý, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu 8 tháng của nhóm lâm sản chính tiếp tục tăng đến 18,6%.
Xuất khẩu cao su của Việt Nam đạt 1,32 tỷ USD trong 8 tháng 2019.
Cụ thể, về xuất khẩu (XK): Kim ngạch xuất khẩu trong tháng 8 ước đạt 3,64 tỷ USD, tăng 5,1% so với tháng trước. Tính chung 8 tháng, kim ngạch XK ước đạt 26,58 tỷ USD, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm 2018 trong đó có 8 nhóm/sản phẩm có giá trị XK trên 1 tỷ USD . Nhóm nông sản chính ước đạt 12,4 tỷ USD, bằng 91,7%, chiếm 46,7% tổng kim ngạch xuất khẩu (cùng kỳ năm trước là 51,7%); lâm sản chính đạt 7,08 tỷ USD, tăng 18,6% và chiếm 26,6% tỉ trọng XK (tăng 3,8 điểm phần trăm so với 8 tháng năm 2018); thủy sản ước đạt 5,52 tỷ USD, giảm 1,2%, chiếm 20,8% (tỷ trọng giảm 0,5 điểm phần trăm).
Giá trị xuất khẩu một số mặt hàng chính 8 tháng năm nay tăng so với cùng kỳ năm trước: cao su đạt 1,32 tỷ USD, tăng 7,8%; chè đạt 150 triệu USD, tăng 22,7%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 6,66 tỷ USD, tăng 17,5%; quế đạt 107 triệu USD, tăng 19,3%; mây tre, cói đạt 311 triệu USD, tăng 48,1%.
Về thị trường, Bộ NN&PTNT cho biết, XK sang Trung Quốc 7 tháng đạt 4,74 tỷ USD, giảm 8,9% so với 7 tháng năm 2018, nhưng XK sang Hoa Kỳ tăng mạnh và đạt 4,78 tỷ USD, tăng 12,6%. Do vậy, Hoa Kỳ hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất của nông sản Việt Nam, chiếm tỉ trọng 20,8% tổng kim ngạch xuất khẩu (cao hơn Trung Quốc 0,1 điểm phần trăm); tiếp đến là EU chiếm 12,0%; ASEAN chiếm 9,5%; Nhật Bản chiếm 8,4%.
Về nhập khẩu, kim ngạch nhập khẩu nông lâm thủy sản và vật tư nông nghiệp trong tháng ước đạt 2,4 tỷ USD, giảm 9,1% so với tháng trước. Tính chung 8 tháng, ước đạt 20,54 tỷ USD, giảm 1,2% so với cùng kỳ năm 2018; trong đó, nhập khẩu các mặt hàng phân bón, thuốc trừ sâu và các nông sản chính khoảng 17,2 tỷ USD, giảm 2,0% so với cùng kỳ.
Như vậy, cán cân thương mại hàng hóa thực hiện 7 tháng xuất siêu 4,8 tỷ USD; tháng 8 ước tính xuất siêu 1,2 triệu USD. Tính chung 8 tháng ước tính xuất siêu 6,04 tỷ USD (cao hơn 661,6 triệu USD so với cùng kỳ năm trước).
Theo Bộ NN&PTNT, trong thời gian tới, thương mại toàn cầu dự báo sẽ tiếp tục suy giảm và dòng vốn đầu tư toàn cầu tiếp tục chịu ảnh hưởng từ những yếu tố rủi ro bởi chính trị, căng thẳng thương mại giữa các nền kinh tế chủ chốt, chính sách bảo hộ. Bên cạnh đó, XK nông sản chịu áp lực cạnh tranh lớn và sự gia tăng các rào cản thương mại, nhất là từ thị trường Trung Quốc trong bối cảnh giá XK một số nông sản chủ lực vẫn còn xu hướng giảm.
Ngoài ra, diễn biến thời tiết bất thường, tình trạng nắng nóng kéo dài, hạn hán, xâm nhập mặn, dịch tả lợn châu Phi tiếp tục ảnh hưởng tới sản xuất nông lâm thủy sản. Hơn nữa, áp lực đẩy nhanh tiến độ thực hiện, đảm bảo giải ngân được 57,8% kế hoạch đầu tư phát triển của ngành trong 4 tháng cuối năm là rất lớn.
Để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng ngành nông nghiệp, Bộ NN&PTNT đề nghị toàn ngành cần tập trung triển khai các nhiệm vụ, giải pháp để phòng chống thiên tai, khống chế dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi đảm bảo ổn định sản xuất nông lâm thủy sản, đẩy mạnh XK, tăng cường công tác quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân các dự án.
Nếu tại Nhật, người dân nước này coi những chiếc keicar là ưu tiên số một trong lựa chọn xe đi lại, hoặc giả là các dòng xe nội địa, xe của hãng Nhật sẽ được lựa chọn thì tại Việt Nam, xu hướng tiêu dùng xe hơi đang đa dạng hơn, phức tạp và khó nắm bắt hơn.
Giá đắt, chi phí nuôi xe lớn nên xe hơi đối với phần lớn người dân Việt vẫn là mơ ước.
Loay hoay tìm xe chiến lược cho Việt Nam
Rất nhiều chuyên gia về xe hơi Việt Nam cho biết hiện không có câu trả lời rõ ràng về dòng xe chiến lược cho người Việt. Dựa vào số tiêu thụ xe hơi hiện nay, sedan vẫn là dòng xe có doanh số cao nhất, chiếm khoảng 50 - 60% thị phần tiêu dùng và thị trường xe du lịch Việt. Tuy nhiên, để chọn sedan là xe chiến lược cho Việt Nam không hề dễ.
Trong khi đó, ở phân khúc đang nóng bỏng hiện nay là xe giá rẻ hatchback, trong hai năm trở lại đây, dòng xe này nhận được sự quan tâm rất lớn trên thị trường với doanh số cao. Tuy nhiên, qua thời gian dòng xe này đã tỏ rõ nhược điểm: Gầm thấp, chở ít người, tiêu chuẩn xe không cao, dễ tổn thương do ngập lụt đô thị và là sự lựa chọn thứ yếu để di chuyển xa.
Với ưu điểm là giá rẻ, dáng nhỏ gọn, phù hợp với đường sá nhỏ hẹp ở đô thị, hatchback đã tỏ rõ sự lợi hại ở thành thị và mấy năm nay, dòng xe này đã được rất nhiều ông lớn đổ bộ đầu tư.
Hiện, xe có giá từ 300 đến dưới 500 triệu đồng được mặc định là xe giá rẻ ở Việt Nam, hai thương hiệu đi đầu phân khúc này là Kia Morning và Hyundai Grand i10. Tuy nhiên, gần đây các ông lớn này cũng phải chia sẻ thị trường xe phân khúc nhóm A cho các đối tác nhập khẩu khác như Honda với Brio hay Toyota với Wigo và hãng xe nội địa VinFast với mẫu Fadil.
Theo chuyên gia ô tô của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), thị trường có, nguồn cung dồi dào là cơ sở để Việt Nam ưu tiên, chọn các mẫu hatchback làm xe chiến lược, "xe quốc dân" của mình giống như Keicar của Nhật, pickup của Thái Lan chẳng hạn.
Tuy nhiên, để lựa chọn dòng xe hatchback giá rẻ này làm xe chiến lược, không phải ai cũng hài lòng, nhất là bối cảnh người Việt có mức thu nhập thấp, để mua chiếc xe giá rẻ, họ phải dành dụm tiêu dùng ít nhất 2 - 3 năm, nhiều có thể 5 - 10 năm. Xe giá rẻ tại Việt Nam thực tế chỉ rẻ so với thu nhập của người dân đô thị, còn đối với nông thôn, nó vẫn là phương tiện giao thông tương lai.
Theo cách tính thu nhập bình quân GDP/người của người Việt, năm 2018, thu nhập của người Việt vào khoảng 59 triệu đồng/người/năm. Trong khi đó, theo các báo cáo của Nielsen, Q&Me, người Việt chi tiêu khoảng 50% tổng thu nhập cho các hoạt động nhà ở, ăn uống, mua sắm gia đình, chữa bệnh; 20% dành cho con cái học tập và cưới hỏi, lễ nghĩa... còn lại mới là khoản tiền dành cho tiết kiệm.
Người Việt phải bỏ nhiều tiền để chơi xe
Như vậy, với hộ có thu nhập bình quân đầu người bằng với bình quân chung của cả nước, nếu sức khỏe tốt sẽ phải mất ít nhất 3 năm mới đủ tiền tiết kiệm mua xe.
Trong khi đó, hơn 90% người sở hữu xe hơi là những người thu nhập trung bình hoặc cao ở Việt Nam, chính vì vậy chiếc xe không còn chỉ là phương tiện di chuyển mà để thể hiện sự an toàn, vị thế trong xã hội và thuận lợi trong các quan hệ đối tác. Chính vì vậy, những chiếc xe quá rẻ, quá nhỏ, nghiễm nhiên không được chọn.
Theo lời một giám đốc truyền thông của tập đoàn xe hơi tại Việt Nam: "Để kinh doanh ổn định, tôi luôn muốn chọn các dòng xe giá rẻ. Nhưng để có lợi nhuận, tôi phải chọn dòng xe cao cấp hơn".
Gần đây, thị trường xe hơi Việt nổi lên các dòng xe đa dụng cỡ nhỏ, xe đô thị có kiểu dáng bắt mắt và phù hợp với đa số tầng lớp người dân giàu nhanh.
Theo thống kế của VAMA, doanh số các dòng xe SUV và MPV trong 7 tháng qua đã tăng mạnh, cụ thể lượng bán ra xe SUV đạt hơn 32.000 chiếc, tăng gần 20.000 chiếc so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ tiêu dùng xe SUV đang bằng gần 60% so với xe sedan. Trong khi đó, mẫu xe MPV cũng có doanh số đạt hơn 18.500 chiếc, tăng hơn 7.500 chiếc so với cùng kỳ. Cả hai dòng xe đều có mức tăng mạnh hơn so với mức tăng doanh số của mẫu sedan.
Không thể phủ nhận thực tế, các dòng xe đa dụng đô thị của SUV, MPV hiện nay có giá bán đều trên 600 triệu đồng/chiếc, cộng chi phí lăn bánh có thể lên trên 700 triệu đồng, gấp 11 lần thu nhập/năm của người Việt bình thường. Như vậy, nếu phải ăn dè hà tiện, tiết kiệm 11 năm, theo thu nhập hiện nay người bình thường mới có thể mua được xe.
Theo ông Nguyễn Việt, một doanh nghiệp kinh doanh xe hơi tại Việt Nam: "Việt Nam đã từng chọn xe chiến lược là các dòng MPV gia đình, có khung trục của các dòng xe cỡ lớn chở được cả gia đình, kinh tế hơn và nếu doanh nghiệp nắm vững thiết kế có thể cho nhiều biến thể khác nhau. Tuy nhiên, sau khi nội địa hóa Innova dừng lại, từ đó đến nay không còn dòng xe chiến lược của Việt Nam, về cơ bản Việt Nam không có dòng xe chiến lược, thị trường chạy theo xu hướng của người tiêu dùng và doanh nghiệp đặt ra, về lâu dài sẽ không có lợi cho nhóm doanh nghiệp trực tiếp sản xuất, lắp ráp xe trong nước".
(Kỷ Nguyên Số)Các cuộc tấn công mạng gây tổn thất nghiêm trọng về tiền của, dữ liệu, thiết bị và cả danh tiếng của công ty.
Nếu tin tặc tấn công vào hệ thống mạng của doanh nghiệp, chúng có thể giành quyền truy cập vào danh sách khách hàng, thông tin thẻ tín dụng của khách hàng hoặc thông tin ngân hàng của công ty... Những tổn hại này không chỉ tác động đến các tập đoàn lớn, chính phủ mà còn với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Theo khảo sát của Kaspersky năm 2018 - “Growing businesses safely: Cloud adoption vs. security concerns”, 74% doanh nghiệp vừa và nhỏ thừa nhận không chú trọng đến an ninh mạng.
Từ tháng 3/2017 đến 2/2018, chi phí trung bình của một sự cố an ninh mạng đối với doanh nghiệp 1,23 triệu USD (khoảng 23 tỷ đồng). Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, trung bình mỗi sự cố tấn công mạng năm 2018 tiêu tốn của doanh nghiệp 120.000 USD, nhiều hơn 32.000 USD so với năm 2017.
Ông Yeo Siang Tiong, Tổng giám đốc Kaspersky khu vực Đông Nam Á, cho biết: “Các cuộc tấn công mạng có thể gây ra hậu quả đáng kể cho các doanh nghiệp. Một khi khách hàng biết rằng thông tin của họ bị xâm phạm, danh tiếng của doanh nghiệp có thể bị suy giảm và điều này đôi khi còn nặng nề hơn tổn thất về tiền”.
Các doanh nghiệp SMB tại Việt Nam đóng góp rất nhiều cho tăng trưởng kinh tế của đất nước và chính phủ cũng đang nỗ lực rất nhiều để nâng cao nhận thức về những rủi ro trong quá trình chuyển đổi số hóa.
Để tăng cường bảo mật mạng, các công ty có thể áp dụng một số giải pháp sau đây:
- Thông báo với nhân viên IT của công ty về các mối đe dọa mạng.
- Thiết lập quy trình tại chỗ để tạo và lưu trữ/sao lưu dữ liệu an toàn.
- Kiểm soát truy cập dữ liệu của công ty.
- Cập nhật phần mềm lên phiên bản mới nhất cho tất cả thiết bị. Thường xuyên cập nhật các bản giá có thể giúp công ty tránh được các mối đe dọa mạng.
- Sử dụng phần mềm chuyên nghiệp để bảo vệ dữ liệu.
Các công ty lớn trên thế giới đang gặt hái những lợi ích của một nền kinh tế toàn cầu mạnh mẽ, với nhiều khoản đầu tư trị giá hàng trăm tỷ USD.
Hằng năm, Tạp chí Fortune công bố bảng xếp hạng các công ty lớn nhất thế giới về doanh thu.
Thông tin được lấy từ bảng xếp hạng Global 500 (500 công ty hàng đầu thế giới) của Fortune theo doanh thu. Howmuch.net minh họa 100 công ty hàng đầu trong bảng xếp hạng trên, với mỗi hình bát giác đại diện cho một công ty. Trong mỗi hình bát giác có logo các công ty, doanh thu và quốc gia nơi công ty đặt trụ sở.
Kích thước của mỗi hình bát giác trong hình ảnh tỷ lệ thuận với doanh thu của công ty, hình dạng lớn hơn thể hiện doanh thu cao hơn. Ngoài ra, mỗi công ty được phác thảo bằng một màu đại diện cho ngành công nghiệp của mình, như năng lượng, thực phẩm và bán lẻ, và công nghệ.
Top 10 công ty có giá trị nhất thế giới theo doanh thu:
1. Walmart - Hoa Kỳ - 514 tỷ USD
2. Tập đoàn Sinopec - Trung Quốc - 415 tỷ USD
3. Royal Dutch Shell - Hà Lan - 397 tỷ USD
4. Tập đoàn Dầu khí quốc gia Trung Quốc - Trung Quốc - 393 tỷ USD
5. State Grid- Trung Quốc - 387 tỷ USD
6. Saudi Aramco - Ả Rập Saudi - 356 tỷ USD
7. BP - Anh - 304 tỷ USD
8. Exxon Mobil - Hoa Kỳ - 290 tỷ USD
9. Volkswagen - Đức - 278 tỷ USD
10. Toyota Motor - Nhật Bản - 273 tỷ USD
Theo Fortune, tổng doanh thu cho Global 500 tăng 9% so với năm trước. Giảm thuế doanh nghiệp quốc gia đã được ghi nhận là một lý do cho doanh thu cao hơn trong các công ty Hoa Kỳ, mặc dù chính phủ liên bang cũng đưa ra thuế doanh thu ít hơn do chính sách thuế mới.
Đầu năm nay, các nhà phân tích cũng dự đoán rằng mặc dù các công ty của Hoa Kỳ đang mang lại doanh thu cao hơn, các công ty này có thể có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn do tăng chi phí cho lao động và nguyên liệu thô.
Ngoài ra, thuế quan đang có tác động đến các công ty ở Hoa Kỳ và trên toàn thế giới. Một số mức thuế quốc tế mới như thuế dịch vụ kỹ thuật số của Pháp sẽ không chỉ ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty, đặc biệt là ở Thung lũng Silicon, mà còn ảnh hưởng đến doanh thu.
Hơn nữa, một số nhà kinh tế cho rằng các chính sách của Trump về Hồi giáo Mỹ đang ngăn cản các công ty nước ngoài đầu tư vào Hoa Kỳ. Các công ty lớn sẽ theo dõi chặt chẽ những phát triển chính sách này để xem sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty như thế nào.
"Kết hợp lại, 100 công ty hàng đầu thế giới đã tạo ra doanh thu hơn 15 nghìn tỷ USD.
Có 17 quốc gia được đại diện trong 100 công ty hàng đầu.
Hơn một nửa trong số 100 công ty có giá trị nhất thế giới được đặt tại Hoa Kỳ (35 công ty), Trung Quốc (23 công ty).
100 công ty có giá trị nhất được trải rộng trên nhiều ngành công nghiệp, với sự đại diện đặc biệt mạnh mẽ về năng lượng, xe cơ giới và dịch vụ tài chính."
Theo Tổng cục Hải quan, cán cân thương mại cả nước trong nửa đầu tháng 8 thặng dư 1,194 tỷ USD, đưa lũy kế từ đầu năm đến hết 15/8 về mức thặng dư 2,955 tỷ USD.
Về xuất khẩu, tổng trị giá hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 8 đạt 11,947 tỷ USD. Trong đó, tổng trị giá xuất khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 8,29 tỷ USD.
Luỹ kế từ đầu năm đến hết ngày 15/8, tổng trị giá hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam đạt 157,371 tỷ USD, trong đó tổng trị giá xuất khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 107,812 tỷ USD.
Trị giá xuất khẩu kỳ 1 tháng 8 cao nhất ở các mặt hàng: Điện thoại các loại và linh kiện đạt 2,848 tỷ USD; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 1,65 tỷ USD; hàng dệt may đạt 1,514 tỷ USD; giày dép các loại đạt 759 triệu USD; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác đạt 721 triệu USD...
Biểu đồ cán cân thương mại của Việt Nam qua các tháng trong năm 2019
Về nhập khẩu, tổng trị giá hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 8 đạt 10,753 tỷ USD. Trong đó, tổng trị giá nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 6,389 tỷ USD.
Luỹ kế từ đầu năm đến hết ngày 15/8, tổng trị giá hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam đạt 154,416 tỷ USD, trong đó tổng trị giá nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 89 tỷ USD.
Trị giá nhập khẩu kỳ 1 tháng 8 cao nhất ở các mặt hàng: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 2,496 tỷ USD; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác đạt 1,528 tỷ USD; điện thoại các loại và linh kiện đạt 741 triệu USD; vải các loại 474 triệu USD; chất dẻo nguyên liệu 384 triệu USD.
Theo Bộ NN&PTNT, xuất khẩu nông lâm thuỷ sản sang Hoa Kỳ trong 7 tháng đầu năm đạt 4,78 tỷ USD, tăng 12,6% trong khi xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 4,74 tỷ USD, giảm 8,9%.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), tổng kim ngạch xuất nhập khẩu nông lâm thuỷ sản trong 8 tháng năm 2019 ước tính đạt 47,11 tỷ USD.
Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt gần 26,6 tỷ USD, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm 2018. Đáng chú ý, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu 8 tháng của nhóm lâm sản chính tiếp tục tăng đến 18,6%.
Về xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản trong tháng 8 ước đạt 3,64 tỷ USD, tăng 5,1% so với tháng trước. Tính chung 8 tháng, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 26,58 tỷ USD, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm 2018, trong đó có 8 nhóm/sản phẩm có giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD.
Cũng theo báo cáo từ Bộ NN&PTNT, trong 8 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu nhóm nông sảnchính ước đạt 12,4 tỷ USD, bằng 91,7%, chiếm 46,7% tổng kim ngạch xuất khẩu; lâm sản chính đạt 7,08 tỷ USD, tăng 18,6% và chiếm 26,6% tỷ trọng xuất khẩu; thủy sản ước đạt 5,52 tỷ USD, giảm 1,2%, chiếm 20,8%.
Một số mặt hàng có giá trị xuất khẩu tăng trưởng tốt trong 8 tháng đầu năm 2019 so với cùng kỳ năm ngoái
Giá trị xuất khẩu một số mặt hàng chính 8 tháng năm nay tăng so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Cao su đạt 1,32 tỷ USD, tăng 7,8%; chè đạt 150 triệu USD, tăng 22,7%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 6,66 tỷ USD, tăng 17,5%; quế đạt 107 triệu USD, tăng 19,3%; mây tre, cói đạt 311 triệu USD, tăng 48,1%.
Về thị trường, Bộ NN&PTNT cho biết, xuất khẩu nông lâm thuỷ sản sang Trung Quốc 7 tháng đạt 4,74 tỷ USD, giảm 8,9% so với 7 tháng năm 2018, nhưng xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt 4,78 tỷ USD, tăng 12,6%.
Do vậy, Hoa Kỳ hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất của nông sản Việt Nam, chiếm 20,8% tổng kim ngạch xuất khẩu, Trung Quốc chiếm 20,7%, tiếp đến là EU chiếm 12,0%, ASEAN chiếm 9,5%; Nhật Bản chiếm 8,4%.
Tỷ trọng xuất khẩu nông lâm thuỷ sản sang một số thị trường chính trong 7 tháng đầu năm 2019
Về nhập khẩu, kim ngạch nhập khẩu nông lâm thủy sản và vật tư nông nghiệp trong tháng ước đạt 2,4 tỷ USD, giảm 9,1% so với tháng trước. Tính chung 8 tháng, ước đạt 20,54 tỷ USD, giảm 1,2% so với cùng kỳ năm 2018; trong đó, nhập khẩu các mặt hàng phân bón, thuốc trừ sâu và các nông sản chính khoảng 17,2 tỷ USD, giảm 2,0% so với cùng kỳ.
Theo Bộ NN&PTNT, năm 2019, ngành nông nghiệp đặt mục tiêu tổng giá trị xuất khẩu đạt 43 tỷ USD. Trong bối cảnh hiện tại, đây là mục tiêu được giới chuyên gia nhận định sẽ đối mặt nhiều thách thức.
Thủ tướng cho biết, sẵn sàng tạo thuận lợi để khu vực tư nhân ở Việt Nam nghiên cứu khả năng được tiếp cận các nguồn lực của OFID.
Chiều 27/8, tiếp Tổng Giám đốc quỹ OPEC về phát triển quốc tế (OFID) Abdullhamid Alkhalifa, Thủ tướng cho rằng, Chính phủ Việt Nam sẵn sàng tạo thuận lợi để khu vực tư nhân ở Việt Nam nghiên cứu khả năng được tiếp cận các nguồn lực của OFID nhằm đa dạng hóa các kênh huy động vốn của doanh nghiệp.
Dẫn chứng Việt Nam đã chuyển sang là nước có mức thu nhập trung bình, tuy nhiên, còn nhiều vùng khó khăn và rất cần nguồn lực để đầu tư, đặc biệt về cơ sở hạ tầng. Thủ tướng mong muốn OFID tiếp tục hỗ trợ, nhất là đối với các lĩnh vực mà OFID có kinh nghiệm tài trợ thông qua các khoản viện trợ không hoàn lại và giúp Việt Nam tiếp cận các nguồn vốn vay của OFID với mức lãi suất ưu đãi hơn.
OFID tiếp tục ưu tiên tài trợ cho các dự án, các địa phương có khả năng vay lại phần vốn vay OFID của Chính phủ. Việt Nam sẽ phối hợp với OFID để xây dựng các dự án, chương trình đáp ứng ưu tiên của OFID cũng như đáp ứng định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.
Trong bối cảnh thị trường tài chính quốc tế duy trì lãi suất thấp trong thời gian dài và có khả năng giảm lãi suất trong thời gian tới, Thủ tướng cho biết, Chính phủ Việt Nam mong muốn Quỹ OFID và cá nhân Tổng giám đốc xem xét áp dụng điều kiện vay ưu đãi hơn cho Việt Nam để tạo thuận lợi cho các địa phương của Việt Nam được tiếp cận và sử dụng hiệu quả nguồn vốn này, góp phần tiếp tục phát triển quan hệ hợp tác hai bên.
Với những dự án Thủ tướng đề xuất, ông Abdullhamid Alkhalifa cho biết OFID luôn sẵn sàng giúp đỡ, mong muốn Chính phủ Việt Nam coi OFID là một đối tác tin cậy, nhớ tới OFID khi kêu gọi vốn cho các dự án.
Về cho vay khu vực tư nhân, Tổng Giám đốc OFID mong muốn các bộ, ngành chức năng của Việt Nam xử lý một số vấn đề để Quỹ có thể tham gia lĩnh vực này.
Tại buổi tiếp, Thủ tướng yêu cầu đại diện các bộ, ngành có mặt tại tăng cường hợp tác với OFID, tích cực xử lý các vấn đề đặt ra, để OFID có thể tham gia cho vay khu vực tư nhân.
Được biết hiện nay, OFID đã cho Việt Nam vay 20 dự án và chương trình trải dài trên nhiều lĩnh vực gồm giao thông, thuỷ lợi, xoá đói giảm nghèo, y tế và giáo dục. Trong chuyến thăm Việt Nam lần này Tổng Giám đốc OFID đã ký kết Hiệp định tài trợ cho dự án “Cải thiện hạ tầng giao thông thành phố Đà Nẵng” tiếp tục là một mốc đánh dấu quan trọng cho giai đoạn hợp tác chặt chẽ mới tăng cường hơn nữa giữa Chính phủ Việt Nam và OFID.