Nguyễn Ngọc Thảo

Nguyễn Ngọc Thảo

Theo Savills Việt Nam, danh sách các doanh nghiệp nước ngoài di dời nhà máy sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam ngày một tăng, trong đó xuất hiện làn sóng đầu tư mới từ nhiều tập đoàn đa quốc gia.

 Bất động sản công nghiệp Việt Nam sắp đón

Việt Nam đang có 326 khu công nghiệp với tổng diện tích 95.500 ha với đất công nghiệp 65.600 ha. Nguồn: internet

Theo Savills Việt Nam, Việt Nam đang có 326 khu công nghiệp với tổng diện tích 95.500 ha với đất công nghiệp 65.600 ha. Trong đó, 251 khu công nghiệp đã hoạt động với gần 61.000 ha, 74% lấp đầy; 75 khu công nghiệp với 29.300 ha, đang xây dựng và đề bù, giải phóng mặt bằng. Bên cạnh đó còn có 17 đặc khu kinh tế duyên hải cung cấp 845.000 ha.

Tổng số lao động làm việc trong các khu kinh tế và đặc khu kinh tế duyên hải là 3,6 triệu lao động. Với sự đổ bộ ồ ạt của các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, kể cả nguồn vốn dịch chuyển từ Trung Quốc để "tránh bão" thương chiến, theo Savills Việt Nam

Theo Savills Việt Nam, nửa đầu năm 2019, nguồn vốn chủ yếu là các nước trong khu vực Châu Á. Cụ thể, HongKong gồm: Beerco Limited đầu tư 4 tỷ USD vào khu công nghiệp Từ Liêm (Hà Nội), Goertek đầu tư 260 triệu USD vào khu công nghiệp Quế Võ (Bắc Ninh), Meiko Eletronics Vietnam Co., Ltd đầu tư 200 triệu USD vào Khu công nghiệp Thạch Thất (Hà Nội).

Thời gian qua, thị trường đã chứng kiến làn sóng dịch chuyển của Hanwa (Hàn Quốc) về sản xuất phụ tùng máy bay đã di dời sang Hà Nội; Yokowo (Nhật Bản) về sản xuất thiết bị trên xe có động cơ đã di dời sang Hà Nam; Huafu (Trung Quốc) về dệt may đã di dời sang Long An.

Những công ty đang di dời nhà máy từ Trung Quốc sang Việt Nam, gồm: Goertek (HongKong) về sản suất tai nghe và linh kiện điện thoại sẽ di dời sang Bắc Ninh; TLC (Trung Quốc) về điện tử, tivi sẽ di dời sang Bình Dương.

Những công ty đang xem xét di dời, gồm: Foxconn (Đài Loan); Lenovo (Trung Quốc); Sharp, Kyocera, Nintendo, Asics (Nhật Bản).

Lý giải nguyên nhân dịch chuyển này, các chuyên gia nghiến cứu của Savills cho biết căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, nguồn vốn đầu tư và các hiệp định thương mại tự do (FTAs) mới như: EVTFA (hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU), CPTPP (Hiệp định cải cách kinh tế toàn diện xuyên Thái Bình Dương) và RCEP (Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện) cũng được kỳ vọng hoàn tất cuối năm 2019, đã mang lại sự ảnh hưởng tích cực đến thị trường công nghiệp Việt Nam.

Chính phủ Việt Nam đang nỗ lực giảm thiểu việc thiếu hụt nguồn nhân lực và chi phí tăng để chuyển đổi sang môi trường kinh doanh minh bạch hơn bằng việc áp dụng công nghệ trong sản xuất và tăng đội ngũ lao động được huấn luyện.

So sánh với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam năm 2018 có 94,6 triệu dân. Việt Nam cũng như Indonesia và Maylaysia đều có dân số trẻ khi dân số trong độ tuổi trên 65 tuổi chỉ chiếm 6% - 7%, rất lợi thế so với Trung Quốc và Thái Lan khi tỷ lệ này là 11-12%. Lực lượng dân số trong độ tuổi lao động trẻ chủ yếu (15-54 tuổi) chiếm tới 60-62% dân số.

Lực lượng dân số trẻ của Việt Nam chiếm 62% cũng đang phải cạnh tranh với Malaysia chiếm 57% và Indonesia chiếm 59% trong sự lựa chọn di chuyển nhà máy khỏi Trung Quốc của các thương hiệu sản xuất lớn.

Điều đặc biệt, chi phí xây dựng nhà xưởng tại TP.HCM (Việt Nam) rất hấp dẫn, thấp hơn Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia và cả Indonesia. So với 4 quốc gia trên, tại Việt Nam, giá thuê nhà xưởng, nhà kho là 380 USD/m2 so với mức 400-580 USD/m2; Giá thuê Nhà kho lớn trumg tâm tại Việt Nam là 410 USD/m2 so với mức 440 - 780 USD/m2; Giá nhà xưởng công nghệ cao tại Việt Nam là 610 USD/m2 so với mức 650 – 1.190 USD/m2 của 4 quốc gia còn lại.

Tuy nhiên, Việt Nam với sự tăng trưởng kinh tế thuộc hàng nhanh nhất Đông Nam Á, dự kiến năm 2019 tăng trưởng GDP ở mức 6,8%, cao hơn Philippines dự kiến 6,2%, Indonesia 5,8% và Malaysia là 4,5%, Thái Lan 3,5%, Singapore 2,4% (theo Ngân hàng Phát triển Châu Á – ADB).

Bên cạnh đó, theo Ngân hàng Thế giới (WB) tỷ số hoạt động kinh doanh của Việt Nam đứng thứ 69 trong 190 nền kinh tế dễ hoạt động kinh doanh, cũng như chi phí lương lao động ngành sản xuất tại Việt Nam năm 2018 đang rất rẻ, chỉ 237 USD/tháng, cao hơn Indonesia là 190 USD/tháng, thấp hơn nhiều so với Trung Quốc là 866 USD/tháng, Malaysia là 924 USD/tháng và Thái Lan là 412 USD/tháng.

Phân khúc bất động sản công nghiệp Việt Nam đang phát triển trên đà tăng của nguồn vốn FDI gấp 10 lần trong suốt thâp kỷ qua. Nguồn cung đất công nghiệp dồi dào đang tạo điều kiện cho các dự án sản xuất và tăng các lựa chọn thuê đối với cả nhà xưởng xây sẵn cho thuê (RBF) và nhà xưởng xây theo yêu cầu (BTS). 

Việt Nam cần cẩn trọng lựa chọn các dự án sắp tới để tăng trưởng hơn trong giá trị chuỗi, tăng tính cạnh tranh và phát triển bền vững. Lao động giá rẻ và các ưu đãi đầu tư, đặc biệt là thuế ưu đãi sẽ tiếp tục trở thành những yếu tố thu hút đầu tư nước ngoài hàng đầu vào Việt Nam. 

Tuy nhiên, tiếp tục chuyển đổi sang ngành công nghiệp giá trị cao Việt Nam phải tập trung vào chất lượng hơn là số lượng đầu tư. Bộ Kế hoạch và Đầu tư và công ty Tài chính quốc tế (IFC) đề xuất xu hướng chiến lược thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI năm 2020-2030 đề xuất các bước quan trọng để tăng chất lượng đầu tư nước ngoài. 

Theo đó, Việt Nam cần phát triển kỹ năng quốc gia để gia tăng tỷ lệ lao động có tay nghề; Khuyến khích các hoạt động khuyến khích đầu tư và tập trung ưu tiên các phân khúc ưu tiên; Xâ dựng các chính sách hổ trợ các doanh nghiệp địa phương; Đẩy mạnh các dịch vụ hỗ trợ như: giáo dục, hậu cần, tài chính; Thiết lập đơn vị quản lý FDI với chỉ tiêu và năng suất quản lý cao hơn; Xem xét các chính sách ưu đãi đầu tư hiện hành để đảm bảo chất lượng FDI, và; giảm thiểu các ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 4.0.

Theo ông John Campell, Tư vấn cấp cao, Dịch vụ Công nghiệp của Savills Việt Nam, tỷ lệ lấp đầy ở các tỉnh trọng điểm tăng trưởng mạnh theo năm, quỹ đất dồi dào và các dự án tiêu biểu gia tăng đã thúc đẩy sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Các nhà sản xuất đang gia tăng sự chú ý vào các tỉnh miền Trung, Huế, Quảng Nam và Quảng Ngãi cũng nhận được rất nhiều yêu cầu do mức giá thuê đất ưu đãi và cạnh tranh. Các chủ đầu tư trong thị trường công nghiệp cũng đang đẩy mạnh chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất công nghiệp, tạo nguồn cung mới.

Theo Nhịp Sống Kinh Tế 

Việt Nam chắc chắn có tiềm năng trở thành hệ sinh thái khởi nghiệp hàng đầu tiếp theo của Đông Nam Á, một số chuyên gia nhận định.

Xu hướng khởi nghiệp của Việt Nam đang phát triển nhanh chóng bất chấp sự suy thoái kinh tế toàn cầu, khi đất nước thu hẹp khoảng cách với 2 nước dẫn dầu khu vực là Indonesia và Singapore.

Theo nghiên cứu chung của công ty đầu tư mạo hiểm ESP Capital và Cento Ventures của Singapore, đầu tư vào startup Việt Nam đã đạt 246 triệu USD trong năm nay, với 56 thương vụ tính đến hết tháng 6. Con số đó dự kiến ​​sẽ đạt 800 triệu USD vào cuối năm nay, tương đương với mức tăng ít nhất 80% so với 444 triệu USD của năm ngoái.

Tổng cộng có khoảng 5,9 tỷ USD đã được đầu tư vào các công ty khởi nghiệp Đông Nam Á trong nửa đầu năm 2019. Việt Nam chiếm 17% đầu tư khởi nghiệp trong khu vực, tăng từ mức 5% cho cả năm 2018, sau Indonesia ở mức 48% và Singapore ở mức 25%.

Đầu tư khởi nghiệp vào Việt Nam bắt đầu tăng vào năm ngoái, khi các lĩnh vực bán lẻ, thanh toán và giáo dục trực tuyến thu hút lượng vốn khổng lồ.

Momo, ứng dụng thanh toán điện tử, nằm trong số những startup gọi được vốn lớn vào năm ngoái, khi công ty được Warburg Pincus, công ty đầu tư tư nhân của Mỹ, rót 100 triệu USD.

Theo báo cáo của ESP - Cento, năm nay, Tiki đã nhận được một khoản tiền lớn, nhưng con số không được tiết lộ. Nền tảng thương mại điện tử này được cho là đã huy động được 75 triệu USD trong tháng 3 từ các nhà đầu tư do công ty cổ phần tư nhân Singapore Northstar Group dẫn đầu. VNPay, công ty giải pháp thanh toán, đã huy động 50 triệu USD từ quỹ nhà nước Singapore GIC, trong khi VNG nhận được 29 triệu USD từ Temasek Holdings.

Các công ty khởi nghiệp nhỏ hơn cũng đang được thành lập. Luxstay, một công ty khởi nghiệp chia sẻ phòng như Airbnb, đã huy động được 4,5 triệu USD trong tháng 5 và KiotViet, nhà điều hành hệ thống điểm bán hàng, đã nhận được 6 triệu USD trong tháng 8, theo cơ sở dữ liệu của Crunchbase.

Viet Nam se tro thanh he sinh thai khoi nghiep hang dau tiep theo cua Dong Nam A?

Các thương vụ rót vốn từ các tổ chức nước ngoài vào startup Việt trong nửa đầu năm 2019.

Với quy mô dân số lớn khoảng 96 triệu người và tốc độ tăng trưởng kinh tế tốt - ở mức 6,7% , nhiều nhà đầu tư nước ngoài đang quan tâm đặc biệt đến Việt Nam. Các dịch vụ công nghệ tự phát triển, trong các lĩnh vực như thanh toán điện tử, gọi xe, thương mại điện tử và hậu cần đang bùng nổ.

"Việt Nam đang trong giai đoạn quan trọng khi các thành phần chính của nền kinh tế kỹ thuật số mạnh mẽ đang bắt đầu hình thành", báo cáo của ESP-Cento lưu ý. Báo cáo cho biết nền kinh tế kỹ thuật số của Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ dân số trẻ, trong đó 60% ở độ tuổi dưới 35, và tỷ lệ thâm nhập di động và internet vẫn đang tăng lên. Nghiên cứu cho biết hơn 10 triệu người tiêu dùng sẽ mua sắm trên mạng vào năm 2023.

Viet Nam se tro thanh he sinh thai khoi nghiep hang dau tiep theo cua Dong Nam A?

Tỷ trọng vốn đầu tư từ các quỹ nước ngoài vào các startup Việt Nam so với khu vực Đông Nam Á đang tăng lên.

Việt Nam cũng có lực lượng lao động có trình độ học vấn cao, học sinh của Việt Nam xếp thứ tám toàn cầu trong bài kiểm tra khoa học quốc tế PISA, cao hơn Hồng Kông và Hàn Quốc. Cùng với chi phí lao động tương đối thấp, Việt Nam từ lâu đã là một trung tâm gia công phần mềm ở châu Á, có các công ty CNTT nội địa lớn như FPT .

“Nhưng bây giờ các chuyên gia công nghệ đang chuyển từ các doanh nghiệp gia công sang các startup”, bà Lê Hoàng Uyên Vy, đối tác của ESP Capital cho biết. “Sự nổi lên của một vài công ty khởi nghiệp địa phương mang tính biểu tượng, chẳng hạn như VNG, đã truyền cảm hứng cho rất nhiều người nghĩ về việc bắt đầu một công ty thay vì làm gia công”, bà Vy nói.

Bà Vy cũng lưu ý rằng sự xâm nhập mạnh mẽ của các công ty khởi nghiệp lớn trong khu vực, như Grab, vào thị trường Việt Nam cũng đã tạo ra nhiều cơ hội hơn bằng cách đưa ra mức lương cao hơn cho các chuyên gia công nghệ.

Grab đã tham gia thị trường vào năm 2014, trong khi Go-Jek của Indonesia thì tham gia năm 2018. Grab có một trung tâm nghiên cứu và phát triển tại TP.HCM với hơn 100 kỹ sư. Công ty đã tuyên bố tuần trước họ sẽ đầu tư 500 triệu USD vào Việt Nam trong vòng năm năm tới.

Trong không gian thương mại điện tử, các nền tảng như Shopee và Lazada của Singapore, là một trong những trang web được truy cập nhiều nhất.

Các doanh nhân có trình độ học vấn cao cũng đang giúp định hình hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam. Elsa, công ty khởi nghiệp giáo dục có trụ sở tại Thung lũng Silicon và được điều hành bởi bà Văn Đinh Hồng Vũ - người tốt nghiệp đại học Stanford, có khoảng một nửa trong số 40 nhân viên tại TP.HCM để phát triển kinh doanh ứng dụng học tiếng Anh tại quê nhà.

“Sự hỗ trợ của chính phủ, thông qua các chương trình vườn ươm khởi nghiệp, cũng đã và đang đóng góp cho hệ sinh thái khởi nghiệp của đất nước”, bà Lê Hoàng Uyên Vy chia sẻ. Và "Chính phủ hiện quan tâm nhiều về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và các công ty khởi nghiệp là động lực chính cho nền kinh tế Việt Nam.", bà Vy cho biết thêm.

“Dù không gian khởi nghiệp của Đông Nam Á đã được dẫn dắt bởi Indonesia và Singapore, với 6 trong số 8  kỳ lân của khu vực. Việt Nam chắc chắn có tiềm năng trở thành hệ sinh thái khởi nghiệp hàng đầu tiếp theo của Đông Nam Á", nghiên cứu của ESP-Cento nhận định.

Theo Nhịp Cầu Đầu Tư

Thị trường văn phòng chia sẻ (co-working space) đang chứng kiến một cuộc chiến khốc liệt, các đối thủ tìm mọi cách để “cấu” thêm miếng bánh thị phần, trong khi không gian tại các thành phố lớn ngày càng hẹp lại.

Thị trường văn phòng chia sẻ: Cuộc chiến khốc liệt

Tiết kiệm chi phí, gia tăng năng suất, khơi nguồn sáng tạo cho nhân viên... là những điểm cộng của mô hình co-working space.

Nín thở chờ WeWork IPO

Nhắc tới co-working space, nhiều người vẫn liên tưởng tới nơi làm việc lý tưởng đang rất được ưa chuộng bởi các start-up, những người làm việc tự do và những doanh nghiệp nhỏ. Tuy nhiên, các công ty lớn đã bắt đầu nhận ra tiềm năng của mô hình mới này.

Các gã khổng lồ công nghệ, như IBM, Microsoft và Verizon, đang thử nghiệm việc sử dụng không gian làm việc chung cho nhân viên để họ có thể gần gũi và dễ dàng tương tác với các công ty khởi nghiệp sáng tạo.

Điển hình, Microsoft đã chuyển 30% nhân viên tại New York tới làm việc tại các địa điểm của WeWork vào năm 2016. Đến năm 2017, IBM cũng ký hợp đồng thuê trọn một tòa nhà WeWork tại New York. 

Xu hướng các công ty lớn sử dụng văn phòng chia sẻ được thể hiện rất rõ khi nhìn vào danh sách những khách hàng của Wework - không gian văn phòng chia sẻ lớn nhất thế giới hiện nay với định giá gần 47 tỷ USD. Danh sách này bao gồm 1/3 các công ty nằm trong Forbes 500 như Salesforce, Blackrock, Adidas, Citibank… Theo một báo cáo gần đây, 25% doanh thu hàng năm của WeWork là từ các công ty đa quốc gia có quy mô khổng lồ này.

Tại Việt Nam, một số công ty lớn cũng đã bắt đầu đưa nhân viên vào làm việc trong các co-working space như CBRE hay AIA. 

Nếu đánh giá trên khía cạnh tài chính, co-working space chưa hẳn là lựa chọn tối ưu, bởi các mô hình cũ (như văn phòng cho thuê truyền thống) hay mô hình mới (như office-tel) cũng có mức giá tương đương. Tiết kiệm chi phí mở rộng thị trường, gia tăng năng suất, khơi nguồn sáng tạo cho đội ngũ nhân viên, cơ hội tiếp cận với đội ngũ nhân lực đổi mới sáng tạo dễ dàng hơn mới chính là những nguyên nhân khiến các ông lớn mạo hiểm với mô hình co-working space.

Giới đầu tư vào lĩnh vực này đang nín thở chờ đợi màn IPO của WeWork. Bất chấp khoản lỗ lớn chưa từng thấy với một công ty chuẩn bị IPO (1,9 tỷ USD, năm 2018), WeWork đặt mục tiêu huy động 1 tỷ USD với mã cổ phiếu đăng ký là WE.

Năm nay, cùng với đà tăng trưởng nhanh (doanh thu tăng gần gấp đôi lên 1,5 tỷ USD trong nửa đầu năm), start-up này tiếp tục “đốt tiền”. 6 tháng qua, WeWork lỗ 904 triệu USD, tăng gần 25% so với cùng kỳ năm trước. Khoản lỗ này phần lớn do hoạt động tại Trung Quốc, Nhật Bản và khu vực Thái Bình Dương mở rộng mà công ty này có liên doanh với các nhà đầu tư, chủ yếu là SoftBank.

Trong khi nhiều ông lớn công nghệ của Mỹ lần lượt rút khỏi Trung Quốc hoặc không giành được nhiều thị phần tại đây, WeWork lại đang đưa Trung Quốc trở thành thị trường kinh doanh cốt lõi của mình, thông qua ChinaCo được thành lập vào năm 2017. WeWork hiện có 115 tòa nhà tại 12 thành phố ở Trung Quốc đại lục, chiếm 15% tổng số cơ sở văn phòng chia sẻ của Công ty.

WeWork cũng đã có mặt tại Việt Nam với 3 điểm ở TP.HCM và đang nỗ lực tìm cách mở rộng nhanh chóng, trong bối cảnh thị trường văn phòng tại 2 thành phố lớn là TP.HCM và Hà Nội khan hiếm mặt bằng cho thuê.

Vào Việt Nam cùng thời điểm với Wework, The Executive Center cũng chọn TP.HCM làm cứ điểm đầu tiên. Thương hiệu co-working này hiện có 130 văn phòng tại 30 thành phố trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, chủ yếu hướng đến phân khúc cao cấp. Bà Yvonne Lim, Giám đốc điều hành The Executive Center khu vực Đông Nam Á cho biết, tỷ lệ lấp đầy tại The Executive Center tại Việt Nam đạt 40% chỉ sau 1 tháng khai trương.

Ngoài những doanh nghiệp phát triển chuỗi lớn đáng chú ý, thị trường co-working còn rất nhiều tên tuổi nhỏ lẻ, chủ yếu phát triển vài điểm như TikTak, Kico-working, BK Hub, Up, Hatch! Nest, iHouse, DESKA, HanoiHub, HubIT, Coffice, Clickspace, Nest by AIA, Work Saigon, Saigon co-working, Start Saigon, Dreamplex, Kafnu, Circo…

Không thể đủng đỉnh

“Chúng tôi không bị áp lực khi WeWork hay nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ gia nhập thị trường, bởi tốc độ và hiệu suất của Toong không phải ai cũng làm được”, Đỗ Sơn Dương, đồng sáng lập, CEO Toong chia sẻ.

Trong 4 năm qua, Toong đã phát triển được một hệ thống không gian làm việc tại Hà Nội, TP.HCM, Nha Trang, Viêng Chăn (Lào) và Phnôm Pênh (Campuchia), với tổng diện tích lên đến 15.000m2 của 14 cơ sở và trở thành thương hiệu co-working space Việt Nam đầu tiên tấn công thị trường nước ngoài. Chỉ trong mùa hè này, Toong ra mắt 9 chi nhánh tại 5 thành phố và 3 quốc gia khác nhau.

Trong khi đó, mọi động thái của Wework ở Việt Nam đều được ông Trần Xuân Kiên, nhà sáng lập Cogo soi kỹ, vì Cogo được cho là “bản sao” của Wework. Dự báo, năm 2020, Wework sẽ phát triển mạnh tại Hà Nội, ông Kiên nhấn mạnh, Cogo không thể đủng đỉnh trong cuộc đua này.

Tuy nhiên, muốn tăng tốc cũng không đơn giản, vì nguồn cung sàn văn phòng hiện không nhiều.

Thị trường co-working space tăng trưởng mạnh, nhiều đối thủ cùng nhảy vào, nhưng đa số vẫn đang lỗ, mà nguyên nhân, theo ông Kiên, là vì bán giá khuyến mãi thấp. Trong khi đó, nguồn cung văn phòng hạng A tại các thành phố lớn khan hiếm, giá cao chót vót: khoảng 40 USD/m2 tại khu vực quận Hoàn Kiếm (Hà Nội), 40 - 50 USD/m2 tại các quận nội thành TP.HCM, các quận khác cũng gần 30 USD/m2.

“Với mức giá đó, giá vốn của các co-working khá cao, các công ty vừa và nhỏ khó duy trì được”, ông Kiên nhận định.

Cogo cũng đang phát triển rất thận trọng, hiện vẫn dừng ở 4 điểm tại thị trường Hà Nội, sau gần 2 năm ra mắt. Ông Kiên xác định, khi nào các điểm đạt tỷ lệ lấp đầy trên 80%, thì mới mở tiếp, bởi mô hình mới sẽ khó lấp đầy, khách cần thời gian làm quen. Hơn nữa, nguồn cung cũng tăng nhiều do nhiều công ty cùng mở mô hình này, ngay cả ông lớn như WeWork cũng đang lỗ vì mở rộng quá nhanh. 

WeWork nhắm đến phân khúc khách hàng cao cấp, văn phòng chuẩn hạng A, diện tích trung bình 5.000 - 6.000m2 (tại Mỹ) và 3.000 - 4.000m2 (tại Trung Quốc), chi phí đầu tư đắt, thiết kế cao cấp, có nhiều quỹ đầu tư hỗ trợ. Trong khi, mỗi điểm của Cogo chỉ có diện tích 2.000 - 3.000m2, phải chọn tòa nhà hạng A, B, nhưng mức giá khách hàng phải trả chỉ bằng hạng C. Ngoài ra, văn hóa ứng xử, quan tâm hỏi han, trao đổi thường xuyên, giúp đỡ khách hàng khi cần cũng là điểm cộng của Cogo. Điều đó khiến ông Kiên tự tin sẽ đứng vững ở Việt Nam trước các đối thủ sừng sỏ ngoại.

Xu hướng nào sẽ thống trị? 

Cuộc cạnh tranh trên thị trường co-working space đang ngày càng sôi động với sự gia nhập của nhiều thương hiệu. Tất cả cùng tham gia vào cuộc chiến giành thị phần, trong không gian hạn hẹp tại các thành phố lớn. Các thương hiệu co-working space đều đang theo đuổi chiến lược mở rộng mạng lưới, đồng thời chứng minh sự khác biệt về giá cả cũng như giá trị mà họ mang đến cho khách hàng.

Ông Chris Edwards, Tổng giám đốc Kafnu (thương hiệu co-working của Next Story Group đến từ Ấn Độ) bày tỏ phấn khích khi được trở thành một phần của câu chuyện tăng trưởng tại Việt Nam.

“Tất cả đều đang ngày càng cố gắng để có thể mang đến những dịch vụ và ưu đãi tốt hơn, nhằm thu hút đối tượng khách hàng mới cũng như giữ chân khách hàng có sẵn”, ông Chris Edwards nói. Kafnu hướng đến đối tượng khách hàng trẻ thuộc thế hệ Millennials (những người sinh ra trong giai đoạn từ đầu thập niên 1980 đến đầu thập niên 2000) và Gen Z (những bạn trẻ được sinh từ năm 1996 trở đi).

Theo Đỗ Sơn Dương, cuộc đua về giá cả không giúp các thương hiệu chiếm vị thế hàng đầu. Chỉ những người có câu chuyện thương hiệu nổi bật và kết nối mật thiết đến một nhóm khách hàng cụ thể mới có cơ hộ đó.

“Khi các tập đoàn lớn bắt đầu cân nhắc việc sử dụng môi trường làm việc chung, thì chỉ có những co-working space có uy tín về dịch vụ và mô hình kinh doanh thành công mới thu hút được họ”, CEO Toong khẳng định.

Kết quả khảo sát của Công ty Savills và CBRE trong quý II/2019 cho thấy: tổng nguồn cung phân khúc văn phòng cho thuê tại Hà Nội đạt khoảng 1,8 triệu m2, tăng 2% theo quý và 9% theo năm. Dự báo trong nửa cuối 2019, thị trường văn phòng Hà Nội sẽ có khoảng 79.000 m2 được các chủ đầu tư tung ra thị trường, nhưng phần lớn nằm ở khu vực nội thành.

Giá thuê trung bình của văn phòng hạng A tại Hà Nội trong quý II/2019 tăng 5,3% so với cùng kỳ, đạt 26,4 USD/m2/tháng (chưa bao gồm phí dịch vụ và thuế VAT); giá thuê trung bình của văn phòng hạng B tăng 4,6% theo năm, đạt 14,3 USD/m2/tháng.

Theo Báo Đầu Tư

Dòng vốn FDI đang đổ dồn về Việt Nam, tuy nhiên tỷ lệ doanh nghiệp Việt tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu ngành điện tử mới chỉ khoảng 30% còn ngành công nghiệp ô tô chỉ 9,5%.

Để hưởng lợi từ nguồn vốn FDI, doanh nghiệp Việt cần làm gì?

 

Trao đổi tại hội thảo "Kết nối ngành công nghiệp hỗ trợ với khu vực FDI: Cơ hội đón đầu làn sóng đầu tư của các doanh nghiệp", PGS. TS Phan Đăng Tuất – Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam cho biết, tỷ lệ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu vẫn còn rất thấp.
"Với ngành điện tử là khoảng hơn 30%, còn riêng ngành công nghiệp ô tô, số doanh nghiệp Việt tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu chỉ khoảng 9,5%", ông Tuất nói.
Theo ông Tuất, có ba hình thức hấp thụ vốn FDI. Thứ nhất là hình thức M&A, thông thường các doanh nghiệp FDI muốn vào thị trường Việt Nam bằng hình thức này. Do đó, cách “hưởng lợi” trực tiếp nhất từ dòng vốn FDI là bán cổ phần cho các doanh nghiệp nước ngoài.
Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp Việt Nam là công ty gia đình do đó vẫn muốn nắm quyền kiểm soát nên chỉ bán dưới 49% cổ phần. Điều này lại không phù hợp với nhu cầu của các doanh nghiệp nước ngoài khi họ cũng muốn kiểm soát doanh nghiệp bằng việc mua trên 51%.
Cách thứ hai là doanh nghiệp FDI hợp tác cùng doanh nghiệp nội địa để thành lập công ty mới và cách thứ ba là khi nhà đầu tư nước ngoài vào, họ mang cả doanh nghiệp hỗ trợ vào, họ dựng nhà máy và các doanh nghiệp nội địa thành vệ tinh của họ.
 
 Hội thảo "Kết nối ngành công nghiệp hỗ trợ với khu vực FDI: Cơ hội đón đầu làn sóng đầu tư của các doanh nghiệp"
 
Tuy nhiên, điểm hạn chế rất lớn của doanh nghiệp hỗ trợ Việt Nam là năng lực hạn chế, quy mô nhỏ lẻ, hoạt động theo hình thức doanh nghiệp gia đình, công nghệ lạc hậu,… Vì vậy, chính các doanh nghiệp này cần liên kết với nhau, tham gia vào các nhóm, hiệp hội, tổ chức. “Trước khi kết nối với các doanh nghiệp FDI, kết nối với nước ngoài, phải kết nối với nhau đã”, ông Tuất nói.
Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ đã kiến nghị rất lâu việc xây dựng database về các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp hỗ trợ để khi các doanh nghiệp FDI cần cung cấp chi tiết, linh kiện gì họ sẽ nhìn vào đó để kết nối với các doanh nghiệp Việt.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Đình Tiến - Đại diện Dự án kết nối doanh nghiệp nhỏ và vừa (LinkSME) của Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) cho rằng, muốn “kiếm” từ dòng vốn FDI thì trước hết doanh nghiệp Việt Nam cần nâng cao năng lực để tham gia và chuỗi giá trị toàn cầu.
"Nếu chúng ta không tự nâng cao năng lực thì chúng ta sẽ bị các doanh nghiệp FDI bỏ rơi. Thu hút vốn FDI nhưng không mang lại giá trị gia tăng lớn và lợi ích cho các doanh nghiệp", ông Tiến nhìn nhận.
Bên cạnh việc tự nâng cao năng lực để đón sóng đầu tư FDI GS. Nguyễn Mại – Chủ tịch VAFIE cho rằng, dòng vốn FDI vào Việt Nam, các doanh nghiệp cũng có thể hưởng lợi khi đầu tư vào các lĩnh vực khác.
Điển hình như việc Samsung xây dựng nhà máy tại Bắc Ninh, hơn 45.000 lao động được tuyển dụng vào làm việc tại nhà máy này. Vì vậy, các doanh nghiệp cung cấp thực phẩm, xây dựng cơ sở hạ tầng,dịch vụ,… phục vụ cho đời sống người lao động cũng được hưởng lợi. "Nhìn vào đời sống của người dân ở khu vực nhà máy Samsung Bắc Ninh ngày nay so với trước đây sẽ thấy khác hẳn", GS. Nguyễn Mại chỉ ra.
Theo Trang Bizlive

Foxconn (Đài Loan), TLC, Lenovo (Trung Quốc), Hanwa (Hàn Quốc), Yokowo (Nhật Bản)… đã và đang di chuyển nhà máy tới Việt Nam để “tránh bão” thương chiến Mỹ - Trung.

Sự di chuyển loạt thương hiệu lớn “tránh bão” khỏi Trung Quốc và điểm đến Việt Nam

Hàng loạt thương hiệu lớn nhắm đến Việt Nam
Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, nguồn vốn đầu tư và các hiệp định thương mại tự do (FTAs) mới như: EVTFA (Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU), CPTPP (Hiệp định cải cách kinh tế toàn diện xuyên Thái Bình Dương) và RCEP (Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện) cũng được kỳ vọng hoàn tất cuối năm 2019, đã mang lại sự ảnh hưởng tích cực đến thị trường công nghiệp Việt Nam.
Chính phủ Việt Nam đang nỗ lực giảm thiểu việc thiếu hụt nguồn nhân lực và chi phí tăng để chuyển đổi sang môi trường kinh doanh minh bạch hơn bằng việc áp dụng công nghệ trong sản xuất và tăng đội ngũ lao động được huấn luyện.
Theo Savills Việt Nam, danh sách các doanh nghiệp nước ngoài di dời nhà máy sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam, gồm: Hanwa (Hàn Quốc) về sản xuất phụ tùng máy bay đã di dời sang Hà Nội; Yokowo (Nhật Bản) về sản xuất thiết bị trên xe có động cơ đã di dời sang Hà Nam; Huafu (Trung Quốc) về dệt may đã di dời sang Long An.
Những công ty đang di dời nhà máy từ Trung Quốc sang Việt Nam, gồm: Goertek (HongKong) về sản suất tai nghe và linh kiện điện thoại sẽ di dời sang Bắc Ninh; TLC (Trung Quốc) về điện tử, tivi sẽ di dời sang Bình Dương.
Những công ty đang xem xét di dời, gồm: Foxconn (Đài Loan); Lenovo (Trung Quốc); Sharp, Kyocera, Nintendo, Asics (Nhật Bản).
 
 
Cạnh tranh với Indonesia, Malaysia nhưng Việt Nam có nhiều lợi thế
So sánh với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam năm 2018 có 94,6 triệu dân. Việt Nam cũng như Indonesia và Maylaysia đều có dân số trẻ khi dân số trong độ tuổi trên 65 tuổi chỉ chiếm 6% - 7%, rất lợi thế so với Trung Quốc và Thái Lan khi tỷ lệ này là 11-12%.
 
Lực lượng dân số trong độ tuổi lao động trẻ chủ yếu (15-54 tuổi) chiếm tới 60-62% dân số.
Lực lượng dân số trẻ của Việt Nam chiếm 62% cũng đang phải cạnh tranh với Malaysia chiếm 57% và Indonesia chiếm 59% trong sự lựa chọn di chuyển nhà máy khỏi Trung Quốc của các thương hiệu sản xuất lớn.
Tuy nhiên, Việt Nam với sự tăng trưởng kinh tế thuộc hàng nhanh nhất Đông Nam Á, dự kiến năm 2019 tăng trưởng GDP ở mức 6,8%, cao hơn Philippines dự kiến 6,2%, Indonesia 5,8% và Malaysia là 4,5%, Thái Lan 3,5%, Singapore 2,4% (theo Ngân hàng Phát triển Châu Á – ADB).
Bên cạnh đó, theo Ngân hàng Thế giới (WB) tỷ số hoạt động kinh doanh của Việt Nam đứng thứ 69 trong 190 nền kinh tế dễ hoạt động kinh doanh, cũng như chi phí lương lao động ngành sản xuất tại Việt Nam năm 2018 đang rất rẻ, chỉ 237 USD/tháng, cao hơn Indonesia là 190 USD/tháng, thấp hơn nhiều so với Trung Quốc là 866 USD/tháng, Malaysia là 924 USD/tháng và Thái Lan là 412 USD/tháng.

Điều đặc biệt, chi phí xây dựng nhà xưởng tại TP.HCM (Việt Nam) rất hấp dẫn, thấp hơn Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia và cả Indonesia. So với 4 quốc gia trên, tại Việt Nam, giá thuê nhà xưởng, nhà kho là 380 USD/m2 so với mức 400-580 USD/m2; Giá thuê Nhà kho lớn trumg tâm tại Việt Nam là 410 USD/m2 so với mức 440 - 780 USD/m2; Giá nhà xưởng công nghệ cao tại Việt Nam là 610 USD/m2 so với mức 650 – 1.190 USD/m2 của 4 quốc gia còn lại.
 

Ngoài ra, chỉ số tăng trưởng sản xuất công nghiệp của Việt Nam đang tăng mạnh với mức 9,6% trong 7 tháng đầu năm 2019. So với mức tăng trưởng âm của Thái Lan âm 5,5%, Trung Quốc 6,3%, Indonesia 2,6%, Malaysia 3,9%.
Việt Nam cũng là quốc gia đang có tốc độ xuất khẩu vào Mỹ rất cao, trong 3 tháng đầu năm 2019, Việt Nam xuất khẩu tăng tới 40,2% vào Mỹ chủ yếu là các mặt hàng may mặc đạt 4,42 tỷ USD; Giày dép 2 tỷ USD; Máy móc thiết bị và phụ tùng 1,3 tỷ USD; Gỗ và cao su 1,42 tỷ USD.
Trong khi đó, tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc vào Mỹ giảm 20%, Canada giảm 4%, Hàn Quốc tăng 17%, Ấn Độ tăng 15%...
Theo ông John Campell, Tư vấn cấp cao, Dịch vụ Công nghiệp của Savills Việt Nam, tỷ lệ lấp đầy ở các tỉnh trọng điểm tăng trưởng mạnh theo năm, quỹ đất dồi dào và các dự án tiêu biểu gia tăng đã thúc đẩy sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Các nhà sản xuất đang gia tăng sự chú ý vào các tỉnh miền Trung, Huế, Quảng Nam và Quảng Ngãi cũng nhận được rất nhiều yêu cầu do mức giá thuê đất ưu đãi và cạnh tranh. Các chủ đầu tư trong thị trường công nghiệp cũng đang đẩy mạnh chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất công nghiệp, tạo nguồn cung mới.
Cẩn trọng chọn vốn FDI
Theo Savills Việt Nam, Việt Nam đang có 326 khu công nghiệp với tổng diện tích 95.500 ha với đất công nghiệp 65.600 ha. Trong đó, 251 khu công nghiệp đã hoạt động với gần 61.000 ha, 74% lấp đầy; 75 khu công nghiệp với 29.300 ha, đang xây dựng và đền bù, giải phóng mặt bằng. Bên cạnh đó còn có 17 đặc khu kinh tế duyên hải cung cấp 845.000 ha.
Tổng số lao động làm việc trong các khu kinh tế và đặc khu kinh tế duyên hải là 3,6 triệu lao động.
Với sự đổ bộ ồ ạt của các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, kể cả nguồn vốn dịch chuyển từ Trung Quốc để “tránh bão” thương chiến, theo Savills Việt Nam, nửa đầu năm 2019, nguồn vốn chủ yếu là các nước trong khu vực Châu Á.
Cụ thể, HongKong gồm: Beerco Limited đầu tư 4 tỷ USD vào khu công nghiệp Từ Liêm (Hà Nội), Goertek đầu tư 260 triệu USD vào khu công nghiệp Quế Võ (Bắc Ninh), Meiko Eletronics Vietnam Co., Ltd đầu tư 200 triệu USD vào Khu công nghiệp Thạch Thất (Hà Nội).
Trung Quốc gồm: ACTR Company Limited đầu tư 280 triệu USD vào khu công nghiệp Phước Đông (Tây Ninh), Advance Vietnam Tire Co., Ltd đầu tư 214 triệu USD vào khu công nghiệp Long Giang (Tiền Giang).
Mỹ gồm có: Universal Alloy Corporation đầu tư 170 triệu USD vào khu công nghệ cao (Đà Nẵng), TTI, Inc. đầu tư 150 triệu USD vào khu công nghệ cao Saigon Hi-Tech Park (TP.HCM)…
 
 
Phân khúc bất động sản công nghiệp Việt Nam đang phát triển trên đà tăng của nguồn vốn FDI gấp 10 lần trong suốt thập kỷ qua. Nguồn cung đất công nghiệp dồi dào đang tạo điều kiện cho các dự án sản xuất và tăng các lựa chọn thuê đối với cả nhà xưởng xây sẵn cho thuê (RBF) và nhà xưởng xây theo yêu cầu (BTS). Việt Nam cần cẩn trọng lựa chọn các dự án sắp tới để tăng trưởng hơn trong giá trị chuỗi, tăng tính cạnh tranh và phát triển bền vững.
Theo Trang Bizlive

Gói cước không giới hạn Ti5 được xướng tên tại hạng mục "Sản phẩm viễn thông mới xuất sắc nhất".

Bitel, thương hiệu viễn thông của Viettel tại Peru vừa nhận giải thưởng trên thuộc hệ thống giải thưởng kinh doanh quốc tế 2019 (International Business Awards - IBA Stevie Awards).

polyad

Nhân viên và một khách hàng tại cửa hàng Bitel.

Bitel là một trong số các doanh nghiệp tại Peru thực hiện  chiến lược thay đổi thị trường, mục tiêu đem đến cho người tiêu dùng những trải nghiệm dịch vụ mới mẻ. "Gói cước Ti5 ra đời trong bối cảnh khách hàng mong muốn trải nghiệm các gói cước viễn thông trọn gói, tốc độ Internet cực cao, ổn định và không phát sinh cước phụ trội", đại diện hãng nói. "Chỉ sau hơn một năm triển khai, doanh thu gói cước Ti5 đã chiếm 50% tổng doanh thu thuê bao trả trước của Bitel".

Trong 6 tháng đầu năm nay, thuê bao 4G của Bitel tăng 139% kế hoạch. Bitel cũng trở thành nhà cung cấp hạ tầng công nghệ thông tin và đường truyền cho các cơ quan chính phủ Peru với tổng giá trị hợp đồng ký kết hơn 46 triệu đôla Mỹ, tăng gấp 2,5 lần so với năm 2018. Lợi nhuận công ty đạt 182% kế hoạch 6 tháng, tăng 944% so với cùng kỳ.

polyad

Bitel là một thương hiệu được ưa thích tại Peru.

Tháng 6/2019, Bitel được ghi nhận là nhà mạng được yêu thích nhất tại Peru khi sở hữu chỉ số đo lường sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ cao nhất trong số các nhà mạng tại quốc gia này. Kết quả được thực hiện và công bố bởi Arellano, công ty tư vấn nghiên cứu thị trường hàng đầu tại Peru. "Đây cũng chính là lời khẳng định cho chiến lược đúng đắn mà Bitel đã theo đuổi ngay từ khi bước chân vào thị trường châu Mỹ này", đại diện hãng nói.

Giải thưởng Kinh doanh Quốc tế (International Business Awards - Stevie Awards) thành lập từ năm 2002, là một trong những giải thưởng hàng đầu thế giới nhằm tôn vinh thành tựu và những đóng góp tích cực của các doanh nghiệp, cá nhân trên toàn cầu đối với lợi ích của cộng đồng, trong đó có lĩnh vực CNTT và viễn thông. Giải thưởng tổ chức hàng năm, được tạp chí New York Post ví như hệ thống giải Oscar dành cho giới kinh doanh quốc tế.

Năm nay giải nhận hơn 4.000 đề cử đến từ 74 quốc gia và có hơn 1.000 chuyên gia tham gia quá trình thẩm định toàn cầu để lựa chọn ra những đơn vị xuất sắc nhất. Lễ vinh danh sẽ diễn ra tại Vienna (Áo) vào ngày 19/10 tới.

Theo VnExpress

Theo Văn phòng Điều phối nông thôn mới (NTM) Trung ương, tổng vốn huy động thực hiện Chương trình xây dựng NTM giai đoạn 2010-2019 của vùng Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ đạt khoảng 689.798 tỷ đồng, chiếm 32,5% của cả nước; trong đó, giai đoạn II (2016-2019) cao gấp 2 lần so với giai đoạn I (2010-2015).

Huy động 690.000 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới

Xã Hải Lộc, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định xây dựng, duy trì tuyến đường hoa, góp phần cải tạo cảnh quan môi trường nông thôn

Các địa phương chủ động nguồn lực 

Đánh giá về kết quả này, Văn phòng Điều phối NTM Trung ương cho biết, hầu hết các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Hồng đều có điều kiện kinh tế với các ngành công nghiệp, dịch vụ phát triển hơn (trong đó có 5/11 tỉnh, thành phố tự túc ngân sách là Hà Nội, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Phòng), nên có nguồn thu lớn để đầu tư ngược trở lại cho xây dựng NTM.

Bên cạnh đó, giai đoạn II, các tỉnh, thành phố đã ưu tiên nguồn từ ngân sách địa phương để đầu tư thực hiện Chương trình xây dựng NTM cao gấp 2,37 lần so với giai đoạn I (cao hơn so với cả nước); trong đó ngân sách cấp tỉnh chiếm 44,8%, ngân sách cấp huyện 37,1%, ngân sách xã chiếm 18,1% (chủ yếu từ nguồn đấu giá quyền sử dụng đất, giao đất có thu tiền sử dụng đất trên địa bàn).

Ngoài ra, vốn tín dụng tăng mạnh (gấp 2,52 lần so với giai đoạn I), chủ yếu của người dân để đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp, nhất là đầu tư phát triển vùng sản xuất tập trung và ứng dụng công nghệ cao. Mặc dù, nguồn vốn đóng góp của nhân dân và cộng đồng giai đoạn II có cao hơn (2.045 tỷ đồng), nhưng về tỷ lệ trong cơ cấu vốn chung thì giảm nhiều so với giai đoạn I.

Việc các địa phương bố trí nguồn ngân sách trực tiếp cho Chương trình xây dựng NTM cũng cho thấy việc các địa phương để lại kinh phí từ đấu giá quyền sử dụng đất để hỗ trợ xây dựng NTM đã bổ sung thêm nguồn lực rất lớn cho xây dựng NTM ở Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ. Cụ thể, huyện Gia Lâm (Hà Nội) trong 9 năm qua đã đầu tư 3.978 tỷ cho xây dựng NTM, trong đó trên 70% từ nguồn kinh phí thu từ đấu giá quyền sử dụng đất.

Đến nay, vùng Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ đã có 2.402/3.474 xã được công nhận đạt chuẩn NTM. Có 41 đơn vị cấp huyện thuộc 13 tỉnh, thành phố được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.

Sự khác biệt về cơ cấu nguồn vốn

Đáng chú ý, có sự khác biệt giữa hai vùng trong cơ cấu nguồn vốn: Trong khi vùng Đồng bằng sông Hồng chỉ có 1,6% nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương và 25,3% đối ứng từ ngân sách địa phương, thì con số này ở vùng Bắc Trung Bộ tương ứng là 4,19% và 10,39% (trung bình cả nước là 10,71%); tỷ lệ vốn lồng ghép của vùng Bắc Trung Bộ là 16,47%, cao hơn so với vùng Đồng bằng sông Hồng là 9,61%.

Hầu hết các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Hồng có điều kiện kinh tế với các ngành công nghiệp, dịch vụ phát triển hơn, có nguồn thu lớn để đầu tư ngược trở lại cho xây dựng NTM, nên phần ngân sách địa phương đối ứng thực hiện Chương trình tương đối lớn.

Ngoài ra, vốn đầu tư phát triển từ ngân sách Trung ương được các địa phương tập trung đầu tư xây dựng và nâng cấp hệ thống đường giao thôn nông thôn chiếm 27,9%, trường học chiếm 21%, cơ sở vật chất văn hóa chiếm 17,4%, công trình nước sạch tập trung chiếm 13,1%…

Vốn sự nghiệp được ưu tiên bố trí thực hiện phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị chiếm 22,2%, đào tạo nghề cho lao động nông thôn chiếm 11,8%, duy tu, bảo dưỡng các công trình sau đầu tư chiếm 10,1%...

Theo Tạp Chí Tài Chính 

TBCKVN - Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai vừa cho biết, khi dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành hoàn thành, Đồng Nai sẽ là điểm đến của nhiều doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trên lĩnh vực công nghiệp. Do đó, quy hoạch phát triển mới, mở rộng các khu công nghiệp (KCN) ngay từ lúc này là cần thiết.

Nhiều KCN đã “kín đất”

Báo điện tử TBCK Việt Nam dẫn nguồn báo baodongnai.com.vn thông tin, hiện trên địa bàn tỉnh này có 17 KCN đã được lấp đầy với tỷ lệ từ 92 - 100% và hiện tại đều muốn được mở rộng diện tích. Thực tế, nhiều doanh nghiệp trong 17 KCN này khi tăng công suất đều có nhu cầu thuê thêm đất để xây dựng nhà xưởng. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp lớn sau một thời gian hoạt động hiệu quả cũng muốn “kéo” những doanh nghiệp nhỏ trong chuỗi cung ứng về gần để thuận tiện cho cả hai bên.

Trong quy hoạch các KCN Việt Nam đã được Chính phủ phê duyệt thì tỉnh có 8 KCN được chấp thuận điều chỉnh mở rộng, tăng thêm diện tích gồm: Amata (TP.Biên Hòa), An Phước, công nghệ cao Long Thành, Long Đức (huyện Long Thành), Tân Phú (huyện Tân Phú), Xuân Lộc (huyện Xuân Lộc), Hố Nai, Sông Mây (huyện Trảng Bom).

dong nai nhieu khu cong nghiep da chat

Khu công nghiệp Amata (TP. Biên Hòa) đã được lấp đầy và đang mở rộng

Ông Masahico Makata, Tổng giám đốc Công ty TNHH đầu tư Long Đức (huyện Long Thành) cho hay: “KCN Long Đức có diện tích cho thuê hơn 200 ha, hiện đã cho thuê gần hết. Hiện vẫn còn nhiều doanh nghiệp Nhật Bản muốn đầu tư vào nên chúng tôi đang đề xuất tỉnh cho mở rộng diện tích để đáp ứng nhu cầu nhà đầu tư thứ cấp”.

Các KCN Hố Nai, Sông Mây, Amata cũng đang tiến hành bồi thường, giải tỏa mặt bằng để mở rộng diện tích. Tương tự, tại 3 huyện miền núi, vùng xa như: Xuân Lộc, Tân Phú, Định Quán, đến nay diện tích trong các KCN cho thuê cũng lên đến 90 - 100% và đang làm hồ sơ xin mở rộng diện tích.

Ông Nguyễn Xuân Quỳnh, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần KCN Định Quán (huyện Định Quán) cho biết: “KCN Định Quán đã lấp đầy nên công ty đang làm hồ sơ xin mở rộng giai đoạn 2 thêm hơn 100 hécta. Vừa qua, nhiều doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp trong nước đến hỏi thuê đất làm nhà máy sản xuất nên công ty sẽ hoàn thiện nhanh thủ tục để xây dựng hạ tầng, thu hút những dự án phù hợp với yêu cầu của tỉnh”.

Cần thêm các KCN mới

Ngoài những KCN đề xuất mở rộng, thời gian tới, Đồng Nai sẽ có thêm 4 KCN mới đi vào hoạt động là KCN công nghệ cao Long Thành, KCN Phước Bình (huyện Long Thành), KCN Cẩm Mỹ (huyện Cẩm Mỹ) và KCN Gia Kiệm (huyện Thống Nhất).

Trong đó, KCN công nghệ cao Long Thành đang trong giai đoạn thu hồi đất, xây dựng hạ tầng, dự tính đầu năm 2020 sẽ thu hút doanh nghiệp đầu tư thứ cấp; KCN Phước Bình đã tìm được chủ đầu tư và 2 KCN là Gia Kiệm, Cẩm Mỹ đang lựa chọn nhà đầu tư. Các KCN trên có tổng diện tích 1.320 ha gồm: KCN công nghệ cao Long Thành gần 500 ha, Cẩm Mỹ 300 ha, Gia Kiệm 330 ha và Phước Bình 190 ha. Khi 4 KCN này đi vào hoạt động, dự tính sẽ có thêm gần 900 hécta đất cho thuê.

Ông Nguyễn Đình Cương, Phó Chủ tịch UBND huyện Thống Nhất cho biết: “Do có đường cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây nên các doanh nghiệp về Thống Nhất đầu tư vào công nghiệp tương đối nhiều. Nếu KCN Gia Kiệm sớm có nhà đầu tư xây dựng hạ tầng, thu hút các doanh nghiệp thì sẽ giải quyết việc làm cho lao động địa phương và góp phần phát triển thương mại, dịch vụ trên địa bàn”.

dong nai nhieu khu cong nghiep da chat

Đồ họa thể hiện cơ cấu các khu công nghiệp, sự phân bố các khu công nghiệp đang hoạt động  trên địa bàn Đồng Nai hiện nay

Một số tổng lãnh sự, tập đoàn, chủ tịch các hiệp hội doanh nghiệp FDI có chung nhận xét, trong những năm tới, Đồng Nai sẽ tiếp tục là điểm đến được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Bởi với tốc độ phát triển hạ tầng như hiện nay, tỉnh sẽ là trung tâm giao thông Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, hàng hóa sản xuất tại Đồng Nai sẽ thuận lợi và có chi phí thấp khi đưa đi xuất khẩu hoặc tiêu thụ tại các tỉnh, thành khác trong nước.

Bà Mary Tarnowka, Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ tại TP. HCM nhận xét: “Cảng hàng không quốc tế Long Thành và nhiều đường cao tốc được xây dựng sẽ giúp Đồng Nai thu hút đầu tư FDI tốt hơn. Có nhiều doanh nghiệp Hoa Kỳ muốn đầu tư vào Đồng Nai trên lĩnh vực công nghiệp, hạ tầng, hàng không… nên đã nhờ lãnh sự quán hỗ trợ thông tin về môi trường đầu tư của tỉnh. Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn của Đồng Nai nên tới đây rất có thể sẽ có làn sóng doanh nghiệp Hoa Kỳ đầu tư vào tỉnh”.

Lãnh đạo Tập đoàn Hyosung (Hàn Quốc) - tập đoàn đang dẫn đầu trong các doanh nghiệp FDI đầu tư vào Đồng Nai với trên 1,5 tỷ USD - cho hay, nếu KCN Nhơn Trạch 5 (huyện Nhơn Trạch) mở rộng diện tích, công ty sẽ tiếp tục thuê thêm đất xây dựng nhà máy, tăng vốn đầu tư vào tỉnh.

Đề xuất thêm KCN vào quy hoạch

Theo Giám đốc Sở Kế hoạch - đầu tư Hồ Văn Hà, ngoài 35 KCN đã được quy hoạch, tỉnh đang xin chủ trương của Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho quy hoạch thêm một số KCN để đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp trong giai đoạn tới. Đồng thời, tỉnh cũng yêu cầu các địa phương rà soát lại đất đai trên địa bàn và đề xuất địa điểm quy hoạch các KCN.

Thực tế trước đây, các KCN vùng xa của tỉnh thu hút đầu tư rất chậm vì các doanh nghiệp “ngại” đường xa, chi phí cao, khó tuyển lao động. Nhưng gần 3 năm trở lại đây, khi đường cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây hoàn thành đi vào hoạt động, doanh nghiệp đến đầu tư tại các KCN rất đông và nay các KCN vùng xa gần như đã lấp đầy.

Trong tương lai gần, khi đường cao tốc Dầu Giây - Liên Khương, Phan Thiết - Dầu Giây, Bến Lức - Long Thành hoàn thành, giao thông thuận lợi hơn, các doanh nghiệp sẽ về những huyện vùng xa của tỉnh đầu tư nhiều hơn. “Quy hoạch thêm các KCN cho giai đoạn 2021 - 2030 là rất cần thiết. Vì hiện nay và trong những năm tới, Đồng Nai vẫn là nơi có công nghiệp phát triển nhất cả nước. Nhưng tỉnh sẽ cân nhắc để quy hoạch phát triển công nghiệp bền vững” - ông Hà nhấn mạnh.

Dự tính, quy hoạch thêm các KCN sẽ được tích hợp vào quy hoạch chung của tỉnh trong giai đoạn tới. Có nghiên cứu, đánh giá chung về tình hình phát triển công nghiệp của tỉnh và dự báo cho giai đoạn sau là rất cần thiết để trên cơ sở này, xây dựng quy hoạch KCN phù hợp với quá trình phát triển.

Phó chủ tịch UBND huyện Tân Phú Nguyễn Văn Nghị cho biết: “Huyện đang cho rà soát lại đất đai, phát triển công nghiệp trên địa bàn để đề xuất mở rộng KCN Tân Phú lên 250 ha, thêm Cụm công nghiệp Phú Sơn và nếu nhà đầu tư có nhu cầu sẽ quy hoạch thêm KCN. Vì tới đây có đường cao tốc Dầu Giây - Liên Khương doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa về cảng Vũng Tàu hoặc cảng TP. HCM rất nhanh”.

Quy hoạch KCN cần có tầm nhìn xa và đánh giá được khả năng phát triển trong tương lai. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp đầu tư vào tỉnh triển khai dự án nhanh, hiệu quả kinh tế đem lại sớm sẽ góp phần tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

dong nai nhieu khu cong nghiep da chat

Ở một diễn biến khác cũng liên quan đến việc quy hoạch các khu công nghiệp, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai vừa có tờ trình Chính phủ đề nghị đưa Khu công nghiệp (KCN) Biên Hòa 1 ra khỏi quy hoạch KCN nhằm bảo vệ môi trường nước sông Đồng Nai cho hàng triệu hộ dân sinh sống ở TP. Biên Hòa và các tỉnh lân cận.

Cùng với đó, UBND tỉnh cũng sẽ xin chủ trương Chính phủ cho đấu giá khu đất 324 ha của KCN Biên Hòa 1. Dự kiến, sau khi di dời, các doanh nghiệp đang hoạt động trong KCN này sẽ tiến hành đấu giá đất và triển khai dự án xây dựng khu đô thị, thương mại dịch vụ và trung tâm hành chính tỉnh. Khu đô thị này sẽ được thực hiện theo mô hình đô thị thông minh.

Được biết, việc đưa KCN Biên Hòa 1 ra khỏi quy hoạch đã được Đồng Nai lên kế hoạch và trình Thủ tướng từ hơn 10 năm trước. Thủ tướng đã đồng ý chủ trương chuyển đổi công năng, di dời KCN ra khỏi TP. Biên Hòa từ năm 2009. Sau đó, Chính phủ tiếp tục đồng ý cho UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt Đề án di dời Khu công nghiệp Biên Hòa I do Tổng Công ty Sonadezi triển khai.

Sau nhiều lần họp bàn, đến thời điểm hiện tại, đề án này vẫn chưa được tỉnh Đồng Nai thực hiện vì một số khó khăn liên quan tới chính sách.

Theo Sở Kế hoạch & Đầu tư Đồng Nai, do sự thay đổi về quy định của Chính phủ nên việc tuyên bố ngưng hoạt động của KCN Biên Hòa 1 là không có cơ sở pháp lý để thực hiện. Thay vào đó, để di dời và chuyển đổi công năng của KCN này, Đồng Nai sẽ phải đưa KCN Biên Hòa 1 ra khỏi quy hoạch. Vì vậy, Sở cần làm văn bản trình Thủ tướng đưa KCN Biên Hòa 1 ra khỏi quy hoạch, nêu rõ lý do di dời, chuyển đổi công năng vì môi trường.

Theo Thời Báo Chứng Khoán Việt Nam

Grab sẽ đầu tư thêm 500 triệu USD vào Việt Nam trong 5 năm tới để phát triển các giải pháp công nghệ tài chính (Fintech), công nghệ di động (Mobility) mới và Logistics. Khoản đầu tư này tiếp nối sự tăng trưởng mạnh mẽ của Grab trong nửa đầu năm 2019 trên cả ba lĩnh vực kết nối di chuyển, giao nhận thức ăn và thanh toán điện tử.

Grab đầu tư thêm 500 triệu USD vào Việt Nam

Grab sẽ đầu tư thêm 500 triệu USD vào Việt Nam trong 5 năm tới. Nguồn: internet

Theo chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, tập trung vào phát triển cơ sở hạ tầng để đầu tư đổi mới công nghệ cho đến năm 2020, bao gồm mục tiêu có 1 triệu nhân lực thành thạo công nghệ số vào năm 2020.

Đóng góp vào mục tiêu này, Grab sẽ tiếp tục xây dựng và phát triển đội ngũ kỹ sư tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển (R&D) tại Việt Nam, đồng thời đầu tư vào các tài năng công nghệ Việt Nam để giải quyết những thách thức lớn nhất ở Đông Nam Á thông qua trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (big data), máy học (machine learning)....

Grab cũng sẽ khuyến khích tinh thần khởi nghiệp công nghệ và hỗ trợ sự phát triển của hệ sinh thái khởi nghiệp công nghệ của Việt Nam thông qua chương trình Grab Ventures. Ngoài ra, Grab cũng sẽ góp phần nâng cao hiểu biết cho người dân về tài chính và kỹ thuật số, qua đó đóng góp một phần vào mục tiêu quốc gia là có được 65-70% dân số hiểu biết về hai lĩnh vực này.

Grab cũng cam kết hướng tới một tương lai di chuyển chia sẻ, liền mạch và thông minh cho Việt Nam, bao gồm các giải pháp bổ trợ cho hệ thống giao thông công cộng hiện có và thay đổi thói quen người dân từ sở hữu phương tiện cá nhân sang sử dụng phương thức di chuyển chung như GrabBus, một dịch vụ di chuyển đáp ứng nhu cầu đi lại của đông đảo người dân.

Grab cũng đặt mục tiêu hợp tác với chính quyền thành phố và các cơ quan hoạch định chính sách để tận dụng dữ liệu, từ đó giúp quy hoạch đô thị tốt hơn và giảm thiểu các khó khăn như ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường. Grab cũng sẽ đặt tính bền vững vào trung tâm hoạt động kinh doanh của mình, ví dụ như hướng đến mục tiêu giảm chất thải nhựa cho dịch vụ giao nhận thức ăn GrabFood.

Đến cuối năm 2019, tổng số vốn đầu tư của Grab vào Việt Nam sẽ là 200 triệu USD. Khoản đầu tư 500 triệu USD được công bố ngày hôm nay sẽ tiếp tục thúc đẩy những nỗ lực của Grab nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho không chỉ người dùng trong hệ sinh thái siêu ứng dụng Grab, mà còn cho hàng triệu người dân Việt Nam, tiếp tục đóng góp tích cực  vào chiến lược phát triển kinh tế xã hội, cũng như đóng góp vào công cuộc thực hiện Cách mạng Công nghiệp 4.0 của Việt Nam.

Theo Tạp Chí Tài Chính 

Nghị quyết số 50 của Bộ Chính trị đã đưa ra những định hướng và mục tiêu rất cụ thể, rõ ràng trong hoàn thiện thể chế, chính sách thu hút đầu tư nước ngoài (ĐTNN) trong giai đoạn mới.

Thu hút đầu tư nước ngoài: Đã đến lúc phát huy “quyền chọn”

Về luật pháp, phải rà soát lại Luật ĐTNN cũng như những chính sách có liên quan đến thu hút FDI. Nguồn: internet

Nghị quyết nhằm vừa giúp Việt Nam trở thành điểm đến có tính cạnh tranh cao, đáp ứng được các yêu cầu đổi mới mô hình tăng trưởng, bảo vệ môi trường, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, vừa khắc phục được căn bản những hạn chế, bất cập đang tồn tại.

Mục tiêu là khả thi, song phải rất nỗ lực

Một trong những mục tiêu thu hút FDI mà Nghị quyết 50 đặt ra về định lượng là trong giai đoạn 2021 – 2025, vốn đăng ký phấn đấu đạt khoảng 30 - 40 tỷ USD/năm và vốn thực hiện đạt khoảng 20 - 30 tỷ USD/năm; giai đoạn 2026 – 2030, vốn đăng ký đạt khoảng 40 - 50 tỷ USD/năm và vốn thực hiện đạt khoảng 30 - 40 tỷ USD/năm.

Theo GS. TSKH Nguyễn Mại - Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp ĐTNN (VAFIE), Nghị quyết đặt ra yêu cầu về số lượng là rất quan trọng vì đã nói đến đầu tư thì trước hết là cần phải có vốn. Theo đó, nếu 2019 làm tốt thì vốn FDI thực hiện có thể đạt xấp xỉ 20 tỷ USD. Trong khi giai đoạn 2021-2025, mục tiêu đặt ra là giải ngân từ 20-30 tỷ USD, có nghĩa là bình quân mỗi năm trong giai đoạn 5 năm sắp tới sẽ cần giải ngân cao hơn 5 tỷ USD so với vốn thực hiện 2019.

“Đấy là một vấn đề rất lớn và nếu các bộ không lưu ý con số này mà chỉ nói chung chung thì không thể nào thực hiện được Nghị quyết”, ông Nguyễn Mại cảnh báo.

Chuyên gia này cũng cho rằng, các con số mục tiêu mà Nghị quyết đặt ra (về tỷ lệ tương đương đóng góp 22-23% trong tổng vốn đầu tư xã hội) là hợp lý và cần phải đạt được, không nên thấp hơn, cũng không nên cao hơn. Không nên thấp hơn vì chúng ta dù đã có trên 700 nghìn DN và 5 triệu hộ kinh doanh trong nước nhưng vốn vẫn đang hạn hẹp, cho nên cần làm thế nào để duy trì được mức tổng vốn đầu tư xã hội trên GDP hàng năm vào khoảng 30%, lúc đó mới có khả năng duy trì được tăng trưởng kinh tế ở mức 7-8%/năm.

Tuy nhiên, cũng không nên cao hơn. Bởi vì cao hơn có nghĩa là làm giảm mất thị phần của khu vực DN trong nước. Giai đoạn những năm 1990 khi đầu tư trong nước chưa đáng kể thì ĐTNN ở mức hơn 30% là phù hợp, còn trong giai đoạn hiện nay chỉ nên giữ ở mức 22-23% là hợp lý.

Theo TS. Nguyễn Minh Phong - chuyên gia kinh tế, mục tiêu đặt ra như vậy là phù hợp, đặc biệt trong bối cảnh phải tính tới yếu tố CMCN 4.0 với rất nhiều dự án đòi hỏi vốn lớn, công nghệ cao. “Các yếu tố lịch sử (mức giải ngân FDI của Việt Nam trong quá khứ cũng tương đương với thế giới, đạt trung bình từ 40-60% vốn đăng ký), định hướng phấn đấu và đặc điểm thời đại hiện nay cho thấy mục tiêu như vậy là phù hợp, tất nhiên phải đi kèm với các nỗ lực và quyết tâm thì tính khả thi sẽ cao”, TS. Phong nói.

Theo Tạp Chí Tài Chính

Đối tác chiến lược