Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa chính thức thông qua Nghị quyết số 857/NQ về việc thành lập thành phố mới Thuận An có hiệu lực thi hành từ ngày 1/2/2020, Nghị quyết vừa được thông qua, thị trường bất động sản nơi đây trở nên sôi động.
Loạt hạ tầng được đầu tư tại Thành phố mới Thuận An
Theo Nghị quyết, thành phố mới Thuận An được thành lập trên cơ sở 83,71 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 508.433 người. Thành phố Thuận An sẽ tiếp giáp thành phố Dĩ An, thành phố Thủ Dầu Một, thị xã Tân Uyên và Tp.HCM. Sau khi thành lập, thành phố Thuận An sẽ có 10 đơn vị hành chính gồm các phường: An Phú, An Thạnh, Bình Chuẩn, Bình Hòa, Bình Nhâm, Hưng Định, Lái Thiêu, Thuận Giao, Vĩnh Phú và xã An Sơn.
Vị trí địa lý của thành phố mới Thuận An được xem là nơi có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, tiếp giáp với hai địa phương lớn là Đồng Nai và Tp.HCM.
Bên cạnh đó, đa số các khu công nghiệp lớn đều nằm ở hai địa phương này, được xem là cửa ngõ trong chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh Bình Dương.
Nghị quyết về việc thành lập thành phố mới Thuận An vừa được thông qua, thị trường bất động sản nơi đây lập tức nổi “sóng”.
Ghi nhận cho thấy, sau nhiều năm hình thành và phát triển, Thuận An là khu vực đã chuyển mình mạnh mẽ, tạo nên sức bật mới xứng đáng là một trung tâm tài chính mới của tỉnh Bình Dương. Hiện Thuận An cũng được biết đến là nơi quy tụ nhiều trung tâm thương mại vui chơi mua sắm, bệnh viện và các khu công nghiệp lớn. Nơi đây cũng là đô thị vệ tinh của Tp.HCM đang được tập trung phát triển trên nhiều phương diện khác nhau. Nhiều dự án giao thông kết nối với Tp.HCM, sân bay, cảng biển…
Đáng kể nhất là các dự án phát triển hạ tầng giao thông như xây cầu vượt nút giao ngã 6 vòng xoay An Phú giữa Thuận An và Dĩ An; đề án cải tạo, mở rộng quốc lộ 13 lên 6 làn xe nối Bình Dương – Tp.HCM, xây cầu vượt tại giao lộ quốc lộ 13 – cầu Ông Bố thuộc thành phố Thuận An. Dự kiến đến năm 2022 sẽ đi vào hoạt động, giúp rút ngắn khoảng cách di chuyển từ Thuận An đến Tp.HCM.
Ngoài ra, Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dương vừa thông qua tờ trình về chủ trương đầu tư dự án cải tạo, mở rộng QL13 được thực hiện theo hình thức đối tác công tư (PPP) và hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT). QL 13 là trục giao thông xương sống của hệ thống giao thông tỉnh Bình Dương và nằm trong hệ thống đường Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), có tên quốc tế là AH13 (ASEAN Highway) sẽ giúp nâng cao vị thế của Bình Dương lên vị trí dẫn đầu cả nước về phát triển công nghiệp, đô thị, thu hút đầu tư.
Bên cạnh những thuận lợi trước những dự án giao thông tầm cỡ, thị trường bất động sản nơi đây còn được hỗ trợ lớn từ sự phát triển của các khu công nghiệp như: VSIP, Sóng Thần, Nam Tân Uyên, Uyên Hưng... đang tập trung hàng chục ngàn chuyên gia, kỹ sư và công nhân sinh sống, làm việc đang có nh cầu lớn về nhà ở. Đây được xem là những điểm sáng khiến thị trường BĐS nơi đây nhận được sự chú ý của giới đầu tư.
Bất động sản hưởng lợi
Theo bảng giá đất vừa được UBND tỉnh Bình Dương công bố giai đoạn 2020 - 2024 thì giá đất trên địa bàn tỉnh này đã tăng từ khoảng 5 - 30%. Tuy nhiên, theo khảo sát thực tế giá thị trường nhà đất trên địa bàn thành phố Thuận An còn tăng cao hơn.
Có nơi tăng khoảng 50 - 60% sau khi thông tin thành lập thành phố mới Thuận An được cơ quan chức năng thông qua. Nắm bắt thời cơ, các doanh nghiệp, nhà đầu tư bất động sản cũng đua nhau đổ về gom hàng chờ tăng giá. Đặc biệt hầu hết các “ông” lớn trong làng bất động sản như: Tập đoàn Tecco, Tập đoàn VinGroup, DCT Group, Tập đoàn Đất Xanh... đều có mặt nơi đây.
Thông tin Thuận An lên Thành phố đã tác động tích cực đến các dự án chuẩn bị bung hàng ở khu vực này
Nếu như trước đây giá căn hộ khu vực này chỉ trên dưới khoảng một 1 tỷ đồng thì hiện nay hầu hết các dự án ở mức giá trên dưới 1,3 tỷ đồng. Ở thời điểm này, một số dự án “mới tinh” giới thiệu ra thị trường được xem là có lợi thế rất lớn, nhất là trong bối cảnh Thuận An chính thức lên Thành phố.
Theo ghi nhận, các dự án ở vị trí đắc địa vừa ra mắt thị trường lập tức được các nhà đầu tư săn tìm. Hiện quý đầu năm, tại phường An Phú, thành phố Thuận An (Bình Dương) xuất hiện một dự án mới là căn hộ chung cư Tecco Home nằm ở mặt tiền ĐT 473. Ghi nhận cho thấy, do giá mềm nên vừa hé lộ thông tin ra thị trường, dự án này được khá nhiều NĐT quan tâm đến tìm hiểu dự án.
Theo Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương, tính đến nay trên địa bàn tỉnh Bình Dương có khoảng 400 dự án được UBND tỉnh chấp thuận cho phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Trong đó riêng Thuận An chiếm khoảng trên dưới 100 dự án.
Theo các chuyên gia kinh tế, khoảng một năm gần đây, thị trường nhà ở Tp.HCM đang bị đẩy lên quá cao khiến các nhà đầu tư đang dần rời bỏ thị trường nơi đây để tìm đến các thị trường mới. Trong đó, Bình Dương đang có lợi thế lớn nhất, vừa được xem là đô thị vệ tinh của Tp.HCM, vừa có hạ tầng phát triển đồng bộ lại có các đô thị chuẩn bị lên thành phố. Nên việc thị trường bất động sản nơi đây nóng sốt không có gì lạ. Thậm chí dự báo khi khu vực này chính thức lên thành phố tình hình thị trường sẽ còn nóng hơn, giá sẽ biến động tăng cao.
Theo CafeF
Chiều ngày 10/3/2020, tại văn phòng Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (SAIGONTEL) - TP.HCM, đã diễn ra Lễ ký kết hợp tác chiến lược giữa công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông Sài Gòn – đại diện là Bà Nguyễn Cẩm Phương (Tổng Giám Đốc) và Công ty Cổ phần Đầu tư Sài Gòn – Huế - đại diện là Ông Nguyễn Duy Hưng (Tổng Giám Đốc) với sự chứng kiến của đại diện Ban Lãnh Đạo và các Trưởng Phòng/Ban của hai công ty, nhằm mục tiêu hợp tác cùng phát triển Khu Công Nghiệp và Khu Phi Thuế Quan Sài Gòn – Chân Mây thuộc Khu Kinh Tế Chân Mây.
Bà Nguyễn Cẩm Phương - Tổng Giám Đốc SAIGONTEL và Ông Nguyễn Duy Hưng – Tổng Giám Đốc SGH cùng đại diện Ban Lãnh Đạo hai bên
Khu Công Nghiệp (KCN) và Khu Phi Thuế Quan Sài Gòn – Chân Mây là KCN được thành lập vào năm 2008, nằm trong Khu Kinh Tế Chân Mây – Lăng Cô, Huyện Phú Lộc, Tỉnh Thừa Thiên - Huế, Việt Nam, cách cảng Chân Mây chỉ 3km, cách Cảng Tiên Sa 47km, thuận tiện di chuyển đến cả hai sân bay Quốc tế Phú Bài, Huế và sân bay Quốc tế Đà Nẵng chỉ mất 45 phút bằng đường cao tốc. Đồng thời, vị trí KCN cũng nằm trong hành lang kinh tế Đông Tây, thuận lợi phát triển giao thương với trung tâm Bán đảo Đông Dương Lào – Myanmar – Thái Lan.
Bên cạnh vị trí chiến lược thuận lợi kết nối giao thương, KCN còn có chính sách ưu đãi về thuế suất và thời hạn miễn thuế cực kì hấp dẫn so với các KCN lân cận, điều này tạo lợi thế và kì vọng cho Khu Công Nghiệp và Khu Phi Thuế Quan Sài Gòn - Chân Mây sẽ phát triển mạnh mẽ trong thời gian sắp tới.
Trong khi đó, SAIGONTEL là đơn vị có mạng lưới đối tác trong và ngoài nước và là đại diện xúc tiến đầu tư của nhiều tỉnh thành trọng điểm như Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An.
Theo thỏa thuận, SGH sẽ hỗ trợ cung cấp các thông tin về KCN, giúp SAIGONTEL nắm bắt thông tin về thị trường Huế và tạo điều kiện thuận lợi cho việc quảng bá, thu hút nhà đầu tư tìm năng. Về phía SAIGONTEL có trách nhiệm thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm giới thiệu, kết nối đối tác và các nhà đầu tư tiềm năng đầu tư vào KCN.
Bà Nguyễn Cẩm Phương - Tổng Giám Đốc SAIGONTEL và Ông Nguyễn Duy Hưng – Tổng Giám Đốc SGH đại diện hai bên ký Biên Bản Ghi Nhớ Hợp Tác
Tận dụng lợi thế của cả hai bên nhằm mục tiêu cùng gắn kết phát triẻn lâu dài, sự hợp tác này hứa hẹn sẽ mang lại những cơ hội lớn cho cả hai bên thu hút được nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đồng thời sẽ tạo nền tảng phát triển Khu Công Nghiệp và Khu Phi Thuế Quan Sài Gòn – Chân Mây.
- Ban Truyền Thông-
Khu vực quy hoạch xây dựng dự án này thuộc địa phận huyện Tiên Du và thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh với tổng diện tích gần 1.700ha.
Dự án đã được UBND tỉnh Bắc Ninh phê duyệt quy hoạch phân khu 1/2000, với các chỉ tiêu tổng diện tích gần 1.700ha, quy mô dân số khoảng 80.000 người. Dự án có chức năng là Khu đô thị du lịch, sinh thái nghỉ dưỡng nằm trên địa phận các xã Tương Giang, xã Tam Sơn - thị xã Từ Sơn và thị trấn Lim, xã Nội Duệ, xã Phú Lâm - huyện Tiên Du.
Ngày 3/3/2020, UBND tỉnh Bắc Ninh đã có tờ trình Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt duyệt khu vực phát triển khu đô thị này. Theo đó, diện tích đất để phát triển khu đô thị mới là 1.445,6; 241,74ha đất làng xóm cũ, đất dự trữ phát triển dân cư địa phương, đất trồng cây cảnh…
Tổng kinh phí đầu tư dự án vào khoảng 126.008 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư cho khu vực phát triển đô thị mới là hơn 122.000 tỷ đồng; vốn đầu tư cải tạo, chỉnh trang làng xóm cũ, phát triển dân cư địa phương là 3.843 tỷ đồng.
Theo quy hoạch, đất đơn vị ở 625,87; đất cây xanh đô thị 312,8ha; Đất giao thông đô thị (đường cấp đô thị, đường cấp khu vực,quảng trường,bến bãi đỗ xe tập trung) 191,81ha; Đất công cộng cấp đô thị (Đất dịch vụ thương mại, dịch vụ đô thị; Đất cơ quan, hành chính, văn phòng; Đất trung tâm hành chính; Đất tổ hợp khách sạn, khu nghỉ dưỡng cao cấp) 68,58ha; Đất trường THPT 14,53ha; Đất trung tâm y tế 24,29ha…
Toàn bộ diện tích đất được quy hoạch thành 7 phân khu, trong đó diện tích đất quy hoạch khu đô thị khoảng 1.477,28ha.
Phân khu A: Có diện tích hơn 336ha, đây là khu vực có chức năng vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng gồm các công trình công viên chủ đề, trung tâm hội nghị, trung tâm thể thao và khách sạn, nhà ở.
Phân khu B: Có diện tích 272ha, đây là khu vực có chức năng nghỉ dưỡng dọc kênh Ngũ Huyện Khê, là các khu biệt thự nghỉ dưỡng sinh thái, có mật độ xây dựng thấp, phụ vụ nhu cầu du lịch…
Phân khu C: Có diện tích hơn 108ha, đây là khu chức năng hành chính, thương mại của toàn khu đô thị, bao gồm các công trình quảng trường trung tâm, khu hành chính thương mại, khu nhà ở thấp tầng và nhà ở cao tầng, khu trường học, trung tâm thương mại…
Phân khu D, F: Có tổng diện tích trên 502ha, đây là khu tổ hợp đô thị lớn nhất với chức năng là các công trình nhà ở sinh thái thấp tầng, chủ yếu là biệt thự và nhà ở liền kề, công viên cây xanh, mặt nước…và Khu nhà ở cao tầng được bố trí dọc tuyến đường ĐT295C
Phân khu E: Có tổng diện tích hơn 218ha, đây là khu vực được phát triển đô thị mật độ cao dọc tuyến đường ĐT295C…
Theo UBND tỉnh Bắc Ninh, sau khi được Bộ Xây dựng thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt khu vực phát triển đô thị, tỉnh sẽ tổ chức hoàn thiện thủ tục, tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư và triển khai quản lý thực hiện dự án theo quy định.
Theo CafeF
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 323/QĐ-TTg phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch chung đô thị Văn Giang, tỉnh Hưng Yên đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050.
Theo đó, phạm vi nghiên cứu quy hoạch gồm: Huyện Văn Giang, khu vực phía Tây huyện Yên Mỹ, khu vực phía Tây huyện Văn Lâm và khu vực phía Bắc huyện Khoái Châu. Nghiên cứu định hướng tổng thể không gian khu vực phát triển đô thị do sự kết nối tất yếu về mặt không gian giữa huyện Văn Giang và các khu vực lân cận theo quy luật đô thị hóa, phù hợp với nguồn lực thực hiện, khả năng liên kết vùng.
Phạm vi lập quy hoạch chung đô thị Văn Giang được thực hiện trong địa giới hành chính của huyện Văn Giang. Tổng diện tích lập quy hoạch khoảng 7.183,89ha.
Về quy mô dân số, dân số hiện trạng của huyện Văn Giang là 120.799 người. Dự báo quy mô dân số đến năm 2030 khoảng 250.000 người, trong đó dân số nội thị khoảng 175.000 người; dự báo quy mô dân số đến năm 2040 khoảng 350.000 người, trong đó dân số nội thị khoảng 325.000 người.
Nội dung lập quy hoạch đô thị Văn Giang gồm: Khảo sát và đánh giá hiện trạng điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và thực trạng của quy hoạch đô thị; định hướng phát triển không gian đô thị, đề xuất các cấu trúc hoặc hình thái không gian chính của đô thị, hướng phát triển, luận chứng chọn phương án khả thi; tổ chức các khu chức năng đô thị; định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội...
UBND tỉnh Hưng Yên bố trí nguồn vốn, phê duyệt tổng dự toán chi phí lập quy hoạch; phối hợp với các bộ, ngành liên quan tổ chức lập, trình duyệt đồ án quy hoạch chung đô thị Văn Giang, tỉnh Hưng Yên đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050 đảm bảo tiến độ, chất lượng theo quy định của pháp luật.
Theo CafeF
Với việc xác định Đà Lạt sẽ trở thành đô thị trực thuộc trung ương, TP.Bảo Lộc sẽ thay thế Đà Lạt trở thành đô thị trọng điểm của tỉnh. Từ đây, thành phố có những hướng đi “dài hơi” cho mục tiêu của mình. Trước mắt, hạ tầng đô thị được đầu tư hoàn thiện. Đầu năm 2020 các tuyến đường Hà Giang, Nguyễn Văn Cừ và một số tuyến đường thuộc khu vực Chợ Mới được nâng cấp, mở rộng và hoàn thiện lề đường. Đặc biệt địa phương luôn tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư doanh nghiệp vào du lịch, dịch vụ, công nghiệp...
TP.Bảo Lộc đầu tư hạ tầng, thu hút nguồn vốn doanh nghiệp
Bộ Thông tin và Truyền thông đã quyết định điều chuyển nhiệm vụ về chuyển đổi số, một trong những nhiệm vụ quan trọng trong năm 2020 từ Vụ Công nghệ thông tin sang cho Cục Tin học hoá thực hiện.
Ảnh minh hoạ (Nguồn: vietnamworks)
Theo Quyết định 255 được Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng ký ban ngày 26/2/2020, nhiệm vụ về chuyển đổi số được điều chuyển từ Vụ Công nghệ thông tin sang Cục Tin học hóa.
Cục Tin học hoá sẽ có nhiệm vụ xác định tầm nhìn, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chuyển đổi số quốc gia, bao gồm các biện pháp thúc đẩy thực hiện quá trình chuyển đổi số và kiến nghị chuyển đổi quy trình hoạt động phù hợp với công nghệ mới, xây dựng và hướng dẫn khung tham chiếu chuyển đổi số; Nghiên cứu, khảo sát, đánh giá, dự báo các xu hướng, các công nghệ mới thúc đẩy chuyển đổi số và đề xuất triển khai ở Việt Nam; khuyến nghị các giải pháp, hệ thống thông tin, phần mềm, phần mềm nguồn mở, cơ sở dữ liệu, các nền tảng số, công nghệ số, dịch vụ số được sử dụng rộng rãi trong doanh nghiệp và cộng đồng.
Cùng với đó, Cục Tin học hóa cũng có trách nhiệm nghiên cứu, đề xuất tháo gỡ các rào cản pháp lý cho chuyển đổi số; Đề xuất các chính sách, giải pháp thúc đẩy sự phát triển và ứng dụng công nghệ điện toán đám mây, dữ liệu mở, công nghệ số, dịch vụ số tại Việt Nam; Đề xuất chính sách về tài sản số, quyền của tổ chức, cá nhân được tiếp cận dữ liệu số của Chính phủ; cũng như việc chủ trì, phối hợp đề xuất các chính sách, chương trình, hoạt động phát triển xã hội số, chuyển đổi số doanh nghiệp; chính sách khuyến khích, hỗ trợ các sáng kiến, đề án, dự án chuyển đổi số.
Trước đó, trong Chỉ thị 01 về định hướng ngành Thông tin và Truyền thông năm 2020, Bộ Thông tin và Truyền thông đã xác định rõ, năm 2020 là năm chuyển đổi số quốc gia sâu rộng và toàn diện.
['Make in Vietnam' - cơ hội và động lực cho doanh nghiệp công nghệ]
Trên cơ sở Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình chuyển đổi số quốc gia sẽ được ban hành trong năm nay, các bộ, ngành, địa phương sẽ cần ban hành chương trình chuyển đổi số cho ngành, lĩnh vực và địa phương của mình. Bộ Thông tin và Truyền thông phải đi đầu về chuyển đổi số trong các lĩnh vực bưu chính, viễn thông, báo chí truyền thông.
Cũng theo Bộ Thông tin và Truyền thông, các yếu tố nền tảng trong chuyển đổi số là: thể chế, hạ tầng, an ninh mạng và đào tạo sẽ được ưu tiên đầu tư để đưa Việt Nam trở thành nước có thứ hạng cao trên thế giới, nằm trong nhóm 50 quốc gia vào năm 2025 và nhóm 30 quốc gia hàng đầu thế giới về công nghệ thông tin vào năm 2030.
Được biết, thực hiện nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao, hiện Bộ Thông tin và Truyền thông đang hoàn thiện Chương trình Chuyển đổi số quốc gia, dự kiến trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 2/2020, trong đó bao gồm kế hoạch, giải pháp và lộ trình chuyển đổi số trong các ngành, lĩnh vực trọng điểm./.
Theo Vietnam+
Theo Tạp Chí Tài Chính
Tổng mức đầu tư điều chỉnh dự kiến đủ đảm bảo nguồn kinh phí thực hiện cho các gói thầu của dự án với thời gian thực hiện dự án kết thúc vào tháng 12/2026.
Chiều 3/3/2020, Văn phòng UBND Tp.HCM cho biết, để đảm bảo thời gian thực hiện và hiệu quả đầu tư dự án tuyến Metro số 2 Bến Thành - Tham Lương, UBND TP đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Bộ GTVT quan tâm xem xét, có ý kiến về đề xuất điều chỉnh thời gian thực hiện dự án và tổng mức đầu tư của dự án làm cơ sở để trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án.
Theo đó, gia hạn thời gian thực hiện dự án từ năm 2014 đến năm 2026, để phù họp với tiến độ điều chỉnh của dự án xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 2 Bến Thành - Tham Lương.
Trong đó, đổi tên thành dự án Giao thông đô thị bền vững cho tuyến tàu điện ngầm số 2 Tp.HCM. Đồng thời điều chỉnh tổng mức đầu tư (tăng vốn đối ứng) với tổng mức đầu tư ban đầu hơn 1.353 tỷ đồng, tương đương 65 triệu USD. Dự kiến tổng mức đầu tư điều chỉnh khoảng 1.500 tỷ đồng tương đương 65,6 triệu USD. Nguồn vốn vay là 58,95 triệu USD (trong đó vốn vay ADB 10 triệu USD, vốn vay Quỹ công nghệ sạch – CTF 48,95 triệu USD). Nguồn vốn đối ứng khoảng 6,5 triệu USD.
Sau khi điều chỉnh thiết kế cơ sở, chi phí của nguồn vốn đối ứng phát sinh tăng do các yếu tố liên quan đến trượt giá, tỷ giá thay đổi và quy định về quản lý chi phí đầu tư. Việc thay đổi này không vượt tổng giá trị khoản vay ODA của dự án đã ký với ngân hàng ADB. Tổng mức đầu tư điều chỉnh dự kiến đủ đảm bảo nguồn kinh phí thực hiện cho các gói thầu của dự án với thời gian thực hiện dự án kết thúc vào tháng 12/2026.
Trước đó, Ban Quản lý đường sắt đô thị Tp.HCM cho biết, để đảm bảo cơ sở pháp lý tiếp tục triển khai dự án tuyến metro số 2 Bến Thành - Tham Lương trong khi chờ chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và thực hiện các thủ tục điều chỉnh dự án, Ban QLĐSĐT kiến nghị UBND Tp.HCM chấp thuận phê duyệt điều chỉnh thời gian triển khai thi công dự án đến ngày 13/12/2020.
Dự án tuyến metro số 2, Tp.HCM giai đoạn 1 có mục tiêu xây dựng đoạn tuyến đi ngầm dài khoảng 9,2 km; xây dựng đoạn tuyến đi trên cao, chuyển tiếp và đường dẫn depot dài khoảng 2 km; các công trình trên tuyến bao gồm 9 ga ngầm, 1 ga trên cao và 1 depot; cung cấp và lắp đặt hệ thống thiết bị phục vụ như đầu máy, toa xe, các hệ thống cơ điện, thông tin, tín hiệu, kiểm soát, bán vé tự động...Dự án vay vốn ODA từ các Nhà tài trợ: Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW), Ngân hàng Đầu tư Châu Âu (EIB) và nguồn vốn đối ứng từ Ngân sách Nhà nước.
Trong giai đoạn 1 (Bến Thành - Tham Lương), dự án được đầu tư xây dựng nhằm bổ sung phương thức vận chuyển khối lượng lớn nhằm giải quyết nhu cầu đi lại của người dân từ trung tâm Thành phố về phía Tây Bắc và ngược lại, làm cơ sở phát triển các tuyến đường sắt đô thị khác sau này.
Theo CafeF
Trong tháng 1 và 2/2020, tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản ước đạt 5,34 tỷ USD, giảm 2,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo Tạp Chí Tài Chính
Theo thông tin từ Văn phòng UBND Tp.HCM, UBND TP.HCM vừa chấp thuận tiếp tục triển khai nhiều dự án đầu tư xây dựng hạ tầng trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm và nhiều khu vực trọng điểm.
Theo đó, thành phố cho phép tiếp tục triển khai dự án đầu tư xây dựng 4 tuyến đường chính; dự án quảng trường trung tâm và công viên bờ sông trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm theo hình thức hợp đồng BT. TP.HCM sẽ tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án xây dựng Khu lâm viên sinh thái thuộc Vùng châu thổ phía Nam TP.HCM.
Bên cạnh đó, UBND TP cũng chấp thuận chủ trương tiếp tục triển khai dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu dân cư phía Bắc và hoàn thiện đường trục Bắc - Nam, xây dựng 4 cầu, công trình nạo vét rạch, đào hồ trung tâm và các kênh mới trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Ngoài ra, thành phố cũng chấp thuận dự án đầu tư xây dựng đoạn tuyến kết nối từ đường Phạm Văn Đồng đến nút giao thông Gò Dưa, Quốc lộ 1, quận Thủ Đức; dự án xây dựng trung tâm thể dục thể thao Phan Đình Phùng tại số 8 đường Võ Văn Tần, quận 3 và dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện Đa khoa Tân Bình.
Đây là các dự án đầu tư theo hình thức PPP, UBND Tp.HCM đã giao tổ công tác rà soát các hợp đồng BT đã ký trên địa bàn thành phố.
Đối với dự án đầu tư xây dựng hạ tầng nội bộ khu I (Khu cổ đại) trong Công viên lịch sử-Văn hóa dân tộc, Sở Tư pháp được giao rà soát cơ sở pháp lý thực hiện dự án, đánh giá lại khối lượng thực hiện, tiến độ thi công, hợp đồng BT đã ký, năng lực của nhà đầu tư, quỹ đất thanh toán cho hợp đồng BT dự án.
Đối với dự án đầu tư xây dựng đường song hành từ đường Mai Chí Thọ qua khu dân cư Nam Rạch Chiếc đến đường Vành Đai 2 (tại nút giao An Phú dọc theo tuyến đường Cao tốc Long Thành-Dầu Giây), UBND TP.HCM sẽ thu hồi các khu đất đã được giao thanh toán cho hợp đồng BT dự án và tìm các khu đất khác phù hợp để thanh toán cho hợp đồng BT dự án.
Ngoài ra, Sở Kế hoạch - Đầu tư cũng được giao thống nhất với nhà đầu tư về hình thức đầu tư dự án xây dựng cầu đường Bình Tiên.
Theo CafeF