Admin

Admin

Máy tính lượng tử, trí tuệ nhân tạo, xe hơi tự lái, hệ thống giao thông công cộng siêu tốc… vốn chỉ có trong phim ảnh nhưng nay đã trở thành hiện thực.

 

Công nghệ tiến bộ từng ngày, con người bắt đầu quen với sự xuất hiện của những khái niệm từng bị coi là điên rồ. Năm cũ vừa qua đi, nhiều thành tựu công nghệ mới được khẳng định, kỳ vọng sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong năm nay.

Máy tính lượng tử thành hiện thực

Máy tính lượng tử đã không còn là câu chuyện khoa học viễn tưởng. IBM, Google và Microsoft đã tạo ra nguyên mẫu cỗ máy tính tương lai này với sức mạnh tính toán không thể tưởng tượng nổi.

7 cong nghe noi bat phat trien manh nam 2018 hinh anh 1
Cỗ máy tính lượng tử của IBM.

Năm 2017, lần đầu tiên hệ thống máy tính lượng tử của IBM thực hiện các phép giả lập chưa từng được tiến hành trước đây. Công ty này thậm chí còn xây dựng hệ thống máy tính 50-bit lượng tử đầu tiên trên thế giới.

Trung Quốc cũng có bước tiến đáng kể về công nghệ lượng tử. Các nhà khoa học nước này dùng hệ thống viễn tin lượng tử gửi thông điệp mã hóa từ trái đất tới vệ tinh trong vũ trụ.

Trí tuệ nhân tạo nở rộ

Con người đang tiến gần hơn tới giấc mơ của Isaac Asimov và George Lucas, vốn nổi tiếng với các tác phẩm và phim ảnh về robot và trí tuệ nhân tạo (AI).

7 cong nghe noi bat phat trien manh nam 2018 hinh anh 2
Bức tranh này do trí tuệ nhân tạo Vincent vẽ.

 

Năm qua đã chứng kiến sự tiến bộ vượt trội về máy học. AI của Google có thể tự tạo ra các chương trình AI cấp cao. AI của Facebook tạo ra ngôn ngữ riêng. Rồi các cỗ máy dùng trí tuệ nhân tạo có thể tự học vẽ.

AI được sử dụng để phát hiện ung thư, đồng thời có thể trang bị cho robot gợi cảm đóng vai gái làng chơi. Thậm chí có nhà phát triển còn định tạo ra tôn giáo riêng cho loại máy móc này.

Xe hơi tự lái

Bang Arizona, Mỹ đang tràn ngập xe hơi tự lái hòa cùng giao thông hàng ngày. Las Vegas có chuyến xe buýt công cộng tự lái đầu tiên, nhưng nhanh chóng gặp nạn. Nhưng cũng giống hầu hết vụ tai nạn giao thông khác, con người là nguyên nhân gây ra vụ tai nạn này.

Ghép ảnh GIF động với vi khuẩn sống

Nghe cứ như viễn tưởng nhưng chuyện này hoàn toàn có thật. Một nhóm các nhà nghiên cứu đã thực hiện thành công thí nghiệm ghép ảnh GIF động vào gien vi khuẩn sống.

Tại sao lại vậy? Đơn giản đó là khoa học.

Biến côn trùng thành cỗ máy sinh học

Ray Kurzweil dự đoán con người và công nghệ sẽ sáp nhập với nhau trong vài thập kỷ tới tạo thành một dạng nửa người nửa máy, và điều này đang dần diễn ra.

7 cong nghe noi bat phat trien manh nam 2018 hinh anh 3
Chuồn chuồn được gắn máy tính điều khiển.

Năm ngoái, một nhóm các nhà nghiên cứu đã gắn chip máy tính vào não chuồn chuồn. Bằng cách này, các nhà khoa học muốn dùng máy tính để kiểm soát “trí não” chuồn chuồn và bắt chúng bay theo cách mà họ mong muốn.

Hyperloop - hệ thống giao thông thế kỷ

Trong tương lai, thời gian di chuyển từ New York đến Washington chỉ mất vỏn vẹn … 29 phút thay vì gần 3 tiếng như hiện nay.

Trước năm 2017, kế hoạch này vẫn chỉ trên giấy trắng và trong phỏng đoán. Một số thử nghiệm đã thành công cho thấy tiềm năng của công nghệ này.

7 cong nghe noi bat phat trien manh nam 2018 hinh anh 4
Hệ thống Hyperloop di chuyển gần bằng tốc độ âm thanh.

 

Công ty Virgin Hyperloop One đã công bố chi tiết kế hoạch xây dựng tuyến tàu điện ngầm siêu tốc vòng quanh thế giới. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ điểm đầu tiên sẽ được xây dựng ở đâu và đơn vị nào sẽ thực hiện việc này.

Với tốc độ ngang bằng tốc độ âm thanh, Hyperloop được kỳ vọng sẽ trở thành phương tiện giao thông tương lai do thời gian hành trình cực kỳ ngắn, ít tác động tới môi trường và có chi phí thấp.

Theo Gia Nguyễn (Zing.vn)

Khi Vn-Index tăng nóng, nhà đầu tư thắng chứng khoán sẽ có làn sóng dịch chuyển dòng tiền sang bất động sản.

Chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển dự báo, quy tắc bình thông nhau giữa 2 thị trường địa ốc và chứng khoán đã từng để lại dấu ấn đậm nét trong giai đoạn 2006-2007, thời kỳ được xem là hoàng kim của thị trường chứng khoán lẫn bất động sản. Kịch bản này đã tiếp diễn trong năm 2017 và nhiều khả năng sẽ lặp lại trong năm 2018.

Ông Hiển giải thích, dòng tiền từ nhóm nhà đầu tư thắng chứng khoán đã và đang tạo mạch ngầm dịch chuyển sang thị trường địa ốc, giúp thị trường này đón nhận thêm rất nhiều dòng vốn mới. Từ nhiều cột mốc lịch sử của thị trường đầu tư tài chính cho thấy, những người đã "hái" ra tiền từ chứng khoán thường hiện thực hóa các khoản lời (chốt lời) bằng việc tậu đất, mua nhà, căn hộ.

 

Thị trường bất động sản được dự báo sẽ hưởng lợi từ sự tăng trưởng ngoạn mục của chứng khoán theo quy tắc bình thông nhau. Ảnh: Vũ Lê

Thị trường bất động sản được dự báo sẽ hưởng lợi từ sự tăng trưởng ngoạn mục của chứng khoán theo quy tắc bình thông nhau. Ảnh: Vũ Lê

 

Trong báo cáo đánh giá tiềm năng và cơ hội của thị trường bất động sản năm 2018, ông Hiển phân tích, chứng khoán 2017 có một năm thành công, sinh lời cao trong khi các kênh vàng và USD đều kém hiệu quả hơn. Lãi suất ngân hàng có xu thế tăng đến 7% một năm, tốt hơn kênh đầu tư vàng và USD nhưng không tạo lợi nhuận đột biến. Trong khi đó, 12 tháng qua, Vn-Index đã tăng 48%, cao nhất so với các kênh đầu tư tài chính khác và ít nhiều đã tạo nên sự dịch chuyển dòng vốn sang địa ốc để hiện thực hóa giá trị tài sản.

Mặt khác, các công ty bất động sản niêm yết tăng trưởng rất tốt trong năm 2017 với tổng tài sản, vốn điều lệ và giá trị cổ phiếu đều đi lên. Nhóm doanh nghiệp ngành này cũng đã huy động được nguồn vốn khá lớn từ thị trường chứng khoán trong năm vừa qua.

Cụ thể, các doanh nghiệp địa ốc liên tục ghi nhận tăng vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu để đầu tư vào dự án mới. Tổng vốn chủ sở hữu tăng trong các năm 2015-2017 của 10 công ty địa ốc niêm yết trên sàn chứng khoán đạt 215.000 tỷ đồng, tương đương 950 triệu USD.

Chuyên gia này dự báo, thị trường chứng khoán năm 2018 vẫn tăng trưởng trong những tháng đầu năm và sẽ có điều chỉnh vào giữa năm. Tuy nhiên, khả năng Vn-Index kết thúc năm Mậu Tuất tối thiểu ở vùng 1.130-1.200 điểm, tăng trong ngưỡng 15%.

“Với sức nóng của thị trường chứng khoán trong năm mới, cơ hội dịch chuyển vốn sang thị trường địa ốc trở nên cực lớn và hứa hẹn làm tăng sự sôi động cho các điểm nóng bất động sản trong thời gian tới”, ông Hiển đánh giá.

Theo Vũ Lê (Vnexpress)

Ghi nhận từ hội thảo “Cơ hội đột phá tăng trưởng kinh doanh” do Thời báo Kinh tế Việt Nam và VCCI tổ chức...

Cơ hội đột phá tăng trưởng kinh doanh, đó chính là chủ đề của Hội thảo Kinh tế Việt Nam thường niên lần thứ 10 - năm 2018. Hội thảo diễn ra ngày 20/3 tại Tp.HCM do Thời báo Kinh tế Việt Nam chủ trì với sự phối hợp tổ chức của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).

Phát biểu khai mạc Hội thảo, TS. Vũ Đình Hòe, Phó tổng biên tập thường trực Thời báo Kinh tế Việt Nam, cho biết, hàng năm Thời báo Kinh tế Việt Nam đều tổ chức diễn đàn, hội thảo ở cả 3 khu vực Bắc - Trung - Nam nhằm tăng cường sự kết nối và tạo không gian tập trung hướng sự quan tâm của các nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý, các chuyên gia kinh tế và doanh nhân cùng bàn thảo những vấn đề trọng tâm và thiết yếu của nền kinh tế.

Với chủ đề "Cơ hội đột phá, tăng trưởng kinh doanh" Hội thảo Kinh tế Việt Nam 2018 đã nhận được sự quan tâm tham dự của lãnh đạo Ban Kinh tế Trung ương, lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, lãnh đạo Bộ Công Thương, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; đại diện lãnh đạo các cục, vụ chuyên trách Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Ngân hàng Nhà nước, cùng các chuyên gia kinh tế và thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng.

“Kinh tế Việt Nam đang bước vào quỹ đạo phát triển mới” - Ảnh 1.

TS. Vũ Đình Hòe, Phó tổng biên tập thường trực Thời báo Kinh tế Việt Nam.

Phát biểu tại Hội thảo, ông Ngô Văn Tuấn - Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương bày tỏ vui mừng được đồng hành cùng Thời báo Kinh tế Việt Nam trong nhiều năm qua, và năm nay có ý nghĩa to lớn khi đánh dấu 10 năm liên tiếp sự kiện Hội thảo Kinh tế Việt Nam được tổ chức.

Hội thảo đã trở thành một thương hiệu, một điểm đến của những nhà hoạch định chính sách, nhà kinh tế, doanh nghiệp, các cơ quan báo chí, để mọi người cùng nhau nhìn lại tình hình kinh tế trong năm vừa qua, cũng như đánh giá triển vọng kinh tế trong ngắn và trung hạn, thảo luận những vấn đề, thách thức và cả những cơ hội, với mục tiêu chính là giúp các doanh nghiệp chủ động hoạch định chiến lược kinh doanh phù hợp với tình hình thực tế.

Nếu quý vị còn nhớ năm ngoái cũng dịp tháng 3 này, chúng ta đã cùng ngồi đây và thảo luận về tình hình kinh tế Việt Nam năm 2017, mà thời điểm đó tập trung chủ yếu những nút thắt, thách thức to lớn mà nền kinh tế cần vượt qua, khi mà các tổ chức quốc tế lớn như IMF hay WB đều dự báo tốc độ tăng trưởng GDP năm 2017 của Việt Nam chỉ đạt khoảng 6,3%, và thậm chí sau 6 tháng đầu năm 2017 GDP cũng chỉ tăng 6,2% so với cùng kỳ năm 2016.

“Kinh tế Việt Nam đang bước vào quỹ đạo phát triển mới” - Ảnh 2.

Ông Ngô Văn Tuấn - Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương - Ảnh: Việt Tuấn.

Nhưng nền kinh tế đã phục hồi ngoạn mục trong 6 tháng cuối năm. Năm 2017 khép lại với những con số thống kê chính thức rất ấn tượng: đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức toàn bộ 13 chỉ tiêu kế hoạch đề ra, trong đó GDP tăng 6,81%, vượt mục tiêu 6,7% và cao nhất kể từ năm 2010 trở lại đây; xếp hạng môi trường kinh doanh của Việt Nam tăng 14 bậc (từ 82 lên vị trí 68/190 nền kinh tế); chỉ số năng lực cạnh tranh tăng 5 bậc (từ 60 lên 55/137 nền kinh tế).

Và mới một vài ngày trước đây, trong chuyến công du chính thức tới New Zealand và Australia, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã vui mừng thông báo tốc độ tăng trưởng GDP ước đạt 7,41% trong quý 1/2018, cao hơn nhiều mức 5,1% cùng kỳ và là mức cao nhất nhiều năm trở lại đây, với lĩnh vực du lịch trong 3 tháng đầu năm nay ước tăng 1,6 lần so với cùng kỳ; thương mại tăng gần 40%, xuất siêu của Việt Nam đạt gần 2 tỷ USD, cao hơn so với cùng kỳ năm 2017.

Có thể nói, chúng ta đang đạt được những dấu ấn khả quan trong tăng trưởng kinh tế. Điều đó là nhờ sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước, sự định hướng chiến lược của Đảng với các Nghị quyết Trung ương 4, 5 (khóa XII) nhằm đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh; thực hiện hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế; hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; cơ cấu lại, đổi mới, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước; phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế.

Tuy nhiên, như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã lưu ý, chúng ta "không say sưa với thành tích" và "đừng ngủ quên trên vòng nguyệt quế", bởi vì đất nước vẫn đứng trước nhiều khó khăn, thách thức, tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Hay như Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng từng khẳng định "phát triển kinh tế là cuộc đua đường trường. Chúng ta có cơ hội phát triển tốt nhưng khả năng hiện thực đến đâu chính là phụ thuộc vào sự đổi mới sáng tạo, quyết tâm vượt lên chính mình của tất cả chúng ta".

Nhìn toàn cảnh bức tranh phát triển kinh tế của Việt Nam, chúng ta cần thẳng thắn nhìn nhận và thừa nhận những tồn tại, yếu kém cần tập trung giải quyết như tăng trưởng chưa nhanh và bền vững, năng suất lao động chưa cải thiện theo chiều sâu, kinh tế vĩ mô tiềm ẩn nhiều nhân tố bất ổn, thách thức về già hoá dân số, nguy cơ "chưa giàu đã già" và rơi vào bẫy thu nhập trung bình, các vấn đề về môi trường, biến đổi khí hậu và phát triển đảm bảo an ninh năng lượng, vấn đề cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh… Đây là những nút thắt mà nếu có thể giải quyết được, sẽ tạo ra đột phá trong nội lực nền kinh tế, giúp củng cố đà phát triển nhanh và bền vững của Việt Nam.

Giáo sư Trần Văn Thọ (Đại học Waseda, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ) trong cuốn sách Cú sốc Thời gian và Kinh tế Việt Nam đã nói ông từng nhìn thấy những cơ hội và "mơ" Việt Nam phát triển trở thành một nước công nghiệp tiên tiến.

Đó là khi "làn sóng Việt Nam" dâng cao vào những năm 1975 - thời điểm đó, tại châu Á chỉ có Nhật Bản là nước công nghiệp hiện đại, Hàn Quốc, Thái Lan mới ở giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa.

Một dân tộc có truyền thống, có văn hóa và cần cù, ham học; trong thời bình và đất nước thống nhất, dân tộc đó sẽ hòa hợp và chung sức xây dựng quê hương, chắc chắn Việt Nam sẽ phát triển mạnh mẽ.

Và đó là vào những năm 1990 khi Việt Nam mới lập lại quan hệ bình thường với các nước tư bản tiên tiến và các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ quốc tế và Ngân hàng Phát triển châu Á, kéo theo làn sóng đầu tư và hỗ trợ Việt Nam phát triển. Tuy nhiên, vì những lý do cả khách quan và chủ quan, mà chúng ta đã để vuột mất nhiều cơ hội.

Giấc mơ Việt Nam trở thành một nước công nghiệp hiện đại, một con hổ mới của châu Á, còn là giấc mơ của tất cả chúng ta ngồi đây hôm nay và của tất cả dân tộc Việt Nam. Để hiện thực hoá giấc mơ đó, cần sự chung sức đồng lòng của cả hệ thống chính trị, của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta.

Với tinh thần đó, tôi kỳ vọng Hội thảo của chúng ta ngày hôm nay với sự tham gia đông đảo của hơn 500 đại biểu đại diện giới chuyên môn trong nước và quốc tế, các nhà hoạch định chính sách và của đại diện đến từ cộng đồng doanh nghiệp, sẽ đóng góp được nhiều ý tưởng mới có tính khả thi trong thực tiễn tạo sự đột phá mới cho nền kinh tế Việt Nam.

Tận dụng được "sức nóng" phục hồi của kinh tế thế giới

Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Văn Hiếu cho biết, trong nhiều năm qua, mục tiêu điều hành lớn nhất của Chính phủ chính là "Giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững".

Với mục tiêu đó, Chính phủ luôn đặt ưu tiên cho các nhiệm vụ cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, tích hợp nhiều giải pháp để tạo một "sân chơi" ngày càng bình đẳng, trong khuôn khổ pháp lý công bằng và minh bạch hơn.

“Kinh tế Việt Nam đang bước vào quỹ đạo phát triển mới” - Ảnh 3.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Văn Hiếu - Ảnh: Việt Tuấn.

Trong phạm vi Hội thảo hôm nay về "Cơ hội đột phá tăng trưởng kinh doanh", tôi rất vinh hạnh được trao đổi với các đồng chí, đồng nghiệp là những người làm chính sách, các chuyên gia, các doanh nghiệp tham dự về một Việt Nam với rất nhiều cơ hội tăng trưởng, trong bối cảnh của những biến động và thách thức bên ngoài và bên trong.

Như quý vị đã biết, kinh tế Việt Nam trong năm 2017 đã có những khởi sắc hết sức tích cực, đặc biệt là trong 2 quý cuối năm, đưa GDP cả năm đạt 6,81%, vượt chỉ tiêu tăng trưởng do Quốc hội đề ra. Đà tăng trưởng tiếp tục được duy trì sang năm 2018, tạo cho năm nay một sức bật mạnh mẽ về tăng trưởng ngay từ các tháng đầu năm với dự báo GDP quý 1 tăng trên 7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Không chỉ riêng ở Việt Nam, kinh tế thế giới trong năm 2017 và triển vọng 2018 cũng được đánh giá khả quan, tiếp tục nằm trong chu kỳ phục hồi tích cực. Dự báo trong giai đoạn 2018-2019 có thể đạt tăng trưởng cao hơn năm 2017.

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã nâng dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu năm 2018-2019 lên 3,9% (tăng 0,2% điểm so với dự báo tháng 10/2017), gần với mức tăng trưởng bình quân 4% trước khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2009. Sự khởi sắc của kinh tế toàn cầu chủ yếu nhờ vào chính sách nới lỏng tiền tệ, kích thích nhu cầu và đầu tư ở nhiều nước, đặc biệt là các nền kinh tế lớn.

Trong bối cảnh thuận lợi đó, Việt Nam chúng ta cũng đã có những đối sách kinh tế và ngoại giao phù hợp, nhằm tận dụng được "sức nóng" phục hồi của kinh tế thế giới.

Về kinh tế, Việt Nam tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt cùng với chính sách tài khoá chặt chẽ nhằm giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát ở mức thấp, đẩy mạnh đầu tư vào cơ sở hạ tầng, thúc đẩy tín dụng, từng bước cải thiện môi trường kinh doanh…

Về ngoại giao, Việt Nam chú trọng tăng cường đối thoại hợp tác với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, đẩy mạnh đàm phán và tham gia ký kết các hiệp định thương mại song phương và đa phương nhằm tiếp tục tạo thị trường, thu hút đầu tư và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam.

Những yếu tố đó đã đưa nền kinh tế Việt Nam bước vào "quỹ đạo" phát triển mới với cơ hội và thách thức đan xen, đòi hỏi chúng ta phải chủ động, tích cực hơn nữa để nắm bắt những cơ hội đó, đồng thời luôn chuẩn bị tâm thế, nội lực để đương đầu với những thách thức trong tương tai.

Để nhìn nhận đầy đủ hơn về những cơ hội phát triển từ góc độ của cộng đồng doanh nghiệp, có thể nói những thuận lợi mà Việt Nam có được thể hiện trong những cơ hội hết sức cơ bản, đó là cơ hội về đổi mới chính sách, cơ hội về thị trường và cơ hội về nguồn nhân lực.

Thứ nhất, cơ hội về đổi mới chính sách. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam có 3 trụ cột kinh tế chính đó là: kinh tế nhà nước, kinh tế tư nhân và kinh tế FDI.

Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước ta đã luôn đánh giá cao vai trò của kinh tế tư nhân và đưa ra những quan điểm chỉ đạo mạnh mẽ nhằm thúc đẩy sự phát triển của khối kinh tế này, với mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nội địa để trở thành đối trọng liên kết của cả 3 khối kinh tế.

Để làm được điều đó, các chỉ đạo của Đảng, Nhà nước luôn tập trung vào cải thiện môi trường kinh doanh, tạo khung khổ pháp lý bình đẳng hơn cho mọi loại hình doanh nghiệp không phân biệt nguồn chủ sở hữu.

Để cụ thể hoá các chủ trương này, Chính phủ đã triển khai mạnh mẽ các giải pháp cụ thể về cải thiện hành lang pháp lý, đơn giản hoá các thủ tục thành lập doanh nghiệp, nộp thuế, thông quan hải quan, bảo vệ cổ đông thiểu số, cắt giảm hàng loạt các điều kiện đầu tư kinh doanh không còn phù hợp…

Đối với hơn 97% doanh nghiệp thuộc đối tượng doanh nghiệp nhỏ và vừa, Chính phủ đã trình Quốc hội ban hành Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm đưa ra những chính sách ưu đãi cụ thể khuyến khích doanh nghiệp vay vốn, tham gia đầu tư vào khoa học công nghệ, ưu đãi các hoạt động đào tạo nâng cao kỹ năng, xúc tiến tìm kiếm thị trường; ưu đãi cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, có quy định hỗ trợ tư vấn và giảm chi phí cho hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp.

Có hiệu lực từ 1/1/2018, đây là bộ luật được cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng sẽ có những tác động tích cực đến niềm tin và sự chủ động của doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường.

Trong những năm gần đây, số liệu tăng trưởng doanh nghiệp đã chứng minh sức hấp dẫn của môi trường kinh doanh Việt Nam. Năm 2017 tiếp tục đạt kỷ lục với 126 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng cao so với 2016 là 110 nghìn doanh nghiệp.

Sang quý 1/2018, dự báo số lượng doanh nghiệp 3 tháng đầu năm ước đạt 26,5 nghìn doanh nghiệp thành lập mới với tỷ trọng vốn trung bình đạt 10,6 tỷ đồng mỗi doanh nghiệp, tăng khá so với cùng kỳ 2017.

Đối với doanh nghiệp FDI, Chính phủ Việt Nam tiếp tục có những cơ chế thuận lợi, tạo sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp này với doanh nghiệp trong nước. Song song với đó, Chính phủ có chủ trương đẩy mạnh kết nối giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài, hỗ trợ, bổ sung nhau cùng phát triển.

Một trong những bước đi hết sức quan trọng mà chúng ta đang triển khai, đó chính là việc xây dựng và hoàn thiện Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt mà chúng ta thường gọi ngắn gọn là "Luật đặc khu".

Có thể nói đây là bộ luật hết sức đặc biệt bởi chúng ta đặt ra vấn đề đặc khu kinh tế như một giải pháp sống còn trong việc khai thác, tận dụng các nguồn lực của đất nước với các cơ chế vượt trội, mang tính cạnh tranh với các nước trong khu vực.

Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng cùng thế giới, chúng ta đang tạo ra sân chơi quốc tế trên chính đất nước mình, buộc tất cả các thành phần kinh tế, đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân phải vận động, chuyển dịch mạnh mẽ để thích ứng và tham gia cùng cuộc chơi.

Đối với khối kinh tế nhà nước, Chính phủ Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, nhưng không triển khai một cách cơ học mà đồng bộ với các giải pháp cốt lõi nhằm nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, tăng cường sự giám sát của nhà nước về hiệu quả đầu tư, tổ chức cơ cấu lại các doanh nghiệp kém hiệu quả.

Về chính sách, Chính phủ đã cho thành lập Uỷ ban quản lý vốn Nhà nước nhằm tập trung đầu mối, nâng cao hiệu quả quản trị nội bộ doanh nghiệp nhà nước, xây dựng chủ trương, chiến lược đầu tư nguồn vốn nhà nước một cách đồng bộ, minh bạch, dưới sự phối hợp giám sát của các cơ quan quản lý chuyên ngành. Đây chính là một bước nhằm đẩy mạnh hiệu quả, hiệu lực của quản lý nhà nước đối với nguồn lực đầu tư từ khối kinh tế này.

Những đổi mới chính sách cho thấy cơ hội cho các khối kinh tế tham gia vào thị trường đang ngày càng mở rộng và được sự quan tâm, tạo điều kiện của Chính phủ. Đây cũng chính là cơ hội phát triển thứ hai cho doanh nghiệp, đó là thị trường.

Thị trường Việt Nam những năm gần đây có sự phát triển mạnh mẽ dựa vào yếu tố chính sách thuận lợi, một ví dụ là quy định cho phép nhà đầu tư nước ngoài sở hữu 100% doanh nghiệp bán lẻ tại Việt Nam tại Luật Đầu tư 2014.

Trong năm 2017, nghiên cứu của Công ty tư vấn A.T.Kearney đã xếp thị trường Việt Nam là một trong 6 thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất toàn cầu, vượt qua Thái Lan, Indonesia, Philippines. Bên cạnh đó, thị trường Việt Nam không giới hạn trong phạm vi quốc gia mà còn là các thị trường mà Việt Nam cam kết tham gia cùng các đối tác thương mại.

Như quý vị đều đã biết, ngày 8/3 vừa qua, Chính phủ 11 quốc gia đã ký Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương - CPTPP. Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới, CPTPP sẽ có tác động tích cực lên tăng trưởng, thương mại và thu nhập, tuy rằng mức độ sẽ khiêm tốn hơn Hiệp định TPP.

Theo kịch bản thông thường (khi không có thay đổi lớn về năng suất), CPTPP sẽ giúp GDP Việt Nam tăng thêm 1,1% vào năm 2030. Trong điều kiện Việt Nam có cải thiện nhiều về năng suất, Hiệp định CPTPP sẽ giúp GDP Việt Nam tăng thêm 3,5%.

Bên cạnh đó, trong năm 2018, Việt Nam tiếp tục thúc đẩy ký hiệp ước thương mại tự do với EU, Thuỵ Sỹ và triển khai đối tác chiến lược với Hà Lan trong lĩnh vực nông nghiệp, cảng biển, dịch vụ hậu cần; Peru ủng hộ thúc đẩy hợp tác dầu khí, viễn thông, du lịch tàu biển…

Cùng với CPTPP và các hiệp định thương mại tự do khác, vị thế của Việt Nam trong hội nhập kinh tế sẽ ngày càng được tăng cường, thị trường Việt Nam sẽ ngày càng hấp dẫn và cạnh tranh hơn, đặt cho chúng ta nhiều bài toán về gia nhập thị trường và khai thác các thị trường một cách có hiệu quả.

Doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp FDI phải cùng tranh thủ cơ hội phát triển này để đẩy mạnh đầu tư vào sản xuất kinh doanh, tạo ra những sản phẩm thế mạnh, thiết lập cơ chế gắn kết, hỗ trợ lẫn nhau cùng tham gia trong chuỗi giá trị toàn cầu, tận dụng tối đa các nguồn lực và các lợi thế hiện có.

Một trong những thế mạnh phát triển tiếp theo của Việt Nam chính là nguồn nhân lực. Việt Nam trong nhiều năm có tỷ lệ dân số vàng, số người trong độ tuổi lao động hiện nay là 55 triệu người, tỷ lệ thất nghiệp duy trì ở mức thấp và nhu cầu lao động, đặc biệt lao động chất lượng cao không ngừng tăng để đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế.

Đối với nguồn lực lao động hiện nay, điểm lợi thế của người Việt trẻ đó là trình độ tiếp cận công nghệ thông tin cao, nhanh nhạy, dễ thích ứng với những điểm mới của công nghệ, có nhiều cơ hội học hỏi, đào tạo, nâng cao tay nghề. Hiện nay, 53% dân số Việt Nam đã tiếp cận với Internet, cao hơn mức trung bình của thế giới là 48%.

Tại Việt Nam, số lượng người sử dụng Internet tăng bình quân 16% một năm. Đây cũng là điểm hết sức thuận lợi để Việt Nam có thể tham gia và bắt kịp về thương mại điện tử, quản lý và phân tích dữ liệu lớn, thiết lập các nền tảng kết nối trong cung ứng dịch vụ, giao dịch, trao đổi, tạo tiền đề cho sự tiếp cận sâu hơn vào tri thức khoa học công nghệ hiện nay.

“Kinh tế Việt Nam đang bước vào quỹ đạo phát triển mới” - Ảnh 4.

Ảnh: Việt Tuấn.

Có thể nói Việt Nam đang hội tụ nhiều lợi thế và cơ hội cho một tương lai phát triển ổn định và thịnh vượng. Chính phủ Việt Nam luôn đặt trọng tâm vào các quyết sách nhằm "kiến tạo" những cơ hội bình đẳng cho mọi loại hình doanh nghiệp, đồng thời đặt nhiệm vụ của một Chính phủ "phục vụ", luôn hành động vì lợi ích chung người dân và cộng đồng.

Chính phủ Việt Nam cũng đánh giá đầy đủ những thách thức lớn trước mắt, đó là: sự tham gia sâu rộng vào thị trường thế giới thông qua các hiệp định thương mại đòi hỏi Việt Nam phải có lộ trình cải cách toàn diện, quyết liệt, phải kịp thời nâng cao trình độ, năng suất lao động để đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Bên cạnh đó, tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường; kinh tế thế giới dự báo tăng trưởng cao hơn năm 2017 nhưng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Việc Hoa kỳ và các quốc gia, đối tác lớn thay đổi chính sách theo hướng tăng lãi suất, gia tăng bảo hộ và giảm thuế để thu hút đầu tư về nước sẽ tạo những tác động tiêu cực đến nguồn vốn đầu tư.

Rủi ro lạm phát tăng cao trước những biến động giá năng lượng, hàng hóa cơ bản trên thế giới. Nhu cầu chi đầu tư cơ sở hạ tầng rất lớn trong khi hiệu quả đầu tư chưa được giám sát, bảo đảm.

Tính ổn định, bền vững và khả năng chống chịu của nền kinh tế, của các ngành, lĩnh vực, của cộng đồng doanh nghiệp còn hạn chế trong bối cảnh thế giới ngày càng biến động phức tạp, khó lường, cạnh tranh ngày càng gay gắt dưới tác động mạnh mẽ của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Để hạn chế tác động của những thách thức này, Chính phủ Việt Nam luôn đặt mục tiêu xuyên suốt trong chỉ đạo điều hành là: "kiên quyết, kiên trì giữ ổn định kinh tế vĩ mô, không tăng trưởng bằng mọi giá".

Chính phủ xác định sẽ sử dụng linh hoạt các công cụ chính sách để ứng phó kịp thời với những biến động, giữ ổn định kinh tế vĩ mô, đồng thời luôn đổi mới sáng tạo, cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, đưa nền kinh tế nước ta vững bước trên con đường phát triển nhanh và bền vững.

Thời cơ và thách thức luôn song hành. Tôi rất vui mừng được gặp và trao đổi với quý vị ngồi đây để cùng nhìn nhận đánh giá thời cơ mà chúng ta đang có cũng như những thách thức đang chờ đón. Mong rằng chúng ta sẽ luôn tích cực, chủ động nắm bắt cơ hội, đồng thời bản lĩnh, sáng suốt đương đầu với những thách thức sẽ tới!.

“Kinh tế Việt Nam đang bước vào quỹ đạo phát triển mới” - Ảnh 5.

Ảnh: Việt Tuấn.

Phiên thảo luận: Những chính sách kinh tế đột phá

Phiên thảo luận thứ nhất có sự tham gia của TS. Vũ Viết Ngoạn, Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng; Ông Trần Thanh Hải, Phó cục trưởng Cục xuất nhập khẩu Bộ Công Thương; TS. Trần Du Lịch - thành viên tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng; Ông Warrick Cleine - Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH KPMG Việt Nam.

Điều hành phiên thảo luận đầu tiên về những chính sách kinh tế đột phá, TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) hỏi các vị diễn giả nếu chỉ dùng 1 từ để nói về kinh tế Việt Nam 2017 thì các vị dùng từ nào.

“Kinh tế Việt Nam đang bước vào quỹ đạo phát triển mới” - Ảnh 6.

Ông Trần Du Lịch và ông Vũ Tiến Lộc - Ảnh: Việt Tuấn.

Ông Trần Du Lịch - thành viên tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng:

Diễn đàn kinh tế lần này là lần thứ 11 kể từ năm 2008, thời điểm trước đây diễn đàn tập trung theo hướng làm sao cho nền kinh tế Việt Nam ít xấu nhất, hiện nay là theo hướng làm sao cho tốt nhất. Năm 2017 sang 2018, nói về kinh tế Việt Nam, tôi xin nói từ "hy vọng chuyển hướng", vì khi nghiên cứu kinh tế Việt Nam từ 2001 đến 2015 thì kinh tế 5 năm sau tăng trưởng kém hơn năm trước, còn từ 2017 mới có hy vọng đi lên dần.

Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương:

Bộ Công Thương đánh giá năm 2017 là năm bứt phá vì cả Chính phủ và doanh nghiệp có sự chuyển biến mạnh mẽ. Chính phủ có quyết tâm hành động có biện pháp hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp. Về phía doanh nghiệp, năm 2017 là năm có thành tích ngoạn mục cho thấy tăng trưởng vượt bật của doanh nghiệp.

TS. Vũ Viết Ngoạn, thành viên tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng: Từ khóa "Chính phủ đã tạo niềm tin cho nhà đầu tư". Năm 2018, tôi thấy cơ hội và thách thức đan xen.

Về cơ hội, năm 2018, kinh tế thế giới chuyển động tích cực hơn năm 2017. Theo tôi có được tín hiệu tích cực từ những nguyên nhân sau, đó là Nhật Bản sau 2 thập kỷ trì trệ đã có dấu hiệu tăng trưởng trở lại trong 2 năm qua.

Còn Trung Quốc, trước kia nhiều nhà kinh tế đã lo ngại về "quả bóng nợ" của nước này, nhưng giờ đây không còn lo lắng đó khi GDP của Trung Quốc năm 2017 đã tăng trên 6,5%.

Mỹ sau khi có chính sách giảm thuế sẽ tác động đến nền kinh tế thế giới.

Khía cạnh trong nước, năm 2017 lòng tin của nhà đầu tư trong nước rất tích cực và tiếp tục được củng cố trong năm 2018. Dự báo tăng trưởng năm 2018 tích cực.

“Kinh tế Việt Nam đang bước vào quỹ đạo phát triển mới” - Ảnh 7.

Ông Vũ Viết Ngoạn - Ảnh: Việt Tuấn.

Lạm phát năm 2018 có thể tăng hơn năm 2017 nhưng vẫn ở trong phạm vi kiểm soát tốt. Vì giá cả thế giới sẽ tăng cao hơn năm 2017, nhưng theo đánh giá của tôi vẫn trong phạm vi tăng thấp. Nguyên nhân giá dầu lửa sẽ quanh mức 60 USD, thấp hơn mức trước đó là 65 USD. Tiếp đến là yếu tố công nghệ sẽ tác động đến sự giảm giá, điều này cũng giúp việc giá dầu đá phiến đang thấp. Mỹ đã tuyên bố không còn tích lũy đầu lửa như trước và trở thành nước xuất khẩu dầu.

Động lực tăng trưởng vẫn là những nền kinh tế mới nổi. Tác động tới giá cả trước đây từ Trung Quốc nay giảm. Tiếp đó là tiến bộ công nghệ giúp chi phí giá thành sản xuất giảm. Mỹ dự báo lạm phát chỉ 2%, EU với chính sách tiền tệ cắt giảm chậm và dự báo lạm phát 2%. Nhật Bản tiếp tục chính sách nới lỏng.

Giá hàng hóa thế giới sẽ tiếp tục ảnh hưởng tới giá cả hàng hóa tại Việt Nam.

Trong đó, thị trường tài chính thế giới cũng tác động tới thị trường tài chính Việt Nam

Lĩnh vực bất động sản đã khởi sắc, phần nào giúp cho sản xuất nguyên vật liệu xấy dựng tăng trưởng. Nhưng phấn khích quá sẽ dẫn đến đột biến trong ngắn hạn.

Năm 2018 Việt Nam vẫn có nhiều cơ hội tốt, cán cân vãng lãi có khả năng thặng dư. Đây là năm có nhiều tín hiệu tích cực hơn năm 2017.

Lo lắng trung hạn, nhất là năm 2019 nhiều dự báo kinh tế thế giới sẽ xuống đáy và sẽ ảnh hưởng tới Việt Nam. Chúng ta phải chuẩn bị chung cho trung hạn.

Bình luận sau phát biểu của TS Vũ Viết Ngoạn, ông Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh dù lạc quan về 2018 song sự cẩn trọng vẫn rất cần thiết.

“Kinh tế Việt Nam đang bước vào quỹ đạo phát triển mới” - Ảnh 8.

Ông Vũ Tiến Lộc và ông Vũ Viết Ngoạn - Ảnh: Việt Tuấn.

Khái quát lại từ phát biểu của các vị diễn giả, đó là những cụm từ: Niềm tin, động lực, hy vọng và chuyển hướng, cơ hội và bứt phá. Niềm tin, cơ hội lớn hơn, vậy làm sao để tận dụng được trong năm 2018, ông Lộc nhấn mạnh.

Câu hỏi tiếp theo TS Vũ Tiến Lộc dành cho ông Vũ Viết Ngoạn và TS Trần Du Lịch là nghị quyết tháng 2 của Chính phủ nêu mục tiêu tiếp tục giảm lãi suất, theo hai ông khả năng này có khả thi không trong bối cảnh FED sẽ tăng lãi suất, và trong bối cảnh đó thì dự báo biến động tỷ giá thế nào?

Trần Du Lịch thành viên tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng:

Năm 2018, theo những dự báo đến thời điểm này, quý 1 tăng trưởng trên 7,1%, năm 2018 hy vọng chuyển hướng và tôi tin nền kinh tế đang chuyển hướng. Vấn đề kinh tế Việt Nam tùy thuộc vào trong nước là lớn nhất. Về chính sách, Chính phủ cần tập trung môi trường pháp lý an toàn, minh bạch, tạo niềm tin cho doanh nghiệp. Về giảm lãi suất, thực tế nền kinh tế Việt Nam kinh doanh trên vay nợ, nhà nước muốn đầu tư phải đi vay trái phiếu, doanh nghiệp phải vay ngân hàng.

Muốn giảm lãi suất ngân hàng phát triển cho vay thì phải tăng tái chiết khấu, tăng cho vay, Ngân hàng không để xảy ra lạm phát. Năm 2017, lãi suất đã giảm ở mức độ, năm 2018 nếu không giảm được thì giữ mức như 2017 là tương đối tốt. Doanh nghiệp nên cơ cấu lại tài chính doanh nghiệp để giảm tỷ lệ vay, tôi hy vọng năm nay có thể giảm lãi suất chút đỉnh.

Năm 2018, doanh nghiệp an tâm vì không có biến động tỷ giá, điều cần thiết là Chính phủ cần tạo môi trường pháp lý yên ổn.

Sau nhận định của TS Trần Du Lịch, TS. Vũ Viết Ngoạn cho rằng hai biến số lãi suất và tỷ giá là khó nhất với 2018.

Nhấn mạnh dự báo là câu chuyện rất khó, ông Ngoạn cũng trao đổi khá cởi mở.

Về lãi suất, ông Ngoạn nhấn mạnh đến sức ép lạm phát, dự báo lạm phát 2018 có sức ép hiều hơn 2017 nhưng vẫn kiểm soát tốt. Năm nay điều kiện giảm lãi suất so với 2017 khó khăn hơn, ngoài yếu tố sức ép lạm phát còn có lãi suất USD có xu hướng tăng hơn mà chính sách tiền tệ của Việt Nam là đa mục tiêu, phải quan tâm rất nhiều cho ổn định tỷ giá, giữ chênh lệch ở mức độ hợp lý để thu hút dân gửi tiết kiệm VND.

Yếu tố tiếp theo được ông Ngoạn nhắc đến là hệ thống ngân hàng còn nhiều khó khăn nên vẫn cần giữ chênh lệch đầu vào - đầu ra hợp lý để có mức lợi nhuận hợp lý có dự phòng trang trải nợ xấu.

Nếu giảm được lãi suất thì chỉ có cách hạ lãi suất huy động, nhưng có hạ được không còn phụ thuộc vào việc này có làm thay đổi nguồn huy động của ngân hàng hay không? dân có chuyển kênh đầu tư hay không.

Ngoài ra còn có yếu tố khác là tình hình kết quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại, một số còn khó khăn nên thanh khoản khó khăn vẫn là thách thức. Hiện nay còn có tình trạng một số ngân hàng lãi suất huy động chênh nhau đến 2%, đó là chênh lệch quá lớn trên thị trường thì liệu cả hệ thống có làm được cho những ngân hàng này cải thiện tình hình để giảm lãi suất. Đó là bài toán khó với ngân hàng Nhà nước, năm 2018 có thể hạ lãi suất những khó hơn nhiều 2017, ông Ngoạn dự báo.

Về tỷ giá, thống nhất với TS Trần Du Lịch nhưng ông Ngoạn cho rằng cần lưu ý yếu tố đầu tư gián tiếp trên thị trường chứng khoán, nếu thị trường này có biến động sẽ gây sức ép lớn cho thị trường ngoại hối, nên vẫn còn có bất trắc nhất là khi dự trữ ngoại hối chưa phải quá dồi dào, quá an toàn. Tăng dự trữ ngoại hối vấn là yêu cầu đặt ra để tăng khả năng chống đỡ, ông Ngoạn nói.

Vẫn trong phần nhận định về bối cảnh kinh tế thế giới hiện nay và hoàn cảnh Việt Nam, ông Lộc hỏi ông Hải việc Tổng thống Hoa Kỳ, ông Trump quyết định đánh thuế mạnh đối với nhôm và thép nhập khẩu có đáng lo ngại hay không?

Khẳng định là rất đáng lo ngại, ông Hải cho rằng quyết đinhh của Tổng thống Hoa Kỳ đã làm dấy lên làn sóng lo ngại ở nhiều nước về sự trở lại của chủ nghĩa bảo hộ ở chính quốc gia từng cổ vũ tự do hoá thương mại. Đó là sự trở cờ, gây cú sốc, ông Hải nói.

Vị diễn giả đến từ Bộ Công Thương cũng nhấn mạnh, thép là ngành công nghiệp lâu đời và phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam. Hành động của Mỹ có thể là tín hiệu gây ra cuộc chiến thương mại nhưng tin rằng với sự đấu tranh của các hiệp hội và cơ quan quản lý nhà nước thì có thể yêu cầu Mỹ rút bỏ và không lặp lại với các ngành khác.

Ông Vũ Tiến Lộc: Làm thế nào để Việt Nam tận dụng tối đa quá trình hội nhập thông qua hiệp định thương mại CPTPP cũng như các hiệp định thương mại khác?

Ông Warrick Cleine - Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH KPMG Việt Nam:

Tôi nghĩ khi nói tới cơ hội thì FTA mang lại nhiều cơ hội nhưng doanh nghiệp chưa được tận dụng hết. FTA cung cấp cơ hội, chứ không phải là giải pháp, chúng ta cần khai thác cơ hội nếu có hành động thiết thực.

Tôi nhận thấy về CPTPP nhiều doanh nghiệp có vẻ giảm hào hứng khi Hoa Kỳ không tham gia, tuy nhiên vẫn còn nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam. Đó là cơ hội cho doanh nghiệp tiếp cận nhiều thị trường mới, thời điểm này doanh nghiệp nên tập trung vào các quốc gia khác như Úc, Newzealand, Nhật Bản… Doanh nghiệp cần cung cấp dịch vụ phù hợp yêu cầu khách hàng, sản xuất sản phẩm dịch vụ cần thiết cho cuộc sống của thị trường.

“Kinh tế Việt Nam đang bước vào quỹ đạo phát triển mới” - Ảnh 9.

Ông Trần Thanh Hải - Phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương và ông Warrick Cleine - Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH KPMG Việt Nam - Ảnh: Việt Tuấn.

Việt Nam đã liên tục giảm thuế nhập khẩu với các quốc gia từ một thập kỷ qua. Đây là kết quả trực tiếp các quốc gia tham gia vào hiệp định thương mại tự do.

Kết quả gián tiếp, Chính phủ sẽ phải bù vào sự thất thu này bằng việc tăng thu thuế trong nước, nghĩa là cộng đồng doanh nghiệp phải tuân thủ việc nộp thuế đầy đủ để bảo vệ chính doanh nghiệp khỏi các cuộc điều tra chính phủ về thuế.

3 kết quả thăm dò ý kiến tại Hội thảo:

“Kinh tế Việt Nam đang bước vào quỹ đạo phát triển mới” - Ảnh 10.

TS. Võ Trí Thành Bình luận: Con số này thể hiện có niềm tin tốt hơn, bên cạnh niềm tin GDP tăng trưởng 6,5-7% thì nhóm lạc quan và nghi ngại là tương đương nhau.

“Kinh tế Việt Nam đang bước vào quỹ đạo phát triển mới” - Ảnh 11.
“Kinh tế Việt Nam đang bước vào quỹ đạo phát triển mới” - Ảnh 12.

Ngay sau khi 54% khách mời tại hội thảo cho rằng "liêm chính" sẽ là thách thức lớn nhất với Chính phủ đương nhiệm trong năm 2018, TS. Võ Trí Thành nêu lại một kết quả voting tương tự trong một diễn đàn kinh tế cũng do Thời báo Kinh tế Việt Nam tổ chức cách đây 6 tháng với sự tham dự của gần 1.000 doanh nghiệp. Khi đó, hai từ "hành động" đã được đa số lựa chọn.

Có lẽ khi đó doanh nghiệp cần Chính phủ hành động mạnh mẽ, còn bây giờ cần liêm chính nhiều hơn. Đây là lời nhắc nhở sự trong sáng của Chính phủ là rất cần, ông Thành nhấn mạnh.

Tham gia bình luận về kết quả Voting với 54% cho rằng "liêm chính" là cặp từ khó thực hiện nhất trong 5 cặp từ trong phương châm hành động của Chính phủ, chuyên gia Trần Du Lịch cho rằng kết quả voting này hoàn toàn không bất ngờ.

Ngay từ khi Chính phủ đưa ra hành động này tôi cũng cho là liêm chính là khó nhất vì với chế độ đãi ngộ hiện nay yêu cầu công chức hoàn toàn liêm chính là khó.Nếu không cải cách chế độ tiền lương, có trình độ đại học đi làm lương hơn 3 triệu tháng thì hoàn toàn liêm chính mẫn cán công vụ kiểu gì đây? đây là vấn đề đã đặt ra nhiều năm nhưng không cải cách, đây là voting cực kỳ hay, đưa ra cảnh báo phải cải cách đồng bộ, ông Lịch bình luận.

Ông Vũ Tiến Lộc: Dự báo về phát triển khối doanh nghiệp tư nhân và Việt Nam cần cải cách như thế nào để khối này phát triển bền vững?

TS. Trần Du Lịch: Hiện nay, điều mà chúng tôi (các chuyên gia) trăn trở nhất là hiện Việt Nam có hơn 700.000 doanh nghiệp tư nhân đang hoạt động, nhưng tôi phải nói một câu rằng: khối doanh nghiệp tư nhân này "chậm lớn". Tại sao? Có nhiều nguyên nhân.

Hiện có 40% đóng góp vào GDP từ khu vực tư nhân, trong đó, hộ sản xuất kinh doanh cá thể với hơn 3 triệu hộ đóng góp 32%. Vấn đề đặt ra đưa khu vực tư nhân phát triển đúng tầm. Tôi cho rằng phải có niềm tin vào chính sách và tương lai.

Về niềm tin, Chính phủ cần phải có môi trường phá luật an toàn và minh bạch và thực tế Chính phủ đang tạo niềm tin bằng cách tạo môi trường pháp lý an toàn và minh bạch.

Nhận câu hỏi từ ông Vũ Tiến Lộc về vai trò của kinh tế tư nhân, ông Warrick Cleine - Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH KPMG Việt Nam nói ông đã làm việc ở Việt Nam 20 năm và mỗi năm lại nhận thấy đóng góp của khối doanh nghiệp tư nhân ngày càng cao.

Vị CEO ngoại cũng cho biết hiện nay KPMG đang có chương trình mà mọi doanh nghiêp Việt Nam đều có thể tham gia để cải thiện chất lượng của mình.

“Kinh tế Việt Nam đang bước vào quỹ đạo phát triển mới” - Ảnh 13.

Ảnh: Việt Tuấn.

Ông Vũ Tiến Lộc: Cuộc gặp đầu tiên của cố Thủ tướng Phan Văn Khải với cộng đồng doanh nghiệp có tên "Đối thoại và hợp tác", khẳng định trong quan hệ giữa Chính phủ với doanh nghiệp không có quan hệ cấp trên cấp dưới, mà là quan hệ cộng đồng trách nhiệm để cùng phát triển. Mục tiêu 500 nghìn doanh nghiệp của cố Thủ tướng Phan Văn Khải đã trễ mục tiêu 5-6 năm. Hiện nay, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đặt mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả vào năm 2020. Hy vọng lần này chúng ta không trễ hẹn.

Như vậy, chúng ta phải quốc tế hóa doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ.

Việt Nam cũng kết thúc năm APEC (2017) và khẳng định tại hội nghị APEC lần này cũng là hóa doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ sẽ là chủ nhân của nền kinh tế thế giới với sự trợ giúp của cách mạng công nghiệp 4.0.

Công cuộc đổi mới của Việt Nam nên nhằm vào doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ nhưng phải đạt kỹ thuật toàn cầu.

Trong ngày quốc tang của cố Thủ tướng Phan Văn Khải, tôi rất mong nhiệm vụ này sẽ thực hiện được ước mơ của cố Thủ tướng và tiếp nối thực hiện kỳ vọng của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.

Phiên 2: Nhận diện cơ hội đầu tư - kinh doanh

Mở đầu phiên thảo luận, TS.Võ Trí Thành đặt vấn đề phiên sau sẽ là cầu nối xử lý vấn đề đi từ cơ hội đến giải pháp của phiên trước. Hy vọng chúng ta máu lửa hơn, mạnh dạn hơn. Vậy tôi muốn hỏi TS. Nguyễn Tú Anh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ - Ngân hàng Nhà nước, hai thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ là ông Vũ Viết Ngoạn và ông Trần Du Lịch đã có cách nhìn về lãi suất, tỷ giá, lạm phát, Ngân hàng Nhà nước cũng đã đưa khẩu hiệu "chính sách tiền tệ sẽ được điều hành chủ động, linh họat", nhưng không nhiều người hiểu rõ "chủ động", "linh hoạt" là như thế nào? Vậy TS. Nguyễn Tú Anh có đồng ý với nhận định của TS. Ngoạn và TS. Lịch về lãi suất, tỷ giá và lạm phát không?

“Kinh tế Việt Nam đang bước vào quỹ đạo phát triển mới” - Ảnh 14.

TS. Nguyễn Tú Anh: Ngân hàng Nhà nước vừa khảo sát các ngân hàng và các chuyên gia kinh tế về các vấn đề này. Hiện lạm phát đang ở mức 3,7%. Thứ nhất, lạm phát tăng trong 2 tháng đầu năm do mùa vụ. Thứ hai, lạm phát tăng do tác động từ tăng giá điện, giá xăng cũng đã tăng đỉnh lên 65 USD vào đầu tháng 2 và nay giảm xuống 60 USD.

Về tỷ giá tôi đồng ý với TS. Ngoạn và TS. Lịch, nếu không có bất ngờ thì tỷ giá sẽ neo ổn định

Về lãi suất, kỳ vọng lãi suất lên là có nhưng tăng mạnh thì không thể, còn kỳ vọng lãi suất giảm sẽ rất khó khăn.

TS. Võ Trí Thành: Cho vay tiêu dùng ở Việt Nam nếu xét so với tổng tín dụng thì thấp hơn các nước trong khu vực, nhìn về cầu thì tiềm năng cho vay tiêu dùng rất lớn.

Quay lại câu chuyện vốn, tín dụng và bài toán tăng trưởng cũng như việc lành mạnh hóa ngân hàng cho thấy hiện nay hệ số K của nhiều ngân hàng đã giảm, do đó rủi ro của ngân hàng tăng lên, việc tăng vốn đối với ngân hàng cực kỳ quan trọng. Năm nay, mục tiêu tăng trưởng tín dụng là 17% có khả thi trong bối cảnh ngân hàng phải tăng vốn, và áp dụng các tiêu chuẩn Basel 2 vào 2020?

TS. Nguyễn Tú Anh: Điều này tùy vào khả năng của ngân hàng và mục tiêu thị trường.

Tôi đồng ý với việc áp dụng Basel 2 thì nhu cầu tăng vốn của ngân hàng là rất lớn. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước đã trình lên Bộ Chính trị về Đề án tái cơ cấu ngân hàng giai đoạn 2 và có đề cập đến vấn đề cần thiết tăng vốn của các ngân hàng để đáp ứng Basel 2.

“Kinh tế Việt Nam đang bước vào quỹ đạo phát triển mới” - Ảnh 15.
 

Với ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc Ngân hàng OCB, TS Võ Trí Thành đặt vấn đề, năm vừa rồi nhiều ngân hàng quan tâm đến doanh nghiệp vừa và nhỏ và nhóm thứ hai là cho vay tiêu dùng mang lại lợi nhuận chưa từng thấy. Ông Thành hỏi ông Tùng nhìn nhận thế nào về tín dụng cho hai mảng này. Và OCB cân đối gữa hai khoản này thế nào?

Khẳng định thị trường cho vay tiêu dùng là một thị trường bình dân song chính là cơ hội kinh doanh, là cứu cánh cho sự tăng trưởng ngành ngân hàng. Tuy nhiên, ông Tùng cũng chia sẻ, cho vay khu vực này cũng không hề đơn giản, phải phát triển công cụ cho vay phù hợp. Và cho vay hai mảng nói trên đã đóng góp khoảng 50% thành quả hoạt động của OCB.

Ông Tùng cũng "bật mí" rằng hiện tại còn đến khoảng 50% khách hàng của mảng cho vay tiêu dùng là chưa đủ điều kiện về tài sản thế chấp và một số điều kiện khác, song xác định đây là nhu cầu nên ngân hàng phải có chính sách linh hoạt để nhắm tới các đối tượng này.

Ông Võ Trí Thành: Năm qua có nhiều nền tảng tốt, có chính sách đột phá mà dân kỳ vọng là quyết định thành lập 3 đặc khu kinh tế, liên quan vấn đề này, tôi hỏi ông Nguyễn Mạnh Khởi, Phó cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản, theo ông có điểm nhấn gì, đột phá gì liên quan đến bất động sản 2018?

Ông Nguyễn Mạnh Khởi: Theo chương trình hành động về bất động sản nói riêng, xây dựng nói chung, thì có mấy đột phá liên quan bất động sản: hoàn thiện thể chế, cải cách điều kiện đầu tư kinh doanh. Cuối 2017, Bộ Xây dựng đặt mục tiêu cố gắng cải cách để tinh giản thủ tục hành chính, và có dự thảo Nghị dịnh trình Chính phủ trong quý 2 để ban hành.

Thứ 2 là mở thêm các điều kiện cho các thành phần kinh tế, nhất là nước ngoài đầu tư kinh doanh, cụ thể sửa đổi Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản.

Thứ 3 là có hệ thống thông tin đầy đủ cụ thể.

Thứ 4 là khâu xác định các điểm vướng trong hoạt động kinh doanh, những nội dung đang tranh cãi sẽ làm rõ trong đợt này.

Ông Võ Trí Thành: Cách đây vài ngày có hội nghị lớn về Connotel khía cạnh chứng nhận quyền sở hữu, nên lâu dài hay có thời hạn?

Ông Nguyễn Mạnh Khởi: Vấn đề này đang tranh cãi, góc độ nghiên cứu thì connotel là du lịch chứ không phải nhà ở, đã điều chỉnh trong luật du lịch. Connotel coi là sản phẩm du lịch liên quan hoạt động kinh doanh khách sạn vì vậy nên cấp giấy chứng nhận có thời hạn.

Theo Luật, nếu là sản phẩm du lịch thì không là nhà ở. Hoạt động mua bán vẫn bình thường, chỉ khác là có thời hạn sở hữu dài hạn hay có thời hạn.

“Kinh tế Việt Nam đang bước vào quỹ đạo phát triển mới” - Ảnh 16.
“Kinh tế Việt Nam đang bước vào quỹ đạo phát triển mới” - Ảnh 17.

Lãnh đạo OCB và Deloitte Việt Nam.

Ông Võ Trí Thành: Năm 2004 chúng ta đã bàn về thuế tài sản, vừa rồi lại lặp lại, theo ông, bao giờ ra đời?

Ông Nguyễn Mạnh Khởi: hiện nay Chính phủ đang giao Bộ Tài chính soạn thảo. Với góc độ cá nhân, tôi cho rằng đã đến lúc có nghiên cứu Luật này vì nhiều nước trên thế giới đã có.

Ông Võ Trí Thành: 2017 dự báo khu vực nhà ở sẽ phấn khởi, trong nhà ở thì phân khúc tương đối thấp sẽ nổi lên mạnh mẽ. Bất ngờ là phần nổi của thị trường bất động sản là connotel, nghỉ dưỡng, xuất hiện các cơn sốt, và khá hấp dẫn tại nhiều địa phương. Tôi hỏi ông Lê Trọng Hiếu, ông nhìn phân khúc của thị trường bất động sản như thế nào?

Ông Lê Trọng Hiếu - Giám đốc khối - Công ty TNHH CBRE Việt Nam: Nói ngắn gọn thị trường bất động sản 2017 tích cực trên nhiều mảng phân khúc của thị trường bất động sản. Như thu hút đầu tư nước ngoài tốt tượng trưng cho nguồn cầu, theo đó thành lập nhiều khu công nghiệp mới, thị trường theo đó phát triển bền vững hơn.

Phân khúc "nóng" tiếp thep là nhà ở, khi đưa ra dự báo thì thị trường có cách thích ứng linh hoạt ứng với dự báo đó. Ví dụ: Chính sách Chính phủ cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài mua tài sản tại Việt Nam, nhất là trong dự án phát triển giúp thị trường phát triển tương đối bền vững, vì có nguồn cầu bên ngoài bổ sung mạnh mẽ thêm nguồn cầu trong nước. Chính phủ đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng, theo đó, đi kèm là đất nền. Nhà đầu tư họ mua trước để chuẩn bị đầu tư cho tương lai.

Thêm nữa là phân khúc bất động sản văn phòng: cho phép tổ chức nước ngoài sở hữu tòa nhà văn phòng. Theo đó, sự xuất hiện nhà đầu tư trong nước, ngoài nước giúp thị trường bền vững hơn.

Đặc khu kinh tế cũng là điểm sáng, định hướng tốt cho 2018 với 3 đặc khu thành lập. Về chính sách thuế dành cho các đặc khu kinh tế thì chưa có nhiều sự khác biệt so với các khu khác, (giữa khu kinh tế, khu công nghệ cao và đặc khu thì khác nhau ra sao thì thật ra không có gì khác nhau nên doanh nghiệp khi lựa chọn cũng không thấy sự khác biệt nhiều).

Với ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản Tp.HCM - người được ông Thành giới thiệu là tháng nào ông cũng nhận được các bản kiến nghị về chính sách - ông Võ Trí Thành hỏi nếu chọn ba chính sách để kiến nghị thì ông Châu chọn gì?

Câu trả lời của ông Châu là, thứ nhất phải sửa Luật Đất đai, sửa quy định quyền sử dụng đất, đất du lịch nghỉ dưỡng. Thứ hai sửa nhóm Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Đấu thầu để có môi trường cạnh tranh minh bạch.

Quan trọng nhất là kiến tạo hành lang pháp lý để doanh nghiệp bình đẳng trước pháp luật, ông Châu "ước".

Đề nghị thứ hai từ chuyên gia Võ Trí Thành với vị doanh nhân Tp.HCM là nêu 3 điều rủi ro các nhà đầu tư bất động sản cần quan tâm.

Ông Châu cho rằng lớn nhất là rủi ro về cung cầu. Hiện nay đang có mua bán mang tính kỹ thuật và cung - cầu đang lệch pha về sản phẩm và phân khúc. Vị doanh nhân cũng cảnh báo về condotel về pháp lý. Cảnh báo thứ ba từ ông Châu là Tp.HCM có tình trạng sốt đất nền đầu năm 2017 sau khi lắng xuống đã quay lại, trong khi giới doanh nghiệp địa ốc còn rất băn khoăn vì quy hoạch chưa tính đầy đủ biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

TS. Võ Trí Thành: Xin hỏi Tổng giám đốc Công ty TNHH Deloitte Việt Nam về M&A trong năm 2017 và năm 2018?

Ông Phạm Văn Thinh -Tổng giám đốc Công ty Deloitte Việt Nam: Câu chuyện M&A đến nay đối với Việt Nam không có gì là mới. Nhưng câu hỏi ở đây "Ai là người tham gia?".

Năm 2017, giá trị M&A đạt 6 tỷ USD, phần lớn vẫn là "cuộc chơi" của các nhà đầu tư nước ngoài. Trong nước có ai? Có Viettel, Vingroup, TTC, Petro Vietnam... Trong tương lai gần, M&A vẫn là nhà đầu tư nước ngoài tham gia là chính.

TS. Võ Trí Thành: Năm 2017 có 21 doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hóa và thoái vốn của Nhà nước, năm 2018 có 64 doanh nghiệp nhà nước. Tổng cộng có 85 doanh nghiệp sẽ được Nhà nước thoái vốn và cổ phần hóa. Theo ông Phạm Văn Thinh mục tiêu này có khả thi?

Ông Phạm Văn Thinh: Chúng ta nhìn nhận danh sách cổ phần hóa hiện tại, đó là cổ phần hóa PV Oil, PV Power. Chúng ta hãy nhìn lại quá trình cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước thời gian qua, thực tế nhiều doanh nghiệp lớn đã được cổ phần, nhưng tại thời điểm thực hiện chúng ta chỉ bán ra lượng cổ phiếu rất nhỏ, chẳng hạn cổ phần hóa ngân hàng Vietcombank cũng ở trong trường hợp này, bán ra lượng cổ phiếu rất nhỏ. Đến hiện nay, tình trạng bán nhỏ giọt cổ phiếu vẫn tiếp diễn.

Nếu chúng ta tiếp tục thoái vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa, thị trường sẽ có thêm nhiều hàng hóa và thu hút nhiều nhà đầu tư vào đây.

Khi thị trường có nhiều hàng hóa sẽ phản ánh thực chất thị trường hơn, nếu ít hàng hóa sẽ làm méo mó thị trường.

TS. Võ Trí Thành: Cái nhìn của ôngThinh về "Siêu Ủy ban quản lý vốn Nhà nước" thế nào?

Ông Phạm Văn Thinh: Đây là vấn đề tốt! Nếu chúng ta tách bộ ngành ra khỏi quản lý doanh nghiệp và là định hướng rất lớn.

"Siêu Ủy ban" đó thực hiện công việc như nào? Vấn đề này chúng ta cũng chưa được rõ, ngay cả những ai sẽ ở trong "Siêu Ủy ban" này cũng chưa biết.

“Kinh tế Việt Nam đang bước vào quỹ đạo phát triển mới” - Ảnh 18.
 

Ông Võ Trí Thành: Kết quả cho thấy sự lạc quan, vừa phải. Vào đầu tháng 1 tại Sầm Sơn, Thanh Hóa, khi được hỏi vấn đề này thì có 67% người tham dự cho rằng VN-Index sẽ vượt 1.170 điểm. Con số này cũng phù hợp với ngày hôm nay là 80% người tham dự cho rằng VN-Index đạt từ 1.170 điểm trở lên.Đáng chú ý nữa là có sự điều chỉnh đáng kể của thị trường chứng khoán ở những nước phát triển. Như thị trường Hoa Kỳ, 1 tháng trước đây khi thị trường Hoa Kỳ điều chỉnh thì thị trường Việt Nam cũng có điều chỉnh.

“Kinh tế Việt Nam đang bước vào quỹ đạo phát triển mới” - Ảnh 19.

Startup và những lĩnh vực thu hút đầu tư

Mở đầu phiên thảo luận thứ ba về Starup và những lĩnh vực thu hút đầu tư, TS. Võ Trí Thành nhấn mạnh, Starup ở đây hiểu theo nghĩa làm thế nào doanh nghiệp Việt sáng tạo hơn, chơi hay hơn có cách kinhd oanh mới hơn, sản phầm lạ hơn và kiếm được nhiều lợi nhuận hơn.

Câu hỏi với Giáo sư Nguyễn Đức Khương, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng từ ông Thành là ông có tin Việt Nam sẽ trở thành quốc gia khởi nghiệp được không?

Tôi rất tin, và nghĩ rằng nhiều người chia sẻ ý kiến này, ông Khương đáp.

Trao đổi từ ông Khương sau đó cho thấy môt vài con số rất ấn tượng về khả năng huy động vốn của các Starup như vào năm 2015 thì 8.000 Starup tại Isael đã huy động 3,4 tỷ USD còn tại Pháp có 10.000 Starup chỉ huy động được 1,8 tỷ thôi.

Starup trước tiên phải là một tinh thần, nhưng đồng thời rất cần năng lực. Các quốc gia đều hình dung star up là tương lai của tăng trưởng nhưng đây là hoạt động rất rủi ro, 90% sẽ mất đi trong khoảng từ 3- 5 năm, ông Khương nói.

“Kinh tế Việt Nam đang bước vào quỹ đạo phát triển mới” - Ảnh 20.

Ảnh: Việt Tuấn.

Vấn đề là khát vọng và tinh thần, vấn đề không phải người Việt Nam không đủ giỏi. Đến Isael tôi thấy sự khác biệt là với vất kỳ điều gì ngườI Isael luôn hỏi tại sao, còn văn hoá Việt Nam là thích ứng, người Việt không hỏi tại sao để thay đổi mà hỏi làm gì để thích ứng. Năm sao cũng được, chiếu cói cũng được, ông Thành bình luận.

Startup quan trọng là có quyết tâm và đi đến cùng sự việc, ông Khương nói tiếp.

TS. Võ Trí Thành: Hiện nay chỉ có 1% đầu tư vào doanh nghiệp nông nghiệp. Ông nói điều gì để các nhà đầu tư muốn đầu tư vào nông nghiệp và startup trong nông nghiệp?

TS. Đỗ Anh Tuấn - Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Việt Nam rất may là chúng ta giao đất nông nghiệp lâu dài cho người dân. Hiện Việt Nam có trên 8 triệu hộ làm nông nghiệp và 3 triệu hộ kinh doanh cá thể trong nông nghiệp. Mỗi hộ nông dân đã là một doanh nghiệp nhỏ rồi.

Tiềm năng về thị trường nông lâm thủy sản của Việt Nam rất lớn.

Năm 2017, xuất khẩu nông nghiệp đạt 36 tỷ USD, so với thị trường toàn cầu mới chỉ chiếm hơn 1% thị phần. Nông sản Việt Nam còn yếu về khâu chế biến.

Các nhà đầu tư đang quan tâm đến chiến lược tái cơ cấu ngành nông nghiệp, trong đó cần phải đẩy mạnh sự hợp tác theo hình thức đối tác công - tư (PPP), hình thành chuỗi giá trị nâng cao đẳng cấp của nông nghiệp Việt.

Startup trong nông nghiệp hiện chỉ mới hình thành được một số nhà đầu tư, ở một số địa phương, một số địa bàn. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang hình thành đề án bài bản, để hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp nông nghiệp. Bên cạnh đó, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ có những quy định dành riêng cho doanh nghiệp khởi nghiệp.

Theo tôi, đối với khởi nghiệp cần đi từ khâu đào tạo, phần ươm tạo phải có doanh nghiệp lớn và có sự kết nối doanh nghiệp lớn với doanh nghiệp khởi nghiệp. Nếu 1 doanh nghiệp lớn đầu tư vào nông nghiệp mà giúp cho 10 doanh nghiệp khởi nghiệp thì phải có hỗ trợ cho doanh nghiệp lớn đó.

Tôi nhận thấy, các bạn trẻ có nhiều ý tưởng sáng tạo, có sản phẩm, công nghệ sạch. Vấn đề đặt ra là cần có mô hình kinh doanh, ươm tạo để phát triển.

TS. Võ Trí Thành: Xin hỏi ông Nguyễn Duy làm startup ở Việt thì điều hay nhất của startup Việt Nam là gì?

Ông Nguyễn Duy, COO của SVF và CEO của Kova Trading: Startup ở Việt Nam đang rất tốt. Đề án 844 về đổi mới, sáng tạo ở Việt Nam đã được triển khai và hỗ trợ khởi nghiệp xuống các địa phương.

Vừa rồi Chính phủ đã có nghị định về đầu tư cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Điều này cho thấy Nhà nước đã đóng vai trò tích cực trong việc ra chính sách hỗ trợ và ủng hộ các startup.

Hiện nay, các doanh nghiệp khởi nghiệp quan tâm nhiều đến các chính sách của Chính phủ trong lĩnh vực này. Một trong những vấn đề là đổi mới sáng tạo sẽ cần phải được quan tâm.

Theo đề án 844 chỉ nói đến có bao nhiêu startup mà chưa nói đến đổi mới, sáng tạo là bao nhiêu, có bao nhiêu bằng sáng chế... Để phát triển công nghiệp bền vững là phải dựa trên sáng tạo khoa học kỹ thuật.

Về sáng tạo, truyền thông phải mạnh hơn nữa. Khởi nghiệp không phải là mở quán cafe kinh doanh, mà startup là đổi mới sáng tạo.

Việc bảo vệ sở hữu trí tuệ ở Việt Nam vẫn còn yếu. Câu hỏi đặt ra, tôi nghiên cứu nhưng ngày mai tôi bị đánh cắp, ai bảo vệ chúng tôi?

Những sản phẩm chúng tôi đi từ khoa học lên, đáng buồn là từ tháng 2/2017 chúng tôi không đăng ký một sản phẩm sáng chế nào. Chẳng hạn, sản phẩm chống thấm của sơn Kova đã bán được 11 năm nhưng chúng tôi không đăng ký được bảo hộ quyền sáng chế, có nhiều doanh nghiệp dùng tên của sản phẩm Kova cho sản phẩm chống thấm của họ. Điều này ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

Một trong những điều quan trọng nếu không bảo vệ sáng chế thì sẽ ảnh hưởng đến sáng tạo.

Chúng tôi đã ký với một Viện hàn lâm khoa học Việt Nam về vấn đề startup, cho thấy chúng ta không có đề án được thương mại hóa, hay "startup hóa các công trình khoa học". Nếu có sự đồng hành thì startup sẽ phát triển mạnh.

Chúng ta phải đổi thành câu "Quốc gia khởi nghiệp đổi mới, sáng tạo" chứ không chỉ là "Quốc gia khởi nghiệp".

Phát biểu kết thúc hội thảo, ông Vũ Đình Hoè, Phó tổng biên tập Thời báo Kinh tế Việt Nam - đơn vị tổ chức hội thảo - cho biết ý kiến tại hội thảo sẽ được tập hợp đầy đủ để gửi đến các cơ quan liên quan.

Qua hội thảo cho thấy cần có chính sách đồng bộ hơn nữa để cải thiện môu trường kinh doanh, tạo điều kiện để đến năm 2020 có 1 triệu doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, ông Hoè khái quát.

Theo PV (Vneconomy)

Chu kỳ khủng hoảng kinh tế gần nhất là 2009, sau 10 năm liệu 2019 có vấn đề gì không?...

 Đó là băn khoăn được TS. Vũ Viết Ngoạn, Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng nêu tại hội thảo kinh tế Việt Nam 2018 diễn ra tại Tp.HCM sáng 20/3.

Đây là hội thảo thường niên do Thời báo Kinh tế Việt Nam tổ chức lần thứ 10 liên tục, với sự tham gia của quan chức nhiều bộ ngành, các chuyên gia kinh tế - thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng - và các doanh nhân.

Một cụm từ cho 2017

Điều hành phiên thảo luận về những chính sách kinh tế đột phá, TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) hỏi các vị diễn giả nếu chỉ dùng 1 cụm từ để nói về kinh tế Việt Nam 2017 thì các vị dùng từ nào.

Năm 2017 sang 2018, nói về kinh tế Việt Nam, tôi xin nói từ "hy vọng chuyển hướng", vì khi nghiên cứu kinh tế Việt Nam từ 2001 đến 2015 thì kinh tế 5 năm sau tăng trưởng kém hơn năm trước, còn từ 2017 mới có hy vọng đi lên dần, TS Trần Du Lịch, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng nói.

"Chính phủ đã tạo niềm tin cho nhà đầu tư", TS. Vũ Viết Ngoạn nêu lựa chọn của mình.

Năm 2017 lòng tin của nhà đầu tư trong nước rất tích cực và tiếp tục được củng cố trong năm 2018, ông Ngoạn nói rõ hơn.

Bứt phá là cụm từ được ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) lựa chọn.

Ông Hải nói: 2017 là năm bứt phá vì cả Chính phủ và doanh nghiệp có sự chuyển biến mạnh mẽ. Chính phủ có quyết tâm hành động có biện pháp hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp. Về phía doanh nghiệp, năm 2017 là năm có thành tích ngoạn mục, nhất là trong xuất nhập khẩu.

Niềm tin, động lực, hy vọng và chuyển hướng, cơ hội và bứt phá là những cụm từ được ông Lộc nhắc lại sau nhận định của các vi diễn giả. Niềm tin, cơ hội lớn hơn, vậy làm sao để tận dụng được trong năm 2018, ông Lộc đặt vấn đề cho phần trao đổi tiếp theo.

Nhiều cơ hội tốt cho 2018

Xuất hiện đều đặn tại Hội thảo kinh tế Việt Nam hàng năm, TS Trần Du Lịch so sánh: trước đây hội thảo tập trung theo hướng làm sao cho nền kinh tế Việt Nam ít xấu nhất, hiện nay là theo hướng làm sao cho tốt nhất.

Theo TS. Vũ Viết Ngoạn thì về cơ hội, năm 2018, kinh tế thế giới chuyển động tích cực hơn năm 2017. Nhật Bản sau 2 thập kỷ trì trệ đã có dấu hiệu tăng trưởng trở lại trong 2 năm qua. Còn Trung Quốc, trước kia nhiều nhà kinh tế đã lo ngại về "quả bóng nợ" của nước này, nhưng giờ đây không còn lo lắng đó khi GDP của Trung Quốc năm 2017 đã tăng trên 6,5%.

Với Việt Nam, ông Ngoạn cho rằng vẫn có nhiều cơ hội tốt, cán cân vãng lai có khả năng thặng dư, sức ép với thị trường không quá lớn. Đây là năm có nhiều tín hiệu tích cực hơn năm 2017, ông Ngoạn nhấn mạnh.

Dự báo cụ thể hơn từ vị chuyên gia này là lạm phát năm 2018 có thể tăng hơn năm 2017 nhưng vẫn ở trong phạm vi kiểm soát tốt. Vì giá cả thế giới sẽ tăng cao hơn năm 2017, nhưng vẫn trong phạm vi tăng thấp. Nguyên nhân giá dầu lửa sẽ quanh mức 60 USD, thấp hơn mức trước đó là 65 USD. Tiếp đến là yếu tố công nghệ sẽ tác động đến sự giảm giá, điều này cũng giúp việc giá dầu đá phiến đang thấp. Mỹ đã tuyên bố không còn tích lũy dầu lửa như trước và trở thành nước xuất khẩu dầu.

Động lực tăng trưởng vẫn là những nền kinh tế mới nổi. Tác động tới giá cả trước đây từ Trung Quốc nay giảm. Tiếp đó là tiến bộ công nghệ giúp chi phí giá thành sản xuất giảm. Mỹ dự báo lạm phát chỉ 2%, EU với chính sách tiền tệ cắt giảm chậm và dự báo lạm phát 2%. Nhật Bản tiếp tục chính sách nới lỏng.

Giá hàng hóa thế giới sẽ tiếp tục ảnh hưởng tới giá cả hàng hóa tại Việt Nam, ông Ngoạn củng cố nhận định về khả năng kiểm soát lạm phát.

Vị Tổ trưởng tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng cho rằng cần lo lắng nhiều hơn cho trung hạn, nhất là 2019 nhiều dự báo kinh tế thế giới sẽ xuống đáy và sẽ ảnh hưởng đến Việt Nam. Theo chu kỳ khủng hoảng gần nhất là 2009 , sau 10 năm liệu có vấn đề gì không? Chúng ta phải chuẩn bị chung cho trung hạn, ông Ngoạn nêu quan điểm.

Dù lạc quan về 2018 song sự cẩn trọng vẫn rất cần thiết, Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc đồng tình.

Theo Hà Vũ (Vneconomy) 

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ. Trong lĩnh vực BĐS, cuộc cách mạng này đã biến những điều tưởng chừng không thể thành có thể, những điều trước đây chỉ xuất hiện trong phim viễn tưởng thì nay đã thành hiện thực.

Để hiểu rõ hơn về những tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến Việt Nam nói chung và ngành BĐS nói riêng, Ông Nguyễn Văn Minh Phó TGĐ Sunshine Tech (Sunshine Group) – một trong những công ty đầu tiên được thành lập chuyên nghiên cứu công nghệ ứng dụng công nghệ trong bất động sản đã có những chia sẻ hết sức cụ thể.

Thưa ông, cách mạng công nghiệp 4.0 là gì?

Cụm từ "cách mạng công nghiệp" hàm chứa sự thay đổi lớn lao, không chỉ biến đổi kinh tế mà cả văn hóa, xã hội một cách toàn diện. Cách mạng công nghiệp 4.0 là sự kết hợp cao độ giữa hệ thống siêu kết nối vật lý và kỹ thuật số. Thông qua các công nghệ như Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo (VR), tương tác thực tại ảo (AR), mạng xã hội, điện toán đám mây, di động, phân tích dữ liệu lớn (SMAC)... cách mạng công nghiệp 4.0 đã chuyển hóa toàn bộ thế giới thực thành thế giới số.

Thưa ông, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang diễn ra như thế nào trên thế giới và tại Việt Nam?

Cách mạng công nghiệp 4.0 đang trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu của các nền kinh tế trên thế giới và Việt Nam không nằm ngoài xu thế đó. Cuộc cách mạng này đang tác động hết sức mạnh mẽ, làm thay đổi sâu sắc phương thức sản xuất, quản trị xã hội, dịch vụ, thương mại… khiến cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau mang đậm màu sắc công nghệ hiện đại hơn so với trước rất nhiều. Sự cạnh tranh khốc liệt này thể hiện rất rõ giữa các doanh nghiệp truyền thống và các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ mới.

Là một trong những chuyên gia trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ thông tin vào BĐS, ông có thể chia sẻ cụ thể hơn về tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vào thị trường này?

Trí tuệ nhân tạo và kết nối vạn vật đang dần được ứng dụng vào trong khâu quản lý và vận hành dự án. Ví dụ như hệ thống camera an ninh được trang bị trí tuệ nhân tạo sẽ dễ dàng nhận biết được ai là cư dân và ai là khách cũng như những thói quen ra vào của họ để nâng cao chất lượng phục vụ.

Các robot cũng đóng góp nhiều vào các khâu dịch vụ như robot dọn vệ sinh hoặc robot phục vụ phòng sẽ dần dần được sử dụng thay thế con người. Ứng dụng di động cũng sẽ cho phép các cư dân giám sát và quản lý dễ dàng mọi thứ trong căn hộ lẫn bên ngoài.

Nhìn chung cách mạng công nghiệp 4.0 với những công nghệ tiên tiến khi được triển khai áp dụng cho BĐS nói chung và khâu quản lý vận hành các dự án nói riêng sẽ mang đến một cuộc sống lý tưởng và tiện ích cho những cư dân tương lai.

Ví thanh toán điện tử - Sunshinepay là một trong những đột phá về công nghệ Tập đoàn Sunshine Group dành cho các cư dân của mình.

Tại Việt Nam, Sunshine Group có phải là doanh nghiệp đi đầu trong việc phát triển những ứng dụng thông minh để phục vụ cư tại các dự án bất động sản không thưa ông?

Thực tế cho thấy, trên thị trường đã có một số doanh nghiệp sử dụng công nghệ thực tế ảo để giới thiệu nhà mẫu đến khách hàng …Tuy nhiên cho đến nay chưa có một doanh nghiệp nào chính thức ra mắt ứng dụng cư dân thông minh, đặc biệt là ví điện tử. Chính vì vậy, chúng tôi tự hào là một trong những người tiên phong trong lĩnh vực này.

Có một điều vô cùng đặc biệt là Chủ tịch Sunshine Group Đỗ Anh Tuấn là một chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Với nền tảng đó, ngay từ khâu bắt tay vào việc lên kế hoạch xây dựng dự án, chủ tịch Sunshine Group đã xác định các sản phẩm BĐS mang thương hiệu Sunshine đều phải là những sản phẩm thông minh và tiện ích nhất. Thông minh từ khâu thiết kế, đến khâu quản lý sau này. Đây cũng là lý do mà Sunshine Group chính thức thành lập Công ty Sunshine Tech đã để trực tiếp phụ trách những công nghệ này tại các dự án của Sunshine Group một cách chuyên biệt.

Thưa ông, ông có thể nói rõ hơn những tiện ích công nghệ khác biệt của cư dân Sunshine so với những cư dân tại nhiều dự án khác?

Tại tất cả các dự án của Sunshine, chúng tôi đã xây dựng một hạ tầng mạng kỹ thuật số kết nối đến từng hộ gia đình và liên thông đến tất cả các dự án trên toàn quốc. Hạ tầng này là mạch máu kết nối mọi thiết bị trong dự án như hệ thống kiểm soán an ninh, thang máy, các cảm biến thông minh, máy chủ và các dịch vụ phần mềm. Tất cả đều đón đầu cho xu hướng “mọi thứ được kết nối” trong nền công nghiệp 4.0.

 

Một ví dụ nhỏ của việc kết nối này là cư dân có thể kiểm soát được năng lượng điện sử dụng cho căn hộ bởi số liệu tiêu thụ điện từ công tơ sẽ hiển thị trực tiếp trên điện thoại thông minh của cư dân. Mới đây, chúng tôi cũng vừa ký kết một thoả thuận (MFI) với Apple để sản xuất các thiết bị điện thông minh trong căn hộ tương thích với ứng dụng HomeKit của Apple.

Sunshine Group là Tập đoàn BĐS đi đầu trong việc xây dựng hạ tầng mạng kỹ thuật số kết nối đến từng hộ gia đình và liên thông đến tất cả các dự án trên toàn quốc.

Về phần mềm ứng dụng, chúng tôi đã xây dựng App Sunshine Home. Ứng dụng này sẽ bao gồm các dịch vụ tiện ích như sửa chữa nhà, dọn vệ sinh, đưa đón trẻ, gọi xe đưa đón, đặt vé máy bay, thuê căn hộ, mua sắm trực tiếp từ hệ thống siêu thị S’Mart…Đặc biệt, thay vì phải thanh toán bằng tiền mặt theo cách truyền thống, sử dụng bất kỳ dịch vụ nào ở trên cư dân có thể thanh toán bằng ví điện tử của Sunshine là SunshinePay.

Sunshine đã làm được những điều tuyệt vời khi ứng dụng nhanh chóng những thành tựu khoa học kỹ thuật trên thế giới vào dự án của mình, vậy ông có thể đánh giá về tính cạnh tranh của những sản phẩm BĐS tích hợp công nghệ so với những sản phẩm thông thường trong tương lai?

Cuộc cách mạng nào cũng vậy, nó sẽ mang đến nhiều điều mới mẻ và thay đổi. Với ngành bất động sản, các doanh nghiệp sẽ phải thay đổi nhiều theo hướng tiến bộ của khoa học công nghệ để đáp ứng ngày càng cao nhu cầu sống hiện đại. Và doanh nghiệp nào làm được điều đó sẽ giành được nhiều lợi thế trong cuộc cạnh tranh khốc liệt trên thị trường. Tuy nhiên, cuộc chơi này không dành cho tất mà chỉ những doanh nghiệp nào có đủ tiềm lực về tài chính, đủ sự hiểu biết công nghệ và đủ tâm huyết mới có thể làm được điều này.

Theo Trí thức trẻ

On November 27, 2017, Saigon Telecommunication & Technologies Corporation (SAIGONTEL) and PetroVietnam Oil Corporation (PVOIL) held Opening ceremony of petrol station Dai Dong Hoan Son Petrol Station - Tien Du District, Bac Ninh Province. This is the result of cooperation between SAIGONTEL and PVOIL. The opening ceremony was received the attention and attendance of leaders of the province, departments and enterprises operating in Dai Dong Hoan Son Industrial Park. In the past years, SAIGONTEL has focused on building the model of cooperation with big partners to provide closed services for big customers are enterprises and workers in industrial zones; Accordingly, petroleum is one of the essential products selected for priority and first development.

The difference of the petrol station models that SAIGONTEL and PVOIL are aiming at is not only retailing, but also targeting customers in the industrial zone, transportation companies, and providing solutions. Purchasing with petrol card makes it easy for businesses to manage their fuel consumption and save resources for monthly monitoring. The technology used to develop the SAIGONTEL petrol card system was developed by Hottab Technology, a provider of supply chain management solutions from suppliers, chains, stores to end users to increase The ability to manage a closed chain of a business unit. Hottab's current clients include: Paradise Cruise - Halong Bay, Labadiene, Lippo Group, one of the largest corporations in Indonesia. 

SAIGONTEL One-Member Company Limited (SME)  is a member unit trusted and authorized by the parent company for the operation, exploitation and development of the petrol station model in association with the first industrial park in Dai Dong Hoan Son Industrial Park. In the forthcoming orientation, SAIGONTEL will expand the model to all industrial parks under SGI Group on the advantage of being the owner and manager of the largest number of industrial parks in Vietnam.

PVOIL is a major petroleum trading unit, accounting for 22% of the domestic market share. Recently, PVOIL aims to build and develop a reputable petroleum trading brand with a chain of production and processing systems for petroleum and petroleum imports. warehouse system throughout the country; petroleum transportation; distributing petroleum to distributors, general agents, agents and directly reselling at 540 petrol stores owned in provinces and cities nationwide. At the same time, PVOIL is the pioneer in producing and trading E5 biofuel since 2010 and is ready to do business on E5 biofuel since 01/01/2018.

Dai Dong Hoan Son petrol station was built on an area of ​​1,120 m2 and invested under PVOIL brand standards, located in the land of SAIGONTEL service center, is the area with traffic junction connecting industrial zone and residential areas, convenient for vehicles entering and leaving. The system of modern equipment ensures high accuracy, including 06 pump head, the tank is equipped with automation system with a total capacity of 75 m3, connecting AGAS tank-pumping sales; alarm system, surveillance camera service.

Main products are RON 92, RON 95, Diezel 0,05S and other associated services, with modern equipment and safety standards in the process of importing and selling. and convenient for vehicles to purchase. SAIGONTEL and PVOIL set the goal of controlling the quality, implementing commercial civilization, well implementing fire prevention and fighting, protecting the environment, implementing regulations and ensuring the security and order in the area.

Link update from the press:

CafeBiz: http://cafebiz.vn/khai-truong-cua-hang-xang-dau-lien-danh-giua-saigontel-va-pvoil-20171128153146656.chn 

DanTri: http://dantri.com.vn/thi-truong/khai-truong-cua-hang-xang-dau-lien-danh-giua-saigontel-va-pvoil-20171128063501929.htm

 

PR Dept.

Ngày ‪27/11/2017, Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông SAIGONTEL cùng với Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOIL) chính thức tổ chức lễ khai trương Cửa hàng Xăng dầu Đại Đồng Hoàn Sơn – Huyện Tiên Du, Tỉnh Bắc Ninh. Đây là kết quả hợp tác giữa SAIGONTEL và PVOIL. Buổi lễ khai trương nhận được sự quan tâm và tham dự của lãnh đạo Tỉnh, Sở ban ngành và các Doanh nghiệp hoạt động tại KCN Đại Đồng Hoàn Sơn.

Trong những năm qua, SAIGONTEL tập trung xây dựng mô hình liên kết với các đối tác lớn nhằm cung cấp các dịch vụ khép kín dành cho khách hàng lớn đang sở hữu là doanh nghiệp và người lao động tại các Khu công nghiệp; theo đó xăng dầu một trong các sản phẩm thiết yếu được chọn lựa để ưu tiên và phát triển đầu tiên. 

Điểm khác biệt của mô hình trạm xăng dầu mà SAIGONTEL và PVOIL hướng đến không chỉ là bán lẻ mà còn hướng đến tập khách hàng là doanh nghiệp tại nội các khu công nghiệp, các doanh nghiệp vận tải, đi kèm là cung cấp giải pháp mua hàng bằng thẻ xăng giúp doanh nghiệp dễ dàng quản lý định mức xăng dầu trên từng xe và tiết kiệm nguồn lực để theo dõi đối soát hàng tháng. Công nghệ được sử dụng để phát triển hệ thống thẻ xăng của SAIGONTEL được xây dựng bởi Công ty công nghệ Hottab đơn vị cung cấp giải pháp quản lý chuỗi cung ứng từ nhà cung cấp, các chuỗi, cửa hàng đến khách hàng cuối nhằm tăng khả năng quản lý chuỗi giá trị khép kín của một đơn vị kinh doanh. Những khách hàng lớn đang tin tưởng và sử dụng dịch vụ của Hottab hiện nay bao gồm: Paradise Cruise - Hạ Long Bay, Labadiene, Lippo Group một trong các Tập đoàn lớn tại Indonesia.

Công ty TNHH MTV SAIGONTEL là đơn vị thành viên được tín nhiệm và ủy quyền từ công ty mẹ cho việc vận hành, khai thác và phát triển mô hình trạm xăng đi liền với Khu công nghiệp đầu tiên tại KCN Đại Đồng Hoàn Sơn. Trong định hướng sắp tới, SAIGONTEL sẽ mở rộng mô hình đến tất cả các Khu công nghiệp trực thuộc Tập đoàn SGI trên lợi thế là chủ đầu tư sở hữu và quản lý số lượng khu công nghiệp lớn nhất Việt Nam.

PVOIL là đơn vị đầu mối kinh doanh xăng dầu lớn, chiếm 22% thị phần trong nước. Thời gian qua, PVOIL hướng đến xây dựng và phát triển thương hiệu kinh doanh xăng dầu uy tín với chuỗi hệ thống sản xuất chế biến xăng dầu, nhập khẩu xăng dầu; hệ thống kho tồn chứa trong cả nước; vận tải xăng dầu; phân phối xăng dầu cho các thương nhân phân phối, tổng đại lý, đại lý và trực tiếp bán lẻ tại 540 cửa hàng xăng dầu thuộc sở hữu tại các tỉnh, thành phố trong cả nước. Đồng thời, PVOIL là đơn vị tiên phong sản xuất và kinh doanh xăng sinh học E5 từ năm 2010 và đã sẵn sàng kinh doanh đại trà xăng sinh học E5 từ ngày 01/01/2018.

Trạm xăng dầu Đại Đồng Hoàn Sơn được xây dựng đồng bộ trên diện tích 1,120 m2 và đầu tư theo quy chuẩn thương hiệu PVOIL, tọa lạc tại khu đất thuộc Trung tâm dịch vụ SAIGONTEL, là khu vực có đầu mối giao thông kết nối KCN và khu dân cư, thuận tiện cho các phương tiện ra vào. Hệ thống trang thiết bị hiện đại bảo đảm độ chính xác cao, bao gồm 06 trụ bơm, bể chứa được trang bị hệ thống tự động hóa với tổng sức chứa 75 m3, kết nối bể chứa - cột bơm bán hàng AGAS; hệ thống báo động, camera giám sát phục vụ ‪24/7.

Cửa hàng kinh doanh 03 mặt hàng chính là Xăng RON 92, Xăng RON 95, Diezel 0,05S cùng các dịch vụ đi kèm khác, với các trang thiết bị hiện đại, đảm bảo tiêu chuẩn an toàn trong quá trình nhập, bán hàng và thuận tiện cho các phương tiện vào mua hàng. SAIGONTEL và PVOIL đặt mục tiêu kiểm soát chất, thực hiện văn minh thương mại, thực hiện tốt công tác bảo đảm an toàn PCCC, bảo vệ môi trường, thực hiện tốt các quy định và đảm bảo công tác an ninh trật tự trong khu vực.

CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ VIỄN THÔNG SÀI GÒN (SAIGONTEL)

TTO - Các chuyên gia công nghệ thông tin hàng đầu dự đoán năm 2018 sẽ còn rất nhiều thách thức mới mà cả người dùng cá nhân lẫn doanh nghiệp phải đối mặt.

Năm 2017 đã chứng kiến rất nhiều vụ vi phạm dữ liệu, đình đám nhất có thể kể đến Equifax, Verizon và Kmart. Theo nghiên cứu của Ponemon Institute, thiệt hại trung bình của một vụ vi phạm dữ liệu đã giảm 10% so với những năm trước đó, xuống còn 3,62 triệu USD nhưng phạm vi trung bình đã tăng gần 2%.

Các chuyên gia công nghệ thông tin hàng đầu dự đoán năm 2018 sẽ còn rất nhiều thách thức mới mà cả người dùng cá nhân lẫn doanh nghiệp phải đối mặt. Dưới đây là một số xu hướng, thách thức và đe dọa đang chờ đón chúng ta vào năm 2018.

8 xu hướng tấn công an ninh mạng cần dè chừng trong năm 2018 - Ảnh 1.

Ảnh: ELECTRIC LIGHTWARE

1. Tấn công AI và công nghệ học máy

Khi trí tuệ nhân tạo và công nghệ học máy phát triển, sự bùng nổ của thời đại công nghệ 4.0 cũng sẽ bắt đầu tác động lên nhiều ngành công nghiệp, đóng vai trò lớn hơn trong an ninh mạng. 

Các mô hình học máy tuy có thể dự đoán và xác định các cuộc tấn công một cách chính xác và nhanh chóng nhưng nguy cơ bị khai thác bởi hacker vẫn rất cao. Bởi lẽ tấn công AI và học máy có thể được hacker phát triển sâu hơn về thuật toán và khả năng chèn mã độc vào thiết bị.

2. Ransomware vẫn là mối đe dọa lớn

Ransomware đã là mối đe dọa ngày càng tăng trong vài năm gần đây, và tất nhiên nó sẽ không chết đi mà vẫn tiếp tục thầm kín và tấn công mạnh mẽ hơn trong năm 2018. 

Qua các cuộc tấn công WannaCry và Petya, điều người dùng và doanh nghiệp cần rút ra là phải sao lưu dữ liệu thường xuyên, giữ cho hệ thống vá lỗi và cập nhật, đồng thời tăng cường bảo vệ thời gian thực. Nếu thực hiện các bước đơn giản này, bạn sẽ làm giảm đáng kể tác động của ransomware.

3. Tấn công lừa đảo qua email và mạng xã hội

Đây luôn là xu hướng và mục đích tấn công mạng của hacker. Bằng cách gửi link, file chứa mã độc, sau đó yêu cầu người dùng click vào đường dẫn, hacker có thể truy cập thiết bị từ xa nhằm tống tiền người dùng. Tình trạng lừa đảo này chắc chắn sẽ tiếp tục gia tăng và diễn biến khó lường.

4. IoT và Big Data vẫn "phòng thủ" rất yếu

Tuy ngày càng có nhiều thiết bị IoT được tung ra nhưng công nghệ này vẫn là một "phòng thủ" yếu. 

Các thiết bị IoT thường thiếu các tính năng bảo mật cơ bản, hoặc không được cấu hình đúng, dựa vào các mật khẩu mặc định có thể cho phép hacker truy cập dễ dàng. 

Điều này sẽ làm tăng các botnet, tạo điều kiện cho các cuộc tấn công đánh cắp dữ liệu và khai thác lỗ hổng. Ngoài ra, hình thức tấn công mạng như Phishing và Dos nhằm vào Big Data cũng được dự báo tiếp tục gia tăng về số lượng, phức tạp hơn về kỹ thuật, rộng lớn hơn về quy mô.

5. Tấn công qua bên thứ ba

Hình thức tấn công mạng nhắm vào lỗ hổng phần mềm của bên thứ ba sẽ nở rộ hơn trong năm 2018. 

Dạng phần mềm này có thể được sử dụng để xâm nhập vào doanh nghiệp và hacker sẽ tận dụng lỗ hổng của phần mềm, cài backdoor vào đó và bắt đầu thu thập thông tin hoặc đánh cắp dữ liệu. 

Sự thiếu sót của các chuyên gia có kỹ năng về an ninh mạng sẽ là vấn đề lớn đối với nhiều tổ chức trong hình thức tấn công này.

6. Thiết bị router và modem bị đưa vào tầm ngắm

Các thiết bị mạng vốn đã bị hacker nhòm ngó từ lâu và dự báo trong năm 2018, router và modem sẽ bị tấn công nhiều hơn. Dựa vào điểm yếu của đường truyền mạng, hacker sẽ chèn mã độc vào thiết bị.

7. Trực tiếp tấn công vào trang web

Trang web vốn là bộ mặt của doanh nghiệp và tổ chức. Thay vì dùng nhiều cách thức khác nhau, hacker có thể tấn công trực tiếp các trang web có bảo mật kém. Để bảo mật cho người dùng, người sở hữu website cần bảo mật web ở chế độ cao nhất cho cả người quản trị và người truy cập.

8. Chú ý với các bản vá lỗi và ứng dụng

Nếu không kiểm tra bảo mật, bạn sẽ không biết thiết bị của mình có an toàn hay không. Bởi vì lan truyền mã độc qua các ứng dụng, phần mềm độc hại, khai thác lỗ hổng khi người dùng không cập nhật các bản vá lỗi thường xuyên vẫn là xu hướng được hacker ưa chuộng trong năm 2018 để tiếp cận và tấn công.

8 xu hướng tấn công an ninh mạng cần dè chừng trong năm 2018 - Ảnh 2.

Ảnh: NetMag Pakistan

Một khi bị tấn công, bạn không thể xóa bỏ hoàn toàn dữ liệu, nhưng bạn có thể giảm nhẹ tác động bằng cách giải quyết hậu quả. Vụ Equifax đã mang đến cho chúng ta một bài học về việc xử lý sự vi phạm dữ liệu vào đầu năm nay. Nó đã trì hoãn công bố và không vá một lỗ hổng nào dẫn đến tình hình ngày càng tồi tệ hơn nhiều.

Bạn có thể hy vọng trong năm 2018, khi càng nhiều mối đe dọa đang xuất hiện thì cũng có những bước phát triển tích cực trong lĩnh vực an ninh mạng. 

Nếu các tổ chức và chuyên gia bảo mật không gian mạng kết hợp với nhau để phát triển một ngôn ngữ chung, hệ thống phòng thủ trên toàn thế giới sẽ phát triển mạnh mẽ hơn.

Ngoài ra, các tổ chức cũng nên sẵn sàng cho Quy chế Bảo vệ Dữ liệu Tổng thể (GDPR). GDPR được tạo ra với mục đích tăng cường và thống nhất bảo vệ dữ liệu cho toàn bộ Liên Minh Châu Âu (EU) và sẽ được thi hành từ ngày 25-5-2018. 

Một vi phạm GDPR có thể bị phạt tới 20 triệu Euro (23,6 triệu USD) hoặc 4% trên tổng doanh thu hàng năm trên toàn thế giới của năm tài chính trước.

Không chỉ các doanh nghiệp hoạt động ở EU mới quan tâm quy chế này. Bất kể vị trí, nếu bạn xử lý dữ liệu cá nhân của EU, bạn phải tuân thủ các quy định về GDPR và không tôn trọng các nguyên tắc của GDPR có thể được coi là một hành vi vi phạm quốc tế.

Theo Tuổi Trẻ

Android Oreo Go của Google được thiết kế dành riêng cho các điện thoại dùng RAM dưới 1GB.

Tại hội thảo Google I/O năm nay, Google hứa hẹn ra mắt phiên bản Android thiết kế riêng cho thiết bị cấu hình thấp. Hôm nay, “Android Go (Oreo)” đã được gã khổng lồ phần mềm gửi đến các nhà sản xuất và nhà phát triển. Điều đó đồng nghĩa người dùng cuối chưa được nhận Android Oreo Go ngay lập tức nhưng sẽ xảy ra trong tương lai.

Mục đích của Google khi tạo ra phiên bản hệ điều hành này là muốn Android Oreo hoạt động tốt hơn trên những điện thoại dùng 512MB hay 1GB RAM. Hiện tại, Pixel 2 và hầu hết flagship đều dùng 4GB RAM, iPhone X dùng 3GB RAM, Galaxy Note 8 thậm chí còn có 6GB RAM. Để một nền tảng đạt hiệu suất như nhau trên cả flagship và điện thoại giá rẻ là điều không hề dễ dàng nhưng Google nói đã vượt qua được.

Với Android Oreo Go, thiết bị được cấu hình để sử dụng các phiên bản Go của nhiều ứng dụng Google như tìm kiếm, Google Assistant, Google Maps, Gmail… Một số phần mềm như YouTube Go có các tính năng đặc biệt để tải nội dung qua Wi-Fi. Nói cách khác, các phiên bản Go về cơ bản gọn nhẹ hơn phiên bản thường. Ngoài ra, còn có các cải tiến về bộ nhớ và hiệu suất trong phiên bản này. Tuy nhiên, bạn phải chấp nhận thực tế thời gian khởi chạy ứng dụng sẽ lâu hơn so với các mẫu máy cao cấp.

Google cũng tích hợp sẵn tính năng tiết kiệm dữ liệu trên Android Oreo Go. Trên Chrome, mọi thứ đều chạy qua máy chủ Google để giảm kích thước file trước khi gửi đến điện thoại. Công ty cũng vừa ra mắt ứng dụng tiết kiệm dữ liệu Datally.

Android Go khác với Android One dù cả hai đều nhằm nâng cao chất lượng cho các máy thấp cấp. One là điều hành mà Google hợp tác trực tiếp với nhà sản xuất để quyết định xem thiết bị có gì và luôn được cập nhật (giống với hệ sinh thái Nexus). Trong khi đó, Android Go lại dành cho mọi nhà sản xuất. Nhiều khả năng những điện thoại đầu tiên trang bị Android Oreo Go sẽ được phát hành tại Ấn Độ.

Theo The Verge

Với trọng tâm là cuộc cách mạng số, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang được xem là cơ hội rút ngắn khoảng cách phát triển cho các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam.

Đây là cơ hội giúp các nước đang phát triển nâng cao vị thế khi tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong cuộc đua Cách mạng công nghệ lần thứ 4, một trong những lợi thế quan trọng của mỗi quốc gia là nguồn nhân lực với năng lực sáng tạo và trí tuệ cao. Tại nhiều nước trên thế giới cũng như tại Việt Nam, để thúc đẩy phát triển, sản xuất và ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), ngoài các nhân tố như đầu tư, công nghệ, thị trường thì yếu tố gốc rễ là nhân lực CNTT. Phát triển nhân lực CNTT với các kiến thức, kỹ năng hướng chuẩn quốc tế đóng vai trò quyết định trong việc nghiên cứu - sản xuất và phát triển các sản phẩm, dịch vụ CNTT mang thương hiệu quốc gia và có tính cạnh tranh cao.

Trong những năm gần đây, nhu cầu nhân lực cho ngành CNTT tăng đáng kể. Theo Sách trắng CNTT-TT Việt Nam năm 2017, số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Công nghiệp CNTT (bao gồm ngành công nghiệp phần mềm, nội dung số, phần cứng điện tử và dịch vụ CNTT) năm 2016 tăng 11.3% so với năm 2015. Ước tính trong năm 2016, tổng số lao động của ngành công nghiệp CNTT khoảng 780.926 người (tăng 10.8% so với năm 2015). Việt Nam đã và đang là điểm đến của các công ty đa quốc gia lớn như Samsung, LG, Intel... đây là yếu tố đẩy ngành Công nghiệp CNTT Việt Nam phát triển, tăng nhu cầu về nhân lực. Bên cạnh đó, do nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội như giao thông thông minh, thành phố thông minh, an toàn an ninh mạng ... nên nhu cầu nhân lực hoạt động trong ngành này sẽ tiếp tục tăng.

Trước nhu cầu nhân lực cao trong ngành CNTT nói chung và trong việc phát triển, sản xuất sản phẩm CNTT thương hiệu Việt nói riêng, thực trạng nguồn nhân lực CNTT luôn là chủ đề nóng, được đưa ra tại nhiều diễn đàn, hội thảo, báo cáo chuyên đề. Trước hết, số lượng lao động CNTT được đánh giá là vừa thừa lại vừa thiếu. Hiện nay số lượng các cơ sở đào tạo chính quy dài hạn về CNTT tương đối lớn. Trong hơn 600 trường đại học và cao đẳng trên cả nước, hiện nay có 250 trường có đào tạo các ngành thuộc lĩnh vực CNTT-TT. Theo khảo sát của Bộ TTTT, năm 2016, tổng số chỉ tiêu tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành CNTT, điện tử, viễn thông và an toàn thông tin là 68.883 sinh viên chiếm 9,84% tổng chỉ tiêu tuyển sinh tất cả các ngành. Tỷ lệ sinh viên ngành CNTT-TT thực tuyển chiếm 77,12% và tỷ lệ tốt nghiệp ra trường là 93,88% (năm 2016 có gần 50.000 sinh viên tốt nghiệp ngành CNTT-TT). Đến nay số lượng lao động trong ngành CNTT đã là 780.926 người, với số lượng hơn 50.000 sinh viên tốt nghiệp ngành CNTT-TT hàng năm (Báo cáo Sách trắng năm 2017) thì đến 2020 là Việt Nam sẽ có 1 triệu lao động. Tuy nhiên, chỉ khoảng 30% nhân lực ngành CNTT đã qua đào tạo đáp ứng được nhu cầu của xã hội, doanh nghiệp còn lại phải đào tạo bổ sung.

Nguyên nhân chính dẫn đến việc sinh viên tốt nghiệp thì nhiều nhưng nhân lực CNTT vẫn thiếu là vấn đề về chất lượng. Mặc dù nhân lực CNTT Việt Nam được đánh giá cao và tiềm năng (lập trình viên Việt Nam xếp hạng thứ 23 trên thế giới - theo HackerRank, năm 2017, sinh viên Việt Nam xếp thứ 34/128 tại kỳ thi lập trình quốc tế ACM/ICPC), chất lượng nhân lực CNTT được đánh giá là chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội. Ngoài ra, chất lượng đào tạo giữa các trường Đại học có chuyên ngành CNTT hiện nay không đồng đều, sinh viên tốt nghiệp có việc làm, sinh viên giỏi chủ yếu đến từ các trường Đại học lớn. Thực trạng hiện nay cho thấy số lượng sinh viên ngành CNTT tốt nghiệp nhiều nhưng chất lượng đào tạo không phù hợp khiến 70% sinh viên mới tốt nghiệp không đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động.

Bên cạnh đó, việc những tập đoàn công nghệ lớn đầu tư vào Việt Nam, một mặt sẽ giúp nguồn nhân lực CNTT sẽ tiếp cận được những kỹ năng công nghệ hiện đại, nhưng mặt khác điều này cũng tạo áp lực cho các doanh nghiệp Việt phải cạnh tranh với các doanh nghiệp ngoại về nguồn nhân lực ở cả hai đối tượng công nhân và nhân lực chất lượng cao. Tình trạng chảy máu chất xám là vấn đề mà các doanh nghiệp Việt phải đối mặt.

Trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, nhân lực chất lượng cao sẽ giành ưu thế lớn trong cạnh tranh toàn cầu. Các nước đang phát triển như Việt Nam không thể chỉ dựa vào khai thác tài nguyên, lao động giản đơn, mà cần mở rộng đầu tư mạnh mẽ vào đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh, tham gia chuỗi sản xuất toàn cầu. Để góp phần đưa Việt Nam hội nhập với quá trình chuyển dịch số đang diễn ra trên thế giới, xây dựng các sản phẩm và dịch vụ CNTT mang thương hiệu quốc gia, Việt Nam cần phát huy tối đa lợi thế sẵn có trong thời đại số, xây dựng nhân lực CNTT đáp ứng các chuẩn quốc tế, xây dựng công dân điện tử và xã hội số ở nước ta.

Theo ICTNews

Page 1 of 4

Our Strategic Partners