News Reviews

Đinh Hồng Bảo Phương

Đinh Hồng Bảo Phương

Ông James Lavdas, Tổng giám đốc tại Cotton On Group cho biết nhu cầu đối với thời trang đường phố và trang phục thường ngày ở Việt Nam ngày càng tăng: "Là một doanh nghiệp hướng đến khách hàng, chúng tôi rất vui mừng được mang đến cho khách hàng tại Việt Nam cơ hội mua sắm Cotton On thông qua cửa hàng đầu tiên của chúng tôi".

"Ngôi sao" ngành thời trang nhanh nước Úc - đối thủ của Uniqlo cũng có mặt tại Việt Nam

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet 

Cotton On Group đã mở rộng 3 thương hiệu thời trang và phong cách sống của mình sang Việt Nam, với Cotton On ra mắt cửa hàng đầu tiên, Rubi và Typo đang trong quá trình chuẩn bị để mở cửa trước tháng 12.

Cửa hàng đầu tiên sẽ được mở tại trung tâm mua sắm Vincom Thảo Điền của Hồ Chí Minh, cửa hàng thứ hai ở Aeon Mall, Hà Đông. Việc mở rộng của Cotton On thông qua quan hệ đối tác độc quyền với Tập đoàn Imex Pan Pacific.

Ông James Lavdas, Tổng giám đốc tại Cotton On Group cho biết nhu cầu đối với thời trang đường phố và trang phục thường ngày ở Việt Nam ngày càng tăng.

Lavdas nói: "Là một doanh nghiệp hướng đến khách hàng, chúng tôi rất vui mừng được mang đến cho khách hàng tại Việt Nam cơ hội mua sắm Cotton On thông qua cửa hàng đầu tiên của chúng tôi".

"Cotton On là một thương hiệu thời trang và phong cách sống toàn cầu, tất cả đều mang phong cách giản dị của Úc. Chúng tôi tự tin rằng sản phẩm đặc biệt của chúng tôi mang đến sự cộng hưởng với những khách hàng muốn tiếp cận với các sản phẩm theo xu hướng dễ dàng nhất" - vị Tổng giám đốc này nói thêm. Cotton On hiện đang điều hành tám thương hiệu; Cotton On, Cotton On Body, Cotton On Kids, Rubi, Typo, Cotton On LOST, Factorie và Supré. Thương hiệu này được mệnh danh là "ngôi sao" ngành thời trang nhanh nước Úc.

Theo Cotton On Group, doanh nghiệp này sẽ là nhà bán lẻ hàng may mặc đầu tiên của Úc tại thị trường thời trang Việt Nam. Việt Nam là thị trường mới nhất của Cotton On Group. Đầu năm nay, công ty này đã ra mắt tại Ấn Độ dưới dạng thương hiệu trực tuyến thông qua các thị trường Myntra và Jabong, cũng như mở cửa hàng đầu tiên tại New York vào cuối năm 2018.

Theo CafeF

Giai đoạn 2020 thị trường BĐS tại đây sẽ phát triển mạnh mẽ do hưởng lợi từ làn sóng BĐS công nghiệp. Tình trạng khan hiếm nguồn cung sẽ tạo sự sôi động nhất định trên thị trường.

Chuyên gia dự báo thị trường BĐS Bắc Ninh sẽ bùng nổ trong năm 2020

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Cách Thủ đô Hà Nội và sân bay Nội Bài 30km, TP Bắc Ninh là đầu mối quan trọng giữa Hà Nội với các tỉnh phía Bắc, trên hành lang kinh tế Việt Nam – Trung Quốc, nằm trong tam giác tăng trưởng Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Chính vì vậy, Bắc Ninh được giới đầu tư, môi giới ví như "con rồng" mới nổi ở phía Bắc Thủ đô khi thị trường BĐS chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽ trong vài năm trở lại đây.

Cụ thể, giai đoạn 2017-2018, thị trường BĐS Bắc Ninh biến động liên tục tăng. BĐS tập trung tăng đều trong toàn bộ tỉnh và có những nơi chu kỳ lên cơn sốt tăng từ 150-300%, xác lập mặt bằng giá mới. Dòng tiền của cả nước tràn vào Bắc Ninh, tạo thành những điểm nóng sốt cục bộ. Tuy nhiên, sau giai đoạn này, thị trường khá trầm lắng.

Bước sang năm 2019, thị trường BĐS Bắc Ninh được hưởng lợi từ làn sóng chuyển dịch nhà máy từ Trung Quốc về Việt Nam nên đã có bước chuyển mình mạnh mẽ. Cụ thể, BĐS nhà ở tập trung ở các địa điểm có sự phát triển hạ tầng tốt như trung tâm TP. Bắc Ninh, khu vực khu đô thị gắn liền với KCN Quế Võ 1,2,3; KCN Thuận Thành 1,2,3; KCN Yên Phong 1,2… đang ghi nhận sự sôi động trở lại.

Tại báo cáo thị trường BĐS quý 3/2019, Hội môi giới BĐS Việt Nam nhận định thị trường BĐS Bắc Ninh đang phát triển ổn định, từ đầu năm đến nay trên địa bàn tỉnh đã chứng kiến sự chào bán của nhiều dự án. Tuy nhiên, báo cáo cũng nhấn mạnh, các dự án đang mở bán hiện tại chủ yếu là dự án từ giai đoạn trước, hiện nay toàn tỉnh khan hiếm dự án mở bán mới do chính sách thắt chặt cấp phép đầu tư.

"Giai đoạn 2020 thị trường BĐS tại đây sẽ phát triển mạnh mẽ do hưởng lợi từ làn sóng BĐS công nghiệp. Tình trạng khan hiếm nguồn cung sẽ tạo sự sôi động nhất định trên thị trường", ông Nguyễn Văn Đính – Chủ tịch Hội môi giới BĐS Việt Nam cho biết.

Cùng quan điểm với ông Đính, các chuyên gia cũng cho biết với tiềm năng lớn bậc nhất miền Bắc về BĐS công nghiệp, thị trường BĐS nhà ở Bắc Ninh sẽ còn tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ khi mặt bằng chung giá đất tại Bắc Ninh vẫn còn khá thấp. Trong khi đó, sự phát triển vượt bậc về hạ tầng cùng làn sóng FDI đổ về mạnh mẽ, kéo theo sự bùng nổ của BĐS công nghiệp sẽ tiếp tục tạo lực đẩy cho thị trường BĐS phát triển.

"Các nhà đầu tư mới – phần lớn từ châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc hay Trung Quốc sẽ vẫn quan tâm đến BĐS công nghiệp của Việt Nam. Với làn sóng các nhà sản xuất chuyển hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc vẫn không có dấu hiệu hạ nhiệt, các khoản đầu tư sẽ tiếp tục đổ vào Việt Nam, đặc biệt là về 5 thành phố công nghiệp trọng điểm của miền Bắc… Thị trường Bắc Ninh sẽ tiếp tục được thúc đẩy mạnh trước nhu cầu nhà ở ngày càng tăng từ số lượng người di cư và người nước ngoài đến làm việc tại đây", báo cáo của JLL mới đây nhấn mạnh.

Có thể thấy, thị trường BĐS Bắc Ninh đang đứng trước cơ hội lớn để bứt phá với mục tiêu hơn 2 năm nữa TP Bắc Ninh trở thành thành phố trực thuộc trung ương. Theo đánh giá từ giới đầu tư, với sự phát triển mạnh mẽ của Bắc Ninh, không chỉ có nhu cầu mua để ở mà hiện nay nhiều nhà đầu tư còn hướng tới thị trường cho thuê. Với mức giá hiện đang còn thấp, tiềm năng tăng giá mạnh, thị trường bất động sản Bắc Ninh hứa hẹn vẫn khá sôi động trong nhiều năm tới và là kênh sinh lời hiệu quả cho các nhà đầu tư.

Theo CafeF

Việt Nam hiện có 22 sân bay, trong đó có 10 cảng hàng không quốc tế và 12 nội địa.

[Infographics] Mạng lưới sân bay của Việt Nam hiện nay như thế nào? - Ảnh 1

Theo VnExpress

Bắt đầu thí điểm từ tháng 5/2017 đến nay, dịch vụ iparking đã thu hút được 13 doanh nghiệp tham gia, trông giữ xe tại 174 vị trí, thuộc địa bàn 8 quận.

Hà Nội tiếp tục thí điểm dịch vụ tìm điểm trông giữ xe qua iparking

Hà Nội tiếp tục thí điểm dịch vụ tìm điểm trông giữ xe qua iparking.

Sau một thời gian tạm dừng thí điểm dịch vụ tìm kiếm điểm trông giữ xe qua ứng dụng iparking, thành phố Hà Nội đã giao Công ty TNHH một thành viên Khai thác điểm đỗ xe Hà Nội cùng Công ty Cổ phần Đầu tư CIS tiếp tục thí điểm vận hành ứng dụng iparking từ tháng 10/2019.

Theo Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội Ngô Mạnh Tuấn, việc áp dụng mô hình iparking thời gian qua gặp một số khó khăn, nhất là trong việc thỏa thuận thanh toán giữa doanh nghiệp trông giữ xe với các nhà mạng di động. Hiện nay, dịch vụ iparking không còn thanh toán được qua bất cứ mạng di động nào.

Để khắc phục, sắp tới, Sở Giao thông Vận tải đề xuất đẩy mạnh thanh toán thông qua các tài khoản ngân hàng, ví điện tử và không thanh toán qua đầu số 9556. Ngoài ra, thành phố đã chỉ đạo Công ty CIS phải rà soát, nâng cấp hạ tầng kết nối, đảm bảo ứng dụng luôn được thông suốt.

Để khắc phục, sắp tới, Sở Giao thông Vận tải đề xuất đẩy mạnh thanh toán thông qua các tài khoản ngân hàng, ví điện tử và không thanh toán qua đầu số 9556. Ngoài ra, thành phố đã chỉ đạo Công ty CIS phải rà soát, nâng cấp hạ tầng kết nối, đảm bảo ứng dụng luôn được thông suốt.

Với số lượng trên 700.000 ô tô và tốc độ gia tăng vào khoảng 10%/năm trên đia bàn Hà Nội hiện nay trong khi tổng diện tích đỗ xe theo iparking của 13 doanh nghiệp mới đáp ứng khoảng 7.000 chỗ đỗ (khoảng 1%) nên tiềm năng phát triển iparking ở Hà Nội là rất lớn.

Để vận hành tốt mô hình iparking trong thời gian tới, doanh nghiệp trông giữ xe đề xuất cần đa dạng phương tiện và công cụ thanh toán để thuận tiện hơn cho khách hàng. Đồng thời xây dựng quy chế thống nhất chung cho tất cả các doanh nghiệp tham gia iparking và cụ thể hơn nữa các chế tài xử phạt cho các hành vi gian lận hoặc khách hàng không hợp tác.

Ngoài ra, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cũng cho rằng cần có quy định bắt buộc phải lắp hệ thống camera giám sát tại các điểm trông giữ, truyền dữ liệu hình ảnh về doanh nghiệp và các sở ngành liên quan để giám sát, quản lý.

Theo TTXVN

CafeLand - Ngày 15/11/2019, UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Quyết định số 874 về việc phê duyệt Đồ án Quy hoạch chung xây dựng thị trấn Kép mở rộng và vùng phụ cận, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang đến năm 2035 (tỷ lệ 1/5.000).

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Theo đó, phạm vi nghiên cứu bao gồm toàn bộ địa giới hành chính của thị trấn Kép, xã Tân Thịnh và một phần xã Hương Sơn.

Ranh giới nghiên cứu cụ thể như sau: Phía Bắc giáp kênh Bảo Sơn, thôn cầu Bằng, thôn Cần Cốc (xã Hương Sơn) và xã Quang Thịnh; phía Nam giáp xã Hương Lạc, thôn Khuôn Giàn (xã Hương Sơn); phía Đông giáp thôn Đồng Ú, thôn Đồng Khuân (xã Hương Sơn); phía Tây giáp xã Nghĩa Hòa và xã An Hà.

Diện tích nghiên cứu lập quy hoạch khoảng 2.173 ha. Trong đó, đất xây dựng quy mô 1.145ha; diện tích đất khác 1.027ha.

Đây sẽ là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế - văn hóa, thương mại - dịch vụ, du lịch nghỉ dưỡng, thể thao, vui chơi giải trí, dịch vụ công, nông nghiệp; đầu mối giao thông đường bộ, đường sắt khu vực phía Bắc tỉnh Bắc Giang và của huyện Lạng Giang.

Quy mô dân số đến năm 2025 khoảng 26.000 người, khách du lịch nghỉ dưỡng khoảng 85.000 người; đến năm 2035 khoảng 42.500 người, khách du lịch nghỉ dưỡng khoảng 450.000 người.

Định hướng phát triển không gian chia thành 5 khu vực chính: Khu số 1 nằm phía Tây QL1A, tổng diện tích khoảng 145,2ha có chức năng đô thị dịch vụ tổng hợp, hành chính, vui chơi giải trí cấp đô thị và vùng phụ cận, các khu dân cư mới; Khu số 2 năm phía Nam thôn Vạc tổng diện tích khoảng 51,1ha có chức năng khu đô thị sinh thái, vui chơi giải trí; Khu số 3 nằm phía Đông QL1A tổng diện tích khoảng 119,8ha có chức năng là khu đô thị dịch vụ vận tải đường sắt, đường bộ, dịch vụ, thương mại; Khu số 4 nằm phía Đông thuộc địa bàn xã Hương Sơn tổng diện tích 420ha có chức năng khu du lịch – đô thị sinh thái; Khu số 5 gồm các khu dân cư hiện trạng và vùng sản xuất nông nghiệp tổng diện tích 1.437,3ha.

Theo CafeLand

CBRE dự báo ngành bất động sản nghỉ dưỡng trong năm 2020 sẽ có nhiều thay đổi đáng kể để phù hợp với sự phát triển mạnh mẽ về du lịch.

Tăng trưởng ngành du lịch mang đến những tín hiệu lạc quan

Theo báo cáo từ CBRE, tính đến 9 tháng 2019, ngành du lịch Việt Nam đã đạt được những cột mốc ấn tượng so với những mục tiêu đề ra trong “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030" thông qua năm 2013.

Tiếp tục đà tăng trưởng mạnh mẽ của năm 2018, Việt Nam chào đón gần 13 triệu lượt khách quốc tế trong 9 tháng đầu 2019 (tăng 10,8% so với cùng kỳ 2018). Những quốc gia có lượng khách tăng trưởng tốt nhất trong 9 tháng đầu năm bao gồm Thái Lan (46%), Đài Loan (28%) và Hàn Quốc (23%), trong khi nguồn khách từ Trung Quốc tuy vẫn có tăng trưởng nhưng tốc độ đã chững lại đáng kể (chỉ 4% so với cùng kỳ).

Xét về lưu lượng khách quốc tế, khách đến từ các quốc gia châu Á vẫn áp đảo với gần 79% tổng lượt khách trong 9T/2019, trong đó riêng Trung Quốc và Hàn Quốc chiếm 55% tổng lượt khách. Sự cải thiện của hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, luôn là một trong những mảng đầu tư được ưu tiên của Việt Nam, đã là tiền đề tạo sức bật cho nhiều thành phố du lịch trong giai đoạn vừa qua.

Ngành du lịch Việt Nam đạt được những con số ấn tượng trong 9 tháng đầu năm

Từ đó, ông Robert McIntosh, Giám đốc Điều hành của CBRE Hotels khu vực Châu Á – Thái Bình Dương nhận định rằng trong xu thế ngành du lịch Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ như hiện nay các chủ đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng tại Việt Nam sẽ phải đa dạng hóa thị trường để tiếp tục duy trì tăng trưởng,cân nhắc cả những địa điểm du lịch giàu tiềm năng nhưng chưa quá phát triển như Nam Hội An, Bình Thuận, Bà Rịa-Vũng Tàu, cũng như đa dạng hóa loại hình sản phẩm và chuyên nghiệp hóa công tác quản lý vận hành.

Sự sụt giảm nguồn cung mới tại các thị trường truyền thống đi song song với việc mở rộng tại các thị trường mới nổi trong năm 2019, đặc biệt là những địa phương có kết nối thuận tiện với những thị trường trọng điểm như Bà Rịa-Vũng Tàu (gần TP. Hồ Chí Minh), Quảng Nam (gần Đà Nẵng), Bình Thuận (4,5 tiếng lái xe từ TP. Hồ Chí Minh), Hạ Long (2,5 tiếng lái xe từ Hà Nội, cải thiện đáng kể nhờ cao tốc Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long). 

Xu hướng mở rộng mô hình khai thác và tấn công thị trường mới

Bên cạnh việc mở rộng tại những vị trí địa lý mới, các chủ đầu tư còn tích cực trong việc phát triển các sản phẩm bất động sản du lịch mới. Nổi bật hơn hết là hình thức shophouse/shopvilla ven biển tại thị trường Phú Quốc và Hạ Long.

Tính đến hết T9/2019, hai thị trường này lần lượt có trên dưới 2,000 sản phẩm thuộc loại hình shophouse/shopvilla ven biển, với mức tiêu thụ đạt gần 90%. Các chủ đầu tư sản phẩm này hiện đa số là những tên tuổi hàng đầu trên thị trường, giúp đảm bảo khả năng hấp thụ của các dự án hiện hữu.

Ngoài hình thức cho thuê bán lẻ, sản phẩm này còn có thể được sử dụng để làm khách sạn quy mô nhỏ (mini-hotel), nhờ đó đã thu hút nhiều đối tượng mua là những nhà đầu tư cá nhân đã có kinh nghiệm kinh doanh khách sạn/nhà hàng.

Một xu hướng nổi bật khác là sự quan tâm của các chủ đầu tư với loại hình khu nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe (wellness resort). Đây là một loại hình mới và còn rất nhiều tiềm năng phát triển tại Việt Nam, khi dân số trung lưu tại Việt Nam được dự đoán tăng nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á trong vòng năm năm tới, và khách du lịch từ các quốc gia Bắc Á đang ngày càng ưa chuộng các sản phẩm có sự kết hợp giữa du lịch và phục hồi sức khỏe.

Theo nhận định của các chuyên gia, xu hướng đổi mới, tạo trải nghiệm trong thiết kế các sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng sẽ được đặc biệt quan tâm trong thời gian tới. Nghiên cứu về các nhóm khách du lịch chỉ ra rằng phân khúc và mục đích du lịch khác nhau của các nhóm khách ảnh hưởng rất nhiều đến mô hình nghỉ dưỡng mà họ lựa chọn, do đó các chủ đầu tư cần nghiên cứu kỹ về tệp khách hàng mục tiêu khi đưa ra các quyết định về thiết kế.

Ngoài ra, ông Christian Low (Giám đốc Chiến lược khu vực của hãng kiến trúc SB Architects) đánh giá, để đảm bảo tính bền vững, thiết kế cho dự án nghỉ dưỡng cần có sự hòa hợp với các yếu tố tự nhiên và văn hóa bản địa. Nhiều chủ đầu tư khách sạn cao cấp tại Việt Nam thường hay quên là khách quốc tế (đối tượng khách quan trọng của các dự án cao cấp) sẽ thích những thiết kế mới lạ nhưng vẫn đậm chất Việt Nam hơn là sự sao chép phong cách kiến trúc của những nước khác.

Tuy vẫn còn nhiều thách thức cần phải đối mặt như vấn đề xử lý chất thải, giám sát việc thực hiện quy hoạch để đảm bảo sự phát triển đồng bộ và bền vững, cải thiện khung pháp lý của các sản phẩm mới nổi, nhưng nhiều chuyên gia lạc quan rằng triển vọng tăng trưởng của bất động sản nghỉ dưỡng vẫn rất khả quan khi thị trường du lịch Việt Nam ngày càng rút ngắn khoảng cách với những thị trường du lịch nổi bật tại ASEAN như Thái Lan, Malaysia, Singapore và Indonesia.

Theo Tạp Chí Tài Chính 

Tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng có chiều dài 392km, xây dựng theo hướng đông qua 8 tỉnh, thành phố là Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương và thành phố Hải Phòng

Sẽ có tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng, tốc độ 160km/h, giá trị 100 nghìn tỷ đồng

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông phát biểu trao đổi tại buổi làm việc.

Cổng thông tin TP. Hải Phòng cho biết Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Nguyễn Xuân Bình đã có buổi làm việc với Đoàn công tác của Bộ GTVT do Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông làm Trưởng đoàn về Quy hoạch tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng.

Theo quy hoạch nghiên cứu, tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng có chiều dài 392km, diện tích đất sức dụng là 1.650 ha, xây dựng theo hướng đông qua 8 tỉnh, thành phố là Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương và thành phố Hải Phòng. Tổng mức đầu tư (chưa bao gồm chi phí mặt bằng) ước khoảng 100 nghìn tỷ đồng.

Trên tuyến có 73 cầu lớn, với tổng chiều dài hơn 130km, trong đó phải xây mới 96 cầu, 25 hầm dài 25km, 38 nhà ga, trong đó xây mới 29 nhà ga.

Năng lực vận tải trong dài hạn của tuyến dự kiến là 10 triệu tấn hàng hoá/ năm, khai thác 15 đôi tàu/ngày. Tốc độ thiết kế tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng là 160 km/h.

Đoạn tuyến đi qua thành phố Hải Phòng có điểm đầu tại xã Quang Trung  (huyện An Lão), điểm cuối tại cảng Lạch Huyện (huyện Cát Hải) với chiều dài tuyến khoảng 50,3km, có 3 ga trung gian và 1 ga nhường tránh. Đường sắt được thiết kế có rào chắn, giao cắt với đường bộ đều được áp dụng nút giao khác mức,

Phát biểu tại buổi làm việc, ông Nguyễn Xuân Bình nhấn mạnh, đây là dự án lớn có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông, đẩy mạnh liên kết vùng, đồng thời góp phần khai thác hiệu quả Cảng nước sâu Lạch Huyện với vai trò là cảng cửa ngõ lớn nhất Việt Nam.

Cơ bản thống nhất với hướng tuyến đề xuất, ông Nguyễn Xuân Bình cho rằng, tuyến đường sắt này do không chỉ đơn thuần vận chuyển hàng hóa mà còn phục vụ vận chuyển cả hành khách, nên việc lựa chọn hướng tuyến phải đáp ứng các yêu cầu trên, bảo đảm kết nối một cách thuận tiện, hợp lý, đồng bộ với hệ thống hạ tầng giao thông hiện có.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông, tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng là 1 trong 2 tuyến đường sắt được ưu tiên nhất trong hệ thống đường sắt Việt Nam. Do đó, về phía Bộ GTVT sẽ chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quannghiên cứu, tiếp tục rà soát lại toàn tuyến, bảo đảm theo đúng quy hoạch và phù hợp với thực tế của các địa phương.

Theo CafeF

Trước thông tin cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết dự kiến thi công sớm nhất trong Quý 1/2020, các khu vực có cao tốc đi qua đều âm thầm chuẩn bị cho một đợt mới kích cầu kinh tế. Phan Thiết, Mũi Né, Kê Gà, Lagi... với hàng loạt dự án lớn đã sẵn sàng bứt phá.

Khởi công cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết, khu vực nào hưởng lợi?

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết chạy đua tiến độ

Năm 2015, cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây (dài 55,7km) thông xe rút ngắn thời gian di chuyển từ TP.HCM đến Phan Thiết chỉ còn 4 giờ, từ đó kích thích lượng du khách đến Bình Thuận tăng vọt, gần như gấp đôi sau mỗi năm.

Năm 2019, Bình Thuận nhanh chóng vượt mặt các thị trường kỳ cựu để trở thành điểm đến sôi động nhất của thị trường bất động sản nghỉ dưỡng nhờ thông tin cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết sắp khởi công.

Hiện nay, toàn bộ thủ tục pháp lý và chuẩn bị cho cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết đều đã được hoàn thành. Tại buổi làm việc với Bộ GTVT vào cuối tháng 9, lãnh đạo tỉnh Đồng Nai và Bình Thuận cho biết từ tháng 1/2020 sẽ áp giá bồi thường đồng loạt, đồng thời hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng và bàn giao đất sẵn sàng thi công.

Theo thông tin từ nhà thầu dự án, vốn giải phóng mặt bằng là 800 tỷ đồng. Sau khi hoàn thiện giải phóng mặt bằng, dự kiến sớm nhất có thể vào Quý 1/2020 sẽ tiến hành thi công. Thời gian thi công trong 36 tháng, đến cuối 2023 sẽ hoàn thiện và đi vào sử dụng.

Dự án có tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là 14.356 tỷ đồng, dài khoảng 99km, quy hoạch 6 làn xe, vận tốc thiết kế 120km/h. Điểm đầu của tuyến cao tốc nằm trên tuyến đường từ Quốc lộ 1A, Hàm Thuận Nam (Bình Thuận) và điểm cuối kết nối với cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây để tạo ra mạch nối thông suốt từ TP.HCM đến thẳng Bình Thuận.

Ngoài tuyến cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết, các thủ tục pháp lý và nguồn vốn bố trí cho sân bay Phan Thiết cũng đã cơ bản hoàn thành. Dự kiến dự án sẽ được chính thức khởi công vào cuối Quý 1/2020. Trong khi đó, khu Nam Bình Thuận cũng đang được hưởng lợi trực tiếp từ dự án sân bay Quốc tế Long Thành, dự kiến sẽ khởi công trễ nhất trong năm 2021.

Tiềm năng phát triển bất động sản nghỉ dưỡng

Sau khi hoàn thành và chính thức đi vào vận hành cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết, thời gian di chuyển từ TP.HCM đến Bình Thuận trung bình chỉ từ 1,5 - 2 giờ. Đây là cự ly lý tưởng để hình thành xu hướng sở hữu ngôi nhà thứ hai cạnh biển đang được ưa chuộng.

Đón đầu xu thế, hàng loạt dự án du lịch nghỉ dưỡng đang được khởi động rầm rộ tại Bình Thuận, liên tục lập mặt bằng giá mới. Nhiều khu vực ven biển từ năm 2017 đến nay tăng trung bình hơn 57% mỗi năm, thậm chí có nơi tăng hơn 100%. Tuy nhiên, tiềm năng tăng giá vẫn còn rất lớn khi giá BĐS vẫn còn thấp hơn nhiều so với thị trường Nha Trang, Phú Quốc hay Đà Nẵng. Đơn cử, tại Khánh Hòa giá đất mặt tiền biển rơi vào khoảng 450 - 530 triệu đồng/m2 thì Bình Thuận mới chỉ khoảng 80 - 100 triệu đồng/m2. Riêng đối với phân khúc căn hộ mặt tiền biển, ghi nhận tại Đà Nẵng giá giao dịch đã 55 - 118 triệu đồng/m2 thì tại Bình Thuận, khoảng giá chỉ từ 30 - 45 triệu đồng/m2.

Đáng chú ý, không chỉ Phan Thiết, Mũi Né sôi động, nhiều khu vực "ngủ quên" khác cũng bừng tỉnh giấc và gia nhập cuộc đua như Kê Gà (Hàm Thuận Nam), Lagi,... Đặc biệt, khi cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết đưa vào hoạt động, thời gian từ TP.HCM đến Kê Gà, Lagi rút ngắn chỉ còn xấp xỉ 1,5 giờ, gần hơn cả Phan Thiết. Bên cạnh đó, với tiềm năng du lịch còn nguyên sơ, khả năng lột xác của Kê Gà, Lagi là rất lớn.

Theo CafeF

 
 
 
 

Nhiều tỉnh, thành phố lớn đang đề xuất ban hành khung giá đất mới (giai đoạn 2020 – 2024) thay thế khung giá đất cũ, cho thấy mức tăng trung bình rất cao, thậm chí có nơi tăng tới 95%.

Giá đất tại Hà Nội, Tp.HCM…và nhiều tỉnh thành khác dự kiến tăng mạnh, có nơi gấp nhiều lần bảng giá đất cũ

Ảnh minh họa. Nguồn: CafeF

Bảng giá đất được xây dựng định kỳ 05 năm một lần và công bố công khai vào ngày 01 tháng 01 của năm đầu kỳ.

Trong thời gian thực hiện bảng giá đất, khi Chính phủ điều chỉnh khung giá đất hoặc giá đất phổ biến trên thị trường có biến động thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh điều chỉnh bảng giá đất cho phù hợp.

Trước khi trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua bảng giá đất ít nhất 60 ngày, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi dự thảo bảng giá đất đến cơ quan có chức năng xây dựng khung giá đất xem xét, trường hợp có chênh lệch lớn về giá đất giáp ranh giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Bảng giá đất được áp dụng để tính tiền sử dụng đất, phí và lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai, tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, tiền bồi thường, giá trị sử dụng đất…

Hiện tại nhiều tỉnh, thành phố đang xây dựng dự thảo bảng giá đất mới (giai đoạn 2020 – 2024), cho thấy mức tăng giá đất rất cao ở nhiều địa phương. Điều này cũng dễ hiểu khi thị trường nhà đất ở nhiều đô thị phát triển mạnh trong những năm qua khiến mặt bằng giá đất bị đẩy lên rất cao, và cũng phù hợp với tiêu chí Bảng giá đất hàng năm được xây dựng sát với giá thị trường.

Hà Nội tăng trung bình từ 15-30%

Theo đề xuất của UBND TP Hà Nội, tại Bảng giá đất mới (áp dụng cho giai đoạn 2020 – 2024), thành phố đề xuất tăng bình quân 15-30% giá các loại đất sau khi lấy ý kiến góp ý vào tờ trình ban hành giá các loại đất trên địa bàn thành phố áp dụng từ ngày 1-1-2020 đến 31-12-2024.

Tp.HCM đang xây dựng 3 phương án khung giá đất mới

Phương án 1: Giữ nguyên mức giá tối thiểu; tăng khoảng gấp đôi mức giá tối đa so với mức giá hiện nay.

Theo HoREA, với phương này giá đất tối đa trong Bảng giá đất có thể là: Giá đất ở tối đa 429 triệu đồng/m2; giá đất thương mại, dịch vụ tối đa 338 triệu đồng/m2; giá đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tối đa 260 triệu đồng/m2.

Phương án 1 có mức giá quá cao, không phù hợp với giá thị trường trong điều kiện bình thường, sẽ tác động đẩy giá thị trường bất động sản lên cao.

Phương án 2: Giữ nguyên mức giá tối thiểu; tăng khoảng gấp rưỡi mức giá tối đa so với mức giá hiện nay.

Theo đó, giá đất tối đa trong Bảng giá đất có thể là: Giá đất ở tối đa 319,8 triệu đồng/m2; giá đất thương mại, dịch vụ tối đa 253,5 triệu đồng/m2; giá đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tối đa 192,4 triệu đồng/m2.

Phương án 3, giữ nguyên mức giá tối thiểu; tăng khoảng 1/3 mức giá tối đa so với mức giá hiện nay.

Theo đó, giá đất tối đa trong Bảng giá đất có thể là: Giá đất ở tối đa 280 triệu đồng/m2; giá đất thương mại, dịch vụ tối đa 223,9 triệu đồng/m2; giá đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tối đa 167,9 triệu đồng/m2.

Sau khi đưa ra 3 phương án xây dựng khung giá đất mới tại TP HCM thì Hiệp hội Bất động sản TP HCM cho rằng Phương án 2 có mức giá hợp lí nhất.

Bình Dương tăng bình quân 45 - 95%

Ngày 31-10, UBND tỉnh Bình Dương cho biết vừa công bố dự thảo để lấy ý kiến góp ý của người dân về bảng giá các loại đất giai đoạn sau năm 2020.

Đáng lưu ý, theo dự thảo, bảng giá đất tại tỉnh Bình Dương sẽ tăng mạnh, dự kiến tăng tối thiểu 45% so với hiện nay. Một số khu vực sẽ tăng mạnh như Thủ Dầu Một trung bình 50%, Thuận An và Dĩ An trung bình 95%, Bến Cát và Tân Uyên trung bình 60%, Bàu Vàng và Bắc Tân Uyên bình quân 80%.

Theo đánh giá của Sở TN&MT, bảng giá đất ở tại Bình Dương hiện nay chỉ bằng 50% giá phổ biến trên thị trường, còn bảng giá đất nông nghiệp chỉ bằng từ 15-40% giá phổ biến trên thị trường.

Nhiều địa phương khác cũng dự kiến có mức thay đổi gấp nhiều lần so với bảng giá đất cũ.

Chẳng hạn như, Đồng Nai sẽ xây dựng bảng giá đất 5 năm giai đoạn 2020 - 2024, trong đó các khu vực giáp ranh tỉnh, thành khác chỉ chênh lệch giá thị trường khoảng 30%. Giá đất tại một số nơi như Long Thành, Nhơn Trạch, Trảng Bom, TP Biên Hoà, TP Long Khánh biến động cao, lên đến trên 10 lần.

Giá đất tại một số địa bàn tỉnh Quảng Ninh tăng lên tới 5 lần so với bảng giá cũ… với các dự án bất động sản nhà ở, tiền đất thường chiếm 10 - 14% giá thành.

Theo HoREA khung giá đất, bảng giá đất tác động trực tiếp đến giá cả thị trường bất động sản, đặc biệt là giá nhà ở.

Do giá cả được hình thành theo quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, quan hệ cung - cầu và phụ thuộc vào tâm thế thị trường (kể cả tâm lý đám đông, bầy đàn), tâm thế của các chủ thể giao dịch tại thời điểm giao dịch. Bởi vậy, giá cả thị trường luôn là một biến số.

Khi bảng giá đất tăng tăng có thể sẽ kéo theo chi phí các ngành liên quan cũng tăng lên. Nhiều lo ngại điều này có thể khiến một bộ phận khách hàng không còn đủ khả năng tài chính để mua nhà. Do vậy, có thể dẫn đến sụt giảm lượng giao dịch trên thị trường bất động sản.

Theo CafeF

Việt Nam có thể là cửa ngõ cho các doanh nghiệp và hàng hóa Ấn Độ đi vào các khu vực thị trường lớn trên thế giới. Đây là khẳng định của ông Đỗ Quốc Hưng, Phó Vụ trưởng Vụ Á Phi (Bộ Công thương) tại Diễn đàn xúc tiến thương mại, đầu tư, du lịch Việt Nam-Ấn Độ.

Việt Nam có thể là cửa ngõ cho các doanh nghiệp và hàng hóa Ấn Độ

Cắt băng khai trương gian hàng Việt Nam tại Hội chợ thương mại quốc tế Ấn Độ. Ảnh: TTXVN

Diễn đàn thu hút hơn 200 đại biểu đến từ các doanh nghiệp Việt Nam và Ấn Độ, nhiều chuyên gia, học giả về kinh tế-thương mại và đông đảo các hãng thông tấn báo chí nước sở tại. Đây là một sự kiện nổi bật trong "Tháng Việt Nam" tại Ấn Độ tổ chức ở khách sạn Taj Mahal, thủ đô New Delhi.

Phát biểu tại diễn đàn, ông Đỗ Quốc Hưng khẳng định đi vào các khu vực thị trường lớn trên thế giới như Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), 12 hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã ký, đặc biệt là Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Liên minh châu Âu (EVFTA). Đây là nền tảng cơ bản để Việt Nam hội nhập quốc tế trên tầm cao mới, mở ra không gian hợp tác rộng lớn cho sự phát triển, tạo môi trường thuận lợi cho các tập đoàn, doanh nghiệp nước ngoài đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.

Ấn Độ là một trong các đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam (nằm trong tốp 10). Tại khu vực Nam Á, Ấn Độ là đối tác thương mại quan trọng nhất của Việt Nam. Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước năm 2018 đạt 10,68 tỷ USD (theo thống kê của Hải quan Việt Nam) và 12,8 tỷ USD (theo thống kê của Hải quan Ấn Độ). Về đầu tư, đến nay, Ấn Độ có 223 dự án, với tổng số vốn đạt 913,33 triệu USD. Ấn Độ đứng thứ 26/131 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Một số doanh nghiệp tiêu biểu của Ấn Độ đầu tư và thành công tại Việt Nam là TATA, ONGC, Essar… Tuy thành tựu còn khiêm tốn nhưng là nền tảng quan trọng cho việc tăng cường quan hệ thương mại và đầu tư song phương trong tương lai.

Theo ông Đỗ Quốc Hưng, thế giới và khu vực đang trải qua những bất ổn và khó khăn hơn bao giờ hết. Chủ nghĩa bảo hộ, chiến tranh thương mại giữa các nước lớn đang gia tăng làm cho tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng thương mại toàn cầu và khu vực chững lại, tác động tiêu cực tới tất cả các nước trong khu vực, kể cả Ấn Độ và Việt Nam. Tuy nhiên, với những tiềm năng, thuận lợi và nỗ lực liên tục và thường xuyên của Chính phủ, các Bộ, ngành, môi trường kinh doanh của Việt Nam đã ngày càng hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài làm ăn hiệu quả, lâu dài tại Việt Nam.

Trong bối cảnh khó khăn của kinh tế thế giới và khu vực hiện nay, hai nước Việt Nam và Ấn Độ càng cần phải hợp tác chặt chẽ hơn để vượt qua thử thách, tiếp tục phát triển vì thịnh vượng chung. Việt Nam luôn hoan nghênh các doanh nghiệp Ấn Độ quan tâm và đầu tư vào Việt Nam cũng như kết nối, kinh doanh thương mại với các doanh nghiệp Việt Nam.

Cũng trong khuôn khổ "Tháng Việt Nam" tại Ấn Độ Hội chợ thương mại quốc tế Ấn Độ (IITF) lần thứ 39 đã bắt đầu diễn ra từ ngày 14-27/11 tại Trung tâm Triển lãm Pragati Maidan (thủ đô New Delhi, Ấn Độ). Đây là hội chợ đa ngành nghề và có uy tín bậc nhất tại Ấn Độ do Cơ quan xúc tiến thương mại (ITPO) thuộc Chính phủ Ấn Độ tổ chức thường niên.

Hội chợ diễn ra trong 14 ngày, trong đó 5 ngày đầu dành riêng cho thương nhân, doanh nghiệp, 9 ngày tiếp theo mở cửa rộng rãi cho doanh nghiệp và công chúng.

Gần 20 doanh nghiệp của Việt Nam trong các lĩnh vực thực phẩm chế biến, sản phẩm nông nghiệp, trái cây, thủ công mỹ nghệ, máy móc thiết bị, đồ gia dụng đã tham gia Hội chợ năm nay.

Theo CafeF

Our Strategic Partners