Tin tức

Ngô Thị Lam Vân

Ngô Thị Lam Vân

65% thuế đối với hàng xuất khẩu của EU sang Việt Nam sẽ biến mất ngay sau khi EVFTA có hiệu lực, phần còn lại sẽ được loại bỏ dần trong khoảng thời gian 10 năm.

Hoi dong chau Au thong qua thu tuc cuoi cung cho EVFTA hinh anh 1

Công nhân sản xuất sản phẩm may mặc tại Công ty cổ phần may và dịch vụ Hưng Long (huyện Mỹ Hào, Hưng Yên).

(Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN)

 

Theo phóng viên TTXVN tại Brussels (Bỉ), ngày 30/3, Hội đồng châu Âu đã thông qua quyết định phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do giữa Liên minh châu Âu (EU) và Việt Nam (EVFTA).

Quyết định này, về phía EU, sẽ mở đường cho Hiệp định bắt đầu đi vào hiệu lực.

Một khi được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn, EVFTA sẽ chính thức có hiệu lực, thời gian dự kiến là vào đầu mùa Hè tới.

Ông Gordan Grlić Radman, Bộ trưởng ngoại giao và phụ trách các vấn đề châu Âu của Croatia - nước Chủ tịch luân phiên EU - cho biết Hiệp định này là văn bản thứ hai mà EU ký kết với một quốc gia Đông Nam Á, sau Singapore.

Đây cũng là hiệp định thương mại tự do tham vọng nhất từng được ký với một quốc gia đang phát triển.

EVFTA quy định loại bỏ gần như hoàn toàn (99%) thuế hải quan giữa hai bên.

65% thuế đối với hàng xuất khẩu của EU sang Việt Nam sẽ biến mất ngay sau khi EVFTA có hiệu lực, phần còn lại sẽ được loại bỏ dần trong khoảng thời gian 10 năm.

Liên quan đến xuất khẩu của Việt Nam sang EU, 71% thuế sẽ "biến mất" ngay khi Hiệp định có hiệu lực, phần còn lại sẽ được loại bỏ trong khoảng thời gian 7 năm.

EVFTA cũng giảm nhiều hàng rào phi thuế quan hiện có trong giao dịch thương mại với Việt Nam và mở ra các thị trường dịch vụ và mua sắm công của Việt Nam cho các công ty EU.

Thỏa thuận thương mại EU-Việt Nam còn có những điều khoản quan trọng về bảo hộ sở hữu trí tuệ, quyền của người lao động và phát triển bền vững. EVFTA còn bao gồm những cam kết về thực hiện các tiêu chuẩn cốt lõi của Tổ chức Lao động Quốc tế cũng như các công ước của Liên hợp quốc, như liên quan đến cuộc chiến chống biến đổi khí hậu hay bảo vệ đa dạng sinh học.

Hiệp định bảo hộ đầu tư (EVIPA) đã được ký kết cùng lúc với EVFTA, vào ngày 30/6/2019, tại Hà Nội.

EVIPA sẽ cần được tất cả các quốc gia thành viên phê chuẩn theo thủ tục quốc gia tương ứng trước khi có thể có hiệu lực.

Sau khi được phê chuẩn, nó sẽ thay thế các hiệp định đầu tư song phương mà 21 quốc gia thành viên EU hiện đang có với Việt Nam./.

Theo Vietnam+

Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ đã có nghị quyết về việc đồng ý một số dự án khu đô thị mới, dự án phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh này.

Theo đó, HĐND tỉnh đồng ý để UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư 20 dự án khu đô thị mới, dự án phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh. Trong đó TP. Việt Trì có 4 dự án, thị xã Phú Thọ 4 dự án, huyện Hạ Hoà 2 dự án, huyện Đoan Hùng 1 dự án, huyện Lâm Thao 2 dự án, huyện Phù Ninh 2 dự án, huyện Thanh Thuỷ 1 dự án, huyện Thanh Sơn 3 dự án và huyện Cẩm Khê 1 dự án.

Phú Thọ đồng ý đầu tư 20 dự án khu đô thị mới

Phú Thọ đồng ý đầu tư 20 dự án khu đô thị mới

Danh sách 20 dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư

 

Trong đó, dự án Khu nhà ở đô thị Hà Lộc, xã Hà Lộc, thị xã Phú Thọ mới đây đã được UBND tỉnh Phú Thọ phê duyệt Kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư. Sơ bộ chi phí thực hiện dự án khoảng 831,87 tỉ đồng. Chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng khoảng 21,321 triệu đồng.

Một dự án nữa tại Phú Thọ cũng đã được kêu gọi đầu tư là Khu nhà ở đô thị Hùng Sơn, thị trấn Hùng Sơn, huyện Lâm Thao. Theo phê duyệt, dự án có giá sàn là 748,832 tỉ đồng. Trong đó, sơ bộ chi phí thực hiện dự án là 729,232 tỉ đồng; chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng là 19,6 triệu đồng.

Theo CafeLand 

Trong khi xuất khẩu sắt thép cả nước nói chung chỉ tăng nhẹ, thì tại thị trường Trung Quốc có mức tăng đột biến.

xuat khau sat thep sang trung quoc tang dot bien toi 26 lan

Sản lượng sắt thép xuất khẩu sang Trung Quốc, đơn vị "tấn". Biểu đồ: T.Bình.

 

Theo thông tin mới nhất của Tổng cục Hải quan, 15 ngày đầu tháng 3, cả nước xuất khẩu 297.018 tấn sắt thép, tổng kim ngạch hơn 165 triệu USD.

Qua đó, nâng tổng kết quả từ đầu năm lên gần 1,5 triệu tấn, kim ngạch hơn 815 triệu USD, tăng 3,8% về sản lượng, nhưng kim ngạch giảm gần 10% so với cùng kỳ năm 2019.

Xét theo thị trường, Campuchia là thị trường xuất khẩu lớn nhất của nhóm hàng sắt thép, nhưng sản lượng (cập nhật của Tổng cục Hải quan trong 2 tháng đầu năm) ở thị trường này bị giảm mạnh tới 20,5% so với cùng kỳ 2019.

Nhưng thị trường Trung Quốc có sự tăng trưởng đột biến. Hết tháng 2, sản lượng sắt thép xuất khẩu sang Trung Quốc đạt gần 211 nghìn tấn, tăng 26 lần so với cùng kỳ năm năm ngoái.

Năm 2019, nước ta xuất khẩu hơn 6.68 triệu tấn sắt thép các loại, kim ngạch 4,21 tỷ USD, tăng 6,7% về sản lượng nhưng giảm 7,4% về kim ngạch so với năm 2018.

Trong đó Campuchia là thị trường xuất khẩu lớn nhất với 1,7 triệu tấn, tăng 23%.

Các thị trường tiếp theo là Indonesia với 873 nghìn tấn, tăng 27%; Malaysia với 745 nghìn tấn, tăng 23,4%; Hoa Kỳ với 384 nghìn tấn, giảm 57,6%...

Trong khi đó, thị trường Trung Quốc cả năm ngoái chỉ đạt hơn 442 nghìn tấn.

Như vậy, chỉ trong 2 tháng đầu năm 2020, sản lượng sắt thép xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đã bằng 50% sản lượng cả năm ngoái.

Theo Báo Hải Quan 

Khoa học và công nghệ đã góp phần quan trọng trong việc gia tăng tỷ lệ nội địa hóa linh kiện, phụ tùng trong nhiều ngành công nghiệp, hình thành một số doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế có tiềm lực tốt.

Doi moi sang tao, tang suc canh tranh cua nganh cong thuong hinh anh 1

Công nhân sản xuất linh kiện điện tử tại Nhà máy Canon thuộc Khu Công nghiệp Phố Nối A (Hưng Yên).

(Ảnh minh họa: Phạm Kiên/TTXVN)\

 

Ngành công thương đã có những bước phát triển mang tính đột phá, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế đất nước.

Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ ngành công thương giai đoạn 2011-2020 nhấn mạnh khoa học và công nghệ là động lực then chốt để phát triển bền vững, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo phải đóng vai trò quyết định trong nâng cao chất lượng sản phẩm, năng lực cạnh tranh, mang lại diện mạo mới,"góp phần tăng sức cạnh tranh của ngành trên trường quốc tế.

Làm chủ công nghệ và gia tăng tỷ lệ nội địa hóa

Giai đoạn 2011-2019, Bộ Công Thương đã chủ trì triển khai 9 chương trình, đề án khoa học và công nghệ cấp quốc gia, hai chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp bộ, đặc biệt đẩy mạnh thực hiện đề án ứng dụng khoa học và công nghệ trong tái cơ cấu ngành công thương.

Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang tác động trực tiếp đến các quốc gia cũng như các ngành, hoạt động khoa học và công nghệ ngành công thương đã điều chỉnh nhanh chóng theo định hướng tập trung vào hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng, đổi mới công nghệ, quản trị sản xuất, phát triển sản phẩm theo chuỗi giá trị để tạo ra sản phẩm, hàng hóa mang thương hiệu Việt, có tính cạnh tranh cao trên thị trường trong và ngoài nước.

Đặc biệt, khoa học và công nghệ đã góp phần quan trọng trong việc gia tăng tỷ lệ nội địa hóa linh kiện, phụ tùng trong nhiều ngành công nghiệp, hình thành một số doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế có tiềm lực tốt, có sức cạnh tranh trên trường quốc tế.

Các công nghệ hiện đại trong lĩnh vực thăm dò, khai thác ngành dầu khí như khoan đơn thân, đa thân, khoan nhiệt độ-áp suất cao, khoan dưới áp suất cân bằng, phương pháp gọi dòng, phương pháp nâng cao hệ số thu hồi dầu... đã được áp dụng mang lại hiệu quả cao.

Cùng với những ứng dụng, làm chủ công nghệ hiện đại trên thế giới, nhiều doanh nghiệp đã nghiên cứu chế tạo, triển khai thành công những công trình mang lại hiệu quả kinh tế, ý nghĩa trong khu vực và trên thế giới, điển hình như cụm công trình, công trình "Nghiên cứu, phát triển và hoàn thiện công nghệ thu gom, xử lý, vận chuyển dầu thô trong điều kiện đặc thù của các mỏ liên doanh Việt-Nga Vietsovpetro và các mỏ kết nối trên thềm lục địa Nam Việt Nam" được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học và công nghệ.

Công trình "Nghiên cứu thiết kế chi tiết và ứng dụng công nghệ để chế tạo, lắp ráp, hạ thủy giàn khoan tự nâng ở độ sâu 90m nước" đã đưa Việt Nam trở thành một trong số ít quốc gia trên thế giới sở hữu công nghệ thiết kế chi tiết, chế tạo giàn khoan tự nâng đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Đặc biệt, thông qua dự án khoa học công nghệ cấp Nhà nước "Nghiên cứu chế tạo thiết bị, công nghệ thi công đào giếng và trục tải giếng đứng ứng dụng cho mỏ than hầm lò Núi Béo," lần đầu tiên Việt Nam đã tiếp cận, làm chủ công nghệ tiên tiến thế giới, giúp tăng tính chủ động, giảm chi phí khoảng 30% so với thuê nước ngoài, góp phần nội địa hóa 2/3 giá trị, giảm 17-20% chi phí nhập khẩu thiết bị...

Các doanh nghiệp ngành công thương chú trọng đổi mới công nghệ, thiết bị thông qua nhập khẩu, làm chủ công nghệ mới, tiên tiến của nước ngoài như: Tổng Công ty Thiết bị điện Đông Anh, trên cơ sở triển khai nhiệm vụ khoa học, công nghệ đã làm chủ hoàn toàn công nghệ, chế tạo thành công máy biến áp truyền tải 110 đến 500 kV, cạnh tranh với nước ngoài, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, giảm giá bán sản phẩm từ 15-20% so với trước đó.

Diện mạo mới - tăng sức cạnh tranh

Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương Trần Việt Hòa nhấn mạnh hoạt động đổi mới sáng tạo trong các doanh nghiệp ngành công thương đã có những bước phát triển đáng kể, hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với các doanh nghiệp, tạo đột phá trong sản xuất, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Đặc biệt, tỷ lệ doanh nghiệp tham gia đổi mới công nghệ ngày càng cao. Trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo, có hơn 80% doanh nghiệp lớn tham gia thực hiện đổi mới sản phẩm hoặc quy trình, gần 50% mở rộng lĩnh vực sản xuất kinh doanh, với doanh nghiệp nhỏ và vừa tỷ lệ này thấp hơn nhưng cũng khoảng gần 50%... Điều này chứng tỏ các doanh nghiệp quan tâm nhiều hơn tới đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, triển khai (R&D) để tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm, góp phần phát triển bền vững doanh nghiệp.

Khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo đang trở thành một trong những động lực chính cho quá trình tăng trưởng và phát triển. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư là cơ hội để doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp ngành công thương nói riêng đổi mới, nâng cao trình độ sản xuất, khả năng cạnh tranh.

Để tận dụng được cơ hội, lợi thế và thực hiện thành công những định hướng phát triển của nền công nghiệp quốc gia được Đảng, Nhà nước, Chính phủ giao tại Nghị quyết 23-NQ/TW về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Kế hoạch cơ cấu lại ngành công nghiệp giai đoạn đến năm 2025, ngành công thương cần tiếp tục có những bước đột phá trong hoạt động khoa học công nghệ, hỗ trợ và thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa doanh nghiệp tham gia ứng dụng, đổi mới công nghệ.

Việc ứng dụng thành công các kết quả nghiên cứu khoa học đã khẳng định năng lực, vị trí, vai trò của khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo ngành công thương trong bối cảnh hội nhập và phát triển. Điển hình như công trình "Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, tổ hợp và đưa vào vận hành hệ thống bốc dỡ, vận chuyển than cho nhà máy nhiệt điện đốt than có công suất tổ máy đến 600 MW" được áp dụng thành công tại Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1 đã đem lại hợp đồng gần 1.200 tỷ đồng, mở ra hướng phát triển mới cho ngành cơ khí chế tạo trong nước...

Doi moi sang tao, tang suc canh tranh cua nganh cong thuong hinh anh 2

Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)

 

Những thành công trong nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp hóa dược cũng mang lại những giá trị thiết thực, góp phần tạo diện mạo mới cho ngành công thương sau khi được thương mại hóa đã tạo ra những sản phẩm, hàng hóa có chất lượng tương đương hàng nhập khẩu mà giá cạnh tranh. Đặc biệt, việc ứng dụng công nghệ cao trong công nghệ vi sinh, công nghệ enzyme, protein để phát triển ngành công nghiệp chế biến... đã tạo ra nhiều sản phẩm mới, chất lượng cao, giá cạnh tranh và được người tiêu dùng Việt Nam tin dùng.

Với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trước nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế cùng với các xu hướng và yêu cầu phát triển công nghệ gắn với xây dựng nền sản xuất công nghiệp thông minh, ngành công thương sẽ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động khoa học và công nghệ, ứng dụng, đổi mới sáng tạo để ngành công thương tiếp tục có bước phát triển mới, tăng sức cạnh tranh trên trường quốc tế./.

Theo Vietnam+

Quy hoạch thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 phải thể hiện các dự án cấp quốc gia đã được xác định ở quy hoạch cấp quốc gia; các dự án cấp vùng, liên tỉnh đã được xác định ở quy hoạch cấp vùng;

Chuẩn bị lập Quy hoạch TP Hà Nội giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung vừa ký ban hành Kế hoạch 63/KH-UBND ngày 26-3-2020 triển khai công tác chuẩn bị lập Quy hoạch thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Quy hoạch thành phố Hà Nội được triển khai thực hiện theo phương pháp tích hợp, đa ngành, bảo đảm sự thống nhất và đồng bộ trong định hướng phát triển và liên kết giữa các ngành, lĩnh vực, nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn lực cho phát triển kinh tế-xã hội của thành phố, phát huy được tối đa tiềm năng, lợi thế của ngành, lĩnh vực, các quận, huyện, thị xã, nhằm bảo đảm mục tiêu phát triển nhanh và bền vững.

Quy hoạch nhằm sắp xếp, phân bố không gian các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh gắn với việc phát triển kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố để sử dụng hiệu quả các nguồn lực phục vụ mục tiêu phát triển bền vững trong giai đoạn 2021-2030 và những năm tiếp theo.

UBND thành phố giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp, hướng dẫn các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã xây dựng nhiệm vụ lập quy hoạch, triển khai lập quy hoạch thành phố theo đúng quy định; tham mưu cho UBND thành phố xem xét, trình các cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt.

Theo CafeF

Cá ngừ đóng hộp vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất, chiếm tới hơn 97% tổng khối lượng nhập khẩu cá ngừ của Đức.

Việt Nam xuất khẩu cá ngừ sang Đức tăng mạnh

Là nguồn cung cá ngừ lớn thứ 5 cho thị trường Đức, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Đức đã tăng mạnh trong tháng 2-2020, sau một thời gian sụt giảm liên tục trong năm 2019 và tháng đầu năm 2020.
 
Theo số liệu thống kê của Tổng cục hải quan, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Đức trong tháng 2-2020 tăng 134%, đưa nước này trở thành thị trường nhập khẩu nhiều nhất cá ngừ của Việt Nam trong khối EU.
 
Cá ngừ đóng hộp vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất, chiếm tới hơn 97% tổng khối lượng nhập khẩu cá ngừ của Đức. Tiếp đến là các sản phẩm thăn/philê cá ngừ đông lạnh chiếm 2%.
 
hinh-che-bien-ca-ngu-xk
Nhu cầu tiêu thụ cá ngừ từ các nước châu Âu như Đức, Ý tăng.
 
Hiện Philippines, Papua New Guinea (PNG), Ecuador, Ghana và Việt Nam là các nguồn cung cá ngừ chế biến đóng hộp lớn nhất ngoài khối EU cho thị trường Đức. Nhìn chung năm 2019, nhập khẩu cá ngừ chế biến đóng hộp từ các nguồn cung đều giảm trừ Philippines, PNG và Ghana.
 
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (Vasep) đánh giá trước tình hình dịch bệnh do virus COVID-19 gây ra đang bùng phát tại các nước EU, dự kiến hoạt động thương mại cá ngừ tại các nước EU sẽ chậm lại. Bên cạnh đó do nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm tiện lợi tăng nên nhập khẩu cá ngừ chế biến, đặc biệt là các sản phẩm đóng hộp, dự kiến sẽ tăng.
Theo Pháp Luật

Dự án xây dựng hầm chui nút giao thông Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ (quận 7, TP.HCM) có tổng vốn đầu tư 830 tỉ đồng sẽ được khởi công vào cuối tháng 3 này.

Sắp khởi công hầm chui hơn 830 tỉ giải nút thắt cửa ngõ khu Nam Sài Gòn

 

Ban quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông đô thị TP.HCM vừa cho biết, cuối tháng 3/2020 sẽ chính thức khởi công dự án hầm chui nút giao thông Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ.

Theo thiết kế, dự án sẽ xây dựng mới 2 hầm chui trên đường Nguyễn Văn Linh với tổng chiều dài mỗi hầm khoảng 480m, rộng 3 làn xe. Hầm chui 1 gồm: phần hầm kín dài 60m, phần cầu chìm dài 36m; phần hầm hở phía KCX Tân Thuận dài 200m, phía QL1 dài 184m. Hầm chui 2 gồm: phần hầm kín dài 64m; phần cầu chìm dài 36m; phần hầm hở phía KCX Tân Thuận dài 200m, phía QL1 dài 180m.

Ngoài ra dự án còn xây dựng hệ thống thoát nước, chiếu sáng, cây xanh, tổ chức giao thông và một số công trình hạ tầng kỹ thuật khác hoàn chỉnh theo cấp công trình.

Ngoài ra, cải tạo khu vực giải phân cách giữa đường Nguyễn Văn Linh và đường Nguyễn Hữu Thọ để bố trí các làn chờ, làn rẽ trái, quay đầu xe, tăng năng lực thông hành.

Trước đó, UBND TP.HCM đã đồng ý cấp vốn hơn 830 tỉ đồng để xây dựng dự án hầm chui nút giao thông Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ. Trong đó, 538,3 tỉ đồng chi phí xây dựng, 155,6 tỉ đồng chi phí di dời hạ tầng kỹ thuật, 21 tỉ đồng chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, còn lại 84 tỉ là chi phí dự phòng.

Hầm chui nút giao thông Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ là dự án hạ tầng giao thông có vai trò quan trọng, giúp giải toả áp lực giao thông trên tuyến kết nối khu Nam Sài Gòn vào trung tâm thành phố.

Khi dự án hoàn thành đưa vào sử dụng không chỉ giúp xoá bỏ tình trạng tắc nghẽn, giao thông thuận lợi mà còn là động lực cho sự phát triển của thị trường bất động sản khu vực phía Nam thành phố.

Theo CafeLand

Theo phương án của đơn vị tư vấn tuyến cao tốc Buôn Ma Thuột – Nha Trang sẽ có chiều dài 105km, tổng vốn đầu tư 19.500 tỉ đồng.

Đắk Lắk: Gần 20.000 tỉ đầu tư cao tốc Buôn Ma Thuột – Nha Trang dài 105km

Lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk vừa có buổi làm việc để nghe đơn vị tư vấn trình bày phương án thực hiện dự án cao tốc Buôn Ma Thuột – Nha Trang.

Đơn vị tư vấn dự án cho biết, có ba phương án thực hiện gồm phương án 1 (gồm phương án 1A và 1B), tổng chiều dài dự kiến 105 km; phương án 2 chiều dài 110 km và phương án 3 chiều dài 150 km.

Trong đó, phương án 1A là khả thi nhất. Theo phương án này thì định hướng dự kiến điểm đầu giao với tuyến tránh phía Đông TP. Buôn Ma Thuột đoạn qua huyện Krông Pắc (tỉnh Đắk Lắk), điểm cuối giao với đường cao tốc Bắc Nam phía Đông (tỉnh Khánh Hòa). Công trình đi qua 5 huyện của tỉnh Đắk Lắk gồm: Krông Pắc, Cư Kuin, Ea Kar, Krông Bông, M’Đrắk và huyện Khánh Vĩnh (tỉnh Khánh Hòa). Dự kiến có tổng chiều dài 105 km, tổng mức đầu tư khoảng 19.500 tỉ đồng, gồm 4 làn xe. Quy mô giai đoạn hoàn chỉnh cao tốc 6 làn xe, bề rộng nền đường 32,25 m, vận tốc thiết kế từ 80 đến 120 km/giờ, vận tốc trung bình 95,5 km/giờ; thời gian lưu thông 1,1 giờ.

Phương án tổng thể giải phóng mặt bằng (GPMB), do tuyến chủ yếu đi qua khu vực là đất nông nghiệp, đất rừng trồng và một phần đất tự nhiên, chi phí sẽ không lớn.

Lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk đã thống nhất chọn hướng tuyến theo phương án 1A dài 105 km, quy hoạch 6 làn xe, trước mắt xây dựng 4 làn xe. Tỉnh đề nghị đơn vị tư vấn và các sở ngành liên quan hoàn thiện hồ sơ tuyến đường để tiếp tục lấy ý kiến lần 2.

Theo CafeLand

Vụ Đông Xuân 2019-2020 được đánh giá thu về nhiều kỷ lục về năng suất, sản lượng dù diện tích xuống giống giảm, hạn hán, xâm nhập mặt khốc liệt. Đáng chú ý, lúa được giá giúp người nông dân có lợi nhuận tới 30-40%.

nang suat lua tang ky luc dan trung dam bat chap han man

Được mùa được giá

Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến sơ kết sản xuất trồng trọt vụ Đông Xuân 2019 - 2020 triển khai kế hoạch vụ Hè Thu, Thu Đông, Mùa năm 2020 tại các tỉnh, thành Nam Bộ diễn ra sáng nay 27/3, ông Mai Anh Nhịn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang cho biết, mặc dù xâm nhập mặn vô cùng khốc liệt nhưng nhờ triển khai tốt các giải pháp ứng phó, nông dân đã có một vụ Đông Xuân được mùa được giá.

Thống kê cho thấy, diện tích lúa Đông Xuân của tỉnh Kiên Giang đạt 289.837 ha, vượt 743 ha so với kế hoạch đặt ra. Đến nay, tỉnh đã thu hoạch được 93% diện tích, năng suất bình quân 7,24 tấn/ha, tổng sản lượng đạt 1,924 triệu tấn; tăng 0,3 tấn/ha về năng suất và 104.712 tấn về sản lượng so với vụ Đông Xuân 2018 - 2019.

“Trong cơ cấu giống lúa của tỉnh, các loại giống chất lượng cao chiếm 93,65%, diện tích sử dụng giống xác nhận các cấp tương đương khoảng 76,46%. Chúng tôi đã liên kết xây dựng 34 cánh đồng lớn, có 19.000 ha có sự tham gia của doanh nghiệp trong tiêu thụ lúa gạo”, ông Nhịn cho biết thêm.

Tương tự câu chuyện của Kiên Giang, ông Nguyễn Thanh Tuyền, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Long An cho biết, dù hạn mặn ảnh hưởng nghiêm trọng hơn vụ Đông Xuân 2015 - 2016 nhưng vụ Đông Xuân 2019-2020 của tỉnh Long An vẫn đạt được nhiều thắng lợi.

Năng suất lúa khá cao, 60,4 tạ/ha, tăng 1,2 tạ/ha so với vụ Đông Xuân 2018- 2019. Vì vậy, vụ Đông Xuân 2019-2020 dù diện tích giảm hơn 4.000 ha nhưng sản lượng chung chỉ giảm 10.000 tấn. Đặc biệt, giá lúa ổn định, giúp nông dân có lãi trên 30%.

Tại TP Cần Thơ, hiện vụ Đông Xuân 2019 – 2020 đã thu hoạch gần xong, so với vụ đông xuân 2018 – 2019 năng suất tăng 0,2 tấn/ha, sản lượng ước đạt 1,3 triệu tấn. Với giá lúa như hiện nay, nông dân lãi trên 40%.

Ông Nguyễn Thanh Dũng, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ chia sẻ: “Đây là năm đầu tiên được mùa, được giá. Liên kết của nông dân với doanh nghiệp rất hiệu quả. Đến nay, lương thực trong dân các doanh nghiệp đã thu mua hết”.

Mọi tình huống đều đảm bảo an ninh lương thực

Theo ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), diện tích xuống giống toàn vùng Nam bộ vụ Đông Xuân 2019-2020 là 1,618 triệu ha, giảm 68.500 ha so với vụ trước nhưng năng suất ước đạt 68,54 tạ/ha, tăng 1,23 tạ/ha; sản lượng ước đạt 11,09 triệu tấn, giảm 261.000 tấn so với vụ Đông Xuân 2018–2019.

“Việc xây dựng các kịch bản cụ thể, chi tiết, phù hợp thực tiễn cho từng địa bàn sản xuất; tăng giảm diện tích linh hoạt theo dự báo nguồn nước; chuyển đổi cây trồng phù hợp; xuống giống sớm hơn 20-30 ngày; thực hiện tốt công tác dự tính, dự báo và xây dựng, tổ chức triển khai kế hoạch sản xuất phù hợp theo từng cánh đồng, từng vùng sinh thái,… là những giải pháp cơ bản làm nên một vụ Đông Xuân thắng lợi”, ông Cường nhận định.

Để đạt mục tiêu sản xuất lúa cả năm nay đạt 43,5 triệu tấn thóc theo kế hoạch, các đại biểu cho rằng, đối với sản xuất vụ Hè thu, Thu đông và vụ Mùa tới đây cần chỉ đạo bố trí thời vụ sản xuất và thời gian xuống giống của vụ Hè Thu có tính toán đến sản xuất của các vụ Thu Đông và vụ Mùa một cách hợp lý, căn cứ vào tình hình cung cấp nước cho sản xuất.

Đồng thời xây dựng kế hoạch thời vụ chặt chẽ đối với từng tiểu vùng sinh thái, có giải pháp ứng phó với các điều kiện khó khăn, diễn biến bất thường của thời tiết, khí tượng thủy văn ổn định sản xuất trồng trọt.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh nhấn mạnh, quan điểm chỉ đạo sản xuất là tập trung giữ vững diện tích, năng suất, sản lượng đáp ứng yêu cầu tăng trưởng của từng địa phương và toàn vùng về lương thực, đảm bảo an ninh lương thực trong mọi tình huống thiên tai, bất lợi diễn ra trong và ngoài nước.

Hạn mặn còn diễn biến phức tạp nhất là cuối vụ Đông Xuân và kể cả đầu vụ Hè Thu, cho nên phải đưa ra những kịch bản đến giải pháp chi tiết và cụ thể nhưng phải điều hành linh động và điều chỉnh căn cứ vào tình hình thực tế. Đối với vụ Hè thu phải chia ra làm 2 vùng, đối với vùng ngọt đẩy mạnh xuống giống sớm.

“Đối với những vùng ven biển đang chịu hạn mặn nguyên tắc là phải để hết mặn, phải có một thời gian là thau chua, rửa mặn để xuống giống, dứt khoát không xuống giống nếu không an toàn, nhất là trong bối cảnh phức tạp của dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus corona (Covid-19), phải đảm bảo được vấn đề an ninh lương thực, nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu”, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh nói.

Theo Báo Hải Quan 

 

Dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát từ cuối tháng 1/2020 là một trong những nguyên nhân khiến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng cao trong quý I/2020.    

Theo Tổng cục Thống kê, ảnh hưởng của dịch Covid-19, "cuộc chiến" giá dầu để giành thị phần giữa Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và Nga khiến giá xăng dầu thế giới giảm mạnh và nguồn cung gia cầm dồi dào.

ảnh 1

Đây là các nguyên nhân chính làm cho chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2020 giảm 0,72% so với tháng trước, tăng 0,34% so với tháng 12 năm 2019, tăng 4,87% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân quý I/2020, CPI tăng 5,56% so với cùng kỳ năm 2019 - mức tăng bình quân quý I cao nhất trong giai đoạn 2016 - 2020.

Tổng cục Thống kê cho biết, trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, 7 nhóm hàng có chỉ số giá giảm gồm: giao thông; văn hóa, giải trí và du lịch; hàng ăn và dịch vụ ăn uống; nhà ở và vật liệu xây dựng; may mặc, mũ nón và giầy dép; đồ uống và thuốc lá; bưu chính viễn thông. Có 4 nhóm tăng là hàng hóa và dịch vụ khác; thiết bị và đồ dùng gia đình; thuốc và dịch vụ y tế; giáo dục.

Về biến động của CPI trong quý I/2020, do tháng 1 và tháng 2 là tháng Tết nên nhu cầu mua sắm tăng cao; giá các mặt hàng lương thực tăng 1,51% so với cùng kỳ năm 2019, góp phần khiến CPI tăng 0,07%. Giá các mặt hàng thực phẩm quý I tăng 13,21% so với cùng kỳ năm 2019 cũng góp phần khiến CPI tăng 2,99%. Nguyên nhân là do giá các mặt hàng thực phẩm tươi sống tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán; trong đó, riêng giá thịt lợn tăng 58,81% so với cùng kỳ năm 2019 khiến cho CPI chung tăng 2,47%.

Bên cạnh đó, do mưa lớn, mưa đá vào dịp Tết Canh Tý tại các địa phương phía Bắc, hạn hán, xâm nhập mặn xuất hiện sớm và xâm lấn sâu tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long gây ảnh hưởng đến chất lượng sinh trưởng cây trồng làm cho nguồn cung rau xanh giảm. Cùng với ảnh hưởng của dịch Covid-19, rau, quả Trung Quốc không xuất được sang Việt Nam nên giá rau quý I/2020 tăng 4,14% so với cùng kỳ năm 2019.

Dịch bệnh Covid-19 bắt đầu bùng phát từ cuối tháng 1/2020 nên nhu cầu về một số mặt hàng thuốc y tế, điện và nước sinh hoạt tăng cao làm cho giá các mặt hàng này trong quý I/2020 tăng cao so với cùng kỳ năm trước. Giá các mặt hàng đồ uống, thuốc lá và các loại quần áo may sẵn tăng cao trong dịp Tết do nhu cầu mua sắm tăng cao.

Bên cạnh các nguyên nhân làm tăng CPI, có một số nguyên nhân kiềm chế CPI quý I/2020. Cụ thể, giá dầu thế giới giảm giúp giá xăng dầu trong nước được điều chỉnh giảm 5 đợt với tổng cộng giá xăng A95 giảm 4.180 đồng/lít, giá xăng E5 giảm 3.830 đồng/lít, giá dầu diesel giảm 3.560 đồng/lít. Bình quân quý I/2020, giá xăng dầu giảm 5,75% so với tháng 12 năm 2019.

Nhằm góp phần ổn định thị trường hàng hóa, Bộ Công Thương đặt mục tiêu chủ động làm việc với các Hiệp hội ngành hàng, các Tập đoàn, Tổng công ty, các doanh nghiệp FDI để đánh giá hoạt động sản xuất, xuất khẩu; đề xuất các giải pháp với Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan để tháo gỡ khó khăn trong hoạt động sản xuất, xuất khẩu; khai thông dòng lưu chuyển hàng hóa.

Riêng với mặt hàng thịt lợn, bổ sung nguồn cung nhằm ổn định giá cả là giải pháp đang được các Bộ thực hiện. Ngoài nguồn cung trong nước, có 15 công ty của Việt Nam đã ký kết hợp đồng mua thịt lợn từ Tập đoàn Miratorg của Nga. Đây cũng là tập đoàn có sức sản xuất thịt lợn "top" đầu ở Nga với sản lượng đạt khoảng 500.000 tấn thịt lợn mỗi năm.

Hiện, Tập đoàn Miratorg đã chuyển số lượng gần 3.500 tấn thịt lợn xuống tàu để xuất sang Việt Nam theo hợp đồng ký kết trước đó. Đến nay, có gần 1.500 tấn đã cập cảng Cát Lái, cảng Hải Phòng và cảng Phước Long; khoảng gần 2.000 tấn thịt lợn cũng đang trên đường về Việt Nam. Trước đó, số liệu thống kê cho thấy, tính đến ngày 15/3, Việt Nam đã nhập khẩu gần 25.300 tấn thịt lợn và sản phẩm thịt lợn, tăng 205% so với cùng kỳ năm 2019.\

Theo Công Thương

Đối tác chiến lược