Tin tức

Ngô Thị Lam Vân

Ngô Thị Lam Vân

Là một Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, Hiệp định Thương mại tự do châu Âu - Việt Nam (EVFTA) được ví là "con đường cao tốc hướng Tây", kết nối Việt Nam tới một không gian thị trường rộng lớn của Liên minh châu Âu. Nhưng để có thể tận dụng được cơ hội từ EVFTA đẩy mạnh xuất khẩu, doanh nghiệp (DN) cần nắm vững quy định của EVFTA, nhất là về thủ tục xuất xứ hàng hóa.

Doanh nghiệp cần nắm vững quy định của EVFTA để tăng xuất khẩu

Kết nối tới thị trường rộng lớn

Hiệp định EVFTA chính thức được ký kết ngày 30/6/2019. Ngày 12/2/2020, Nghị viện châu Âu đã chính thức phê chuẩn hiệp định, tạo nền tảng mới bền vững cho mối quan hệ Việt Nam - EU. Với Hiệp định EVFTA, Việt Nam là nước đang phát triển đầu tiên ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương có quan hệ thương mại tự do với EU. Điều này khẳng định vai trò và vị thế địa - chính trị quan trọng của Việt Nam trong khu vực, khẳng định Việt Nam từ quốc gia đi sau trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, lần đầu tiên đã vươn lên trở thành nước đi đầu.

Hiện nay, EU là một trong số thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, với kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này năm 2019 đạt 41,48 tỷ USD và nhập khẩu đạt 14,91 tỷ USD. EVFTA được đánh giá là một hiệp định toàn diện, chất lượng cao, giúp Việt Nam có điều kiện thúc đẩy xuất khẩu, thu được giá trị gia tăng cao hơn thông qua việc thiết lập các chuỗi cung ứng mới.

Năm 2019, kim ngạch xuất khẩu của TP. Hà Nội đạt 16,7 tỷ USD, tăng 20,3% so với năm 2018, cao hơn mức chỉ tiêu Hội đồng nhân dân TP. Hà Nội giao (7,5 - 8%). Trong đó EU là đối tác xuất khẩu lớn thứ 3 của TP. Hà Nội (sau ASEAN và Hoa Kỳ) với kinh ngạch xuất khẩu đạt 2,4 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 14,3% (tăng 22,9% so với năm 2018). Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là: máy móc, thiết bị phụ tùng (đạt 1107 triệu USD, chiếm tỷ trọng 46,2%), dệt may (đạt 432 triệu USD, chiếm tỷ trọng 18,1%), nông sản (đạt 204 triệu USD, chiếm tỷ trọng 8,5%), giầy dép, cặp túi (đạt 170 triệu USD, chiếm tỷ trọng 7,1%), linh kiện điện tử - máy tính (đạt 80 triệu USD, chiếm tỷ trọng 3,4%).

Với việc phê chuẩn hiệp định, ngay lập tức, châu Âu dỡ bỏ 85,6% số dòng thuế, giúp tăng năng lực cạnh tranh cho 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này; Việt Nam xóa bỏ 48,5%, tương đương với 64,5% kim ngạch nhập khẩu vào Việt Nam. Điều này sẽ giúp giảm chi phí đầu vào cho các ngành sản xuất, giảm giá hàng hóa, dịch vụ, khơi thông một dòng chảy mới về thương mại giữa chúng ta với một thị trường có sức mua lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau Hoa Kỳ (Việt Nam chưa có hiệp định thương mại tự do với Hoa Kỳ), tạo điều kiện cho cả người dân Việt Nam và châu Âu có thể tiếp cận những hàng hóa, dịch vụ chất lượng cao và giá rẻ.

Ông Nguyễn Thanh Hải - Phó giám đốc Sở Công Thương Hà Nội - cho biết, Hiệp định EVFTA khi có hiệu lực sẽ xóa bỏ hơn 99% số dòng thuế theo lộ trình, tạo thuận lợi cho các mặt hàng có thế mạnh của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU. Song, hiệp định cũng đặt ra nhiều thách thức với đối với các hàng hóa Việt Nam do EU là một thị trường có mức thu nhập cao, cũng là thị trường có chính sách bảo vệ người tiêu dùng chặt chẽ với những rào cản về kỹ thuật cho sản phẩm nhập khẩu rất lớn.

Cần nắm vững quy tắc xuất xứ hàng hóa

Hiệp định EVFTA được ký kết mở ra cơ hội lớn cho DN Việt Nam kết nối với thị trường EU rộng lớn, nhất là ngành dệt may và thủy sản. Theo ông Trương Văn Cẩm - Phó chủ tịch, Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), EVFTA mang lại tiềm năng xuất khẩu sản phẩm may mặc với giá trị trên 100 tỷ USD mỗi năm. Hiện, thuế suất xuất khẩu hàng dệt may sang EU bình quân là 9,6%, nhưng khi EVFTA có hiệu lực, thuế suất sẽ giảm dần về 0% trong vòng 7 năm, tạo lợi thế lớn cho xuất khẩu may mặc của Việt Nam, tránh việc phụ thuộc vào thị trường Mỹ, Nhật Bản.

Tuy nhiên, theo cam kết trong EVFTA, các yêu cầu về quy tắc nguồn gốc, xuất xứ sẽ là một thách thức lớn đối với DN dệt may, bởi nguồn nguyên phụ liệu cho sản xuất hàng xuất khẩu hiện nay vẫn chủ yếu được nhập khẩu. Để được hưởng mức thuế quan ưu đãi từ Hiệp định EVFTA, hàng dệt may Việt Nam phải đảm bảo nguồn gốc xuất xứ hoàn toàn của Việt Nam hoặc phải sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc EU và các nước có hiệp định song phương với EU. Nếu đáp ứng được những quy định này, dệt may Việt Nam sẽ phát triển bền vững.

Cùng với đó, DN vừa và nhỏ phải hình thành liên kết chuỗi cung ứng để giảm việc nhập khẩu vải, đảm bảo nguyên tắc xuất xứ, nâng cao năng lực cạnh tranh, hướng tới chuẩn mực quốc tế. Ông Thân Đức Việt - Tổng giám đốc Tổng công ty May 10 - cho biết, May 10 đã lên kế hoạch liên kết các chuỗi cung ứng trong nước để sản xuất từ sợi trở đi, để tận dụng các lợi thế trong Hiệp định EVFTA, nhất là chứng minh quy tắc xuất xứ. Cơ cấu xuất khẩu của DN này hiện 35% vào châu Âu, 45% vào Mỹ và chỉ 10% xuất sang Nhật. Ông Thân Đức Việt tin tưởng, thị phần vào châu Âu sẽ tăng khi EVFTA được thực thi, do lượng đặt hàng từ các đối tác tăng cao.

Với ngành thủy sản, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) nhận định, EVFTA sẽ mang lại nhiều cơ hội cho các ngành xuất khẩu. EU là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn thứ hai của Việt Nam, sau Mỹ. Thị trường này luôn chiếm trên 17 - 18% trong tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang các thị trường. Trong đó, riêng sản phẩm tôm, EU chiếm 22% tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam, cá tra chiếm 11%, các mặt hàng hải sản chiếm 30 - 35%.

Ngoài những lợi ích cơ bản là thuế xuất khẩu, VASEP cho rằng, Hiệp định EVFTA tạo cơ hội cho thủy sản Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng khả năng cạnh tranh so với đối thủ chưa có FTA với EU như Ấn Độ, Thái Lan. Tuy nhiên, để tận dụng được lợi thế từ EVFTA cũng như tránh những rủi ro, hạn chế những bất lợi do những thách thức mang lại, trước hết, các DN thủy sản cần nắm và áp dụng linh hoạt, trung thực quy tắc xuất xứ của Hiệp định EVFTA; tìm kiếm và phát triển nguồn nguyên liệu trong nước và tại các đối tác EU; tận dụng tối đa ưu đãi về thuế quan. Bên cạnh đó, cần chú trọng liên kết DN với DN (bên cạnh sự liên kết giữa nhà nước - nhà DN - nhà khoa học - nhà nông) nhằm thúc đẩy chuyên môn hóa, hợp tác hóa, tạo thành chuỗi dây chuyền sản xuất và xuất khẩu cũng như tăng cường lợi thế cạnh tranh trên trường quốc tế.

Mặt khác, để sản xuất hàng hóa trong nước bắt kịp xu thế và tận dụng được cơ hội trong EVFTA, việc phát triển công nghiệp hỗ trợ là công việc cấp bách hàng đầu để có thể tận dụng được các lợi thế về thuế quan. Nhiều chuyên gia cũng cho rằng, để chủ động tham gia EVFTA, các ngành sản xuất trong nước cần tập trung hình thành chuỗi giá trị, góp phần nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm hàng hóa. Muốn vậy, cần sớm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng cường liên kết giữa các cơ sở đào tạo và các DN; hình thành và phát huy hiệu quả các trung tâm hỗ trợ kỹ thuật cho DN cũng như hình thành các cụm liên kết vùng để các ngành hàng trong nước tận dụng thế mạnh và lợi thế trong bối cảnh hội nhập.

Ông Nguyễn Thanh Hải nhận định, thị trường EU có yêu cầu rất cao về chất lượng sản phẩm cũng như quy trình sản xuất ra sản phẩm hàng hóa. Chính vì thế, để tăng cường xuất khẩu vào EU, DN cần nâng cao năng lực cạnh tranh, đặc biệt là chủ động nguồn nguyên phụ liệu, đảm bảo hàng hóa Việt Nam thực thi đúng cam kết trong EVFTA. Năm 2018, Sở Công Thương Hà Nội đã biên soạn và phát hành cuốn "Cẩm nang DN về thị trường các nước thành viên Hiệp định EVFTA" để gửi đến các sở, ngành, quận huyện, các hội, hiệp hội và một số đơn vị liên quan của TP. Hà Nội để tuyên truyền đến DN trên địa bàn thành phố nắm bắt thông tin, tận dụng các cơ hội khi Việt Nam tham gia Hiệp định EVFTA.

Theo Tạp Chí Tài Chính

Khu vực lập quy hoạch có phía Bắc và phía Tây giáp khu Hữu Chấp và Đẩu Hàn, phường Hòa Long; phía Đông giáp Nhà máy kính Đáp Cầu, phường Vũ Ninh; phía Nam giáp khu Xuân Ái, Xuân Đông, phường Hoà Long.

Lập quy hoạch khu đô thị rộng 98,8 ha ở Bắc Ninh

UBND tỉnh Bắc Ninh vừa phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500, Khu đô thị (phân khu A1, diện tích khoảng 98,8ha) thuộc Khu đô thị mới Tây Bắc thành phố Bắc Ninh.

Theo phê duyệt, khu vực lập quy hoạch có diện tích rộng 98,8ha, thuộc phường Hòa Long và phường Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh có phía Bắc và phía Tây giáp khu Hữu Chấp và Đẩu Hàn, phường Hòa Long; phía Đông giáp Nhà máy kính Đáp Cầu, phường Vũ Ninh; phía Nam giáp khu Xuân Ái, Xuân Đông, phường Hoà Long. Quy mô dân số dự kiến khoảng 14.000 người.

Việc lập quy hoạch khu đô thị được yêu cầu đảm bảo tiêu chí hiện đại, sinh thái và thông minh, có bố trí các công trình kiến trúc cao tầng ở trên trục đường H, tạo điểm nhấn về không gian kiến trúc cảnh quan cho đô thị, phục vụ cho nhu cầu của nhân dân.

Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan phù hợp với Đồ án Quy hoạch chung đô thị Bắc Ninh và quy hoạch phân khu Khu đô thị mới Tây Bắc, thành phố Bắc Ninh đã được phê duyệt.

Đồng thời, định hướng quy hoạch không gian, kiến trúc, cảnh quan hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật theo mô hình “đô thị sinh thái”, diện tích cây xanh kết hợp với mặt nước chiếm tỷ lệ cao, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất thấp, ứng dụng công nghệ thông tin, khoa học kỹ thuật để đáp ứng yêu cầu là khu đô thị thông minh...

Theo CafeF

Hiện tất cả 292 thủ tục hành chính cấp Trung ương thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương đã được triển khai mức độ 2 trở lên; trong đó, có 166 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4.

Dich vu cong truc tuyen ho tro toi da nguoi dan va doanh nghiep hinh anh 1

Trang chủ Cổng dịch vụ công Quốc gia.

 

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho biết hiện tất cả 292 thủ tục hành chính cấp Trung ương thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương đã được triển khai mức độ 2 trở lên; trong đó, có 166 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4.

Cũng theo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, đến nay đã có hơn 31.000 doanh nghiệp đăng ký sử dụng cổng dịch vụ công trực tuyến của Bộ. Chính vì vậy, tính đến hết năm 2019, Bộ đã xử lý hơn 1.540.792 hồ sơ điện tử qua các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4, tương ứng 99% tổng số hồ sơ gửi đến.

Ông Đặng Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, chia sẻ được triển khai từ cuối năm 2016, Cổng Dịch vụ công trực tuyến Bộ Công Thương là địa chỉ duy nhất của Bộ để kết nối, liên thông và trao đổi dữ liệu đến Cổng Dịch vụ công quốc gia.

Ngoài việc đưa vào sử dụng các dịch vụ công trực tuyến, Bộ Công Thương hỗ trợ hàng vạn lượt doanh nghiệp trong việc sử dụng các dịch vụ công trực tuyến thông qua điện thoại, email... Từ đó, góp phần hỗ trợ người dân, doanh nghiệp tiếp cận với các thủ tục hành chính do Bộ quản lý.

Hơn nữa, Bộ Công Thương còn tiến hành xây dựng dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 đối với 6 thủ tục hành chính được nêu tại Quyết định số 1819/QĐ-TTg.

Cụ thể, đăng ký danh mục hàng nhập khẩu, tạm nhập tái xuất của nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam kể từ đợt 2; cấp giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu thuộc quyền quản lý của Bộ Công Thương; cấp phép hoạt động điện lực; cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa; cấp nhãn năng lượng.

Cùng với đó, Bộ xây dựng mới, nâng cấp, cập nhật thêm 30 dịch vụ công trực tuyến thuộc các lĩnh vực an toàn công nghiệp, an toàn thực phẩm, khoa học công nghệ, quản lý cạnh tranh, thương mại quốc tế, công nghiệp nặng...

Theo ông Đặng Hoàng Hải, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục giao nhiệm vụ cho các đơn vị xây dựng kế hoạch tổng thể về ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động quản lý nhà nước của Bộ, xây dựng hệ thống dịch vụ công trực tuyến Chính phủ điện tử, ban hành các hướng dẫn cụ thể về việc triển khai thực hiện.

Đồng thời, Bộ triển khai xây dựng mới thêm dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4; triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số sẽ phối hợp chặt chẽ với Cục Xuất Nhập khẩu và các đơn vị có liên quan, đảm bảo việc trao đổi thông tin về cấp mẫu kê khai điện tử C/O form D với Cơ chế một cửa ASEAN được thông suốt.

Ngoài ra, triển khai Kế hoạch phát triển Chính phủ điện tử của Bộ Công Thương, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh yêu cầu các đơn vị thuộc Bộ phải kiến trúc được mô hình của Chính phủ điện tử phải xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin, đảm bảo tính kết nối, liên thông, an toàn, hiệu quả, có tính kết nối với các đơn vị thuộc Bộ, với Chính phủ điện tử của Chính phủ và các bộ, ngành khác./.

Theo Vietnam+

Ngày 20.3, Văn phòng Đoàn ĐBQH - HĐND - UBND TP.Đà Nẵng cho biết Thủ tướng vừa ký Quyết định số 393/QĐ-TTg phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

Kết quả hình ảnh cho duong ham san bay da nang

Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng sẽ tiếp tục được đầu tư mở rộng (Ảnh: Độc Lập)

 

Theo đó, quy hoạch này đặt quan điểm phát triển Đà Nẵng theo hướng đô thị sinh thái, hiện đại, thông minh, mang tầm quốc tế và có bản sắc riêng.
Đáng chú ý, Chính phủ định hướng Đà Nẵng di dời ga đường sắt ra khỏi trung tâm TP và tuyến đường sắt mới gắn với dự án xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao bắc - nam; sớm triển khai xây dựng cảng Liên Chiểu thành cảng loại IA theo quy hoạch hệ thống cảng quốc gia, mở rộng và chuyển đổi cảng Tiên Sa thành cảng du lịch quốc tế; xây dựng hầm đường sắt qua đèo Hải Vân; tiếp tục đầu tư mở rộng, nâng cao khả năng khai thác cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng công suất tối đa 28 - 30 triệu lượt hành khách/năm.
 
Đà Nẵng cần nghiên cứu lại tổng thể việc tổ chức giao thông nội thị trong đó sớm nghiên cứu giải pháp tổ chức hệ thống giao thông ngầm đô thị; xây dựng đường hầm qua sân bay Đà Nẵng…
Theo Báo Thanh Niên 

UBND TPHCM vừa yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư trong năm 2020 đánh giá thực trạng thu hút đầu tư nước ngoài để đề xuất lĩnh vực, ngành nghề mời gọi đầu tư.

TPHCM: Đề xuất lĩnh vực, ngành nghề mời gọi đầu tư trong năm 2020

Trong đó, TPHCM đề nghị cần làm rõ thực trạng của doanh nghiệp để đề xuất lĩnh vực, ngành nghề mời gọi đầu tư và lộ trình hình thành những tập đoàn lớn, dẫn dắt các doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng phát triển; đăng tải trên website của Sở cẩm nang hướng dẫn các hình thức lựa chọn nhà đầu tư dự án có sử dụng đất.

Để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, Sở được giao đề xuất sửa đổi, bổ sung các điều khoản quy định còn chồng chéo, gây khó khăn, phiền hà cho doanh nghiệp.

Về kế hoạch đầu tư công, xét duyệt từng dự án trước khi trình UBND TPHCM giao kế hoạch vốn, đảm bảo tỷ lệ giải ngân đạt ít nhất 90%; rà soát các khó khăn, vướng mắc trong công tác giải ngân.

Về công tác quy hoạch, sớm lập Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội TPHCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Về ứng dụng công nghệ thông tin, đề xuất một số dự án, công trình hoặc mô hình mới để ứng dụng công nghệ thông tin tại Sở gắn với Đề án xây dựng TPHCM trở thành đô thị thông minh.

Theo CafeF

Nếu bổ sung đoạn cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ vào dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận đang triển khai, sẽ rút ngắn 7 tháng, đảm bảo thông xe năm 2021, hoàn thành năm 2022.

Đề xuất bổ sung cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ vào dự án Trung Lương - Mỹ Thuận - Ảnh 1.

Thi công tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận.Nhà đầu tư đề xuất bổ sung dự án Mỹ Thuận - Cần Thơ vào dự án đang thi công này để rút ngắn thời gian thay vì làm dự án mới - Ảnh: CHÍ QUỐC

 

Ngày 20-3, lãnh đạo Công ty cổ phần BOT Trung Lương - Mỹ Thuận xác nhận đơn vị vừa có văn bản gửi Thủ tướng về "đề xuất giải pháp triển khai dự án cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ đảm bảo thông toàn tuyến từ TP.HCM đến Cần Thơ trong năm 2021, hoàn thành năm 2022".

Theo đó, nhà đầu tư này đề xuất điều chỉnh, mở rộng phạm vi dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, bổ sung đoạn cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ (dài 23km) vào dự án này.

Về nguồn vốn, ngân sách nhà nước sẽ tham gia khoảng 2.400 tỉ đồng, phần còn lại do Công ty cổ phần BOT Trung Lương - Mỹ Thuận cùng Tập đoàn Đèo Cả làm đầu mối cùng các đối tác huy động các nguồn vốn hợp pháp khác, nhằm đáp ứng tiến độ của dự án.

Theo nhà đầu tư, nếu bổ sung đoạn cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ vào dự án Trung Lương - Mỹ Thuận sẽ rút ngắn thời gian triển khai còn khoảng 34 tháng thay vì 41 tháng nếu làm dự án mới, đảm bảo thông xe vào năm 2021, hoàn thành năm 2022.

Phương án này cũng rút ngắn thời gian thu phí hoàn vốn của toàn dự án trước đây từ 14 năm 8 tháng còn 12 năm 6 tháng (rút ngắn được 2 năm 2 tháng).

Được biết, tuyến cao tốc TP.HCM - Cần Thơ chia thành 4 dự án thành phần gồm: TP.HCM - Trung Lương (đang vận hành, khai thác); Trung Lương - Mỹ Thuận (đang triển khai thi công); cầu Mỹ Thuận 2 (đang lựa chọn nhà đầu tư) và dự án Mỹ Thuận - Cần Thơ (chưa lựa chọn nhà đầu tư).

Theo Tuổi Trẻ Online 

Ngày 21/5/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 712/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hoá của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020”. Sau gần 10 năm triển khai, thông qua Chương trình này, năng suất các yếu tố tổng hợp của Việt Nam đã có những cải thiện đáng kể, tỷ trọng đóng góp của TFP vào GDP ngày càng tăng.

 

[Infographics] Tác động của của chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hoá của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020” - Ảnh 1

Theo Tạp Chí Tài Chính 

Nghiên cứu thị trường toàn cầu mới nhất của Tập đoàn dữ liệu quốc tế (IDC) cho thấy, chi tiêu toàn cầu cho các sáng kiến ​​của thành phố thông minh được dự báo sẽ đạt gần 124 tỷ USD trong năm nay, tăng 18,9% so với năm 2019.

Thế giới chi gần 124 tỷ USD cho đô thị thông minh trong năm 2020

Chi tiêu toàn cầu cho thành phố thông minh sẽ đạt gần 124 tỷ USD trong năm 2020

Khi chính phủ các nước đầu tư vào cơ sở hạ tầng mới, công nghệ thông tin (CNTT) là thành phần chính trong kế hoạch phát triển của họ hiện nay. Đặc biệt, rất nhiều chính quyền thành phố đang dành khoản ngân sách nhiều hơn cho các dự án thành phố thông minh nhằm cung cấp cho công dân của họ nhiều tính năng ưu việt.

Hơn nữa, xu hướng phát triển cơ sở hạ tầng CNTT đang đạt được đà đi lên trên toàn cầu, khi các ứng dụng công nghệ mới được các nhà lãnh đạo có tư duy tiến bộ chấp nhận.

Thị trường thành phố thông minh toàn cầu tăng trưởng mạnh

100 thành phố hàng đầu trên thế giới đã đầu tư vào các sáng kiến ​​thành phố thông minh, chiếm khoảng 29% chi tiêu toàn cầu trong năm 2019.

Năm 2019, các trường hợp sử dụng liên quan đến vấn đề năng lượng và cơ sở hạ tầng chiếm hơn 1/3 cơ hội, chủ yếu là dành cho lưới điện thông minh. An toàn công cộng và giao thông thông minh dựa trên dữ liệu chiếm tương ứng khoảng 18% và 14% chi tiêu chung.

Hiện tại lưới điện thông minh (kết hợp điện và khí) vẫn thu hút tỷ lệ đầu tư lớn nhất, mặc dù tầm quan trọng tương đối của chúng sẽ giảm theo thời gian khi thị trường bảo hòa và các trường hợp sử dụng khác trở thành xu hướng.

Giám sát bằng hình ảnh cố định, giao thông công cộng tiên tiến, quản lý giao thông thông minh và theo dõi văn phòng được kết nối cùng nhau chiếm hơn một nửa cơ hội.

Theo đánh giá của IDC, các trường hợp sử dụng sẽ chứng kiến ​​sự tăng trưởng chi tiêu nhanh nhất so với dự báo 5 năm là kết nối từ xe đến mọi vật (V2X), bản sao kỹ thuật số và thiết bị đeo.

Singapore sẽ vẫn là nhà đầu tư hàng đầu trong các sáng kiến ​​thành phố thông minh. Tokyo sẽ là nhà chi tiêu lớn thứ hai vào năm 2020, được thúc đẩy bởi các khoản đầu tư cho Thế vận hội mùa hè, tiếp theo là thành phố New York và London. Bốn thành phố này sẽ chi cho thành phố thông minh hơn 1 tỷ đô la vào năm 2020.

Xét trên khía cạnh khu vực, Hoa Kỳ, Tây Âu và Trung Quốc sẽ chiếm hơn 70% chi tiêu của các thành phố thông minh toàn cầu trong suốt dự báo. Mỹ Latinh và Nhật Bản sẽ trải qua sự tăng trưởng nhanh nhất trong chi tiêu thành phố thông minh vào năm 2020.

Triển vọng về sự phát triển các ứng dụng thành phố thông minh

Ruthbea Yesner, Phó Chủ tịch của IDC cho biết: “Chính quyền khu vực và thành phố đang nỗ lực để bắt kịp với những tiến bộ công nghệ và tận dụng các cơ hội mới trong bối cảnh quản lý rủi ro, kỳ vọng của công chúng và cần tài trợ để mở rộng các sáng kiến”.

Các nhà phân tích của IDC hiện tin rằng nhiều nhà lãnh đạo chính phủ đang chuyển sang kết hợp các trường hợp sử dụng thành phố thông minh vào ngân sách hoặc nỗ lực tài chính thông qua các phương tiện truyền thống hơn. Điều này đang giúp tăng trưởng đầu tư hơn nữa.

Nhìn về tương lai, đầu tư cơ sở hạ tầng CNTT nhiều khả năng sẽ tập trung vào các ứng dụng công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI) kết hợp với internet vạn vật (IoT) và mạng di động 5G.

Theo Vietnamnet

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Quyết định số 393/QĐ-TTg, phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội TP Đà Nẵng đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 với vai trò là trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo…

Đà Nẵng sẽ nâng cao chất lượng dịch vụ, sản phẩm phục vụ du lịch.

Đà Nẵng sẽ nâng cao chất lượng dịch vụ, sản phẩm phục vụ du lịch.

Thông tin trên báo Tuổi trẻ, quy hoạch nhằm mục tiêu xây dựng Đà Nẵng trở thành đô thị sinh thái, hiện đại và thông minh, thành phố đáng sống, có tổ chức Đảng và hệ thống chính trị vững mạnh, chính quyền tiên phong trong đổi mới và phát triển, người dân có mức sống thuộc nhóm địa phương dẫn đầu cả nước với chất lượng cuộc sống tốt, thân thiện, hạnh phúc và sáng tạo; quốc phòng, an ninh và chủ quyền biển, đảo được bảo đảm vững chắc.

Thành phố phấn đấu tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2021-2030 đạt 12%/năm. Cơ cấu kinh tế: ngành dịch vụ 67-68%, công nghiệp và xây dựng 31-32%, nông nghiệp 1%. Dự báo dân số khoảng 2,5 triệu người, trong đó dự báo dân số chính thức (không bao gồm khách vãng lai) khoảng 1,5 triệu người.

Tỉ lệ việc làm tăng thêm đạt 5-5,5%/năm, tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 70% vào năm 2030. Tỉ lệ chất thải rắn được thu gom xử lý đạt 100%, tỉ lệ nước thải được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường đạt 80%, tỉ lệ cây xanh đô thị 6-8m2/người; tỉ lệ dân cư nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 100%. Độ che phủ rừng đạt khoảng 45%.

Quy hoạch cũng đề ra định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực như dịch vụ, công nghiệp - xây dựng, nông nghiệp, định hướng phát triển kết cấu hạ tầng đô thị và các vấn đề xã hội. Trong đó, về dịch vụ, Đà Nẵng sẽ phát triển dịch vụ du lịch gắn với bất động sản nghỉ dưỡng; bao gồm việc nghiên cứu quy hoạch đầu tư xây dựng vịnh Đà Nẵng với kiến trúc và dịch vụ đặc sắc tạo điểm nhấn cho thành phố Đà Nẵng; phát triển cảng biển, hàng không gắn với dịch vụ logistics.

Các nhóm sản phẩm du lịch chính: du lịch biển với các mô hình nghỉ dưỡng đa dạng; du lịch MICE thúc đẩy bởi việc tổ chức sự kiện quốc tế và môi trường kinh doanh có năng lực cạnh tranh cao và du lịch sinh thái, tìm hiểm lịch sử, văn hóa vùng; loại hình dịch vụ vui chơi giải trí có hoạt động cá cược theo quy định.

Bên cạnh đó, báo Đầu tư cũng cho biết, cùng với phát triển về du lịch, TP Đà Nẵng cũng hướng đến môi trường công nghiệp xanh, duy trì phát triển hài hòa các hoạt động thương mại, tài chính - ngân hang, kinh doanh bất động sản, thông tin và truyền thông đáp ứng nhu cầu đa dạng trong sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội. Nâng cao chất lượng dịch vụ, sản phẩm phục vụ du lịch.

Với nhóm thành thương mại, sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng trên 8% trong giai đoạn đến năm 2020 và được đẩy nhanh hơn trong giai đoạn 2021-2030 khoảng 8,4 - 11,0%; chiến tỷ trọng trong GRDP của thành phố khoảng 12,9% vào năm 2020 và 15,4% vào năm 2030.

Về công nghiệp - xây dựng, Đà Nẵng sẽ chú trọng quy hoạch phát triển công nghiệp, không để xung đột các mục tiêu giữa phát triển công nghiệp và du lịch. Thúc đẩy nghiên cứu phát triển, đổi mới công nghệ, tập trung phát triển các dự án công nghiệp sạch, phù hợp với thế mạnh của thành phố. Đẩy mạnh phát triển các khu, cụm công nghiệp theo hướng khu công nghiệp sinh thái; chú trọng phân khu chức năng để tạo điều kiện hình thành các cụm liên kết ngành, hướng tới gia nhập các chuỗi cung ứng toàn cầu.

Đồng thời, tiếp tục rà soát, có cơ chế chính sách khuyến khích hơn nữa thu hút đầu tư, nhất là các dự án FDI từ các tập đoàn xuyên quốc gia, đa quốc gia thuộc top 500 của thế giới. Ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất kinh doanh; tạo lập cơ chế cho sự liên kết chặt chẽ, thường xuyên hơn giữa doanh nghiệp kinh doanh với các doanh nghiệp công nghệ thông tin.

Trong nông nghiệp, Đà Nẵng sẽ hình thành các khu, vùng nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch để tạo ra các sản phẩm sạch, thân thiện với môi trường. Tập trung quản lý, bảo vệ diện tích 3 loại rừng, triển khai thực hiện đúng quy định về chính sách trồng rừng thay thế và phát triển trồng rừng kinh tế.

Phát triển toàn diện và bền vững hoạt động đánh bắt xa bờ để có thể khai thác hết tiềm năng biển, đặc biệt là gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Đẩy nhanh tiến độ đầu tư, hoàn thiện cơ sở hạ tầng và dịch vụ hậu cần nghề cá, hoàn thành mục tiêu xây dựng Đà Nẵng thành trung tâm thủy sản vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

Dự kiến trong giai đoạn 2021-2030 tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp đạt 2,2%, chiếm khoảng 1% trong cơ cấu GRDP của Đà Nẵng vào năm 2030.

Theo Báo Dân Sinh

Khi các nhà lãnh đạo cấp cao RCEP tuyên bố kết thúc đàm phán dựa trên lời văn của Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) vào tháng 11/2019 đã mở đường cho các nền kinh tế của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tăng cường hội nhập kinh tế với 5 đối tác đối thoại là Australia, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và New Zealand.

Sự hội nhập kinh tế của ASEAN với các đối tác đối thoại là một cột mốc quan trọng trong việc hiện thực hóa Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) nhằm mục đích hội nhập ASEAN vào nền kinh tế toàn cầu.

hieu ung nhan rong cua rcep doi voi dong chay thuong mai asean

Tỷ lệ GDP của RCEP, AFTA và các nước châu Á khác

(tính theo ngang giá sức mua năm 2017,nguồn: CIA World Factbook 2020, ASEAN post)

 

Dưới góc độ xem xét những thay đổi nhỏ trong các công cụ chính sách thương mại theo khuôn khổ RCEP có thể sẽ có tác động đáng kể đến dòng chảy thương mại trong ASEAN, Trung tâm Nghiên cứu ASEAN đã đánh giá ba động lực chính trong RCEP có thể dẫn đến sự tăng trưởng của thương mại hàng hóa ASEAN. Những động lực chính này bao gồm sự bao quát toàn diện của RCEP, quy mô thị trường lớn và mối liên kết kinh tế mạnh mẽ thông qua thương mại và đầu tư.

Thứ nhất, RCEP bao gồm các vấn đề thương mại và phi thương mại toàn diện có thể tăng cường tự do hóa hơn nữa thương mại và đầu tư trong ASEAN. Hiệp định bao gồm 20 chương, mở rộng tham vọng của ASEAN vượt ra ngoài giới hạn của thương mại và chính sách thương mại, bao gồm cả các vấn đề phi thương mại. Một số trong những nội dung này, chẳng hạn như quy tắc xuất xứ, các rào cản kỹ thuật đối với thương mại, thương mại dịch vụ, thương mại điện tử và sở hữu trí tuệ, đã được đưa vào Kế hoạch Tổng thể AEC 2025, nhưng RCEP có nhiều khả năng đi xa hơn các định hướng đã nêu của AEC.

Trên thực tế, các nước ASEAN đang thực hiện Quy tắc hướng dẫn về các biện pháp phi thuế quan để loại bỏ các hàng rào phi thuế quan, nhưng vẫn chưa đạt được nhiều tiến bộ trong việc này. Các cam kết được thực hiện theo RCEP sẽ mang lại lợi ích cho người tiêu dùng và doanh nghiệp trong ASEAN bằng cách giảm các chi phí không cần thiết đối với các hạn chế thương mại ở biên giới và đằng sau đường biên giới, tăng cường thúc đẩy các doanh nghiệp sử dụng thuế quan ưu đãi theo quy tắc xuất xứ chung, và kích thích sự đổi mới với sự bảo vệ mạnh mẽ hơn về quyền sở hữu trí tuệ.

Thứ hai, RCEP mang đến cơ hội dưới dạng một thị trường khổng lồ trị giá 24,8 nghìn tỷ USD và hơn 2,3 tỷ người. Năm 2018, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của RCEP (trên cơ sở ngang giá sức mua) lớn hơn so với các khối thương mại khác như Liên minh châu Âu (EU) và Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA). Ở châu Á, tổng GDP của RCEP gấp khoảng 5 lần so với các thành viên của Khu vực Thương mại tự do ASEAN (AFTA), và gấp khoảng ba lần so với các nước châu Á khác, bao gồm cả Ấn Độ.

Thứ ba, ASEAN và các đối tác đối thoại có mối quan hệ kinh tế mạnh mẽ thông qua thương mại và đầu tư. Năm 2018, tổng thương mại hàng hóa của ASEAN - tức là nhập khẩu cộng với xuất khẩu - đứng ở mức 2,8 nghìn tỷ USD, mà 34% trong số đó được tính bằng thương mại song phương giữa ASEAN và năm đối tác đối thoại và 23% được tính bằng thương mại nội khối ASEAN. Hơn nữa, tổng dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ASEAN được ghi nhận ở mức 152,8 tỷ USD vào năm 2018 - 25% trong số đó có nguồn gốc từ các đối tác đối thoại và 15% từ các nước ASEAN. Tổng hợp lại, các giá trị thương mại và đầu tư nội bộ RCEP đã chiếm 57% tổng thương mại và 40% tổng dòng vốn FDI vào ASEAN.

Quy mô thị trường lớn của RCEP cùng với mối liên kết đầu tư và thương mại mạnh mẽ giữa ASEAN và các đối tác đối thoại cho thấy rằng bất kỳ sự giảm thiểu nhỏ nào trong các rào cản thương mại có thể sẽ làm tăng lợi nhuận đáng kể từ thương mại. Những lợi ích này sau đó sẽ chuyển thành số lượng lớn hơn các công việc tạo ra, và do đó dẫn đến tăng GDP và giảm nghèo ở các nền kinh tế mới nổi của ASEAN như Campuchia, Lào và Myanmar.

Để hiện thực hóa lợi ích kinh tế từ RCEP, các nhà hoạch định chính sách cần đảm bảo rằng các điều khoản thương mại trong RCEP sâu hơn so với các FTA của ASEAN hiện tại, cụ thể là AFTA và FTA ASEAN + 1 như ASEAN- Trung Quốc, ASEAN-Australia và New Zealand, ASEAN-Nhật Bản, ASEAN-Hàn Quốc. Đối với trường hợp của AFTA, các quốc gia thành viên đã xác định các lĩnh vực nhạy cảm trong đó họ không loại bỏ hoàn toàn thuế quan, đặc biệt là đối với gạo. Càng nhiều lĩnh vực nhạy cảm được tính đến thì càng ít lợi ích kinh tế thu được từ việc loại bỏ thuế quan theo FTA.

Mặc dù toàn văn RCEP vẫn chưa được công bố, nhưng có ba lý do để tin rằng RCEP sẽ sâu hơn các FTA ASEAN hiện có. Đầu tiên, RCEP sẽ nổi lên như một thỏa thuận toàn khu vực nhằm củng cố các FTA ASEAN hiện có và do đó làm giảm tác động tiêu cực của các quy tắc xuất xứ phức tạp đối với dòng chảy thương mại. Thứ hai, ngưỡng giảm thuế quan trong RCEP được so sánh tương đương với một FTA khu vực khác như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), hướng tới loại bỏ 99% thuế quan. Thứ ba, RCEP cũng là một FTA và dường như việc cắt giảm thuế, các hàng rào phi thuế quan và các rào cản thương mại dịch vụ giữa các quốc gia RCEP sẽ đầy đủ và tổng quát hơn so với AFTA và các FTA ASEAN + 1 hiện tại. RCEP cũng sẽ miễn trừ một số lĩnh vực nhạy cảm cho tự do hóa thương mại và đầu tư, nhưng đó là lĩnh vực nào và bao nhiêu trong số các lĩnh vực nhạy cảm này được tính đến thì cần đợi khi hiệp định được ký kết dự kiến vào cuối năm 2020.

Theo Công Thương

Đối tác chiến lược