Tin tức

Ngô Thị Lam Vân

Ngô Thị Lam Vân

Báo cáo Chỉ số Logistics thị trường mới nổi Agility 2020 chỉ ra, trong nhóm 6 thị trường có tiềm năng nhất, Ấn Độ và Trung Quốc vẫn dẫn đầu. Việt Nam tiếp tục đứng thứ 3 vì sự tiến bộ trong việc cải thiện cơ sở hạ tầng và thị trường nội địa trong những năm gần đây, bên cạnh tăng trưởng xuất khẩu được cho là hưởng lợi thương chiến.

Việt Nam tiếp tục đứng Top 3 về tiềm năng thị trường logistics

Theo báo cáo Chỉ số Logistics thị trường mới nổi Agility 2020, nếu các doanh nghiệp di dời khỏi Trung Quốc vì chiến tranh thương mại, Việt Nam và Ấn Độ là những điểm đến đầu tư khả thi nhất. Mexico và Campuchia là lựa chọn di dời được đánh giá thấp nhất trong số những người trả lời chắc chắn sẽ rời Trung Quốc.

Việt Nam tiếp tục đứng Top 3 về tiềm năng thị trường logistics - Ảnh 1.

Trong bảng xếp hạng năm nay, Việt Nam đứng thứ 11 tổng thể, giảm 1 bậc so với năm trước. Tính riêng khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đứng thứ 4 sau Indonesia, Malaysia và Thái Lan. 

Mặc dù đứng đầu khu vực Đông Nam Á về chỉ số cơ bản kinh doanh, Malaysia vẫn theo sau Việt Nam, Indonesia và Thái Lan trong các cơ hội hậu cần quốc tế. 

Malaysia chứng kiến ​​xuất khẩu hàng hóa đường biển sang Mỹ tăng 24% trong 8 tháng đầu năm 2019 do hưởng lợi chiến tranh thương mại, nhưng thị trường vận tải đường biển của quốc gia này vẫn còn nhỏ so với các nước láng giềng có biển - những nơi có thị trường vận tải hàng hóa lớn hơn gấp khoảng 3 lần.

Báo cáo cũng chỉ ra, trong nhóm 6 thị trường có tiềm năng nhất, Ấn Độ và Trung Quốc vẫn dẫn đầu. Việt Nam tiếp tục đứng thứ 3 vì sự tiến bộ trong việc cải thiện cơ sở hạ tầng và thị trường nội địa trong những năm gần đây, bên cạnh tăng trưởng xuất khẩu được cho là hưởng lợi thương chiến.

Nhiều người trả lời khảo sát khẳng định: Việt Nam hiện đang là "người chiến thắng của thương chiến" khi cả nhập khẩu qua đường hàng không và đường biển vào Mỹ ước tính sẽ tăng lần lượt 23% và 25% năm 2019. 

Mặt hàng xuất khẩu lớn nhất Trung Quốc (về mặt khối lượng) đến Hoa Kỳ bằng đường biển qua container là đồ nội thất, đồ giường tủ và đèn trong năm 2018, chiếm 14% khối lượng hàng hóa đường biển xuất khẩu sang Mỹ. 

Các ngành xuất khẩu này của Trung Quốc sang Mỹ đã thất thủ, Việt Nam đã hưởng lợi. Dự báo, Việt Nam có thể xuất khẩu hơn 2,1 triệu tấn đồ nội thất sang Mỹ. Đây sẽ là tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khoảng thời gian này, báo cáo chỉ ra.

Theo CafeF

Lãnh đạo TP.HCM yêu cầu Ban quản lý đường sắt đô thị thành phố đẩy nhanh công tác bồi thường, tái định cư dự án metro số 2 Bến Thành – Tham Lương trước ngày 30/6/2020.

Dự án tuyến metro số 2 có tổng diện tích thu hồi là 251.136 m2 với 602 hộ bị ảnh hưởng (toàn phần là 121 hộ). Trong đó, quận Tân Bình có số lượng hộ bị ảnh hưởng bởi dự án nhiều nhất (356 hộ), tiếp đó là quận 3 (113 hộ). Đến nay, đã có 108 hộ nhận tiền, 53 hộ bàn giao mặt bằng.

Đối với việc di dời hạ tầng kỹ thuật có 28 đơn vị quản lý chủ sở hữu các công trình hạ tầng kỹ thuật tại khu vực các nhà ga.

Lãnh đạo thành phố yêu cầu Ban quản lý đường sắt đô thị thành phố và các quận có tuyến metro đi qua phải đẩy nhanh công tác đền bù, tái định cư, hoàn thành trong tháng 6/2020 để kịp tiến độ.

Được biết, metro số 2 có chiều dài hơn 11km (trong đó, có 9,1km ngầm và hơn 1,9km trên cao và chuyển tiếp), có 10 nhà ga (9 ga ngầm, 1 ga trên cao). Dự án đi qua địa bàn 6 quận: quận 1, 3, 10, Tân Bình, Tân Phú, quận 12 và kết nối các tuyến metro số 1, 5, 3b và 6. Tổng mức đầu tư dự án là 47.890 tỉ đồng, dự kiến hoàn thành vào năm 2026.

Theo Cafeland

Trong xu hướng phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo (AI) hiện nay, các nhà lãnh đạo công nghệ như Microsoft, IBM, Huawei và Google đang tập trung và dành nguồn lực để xây dựng các giải pháp AI tốt nhất.

Dưới đây là 8 ví dụ có tác động mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo vì nó được áp dụng cho một số thách thức khó khăn nhất mà xã hội hiện nay phải đối mặt.

Hỗ trợ người khuyết tật

Hiện nay có hơn 1 tỷ người bị khuyết tật trên toàn thế giới. Trí tuệ nhân tạo có thể được sử dụng để giúp họ cải thiện các hoạt động trong cuộc sống. Nó cũng có thể tạo việc làm, cải thiện cuộc sống hàng ngày và giúp những người khuyết tật giao tiếp.

Ứng dụng công nghệ AI có thể mở ra thế giới sách cho trẻ em khiếm thính và gia đình của chúng, giúp để đọc sách cho trẻ em và dịch chúng sang ngôn ngữ ký hiệu, tạo ra một trải nghiệm đọc xác thực và giúp các gia đình có trẻ em khiếm thính có thể tận hưởng thời gian kể chuyện phong phú. Các ứng dụng và công cụ được cung cấp bởi trí tuệ nhân tạo đang cải thiện khả năng tiếp cận với thế giới của họ.

Giúp cải thiện tình trạng biến đổi khí hậu, ứng dụng trong bảo tồn sinh học và vấn đề môi trường

Một trong những vấn đề rắc rối và cấp bách nhất mà hành tinh phải đối mặt ngày nay là biến đổi khí hậu. Các nhà đổi mới trong lĩnh vực AI đang phát triển bằng nhiều cách khác nhau để công nghệ được áp dụng nhằm giúp cải thiện vấn đề biến đổi khí hậu từ mô phỏng đến giám sát, đo lường và quản lý tài nguyên.

Trí tuệ nhân tạo sẽ nâng cao chất lượng cuộc sống bằng cách nào?

8 ví dụ về tác động mạnh mẽ của AI cho cuộc sống tốt hơn

Ngoài ra, AI đã được triển khai trong bảo tồn sinh học. Các công cụ AI giúp giám sát động vật hoang dã chính xác và hiệu quả hơn và phân tích dữ liệu được sắp xếp hợp lý. Máy bay không người lái cũng được sử dụng để theo dõi các quần thể động vật hoang dã và đếm động vật cũng như bắt những kẻ săn trộm.

Cải thiện nạn đói trên thế giới

Để nuôi sống dân số thế giới vào năm 2050, Liên Hợp quốc ước tính chúng ta sẽ cần tăng 70% sản lượng lương thực của thế giới. Nhiệm vụ khổng lồ này có vẻ hợp lý hơn với sự hỗ trợ của AI. Ngoài việc phát triển hạt giống tốt, AI có thể được sử dụng để tự động hóa các nhiệm vụ đơn giản, phát hiện bệnh, áp dụng chính xác thuốc diệt cỏ và nói chung là tối đa hóa sản xuất cây trồng.

Cải thiện quyền con người

AI làm cho nhiệm vụ xác định các vi phạm nhân quyền như buôn người nhanh hơn và toàn diện hơn. Sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt được cung cấp bởi hình ảnh AI có thể được phân tích để tìm người mất tích và hình ảnh có thể được xem xét để phát hiện các vi phạm nhân quyền khác.

Chống tin giả

Mặc dù AI tạo ra rất nhiều chiến dịch không rõ ràng và nội dung tin tức giả nhưng nó cũng có thể được sử dụng để chống lại tin tức giả. AI có thể được sử dụng để xác minh sự thật của các bài báo. Vì lượng nội dung được tạo ra hàng ngày là quá nhiều để con người giám sát một cách hiệu quả, AI cung cấp một giải pháp giúp xác định tin tức giả. Việc sử dụng AI trong cuộc chiến chống lại tin tức giả là một bước đi đúng hướng.

Cải thiện chất lượng giáo dục

Áp lực ngày càng gia tăng cho các nhà giáo trong việc đào tạo học sinh nhằm giúp cho học sinh đạt được kết quả cao, AI cung cấp các công cụ có giá trị để có thể hỗ trợ việc học của học sinh cả trong và ngoài giờ lên lớp. Ở cấp độ tổng thể, AI có thể giúp xử lý số liệu thống kê giáo dục để cho phép ra quyết định cho các nhà hoạch định chính sách và lãnh đạo giáo dục.

Hỗ trợ trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe

AI đã cách mạng hóa ngành chăm sóc sức khỏe, giúp hỗ trợ chẩn đoán và phát hiện bệnh trước khi có sự tham gia của các chuyên gia y tế cũng như hỗ trợ nhân viên y tế một khi bệnh nhân được chăm sóc. Các hệ thống chăm sóc sức khỏe tạo ra khối lượng dữ liệu sẽ không được sử dụng nếu không có sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo và học máy. AI không chỉ được sử dụng để phát triển các liệu pháp thuốc tân tiến mà robot cũng ngày càng được sử dụng để hỗ trợ phẫu thuật.

Giúp giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra

AI không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện, theo dõi và tìm hiểu về các thảm họa thiên nhiên như bão và động đất, mà còn thúc đẩy nghiên cứu để làm cho xã hội của chúng ta trở nên kiên cường hơn khi gặp thảm họa. Các nhà nghiên cứu hiện đang sử dụng AI để tìm ra các giải pháp giúp cho cơ sở hạ tầng ít bị ảnh hưởng bởi thiên tai. Trong mọi trường hợp, AI đều có thể chạy nhiều kịch bản và mô hình máy tính khác nhau để xác định các giải pháp tốt nhất cho các vấn đề xảy ra.

Không thiếu những thách thức cần phải giải quyết hôm nay để tạo ra một ngày mai tốt đẹp hơn cho hành tinh, văn hóa và xã hội của chúng ta. Khi con người hợp tác với AI sẽ cung cấp những giải pháp sáng tạo để giải quyết những vấn đề cực kỳ thách thức đồng thời cung cấp những giải pháp nhằm cải thiện đáng kể cuộc sống của chúng ta.

Theo Vietnamnet

Tăng trưởng GDP năm 2019 của Việt Nam đạt 7,02% so với năm 2018; mức tăng trưởng năm nay tuy thấp hơn mức tăng 7,08% của năm 2018 nhưng cao hơn mức tăng của các năm 2011-2017.

[Infographics] Tăng trưởng GDP trong 10 năm qua của Việt Nam - Ảnh 1

Theo Vietnamplus

Người tiêu dùng Việt sẽ có cơ hội mua các sản phẩm từ sữa, phô mai, thịt... của EU với chất lượng và giá tốt.

Các loại nông sản như táo, lê, khoai tây, lúa mì, thịt gà từ EU vào Việt Nam cũng gia tăng sau khi EVFTA có hiệu lực

Các loại nông sản như táo, lê, khoai tây, lúa mì, thịt gà từ EU vào Việt Nam cũng gia tăng sau khi EVFTA có hiệu lực

Điều được nhiều người quan tâm nhất sau khi Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA) giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EU) được Nghị viện châu Âu phê chuẩn là bao giờ người tiêu dùng trong nước được sử dụng hàng châu Âu với giá rẻ hơn.

Ô tô, thịt bò, thịt heo nhập khẩu sẽ có thuế 0%

Nghiên cứu của Bộ Kế hoạch - Đầu tư cho thấy, về nhập khẩu, nhóm hàng được dự báo tăng nhập khẩu nhiều nhất từ EU là phương tiện và thiết bị vận tải, chiếm khoảng 12% tổng giá trị nhập khẩu tăng thêm. Trong số những hàng hóa người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng có xuất xứ từ EU là các loại ô tô. Theo thỏa thuận trong EVFTA, Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với ô tô phân khối lớn (trên 3.000 cc cho động cơ xăng và trên 2.500 cc cho động cơ diesel) sau 9 năm hiệp định có hiệu lực. Với các loại ô tô khác, thuế nhập khẩu về 0% sau 10 năm. Việt Nam thường nhập khẩu xe nguyên chiếc các thương hiệu BMW, Mercedes, Audi... từ EU và nếu thuế nhập khẩu về 0%, người tiêu dùng có thể kỳ vọng tiết kiệm được một khoản tiền lớn sau 9 - 10 năm nữa.
Tuy nhiên trong thời gian đầu, mức thuế nhập khẩu chỉ giảm dần đều. Ví dụ hiện nay, thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc từ EU về Việt Nam là 70%. Với một chiếc ô tô Mercedes-Benz S450 L giá khoảng 4,3 tỉ đồng thì khi EVFTA có hiệu lực, người mua ô tô sẽ được mua rẻ hơn khoảng 350 triệu đồng/năm (mỗi năm giảm 8%). Chưa kể thuế nhập khẩu giảm giúp các loại thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng cũng giảm xuống, bởi thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng ô tô được tính sau thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng là 10% tính sau thuế tiêu thụ đặc biệt nên mức giảm sẽ còn cao hơn.
Người Việt sẽ được mua hàng EU tốt hơn, rẻ hơn
Người tiêu dùng Việt sẽ có cơ hội mua các sản phẩm từ sữa, phô mai, thịt... của EU với chất lượng và giá tốt
Tương tự, thịt bò và thịt heo đông lạnh, thịt gà đông lạnh... nhập khẩu từ EU cũng sẽ được giảm thuế sớm nhất kể từ năm 2023. Ví dụ sữa và các sản phẩm từ sữa được cam kết đưa thuế nhập khẩu về 0% sau lộ trình 3 - 5 năm. Hay thịt bò được bỏ thuế hoàn toàn sau 3 năm và thịt heo đông lạnh thuế còn 0% sau 7 năm, thịt gà sau 10 năm... Hiện nay thịt bò nhập khẩu về Việt Nam phải chịu thuế nhập khẩu từ 20 - 30% và sẽ giảm dần đều trong 3 năm tới. Tại một số cửa hàng chuyên bán thịt nhập khẩu tại TP.HCM, bắp bò Pháp được bán giá 230.000 đồng/kg. Giả sử năm đầu tiên thuế nhập khẩu thịt bò có thể được giảm khoảng 10% thì người tiêu dùng sẽ còn mua bắp bò Pháp rẻ hơn 23.000 đồng/kg (trong điều kiện các loại chi phí khác và người bán giữ nguyên giá). Hay thịt heo đông lạnh nhập khẩu từ Ba Lan về Việt Nam được bán khoảng 80.000 đồng/kg, thuế nhập khẩu là 25% và sẽ giảm về 0% sau 7 năm, tương đương mức giảm cho mỗi năm có thể ở khoảng 3 - 4%.
Ngoài ra theo dự báo, các loại nông sản như táo, lê, khoai tây, lúa mì, thịt gà từ EU vào Việt Nam cũng gia tăng sau khi EVFTA có hiệu lực. Tuy nhiên, phần lớn nông sản từ EU vào Việt Nam không cạnh tranh trực tiếp với nông sản trong nước mà có yếu tố bổ sung cho nhau, mang lại cơ hội lựa chọn sản phẩm tốt hơn cho người tiêu dùng trong nước.

Chỉ có hàng giá tốt, không có hàng giá rẻ

Chuyên gia thương mại thị trường EU Vũ Quốc Tuấn phân tích khi đã giảm thuế nhập khẩu, nên nói đến cơ hội mua hàng chất lượng tốt nhất với giá phải chăng chứ hàng EU khó có giá rẻ. Đặc biệt, với mặt hàng sữa công thức dành cho trẻ em tại một số dòng cao cấp, chắc chắn trẻ em Việt Nam sẽ có cơ hội tiếp cận nguồn sữa công thức tốt với giá phải chăng hơn hiện nay.
“Theo kinh nghiệm của tôi, cùng một thương hiệu sữa, nhưng sản phẩm sữa và phô mai được sản xuất từ các nước EU ngon hơn hẳn hàng cùng loại được sản xuất tại một quốc gia khác, ngoài Việt Nam. Với khí hậu ôn đới, vào mùa hè, nguyên cánh đồng cỏ tại các nước EU luôn có thêm nhiều loại hoa dại mọc, chính thức ăn từ cánh đồng hoa này là nguồn thực phẩm dồi dào, có chất lượng và tạo ra mùi thơm tự nhiên cho sữa bò. Vào mùa đông, thường bò ăn cỏ khô, các nhà máy sản xuất sữa tại EU trộn hai loại sữa này để sản xuất ra sữa công thức có hương thơm tự nhiên cho trẻ với chất lượng hơn hẳn sản phẩm cùng loại từ con bò được nuôi ở châu lục khác”, ông Tuấn cho biết.
Đồng quan điểm, ông Vũ Quốc Chinh, giảng viên Đại học Kinh tế TP.HCM, chuyên gia marketing đến từ Pháp, cho rằng các mặt hàng đồ hộp như thịt hộp, thực phẩm đông lạnh, bánh kẹo, sữa... từ EU sẽ vào Việt Nam tăng nhanh hơn sau khi thuế các nhóm hàng này về 0%. “Người Việt lâu nay đã biết rõ thực phẩm từ châu Âu với những tiêu chuẩn khắt khe, chất lượng cao, nhưng do thuế nhập khẩu cao quá, họ không dám tiêu thụ nhiều. Thuế nhập khẩu về 0%, các dòng thực phẩm đóng hộp từ EU sẽ có cơ hội được tiêu thụ mạnh tại Việt Nam trong tương lai gần. Như vậy, ngành công nghiệp thực phẩm Việt sẽ bị ảnh hưởng phần nào. Đơn cử một hộp thịt của Việt Nam giá 60.000 đồng, hàng từ EU nếu miễn thuế nhập khẩu chỉ có giá 2 euro, giá tầm 80.000 đồng, chắc chắn vẫn được yêu chuộng hơn vì tiêu chuẩn chất lượng của nó”, ông Chinh nói nhưng cho rằng chi phí vận chuyển đường xa và chi phí bảo quản khiến giá thành các mặt hàng sữa và thực phẩm sữa của EU sẽ không quá thấp như kỳ vọng.
“Các bà mẹ Việt xưa nay có tâm lý, sữa ngoại đắt mấy cũng mua cho con uống. Nếu có hàng chất lượng, đúng chuẩn, giá thấp hơn chút, chắc chắn sẽ là lựa chọn ưu tiên hàng đầu của họ. Như vậy, các nhà sản xuất sữa công thức từ EU đã tìm thấy ở đây thị trường mới khá phóng khoáng”, ông Tuấn nhận xét.
Theo Thanh Niên 

Ngày 12/02 vừa qua, Nghị Viện châu Âu đã chính thức bỏ phiếu thông qua hiệp định thương mại tự do (EVFTA) giữa Việt Nam với Liên minh Châu Âu (EU).

Nỗ lực cố gắng trong 10 năm qua cuối cùng đã mang lại quả ngọt, mở ra cơ hội đầy triển vọng cho Việt Nam.

Trong báo cáo "EVFTA - Động lực mới cho tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam" của VNDirect công bố trong ngày 13/02, EVFTA sẽ giúp Việt Nam có lợi thế ở 3 lĩnh vực, nhưng lại phải đối mặt với áp lực cạnh tranh và thách thức ở 3 lĩnh vực khác.

Nguồn: VNDirect

Nguồn: VNDirect

Điện tử, thủy sản và dệt may sẽ hưởng lợi lớn nhất

EVFTA mang lại nhiều lợi thế cho hàng xuất khẩu của Việt Nam tại thị trường EU. Theo hiệp định EVFTA, EU cam kết xóa bỏ 85,6% số dòng thuế đối với hàng hóa Việt Nam, tương ứng với 70,3% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang EU.

Các nhà phân tích tại VNDirect chia sẻ hiện tại, chỉ có hơn 42% giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang EU được hưởng thuế suất 0% theo Quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP). Trong vòng 7 năm kể từ khi EVFTA có hiệu lực, EU cam kết xóa bỏ 99,2% các dòng thuế, tương đương 99,7% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang EU.

Đối với các mặt hàng còn lại, EU cam kết cung cấp cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan với thuế nhập khẩu bằng 0%.

Đáng chú ý là EU là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam sau Mỹ trong năm 2019. Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và EU (28 nước, bao gồm cả Vương quốc Anh) đạt 56,4 tỷ USD trong năm 2019, chiếm gần 11% tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng háo của Việt Nam. Xuất khẩu sang EU được dự báo tăng 42,7% vào năm 2025 so với trường hợp không có EVFTA

Theo nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), nếu EVFTA có hiệu lực trong năm 2019, giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang EU có thể tăng khoảng 20% vào năm 2020, 42,7% vào năm 2025 và 44,4% vào năm 2030 so với kịch bản không có EVFTA. Đồng thời, nhập khẩu của Việt Nam từ EU cũng sẽ tăng nhưng với tốc độ chậm hơn.

Ở chiều ngược lại, CTCK VNDirect đánh giá Việt Nam cũng sẽ mở rộng thị trường cho hàng hóa xuất khẩu từ EU.

Theo đó, Việt Nam cam kết xóa bỏ 48,5% số dòng thuế đối với hàng hóa xuất khẩu từ EU ngay sau khi EVFTA có hiệu lực, tương đương 64,5% tổng giá trị nhập khẩu từ EU. Trong vòng 10 năm từ khi EVFTA có hiệu lực, Việt Nam cam kết xóa bỏ hơn 98,3% số dòng thuế đối với hàng hóa xuất khẩu của EU, tương đương 99,8% tổng giá trị nhập khẩu từ EU.

Hiện tại, EU là nhà cung cấp hàng hóa lớn thứ tư của Việt Nam. Xuất khẩu của EU sang Việt Nam chủ yếu bao gồm máy móc, hóa chất và thiết bị vận tải, đều là những mặt hàng cần thiết cho sự chuyển đổi mô hình phát triển và hiện đại hóa của nền kinh tế Việt Nam.

VNDirect nhận định: “Việc giảm thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ EU sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận với máy móc, thiết bị chất lượng cao và công nghệ mới từ châu Âu với giá thấp hơn. Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp cải thiện năng suất lao động cũng như tăng cường ứng dụng công nghệ cao, từ đó mở ra cơ hội tiến sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu”.

Ngoài ra, sự thâm nhập của hàng hóa châu Âu vào Việt Nam sẽ tạo ra áp lực cạnh tranh buộc các nhà sản xuất trong nước phải cắt giảm chi phí sản xuất và cải thiện chất lượng sản phẩm để cạnh tranh. Do đó, người tiêu dùng Việt Nam sẽ là bên được hưởng lợi lớn nhất.

Dược phẩm, sữa và chăn nuôi đối mặt với áp lực cạnh tranh với EU

Một số ngành trong nước như dược phẩm, sữa và chăn nuôi sẽ phải đối mặt với áp lực cạnh tranh gia tăng từ các sản phẩm nhập khẩu từ EU khi EVFTA có hiệu lực

Khoảng một nửa xuất khẩu dược phẩm của EU sẽ được miễn thuế ngay lập tức và phần còn lại được miễn thuế sau 7 năm. Việc giảm thuế nhập khẩu đối với dược phẩm từ EU sẽ làm tăng áp lực cạnh tranh đối với các nhà sản xuất dược phẩm trong nước.

Các nhà phân tích tại VNDirect cho rằng: "Việc giảm thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm chăn nuôi từ EU sẽ thúc đẩy sự thâm nhập của các sản phẩm này vào Việt Nam và làm gia tăng áp lực cạnh tranh đối với các sản phẩm chăn nuôi trong nước".

Một số nước châu Âu nổi tiếng về các sản phẩm sữa. Việc giảm thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU sẽ làm tăng áp lực cạnh tranh đối với các nhà sản xuất sữa trong nước.

Tuy vậy, CTCK VNDirect cho rằng EVFTA cũng mở ra cơ hội cho các công ty sữa Việt Nam tiếp cận dễ dàng hơn với công nghệ sản xuất và nguyên liệu sữa từ Châu Âu vốn được đánh giá cao về chất lượng và an toàn thực phẩm, từ đó góp phần cải thiện chất lượng các sản phẩm sữa trong nước.

Theo Nhịp Cầu Đầu Tư

63,9% doanh nghiệp Nhật Bản tham gia khảo sát có định hướng mở rộng kinh doanh ở Việt Nam.

Tại buổi họp báo công bố kết quả "Khảo sát thực trạng hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp (DN) Nhật Bản tại Châu Á và Châu Đại Dương năm tài chính 2019" sáng 14-2, ông Takeo Nakajima, Trưởng đại diện văn phòng Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) Hà Nội cho biết triển vọng về lợi nhuận kinh doanh của các DN Nhật Bản tại Việt Nam khá cao với tỉ lệ DN được dự tính có lợi nhuận kinh doanh năm 2019 là 65,5%. Mặc dù tình hình kinh doanh ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đang suy giảm thì Việt Nam vẫn có nhiều DN vững mạnh.

Với 63,9% DN tham gia khảo sát có định hướng mở rộng kinh doanh, Việt Nam là nước đứng đầu ASEAN về tỉ lệ này. Lý do các DN Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam là do kỳ vọng lớn về việc gia tăng doanh thu. Tuy nhiên, tỉ lệ này suy giảm so với năm ngoái, theo ông Takeo Nakajima, là do sự suy thoái nói chung của kinh tế thế giới.

Ông Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cho rằng nhìn tổng thể, các DN Nhật Bản vẫn tin tưởng và tiếp tục có mong muốn đầu tư tại Việt Nam. Ông Đỗ Nhất Hoàng cho biết năm 2019, các DN đến Việt Nam khảo sát, tìm hiểu thị trường tăng 30%.

Gần 64% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh ở Việt Nam - Ảnh 1.

Ông Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (trái), và ông Takeo Nakajima, Trưởng đại diện văn phòng JETRO Hà Nội

tại họp báo

Ông Takeo Nakajima cho biết các dự án được DN Nhật Bản quan tâm là dự án liên quan đến điện và thành phố thông minh. Các lĩnh vực DN Nhật Bản có thể đầu tư nhiều thời gian tới có thể chia làm 2 loại: DN sản xuất, gia công để xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản và DN hướng vào thị trường nội địa Việt Nam.

Theo ông Takeo Nakajima, sản xuất của DN sản xuất, gia công để xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản sẽ phụ thuộc nhiều vào thị trường Nhật Bản. Còn DN hướng vào thị trường nội địa Việt Nam sẽ gia tăng trong thời gian tới như lĩnh vực tiêu dùng (Uniqlo), công nghệ thông tin (IT), công nghệ số, lĩnh vực xây dựng, kỹ thuật môi trường, lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ. Ngoài ra, lĩnh vực du lịch đang được nhiều DN quan tâm, song do ảnh hưởng của dịch bệnh nên có độ trễ hơn. Hằng năm 1,4 triệu du khách qua lại giữa hai quốc gia, đây là lĩnh vực rất tiềm năng.

Kết quả khảo sát cũng cho thấy trong số 122 DN trả lời rằng có di chuyển địa điểm sản xuất trong thời gian tới, thì nguồn di chuyển là Trung Quốc với 62,7%, còn nơi di chuyển đến là Việt Nam với 42,3%, đứng vị trí số 1.

Ông Takeo Nakajima cho biết hiện nay, các DN có xu hướng chuyển dịch sang Việt Nam (hoặc một số nước khác) không phải là chuyển hoàn toàn cơ sở sản xuất, kinh doanh sang Việt Nam mà vẫn duy trì ở Trung Quốc và mở thêm cơ sở ở Việt Nam (hoặc một số nước khác), nhằm phân tán rủi ro kinh doanh tại Trung Quốc. Có thể thời gian tới, có xu hướng nếu Trung Quốc gặp khó trong xuất khẩu thì nhiều DN sẽ chuyển sản xuất sang Việt Nam. "Đây cũng là một xu thế đáng chú ý"- ông đánh giá.

Cũng theo Trưởng đại diện văn phòng JETRO, Hà Nội, nguyên nhân của việc di chuyển địa điểm sản xuất không chỉ là tránh ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Hiện nay chi phí sản xuất ở Trung Quốc khá cao, nên có thể các DN Nhật Bản muốn phân tán rủi ro trong sản xuất kinh doanh do chi phí cao, và một trong các địa bàn được lựa chọn là Việt Nam.

Theo Người Lao Động

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có văn bản gửi Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn về chế độ sử dụng đất và việc chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng cho dự án căn hộ khách sạn (condotel).

[TIN NÓNG CHO NHÀ ĐẦU TƯ BĐS]: Căn hộ condotel chính thức được cấp "sổ đỏ"

Theo đó, thời hạn sử dụng 50-70 năm. Cụ thể, thời hạn cho thuê đất đối với tổ chức để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ được xem xét, quyết định trên cơ sở dự án đầu tư hoặc đơn xin thuê đất nhưng không quá 50 năm, đối với dự án có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm, dự án đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn mà cần thời hạn dài hơn thì thời hạn cho thuê đất không quá 70 năm; khi hết thời hạn, người sử dụng đất nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng thì được Nhà nước xem xét gia hạn sử dụng đất.

Chỉ cấp cho các trường hợp đủ điều kiện. Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức rà soát các dự án đầu tư đã được phê duyệt và việc thực hiện giao đất, cho thuê đất của từng dự án để xác định mục đích sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai. 

Trường hợp đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật đất đai và pháp luật khác có liên quan thì thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất và không làm thay đổi quy mô, mục tiêu, quy hoạch của dự án.

Được biết, 2 năm trở lại đây do những vướng mắc về pháp lý của căn hộ condotel khiến nguồn cung loại hình này sụt giảm, nhà đầu tư mang tâm lý “dè chừng”. Nếu tốc độ tăng trưởng trung bình nguồn cung biệt thự nghỉ dưỡng tại Khánh Hòa, Phú Quốc, Đà Nẵng trong năm 2017 lần lượt là 35%, 27% , 5,5% thì con số này trong năm 2018-2019 bị giảm, lần lượt chỉ còn 7,3% và 2,6%.

Từ cuối năm 2018 kéo sang cả năm 2019, phân khúc nghỉ dưỡng với điển hình là sản phẩm condotel (căn hộ khách sạn) lao dốc không phanh sau thời kỳ bùng nổ 2016-2017. Số liệu của Hội môi giới Bất động sản Việt Nam cho thấy, lượng cung condotel mới trong quý III/2019 giảm gần 50% so với quý I, đạt 3.680 sản phẩm. Đáng chú ý, nguồn vốn tại hai thị trường trọng điểm là Đà Nẵng và Nha Trang sụt giảm mạnh, tỷ lệ hấp thụ chỉ đạt từ 20-30% lượng hàng được tung ra.

Trong khi khung pháp lý rõ ràng và chưa có sự đồng nhất giữa các địa phương thì thị trường lại tiếp tục bị ảnh hưởng năng nề vào cuối năm 2019 khi chủ đầu tư dự án Cocobay Đà Nẵng - Tập đoàn Empire thông báo không thể chi trả mức lợi nhuận 12% như đã cam kết với khách hàng. Sự đổ vỡ tại Cocobay khiến nhiều chuyên gia kinh tế lo ngại về hiệu ứng lan truyền có thể xảy ra tại nhiều dự án khác, làm phân khúc này bị tê liệt. Các chuyên gia cho rằng, mức lợi nhuận phù hợp chỉ rơi vào khoảng 6%.

Theo CafeF

Chủ trì buổi làm việc với Bộ Tư pháp và một số cơ quan liên quan về tích hợp, cung cấp dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực tư pháp trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia (DVCQG) chiều 14/2, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (VPCP) Mai Tiến Dũng nhấn mạnh tinh thần mạnh dạn triển khai, dần hoàn thiện, cung cấp dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực tư pháp trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia (DVCQG) đến với người dân, doanh nghiệp. 

Hoàn thiện dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực tư pháp

Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng phát biểu tại buổi làm việc

Đơn giản hóa thủ tục, giảm chi phí 

Thông tin tại cuộc họp, Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (TTHC), VPCP Ngô Hải Phan khẳng định, qua thực hiện cho thấy, các thủ tục về đăng ký giao dịch bảo đảm, cấp phiếu lý lịch tư pháp, đăng ký khai sinh là các TTHC có đủ điều kiện thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3; có tần suất thực hiện lớn.

Điển hình là trong năm 2018, đăng ký khai sinh là trên 3,7 triệu trường hợp; cấp phiếu lý lịch tư pháp trên 562.800 trường hợp; 627.651 hồ sơ thực hiện biện pháp đăng ký giao dịch bảo đảm, trong đó 30% hồ sơ thực hiện theo phương thức trực tiếp, qua đường bưu chính, 70% số hồ sơ thực hiện theo phương thức trực tuyến. Năm 2019, đăng ký khai sinh là gần 2,1 triệu trường hợp; 559.810 yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp; 710.489 hồ sơ thực hiện biện pháp đăng ký giao dịch bảo đảm.

Theo Cục trưởng Cục Kiểm soát TTHC, VPCP, hiện nay, các địa phương đã thực hiện liên thông các thủ tục đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi. Việc thực hiện liên thông TTHC đã góp phần đơn giản hóa thủ tục, giảm chi phí đi lại cho người dân. Tuy nhiên, còn có thể tiết giảm được đến mức tối đa chi phí thực hiện nếu được thực hiện thông qua Cổng DVC như cắt giảm giấy chứng sinh khi kết nối với dữ liệu của các cơ sở y tế... 

Cũng theo ông Ngô Hải Phan, để đáp ứng yêu cầu cải cách TTHC, hiện nay nhiều địa phương đã thực hiện tích hợp, cung cấp dịch vụ công trên Cổng DVCQG, trong đó có 6 địa phương (Quảng Ninh, Hà Nội, Hải Phòng, Hà Nam, Tây Ninh, Lai Châu) đã tích hợp thủ tục đăng ký khai sinh (1.063 hồ sơ đã được tiếp nhận, xử lý trực tuyến), 16 tỉnh đang thực hiện tích hợp, kiểm thử. 

Về cấp phiếu lý lịch tư pháp, 14 tỉnh, thành phố đang thực hiện tích hợp, kiểm thử để cung cấp dịch vụ công này trên Cổng DVCQG. Hiện nay, cơ sở dữ liệu đăng ký, quản lý hộ tịch đã được Bộ Tư pháp triển khai đến 60/63 địa phương. Đây là thuận lợi lớn để tích hợp, cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên phạm vi toàn quốc tại Cổng DVCQG. Đồng thời, việc triển khai này sẽ giúp địa phương không phải nhập số liệu, hồ sơ nhiều lần vào hệ thống, qua đó giảm thời gian, chi phí, tăng năng suất lao động. 

Cục Kiểm soát TTHC, VPCP kiến nghị Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với VPCP tái cấu trúc quy trình nghiệp vụ, đơn giản hóa TTHC làm cơ sở để xây dựng, tích hợp, cung cấp dịch vụ công trực tuyến đăng ký khai sinh, cấp phiếu lý lịch tư pháp chuẩn hóa, thống nhất, đơn giản, thuận tiện trên toàn quốc; tích hợp, chia sẻ dữ liệu đăng ký, quản lý hộ tịch, lý lịch tư pháp với Cổng DVCQG để cung cấp dịch vụ công trực tuyến, tích hợp, chia sẻ dữ liệu với hệ thống một cửa của các địa phương.

Bộ Tư pháp triển khai với tinh thần quyết liệt

Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc khẳng định, Bộ Tư pháp ủng hộ quyết tâm cao của Chính phủ trong cải cách TTHC. Tinh thần này đã được Bộ quyết liệt triển khai qua ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin.

Theo Thứ trưởng Bộ Tư pháp, 3 thủ tục trên đã đi rất xa trong ứng dụng công nghệ thông tin. Đăng ký giao dịch bảo đảm đã cung cấp dịch vụ công ở cấp độ 4; đăng ký khai sinh trực tuyến cho trẻ đã triển khai ở 60 tỉnh, thành rất thuận lợi. Cấp phiếu lý lịch tư pháp cũng đi tiên phong trong ứng dụng công nghệ thông tin, về cơ bản là thao tác trên môi trường mạng.

Theo Thứ trưởng Bộ Tư pháp, với dịch vụ cấp phiếu lý lịch tư pháp, ở đầu mối của Bộ, việc tích hợp trên Cổng DVCQG chỉ còn vấn đề kỹ thuật. Với việc đăng ký khai sinh, Bộ Tư pháp chỉ quản lý Nhà nước, không thực hiện trực tiếp. Bộ sẵn sàng chia sẻ thông tin quản lý Nhà nước mà Bộ có.

Với dịch vụ đăng ký giao dịch bảo đảm, Bộ Tư pháp chỉ thực hiện dịch vụ này đối với tài sản là động sản (trừ tàu bay, tàu biển thuộc thẩm quyền của Bộ Giao thông Vận tải). Đây là dịch vụ công tốt nhất vì rất nhanh, rất hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của thị trường. Tuy nhiên, toàn bộ thiết kế từ năm 2000 đến nay là của Ngân hàng Thế giới vì nằm trong khoản vay cam kết Chính phủ.

Do đó, Bộ Tư pháp chưa thể trả lời về việc kết nối dịch vụ giao dịch bảo đảm lên Cổng DVCQG. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc đề nghị VPCP có ý kiến tháo gỡ. Theo ông, nếu được như vậy, chắc chắn việc kết nối không có khó khăn gì vì hiện hệ thống đang chạy rất tốt. Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng khẳng định sẽ làm việc với Ngân hàng Thế giới về vấn đề này để làm sao chuyển giao bản quyền về Bộ Tư pháp.

Tại cuộc họp, nhiều ý kiến địa phương bày tỏ nhất trí với việc tích hợp 3 dịch vụ trên lên Cổng DVCQG và đề nghị thực hiện càng sớm càng tốt. Đại diện Bộ Công an cho biết đơn vị hoàn toàn ủng hộ việc phải cải cách để giảm bớt thủ tục thời gian cho người dân khi thực hiện TTHC. Về cấp phiếu lý lịch tư pháp, đại diện Bộ cho biết cần tiếp tục cải cách đặc biệt là phần nhập hồ sơ và trả phiếu lý lịch cho người dân. Giám đốc Sở Tư pháp Ngô Anh Tuấn nhất trí với 3 dịch vụ lĩnh vực tư pháp được nêu tại cuộc họp và đề nghị thực hiện ngay từ quý I/2020.

Kết luận cuộc họp, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nêu rõ tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng là quyết liệt triển khai tích hợp các dịch vụ công lên Cổng DVCQG với phương châm “lấy cải cách hành chính làm dẫn dắt và công nghệ thông tin làm phương tiện, rút ngắn thời gian thực hiện các dịch vụ công cho người dân”.

Liên quan đến kết nối của 3 dịch vụ công lĩnh vực tư pháp, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng đề nghị Bộ Tư pháp chỉ đạo các cơ quan liên quan triển khai, tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện. 

Theo Pháp Luật Việt Nam 

Phản ứng trước việc thông qua EVFTA và EVIPA giữa Việt Nam và EU, chính giới CH Séc cho rằng thỏa thuận này có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế theo định hướng xuất khẩu của Séc.

EVFTA: Dong luc thuc day quan he kinh te Viet Nam va CH Czech hinh anh 1Sản phẩm thủy sản Việt Nam tại TTTM Tamda Food, Tp.Ustí nad Labem, CH Séc. (Ảnh: Hồng Kỳ/TTXVN)

Theo phóng viên TTXVN tại Cộng hòa Séc, việc Nghị viện châu Âu (EP) chính thức thông qua Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-Liên minh châu Âu (EU) được gọi là EVFTA và Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam-EU (EVIPA) với số phiếu đồng thuận ủng hộ cao đã mở ra trang mới trong quan hệ hợp tác và đối tác toàn diện giữa Việt Nam và EU, các nước Trung-Đông Âu trong đó có CH Séc. Quyết định của EP đã nhận được sự hưởng ứng và phản hồi tích cực trong dư luận EU nói chung và CH Séc nói riêng.

Nghị sỹ châu Âu của CH Séc, Phó Chủ tịch EP Dita Charanzová hoan nghênh việc EP thông qua hiệp định EVFTA và cho rằng Ủy ban châu Âu (EC) đã đàm phán thành công một thỏa thuận rất chất lượng, tạo điều kiện mở ra một thị trường mới cho các công ty của Séc và một thỏa thuận thương mại với một quốc gia như Việt Nam có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế theo định hướng xuất khẩu của Séc.

Sau khi hiệp định EVFTA được thông qua, các công ty Séc có thể tiết kiệm được 900 triệu korun (hơn 900 tỷ đồng Việt Nam). Theo Phó Chủ tịch EP, Việt Nam là đối tác thương mại truyền thống của CH Séc và đây là điều kiện thuận lợi lớn đối với các công ty của Séc trong cạnh tranh thương mại.

Các chuyên gia kinh tế Séc nhận định EVFTA sẽ mang lại cơ hội lớn để Việt Nam và CH Séc thúc đẩy mở rộng hợp tác kinh tế-thương mại song phương vì theo hiệp định, hầu như tất cả các rào cản thuế quan sẽ từng bước được gỡ bỏ. Điều này tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Séc xuất khẩu hàng hóa trong các lĩnh vực mà Séc có thế mạnh như công nghiệp dệt may, thủy tinh, ô tô, cơ khí, kỹ thuật điện tử, thực phẩm và hóa chất... Đáng chú ý, theo Bộ Ngoại giao CH Séc, hiệp định EVFTA sẽ giúp các sản phẩm cơ khí của Séc xuất khẩu sang Việt Nam tăng hơn 30% trong những năm tới đây và các công ty của Séc cũng có cơ hội tiếp cận dịch vụ mua sắm công của Việt Nam.

Phó Chủ tịch Phòng Thương mại Séc, ông Borivoj Minar, đánh giá: “Hiệp định EVFTA mang lại lợi ích quan trọng cho các doanh nghiệp Séc, bởi vì khoảng 85% số lượng hàng xuất khẩu của Séc sang Việt Nam sẽ được miễn thuế. Chúng tôi muốn xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cho các doanh nghiệp Việt Nam để phục vụ sản xuất. EVFTA cũng sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam gia tăng xuất khẩu hàng hóa sang Séc”.

Trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN, ông Trần Hiệp Thương-nguyên Tham tán Thương mại Đại sứ quán Việt Nam tại CH Séc nói: “EVFTA sẽ tạo điều kiện thuận lợi mới cho các doanh nghiệp của Việt Nam, Séc nói riêng và EU nói chung vì theo cam kết của hiệp định này tất cả những dòng thuế có lộ trình gần như trở về không. Điều đó có nghĩa là hàng hóa Việt Nam, nhất là các sản phẩm nông sản và thủy sản có điều kiện tiếp cận thị trường châu Âu”.

Đặc biệt, dư luận tại CH Séc kỳ vọng Hiệp định EVFTA sẽ tạo động lực mới thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa CH Séc và Việt Nam. Các phương tiện truyền thông và báo lớn ở CH Séc như Truyền hình Séc (Česká televize), Thời báo kinh tế Séc (Hospodářské noviny), Báo Tin tức Séc (Novinky.cz)...đã đưa tin về việc EP thông qua EVFTA, trong đó nêu bật tầm quan trọng và lợi ích của Hiệp định EVFTA đối với nền kinh tế EU nói chung và CH Séc nói riêng, trong đó nhấn mạnh, ngay sau khi có hiệu lực Hiệp định EVFTA sẽ tạo điều kiện mở rộng thương mại, thúc đẩy việc làm và tăng trưởng kinh tế cho cả hai bên thông qua lộ trình loại bỏ dần 99% tất cả các dòng thuế.

Trong bối cảnh Việt Nam và CH Séc đang hướng tới các hoạt động kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (2/1950-2/2020), việc EVFTA đã được EP thông qua và sớm đi vào thực hiện có ý nghĩa quan trọng, tạo động lực mới góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước lên tầm cao mới./.

Theo TTXVN/Vietnamplus

Đối tác chiến lược