Tin tức

Ngô Thị Lam Vân

Ngô Thị Lam Vân

Ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND Tp.HCM, nếu quy trình để thực hiện một dự án BĐS có đất hỗn hợp còn chậm trễ, gây khó khăn cho doanh nghiệp thì thành phố (TP) sẽ coi lại quy trình xử lý nội bộ để làm nhanh hơn.

Phó Chủ tịch Tp.HCM: Thành phố sẽ cố gắng làm nhanh quy trình thực hiện dự án cho doanh nghiệp

Theo kiến nghị của Hiệp hội BĐS Tp.HCM (HoREA) quy trình để thực hiện một dự án BĐS có đất hỗn hợp, doanh nghiệp phải trải qua 6 bước: 1. Thủ tục quyết định chủ trương đầu tư; 2. Trình duyệt quy hoạch chi tiết 1/500; 3. Làm thủ tục giao thuê đất; 4. Doanh nghiệp phải lập thủ tục xác định nghĩa vụ tài chính, nộp tiền sử dụng đất. 5. Được cấp “sổ đỏ” dự án; 6. Doanh nghiệp được công nhận chủ đầu tư, thẩm định thiết kế, cấp giấy phép xây dựng và triển khai đầu tư xây dựng. Quy trình này hiện đang chậm trễ và gây khó khăn cho doanh nghiệp.

“Doanh nghiệp BĐS luôn mong muốn sớm được nộp tiền sử dụng đất sớm. Vì hiện nay quy trình nộp quá lâu. Doanh nghiệp muốn bán được thì bắt buộc phải nộp tiền sử dụng đất, quy trình nộp nghĩa vụ tài chính chính chậm trễ đã làm ảnh toàn bộ quy trình cấp phép, triển khai xây dựng dự án của doanh nghiệp”, ông Châu nhấn mạnh.

Phó Chủ tịch Tp.HCM: Thành phố sẽ cố gắng làm nhanh quy trình thực hiện dự án cho doanh nghiệp - Ảnh 1.

Phó chủ tịch UBND TP Võ Văn Hoan cho biết, sẽ xem lại để quy trình thực hiện dự án cho doanh nghiệp nhanh hơn. Ảnh: Hạ Vy

Trả lời kiến nghị của HoREA, Phó Chủ tịch UBDN Tp.HCM Võ Văn Hoan cho rằng, bắt buộc doanh nghiệp BĐS phải thực hiện theo đúng quy trình thực hiện dự án BĐS theo quy định của pháp luật. Bản thân cán bộ nhà nước không dám buông lơi để doanh nghiệp hoàn thành dự án xong mới nộp nghĩa vụ tài chính.

Theo ông Hoan, nghĩa vụ tài chính là khâu khó thực hiện. Nếu chưa thực hiện khâu này thì nhà nước sẽ không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nếu doanh nghiệp đi ngược, có giấy chứng nhận, triển khai xây dựng dự án xong mới nộp tiền sử dụng đất rất dễ dẫn đến doanh nghiệp nợ tiền sử dụng đất. Chưa kể, bản thân doanh nghiệp chưa biết được mình có nộp tiền sử dụng đất ít hay nhiều, giá thành của dự án sẽ ra sao, rồi chuyển nhượng như thế nào nếu không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Ông Hoan cho rằng, để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nghĩa vụ tài chính cho Nhà nước quyết định thì cứ phải làm, cấp phép xây dựng vẫn cứ phải cấp. Bởi thực tế có nhiều CĐT bỏ tiền vào đất, nếu không được giải quyết thì rất khó khăn cho doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp tiền dự án nằm trong ngân hàng.

Phó Chủ tịch Tp.HCM: Thành phố sẽ cố gắng làm nhanh quy trình thực hiện dự án cho doanh nghiệp - Ảnh 2.

Theo ông Châu, quy trình nộp nghĩa vụ tài chính chính chậm trễ đã làm ảnh toàn bộ quy trình cấp phép, triển khai xây dựng dự án của doanh nghiệp. Ảnh: Hạ vy

“Về phía Thành phố, nếu thấy các quy trình thực hiện dự án chưa quy định hoặc quy trình chậm thì sẽ báo cáo lên trên để làm nhanh và làm theo quy trình chặt chẽ. Doanh nghiệp phải hoàn thành các khâu thì dự án mới chạy được”, ông Hoan khẳng định.

Ông Nguyễn Văn Đồi, Giám đốc SSG, đại diện các doanh nghiệp BĐS cũng cho ý kiến, thực tế rất nhiều doanh nghiệp BĐS đang gồng mình lên để thực hiện dự án. Quy trình thực hiện dự án 4 bước, 5 bước hay 6 bước không quan trọng mà quan trong là mất bao lâu để thực hiện các bước đó. Doanh nghiệp luôn mong muốn được nộp tiền sử dụng đất càng nhanh càng tốt. Thực tế thì quy trình vẫn phải thực hiện nhưng cần phải nhanh. Nếu không thực hiện nghĩa vụ tài chính trước thì có một số doanh nghiệp chưa xong đã bán lúa non, chưa biết tiền sử dụng đất bao nhiêu đã bán, bán hớ, bán giá thấp khi doanh nghiệp phá sản lại kêu.

“Các sở ban ngành thẩm định để cho doanh nghiệp đóng tiền sử dụng đất càng nhanh càng tốt. Điều này thể hiện sức khỏe của doanh nghiệp để doanh nghiệp có thể đi các bước tiếp theo trong việc thực hiện một dự án”, đại diện doanh nghiệp này nhấn mạnh.

Theo CafeF

Việt Nam vẫn hưởng ưu đãi của WTO và vẫn bị Mỹ áp thuế chống trợ cấp dù nằm trong danh sách các nước "đang phát triển" hay không.

Ngày 10/2, Mỹ đã đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các nước đang phát triển. Trả lời VnExpress hôm nay (21/2), ông Lê Triệu Dũng - Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, việc này "không có tác động gì lớn".

Để được xem là nước đang phát triển, theo cách tiếp cận mới của Mỹ, thị phần thương mại phải thấp hơn 0,5% tổng thương mại thế giới. Theo dữ liệu từ WTO, tổng kim ngạch xuất và nhập khẩu của Việt Nam năm 2018 lần lượt đạt 242,6 tỷ USD (chiếm 1,3% thị phần toàn thế giới) và 235,5 tỷ USD (1,19% thị phần) - đều cao hơn mức 0,5%.  

"Do đó, chúng ta và nhiều nước không nằm trong danh sách. Việc thay đổi không có tác động thực tế đến Việt Nam", đại diện Bộ Công Thương khẳng định.

Ở khía cạnh điều tra chống trợ cấp, theo quy định của WTO, các chính phủ phải chấm dứt điều tra chống trợ cấp nếu biên độ trợ cấp là không đáng kể (dưới 1% giá trị hàng hóa). Tuy nhiên, với các nước đang phát triển, mốc này là dưới 2%. 

"Nhưng trong 7 cuộc điều tra chống trợ cấp của Mỹ với Việt Nam đến nay, Mỹ đều kết luận Việt Nam có trợ cấp, và mức trợ cấp đều trên 2%", ông thông tin.

Về lâu dài, khi xu hướng điều tra chống trợ cấp của Mỹ với Việt Nam gia tăng, chính sách này sẽ có tác động nhất định nếu có vụ việc kết luận mức trợ cấp dưới 2%. Khi đó, Việt Nam vẫn phải chịu áp thuế do đã nằm ngoài danh mục các nước đang phát triển được Mỹ công nhận.

Công nhân trong một nhà máy sản xuất ô tô tại Việt Nam. Ảnh: Reuters

Công nhân trong một nhà máy sản xuất ô tô tại Việt Nam. Ảnh: Reuters

Trong bối cảnh không ở trong danh sách các nước đang phát triển của Mỹ, Bộ Công Thương cho biết, Việt Nam vẫn được hưởng quy chế quốc gia đang phát triển trong khuôn khổ Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Đối xử tối huệ quốc (MFN) là nguyên tắc cơ bản trong thương mại quốc tế của WTO, theo đó một nước thành viên phải dành sự đối xử như nhau cho mọi thành viên WTO khác, không phân biệt nước phát triển, đang phát triển hay kém phát triển.

Ngoài ra, các nước phát triển dành cho các nước đang và kém phát triển một số linh hoạt, trong đó linh hoạt lớn nhất là "Chương trình ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP)". Thêm vào đó, linh hoạt khác là được miễn trừ việc bị các nước phát triển áp thuế chống trợ cấp hay thuế chống bán phá giá nếu như mức xuất khẩu được họ xác định với khối lượng nhỏ hoặc khoản trợ cấp là không đáng kể.

Chính quyền Trump từ lâu vẫn muốn chấm dứt các ưu đãi đặc biệt này với các quốc gia nằm trong một số nhóm nước khác, như G20, OECD hoặc các nước được Ngân hàng Thế giới (WB) coi là thu nhập cao.

Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) nói thêm, mục đích của họ là tránh việc nhiều nước đã là quốc gia phát triển nhưng vẫn tự coi mình là nước đang phát triển để hưởng ưu đãi.

Lần này, những cái tên bị loại khỏi danh sách không chỉ có Việt Nam mà còn Albania, Argentina, Armenia, Brazil, Bulgaria, Trung Quốc, Colombia, Costa Rica, Georgia, Hong Kong, Ấn Độ, Indonesia, Kazakhstan, Cộng hòa Kyrgyz, Malaysia, Moldova, Montenegro, North Macedonia, Romania, Singapore, Nam Phi, Hàn Quốc, Thái Lan, Ukraine.

Trong thông cáo ngày 10/2, USTR khẳng định "đã cân nhắc ảnh hưởng của quyết định này, và thấy rằng nó không có tác động kinh tế đáng kể lên lượng lớn doanh nghiệp nhỏ. Do nó chỉ nhằm phục vụ các hoạt động nội bộ và pháp lý của USTR".

Dù vậy, SCMP cho rằng việc này sẽ giúp Mỹ hạ ngưỡng tiêu chuẩn để điều tra liệu một quốc gia có đang làm tổn hại đến các ngành công nghiệp của nước này bằng các biện pháp trợ giá xuất khẩu bất công hay không. USTR cũng cho biết quyết định điều chỉnh phương pháp đánh giá với các nền kinh tế đang phát triển, nhằm điều tra thuế chống trợ cấp, là cần thiết. Do quy định cũ của Mỹ có từ năm 1998 và "hiện đã lỗi thời".

Cơ quan chức năng của Việt Nam vẫn đang theo dõi sát tình hình để có những cảnh báo, khuyến cáo kịp thời. Hôm qua (20/2), trả lời về việc Mỹ đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các nước đang phát triển, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Đoàn Khắc Việt cũng cho biết sẽ "duy trì đối thoại, phối hợp với Mỹ nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại song phương".

 Theo VNExpress

Năm 2020 sẽ chứng kiến ​​sự gia tăng của các nhóm mã độc di động và tội phạm mạng tấn công thiết bị di động, cũng như các nhóm tin tặc sử dụng những phương pháp và công cụ tấn công mới.

5 xu hướng an ninh mạng tại châu Á - Thái Bình Dương năm 2020 - Ảnh 1.

Đây là hai trong những dự đoán của Hãng bảo mật Kaspersky về tình hình tấn công mạng tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APAC) trong thời gian tới.

Từ những quan sát và phát hiện do nhóm nghiên cứu và phân tích toàn cầu của Kaspersky (GReAT) thực hiện, kết hợp với xu hướng công nghiệp và công nghệ, các dự đoán được đưa ra nhằm bổ sung thông tin cho ngành an ninh mạng và các ngành liên quan trong khu vực APAC.

Gia tăng mã độc di động

Khi lượng người dùng chuyển từ PC sang nền tảng di động đang tăng lên, số lượng các tác nhân đe dọa theo đó cũng sẽ xâm nhập vào không gian mạng. Một số lỗ hổng zero-day trên Android và iOS, như phần mềm gián điệp trên iOS có thể lưu giữ dữ liệu bí mật như ảnh iMessage và vị trí GPS cũng đã được Kaspersky báo cáo vào năm 2019…

Ông Vitaly Kamluk, giám đốc GReAT khu vực APAC của Kaspersky, cho biết: "Người dùng điện thoại di động tại APAC vẫn dễ bị ảnh hưởng bởi tấn công phi kỹ thuật (social-engineering) - hiện tại là một trong những kỹ thuật tấn công phổ biến nhất. Người dùng thường bị đánh lừa bởi lừa đảo trực tuyến, quay số tự động, tấn công người dùng bằng các bức ảnh hoặc đoạn phim nhạy cảm, cũng như những dịch vụ trực tuyến miễn phí cung cấp video streaming miễn phí. Những phương thức này thường đi kèm với công cụ khai thác tiền điện tử ẩn trong trình duyệt".

Nhiều cuộc tấn công nhắm vào các quốc gia liên quan đến Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (Belt and Road Initiative - BRI)

Năm 2019, Kaspersky đã nhận thấy​​ một vài nhóm tin tặc như Ocean Lotus, Lucky Mouse và HoneyMyte nhắm vào các quốc gia trong khu vực có liên quan đến BRI. Có khả năng nhiều cuộc tấn công được thúc đẩy bởi BRI sẽ được thực hiện trong thời gian tới. 

BRI là một chương trình nhằm kết nối Trung Quốc với thế giới được công bố vào năm 2019. Dự án nhằm mục đích liên kết Trung Quốc với châu Á, châu Phi và châu Âu thông qua các mạng lưới đất liền và hàng hải liên kết với nhau. Mục tiêu là đẩy mạnh tăng trưởng thương mại và kinh tế, cũng như thúc đẩy hội nhập khu vực.

Tấn công chuỗi cung ứng vẫn là một trong những mối đe dọa lớn nhất

Năm 2019, các nhà nghiên cứu của Kaspersky cũng đã phát hiện và công bố các lỗ hổng bảo mật của một số công ty chuỗi cung ứng phần mềm ở châu Á. Nhóm tin tặc được biết đến với tên ShadowPad/Shadow Hammer được cho là đứng sau hoạt động tấn công này.

Đáng chú ý, một cuộc khảo sát do Kaspersky thực hiện cho thấy tấn công chuỗi cung ứng nếu thực hiện thành công có thể gây tổn thất trung bình 2,57 triệu USD. Nhóm tin tặc này đã hoạt động trong nhiều năm với các cuộc tấn công tương tự ở quy mô nhỏ hơn.

Thế vận hội Olympic tại Nhật Bản

Việc triển khai các chiến dịch tấn công mạng có động cơ chính trị trong thời gian diễn ra thế vận hội Olympic gần như đã trở thành một "truyền thống". Với căng thẳng chính trị dâng cao ở nhiều khu vực trên thế giới, một hoặc thậm chí một vài cuộc tấn công được dự đoán sẽ diễn ra trong thời gian diễn ra thế vận hội Olympic sắp tới ở Tokyo.

Kỹ thuật và nền tảng mới từ các tác nhân đe dọa đã biết

Năm 2019, các nhà nghiên cứu của Kaspersky đã phát hiện các tác nhân đe dọa APT (Advanced Persistent Threats) hoạt động trong khu vực APAC thực hiện các kỹ thuật và phương pháp mới như: Steganography sử dụng bởi Ocean Lotus; mã độc trong ngôn ngữ lập trình Nim phát triển bởi Zebrocy hoặc các tệp LNK độc hại sử dụng bởi HoneyMyte…

Stephan Neumeier, giám đốc điều hành Kaspersky khu vực APAC, cho biết: "Với các quốc gia phát triển đi đầu trong công nghệ 5G và cách mạng công nghiệp 4.0, cũng như những nền kinh tế mới nổi với dân số trẻ và tính di động cao, khu vực APAC chắc chắn là trung tâm của công nghệ và xu hướng mới, góp phần định hình thập kỷ mới. Các tổ chức và cá nhân có thể tham khảo dự đoán của chúng tôi để đưa ra quyết định tốt hơn, đặc biệt là khi hình thành thói quen và thúc đẩy bảo vệ an ninh mạng".

Theo Tuổi Trẻ Online

Cán bộ, nhân viên quản lý, vận hành tuyến metro số 1 (TP.HCM) sẽ học tập kinh nghiệm thực tế tại Nhật Bản trước khi tuyến đường sắt này đi vào vận hành.

Ngày 21/2, Công ty Đường sắt đô thị số 1 (Ban quản lý Đường sắt đô thị TP.HCM) ký kết văn bản hợp tác với Tokyo Metro - công ty quản lý, vận hành tàu điện ngầm lớn nhất Nhật Bản. Lễ ký kết có sự tham dự của Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong và Phó chủ tịch UBND TP Võ Văn Hoan.

Theo Ban quản lý Đường sắt đô thị TP.HCM, thông qua việc hợp tác, các cán bộ, nhân viên quản lý tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên cùng các bên liên quan sẽ được tạo điều kiện học tập thực tế tại Nhật Bản.

Nhan vien tuyen metro so 1 se qua Nhat Ban hoc cach van hanh hinh anh 1 nc.jpg

Lãnh đạo UBND TP.HCM cùng Ban quản lý Đường sắt đô thị TP.HCM tại lễ ký kết. Ảnh: Quang Huy.

Để đáp ứng việc quản lý, vận hành, bảo dưỡng tuyến metro số 1, Công ty Đường sắt đô thị số 1 cần hơn 700 nhân sự. Thời gian tới, chuyên gia, diễn giả của Công ty Tokyo Metro sẽ tư vấn, hỗ trợ cho Công ty Đường sắt đô thị số 1 về chuyên môn và kinh nghiệm thông qua các hội thảo tại TP.HCM.

Ngày 7/2, Ban quản lý Đường sắt đô thị TP.HCM tổ chức lễ thông toàn tuyến metro đô thị số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) dài 19,7 km, trong đó có 2,6 km đường hầm nối 3 nhà ga Bến Thành - Nhà hát TP - Ba Son.

Ông Huỳnh Hồng Thanh, Phó ban quản lý Đường sắt đô thị, cho biết trước đợt nghỉ lễ 30/4, các công nhân sẽ đẩy nhanh tiến độ và hoàn thiện việc tái lập mặt đường Lê Lợi, hoàn thành hệ thống cơ điện tầng B1 của ga nhà hát thành phố.

Nhan vien tuyen metro so 1 se qua Nhat Ban hoc cach van hanh hinh anh 2 ham_metro_6_zing.jpg

Tuyến metro số 1 TP.HCM vừa được thông tuyến ngày 17/2. Ảnh: Lê Quân.

Công ty Đường sắt đô thị số 1 được UBND TP.HCM thành lập ngày 1/12/2015, và chính thức phê duyệt điều lệ tổ chức và hoạt động ngày 25/7/2019. Công ty này có nhiệm vụ chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc quản lý vận hành và bảo dưỡng sau khi tuyến metro số 1 được hoàn thành.

Công ty Tokyo Metro là đơn vị sở hữu, vận hành, bảo trì 9 tuyến tàu điện ngầm của Nhật Bản với chiều dài 195 km, 179 nhà ga và 2.725 toa xe. Với hơn 10.000 nhân sự, lưu lượng khách của công ty hiện đạt 7,6 triệu lượt/ ngày.

Nhan vien tuyen metro so 1 se qua Nhat Ban hoc cach van hanh hinh anh 3 BenThanhSuoiTienMetro_INFOGRAPHIC_1.jpg

Theo Zing News

 

TP HCM vừa có văn bản đề nghị Bộ Nội vụ hướng dẫn quy trình, thành phần hồ sơ thành lập Thành phố  thuộc Thành phố trực thuộc Trung ương.

TP HCM sẽ có  “TP phía Đông”

Cầu Sài Gòn - cửa ngõ Đông Bắc TP HCM. 

Theo đó, song song với việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, UBND TP HCM đang xây dựng Đề án thí điểm mô hình chính quyền đô thị tại TP. Trong đó, thành lập TP phía Đông trực thuộc TP HCM, trên cơ sở gộp nguyên trạng tổng diện tích tự nhiên và dân số của 3 quận, gồm quận 2, 9 và Thủ Đức (theo định hướng quy hoạch phát triển khu đô thị sáng tạo tương tác cao phía Đông TP). Dự kiến TP phía Đông rộng hơn 211km2, với hơn 1,16 triệu dân.

Theo TP HCM, việc sáp nhập 3 quận để thành lập TP phía Đông (đưa từ đô thị loại cao xuống đô thị loại thấp) là chưa có tiền lệ. Do đó, TP HCM đề nghị Bộ Nội vụ hướng dẫn quy trình, thành phần hồ sơ và cho ý kiến có thực hiện lập hồ sơ đề án phân loại đô thị đối với TP phía Đông hay không; việc thành lập TP phía Đông có phụ thuộc vào chương trình phát triển đô thị toàn tỉnh theo Nghị quyết 1210/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hay không?

Trước đó, để chuẩn bị tốt hơn cho tương lai TP HCM trong 20 năm tới, chính quyền TP đang tìm kiếm đến một chiến lược phát triển để chuyển đổi khu vực phía Đông thành khu vực đổi mới sáng tạo và tương tác cao. Phạm vi nghiên cứu là diện tích của quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức. TP HCM đã tổ chức cuộc thi tuyển quốc tế  nhằm tìm kiếm ý tưởng “quy hoạch không gian đô thị” có tích hợp với “chiến lược phát triển kinh tế - xã hội”. 

Tháng 11/2019, UBND TP HCM tổ chức hội thảo định hướng quy hoạch Khu đô thị sáng tạo tương tác cao phía Đông TP HCM. Đây là hội thảo lần thứ 2 nhằm hiện thực hóa Khu đô thị sáng tạo phía Đông (gồm quận 2, 9 và Thủ Đức).

Nhân dịp này, UBND TP HCM cũng đã trao giải cho cuộc thi tuyển quốc tế ý tưởng quy hoạch Khu đô thị sáng tạo tương tác cao phía Đông TP HCM, với 1 giải nhất, 1 giải nhì và 4 giải khuyến khích. 

Khu đô thị sáng tạo phía Đông với nền tảng là hệ thống trường đại học ở quận Thủ Đức, khu công nghệ cao (quận 9) và trung tâm tài chính ở Thủ Thiêm trong tương lai.

Theo Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong, các ý tưởng quy hoạch từ các sản phẩm dự giải cũng gợi ý cho TP giải quyết nhiều vấn đề bức xúc, thách thức hiện nay và trong tương lai như: Phát triển đi liền tiến bộ xã hội, tăng nguồn nhân lực, mở rộng kết nối, giải quyết bài toán chống ngập, nâng cao chất lượng sống khu dân cư hiện hữu, cải tạo giao thông...

Theo Báo Pháp Luật

Báo cáo của Bộ Xây dựng ghi nhận mức giá căn hộ cao cấp giảm, trong khi đó, giá căn hộ phân khúc trung cấp và bình dân tăng cao.

Ảnh: TheLeader

Bộ Xây dựng vừa công bố thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản 2019. Theo đó,  Bộ Xây dựng cho biết, qua tổng hợp từ 37/63 UBND có báo cáo đối với dự án phát triển nhà ở: có 335 dự án với 175.801 căn hộ được cấp phép; 561 dự án với 273.951 căn hộ đang triển khai xây dựng; 186 dự án với 66.155 căn hộ hoàn thành.

Về số lượng các dự án phát triển nhà ở xã hội, theo tổng hợp từ 30/63 UBND có báo cáo, trong năm 2019 có 25 dự án với 13.752 căn hộ được cấp phép; 58 dự án với 30.517 căn hộ đang triển khai xây dựng; 22 dự án với 7.361 căn hộ hoàn thành.

Về lượng giao dịch bất động sản, Bộ Xây dựng cho biết: trong năm 2019 có 82.604 giao dịch bất động sản thành công.

Về nguồn cung tổng hợp từ 36/63 UBND có báo cáo, Bộ Xây dựng cho biết trong năm 2019 có 203 dự án với 85.612 căn hộ đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai được Sở Xây dựng có văn bản thông báo đủ điều kiện.

Trong đó, tại Hà Nội có 61 dự án mới đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai với 31.184 căn hộ chung cư và 1.963 căn nhà ở thấp tầng.

Còn tại TP.HCM có 47 dự án mới đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai với 23.485 căn hộ chung cư, 883 căn nhà thấp tầng và 436 căn biệt thự.

Trong khi giá chung cư cao cấp giảm thì giá phân khúc trung cấp tăng mạnh trong năm 2019. Ảnh: tinnhanhchungkhoan.vn

Trong khi giá chung cư cao cấp giảm thì giá phân khúc trung cấp tăng mạnh trong năm 2019. Ảnh: tinnhanhchungkhoan.vn

Giá chung cư tại TP.HCM tăng gấp gần 7 lần Hà Nội

Báo cáo của Bộ Xây dựng cũng cho biết biến động chỉ số giá một số loại bất động sản, gồm giá nhà chung cư và giá nhà ở riêng lẻ tại các đô thị lớn.

Theo đó, trong năm 2019, giá bất động sản tại Hà Nội và TP.HCM có biến động, tuy nhiên mức độ biến động không lớn.

Cụ thể tại Hà Nội, giá căn hộ chung cư tăng khoảng 0,54% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó riêng đối với phân khúc căn hộ cao cấp giá giảm khoảng 0,44% so với cùng kỳ năm 2018.

Còn căn hộ trung cấp giá tăng khoảng 0,94% so với cùng kỳ năm 2018, căn hộ bình dân giá tăng khoảng 1,94% so với cùng kỳ năm 2018.

Đối với nhà ở riêng lẻ giá tăng khoảng 3,01% so với cùng kỳ năm 2018;

Tại TP.HCM, giá căn hộ chung cư tăng khoảng 3,52% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó đối với phân khúc căn hộ cao cấp giá giảm khoảng 3,00% so với cùng kỳ năm 2018.

Căn hộ trung cấp giá tăng khoảng 3,66% so với cùng kỳ năm 2018, căn hộ bình dân giá tăng khoảng 3,75% so với cùng kỳ năm 2018. Đối với nhà ở riêng lẻ giá tăng khoảng 8,99% so với cùng kỳ năm 2018.

Theo Nhịp Cầu Đầu Tư

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ đến năm 2030 tại 5 địa điểm. Tổng diện tích điều chỉnh là 58,9 ha, phần diện tích này được chuyển hầu hết sang đất ở.

Địa điểm số 1 - vị trí tại phần diện tích phía Nam thuộc khu du lịch Văn Lang (tên địa danh là đồng Cây Sa), thuộc phường Tiên Cát, quy mô diện tích 6,6 ha. Quy hoạch chung năm 2015 định hướng chức năng địa điểm này là mặt nước; nay được điều chỉnh chức năng sử dụng đất thành đất đơn vị ở mới kết hợp dịch vụ du lịch (tuyến phố đi bộ và quảng trường nhạc nước). Đối với phần diện tích mặt nước bị giảm đi do điều chỉnh quy hoạch chung sẽ bổ sung bằng việc điều chỉnh quỹ đất quy hoạch là đất ở mới thuộc phường Vân Phú sang thành đất cây xanh mặt nước.

Địa điểm số 2 - vị trí tại dải đất phía Bắc và đông Nam, thuộc khu đất quy hoạch trường đại học Hùng Vương, thuộc phường Vân Phú và Dữu Lâu, quy mô diện tích 20,9ha. Địa điểm số 2 chức năng theo quy hoạch chung 2015 là đất Giáo dục đào tạo. Điều chỉnh chức năng khu đất nêu trên thành đất đơn vị ở mới và đất tái định cư. Phần diện tích còn lại của trường phải đảm bảo đủ chỉ tiêu diện tích đất đai theo các quy chuẩn xây dựng, quy định của pháp luật hiện hành.

Địa điểm số 3 - vị trí tại Công ty cổ phần dệt Vĩnh Phú, thuộc phường Nông Trang, quy mô diện tích 17 ha; chức năng theo quy hoạch chung 2015 là công cộng, thương mại, dịch vụ; được điều chỉnh chức năng thành đất đơn vị ở mới.

Địa điểm số 4 - vị trí tại khu vực trung tâm xã Trưng Vương, quy mô diện tích 8,4 ha; quy hoạch chung năm 2015 chưa xác định chức năng; nay điều chỉnh chức năng khu đất thành đất ở mới (đơn vị ở, khu ở).

Địa điểm số 5 - vị trí phía tây phương Vân Phú, hiện là Trường Cao đẳng nghề Phú Thọ, tiếp giáp với đường Trường Chinh và UBND phường Vân Phú, quy mô diện tích 6 ha, chức năng theo quy hoạch chung 2015 là đất Giáo dục đào tạo (Trường Cao đẳng nghề Phú Thọ); được điều chỉnh chức năng thành đất sử dụng hỗn hợp (ở thương mại, dịch vụ và kết hợp sản xuất...).

Theo CafeLand

Cơ quan Phát triển Quốc tế (USAID) ấn tượng với tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến cấp 3 và 4 tại Việt Nam. Tuy nhiên thực tế cho thấy, các hệ thống chính phủ điện tử ở nước ta thường chỉ đạt tỷ lệ sử dụng khoảng 10%.

Việt Nam và nỗ lực triển khai Chính phủ điện tử

Chính phủ điện tử (CPĐT) có thể được hiểu là việc sử dụng các thiết bị truyền thông hiện đại như máy tính hay mạng Internet để cung cấp những dịch vụ công cộng cho công dân. Đây cũng là cách mà chính phủ có thể kết nối tới người dân, doanh nghiệp, giữa các chính phủ với nhau và giữa chính phủ với các viên chức chính phủ.

Việc phát triển CPĐT là xu hướng tất yếu, góp phần nâng cao tính minh bạch trong hoạt động của chính phủ, đẩy lùi nạn tham nhũng vặt, góp phần phát triển kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh, năng suất lao động. 

Tại Việt Nam, trong những năm gần đây, Chính phủ đã cho thấy nhiều động thái quyết liệt trong việc xây dựng CPĐT. Ngày 24/6/2019, hệ thống E-Cabinet chính thức được vận hành. Với E-Cabinet, Văn phòng Chính phủ có thể tổ chức lấy ý kiến các thành viên Chính phủ một cách đơn giản, nhanh chóng. Đây là phương thức làm việc mới, giúp chuyển đổi từ văn bản giấy sang môi trường điện tử.

Ngày 9/12/2019, Cổng Dịch vụ Công Quốc Gia chính thức ra mắt - đánh dấu mốc quan trọng trong cải cách hành chính của Việt Nam. Tính ưu việt của Cổng Dịch vụ công Quốc gia thể hiện ở việc giảm thiểu tối đa thời gian khai báo thông tin cho người dùng. 

Người dân, doanh nghiệp chỉ cần đăng ký 1 tài khoản tại địa chỉ dichvucong.gov.vn để tra cứu thông tin cũng như nộp hồ sơ trực tuyến các thủ tục hành chính và dịch vụ công của các Bộ, ngành, địa phương được tích hợp.

Tuy nhiên, theo báo cáo từng được công bố của Hội Truyền thông số Việt Nam và Cục Tin học hóa (Bộ TT&TT), việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến tại các tỉnh hiện còn chưa cao. Số lượng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4 không phản ánh đúng thực trạng phát triển CPĐT. Khoảng cách giữa các tỉnh trong việc phát triển CPĐT cũng là một vấn đề đáng lưu ý.

Điều này được kỳ vọng sẽ sớm giải quyết khi theo lộ trình đến năm 2020, Cổng Dịch vụ công Quốc gia sẽ tích hợp tối thiểu 30% các dịch vụ công trực tuyến thiết yếu. Các năm tiếp theo, mỗi năm sẽ tích hợp thêm 20% dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 của các bộ, ngành, địa phương. 

Chính phủ điện tử tại Việt Nam từ góc nhìn quốc tế

Theo báo cáo của Liên Hiệp Quốc, Việt Nam hiện đang đứng thứ 88/193 về Chỉ số phát triển CPĐT, tăng 1 bậc so với thứ hạng 89 trong cuộc khảo sát năm 2016. Xét theo khu vực, Việt Nam hiện đang đứng thứ 6/11 về Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử tại ASEAN.

USAID ấn tượng với dịch vụ công trực tuyến cấp 3 và 4 của Việt Nam

Hệ thống theo dõi và giám sát các chỉ số phát triển ngành TT&TT giúp phục vụ công tác chỉ đạo và điều hành của Bộ TT&TT.

Ảnh: Trọng Đạt

Về sự sẵn sàng của Chính phủ số và Dữ liệu mở, báo cáo tháng 2/2019 của Ngân hàng Thế giới (World Bank) cho biết, trong 7 lĩnh vực được khảo sát, Việt Nam có 4 lĩnh vực ở mức 3 và 3 lĩnh vực ở mức 2 trên thang 5 điểm. 

Trong số này, các lĩnh vực mà Việt Nam có điểm sẵn sàng thấp (2/5) gồm Thay đổi quy trình công việc; Năng lực, tập quán, văn hóa, kỹ năng và Cơ sở hạ tầng dùng chung. Không có lĩnh vực nào có độ sẵn sàng ở mức cao (4 và 5 điểm).  

Theo báo cáo của Cơ quan Phát triển Quốc tế của Hoa Kỳ (USAID), hầu hết các cấp cơ quan Chính phủ của Việt Nam được khảo sát đều cho thấy sự ấn tượng với tỷ lệ cao các thủ tục hành chính cấp 3 (hỗ trợ gửi biểu mẫu trực tuyến) và cấp 4 (hỗ trợ thanh toán điện tử). Tuy nhiên, thực tế cho thấy tỷ lệ sử dụng các hệ thống chính phủ điện tử thường chỉ đạt ở mức khoảng 10%.

Hiện Việt Nam có 11 CSDL và hệ thống CPĐT thiết yếu gồm CSDL Dân Cư, CSDL Đất đai, CSDL đăng ký doanh nghiệp, CSDL bảo hiểm, CSDL tài chính, CSDL phúc lợi xã hội, CSDL đầu tư, Cổng dịch vụ công quốc gia, Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NGSP), Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của Chính phủ và Hệ thống báo cáo quốc gia.

Theo USAID, Việt Nam đã có một số cơ sở dữ liệu (CSDL) quan trọng quy mô quốc gia được xây dựng và phát huy hiệu quả, tạo tiền đề để xây dựng Chính phủ số. Tiêu biểu là CSDL về Bảo hiểm, Đăng ký doanh nghiệp, Tài chính, Giáo dục, Khoa học và Công nghệ. Tuy nhiên, có hai CSDL dùng chung vẫn chưa hoàn thành là CSDL Dân Cư, CSDL Đất đai.

USAID ấn tượng với dịch vụ công trực tuyến cấp 3 và 4 của Việt Nam

Mô phỏng Hệ thống hiển thị Chỉ số báo cáo và xử lý thủ tục hành chính tỉnh Tây Ninh. Ảnh: Trọng Đạt

Đánh giá của USAID cho rằng, những khó khăn chính của Việt Nam trong việc triển khai CPĐT bao gồm thủ tục hành chính yêu cầu được ký và đóng dấu quá nhiều. Việt Nam cũng chưa có dữ liệu tập trung, nhất quán, phục vụ quá trình ra quyết định dựa trên dữ liệu.

Bên cạnh đó, Việc Nam có tỷ trọng đầu tư vào các tòa nhà và phần cứng lớn, không chuyển thành các dịch vụ điện tử hiệu quả trong nhiều trường hợp. Việt Nam hiện phụ thuộc nhiều vào việc thuê ngoài đối với các doanh nghiệp nhà nước, vẫn còn những hạn chế về cơ hội tham gia cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Theo USAID, các hệ thống chính của Việt Nam hiện chưa được tích hợp để chia sẻ dữ liệu. Thủ tục phê duyệt đầu tư dự án CNTT kéo dài khiến các công nghệ khi được triển khai đã trở nên lỗi thời. 

Tại Báo cáo đánh giá độc lập về CPĐT Việt Nam, các chuyên gia tư vấn đề xuất Chính phủ cần đẩy mạnh hơn nữa việc áp dụng công nghệ nhằm hỗ trợ tối đa cho quản trị công. Chính phủ cũng nên mở rộng việc giao cho doanh nghiệp tham gia cùng nhà nước trong quá trình cải cách và đẩy mạnh áp dụng hình thức PPP, giảm bớt việc nhà nước tổ chức thực hiện dịch vụ công trực tuyến, nên đấu thầu giao cho doanh nghiệp.

Các chuyên gia cũng đề xuất Bộ TT&TT xây dựng và khai trương cổng dữ liệu mở quốc gia nhằm hình thành Dữ liệu Mở, công khai dữ liệu hành chính thuộc sở hữu của chính phủ. Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng khuyến nghị sớm hoàn thiện bộ chỉ số đánh giá về chính phủ điện tử cho các Bộ Ngành địa phương, đô thị và tổ chức đánh giá định kỳ hàng tháng.

Theo Vietnamnet

Công nghệ thông tin trở thành ngành kinh tế có tốc độ phát triển nhanh, bền vững, doanh thu cao, có giá trị xuất khẩu lớn, khoa học công nghệ đóng góp 40% vào tăng trưởng kinh tế, du lịch đóng góp 10% GDP.

Đến 2025, khoa học công nghệ đóng góp 40% vào tăng trưởng kinh tế - Ảnh 1.

Các doanh nghiệp Việt đang từng bước làm chủ các công nghệ cao về viễn thông, công nghệ thông tin, sản xuất oto, vật liệu...,

Ảnh: T. HÀ

Đó là những nội dung đáng chú ý trong đề án "Kế hoạch cơ cấu lại ngành dịch vụ đến năm 2020, định hướng đến năm 2025" vừa được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phê duyệt.

Mục tiêu tổng quát của đề án nhằm cơ cấu lại ngành dịch vụ theo hướng nâng cao năng lực cạnh tranh, tập trung nguồn lực phát triển một số ngành dịch vụ tiềm năng, có hàm lượng tri thức và công nghệ cao như tài chính, ngân hàng, logistics và vận tải, công nghệ thông tin và truyền thông, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, y tế, du lịch, tăng cường xuất khẩu dịch vụ, giảm thâm hụt cán cân xuất nhập khẩu dịch vụ, hướng tới thặng dư trong cán cân xuất nhập khẩu dịch vụ, phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Đồng thời xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách và thể chế phát triển ngành dịch vụ nhằm tạo khuôn khổ chính sách và thể chế đồng bộ hướng vào việc xây dựng ngành dịch vụ chất lượng, hiệu quả và cạnh tranh; tạo lập hệ thống đòn bẩy kinh tế hợp lý, ổn định và dài hạn để thúc đẩy phân bổ và sử dụng nguồn lực xã hội chủ yếu theo nguyên tắc cơ chế thị trường trong phân bổ các nguồn lực phát triển các ngành dịch vụ.

Đề án đặt mục tiêu phấn đấu giai đoạn 2021-2025, tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ đạt khoảng 7-7,5%. Tỷ trọng khu vực dịch vụ trong GDP khoảng 43-44% vào năm 2025. Về logistics và vận tải, đến năm 2025, tỷ trọng đóng góp của ngành dịch vụ logistics vào GDP đạt 8-10%, xếp hạng theo chỉ số năng lực quốc gia về logistics trên thế giới đạt thứ 50 trở lên.

Du lịch được kỳ vọng đến năm 2025 đóng góp trên 10% GDP thông qua việc thu hút khoảng 32 triệu lượt khách du lịch quốc tế, trên 130 triệu lượt khách du lịch nội địa; du lịch, tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 45 tỷ USD, giá trị xuất khẩu thông qua du lịch đạt 27 tỷ USD và tạo ra 6 triệu việc làm, trong đó có 2 triệu việc làm trực tiếp...

Nhấn mạnh vai trò của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, đề án đặt mục tiêu đến năm 2025, công nghệ thông tin trở thành ngành kinh tế có tốc độ phát triển nhanh, bền vững, doanh thu cao, có giá trị xuất khẩu lớn. Việt Nam có khả năng chủ động trong việc sản xuất được các sản phẩm, giải pháp công nghệ thông tin, điện tử, các thiết bị viễn thông quan trọng phục vụ cho các hoạt động phát triển kinh tế, xã hội tạo nền tảng để phát triển kinh tế tri thức, góp phần làm chủ các hệ thống thông tin, đảm bảo an toàn thông tin và chủ quyền quốc gia số.

Trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, thông qua yếu tố năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) của hoạt động khoa học và công nghệ đóng góp khoảng 40% vào tăng trưởng kinh tế vào mốc năm 2025.

Đối với tài chính - ngân hàng, đề án đặt mục tiêu đến năm 2025, ít nhất 2-3 ngân hàng thương mại nằm trong top 100 ngân hàng lớn nhất (về tổng tài sản) trong khu vực châu Á.

Để thực hiện các mục tiêu trên, Đề án đưa ra các nhiệm vụ chủ yếu để thực hiện kế hoạch như tạo lập môi trường chung cho phát triển các ngành dịch vụ, phát triển hệ thống tổ chức tín dụng đủ năng lực cạnh tranh trên thị trường. Đồng thời, rà soát, hoàn thiện xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách nhằm tạo môi trường thuận lợi hỗ trợ phát triển bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin; giáo dục đào tạo; du lịch...

Theo Tuổi Trẻ Online

Giá đất tại những tuyến phố trung tâm Hà Nội hay TPHCM được rao bán lên đến cả tỷ đồng/m2, ngang ngửa với đất tại các thành phố nổi tiếng trên thế giới như New York, Paris, Tokyo.

Điểm mặt những tuyến phố tại Việt Nam có giá nhà đất đắt ngang New York, Paris

Mới đây, UBND TP. Hà Nội ban hành Quyết định số 30/2019/QĐ-UBND về việc điều chỉnh giá đất ở Hà Nội giai đoạn 2020-2024. Theo bảng giá này thì hiện quận Hoàn Kiếm có giá đất cao nhất là gần 188 triệu đồng/ m2, thấp nhất là thuộc quận Hà Đông, hơn 4,5 triệu/m2. 

Tuy nhiên, trên thực tế, mức giao dịch mua bán nhà đất ở các quận trung tâm Hà Nội cao hơn gấp cả chục lần, mức phổ biến dao động từ 500-800 triệu/m2, có nơi "kỷ lục" lên tới hơn 1 tỷ đồng/m2.

5 tuyến phố có giá nhà đất mặt đường dẫn đầu Thủ đô đều thuộc quận Hoàn Kiếm, đặc biệt là các tuyến phố xung quanh hồ Gươm. Bất động sản ở phố Lê Thái Tổ (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) có mức giá trung bình cao nhất, phổ biến ở mức trên 1,1 tỷ đồng/m2. 

Điểm mặt những tuyến phố tại Việt Nam có giá nhà đất đắt ngang New York, Paris - Ảnh 1.

Đường Lý Thái Tổ quanh hồ Hoàn Kiếm có giá cao bậc nhất Hà Nội.

Các con phố khác như Bảo Khánh, Hàng Hành, Hàng Đào, Hàng Bông, Hàng Khay cũng có giá lên tới 900-1 tỷ đồng/m2, giá đất ở đây được ví đắt đỏ ngang với những con phố lớn nổi tiếng trên thế giới như New York, Tokyo, Paris.

Theo các môi giới nhà đất thổ cư lâu năm khu vực Hoàn Kiếm, khoảng gần chục năm trước, đất trên đường Lý Thái Tổ từng lập kỷ lục về giá đất ở Việt Nam khi bắt đầu xuất hiện những tin rao bán hơn 1 tỉ đồng/m2. Tuy nhiên hiện nay, những con phố triệu đô ngau giữa trung tâm thủ đô không phải ít.

Dù nhà đất mặt đường được đánh giá cao do rất thuận tiện cho việc buôn bán các mặt hàng như quần áo, đồng hồ thời trang tuy nhiên, không có nhiều thông tin về việc mua bán bất động sản trên tuyến phố này bởi hầu hết các căn nhà mặt tiền thường dễ dàng được cho thuê với giá từ 180 triệu - 220 triệu đồng/tháng, nên rất ít có giao dịch trên thị trường.

Tương tự Hà Nội, nhiều khu phố ở TPHCM cũng có giá nhà lên tới trên 1 tỷ đồng/m2 thậm chí có nơi lên đến 1,5 tỷ đồng, mặc dù theo bảng giá niêm yết giá nhà đất tại TPHCM cao nhất là 162 triệu đồng/m2. Đặc điểm chung của những con đường nằm trong danh sách này là đều là tọa lạc tại khu vực trung tâm Sài Gòn (Quận 1), có giao thông thuận tiện, cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh và nhiều tiện ích sống hiện đại xung quanh.

Khảo sát thực tế cho thấy, con đường triệu đô hay nơi đất đắt hơn vàng tại TPHCM là đường  Nguyễn Huệ, Quận 1 với mức giá bình quân 1,1 – 1,37 tỷ đồng/m2. Với vị trí đắc địa ngay “trái tim” thành phố, dân cư đông đúc và cực kỳ sầm uất nên không khó hiểu khi Nguyễn Huệ chính là con đường “dát vàng” đắt đỏ tại TPHCM.

Điểm mặt những tuyến phố tại Việt Nam có giá nhà đất đắt ngang New York, Paris - Ảnh 2.

Giá nhà đất trên đường Nguyễn Huệ có giá đến 1,3 tỷ/m2.

Tiếp theo là đường Đồng Khởi, Mạc Thị Bưởi, Đông Du & Nguyễn Thiệp (Quận 1), nhà mặt phố được rao bán với giá lên đến hơn 1 tỷ đồng/m2. Các con đường. Một số tuyến đường lân cận trên địa bàn phường Bến Nghé cũng treo ở mức gần 1 tỉ đồng/m2 như đường Nguyễn Thiệp.

Nhờ sức hút khách du lịch và các hoạt động giải trí, mua sắm, thị trường cho thuê bất động sản ở nhừng con đường này cũng rất sôi động và có giá siêu đắt đỏ từ 150 - 250 triệu/tháng tùy theo diện tích sử dụng.

Theo CafeLand

Đối tác chiến lược