Tin tức

Ngô Thị Lam Vân

Ngô Thị Lam Vân

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong 15 ngày đầu tháng 2 đạt 19,23 tỷ USD, tăng 32% so với nửa cuối tháng 1/2020 và tăng nhẹ 3,3% so với cùng kỳ năm 2019.

Cụ thể, trong 15 ngày đầu tháng 2/2020, xuất khẩu của Việt Nam đạt trị giá 9,6 tỷ USD, tăng 30% so với nửa cuối tháng 1/2020. Trong đó, doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 6,78 tỷ USD.

Luỹ kế đến hết ngày 15/2, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 27,86 tỷ USD, tăng 5,4% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, khối doanh nghiệp FDI chiếm 18,5 tỷ USD.

Đặc biệt, xuất khẩu ngành dệt may và giày dép có mức tăng trưởng đột biến, tăng 44,64% so với cùng kỳ với kim ngạch đạt hơn 3 tỷ USD. Kim ngạch này cao hơn nhiều so với kim ngạch xuất khẩu bình quân các tháng Tết của 3 năm trước đó (khoảng hơn 2 tỷ USD).

Lý giải về điều này, theo  đánh giá của các nhà phân tích nguyên nhân chính xuất phát từ việc một số công ty đa quốc gia đã tăng công suất tại các nhà máy tại Việt Nam nhằm bổ sung cho đơn hàng dệt may, giày dép bị thiếu hụt do các nhà máy ở Trung Quốc bị đóng cửa.

Xuất khẩu mặt hàng điện tử có mức tăng trưởng khiêm tốn, khoảng 2% so với cùng kỳ do đây là thời điểm trước khi ra mắt các dòng sản phẩm mới nên nhu cầu bị suy giảm.

Ở chiều nhập khẩu, kim ngạch trong 15 ngày đầu tháng 2 đạt 9,62 tỷ USD, tăng 33,7% so với nửa cuối tháng 1. Trong đó, kim ngạch nhập khẩu của doanh nghiệp FDI đạt 5,8 tỷ USD.

Luỹ kế đến hết ngày 15/2, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam đạt 28,27 tỷ USD, giảm 1,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, trị giá nhập khẩu của khối doanh nghiệp FDI đạt 16,5%.

Cụ thể, nhập khẩu của khối doanh nghiệp FDI tăng 16,01% so với cùng kỳ năm 2019, trong khi khu vực kinh tế trong nước tăng 12,64%, cao hơn nhiều so với năm 2019 (tăng trưởng 2 khu vực này trong năm 2019 đạt khoảng 4-5%).

Tác động rõ ràng nhất của dịch nCoV đến  hoạt động nhập khẩu là sự sụt giảm mạnh của các mặt hàng nguyên vật liệu đầu vào như phân bón, nguyên liệu dược phẩm, nguyên liệu thuốc lá và các mặt hàng nông sản (giảm hơn 30% so với Tết 2019); tình hình nhập khẩu nguyên liệu dệt may (bông, sợi dệt, vải các loại) có diễn biến trái chiều khi bông và sợi dệt giảm nhẹ (-5,50%), trong khi nhập khẩu vải các loại tăng mạnh (11,35%); Nhập khẩu mặt hàng điện tử, điện thoại và máy móc thiết bị duy trì mức tăng trưởng tốt. Đáng chú ý, nhập khẩu mặt hàng điện tử và đồ gia dụng ở Kỳ 1 tháng 2 còn có xu hướng tăng so với Kỳ 1 tháng 1.

Như vậy, trái với lo ngại, tác động ban đầu của dịch nCoV đối với hoạt động thương mại của Việt Nam là chưa nhiều, chủ yếu là tác động đến các mặt hàng được vận chuyển thông qua đường biên giới trên bộ như nông sản hoặc nguyên vật liệu đầu vào (chiếm tỷ trọng thấp). Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế cũng đưa ra cảnh báo, trong thời gian tới, hoạt động xuất, nhập khẩu sẽ gặp nhiều thách thức do các nhà máy sản xuất của Trung Quốc vẫn chưa hoạt động trở lại hoặc hoạt động cầm trừng dẫn đến nguồn cung nhiều khả năng sẽ bị gián đoạn.

Theo Tạp Chí Tài Chính

Theo đề xuất của Sở Quy hoạch - Kiến trúc TPHCM, UBND TP vừa ban hành Quyết định 351/QĐ-UBND TPHCM phê duyệt điều chỉnh nhiệm vụ quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/5000 khu đô thị Tây Bắc Tp.HCM.

Cụ thể, toàn bộ Khu đô thị Tây Bắc bao gồm xã Tân Thới Nhì (huyện Hóc Môn); các xã Tân An Hội, Phước Hiệp, Tân Phú Trung, Tân Thông Hội và thị trấn Củ Chi (huyện Củ Chi) được giới hạn bởi quốc lộ 22, Khu Liên hiệp Xử lý chất thải rắn Tây Bắc, kênh An Hạ, kênh Thầy Cai, nằm trong khu vực điều chỉnh. Tổng diện tích khu đô thị Tây Bắc được điều chỉnh hơn 6.000ha. 

Phó Chủ tịch UBND Tp.HCM Võ Văn Hoan chỉ đạo, cần tư vấn nghiên cứu điều chỉnh nhiệm vụ quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/5000 Khu đô thị Tây Bắc, nghiên cứu những ý kiến đóng góp hợp lý của UBND huyện Củ Chi, của người dân Củ Chi trong chỉnh trang các khu dân cư hiện hữu. Tại các khu vực mà dân cư phải di dời để xây dựng mới các khu chức năng đô thị theo quy hoạch, cần ưu tiên bố trí tái định cư tại chỗ. 

Bên cạnh chính sách đền bù, giải phóng mặt bằng phù hợp, khuyến khích người dân đồng thuận hợp tác, đầu tư vào những dự án chỉnh trang đô thị, để vừa khai thác hiệu quả sử dụng đất, dần thay đổi bộ mặt đô thị vừa cải thiện, nâng cao điều kiện, môi trường sống cho cộng đồng dân cư. Chỉnh trang các khu dân cư hiện hữu theo hướng tránh xáo trộn lớn đến cuộc sống của cộng đồng dân cư.

Tp.HCM phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch Khu đô thị Tây Bắc quy mô hơn 6.000ha - Ảnh 1.

Đối với các khu ở mới, sẽ được quy hoạch hiện đại với đầy đủ chức năng, đảm bảo đồng bộ hạ tầng xã hội, kỹ thuật nhằm thu hút các nhà đầu tư cũng như đảm bảo cho khu đô thị phát triển bền vững. Ưu tiên bố trí các công trình cao tầng của các khu dân cư mới dọc trục giao thông chính, có động lực phát triển, như trục song hành quốc lộ 22, dọc tuyến metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương - Củ Chi)… không gian kiến trúc thấp dần về phía sau. Tập trung bố trí cụm công trình có chức năng dịch vụ, thương mại (cao tầng) tại các khu vực trung tâm khu đô thị, nhà ga của tuyến metro số 2.

Khu vực tiếp giáp kênh Đông và các kênh 5, 6, 7, 8 sẽ phát huy ưu thế địa hình sông nước, tạo không gian mở, hài hòa với cảnh quan chung của khu vực. Phát triển mô hình nhà vườn với mật độ xây dựng thấp. Các công trình cao tầng được bố trí lùi dần ra phía sau, theo nguyên tắc cao dần về phía bên trong so với khu vực gần kênh, rạch.

Ngoài ra, dọc các tuyến kênh này sẽ nghiên cứu đề xuất xây dựng các tuyến đường giao thông ven sông, kênh, rạch… có kết nối với mạng giao thông toàn khu vực, phù hợp với cảnh quan bờ sông, kênh. 

Khu đô thị Tây Bắc sẽ là một trung tâm cấp thành phố với các chức năng: dịch vụ, thương mại, y tế, văn hóa, giáo dục đào tạo, thể dục thể thao và nghỉ dưỡng vui chơi giải trí. Dân số quy hoạch đến năm 2025 là 300.000 người. Đây là con số không đổi so với quy hoạch hiện hữu (đang được nghiên cứu điều chỉnh).

Về chức năng phát triển công nghiệp vẫn được duy trì ở Khu đô thị Tây Bắc TPHCM, nhưng được điều chỉnh theo hướng là công nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ, kỹ thuật cao, dịch vụ công nghệ cao. Ngay cả Khu công nghiệp Tân Phú Trung hiện hữu cũng phải chuyển theo hướng đó. Đồng thời, tiếp tục triển khai dự án khu đô thị đại học quốc tế nhằm san sẻ áp lực lên hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội cho khu vực trung tâm hiện hữu của thành phố.

Theo CafeF

Ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND Tp.HCM cho biết TP hiện có khoảng 8,9 triêu dân, tuy nhiên con số thực tế là hơn 13 triệu người. Việc ngân sách Trung ương chỉ tính mức chi để phục vụ 8,9 triệu dân sẽ là trở ngại cho Tp.HCM cho việc đầu tư phát triển.

Tp.HCM đang hoàn thiện quy hoạch đường bờ sông Sài Gòn, đưa quy hoạch Cần Giờ, khu đô thị phía Đông thành đề án riêng

Trong cuộc họp mới đây, ông Nguyễn Thành Phong thông tin thành phố đang thực hiện chiến lược điều chỉnh lại quy hoạch tổng thể cả về kinh tế xã hội và hạ tầng bởi quy hoạch hiện nay đã lạc hậu. Trong đó, thành phố sẽ tính tới quy mô dân số thực tế trên toàn địa bàn.

Hiện TP đã giao cho Sở Quy hoạch Kiến trúc hoàn thiện quy hoạch đường bờ sông Sài Gòn để tận dụng được tiềm năng của khu vực ven sông. Ngoài ra, thành phố đang có những chỉ đạo cụ thể để biến quy hoạch mới huyện Cần Giờ, khu đô thị phía đông thành phố thành những đề án và bổ sung vào quy hoạch chung toàn thành phố. Trong đó, Chủ tịch TP Nguyễn Thành Phong sẽ là Trưởng ban chỉ đạo xây dựng phát triển khu đô thị phía Đông (ban này sẽ đi vào hoạt động vào quý 2/2020).

Bên cạnh đó, quy hoạch phân khu của Bình Quới - Thanh Đa và khu tây bắc thành phố cũng có sự điều chỉnh và cập nhật vào bản đồ chung. Thành ủy và UBND TP.HCM đã thống nhất giao sở Quy hoạch Kiến trúc hoàn thành vào cuối năm 2020.

Tp.HCM đang hoàn thiện quy hoạch đường bờ sông Sài Gòn, đưa quy hoạch Cần Giờ, khu đô thị phía Đông thành đề án riêng - Ảnh 1.

Nói về những khó khăn trong việc điều chỉnh quy hoạch, ông Nguyễn Thành Phong cho rằng, đó là thách thức về dân số trên địa bàn TP. Theo con số thống kê của chính quyền, TP hiện có khoảng 8,9 triệu dân, tuy nhiên con số thực tế là hơn 13 triệu người. Việc ngân sách Trung ương chỉ tính mức chi để phục vụ 8,9 triệu dân sẽ là trở ngại cho Tp.HCM cho việc đầu tư phát triển.

Trong lần điều chỉnh quy hoạch này, TP sẽ phải tính đến vấn đề dân số, nếu có thể tổ chức hệ thống giao thông tới các khu vực lân cận, người lao động có thể đi về trong ngày, giảm thiểu gánh nặng về dân số cho Tp.HCM. Bên cạnh đó, TP khuyến khích các nhà đầu tư áp dụng khoa học công nghệ để giảm nhân công trong các khu công nghiệp.

Theo CafeF

Thông tin từ Bộ Xây dựng cho biết trong quý 4 năm 2019, trên cả nước có 55 dự án bất động sản được Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng chấp thuận nghiệm thu đưa vào sử dụng.

Cong bo cac du an nha o va thi truong bat dong san quy 4 nam 2019 hinh anh 1

Trong quý 4 năm 2019 có 36 dự án phát triển nhà ở với 6.168 căn hộ hoàn thành. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)

Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản - Bộ Xây dựng vừa công bố thông tin về tình hình nhà ở và thị trường bất động sản quý 4/2019. Đây là lần thứ hai, Bộ Xây dựng thực hiện quyết định công bố thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản định kỳ hàng quý, hàng năm trên phạm vi cả nước.

Theo đó, qua tổng hợp từ 29/63 Ủy ban Nhân dân có báo cáo, trong quý 4 năm 2019 có 62 dự án phát triển nhà ở với 11.365 căn hộ được cấp phép; 461 dự án với 186.761 căn hộ đang triển khai xây dựng.

Đến nay đã có 36 dự án phát triển nhà ở với 6.168 căn hộ hoàn thành.

Đối với dự án du lịch nghỉ dưỡng, có 23 dự án với 7.147 căn hộ du lịch và 1.926 biệt thự du lịch được cấp phép; 96 dự án với 16.827 căn hộ du lịch và 5.705 biệt thự du lịch đang triển khai xây dựng.

Có 18.329 giao dịch bất động sản, bao gồm căn hộ chung cư, nhà ở riêng lẻ, đất nền chuyển nhượng, văn phòng cho thuê, căn hộ du lịch (condotel), biệt thự du lịch (resort/villa), văn phòng kết hợp lưu trú (officetel) đã thực hiện thành công.

Trong số đó, riêng thành phố Hà Nội có 3.099 giao dịch thành công. Số lượng giao dịch thành công ở Thành phố Hồ Chí Minh là 5.142 giao dịch.

Tương tự, nguồn cung nhà ở, bao gồm số lượng chung cư, nhà ở riêng lẻ, đất nền được tổng hợp từ 29/63 Ủy ban Nhân dân có báo cáo cho thấy có 47 dự án với 11.714 căn hộ đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai được Sở Xây dựng có văn bản thông báo đủ điều kiện.

Cong bo cac du an nha o va thi truong bat dong san quy 4 nam 2019 hinh anh 2

Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)

Theo đánh giá của Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, trong quý 4 năm 2019, giá bất động sản tại thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có biến động, tuy nhiên mức độ biến động không lớn.

Cụ thể, tại thành phố Hà Nội, giá căn hộ chung cư tăng khoảng 0,23% so với quý III/2019 (trong đó đối với phân khúc căn hộ cao cấp giá tăng khoảng 0,03%, căn hộ trung cấp giá tăng khoảng 0,30%, căn hộ bình dân giá tăng khoảng 0,53%). Giá nhà ở riêng lẻ giá tăng khoảng 0,51%.

Tại Thành phố Hồ Chí Minh, giá căn hộ chung cư tăng khoảng 1,01% so với quý III/2019 (trong đó đối với phân khúc căn hộ cao cấp giá tăng khoảng 0,74%, căn hộ trung cấp giá tăng khoảng 1,01%, căn hộ bình dân giá tăng khoảng 1,30%). Giá nhà ở riêng lẻ tăng khoảng 0,74%.

Trong quý 4, số lượng bất động sản được Cục Quản lý hoạt động xây dựng thẩm định, với nhà ở là 8.555 căn; căn hộ du lịch có 506 căn. Riêng biệt thự du lịch và văn phòng kết hợp lưu trú (officetel), không có căn nào được thẩm định.

Trên cơ sở kiểm tra, rà soát, có 55 dự án đã được Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng chấp thuận nghiệm thu đưa vào sử dụng; trong đó loại hình nhà ở có 29.679 căn, căn hộ du lịch 2.451 căn, officetel có 2.882 căn./.

Theo Vietnam+

Nếu các cam kết về cắt giảm thuế quan và phi thuế quan được thực thi, kết hợp với một số yếu tố khác, dự báo EVFTA có thể thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu nhiều ngành kinh tế của cả Việt Nam và EU.
[Infographics] Du bao tac dong cua EVFTA den tang truong nganh hang hinh anh 1
EVFTA được dự báo có thể góp phần tăng GDP và kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh châu Âu (EU) so với không có Hiệp định; trong đó giai đoạn 2019-2023, GDP được dự báo tăng từ 2,18-3,25%./.
Theo Vietnamplus

Theo kế hoạch của UBND tỉnh Đồng Nai, trong năm 2020, sẽ tiến hành đấu giá khoảng 5 khu đất tại huyện Long Thành để lấy vốn đầu tư cho các công trình hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn tỉnh.

Đồng Nai: Sẽ đấu giá 5 khu đất ở huyện Long Thành với giá khởi điểm 550 tỷ đồng

Các khu đất ở huyện Long Thành đưa ra đấu giá có tổng diện tích 82,2 ha và đều là những khu vực đắc địa, gần đường lớn rất thuận lợi cho phát triển thương mại, dịch vụ và xây dựng khu dân cư.

Giá khởi điểm của 5 khu đất trên là gần 550 tỷ đồng. Những khu đất trên đều được UBND tỉnh quy hoạch là đất ở, đất thương mại dịch vụ. Doanh nghiệp, cá nhân đấu giá thành công các khu đất trên có thể triển khai nhanh các dự án vì hầu hết đã có sẵn đất sạch và quy hoạch xây dựng chi tiết 1/500. Các khu đất dự kiến đấu giá nằm trên địa bàn xã Long Đức, Lộc An, Long An, Phước Bình, Bình Sơn.

Theo các chuyên gia trên lĩnh vực bất động sản, những khu đất trên có lợi thế lớn là nằm gần Cảng hàng không quốc tế Long Thành, giao thông thuận lợi nên nhiều nhà đầu tư rất muốn mua. Do đó, giá bán có thể cao gấp 1,5-2 lần so với giá khởi điểm.

Theo Quyết định 4383/QĐ-UBND của UBND tỉnh Đồng Nai về phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2020 của huyện Long Thành, trên địa bàn huyện có 10 khu đất sẽ được đấu giá với tổng diện tích 249 ha. Trong đó, có 4 khu đất quy hoạch khu dân cư gồm: Khu dân cư thuộc xã An Phước, Long Đức rộng hơn 186 ha; 2 khu dân cư ở xã Long Đức có diện tích lần lượt là 22 ha và 4 ha; Khu dân cư xã Lộc An gần 2 ha. Còn lại các khu đất khác nằm tại thị trấn Long Thành, các xã Long An, Bình An, Phước Bình.

Năm 2019, huyện Long Thành có 2 khu đất "vàng" đấu giá được gần 4,8 ngàn tỷ đồng. Năm 2020, huyện Long Thành tiếp tục là địa phương có nhiều khu đất công có diện tích lớn và vị trí đẹp đưa ra đấu giá.

Theo kế hoạch, dự kiến năm 2020, Đồng Nai tiếp tục đưa ra đấu giá khoảng 20 khu “đất vàng” ở các huyện Long Thành, Thống Nhất, Trảng Bom, Định Quán và 2 thành phố là Long Khánh và Biên Hòa. Số tiền thu được từ việc bán đất sẽ đầu tư vào các dự án quan trọng của tỉnh. Tổng diện tích của các khu đất sẽ đưa ra đấu giá năm 2020 là hơn 276 ha và giá khởi điểm là 2.352 tỷ đồng. Tuy nhiên, đất đai Đồng Nai đang có giá nên nếu đấu giá thành công có thể thu về số tiền gấp 1,5-2 lần so với giá khởi điểm.

Khu đất có diện tích lớn nhất là hơn 93 ha nằm trên địa bàn thị trấn Dầu Giây và xã Hưng Lộc (huyện Thống Nhất). Giá khởi điểm hơn 860 tỷ đồng, được quy hoạch là đất dự án khu dân cư. Với lợi thế nằm gần đường cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây và tới đây là đường cao tốc Dầu Giây - Liên Khương, Dầu Giây - Phan Thiết, dự án này được nhiều doanh nghiệp muốn mua để đầu tư xây dựng.

Thửa đất có diện tích lớn thứ hai dự kiến sẽ đấu giá trong tháng 9/2020 nằm ở 2 xã Bình Sơn - Lộc An (huyện Long Thành), rộng hơn 23 hécta, quy hoạch làm dự án đất ở, giá khởi điểm trên 310 tỷ đồng. Bên cạnh đó, tại 2 xã Bình Sơn - Lộc An còn có khu đất quy hoạch phát triển thương mại dịch vụ khoảng 12 ha dự tính được đấu giá trong tháng 11/2020 và giá khởi điểm là 169 tỷ đồng.

Theo CafeF

Dự án xây dựng hai cây cầu nối đường Nguyễn Xiển và Hoàng Liệt đi qua hồ Linh Đàm được kỳ vọng làm giảm tình trạng ùn tắc tại cửa ngõ phía nam Thủ đô.

Hai cay cau tram ty qua mat ho Linh Dam hinh anh 1 cauvuot1_zing.jpg

Tuyến đường vành đai 3 đi thấp qua hồ Linh Đàm (quận Hoàng Mai, Hà Nội) được UBND TP Hà Nội phê duyệt tháng 10/2018 với tổng mức đầu tư gần 340 tỷ đồng. Trong đó, chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư gần 15 tỷ đồng, chi phí xây dựng hơn 258 tỷ đồng. Dự kiến đến cuối năm 2020, dự án sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng.

Hai cay cau tram ty qua mat ho Linh Dam hinh anh 2 cauvuot2_zing.jpg

Dự án gồm các hạng mục: xây dựng 2 cầu đi thấp qua hồ Linh Đàm có tổng chiều dài trên 500 m, chiều rộng mỗi cầu 13 m, kết nối thông suốt đường Nguyễn Xiển và đường Hoàng Liệt.

Hai cay cau tram ty qua mat ho Linh Dam hinh anh 3 cauvuot3_zing.jpg

Hai cầu thấp qua hồ Linh Đàm có tổng chiều dài trên 500 m, chiều rộng mỗi cầu 13 m. Trong đó, cầu bên trái dài gần 260 m, cầu bên phải có chiều dài 282 m. Kết cấu phần trên, sử dụng hệ dầm bê tông cốt thép dự ứng lực, bản mặt cầu bê tông cốt thép, mặt cầu bằng bê tông nhựa chặt.

Hai cay cau tram ty qua mat ho Linh Dam hinh anh 4 cauvuot4_zing.jpg

Hai cây cầu thấp bắc qua hồ Linh Đàm giúp kết nối hai đường Nghiêm Xuân Yêm và đường Hoàng Liệt. Ngoài ra, còn hai cầu nhánh đi lên xuống giúp kết nối giao thông đường Nghiêm Xuân Yêm phía dưới với đường vành đai 3 trên cao và ngược lại.

Hai cay cau tram ty qua mat ho Linh Dam hinh anh 5 cauvuot5_zing.jpg

Hiện nay để lưu thông từ đường Nguyễn Xiển ra Giải Phóng, Ngọc Hồi, đường cao tốc Pháp Vân, các xe phải đi lên đường trên cao hoặc vòng qua bán đảo Linh Đàm dẫn đến tình trạng quá tải, ùn tắc vào khung giờ cao điểm.

Hai cay cau tram ty qua mat ho Linh Dam hinh anh 6 cauvuot6_zing.jpg

Dự án này khi hoàn thành được kỳ vọng sẽ giảm áp lực cho đường Nguyễn Hữu Thọ, đường vành đai 3 trên cao qua cửa ngõ phía nam Thủ đô.

Hai cay cau tram ty qua mat ho Linh Dam hinh anh 7 cauvuot7_zing.jpg

Để phục vụ thi công, hàng trăm cọc ván thép được đóng xuống mặt hồ Linh Đàm tạo thành tường vây ngăn nước. Sau khi dự án hoành thành, hàng cọc này sẽ được tháo dỡ, trả lại nguyên trạng mặt nước hồ Linh Đàm như trước đó.

Hai cay cau tram ty qua mat ho Linh Dam hinh anh 8 cauvuot8_zing.jpg

Máy bơm công suất lớn chạy suốt ngày đêm để hút nước ra ngoài, đảm bảo công trường luôn khô ráo.

Hai cay cau tram ty qua mat ho Linh Dam hinh anh 9 cauvuot9_zing.jpg

Được biết, đến nay, dự án đã thi công đạt 40% khối lượng. Trên công trường luôn duy trì 3 ca làm việc hàng ngày với khoảng 200 công nhân để kịp hoàn thành tiến độ của dự án vào tháng 9/2020.

Theo Zing News

 

 

Những kết quả đạt được sau 1 năm thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chưa được như kỳ vọng. Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) Lê Xuân Bá cho rằng, “lâu nay chúng ta say mê với doanh nghiệp nhỏ” trong khi lẽ ra “cần quan tâm tới doanh nghiệp tầm trung và lớn” bởi nếu doanh nghiệp không đủ lực thì không thể tận dụng tốt cơ hội CPTPP.

Tận dụng tốt hơn cơ hội từ CPTPP: Hãy quan tâm đến doanh nghiệp lớn

Kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và các nước CPTPP đạt 77,4 tỷ USD, tăng 3,9% so với năm 2018.

Quá lưu tâm đến vấn đề ngắn hạn

Báo cáo kết quả triển khai CPTPP của các bộ, ngành, địa  phương năm 2019 do Bộ Công thương vừa công bố có nhiều con số tích cực. Theo đó, kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và các nước CPTPP đạt 77,4 tỷ USD, tăng 3,9% so với năm 2018; kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước CPTPP đạt 39,5 tỷ USD, tăng 7,2%. Như vậy, Việt Nam đã xuất siêu 1,6 tỷ USD sang các nước CPTPP, trong khi năm 2018 phải nhập siêu 0,9 tỷ USD. Xuất khẩu tập trung vào điện thoại các loại và linh kiện; máy móc, thiết bị; thủy sản và dệt may.

Đáng chú ý, một số thị trường mà Việt Nam chưa có quan hệ Hiệp định thương mại tự do song phương (FTA) như Canada và Mexico ghi nhận mức tăng mạnh ngay sau khi CPTPP có hiệu lực. Cụ thể, xuất khẩu sang Canada tăng 29,9%, sang Mexico tăng 27,6%. Nếu chỉ tính kim ngạch xuất nhập khẩu sang 2 thị trường này thì trong năm 2019 Việt Nam xuất siêu hơn 5 tỷ USD, chiếm hơn 50% tổng giá trị xuất siêu.

Những kết quả này có nỗ lực không nhỏ của cộng đồng doanh nghiệp. Mặc dù vậy, Trưởng ban Nghiên cứu tổng hợp của CIEM Nguyễn Anh Dương cho rằng việc hiện thực hóa cơ hội từ CPTPP vẫn còn nhiều thách thức khi các doanh nghiệp còn quá lưu tâm đến những vấn đề ngắn hạn. Doanh nghiệp mới chỉ hiểu về thuế quan và cắt giảm thuế quan chứ chưa hiểu đầy đủ và có hệ thống về các khía cạnh khác như quy tắc xuất xứ, các biện pháp kiểm dịch động thực vật (SPS), hàng rào kỹ  thuật (TBT) cũng như thiếu thông tin về mạng lưới nhà cung cấp trong và  ngoài nước.

Theo báo cáo của Bộ Công thương, mới chỉ có khoảng 40% số tỉnh thành có hoạt động xuất nhập khẩu với các nước CPTPP. Mặt khác, nhiều tỉnh, thành cho biết số lượng các doanh nghiệp trong tỉnh quan tâm đến việc xuất khẩu sang các nước CPTPP còn khiêm tốn. Đa số doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa đáp ứng được yêu cầu của CPTPP. Kết quả khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) trong năm 2019 cho thấy, dù chỉ có 13,6% doanh nghiệp không biết về CPTPP nhưng số doanh nghiệp tìm hiểu “tương đối kỹ” lại chiếm chưa đầy 2%. Chính vì vậy, kết quả thực hiện hiệp định này chưa được như kỳ vọng.

Đừng “chưa làm thật đã nghĩ đến làm giả”

Nhằm tận dụng tối đa cơ hội do CPTPP mang lại, nguyên Giám đốc Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội Quốc gia Lê Đình Ân đề xuất “cần chỉ rõ bộ, ngành nào phải sửa văn bản gì để phù hợp CPTPP”. Đánh giá tác động CPTPP cũng cần xem xét ở cả hai chiều thuận và không thuận đối với kinh tế Việt Nam để có chính sách hợp lý, “trong khi lâu nay chúng ta chỉ nói nhiều về mặt lợi”. Đặc biệt, theo ông  Ân, chúng ta đã truyền thông về hiệp định cho doanh nghiệp, nhưng phải chỉ rõ hơn cho doanh nghiệp xem họ cần phải làm gì.

Theo giới phân tích, cùng với tiếp tục hoàn thiện thể chế, việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước quan trọng không kém. Cụ thể, theo ông Nguyễn Anh Dương, doanh nghiệp cần quan tâm xử lý hiệu quả các thách thức, đặc biệt trong cải thiện khả năng cạnh tranh, hài hòa việc thực hiện CPTPP với các tuyến hội nhập khác.

Chúng ta nói rất nhiều đến việc muốn thành công thì phải đổi mới sáng tạo, nguyên Viện trưởng CIEM Lê Xuân Bá nói. “Nhưng làm sao đổi mới sáng tạo được khi cấp dưới không được trái ý cấp trên, nếu trái sẽ bị xử lý?”, ông đặt câu hỏi. Đồng thời, vị chuyên gia này cho rằng, doanh nghiệp  Việt Nam dù đông về số lượng nhưng quy mô nhỏ, thậm chí siêu nhỏ nên “muốn đạt được lợi ích hội nhập cũng khó”.

“Lâu nay, chúng ta cứ say mê với doanh nghiệp nhỏ. Nhưng theo tôi, cần quan tâm tới doanh nghiệp tầm trung và lớn, bởi nếu doanh nghiệp không đủ lực thì không thể tham gia hội nhập, tận dụng cơ hội CPTPP thành công”, ông nói. Thêm nữa, vị chuyên  gia này nhấn mạnh, doanh nghiệp cần phải giữ chữ tín trong kinh doanh, đừng “chưa làm thật đã nghĩ đến làm giả”.

Theo Tạp Chí Tài Chính

Công nghệ chế biến nông sản nước ta hiện mới đạt mức trung bình của thế giới. Tại Hội nghị trực tuyến “Thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến nông sản và cơ giới hóa nông nghiệp trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4” sáng 21.2, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu phải đưa Việt Nam đứng trong số 10 nước hàng đầu thế giới về chế biến nông sản vào năm 2030. Cách nào đạt được mục tiêu này?

Đưa Việt Nam vào top 10 nước hàng đầu về chế biến nông sản: Cần “cú đấm thép” nào?

Hãy để doanh nghiệp nhìn nhận thị trường

Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, sự phát triển của công nghiệp chế biến nông sản đã góp phần chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Hiện nước ta đã hình thành được hệ thống công nghiệp chế biến nông sản có công suất thiết kế khoảng 120 triệu tấn nguyên liệu mỗi năm với hơn 7.500 cơ sở quy mô công nghiệp gắn với xuất khẩu và hàng vạn cơ sở chế biến nông sản nhỏ lẻ, hộ gia đình.

Công nghệ chế biến nông sản đã đạt mức trung bình của thế giới. Một số ngành hàng có công nghệ và thiết bị chế biến tương đối hiện đại mang tầm khu vực và thế giới, như chế biến hạt điều, cà phê, lúa gạo, tôm, cá tra... Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng của công nghiệp chế biến nông sản đạt khoảng 5 - 7%/năm. Cả nước hiện có hơn 7.800 doanh nghiệp cơ khí, gần 100 cơ sở chế tạo máy, thiết bị nông nghiệp; trang bị động lực bình quân trong sản xuất nông nghiệp đạt khoảng 2,4 mã lực/ha.

Gợi mở các vấn đề thảo luận, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, Nghị viện châu Âu vừa thông qua Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và Hiệp định bảo hộ đầu tư (EVIPA), mang đến cơ hội mở rộng xuất khẩu cho doanh nghiệp Việt Nam nhưng thị trường của 28 nước thành viên Liên minh châu Âu yêu cầu rất cao. Ở trong nước, thị trường gần 100 triệu dân cũng rất quan trọng, nếu không quan tâm sẽ là thiếu trách nhiệm với người dân. “Vậy chính sách nào là “cú đấm thép” của Nhà nước để tháo gỡ vướng mắc, phát triển công nghiệp cơ giới hóa và chế biến nông sản tốt hơn nữa?”, Thủ tướng đặt câu hỏi.

Theo Chủ tịch HĐQT Công ty CP Ô tô Trường Hải Trần Bá Dương, xã hội cần đánh giá đúng về vị trí của ngành nông nghiệp. Ngành nông nghiệp rất nhiều tiềm năng, có thể trở thành trụ cột của nền kinh tế. “Chính phủ cần xây dựng ngành nông nghiệp theo hướng quy mô lớn, ứng dụng công nghệ phù hợp, tổ chức sản xuất với sản lượng, chất lượng ổn định, dựa vào thị trường phân phối tập trung. Sau khi doanh nghiệp lớn hoàn thành chuỗi giá trị, tìm ra mô hình phù hợp, sẽ chuyển giao công nghệ, mô hình cho người nông dân. Khi đó, người nông dân nhỏ lẻ sẽ được tham gia vào một chuỗi giá trị vững mạnh, được bảo vệ, được cam kết về đầu ra của hàng hóa”. Ông cũng đề xuất Chính phủ  đẩy mạnh và khuyến khích phát triển nông nghiệp hữu cơ. Theo ông, nông sản hữu cơ như chuối, thanh long, xoài… có thời gian bảo quản dài hơn nhiều lần hàng thông thường nên có thể xuất đi nhiều thị trường, bằng nhiều hình thức vận chuyển.

Bà Thái Hương, nhà sáng lập Tập đoàn TH, cho rằng điểm mấu chốt để nông nghiệp Việt Nam “cất cánh” chính là dựa vào tư duy của doanh nghiệp, tư duy sản xuất, tư duy thị trường, tư duy tổ chức liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị.

“Trong nông nghiệp nói ngắn gọn có ba khâu: Sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Những khâu này phải dựa trên tư duy của doanh nghiệp, doanh nhân. Ai kết nối nông dân? Đó là hợp tác xã công nghệ cao. Tất cả tư duy này nên để chủ doanh nghiệp đưa ra. Chính phủ phải tạo cơ chế để thúc đẩy điều này. Doanh nghiệp sản xuất cái gì bao giờ cũng gắn với thị trường. Trước đây Chính phủ có nói tôi phải làm bò sữa đâu, khi tôi làm nhiều người rất kỳ thị và hoài nghi. Vì thế, hãy để doanh nghiệp nhìn nhận về thị trường”, bà Thái Hương đề nghị.

“Quả bóng” trong chân địa phương

Việt Nam phải đẩy mạnh nâng cao năng lực công nghiệp chế biến nông sản và thúc đẩy cơ giới hóa nông nghiệp, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh. “Đây là nội dung căn bản góp phần nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững cho nông sản”. Trong đó, tập trung phát triển các cụm liên kết sản xuất - chế biến và tiêu thụ nông sản tại các địa phương, các vùng có sản lượng nông sản lớn; thuận lợi về giao thông, lao động, logistics; có tiềm năng trở thành động lực tăng trưởng cho cả khu vực.

Đồng thời, lựa chọn các doanh nghiệp “đầu tàu” có đủ năng lực về vốn, khoa học công nghệ và thị trường để dẫn dắt chuỗi giá trị, vận hành một cách thông suốt, hiệu quả, Cùng với đó, đầu tư phát triển công nghiệp chế tạo máy và thiết bị phụ trợ cho ngành nông nghiệp theo hướng chuyên sâu; hình thành và phát triển hệ thống logistics đồng bộ gắn với việc phát triển vùng nguyên liệu, xây dựng các nhà máy chế biến để giảm chi phí sản xuất cho những sản phẩm ngành hàng chủ lực mà Việt Nam có lợi thế cạnh tranh cao.

Phát biểu kết luận hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các địa phương, doanh nghiệp, các bộ, ngành tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho các hộ nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp phát triển nông nghiệp, đón bắt thời cơ mới, điều kiện mới của nước ta, một nước nông nghiệp nhiệt đới gió mùa có lợi thế so với nhiều nước khác.

Vai trò của doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài và đặc biệt là các hợp tác xã, tổ hợp tác rất lớn. “Chúng ta có 15.000 hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp đóng góp rất quan trọng. Sau hội nghị này sẽ có một chỉ thị của Thủ tướng, một Chiến lược về phát triển công nghiệp chế biến trong nông nghiệp và thứ ba là chính sách phát triển”, Thủ tướng cho biết.

Trong quá trình phát triển nông nghiệp ở Việt Nam, Thủ tướng nhấn mạnh vai trò của các địa phương phải tìm lối ra cho chính địa phương mình, đó là “nông nghiệp tín nhiệm”, tức nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ cao. Theo đó phải triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ công nghiệp chế biến và cơ giới hóa nông nghiệp. “Ở Sơn La xa xôi, núi non mà có 10 nhà máy chế biến, căn bản hình thành vùng rau quả rất nổi tiếng, chưa nói đến bò sữa”, như vậy, “quả bóng” nằm ở các địa phương”. Làm tốt hay không chính là ở địa phương,  Nhà nước sẽ làm hết sức mình về vĩ mô để cho ngành nông nghiệp Việt Nam thành công”.

Cơ bản đồng ý với định hướng phát triển công nghiệp chế biến nông sản và cơ giới hóa nông nghiệp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh tầm nhìn phát triển công nghiệp chế biến nông sản: Phấn đấu đến năm 2030 đứng trong top 10 thế giới, là một trung tâm chế biến sâu và logistics nông sản toàn cầu. Về tầm nhìn phát triển cơ giới hóa nông nghiệp: Phấn đấu đến năm 2030, cơ giới hóa đồng bộ, hiện đại ở các ngành hàng chủ lực, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và giảm tổn thất trong nông nghiệp. Từ tầm nhìn này, cần thiết kế các giải pháp, nhất là đối với các khâu còn yếu như khâu giết mổ trong chăn nuôi, khâu bảo quản trong trồng trọt…

 Theo Tạp Chí Tài Chính

Vào sáng ngày 23/02/2020, tại xã Phú Lợi, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp đã diễn ra chương trình Lễ Khánh Thành Và Trao Tặng Công Trình Rải Đá Mặt Đường Kênh 2/9 (Đoạn Đường Gạo – Kênh An Phong – Mỹ Hòa). Buổi lễ có sự góp mặt của Bà Nguyễn Cẩm Phương - Tổng Giám Đốc SAIGONTEL, Anh Phan Thạch Tâm - Phó Ban Hợp Tác Đầu Tư, Anh Nguyễn Huy Đức - Phó Ban Quản Lý Dự Án cùng các Anh/Chị trong Ban Lãnh Đạo.

Anh Phan Thạch Tâm - Phó Ban Hợp Tác Đầu Tư, đại diện SAIGONTEL lên phát biểu

Đại diện xã Phú Lợi trao tặng giấy khen và quà cho SAIGONTEL

Được biết xã Phú Lợi là một xã khó khăn nhất thuộc vùng sâu của huyện Thanh Bình. Trong số các tuyến đường chạy qua xã thì trên địa bàn ấp 1 tuyến đường kênh 2/9 đoạn Đường Gạo – kênh An Phong – Mỹ Hòa) là đường đất, nhưng đây lại là con đường đi lại chủ yếu của 250 hộ dân với hơn 500 nhân khẩu, trong đó có khoảng 100 em học sinh hàng ngày qua lại. Mùa mưa đường trơn trượt, mùa khô thì bụi bặm, gây khó khăn và nguy hiểm trong việc đi lại của người dân.      

Hình ảnh công trình đường Kênh 2/9 trước và sau khi rải đá

Công ty cổ phần công nghệ viễn thông Sài Gòn (SAIGONTEL), bên cạnh việc tập trung kinh doanh, mở rộng thị trường, tích cực đóng góp vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam thì SAIGONTEL vẫn luôn chú trọng đến các hoạt động hỗ trợ xã hội, cộng đồng, nâng cao đời sống nhân dân. SAIGONTEL rất hân hạnh khi được là đơn vị tài trợ cho Công trình Nâng cấp mặt đường Kênh 2/9, thuộc ấp 1, xã Phú Lợi, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp. Với giá trị tài trợ là 256,400,000 đồng.

Đại diện xã Phú Lợi và SAIGONTEL cùng cắt băng khánh thành công trình

Đại diện xã Phú Lợi trao tặng hoa cho SAIGONTEL

Hy vọng rằng, với công trình nâng cấp mặt đường này, nhân dân trong xã sẽ có điều kiện thuật lợi hơn trong vận chuyển mua bán, sinh hoạt. Đặc biệt giúp cho con đường đến trường của các em học sinh được thuận tiện hơn.

Ban truyền thông

Đối tác chiến lược