Tin tức

Ngô Thị Lam Vân

Ngô Thị Lam Vân

Bộ TTTT nhận định: Chuyển đổi số đã diễn ra nhiều năm qua, nhưng chỉ khi xuất hiện của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư thì chuyển đổi số mới thực sự tăng tốc. Đây chính la nền tảng để tiến tới kinh tế số và xã hội số, tạo ra môi trường tốt nhất cho đổi mới, sáng tạo.

Bộ TTTT sẽ trình Thủ tướng Chương trình Chuyển đổi số quốc gia trong tháng 2

Phản hồi kiến nghị của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc đẩy nhanh chuyển đổi số ở các ngành, các cấp để tạo nền tảng hình thành nền kinh tế số theo kế hoạch của Chính phủ, Bộ TTTT cho biết Nghị quyết 52 Bộ Chính trị đã định hướng xu thế chuyển đổi số tại Việt Nam.

Nghị quyết đặt mục tiêu kinh tế số sẽ chiếm 30% GDP vào năm 2030, từ đó phải đổi mới tư duy, tạo thuận lợi cho việc phát triển các ý tưởng mới, sáng tạo, giải pháp đột phá, để Việt Nam bứt phá vượt lên.

"Chuyển đổi số đã diễn ra nhiều năm qua, nhưng chỉ khi xuất hiện của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư thì chuyển đổi số mới thực sự tăng tốc. Đây chính la nền tảng để tiến tới kinh tế số và xã hội số, tạo ra môi trường tốt nhất cho đổi mới, sáng tạo", Bộ TTTT nhận định.

Thực hiện nhiệm vụ Thủ tướng giao, Bộ TTTT đang hoàn thiện Chương trình Chuyển đổi số quốc gia, dự kiến trình Thủ tướng trong tháng 2. Chương trình bao gồm kế hoạch, giải pháp và lộ trình chuyển đổi số trong các ngành, lĩnh vực trọng điểm.

Đặc biệt, năm 2020 đã được Bộ TT&TT tuyên bố là năm chuyển đổi số quốc gia, để đưa Việt Nam trở thành một nền kinh tế số, xã hội số.

Hiện nay, các yếu tố nền tảng trong chuyển đổi số là: thể chế, hạ tầng, an ninh mạng và đào tạo sẽ được ưu tiên đầu tư để đưa Việt Nam trở thành nước có thứ hạng cao trên thế giới, nằm trong nhóm 50 quốc gia vào năm 2025 và nhóm 30 quốc gia hàng đầu thế giới về CNTT vào năm 2030.

Cũng trong thông tin trả lời kiến nghị của, Bộ TTTT cho biết, để Đề án chuyển đổi số quốc gia sau khi được phê duyệt thực sự triển khai hiệu quả, góp phần để Việt Nam sớm hình thành nền kinh tế số, Bộ TTTT đề nghị các địa phương, đặc biệt là các địa phương có nền tảng CNTT tốt như Thừa Thiên Huế phối hợp chặt chẽ với Bộ triển khai các nội dung cụ thể trong Đề án.

Trong thời gian Đề án chuyển đổi số quốc gia được xây dựng và trình phê duyệt, Bộ TTTT cho rằng, tỉnh Thừa Thiên Huế có thể chủ động, phối hợp tiến hành các hoạt động như nghiên cứu, tuyên truyền về kinh tế số, xã hội số, chuyển đổi số đến tất cả các thành phần xã hội, xây dựng đội ngũ cán bộ nòng cốt để tiếp cận công nghệ nhằm tiến hành các hoạt động chuyển đổi số, khuyến khích các doanh nghiệp công nghệ số trên địa bàn nâng cao năng lực cung cấp sản phẩm, dịch vụ và giải pháp phục vụ cho hoạt động chuyển đổi số.

Theo CafeF

Từ tháng 2, tuyến đường 10 làn xe nối vành đai 3 (Nguyễn Xiển) với các Khu đô thị Xa La, Khu đô thị Thanh Hà chính thức thông xe.

 Toàn cảnh tuyến đường gần 1.500 tỷ đồng rộng 10 làn vừa thông xe ở Hà Nội

Tuyến đường Nguyễn Xiển - Xa La đi vào hoạt động sẽ rút ngắn thời gian di chuyển từ các quận Thanh Xuân, quận Hoàng Mai tới khu đô thị Thanh Hà - Mường Thanh, thời gian chỉ còn khoảng 10 phút, thay vì 30 phút. Giảm tải ùn tắc giao thông cho cung đường Phùng Hưng và Nguyễn Trãi – Trần Phú – Kim Giang – Đường 70 (Sắp mở rộng đoạn qua khu đô thị Đại Thanh)

Toàn cảnh tuyến đường gần 1.500 tỷ đồng rộng 10 làn vừa thông xe ở Hà Nội - Ảnh 1.

Đường Nguyễn Xiển - Xa La (vạch đỏ). Ảnh: Google Maps.

Được biết, tuyến đường Nguyễn Xiển - Xa La được khởi công xây dựng năm 2014 với tổng mức đầu tư 1.475 tỉ đồng, có chiều dài 2,5km với mặt đường rộng 50m đáp ứng đầy đủ nhu cầu giao thông của các khu đô thị lớn quanh đó. Đối với riêng dự án khu đô thị Thanh Hà, khi tuyến đường này được hoàn thành sẽ là điều kiện vô cùng thuận lợi để phát triển.

Toàn cảnh tuyến đường gần 1.500 tỷ đồng rộng 10 làn vừa thông xe ở Hà Nội - Ảnh 2.

Điểm đầu nối từ đường Nguyễn Xiển (Vành đai 3) - điểm cuối nối với đường Phan Trọng Tuệ. Do đường chưa được đặt tên nên người dân tạm gọi là đường Nguyễn Xiển - Xa La.

Toàn cảnh tuyến đường gần 1.500 tỷ đồng rộng 10 làn vừa thông xe ở Hà Nội - Ảnh 3.

Tuyến đường được thiết kế với 10 làn xe, trong đó có 6 làn xe ô tô, 4 làn xe gắn máy và xe thô sơ. Mặt cắt ngang đường rộng 53,5m, trong đó 2 làn xe thô sơ rộng 7m; 2 làn xe cơ giới rộng 11,25m; dải phân cách giữa 3m.

Toàn cảnh tuyến đường gần 1.500 tỷ đồng rộng 10 làn vừa thông xe ở Hà Nội - Ảnh 4.

Bắt đầu từ tháng 2, việc di chuyển từ đường vành đai 3 (Nguyễn Xiển) xuống các Khu đô thị Xa La, Khu đô thị Thanh Hà được thông xe.

Toàn cảnh tuyến đường gần 1.500 tỷ đồng rộng 10 làn vừa thông xe ở Hà Nội - Ảnh 5.

Toàn cảnh tuyến đường gần 1.500 tỷ đồng rộng 10 làn vừa thông xe ở Hà Nội - Ảnh 6.

Tuy nhiên, điểm giao giữa tuyến đường này và đường Xala mới được hoàn thiện 1 phần.

Toàn cảnh tuyến đường gần 1.500 tỷ đồng rộng 10 làn vừa thông xe ở Hà Nội - Ảnh 7.

Hai bên đường dù đã được trồng cây xanh nhưng vẫn có những phần chưa hoàn thiện.

Theo CafeF

Ngày 26-2, UBND tỉnh Quảng Ninh công bố quy hoạch Vân Đồn với tầm nhìn đến năm 2040 vừa được Thủ tướng phê duyệt. Khu kinh tế này hứa hẹn trở thành một trung tâm du lịch sinh thái biển và là đầu mối giao thương quốc tế.

Quảng Ninh công bố viễn cảnh Vân Đồn đến năm 2040 - Ảnh 1.

Viễn cảnh không gian đô thị của Khu kinh tế Vân Đồn với tầm nhìn đến năm 2040 theo đồ án điều chỉnh quy hoạch được

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt - Ảnh: T. THẮNG chụp lại

Hội nghị công bố được tổ chức tại Trung tâm tổ chức tỉnh Quảng Ninh với việc công khai các đồ án, vùng điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân Đồn đến năm 2040 theo Quyết định số 266/QĐ-TTg ngày 17-2-2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân Đồn đến năm 2040.

Tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Thắng, chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, nhấn mạnh: "Đây là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc quản lý đầu tư xây dựng, thu hút các nhà đầu tư, tổ chức phân bố dân cư, phân bố đô thị, phân bố không gian các khu chức năng và xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ nhằm đảm bảo môi trường sống bền vững, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Vân Đồn".

Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân Đồn đến năm 2040 vừa được Thủ tướng phê duyệt có nhiều điểm mới so với quy hoạch đã được phê duyệt từ năm 2009. 

Cụ thể đó là cập nhật các dự án động lực bao gồm: sân bay, đường cao tốc; quy mô dân số cũng có sự thay đổi với giai đoạn 2030 dự kiến là 140.000 - 200.000 người, giai đoạn 2040 là 300.000 - 500.000 người.

Theo đồ án điều chỉnh, cấu trúc phát triển không gian Khu kinh tế Vân Đồn được chia theo 2 vùng gồm: đảo Cái Bầu và quần đảo Vân Hải với định hướng thành 5 vành đai phát triển khác nhau.

Vành đai nghỉ dưỡng sinh thái cao cấp; Vành đai du lịch sinh thái gắn với bảo vệ di sản thiên nhiên; Vành đai đô thị dịch vụ, văn hóa và vui chơi giải trí (khu vực phía Đông đảo Cái Bầu); Vành đai dịch vụ, thương mại công nghiệp công nghệ cao và dịch vụ hậu cần (khu vực phía Tây đảo Cái Bầu); Vành đai dự trữ phát triển mở rộng phía Tây (thuộc địa giới thành phố Cẩm Phả và huyện Tiên Yên).

Với những tiềm năng, cơ hội phát triển đặc biệt, Khu kinh tế Vân Đồn hứa hẹn sẽ trở thành Khu kinh tế duy nhất nằm trong khu vực hợp tác "Hai hành lang - một vành đai" kinh tế Việt - Trung, hợp tác liên vùng Vịnh Bắc Bộ mở rộng, cầu nối ASEAN - Trung Quốc, hành lang kinh tế Nam Ninh - Singapore, trong Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.

Theo Tuổi Trẻ Online

Năm 2019, cả nước xuất khẩu 6,37 triệu tấn gạo, tương đương 2,81 tỷ USD, tăng 4,1% về lượng nhưng giảm 8,4% về kim ngạch so với năm 2018.

[Infographics] Các thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2019 - Ảnh 1

Theo Vietnam+

Để điều chỉnh tổng thể quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu dân cư phía Nam rạch Bà Bướm, phường Phú Thuận, Quận 7, UBND TP đã yêu cầu Sở Quy hoạch – Kiến trúc định hướng về tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan cho từng ô phố, trục đường và toàn khu vực lập quy hoạch.

Định hướng quy hoạch khu vực cao tầng và thấp tầng hợp lý, tổ chức không gian kiến trúc theo nguyên tắc chiều cao công trình thấp dần về phía sông, rạch, quy hoạch giao thông; xem xét kỹ việc phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị.

Đối với các khu đất có nhà xưởng hiện hữu đang hoạt động và các quỹ đất thuộc sở hữu nhà nước, cần xác định lại cơ cấu và tỷ lệ các chức năng sử dụng đất, ưu tiên dành quỹ đất để bố trí công trình công cộng, trường học, cây xanh, công trình bến bãi đậu xe... để cân đối các chỉ tiêu sử dụng đất về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội cho phù hợp trong phạm vi đồ án quy hoạch.

Về thiết kế đô thị, đối với các dự án, các công trình đã xây dựng hoặc dự kiến xây dựng đã được UBND TP chấp thuận về chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc, phải được cập nhật vào nội dung đồ án và cân nhắc về bố cục không gian công trình (chiều cao, khoảng lùi so với lộ giới), để định hướng quy hoạch về không gian, nhằm tạo sự đồng bộ về kiến trúc cảnh quan, giữa các công trình đã được cung cấp chỉ tiêu quy hoạch và các công trình sẽ được thực hiện mới.

Theo nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch 1/2000 được UBND quận 7 phê duyệt vào năm 2011, Khu dân cư phía Nam rạch Bà Bướm nằm phía Đông Nam quận 7 với các khu chức năng chính: khu ở (khu ở hiện hữu cải tạo, khu ở xây dựng mới, khu sử dụng hỗn hợp: nằm dọc theo phía Tây đường Đào Trí, bố trí công trình công cộng, dịch vụ thương mại, nhà ở chung cư cao tầng cảnh quan cho khu vực); khu công trình dịch vụ cấp đơn vị ở; khu chức năng hỗn hợp; cụm công nghiệp Phú Mỹ; và khu cây xanh, thể dục thể thao.

Khu dân cư rạch Bà Bướm có tổng diện tích 264ha, trong đó đất đơn vị ở là 208,04ha chiếm 78,8%, gồm có: đất ở: 110,64ha, đất công trình công cộng: 16,83ha, đất cây xanh sử dụng công cộng: 33,02ha, đất giao thông: 47,55ha; đất ngoài đơn vị ở: 55,96ha chiếm 21,2%; dân số dự kiến tại đây khoảng 40.000 người.

Nhìn chung, bố cục không gian toàn khu quy hoạch được chia thành 03 mảng, cụ thể: dọc theo đường Huỳnh Tấn Phát: quản lý kiến trúc cảnh quan theo quy chế quản lý đô thị đối với khu dân cư hiện hữu trên địa bàn thành phố; Khu nhà ở xây dựng mới và các công trình công cộng dọc theo trục Đào Trí (song song với đường Huỳnh Tấn Phát), bố trí các cụm chung cư cao tầng và các công trình hỗn hợp là điểm nhấn cho tuyến đường này; công trình công nghiệp thấp tầng bố trí dọc sông Nhà Bè.

Theo CafeLand

Trong số 6,47 tỷ USD vốn FDI trong 2 tháng đầu năm, các doanh nghiệp Singapore đứng đầu với số vốn đạt 4,12 tỷ USD, tiếp theo là các doanh nghiệp Trung Quốc và Hàn Quốc.

 

[Infographics] 2 tháng đầu năm 2020, thu hút FDI đạt gần 6,47 tỷ USD - Ảnh 1

Theo Tạp Chí Tài Chính 

Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, Nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, tại một số quốc gia trên thế giới có rất nhiều mô hình mà nước ta có thể học tập để tập trung, tích tụ ruộng đất sản xuất quy mô lớn.

Ở các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines… không có quá trình cải cách ruộng đất, không chia ruộng cho nông dân nên diện tích ruộng phần lớn vẫn nằm trong tay các điền chủ và nông dân chỉ đi làm thuê.

Chính vì thế, đất đai coi như đã được tập trung. Chính phủ quy hoạch đất thành từng vùng như đất đô thị, đất công nghiệp, đất thương mại dịch vụ và đất nông nghiệp. Trong đó, đất nông nghiệp được quản lý chặt chẽ nhất. Điều này có nghĩa, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất rất hãn hữu, trừ những trường hợp thực sự đặc biệt, song cũng phải trải qua rất nhiều khâu thẩm định.

Đất nông nghiệp ở các nước Đông Nam Á được quản lý chặt chẽ.

Bên cạnh đó, do đất đai được tập trung trước nên thuận tiện khi đi vào sản xuất lớn, không phải dồn điền, đổi thửa như ở Việt Nam. Tuy vậy, có một nhược điểm là nông dân không được chia ruộng, nên nông dân không tối đa hóa được sản lượng của nông nghiệp. Do đó, không tối đa hóa được thu nhập của nông dân, kéo theo, họ không có sức mua hàng công nghiệp, cứ đi làm thuê, cứ nghèo mãi. Đó cũng là một trong những lý do khiến những nước này không phát triển được công nghiệp.

Ngược lại, ở các nước Đông Bắc Á như Hàn Quốc, Trung Quốc, nông dân được chia ruộng. Có một lợi thế suốt một thời gian dài, họ đã tối đa hóa được sản lượng nông nghiệp, nâng cao rất nhanh thu nhập của nông dân, tạo ra sức mua rất lớn cho nông dân với hàng công nghiệp. Nói cách khác, họ đã tạo ra nguồn lực tài chính cho quá trình công nghiệp hóa, tạo ra thị trường nội địa cho công nghiệp. Song, cũng có một nhược điểm là đã đến thời điểm phải tiến hành công cuộc mới là dồn điền, đổi thửa, tập trung đất đai.  Điều đó dẫn đến hình thành thị trường mua bán, chuyển nhượng đất nông nghiệp.

Ở Việt Nam, có một số điểm cần nghiên cứu và học tập kinh nghiệm nước ngoài, cụ thể: Thứ nhất, quy hoạch đất nông nghiệp và các khu vực khác của Việt Nam tương đối lỏng lẻo. Nguyên nhân là do quá trình đô thị hóa cần rất nhiều đất cho công nghiệp, thương mại dịch vụ, đất làm nhà ở. Song cũng xuất phát câu chuyện: Cầu về nhà ở rất lớn, nên nảy sinh hiện tượng đầu cơ đất đai rất phổ biến. Ngoài ra, nhà ở trên đất nông nghiệp mọc lên tự phát và chính quyền cũng tìm cách hợp thức hóa. Nguồn hàng trên thị trường cũng không minh bạch, không rõ ràng.

Tiếp theo, mua bán không thông qua môi giới, cũng không thông qua tư vấn để điều tra về hiện trạng hàng hóa. Do đó, các mua bán phi chính thức, trao tay, giao dịch ngầm, làm thị trường ngày càng trở nên không minh bạch.

Phát triển bất động sản nông nghiệp nhìn từ thế giới

Đồng thời, không có bảo hiểm về quyền sở hữu đất nông nghiệp. Khi mua bán một mảnh đất rất rắc rối về quyền sở hữu: Từ bố mẹ, con cái cho đến dòng họ, hàng xóm… Các nước có bảo hiểm nên việc mua bán rất rõ ràng, minh bạch, được tiến hành thuận lợi. Phân tích như vậy để thấy, thị trường bất động sản nông nghiệp của Việt Nam có nhiều yếu tố không minh bạch, không rõ ràng và chưa có tính ổn định lâu dài, sự vững chắc về mặt pháp lý. Người mua rất ngại, vì họ có thể phải đối diện với những rủi ro pháp lý bất cứ lúc nào.

Theo TS. Lê Xuân Nghĩa cho rằng, phải khẳng định phát triển bất động sản nông nghiệp là xu hướng tất yếu, gắn với tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng phát triển thương mại - dịch vụ và công nghiệp. Vấn đề đặt ra là chính phủ phải có một chiến lược toàn diện về việc giải quyết vấn đề bất động sản trong nông nghiệp như thế nào. Quan trọng nhất phải có đẩy đủ nền tảng pháp lý, phải an toàn, dài hạn cho nhà đầu tư. Trên cơ sở đó, mới tập trung được nguồn lực đất đai để đi vào sản xuất lớn.

Do đó, phải để ruộng trở thành tài sản đảm bảo để nông dân có thể vay vốn. Đồng thời, phải có đạo luật, bảo hiểm về quyền sở hữu. Đó là cơ sở để mua bán, chuyển nhượng, thế chấp, cho thuê đất nông nghiệp.

Thực ra, cơ chế tín dụng không quan trọng bằng cơ chế pháp lý. Khi có pháp lý sẽ hình thành thị trường minh bạch, tức là có thanh khoản. Khi đã có thanh khoản thì ngân hàng sẽ sẵn sàng nhận đất nông nghiệp như một tài sản thế chấp.

Theo CafeLand

Đề án “Kế hoạch cơ cấu lại ngành dịch vụ đến năm 2020, định hướng đến năm 2025” vừa được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký phê duyệt, với mục tiêu cơ cấu lại ngành dịch vụ theo hướng nâng cao năng lực cạnh tranh, tập trung nguồn lực phát triển một số ngành dịch vụ tiềm năng, có hàm lượng tri thức và công nghệ cao.

Tỷ trọng khu vực dịch vụ trong GDP khoảng 43-44% vào năm 2025

Tỷ trọng khu vực dịch vụ trong GDP khoảng 43-44% vào năm 2025

Những ngành sẽ được cơ cấu lại gồm: tài chính, ngân hàng, logistics và vận tải, công nghệ thông tin và truyền thông, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, y tế, du lịch. Mục tiêu nhằm tăng cường xuất khẩu dịch vụ, giảm thâm hụt cán cân xuất nhập khẩu dịch vụ, hướng tới thặng dư trong cán cân xuất nhập khẩu dịch vụ, phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Đề án phấn đấu tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ giai đoạn 2016-2020 đạt khoảng 6,6%-7,1%, giai đoạn 2021-2025 đạt khoảng 7%-7,5%. Tỷ trọng khu vực dịch vụ trong GDP khoảng 43%-44% vào năm 2025. Về tài chính - ngân hàng, đến năm 2025, ít nhất 2-3 ngân hàng thương mại nằm trong tốp 100 ngân hàng lớn nhất (về tổng tài sản) khu vực châu Á. Đến năm 2025, công nghệ thông tin trở thành ngành kinh tế có tốc độ phát triển nhanh, bền vững, doanh thu cao, giá trị xuất khẩu lớn.

Cũng theo đề án, mục tiêu đến năm 2025 thu hút khoảng 32 triệu lượt khách du lịch quốc tế, trên 130 triệu lượt khách du lịch nội địa; du lịch đóng góp trên 10%GDP; tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 45 tỷ USD; giá trị xuất khẩu thông qua du lịch đạt 27 tỷ USD; tạo ra 6 triệu việc làm, trong đó có 2 triệu việc làm trực tiếp...

Theo Tạp Chí Tài Chính

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp-Phát triển Nông thôn Lê Quốc Doanh khẳng định những năm qua quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ liên tục phát triển trên nhiều lĩnh vực, trong đó có nông nghiệp, thương mại nông sản

Viet Nam va Hoa Ky tang cuong thuc day thuong mai nong san hinh anh 1

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Quốc Doanh. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN)

Từ ngày 24-29/2, đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn do Thứ trưởng Lê Quốc Doanh làm Trưởng đoàn có chuyến thăm và làm việc tại Hoa Kỳ nhằm tăng cường hoạt động hợp tác và trao đổi thương mại nông sản giữa hai nước.

Đây là chuyến công tác nằm trong kế hoạch hành động hướng tới cán cân thương mại hài hòa và bền vững giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.

Trong khuôn khổ chuyến thăm, ngày 24/2, đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cùng các doanh nghiệp đầu ngành trong lĩnh vực kinh doanh nông lâm sản và các nhà nhập khẩu lớn trong lĩnh vực sản phẩm chăn nuôi, rau quả, lâm sản, chế biến thực phẩm, thức ăn chăn nuôi của Việt Nam đã tham dự buổi tọa đàm bàn tròn với các hiệp hội ngành hàng và các doanh nghiệp Hoa Kỳ được tổ chức tại thủ đô Washington nhằm thúc đẩy thương mại nông sản giữa hai nước, góp phần vào mục tiêu tăng trưởng thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.

Phát biểu tại buổi tọa đàm, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Quốc Doanh khẳng định trong những năm qua quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã liên tục phát triển trên nhiều lĩnh vực, trong đó có hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp và thương mại nông sản.

Hoa Kỳ là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam trên toàn cầu, trong khi Việt Nam cũng trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ 27 và là đối tác thương mại lớn thứ 16 của Hoa Kỳ.

Theo Thứ trưởng Lê Quốc Doanh, hiện vẫn còn tiềm năng rất lớn trong hợp tác trong lĩnh vực thương mại nông sản giữa hai nước và quan hệ thương mại giữa hai nước không phải là cạnh tranh mà là bổ trợ lẫn nhau.

Hoa Kỳ hiện là nước đứng đầu thế giới về sản xuất nông nghiệp hiện đại, trong khi Việt Nam đang trong quá trình cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp hiệu quả hơn và gắn với nhu cầu thị trường.

Việt Nam có thế mạnh với nhiều sản phẩm đặc trưng của vùng nhiệt đới như hoa quả và có nguồn hải sản chất lượng cao. Chính vì vậy, đây là cơ hội lớn để doanh nghiệp hai bên tận dụng và thúc đẩy phát triển thương mại nông sản giữa hai nước.

Tại buổi tọa đàm, đại diện các hiệp hội ngành hàng của Hoa Kỳ đánh giá cao sáng kiến của Việt Nam khi tổ chức buổi tọa đàm và tổ chức cho đoàn doanh nghiệp Việt Nam sang Hoa Kỳ để tìm kiếm các đối tác và các nhà xuất khẩu nông sản có uy tín của nước này để nhập khẩu các mặt hàng nông sản có chất lượng cao và là thế mạnh của Hoa Kỳ như ngũ cốc, lúa mỳ, ngô, đậu tương…; đồng thời bày tỏ sẵn sàng giúp đỡ cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới.

Ngoài ra, hai bên đã trao đổi thông tin, tiềm năng hợp tác và nêu những vướng mắc, khó khăn mà doanh nghiệp hai nước đang gặp phải như vấn đề về giá sản phẩm nhập khẩu cao, mức thuế quan cao, sản phẩm lúa mỳ có lẫn hạt cỏ dại, thương mại với Hoa Kỳ phải qua trung gian, mất nhiều thời gian vận chuyển, sản phẩm ngô của Hoa Kỳ có độ ẩm cao nên khó bảo quản…

Nhằm giải quyết những vướng mắc hiện nay của doanh nghiệp hai nước, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh đề nghị các doanh nghiệp hai nước tìm hiểu kỹ các quy định thị trường, quy định xuất nhập khẩu vào thị trường của mỗi nước, thường xuyên cập nhật thông tin đối tác, tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ để kết nối, giao thương với các đối tác lớn, có uy tín, nhằm đem lại kết quả và hài hòa lợi ích hai bên như mong muốn.

Hai bên cũng nên thường xuyên phản ánh các thông tin về những khó khăn vướng mắc, kiến nghị tới Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ để có giải pháp, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại nông lâm thủy sản giữa hai nước, đặc biệt là xuất khẩu các sản phẩm nông lâm thủy sản có thế mạnh của Hoa Kỳ, có tính chất bổ sung sang thị trường Việt Nam.

Tham dự buổi tọa đàm, ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, cho biết Việt Nam luôn coi Hoa Kỳ là đối tác hàng đầu và coi trọng cân bằng cán cân thương mại của hai nước.

Mặc dù Việt Nam đã trở thành một nước xuất khẩu nông sản đứng hai trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và đứng thứ năm trên thế giới, song Việt Nam vẫn có nhu cầu nhập khẩu các nguồn nguyên liệu, đặc biệt là các nguồn nguyên liệu chất lượng cao của Hoa Kỳ và trình độ khoa học công nghệ đáp ứng cho công nghiệp chế biến nông sản của Việt Nam. Đây cũng là chỉ đạo gần đây nhất của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao năng lực về chế biến nông sản và cơ giới hóa trong nông nghiệp.

Sau hoạt động tại Thủ đô Washington, đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tiếp tục có nhiều hoạt động tại các bang khác của Hoa Kỳ như Iowa và Nebraska./.

Theo Vietnam+

Hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro, thách thức. Để nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam, cần có những công cụ hướng dẫn doanh nghiệp giải quyết hiệu quả các khó khăn, vướng mắc gặp phải trong quá trình đầu tư ra nước ngoài.

Loại bỏ những rào cản đối hoạt động đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài

Nhiều tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp có vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài đã vượt ngưỡng 1 tỷ USD

Kết quả tích cực từ chính sách thông thoáng

Vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp (DN) Việt Nam trải qua các giai đoạn thăng trầm, bắt đầu manh nha những dự án đầu tiên từ những năm 1989, sau đó tăng trưởng mạnh về số dự án và vốn đăng ký từ khi Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 quy định về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.

Tuy nhiên, sự khởi sắc của hoạt động đầu tư ra nước ngoài của DN Việt Nam thực sự bắt đầu nhờ nỗ lực chuẩn hóa thủ tục đầu tư gắn với hoàn thiện hành lang pháp lý phù hợp với bối cảnh mới. Thực tế cho thấy, kể từ khi Nghị định số 83/2015/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn về đầu tư ra nước ngoài được ban hành, việc mở rộng phạm vi đầu tư, kinh doanh ở nước ngoài của DN trong nước đã được tạo điều kiện thuận lợi hơn.

Ngoài ra, Thông tư số 03/2018/TT-BKHĐT do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành  ngày 17/10/2018 hướng dẫn và ban hành mẫu văn bản thực hiện thủ tục đầu tư ra nước ngoài cũng đã góp phần chuẩn hóa thủ tục pháp lý cho hoạt động đầu tư ra nước ngoài, vừa tạo môi trường thông thoáng, vừa giúp cơ quan quản lý nhà nước tăng cường hiệu lực quản lý với các dự án ngoài lãnh thổ Việt Nam...

Nhờ đó, đến nay, hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam đã tạo được những dấu ấn nhất định. Thống kê cho thấy, lũy kế từ năm 1989 đến nay, Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài hơn 22 tỷ USD với các lĩnh vực thế mạnh của Việt Nam là nông nghiệp, lâm nghiệp, năng lượng và viễn thông. Trong đó, các nước như Lào, Campuchia và Myanmar chiếm gần 40% tổng vốn đầu tư ra nước ngoài của DN Việt Nam.

Nhiều tập đoàn, tổng công ty, DN có vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài đã vượt ngưỡng 1 tỷ USD như: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel), Công ty Cổ phần Hoàng Anh - Gia Lai....

Riêng năm 2019, tổng vốn đầu tư ra nước ngoài cấp mới và tăng thêm của Việt Nam đạt 508,14 triệu USD; trong đó, có 164 dự án được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới, với tổng vốn đầu tư bên Việt Nam đạt 403,15 triệu USD. Bên cạnh đó, có 29 lượt dự án điều chỉnh vốn đầu tư với vốn đầu tư Việt Nam tăng thêm gần 105 triệu USD.

Những rủi ro, thách thức cần được khắc phục

Bên cạnh những đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội cho Việt Nam, cho các quốc gia và cộng đồng tiếp nhận đầu tư thì đầu tư ra nước ngoài của các DN Việt Nam hiện nay vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro, thách thức. Cụ thể, những khác biệt về văn hóa, pháp luật, môi trường giữa Việt Nam và các quốc gia tiếp nhận đầu tư này đã dẫn đến các tranh chấp ngoài mong muốn, ảnh hưởng đến việc thực hiện dự án, quyền và lợi ích của người dân địa phương cũng như hình ảnh của nhà đầu tư Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.

Năng lực của DN Việt Nam vẫn còn yếu. Theo các chuyên gia kinh tế, nguyên nhân chủ quan dẫn đến kết quả hoạt động đầu tư ra nước ngoài của DN Việt Nam khi đầu tư ra nước ngoài chưa đạt như kỳ vọng là do khả năng dự báo thị trường, năng lực quản lý, năng lực tài chính vẫn còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, nhiều DN Việt Nam ra nước ngoài kinh doanh nhưng hoạt động còn mang tính tự phát, do đó cũng rất dễ xảy ra tranh chấp và hiệu quả đầu tư không cao.

Trong thời gian tới, nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư ra nước ngoài của DN Việt Nam, về phía cơ quan quản lý nhà nước, một số vấn đề cần chú trọng thực hiện gồm: Tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài của DN Việt Nam theo hướng tiệm cận dần với các thông lệ, pháp luật quốc tế, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho DN Việt Nam trong quá trình đầu tư ra nước ngoài; Tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế, ký kết các hiệp định đầu tư song phương, đa phương nhằm bảo vệ các DN, gỡ bỏ các rào cản khi đầu tư trực tiếp ra nước ngoài…

Quan trọng hơn, cơ quan quản lý cần có những công cụ hướng dẫn DN giải quyết hiệu quả các khó khăn, vướng mắc, rủi ro gặp phải trong quá trình đầu tư ra nước ngoài; Kịp thời nắm bắt, xử lý các vướng mắc, khó khăn của DN đầu tư ra nước ngoài; Hướng dẫn cung cấp thông tin tổng thể về quy trình đầu tư ra nước ngoài từ Việt Nam đến nước nhận đầu tư; Chú trọng hỗ trợ về mặt pháp lý, chủ động phối hợp cùng DN tham gia xử lý các vấn đề phát sinh, các tranh chấp trong quá trình đầu tư tại nước sở tại.

Về phía DN, cần chủ động tìm hiểu, tuân thủ pháp luật nước sở tại, luật pháp quốc tế và các chính sách, pháp luật có liên quan khác. DN phải có ý thức bảo vệ môi trường sống nơi sở tại, cần đảm bảo lợi ích hài hòa cho người dân địa phương, tạo công ăn việc làm và tích cực các hoạt động từ thiện, xóa đói giảm nghèo đối với quốc gia nhận đầu tư. Bên cạnh đó, DN tiếp tục nâng cao năng lực dự báo thị trường, năng lực tài chính; Xây dựng chiến lược kinh doanh, chiến lược sản phẩm, thương hiệu để từng bước nâng cao năng lực quản trị; Cần có các khảo sát, nghiên cứu kỹ lưỡng về cơ chế đầu tư, tiềm năng thị trường, triển vọng lợi nhuận… trước khi đưa ra các quyết định đầu tư.     

Theo Tạp Chí Tài Chính

Đối tác chiến lược