Tin tức

Ngô Thị Lam Vân

Ngô Thị Lam Vân

Sở Xây dựng Hà Tĩnh (Bên mời thầu) vừa cho biết, từ ngày 7/4 - 7/5/2020 sẽ phát hành hồ sơ mời sơ tuyển nhà đầu tư thực hiện Dự án Khu đô thị Hàm Nghi với tổng chi phí thực hiện dự kiến là 23.545 tỷ đồng.

 

Hà Tĩnh tìm "ông chủ" cho siêu dự án gần 24.000 tỷ đồng

 

 

Đây là dự án đầu tư có sử dụng đất với tổng diện tích 136,8 ha, thuộc các phường Thạch Linh, Hà Huy Tập (TP. Hà Tĩnh) và các xã Thạch Tân, Thạch Đài (huyện Thạch Hà). Thời gian thực hiện Dự án là 6 năm. Địa điểm phát hành hồ sơ mời sơ tuyển là Sở Xây dựng Hà Tĩnh, số 14 Võ Liêm Sơn, Nam Hà, Hà Tĩnh. Hình thức sơ tuyển nhà đầu tư thực hiện Dự án là rộng rãi quốc tế.

Mục tiêu của Dự án là xây dựng khu đô thị mới với các khu chức năng: nhà ở (gồm nhà ở thấp tầng, nhà ở cao tầng, nhà ở xã hội, nhà ở tái định cư), công trình công cộng, công trình hỗn hợp, trường học, bệnh viện, cây xanh, thể dục thể thao, mặt nước, giao thông, bãi đỗ xe và hạ tầng kỹ thuật khác...

Theo CafeF

 

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 430 về việc phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung xây dựng TP.HCM đến năm 2025. Theo đó, quy hoạch sẽ có sự điều chỉnh để giúp khu Đông TP.HCM phát triển.
 
 Quy hoạch xây dựng TPHCM mới, động lực cho khu Đông phát triển ...
Hệ thống hạ tầng được đầu tư thêm sẽ giúp khu Đông thêm động lực phát triển

Điều chỉnh 3 khu vực

Nội dung điều chỉnh bao gồm các khu vực: Đường Vành đai 3 - TP.HCM, khu vực phường Long Phước, Long Bình, Long Thạnh Mỹ (Q.9). Đối với đường Vành đai 3, TP cập nhật quy mô, hướng tuyến, tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu về hành lang an toàn đường bộ theo quy định. Bên cạnh đó, các chức năng sử dụng đất tại quy hoạch năm 2010 nằm trong lộ giới đường thuộc đoạn tuyến điều chỉnh cập nhật được chuyển đổi thành đất giao thông.
 
Tại khu vực P.Long Phước (Q.9), bổ sung chức năng Khu công nghệ cao (Khu công viên khoa học và công nghệ) quy mô hơn 166 ha, với tính chất là khu vực nghiên cứu, thực nghiệm, chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ. Đây là cơ sở nghiên cứu khu đô thị sáng tạo tương tác cao ở phía đông TP (gồm các quận 2, 9, Thủ Đức). Đồng thời, bố trí đầy đủ hệ thống hạ tầng kỹ thuật theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng. Ngoài ra, điều chỉnh hướng tuyến của tuyến đường chính nội đô dự kiến được định hướng tại quy hoạch năm 2010 và bổ sung cầu qua sông Tắc nhằm kết nối với đường Vành đai 3 - TP.HCM và Khu công nghệ cao TP.HCM hiện hữu.
 
Đối với khu vực phường Long Bình, Long Thạnh Mỹ (Q.9), thay đổi định hướng quy hoạch đất khu du lịch nghỉ dưỡng phát triển mới để thực hiện các điều chỉnh. Trước hết là bổ sung chức năng đất khu ở phát triển mới quy mô trên 135 ha. Bố trí đầy đủ hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật theo quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng. Bên cạnh đó, điều chỉnh vị trí và tăng quy mô khu cây xanh công viên thể dục thể thao cấp đô thị từ 3,7 ha thành 36 ha. Điều chỉnh vị trí và tăng quy mô khu công cộng cấp đô thị từ 9,7 ha thành 13,1 ha. Trong đó, diện tích đất y tế khoảng 5,8 ha và diện tích đất trường học khoảng 7,3 ha.
 
Bổ sung tuyến đường Vành đai 3 - TP.HCM với đường Long Phước theo quy chuẩn đường chính đô thị, điều chỉnh các tuyến đường giao thông khu vực để kết nối đồng bộ với các khu khác của TP.
Thủ tướng Chính phủ giao UBND TP.HCM chỉ đạo cập nhật nội dung điều chỉnh cục bộ vào hồ sơ đồ án quy hoạch năm 2010. UBND TP.HCM chịu trách nhiệm rà soát, tổ chức lập, điều chỉnh, phê duyệt các quy hoạch phân khu xây dựng theo thẩm quyền tại khu vực liên quan đến các nội dung được điều chỉnh cục bộ.

Đẩy nhanh đường vành đai 3

Theo KTS Trần Tuấn, mới đây các địa phương như TP.HCM, Long An, Đồng Nai và Bình Dương đã thống nhất cao kiến nghị cấp thẩm quyền về sự cần thiết và tính cấp bách đầu tư khép kín đường Vành đai 3 nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế vùng kinh tế trọng điểm phía nam. Theo quy hoạch chi tiết, tuyến đường Vành đai 3 có tổng chiều dài 89,3 km, với quy mô 6 - 8 làn xe cao tốc. Tuyến đường này được chia làm 4 đoạn, trong đó tỉnh Bình Dương đã đầu tư đoạn 2 (giai đoạn 1) dài 16,3 km. Còn lại 3 đoạn có tổng chiều dài 73 km chưa được đầu tư do vướng thủ tục. Do đó các địa phương đã thống nhất các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ đầu tư khép kín đường Vành đai 3 - TP.HCM. Nếu sớm đầu tư khép kín được tuyến đường Vành đai 3 - TP.HCM sẽ là động lực giúp phát triển kinh tế không chỉ của riêng TP.HCM mà cả vùng kinh tế trọng điểm phía nam.
 
Các doanh nghiệp bất động sản rất hồ hởi với bản quy hoạch mới, bởi hệ thống hạ tầng ở khu vực phía đông tiếp tục được đầu tư và kết nối với hệ thống hạ tầng hiện hữu sẽ là động lực giúp thị trường bất động sản khu Đông bừng sáng. Không những vậy, điều chỉnh quy hoạch cũng bổ sung chức năng đất khu ở phát triển mới quy mô trên 135 ha sẽ tạo thêm nguồn lực cho TP khai thác quỹ đất phục vụ nhu cầu an cư của người dân cũng như phát triển kinh tế của TP.
 
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, cho biết khu Đông gồm các quận 2, 9, Thủ Đức trước nay hạ tầng đã được đầu tư khá chỉn chu, nay có sự điều chỉnh bổ sung thêm một số công trình, dự án trọng điểm sẽ càng giúp khu vực này có thêm nhiều lợi thế để phát triển. Theo ông, thời gian tới khi một số công trình trọng điểm, nhất là tuyến metro số 1 hoàn thành và đưa vào sử dụng, cộng với việc TP đầu tư thêm tuyến đường Vành đai 3 kết nối các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam, khu Đông sẽ có nhiều yếu tố kích cầu thị trường bất động sản phát triển. 
 
Theo Báo Thanh Niên 

Hà Nội đặt mục tiêu trong năm 2020 giữ vững xếp hạng từ thứ 2 trở lên so với cả nước về Chỉ số Thương mại điện tử (EBD) hàng năm; tỷ lệ người dân mua sắm trực tuyến đạt 75% số người sử dụng Internet.

Phân loại hoàng hóa của hãng thương mại điện tử Lazada. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)

Phân loại hoàng hóa của hãng thương mại điện tử Lazada. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)

 

Thành phố Hà Nội đang đẩy nhanh phát triển công nghệ để góp phần phát triển kinh tế của Thủ đô, phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Phát triển thương mại điện tử được chú trọng ưu tiên để giảm thời gian, công sức và tạo sự tiện lợi cho nhân dân.

Trong thời gian tới, thành phố đẩy mạnh hình thức mua sắm trực tuyến, thanh toán trực tuyến (thanh toán không dùng tiền mặt); từng bước thay đổi thói quen mua sắm, hành vi tiêu dùng theo hướng văn minh, hiện đại.

Cùng với đó là đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, khuyến khích khởi nghiệp kinh doanh từ thương mại điện tử.

Thành phố cũng sẽ nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về thương mại điện tử trong kiểm tra, đảm bảo việc kinh doanh trên các trang thương mại điện tử tuân thủ đúng quy định của pháp luật; đẩy mạnh phát triển hạ tầng logistics phục vụ cho phát triển thương mại điện tử.

Để thực hiện những kế hoạch, Hà Nội đặt mục tiêu trong năm 2020 giữ vững xếp hạng từ thứ 2 trở lên so với cả nước về Chỉ số Thương mại điện tử (EBD) hàng năm; tỷ lệ dân số Hà Nội tham gia mua sắm trực tuyến đạt 75% số người sử dụng Internet trên địa bàn thành phố (tăng 7% so với năm 2019).

Có 90% cơ sở phân phối, bán lẻ hiện đại, đơn vị cung cấp điện, nước, dịch vụ viễn thông (tăng 5% so với năm 2019) và 25% cửa hàng xăng dầu chấp nhận thanh toán không dùng tiền mặt khi mua bán hàng hóa, dịch vụ.

Có 100% số chuỗi liên kết sản xuất, cung ứng nông sản thực phẩm an toàn tham gia Hệ thống thông tin điện tử sử dụng mã QRcode truy xuất nguồn gốc (tăng 20% SO với năm 2019); 10.000 lượt đăng ký thành viên tham gia Chợ thương mại điện tử tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp an toàn, sản xuất theo chuỗi thành phố Hà Nội.

Thành phố Hà Nội đề ra nhiều nhiệm vụ trọng tâm để thực hiện; trong đó chú trọng tuyên truyền các chính sách, pháp luật về quản lý và phát triển thương mại điện tử.

Tổ chức khảo sát, thống kê về tình hình hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn thành phố để kịp thời nắm bắt thực tiễn phát sinh, xây dựng chính sách quản lý, phát triển hoạt động thương mại điện tử phù hợp.

Hà Nội tiếp tục cập nhật và hoàn thiện về cả tính năng, nội dung và hình thức của Chợ Thương mại điện tử sản phẩm nông nghiệp an toàn, sản xuất theo chuỗi trên địa bàn và ứng dụng trên nền tảng di động (app moblie) của chợ.

Hà Nội triển khai các hoạt động xây dựng, tạo lập các kênh truyền thông quảng bá cho Chợ nhà mình và các hoạt động của chợ thông qua mạng xã hội Facebook, Youtube để quảng bá đông đảo đến người tiêu dùng; triển khai chương trình mỗi xã một sản phẩm với thương mại điện tử để xây dựng chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn; đẩy mạnh hỗ trợ các đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã ứng dụng bao bì gắn với tem truy xuất nguồn gốc và nhãn hiệu nông sản được bảo hộ.

Thành phố cũng sẽ đẩy mạnh phát triển các dịch vụ trực tuyến trong các lĩnh vực như du lịch (dịch vụ đặt phòng khách sạn, tour trực tuyến); thực hiện số hóa một số điểm đến du lịch của các quận, huyện, thị xã trong hệ thống giới thiệu du lịch chung của Thủ đô bằng giao diện ảnh 360, 3D, FLYCAM, công nghệ thực tế ảo... để tăng cường ứng dụng công nghệ trong tuyên truyền quảng bá du lịch; giao thông vận tải (dịch vụ đặt chỗ, mua vé tàu bay, tàu hỏa, gọi xe taxi, xe môtô 2 bánh); giáo dục (đào tạo trực tuyến), y tế (tư vấn khám bệnh trực tuyến), truyền thông (truyền hình trực tuyến)...

Ứng dụng thương mại điện tử cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh trong mọi ngành nghề, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, nâng cao hiệu quả hoạt động.

Thành phố tiếp tục vận hành website “Bản đồ mua sắm thành phố Hà Nội tại địa chỉ mạng http://bandomuasamhanoi.gov.vn để cung cấp giải pháp tìm kiếm trực tuyến các địa điểm mua sắm, tiêu dùng, máy bán hàng tự động trên địa bàn thành phố.

Đặc biệt, thành phố tăng cường xử lý, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử; đấu tranh, phòng ngừa, phòng chống tội phạm trong lĩnh vực thương mại điện tử.

Cục Thuế thành phố Hà Nội tiếp tục phối hợp chặt với các Ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố thu thập dữ liệu về các cá nhân, tổ chức tại Việt Nam có phát sinh giao dịch với các tổ chức nước ngoài như Google, Apple, Agoda, Booking... để hướng dẫn tổ chức, cá nhân đăng ký, kê khai, nộp thuế theo quy định.

Tới đây, Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội chỉ đạo các đội quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm đối với người bán trên các sàn thương mại điện tử (Tiki, Lazada, Shopee, Sendo,...), ứng dụng di động, nhất là các mạng xã hội như Facebook, Zalo đã lợi dụng dịch COVID-19 để tăng giá bán, đầu cơ các sản phẩm hàng hóa phục vụ phòng dịch như khẩu trang y tế, nước rửa tay khô sát trùng gây mất ổn định thị trường.

Thành phố phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước về thương mại điện tử Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), Sở Công Thương và các lực lượng chức năng: Cục An ninh mạng thuộc Bộ Công an, Công an Thành phố kiểm tra, xử lý nghiêm theo quy định pháp luật các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm kinh doanh, buôn bán hàng nhập lậu, hàng cấm, hàng giả mạo nhãn hiệu, giả mạo xuất xứ, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hàng hóa vi phạm về an toàn thực phẩm... trên các website/ứng dụng thương mại điện tử, thiết lập website thương mại điện tử không thực hiện thông báo đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền hoặc lợi dụng thương mại điện tử để lừa dối khách hàng./.

Theo Vietnam+

Ngay sau khi EVFTA có hiệu lực, Chính phủ Việt Nam sẽ sớm ban hành chương trình hành động quốc gia.

Quốc hội xem xét phê chuẩn Hiệp định EVFTA tại kì họp thứ 9, QH khóa XIV

Sau khi được Quốc hội phê chuẩn và đưa vào thực thi, EVFTA sẽ là cú hích lớn cho xuất khẩu của Việt Nam, đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu.

Theo dự kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, việc phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) sẽ được trình Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua vào những ngày đầu kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội Việt Nam luôn khẳng định quyết tâm phê chuẩn Hiệp định EVFTA trong thời gian sớm nhất. Trong chuyến thăm làm việc tại châu Âu vào tháng 3/2019, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã khẳng định với lãnh đạo Nghị viện châu Âu: Việt Nam luôn quan tâm, tạo điều kiện cho hoạt động đầu tư, kinh doanh của các nhà đầu tư nước ngoài và châu Âu; mong muốn Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Liên minh châu Âu (EVFTA) và Hiệp định bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVIPA) sớm được ký kết, phê chuẩn vì phù hợp với lợi ích thương mại, đầu tư với những lợi ích chiến lược mang lại cho cả hai bên.

EVFTA là một hiệp định toàn diện, chất lượng cao và bảo đảm cân bằng lợi ích cho cả Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU), trong đó cũng đã lưu ý đến chênh lệch về trình độ phát triển giữa hai bên. Hiệp định này được khởi động và kết thúc đàm phán trong bối cảnh quan hệ song phương Việt Nam - EU ngày càng phát triển tốt đẹp, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế - thương mại. EU là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam với kim ngạch hai chiều năm 2019 đạt 56,39 tỷ USD, trong đó, xuất khẩu đạt 41,48 tỷ USD, nhập khẩu từ EU đạt 14,91 tỷ USD.

Ngày 12/2/2020 vừa qua, Hiệp định Thương mại tự do và Hiệp định Bảo hộ đầu tư đã được Nghị viện châu Âu (EP) bỏ phiếu thông qua. Ngày 30/3/2020, Hội đồng châu Âu đã quyết định phê chuẩn Hiệp định EVFTA. Đây là quyết định quan trọng, đánh dấu việc hoàn thành toàn bộ tiến trình phê chuẩn Hiệp định EVFTA về phía Liên minh châu Âu. Theo quy trình, Hiệp định EVFTA sẽ có hiệu lực thực thi sau khi được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn và sau 30 ngày kể từ khi hai bên hoàn thành các thủ tục thông báo cho nhau.

Sau khi được Quốc hội phê chuẩn và đưa vào thực thi, EVFTA sẽ là "cú hích" lớn cho xuất khẩu của Việt Nam, giúp đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu, đặc biệt là các mặt hàng nông, thủy sản cũng như những mặt hàng Việt Nam vốn có nhiều lợi thế cạnh tranh.

 Theo Tạp Chí Tài Chính 

WB dự báo năm nay kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng 4,9% do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Đây là mức tăng trưởng GDP cao hàng đầu khu vực.

Ngân hàng Thế giới (WB) vừa công bố báo cáo "Khu vực Đông Á và Thái Bình Dương: Các quốc gia phải hành động ngay để giảm thiểu cú sốc kinh tế của Covid-19" trong đó có dự báo tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm nay.

Cơ quan này ước tính tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam giảm còn khoảng 4,9% năm 2020, trong khi mức dự báo cũ là 6,5%. Nguyên nhân được đưa ra là Việt Nam chịu ảnh hưởng tiêu cực do dịch Covid-19. Tuy nhiên, về trung hạn, WB vẫn cho rằng kinh tế Việt Nam vẫn thuận lợi.

Theo WB, các ngành du lịch, chế tạo và chế biến chịu tác động tiêu cực nhất do các chuỗi cung ứng bị gián đoạn bởi dịch bệnh. Áp lực lạm phát dự báo sẽ tăng lên tạm thời, phản ánh bất định về giá lương thực, thực phẩm và nhiên liệu, cũng như khả năng bị gián đoạn thương mại.

Ngan hang The gioi du bao tang truong GDP Viet Nam dat 4,9% hinh anh 1 Tpvv_zing_55_.JPG

WB đánh giá tiềm năng tăng trưởng của Việt Nam sẽ quay lên 7,5% trong năm 2021 và quanh mức 6,5% trong năm 2022. Ảnh: Quỳnh Danh.

 

Dự báo doanh thu ngành dịch vụ và vốn FDI sẽ ngày càng giảm. Ngoài ra, bội chi ngân sách tạm thời tăng lên trong năm 2020 do thu ngân sách thấp hơn và do triển khai gói kích cầu tài khóa nhằm phần nào bù đắp tác động tiêu cực của đại dịch toàn cầu với nền kinh tế Việt Nam.

Trong trung hạn, WB đánh giá tiềm năng tăng trưởng của Việt Nam sẽ quay lên 7,5% trong năm 2021 và quanh mức 6,5% trong năm 2022 nhờ sức cầu bên ngoài được cải thiện, ngành dịch vụ được củng cố và sản xuất nông nghiệp dần được khôi phục.

Theo Giám đốc Quốc gia WB tại Việt Nam Ousmane Dione, trước mắt Việt Nam nên giải quyết cho khu vực bị ảnh hưởng trước mắt, có gói cứu trợ giãn nộp thuế, hỗ trợ trả nợ vay, trả nợ cho người bị mất việc làm nhất là khu vực kinh tế phi chính thức.

“Hiện nay Chính phủ Việt Nam đang đi đúng hướng”, ông đánh giá.

Khi thoát khỏi khủng hoảng, vị này tư vấn phải có gói kích hoạt nền kinh tế, kích thích nhu cầu đầu tư tư nhân. Đây cũng là cơ hội để Chính phủ cũng như số hóa nền kinh tế bằng cách phát triển các dịch vụ trực tuyến, nhanh chóng đẩy mạnh chính phủ điện tử.

Về chính sách hậu Covid-19, ông Ousmane Dione khuyên Việt Nam cần đa dạng hóa thị trường xuất khẩu. Theo đó cần đẩy mạnh xuất khẩu và mở rộng thị trường nhưng cũng nhìn thấy rõ hạn chế. Việt Nam cần học hỏi từ dịch bệnh Covid-19 bằng cách đẩy mạnh nền kinh tế số.

Theo Zing News

Đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU, 71% thuế cũng sẽ về 0 ngay khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực và phần còn lại sẽ được loại bỏ trong khoảng thời gian 7 năm.

Bo Cong Thuong trien khai cac thu tuc trinh phe chuan Hiep dinh EVFTA hinh anh 1

Sản xuất hàng dệt may xuất khẩu sang châu Âu. (Ảnh: Đỗ Phương Anh/TTXVN)

 

Theo Bộ Công Thương, ngày 30/3, Hội đồng châu Âu (EC) đã quyết định thông qua Hiệp định thương mại tự do giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam (EVFTA) sau khi Hiệp định này đã được Nghị viện châu Âu phê chuẩn vào ngày 12/2/2020.

Quyết định này là bước pháp lý cuối cùng theo thủ tục phê chuẩn nội bộ của EU để Hiệp định EVFTA có hiệu lực.

Theo Bộ Công Thương, hiện tại Hiệp định EVFTA chỉ cần được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn và hai bên hoàn tất thủ tục thông báo theo quy định của Hiệp định dự kiến là 30 ngày kể từ ngày thông báo là sẽ chính thức có hiệu lực đối với cả EU và Việt Nam.

Về phía Việt Nam, Bộ Công Thương đã và đang chủ động phối hợp với các bộ, ngành triển khai các thủ tục trình phê chuẩn Hiệp định EVFTA.

Ngày 21/2/2020, Bộ Công Thương đã trình Chính phủ bộ hồ sơ về việc phê chuẩn Hiệp định EVFTA. Trên cơ sở tiếp thu ý kiến của các thành viên Chính phủ, ngày 24/3, Bộ Công Thương đã trình Thủ tướng Chính phủ Dự thảo bộ hồ sơ của Chính phủ để thực hiện các bước tiếp theo trong việc phê chuẩn Hiệp định.

Đồng thời, để chuẩn bị cho việc thực thi Hiệp định, theo kiến nghị của Bộ Công Thương, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành chủ động rà soát để triển khai ngay việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật nhằm thực thi Hiệp định EVFTA.

Đặc biệt, Bộ Công Thương cũng đã chủ động ban hành Kế hoạch về việc triển khai các hoạt động chuẩn bị cho việc phê chuẩn và thực thi Hiệp định EVFTA từ nay cho đến khi Hiệp định chính thức có hiệu lực.

Theo các chuyên gia thương mại, EVFTA được kỳ vọng mang lại rất nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp và người dân bởi 99% thuế hải quan giữa hai bên sẽ được loại bỏ; trong đó, 65% thuế đối với hàng xuất khẩu của EU sang Việt Nam sẽ về 0 ngay khi EVFTA có hiệu lực, phần còn lại sẽ được loại bỏ dần trong khoảng thời gian 10 năm.

Ngược lại, đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU, 71% thuế cũng sẽ về 0 ngay khi Hiệp định có hiệu lực và phần còn lại sẽ được loại bỏ trong khoảng thời gian 7 năm.

Ông Lương Hoàng Thai - Vụ trưởng Vụ Chính sách đa biên (Bộ Công Thương) cho biết trong quá trình chuẩn bị để Hiệp định đi vào thực thi, một trong những điều kiện quan trọng là văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn về quy tắc xuất xứ. Do vậy, với mỗi Hiệp định thương mại tự do, Bộ Công Thương sẽ ban hành một Thông tư về vấn đề này.

Hiện nay, Thông tư đã được dự thảo, lấy ý kiến các đối tượng có liên quan để mọi người được biết sớm quy tắc xuất xứ cụ thể khi xuất khẩu vào thị trường EU. Cùng đó, các cơ quan liên quan đang bàn về mặt pháp lý để điều chỉnh thời gian Thông tư có hiệu lực./.

Theo Vietnam+

Theo Tổng cục Thống kê, do ảnh hưởng từ dịch COVID-19, trong quý I, ngành công nghiệp chỉ đạt mức tăng trưởng 5,8% so với cùng kỳ năm 2019.

[Infographics] Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 5,8% trong quý I - Ảnh 1Theo Tạp Chí Tài Chính

Trong cán cân xuất nhập khẩu, Việt Nam xuất khẩu sang Israel tăng 4,5% và nhập khẩu từ thị trường này tăng tới 376,1% so với cùng kỳ năm trước.

Trao doi thuong mai Viet Nam-Israel dat 236 trieu USD trong 2 thang hinh anh 1

Trong 2 tháng đầu năm nay, xuất khẩu cá ngừ sang Israel đạt 6,244 triệu USD. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)

 

Phóng viên TTXVN tại Israel dẫn nguồn từ Thương vụ Việt Nam tại địa bàn cho biết trao đổi thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Israel đạt 236,58 triệu USD trong 2 tháng đầu năm 2020.

Theo ông Lê Thái Hòa, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Israel, trong cán cân xuất nhập khẩu, Việt Nam xuất khẩu sang Israel tăng 4,5% và nhập khẩu từ thị trường này tăng tới 376,1% so với cùng kỳ năm trước.

Kim ngạch nhập khẩu tăng chủ yếu do Việt Nam quay lại nhập khẩu nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện từ Israel với trị giá khá lớn, do đó góp phần làm cho Việt Nam nhập siêu 19,62 triệu USD trong 2 tháng đầu năm 2020.

Ông Hòa cũng cho biết trong 2 tháng đầu năm nay, xuất khẩu cá ngừ sang Israel đạt 6,244 triệu USD, chiếm tỷ trọng 6,6% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của cả nước, giảm 32% so với cùng kỳ năm ngoái; mặt hàng mực đông lạnh đạt 752.000 USD, chiếm tỷ trọng 1,14% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của cả nước, tăng 335,6% so với cùng kỳ năm trước.

Israel là một trong 10 thị trường nhập khẩu cá ngừ và mực hàng đầu của Việt Nam.

Mặt hàng tôm đông lạnh đạt 593.000 USD, chiếm tỷ trọng 0,15%; mặt hàng cá tra đạt 592.000 USD, chiếm tỷ trọng 0,28%; mặt hàng gạo của Việt Nam vẫn tiếp tục được xuất khẩu vào Israel.

Thương vụ Việt Nam tại Israel ước tính, trong 3 tháng đầu năm 2020, Việt Nam xuất khẩu sang Israel đạt trên 163 triệu USD và nhập khẩu từ thị trường này khoảng 192 triệu USD./.

 Theo Vietnam+

Đối tác chiến lược