Tin tức

Đinh Hồng Bảo Phương

Đinh Hồng Bảo Phương

Tính đến hết năm 2019, Việt Nam có khoảng 326 khu công nghiệp, khu chế xuất được thành lập, với tỉ lệ lập đầy đạt 70% - 80%. Nguồn cầu này tăng đặc biệt khi có đại dịch Covid-19 xuất hiện và Trung Quốc là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng.

Đại dịch Covid-19 đã khiến nguồn cầu BĐS công nghiệp Việt Nam tăng đột biến

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Nguồn cầu trong thị trường bất động sản công nghiệp luôn ở mức cao kể từ cuối năm 2019 và đang trở nên sôi động trong thời điểm hiện tại với sự tham gia của các nhà đầu tư trong khu vực và quốc tế. Việt Nam được đánh giá là sự lựa chọn lý tưởng so với các quốc gia khác trong khu vực nhờ chi phí ở mức hấp dẫn, cùng với sự phát triển của cơ sở hạ tầng và các chính sách hỗ trợ đến từ Chính phủ.

Tính đến hết năm 2019, Việt Nam có khoảng 326 khu công nghiệp, khu chế xuất được thành lập, với tỉ lệ lập đầy đạt 70% - 80%. Thị trường trong nước cũng chứng kiến nguồn cầu gia tăng do các tập đoàn đa quốc gia có kế hoạch mở rộng hoạt động kinh doanh ra bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc và chọn Việt Nam là điểm đến thay thế. Nguồn cầu này tăng đặc biệt khi có đại dịch Covid-19 xuất hiện và Trung Quốc là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng.

Năm 2020, thị trường bất động sản công nghiệp được đánh giá là phân khúc có nhiều lợi thế khi nền kinh tế phát triển ổn định, Việt Nam tham gia vào các Hiệp định thương mại, và sự xuất hiện liên tục của các chính sách hỗ trợ như miễn giảm, ưu đãi thuế của Chính phủ đối với các nhà đầu tư.

Mới đây, trong khuôn khổ Diễn đàn Bất động sản Công nghiệp Việt Nam 2020 (Hà Nội), nhận định về sự phát triển của thị trường, ông Matthew Powell, Giám đốc Savills Hà Nội cho biết: "Có thể nói, nguồn cầu về bất động sản công nghiệp vẫn luôn có, nhưng dịch Covid-19 và việc kiểm soát dịch bệnh thành công của Việt Nam là lực kéo quan trọng để thu hút nhiều hơn nguồn vốn ngoại vào Việt Nam đồng thời thúc đẩy nhà đầu tư chuyển hướng mạnh vào thị trường trong nước. Đây cũng là một trong số các lý do khiến Diễn đàn Bất động sản Công nghiệp 2020 năm nay có lượng người tham dự lớn".

"Các nhà đầu tư trong khu vực đang rất muốn gia nhập vào thị trường bất động sản công nghiệp tại Việt Nam. Chúng tôi đang làm việc với một số nhà đầu tư đến từ châu Á - Thái Bình Dương, Úc, Anh và Mỹ. Savills đang liên tục mở rộng danh mục khách hàng Việt Nam và quỹ đất. Sự xuất hiện của nhiều nhà đầu tư khu vực và quốc tế đã khẳng định tốc độ phát triển mạnh mẽ của thị trường Việt Nam không chỉ tại lĩnh vực bất động sản công nghiệp, mà ở trong các những lĩnh vực khác có liên quan", ông Powell nhấn mạnh.

Nhu cầu của nhà đầu tư trong thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam đang phụ thuộc phần lớn vào cấu trúc và ngân sách của từng doanh nghiệp. Việt Nam đang chứng kiến nguồn cầu bứt tốc ở chuỗi giá trị; theo đó cũng dẫn đến những yêu cầu đòi hỏi hơn với công nghệ cao và chất lượng sản phẩm. Cũng có không ít có nhà đầu tư coi trọng kết nối giữa bất động sản công nghiệp đến các cảng chính và trình độ cơ sở hạ tầng tại địa phương. Đáng chú ý, lực lượng lao động có chất lượng với chi phí hợp lý là yếu tố rất cần được tính đến. 

Theo ông Powell, khoảng mười năm trước, ngành may mặc hiện diện phần lớn ở khu vực miền Bắc Việt Nam, nhưng hiện nay lĩnh vực này lại tập trung nhiều ở miền Trung vì thị trường may mặc công nghiệp hiện đang phát triển bứt tốc tại khu vực này. Việt Nam là một lựa chọn hợp lý nhất so với các quốc gia khác trong khu vực. Chi phí đang ở mức rất hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, cùng với sự thuận tiện của cơ sở hạ tầng và sự hỗ trợ lý tưởng đến từ Chính phủ. 

Cùng quan điểm này, ông John Campbell, Trưởng bộ phận Bất động sản Công nghiệp, Savills Việt Nam cho biết: "Có không ít các công ty Mỹ và Nhật Bản dần rời khỏi thị trường Trung Quốc, và Việt Nam được cho là lựa chọn hàng đầu thay thế cho sự chuyển đổi này".

"Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng Việt Nam là sự lựa chọn hợp lý và rõ ràng nhất ở khu vực Đông Nam Á. Song, có một số yếu tố trong lĩnh vực công nghiệp cần được nâng cấp và cải thiện, như cơ sở hạ tầng, hậu cần, giá đất. Giá đất cũng đã và đang tăng nhanh trong vài năm qua do nhiều quốc gia quyết định chuyển hướng vào thị trường Việt Nam. Đang có không ít các chủ đầu tư nỗ lực chuyển đổi đất nông nghiệp sang sử dụng cho công nghiệp, giúp tăng quỹ đất hiện tại và nguồn cung thứ cấp nói chung. Chúng ta có thể kỳ vọng vào các nguồn cung mới đến từ các vùng trọng điểm ở miền Bắc như Bắc Ninh, và ở miền Nam như Bình Dương và Đồng Nai".

Việt Nam được đánh giá cao nhờ sở hữu những nền tảng tốt cho thị trường bất động sản công nghiệp, vì vậy một trong những việc cần thiết ở thời điểm hiện tại là thúc đẩy quảng bá về đất nước và tăng tính khác biệt của thị trường trong nước so với nước ngoài. Việt Nam cũng đang sở hữu một khung pháp lý hoàn thiện và các dự án bất động sản có chất lượng tốt, đây chính là lý do để nguồn cầu liên tục tăng mạnh trong khoảng thời gian vừa qua và thị trường bất động sản công nghiệp hứa hẹn còn tăng trưởng khởi sắc trong thời gian tới.

 

Theo CafeF

Với 6 khu công nghiệp cùng nhiều lợi thế trong thu hút dòng vốn FDI, thị trường bất động sản Bắc Giang được đánh giá có nhiều tiềm năng phát triển “ăn theo” xu hướng này.

Bắc Giang là tỉnh ở vị trí trung tâm trong hành lang kinh tế "Đông – Bắc" gồm 6 địa phương: Lạng Sơn – Hà Nội – Bắc Ninh – Bắc Giang – Hải Phòng – Quảng Ninh, chiếm khoảng 40% tổng đầu tư kinh tế trọng điểm của cả nước. Trong số này, Bắc Giang đang thể hiện vị thế dẫn đầu trong việc thu hút các dòng vốn đầu tư. Trong buổi làm việc đầu tháng 6 vừa qua với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giang về tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã đánh giá cao thành quả của tỉnh Bắc Giang trong thời gian qua. Theo đó, trong quý I/2020, mặc dù ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, Bắc Giang vẫn đạt mức độ tăng trưởng 7,4%.

Trọng điểm thu hút dòng vốn FDI

Bắc Giang hiện có 6 khu công nghiệp (KCN) với tổng diện tích lên tới gần 1500ha – tập trung chủ yếu ở huyện Việt Yên, như KCN Vân Trung, KCN Đình Trám, KCN Quang Châu, KCN Việt – Hàn. Với mục tiêu phát triển trọng điểm toàn tỉnh bằng nội lực, trong năm 2020 Bắc Giang đặt mục tiêu thu hút đầu tư với tổng số vốn lên đến 1 tỷ USD.

Để đạt mục tiêu, Bắc Giang chú trọng đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; cải cách thủ tục hành chính; tiếp tục thực hiện các chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn; hỗ trợ các nhà đầu tư, doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong đầu tư, kinh doanh, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đã được chấp thuận đầu tư.

Cùng đó, tỉnh huy động các nguồn lực để đầu tư và chuẩn bị tốt về điều kiện cơ sở hạ tầng, tạo quỹ đất sạch, quy hoạch và tạo vùng nguyên liệu để hỗ trợ và tạo điều kiện tốt nhất cho nhà đầu tư muốn đầu tư kinh doanh tại tỉnh.

Tỉnh cũng tập trung đầu tư xây dựng cải thiện điều kiện về kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn phục vụ thu hút đầu tư; đồng thời đẩy nhanh việc hoàn thiện hạ tầng các khu công nghiệp đang hoạt động, đặc biệt là hạ tầng các khu công nghiệp: Quang Châu, Vân Trung, Hòa Phú...

Riêng trong 5 tháng đầu năm 2020 mặc dù ảnh hưởng của tình hình covid 19 – tổng mức đầu tư FDI của Bắc Giang cũng đạt gần 500 triệu USD đạt gần 50% kế hoạch năm của toàn tỉnh. Điều này cho phép Bắc Giang lạc quan sẽ cán đích 1 tỉ USD trong năm 2020.

Tiềm năng thu hút dòng vốn từ bất động sản

Bất động sản Bắc Giang: Những dấu hiệu khởi sắc - Ảnh 1.

Bắc Giang có lợi thế về giao thông, cơ sở hạ tầng để thu hút các dự án đầu tư

Từ những thành công trong việc thu hút FDI, lĩnh vực bất động sản tại Bắc Giang cũng đang có những dấu hiệu khởi sắc với sự hiện diện của nhiều ông lớn đang đón sóng đầu tư tại địa phương... Hiện tại, giá trị bất động sản tại địa phương được gia tăng bởi các dòng vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ chuyên gia nước ngoài; cán bộ chuyên viên trong và ngoại tỉnh… Điều này càng rõ nét ở các địa phương lân cận hoặc tập trung đông khu công nghiệp như TP Bắc Giang; Thị trấn Bích Động (huyện Việt Yên); Thị Trấn Thắng (huyện Hiệp Hòa)…

Với vị trí "kim cương" trong trục trung tâm phát triển kinh tế "Đông – Đông Bắc", chỉ cách trung tâm thành phố Hà Nội chưa đầy 50 phút di chuyển; cách thành phố Bắc Ninh 15 phút di chuyển; kết nối trực tiếp với sân bay Nội Bài qua tuyến quốc lộ 18, các địa phương này được đánh giá là có nhiều ưu điểm trong thu hút dòng vốn bất động sản. Bên cạnh vị trí địa lý thuận lợi (nằm ở khu vực chuyển tiếp từ vùng Trung du và miền núi phía Bắc đến vùng đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng Thủ đô Hà Nội và nằm trên hành lang kinh tế Lạng Sơn-Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh), các địa phương của Bắc Giang còn có hệ thống giao thông thuận lợi với nhiều loại hình đường sắt, đường bộ, đường sông…

Những lợi thế trên của Bắc Giang sẽ là "lời hứa" cho một thị trường bất động sản sôi động tại khu vực này trong tương lai không xa.

 

Theo CafeF

 

SkyX Solar và SAIGONTEL mới đây đã phát đi thông báo về việc ký kết thỏa thuận liên doanh để xây dựng và vận hành chuỗi dự án điện mặt trời áp mái trong các khu công nghiệp thuộc SAIGONTEL và các bên liên kết. SkyX Solar là cổ đông lớn và chịu trách nhiệm chính trong việc phát triển các dự án của liên doanh.

Ông Samresh Kumar - Chủ tịch Điều hành của SkyX Solar và Giám đốc Điều hành – VinaCapital - cho biết: Điện mặt trời áp mái, đặc biệt cho phân khúc công nghiệp và thương mại (C&I) sẽ là nhân tố thay đổi lĩnh vực năng lượng tái tạo tại Việt Nam. Chúng tôi rất hào hứng hợp tác với SAIGONTEL, thành viên của Tập đoàn đầu tư Sài Gòn để tận dụng các mái nhà “nhàn rỗi” thành nguồn cung cấp năng lượng sạch. Sự hợp tác này là một cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển các dự án nhằm cung cấp trên 150MW điện mặt trời áp mái của chúng tôi tại Việt Nam trong ba năm tới.

skyx solar va saigontel hop tac phat trien dien mat troi ap mai trong cac khu cong nghiep

Đại diện SkyX Solar và SAIGONTEL ký kết thỏa thuận liên doanh phát triển điện mặt trời áp mái tại các khu công nghiệp của SAIGONTEL

Theo thỏa thuân ký kết, liên doanh này sẽ cung cấp giải pháp năng lượng tại tạo tối ưu, giúp khách hàng tiết kiệm chi phí, giảm khí thải carbon mà không tốn thêm chi phí đầu tư, vận hành, đồng thời đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh chính không hề bị gián đoạn.

Trước mắt, liên doanh này sẽ tập trung phát triển và vận hành hệ thống điện mặt trời áp mái với hơn 50MW công suất tại mười khu công nghiệp, trong đó, có sáu khu công nghiệp nằm ở miền Trung và miền Nam, nơi có mức độ bức xạ cao nhất.

Không bị giới hạn bởi diện tích đất để xây dựng, các vấn đề về truyển tải hoặc giấy phép, nhu cầu phát triển điện mặt trời áp mái tại Việt Nam đang rất lớn do các công ty hàng đầu ngày càng chú trọng đến việc phát triển bền vững và quản lý các vấn đề về chi phí điện năng. Các dự án điện mặt trời áp mái được kỳ vọng phát triển trong năm đến bảy năm tới với công suất hơn 4.000 MW - tiềm năng thực tế có thể lớn hơn mức này.

Tuy nhiên, do giải pháp điện mặt trời áp mái còn non trẻ tại Việt Nam và luôn có những thách thức rất chuyên biệt, các công ty giàu kinh nghiệm chuyên ngành, am hiểu thị trường Việt Nam và tuân thủ tiêu chuẩn quốc tế về kỹ thuật, các yêu cầu về môi trường, xã hội và quản trị (ESG) như SkyX Solar được xem là đối tác tin cậy cung cấp các giải pháp đạt tiêu chuẩn quốc tế đến các khách hàng và đối tác.

 

Theo Báo Công Thương

 

 

Tỉnh Khánh Hòa thống nhất chủ trương xây dựng tuyến đường cao tốc Buôn Ma Thuột - Nha Trang với chiều dài 113 km. Khánh Hòa sẽ phối hợp cùng Đắk Lắk để cùng thực hiện cao tốc, đảm bảo tính thống nhất. Đắk Lắk đã nghe báo cáo tư vấn về việc thực hiện cao tốc, tổng vốn đầu tư 19.500 tỷ đồng.

Dự kiến đầu tư cao tốc Buôn Ma Thuột - Nha Trang 19.500 tỷ đồng

Khánh Hòa thống nhất bổ sung cao tốc Buôn Ma Thuột - Nha Trang vào mạng lưới đường bộ. Ảnh minh họa: SKĐS.

Về hướng tuyến, tỉnh lựa chọn phương án hướng tuyến với chiều dài tổng thể 113 km. UBND tỉnh đề nghị đơn vị tư vấn phối hợp với Sở Giao thông Vận tải và các ban, ngành, địa phương liên quan nghiên cứu hoàn thiện phương án hướng tuyến trên cơ sở xem xét, đánh giá tổng thể hệ thống giao thông của thị xã Ninh Hòa, đảm bảo tính kết nối và đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật.

UBND tỉnh giao Sở Giao thông Vận tải phối hợp với sở cùng cấp của tỉnh Đắk Lắk tham mưu các thủ tục để 2 tỉnh thống nhất phương án hướng tuyến cao tốc trình Bộ Giao thông Vận tải theo quy định.

Theo phân tích của công ty, phương án 1A là khả thi nhất, định hướng dự kiến điểm đầu giao với tuyến tránh phía Đông TP Buôn Ma Thuột đoạn qua huyện Krông Pắc (tỉnh Đắk Lắk), điểm cuối giao với đường cao tốc Bắc Nam phía Đông (tỉnh Khánh Hòa). Công trình đi qua 5 huyện của tỉnh Đắk Lắk gồm Krông Pắc, Cư Kuin, Ea Kar, Krông Bông, M’Đrắk và huyện Khánh Vĩnh (tỉnh Khánh Hòa).

Dự kiến cao tốc có tổng chiều dài 105 km, tổng mức đầu tư khoảng 19.500 tỷ đồng, gồm 4 làn xe. Quy mô giai đoạn hoàn chỉnh cao tốc 6 làn xe, bề rộng nền đường 32 m, vận tốc thiết kế 80 - 120 km/giờ. Phương án tổng thể giải phóng mặt bằng (GPMB) có chi phí sẽ không lớn do tuyến chủ yếu đi qua khu vực là đất nông nghiệp, đất rừng trồng và một phần đất tự nhiên.

Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk Bùi Văn Cường thống nhất chọn hướng tuyến theo phương án 1A dài 105 km, quy hoạch 6 làn xe, trước mắt xây dựng 4 làn xe. Bí thư đề nghị đơn vị tư vấn làm việc với Sở Giao thông Vận tải hoàn thiện hồ sơ tuyến đường. UBND tỉnh chỉ đạo các ngành liên quan tham gia bổ sung nội dung để tiếp tục hội thảo lấy ý kiến lần 2, đồng thời chủ động đề xuất quy hoạch khu dịch vụ, khu công nghiệp và phương án kết nối 2 trung tâm vùng Tây Nguyên và trung tâm du lịch Nha Trang, đề nghị thống nhất gọi tên tuyến cao tốc là Buôn Ma Thuột – Khánh Hòa.

 

Theo CafeF

Ban Quản lý Đường sắt đô thị TP.HCM vừa hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi tuyến metro số 5 - giai đoạn 1.

TP.HCM xúc tiến xây dựng tuyến metro số 5 gần 39.000 tỉ đồng

Nguồn: Internet

Ban Quản lý Đường sắt đô thị TP.HCM (MAUR) cho biết cuối tháng 4-2020, UBND TP.HCM đã có văn bản chỉ đạo các đơn vị liên quan về công tác phối hợp xem xét hồ sơ báo cáo nghiên cứu khả thi tuyến metro số 5 - giai đoạn 1.

Dự án xây dựng công trình đường sắt đô thị TP.HCM (tuyến metro số 5), giai đoạn 1 bắt đầu từ ngã tư Bảy Hiền đến cầu Sài Gòn. Hiện các đơn vị có liên quan đang tiếp thu và giải trình các ý kiến thẩm định của Hội đồng Thẩm định Nhà nước đối với dự án làm cơ sở trình Thủ tướng Chính phủ xem xét trong năm 2020. Sau đó, dự án này sẽ được trình Quốc hội thông qua nghị quyết chấp thuận chủ trương đầu tư cho dự án.

Theo nghiên cứu do tư vấn của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) thực hiện, tuyến metro số 5 có chiều dài toàn tuyến gần 20 km, đi qua 8 quận huyện, có 18 nhà ga với tổng mức đầu tư dự kiến vào khoảng 313 tỉ yên (tương đương gần 68.000 tỉ đồng). 

Tuyến metro này được chia làm 2 giai đoạn, giai đoạn 1 từ Bến Thành đến Bến xe Miền Tây, dài 9,9 km chủ yếu đi ngầm, dự kiến được đầu tư xây dựng từ năm 2025 đến năm 2031 và giai đoạn 2 từ Bến xe Miền Tây đến Depot Tân Kiên, dài 9,7 km, đi trên cao, được đầu tư trong giai đoạn 2028 đến năm 2034.

Theo nghiên cứu do tư vấn của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) thực hiện, tuyến metro số 5 - giai đoạn 1 có chiều dài khoảng 8,9 km (đoạn ngầm dài 7,46 km và đoạn trên cao dài 1,43 km), gồm 8 nhà ga (7 ga ngầm và 1 ga trên cao), sử dụng công nghệ cơ bản tương thích với tuyến metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên).

Tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 1,66 tỉ USD, tương đương 38.700 tỉ đồng, được hợp vốn tài trợ bởi Chính phủ Tây Ban Nha, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW) và Ngân hàng Đầu tư Châu Âu (EIB). Dự kiến thời gian xây dựng từ năm 2025 đến năm 2029 và đưa vào khai thác từ năm 2030.

 

Theo CafeF

Dự án cầu Thủ Thiêm 4 vừa được UBND Tp.HCM giao Sở Kế hoạch và Đầu tư đề xuất kế hoạch tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, tổng mức đầu tư khoảng 5.200 tỷ.

Cây cầu thứ 4 vượt sông Sài Gòn sang Thủ Thiêm khoảng 5.200 tỷ, thiết kế theo ý tưởng "tre Việt Nam"

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Phó Chủ tịch UBND TP. HCM Võ Văn Hoan vừa có ý kiến chỉ đạo về phương án thiết kế kiến trúc công trình cầu Thủ Thiêm 4. Đây là dự án xây dựng cầu thứ 4 vượt sông Sài Gòn nối khu trung tâm với KĐT mới Thủ Thiêm. Theo quy hoạch, sẽ có 5 cây cầu và một hầm chui nối các khu vực khác của TP. HCM với khu đô thị Thủ Thiêm. Hiện cầu Thủ Thiêm 1 và hầm vượt sông Sài Gòn (nối quận 2 và quận 1) đã được xây dựng và đưa vào sử dụng. Cầu Thủ Thiêm 2 hiện cũng đang được gấp rút xây dựng, dự kiến thông xe kỹ thuật vào cuối năm nay.

Phó Chủ tịch UBND TP. HCM Võ Văn Hoan vừa có ý kiến chỉ đạo về phương án thiết kế kiến trúc công trình cầu Thủ Thiêm 4.

Theo đó, lãnh đạo TP giao Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải, UBND Quận 7, đơn vị tư vấn có phương án thiết kế kiến trúc công trình cầu Thủ Thiêm 4 khẩn trương nghiên cứu, đề xuất phương án tổ chức giao thông phía Quận 7 tối ưu nhất để kết nối cầu Thủ Thiêm 4 với 2 nút giao thông tại vị trí đường Nguyễn Văn Linh - Huỳnh Tấn Phát và cầu đường Tân Thuận 2 - Nguyễn Văn Linh.

Cây cầu thứ 4 vượt sông Sài Gòn sang Thủ Thiêm khoảng 5.200 tỷ, thiết kế theo ý tưởng tre Việt Nam - Ảnh 1.

Nguồn: Internet

TP cũng giao Sở Quy hoạch - Kiến trúc đề nghị đơn vị tư vấn có phương án thiết kế kiến trúc công trình cầu Thủ Thiêm 4 được Hội đồng tuyển chọn, cần nghiên cứu hoàn chỉnh thêm phương án ý tưởng "Tre Việt Nam", tổng thể cần thể hiện rõ được cấu trúc Tre, hoàn chỉnh chi tiết lan can cầu, hình thức kiến trúc các nhịp dẫn của cầu cần đặc sắc hơn, các phương án chiếu sáng mỹ thuật.

Đồng thời, Sở Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương đề xuất phương án đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức PPP. Dự án cầu Thủ Thiêm 4 khi hoàn thiện sẽ nối quận 2 với quận 7, được kỳ vọng giúp giảm ùn tắc giao thông ở khu Nam và thúc đẩy phát triển nhanh Khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Theo dự kiến, cầu Thủ Thiêm 4 dài gần 2,2 km, rộng 28 m với 6 làn xe và 2 lề bộ hành, tuổi thọ thiết kế 100 năm, chịu được động đất cấp 7, vận tốc thiết kế 60 km/h.

 

Theo CafeF

Tuyến cao tốc Phan Thiết -Dầu Giây là một trong 8 dự án đoạn đường cao tốc Bắc -Nam đang được đề xuất chuyển sang hình thức đầu tư công. Dự án này đang trong giai đoạn gấp rút hoàn thiện các thủ tục để có thể khởi công vào cuối quý 3.

Cao tốc Phan Thiết -Dầu Giây dự kiến khởi công vào cuối quý 3

Nguồn: Internet

Theo thông tin tại buổi làm việc của Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông với tỉnh Đồng Nai vừa qua về việc GPMB cho dự án, Thứ trưởng Đông cho biết cần gấp rút hoàn thiện các thủ tục, phần đấu phấn đấu đến cuối quý 3/2020 khởi công xây dựng đường cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây.

Thứ trưởng đề nghị Ban quản lý dự án Thăng Long phối hợp với UBND huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) xây dựng kế hoạch chi tiết về bố trí tái định cư cho người dân trong vùng dự án, tháo gỡ vướng mắc các công trình hạ tầng kỹ thuật, tái định cư, bảo vệ mặt bằng sau khi đã được bàn giao. 

Tổng chiều dài tuyến cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây là 99km, đoạn đi qua Đồng Nai khoảng 51,5km, đi qua các huyện: Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Thống Nhất và TP. Long Khánh.

Đến nay, các huyện: Cẩm Mỹ, Thống Nhất và TP. Long Khánh đã cơ bản hoàn tất phương án bồi thường và chi trả tiền bồi thường cho các tổ chức và hộ dân.

Huyện Xuân Lộc đã bồi thường, hỗ trợ đợt 1 cho 325/522 trường hợp với tổng số tiền hơn 400 tỷ đồng, gần 300 tỷ đồng còn lại sẽ chi trả trong tháng 5/2020. Đối với đợt 2, UBND tỉnh Đồng Nai kiến nghị Bộ GTVT sớm chấp thuận phương án bồi thường đất cho 342 hộ gia đình, cá nhân và 10 tổ chức với số tiền hơn 769 tỷ đồng để địa phương sớm chi trả.

 

Theo CafeF

Đối tác chiến lược