Tin tức

Nguyễn Ngọc Thảo

Nguyễn Ngọc Thảo

Với khoảng cách nằm sát với quận 2 của Tp.HCM, nằm giữa các trọng điểm kinh tế phía Nam cùng các hạ tầng phát triển, trong 3 - 5 năm tới Nhơn Trạch được nhận định sẽ có vị thế mới của Sài Gòn.

Vị trí chiến lược phía Nam

Theo đánh giá của Hải Phát Land, Nhơn Trạch từ lâu đã được đánh giá có vị trí chiến lược trong việc phát triển kinh tế của khu vực phía Nam, đặc biệt là đối với Tp.HCM. Nhơn Trạch nằm giữa 3 điểm trọng yếu về kinh tế miền Nam, đó là: Tp.HCM; Sân bay Long Thành và thành phố Vũng Tàu

Trong đó, Tp.HCM hiện là trung tâm kinh tế phát triển nhất cả nước. Cảng hàng không quốc tế Long Thành (Đồng Nai) được quy hoạch rộng 5.000 ha, và là sân bay cấp 4F (mức cao nhất theo tiêu chuẩn của Tổ chức hàng không dân dụng Quốc Tế), dự kiến sẽ trở thành sân bay lớn nhất Đông Nam Á. Vũng Tàu là thành phố có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế miền Nam, trong đó Cảng Vũng Tàu được phân loại là cảng biển 1A đặc biệt quan trọng, là cửa ngõ trung chuyển quốc tế đường thủy duy nhất của Miền Nam."

Related image

Nằm ở phía Đông Tp.HCM, Nhơn Trạch Đồng Nai là ngôi sao mới tại Việt Nam.

Vị trí chiến lược chính là yếu tố đầu tiên giúp Nhơn Trạch trở thành địa điểm lý tưởng để xây dựng các nhà máy, khu công nghiệp quy mô lớn. Và kéo theo là sự hình thành của các khu đô thị, dân cư lớn.

Trong 3 đến 5 năm tới, hàng loạt các hạ tầng giao thông lớn sẽ được khởi công, xây dựng và hoàn thành tại khu vực Đồng Nai, các hạ tầng này sẽ trực tiếp ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế của Nhơn Trạch.

Đầu tiên phải kể đến Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Với quy mô lớn hơn nhiều so với sân bay Tân Sơn Nhất, được áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến trên thế giới. Trong tương lai, sân bay quốc tế Long Thành sẽ thay thế sân bay Tân Sơn Nhất để trở thành Sân bay quan trọng nhất của miền Nam.

Picture1

Hàng loạt các hạ tầng giao thông lớn sẽ được khởi công.

Đặc biệt, cầu Cát Lái và cầu quận 9 đang được gấp rút khởi công. Đây sẽ là 2 tuyến đường chính kết nối Nhơn Trạch với Sài Gòn. Rút ngắn thời gian di chuyển từ Nhơn Trạch tới trung tâm quận 2 (Thủ Thiêm) chỉ còn 15 phút.

Bên cạnh đó, tuyến cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu dự kiến khởi công vào năm 2020 sẽ góp phần giảm tải lưu lượng giao thông đi Vũng Tàu qua Quốc lộ 51. Qua đó, thời gian di chuyển từ Nhơn Trach đi Vũng Tàu sẽ giảm xuống còn 35-40 phút.

Bất động sản tăng trưởng mạnh

Theo đánh giá của Hải Phát Land, các lý do kể trên chính là các yếu tố đã tạo nên các cơn sốt đất tại Nhơn Trạch trong vài năm trở lại đây, đặc biệt là cơn sốt đất nhẹ vào đầu năm nay.

"Với các lợi thế của mình, Nhơn Trạch đang nằm ở vị trí chiến lược để phát triển các khu công nghiệp, nhà máy, công ty. Đặc biệt, khi cầu quận 9 đi vào hoạt động, thời gian di chuyển từ Nhơn Trạch tới trung tâm Tp.HCM còn nhanh hơn nhiều so với đi từ Quận 9. Tuy nhiên, mặt bằng giá ở Nhơn Trạch lại đang thấp hơn rất nhiều so với quận 9. Đây chính là cơ hội cho các Chủ đầu tư cũng như giới đầu tư chuyên nghiệp", ông Lương Minh Đức - Giám đốc Hải Phát Land Chi nhánh Tp.HCM nhận định.

So với đầu năm 2018, giá đất ở đây tăng thêm 25-30%. Các dự án đất nền chào bán mới có giá trong khoảng 15- 30 triệu đồng/ m2 tuỳ theo vị trí dự án. Theo nhận định của Hải Phát Land, giá đất tại Nhơn Trạch vẫn sẽ tiếp tục tăng, cơ hội đầu tư tại đây còn rất nhiều. Tuy nhiên, khách hàng cũng cần cẩn trọng khi lựa chọn dự án, đặc biệt là về vấn đề pháp lý và dòng vốn.

Là một trong số những đơn vị phân phối bất động sản tốt nhất tại Việt Nam, Hải Phát Land hiện đang tư vấn đầu tư nhiều dự án bất động đầu tư của các chủ đầu tư uy tín tại Nhơn Trạch. Đáng chú ý là khu Shop-Villa Swanbay được phát triển bởi tập đoàn bất động sản hàng đầu Swan City có trụ sở tại Singapore.

Theo VnEconomy

Bộ trưởng Bộ Tài chính và ông Abdulhamid Alkhalifa, Tổng giám đốc Quỹ Phát triển Quốc tế của Tổ chức các nước Xuất khẩu dầu mỏ vừa ký kết Hiệp định vay trị giá 45 triệu USD cho dự án cải thiện hạ tầng giao thông thành phố Đà Nẵng.

Cho đến thời điểm hiện nay, OFID đã cho Việt Nam vay 20 Dự án và chương trình với tổng vốn 238,65 triệu USD.

Theo đó, dự án "Cải thiện hạ tầng giao thông thành phố Đà Nẵng" có tổng mức đầu tư là 61,37 triệu USD, trong đó vốn vay Quỹ OFID là 45 triệu USD, vốn đối ứng trong nước khoảng 16,37 triệu USD được bố trí từ nguồn ngân sách của thành phố Đà Nẵng.

Cơ quan chủ quản của Dự án là UBND thành phố Đã Nẵng và cơ quan thực hiện - chủ đầu tư là Ban Quản lý các Dự án Đầu tư Cơ sở Hạ tầng ưu tiên thành phố Đà Nẵng.

Mục tiêu của dự án ký kết nhằm xây dựng hoàn chỉnh khoảng 14,3 km tuyến đường Vành đai phía Tây 2, có bề rộng khoảng từ 44-48m, các cầu trên tuyến có bề rộng 38,5m và hạ tầng kỹ thuật khác gồm hệ thống thoát nước, cống kỹ thuật, cây xanh, điện chiếu sáng và di dời các công trình hạ tầng hiện trạng.

Song song với đó, xây dựng hoàn chỉnh khoảng 1,2km đường trải nhựa kết nối cầu Cổ Cò tới nút giao đường Trần Đại Nghĩa, đường Võ Chí Công và các hạ tầng kỹ thuật khác.

Thi công 100m cầu vắt ngang sông Cổ Cò và nối từ đường Võ Quí Huân tới đường Võ Chí Công. 

Dự án dự kiến được hoàn thành vào cuối năm 2022 sẽ góp phần giúp thành phố Đà Nẵng phát triển cơ sở hạ tầng giao thông một cách hiệu quả và bền vững, qua đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống người dân, giảm tai nạn giao thông, giảm ô nhiễm môi trường và cải thiện điều kiện đi lại của người dân thành phố Đà Nẵng.

Được thành lập vào tháng 1/1976, mục đích hoạt động của Quỹ là tăng cường sự hợp tác giữa các nước thành viên OPEC với các nước đang phát triển khác. 

Ngoài ra, Quỹ còn trợ giúp đặc biệt để phát triển kinh tế xã hội đối với các nước nghèo, có thu nhập thấp. 

Cho đến thời điểm hiện nay, OFID đã cho Việt Nam vay 20 Dự án và chương trình với tổng vốn 238,65 triệu USD và đang tiếp tục triển khai các hoạt động hỗ trợ phát triển tại Việt Nam. 

Các dự án của OFID thuộc nhiều lĩnh vực gồm giao thông, thuỷ lợi, xoá đói giảm nghèo, y tế và giáo dục, phát triển đô thị. 

Các dự án triển khai chủ yếu trên địa bàn các tỉnh và phù hợp với các tỉnh ở vùng sâu, vùng xa góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế- xã hội, xóa đói giảm nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân Việt Nam. 
 
Theo VnEconomy

Mục tiêu nâng cấp sân bay Chu Lai giai đoạn đến năm 2030 là sân bay cấp 4F và sân bay quân sự cấp 1; công suất là 5 triệu hành khách/năm; 1,5 triệu tấn hàng hóa/năm...

Cảng hàng không quốc tế Chu Lai.
 

Bộ Giao thông Vận tải vừa ban hành Quyết định phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch một số hạng mục công trình tại Cảng hàng không quốc tế Chu Lai giai đoạn đến năm 2030.

Theo đó, mục tiêu quy hoạch giai đoạn đến năm 2030 là sân bay cấp 4F và sân bay quân sự cấp 1; Công suất là 5 triệu hành khách/năm; 1,5 triệu tấn hàng hóa/năm; Loại máy bay khai thác là tàu bay code F và tương đương trở xuống.

Số vị trí đỗ là 16 vị trí tàu bay code C, D, E, F; Dự trữ đất mở rộng khi có nhu cầu và phương thức tiếp cận hạ cánh là CAT II.

Cụ thể, giai đoạn đến năm 2030, điều chỉnh phân kỳ đầu tư một số hạng mục công trình như đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống các công trình phía Tây của Cảng gồm: Đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ tàu bay, nhà ga hành khách, nhà ga hàng hóa và các trình phụ trợ khác... đảm bảo đáp ứng yêu cầu khai thác 5 triệu hành khách/năm.

Đối với các công trình quy hoạch mở rộng về phía Đông sẽ được xem xét, đầu tư xây dựng khi có nhu cầu.

Quyết định cũng nêu chọn phương án 2 trong hồ sơ quy hoạch mặt bằng chi tiết một số công trình phía Tây của Cảng trong giai đoạn đến năm 2030; Bổ sung quy hoạch khu đậu biệt lập cho máy bay khi có sự cố xảy ra  và khu xử lý bom mìn, vật nguy hiểm.

Quy hoạch khu phục vụ mặt đất gồm: quy hoạch, xây dựng nhà ga hành khách T2 có công suất 5 triệu hành khách/năm tại khu đất quy hoạch nhà ga hàng hóa (vị trí sân đỗ số 2), có dự trữ quỹ đất để phát triển mở rộng khi có nhu cầu. Các công trình phụ trợ sân đỗ ô tô, bãi tập kết trang thiết bị mặt đất... được quy hoạch, đầu tư đồng bộ với nhà ga hành khách T2.

Đối với Nhà ga hành khách hiện hữu, căn cứ nhu cầu thực tế sẽ xem xét việc chuyển đổi một phần hoặc toàn bộ thành nhà ga hàng hóa trong thời gian chưa xây dựng nhà ga hàng hóa theo quy hoạch.

Đối với việc quy hoạch các công trình phụ trợ Cảng hàng không, chuyển vị trí các công trình đã được quy hoạch dọc theo đường ĐT620 sang vị trí bên phải đoạn đầu đường trục vào Cảng từ phía đường ĐT620 và xây dựng khi có nhu cầu. 

Bổ sung quy hoạch các công trình và xây dựng khi có nhu cầu, gồm: Cảng vụ hàng không; Hải quan; Công an cửa khẩu; Đồn công an; An ninh hàng không; Kiểm dịch, tại vị trí bên phải đoạn đầu đường trục vào Cảng từ phía đường ĐT620. Khu đào tạo khẩn nguy cứu hỏa; Trung tâm đào tạo phi công; Khu đất dự phòng phát triển và đào tạo huấn luyện tại vị trí bên trái đoạn đầu đường trục vào Cảng từ phía đường ĐT620.

Đồng thời, bổ sung quy hoạch khu hàng không chung cạnh nhà ga hành khách T1 và sân đỗ máy bay; vị trí trực khẩn nguy, cứu hỏa, bãi tập kết và bảo dưỡng trang thiết bị mặt đất tại các khu vực cạnh sân đỗ, nhà ga hành khách, nhà ga hàng hóa.

Bộ Giao thông Vận tải giao Cục Hàng không Việt Nam chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam và các cơ quan liên quan tổ chức công bố, quản lý và thực hiện quy hoạch; nghiên cứu, tiếp thu Báo cáo thẩm định để quản lý và thực hiện quy hoạch theo quy định; cập nhật các nội dung quy hoạch chi tiết nêu trên vào quy hoạch của địa phương, bố trí và bảo vệ quỹ đất phù hợp nhu cầu phát triển của Cảng hàng không theo quy hoạch được duyệt.

Trước đó vào năm 2017, tỉnh Quảng Nam đã kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải đề xuất nâng cấp sân bay Chu Lai đến năm 2025 trở thành cảng hàng không quốc tế và trở thành trung tâm trung chuyển, vận tải hàng hóa lớn nhất cả nước với công suất dự kiến 1 triệu tấn hàng hóa/năm vào năm 2020 và 5 triệu tấn/năm và 4,1 triệu lượt hành khách/năm vào năm 2025.

Vietjet Air khi đó cũng đề xuất dự kiến tham gia đầu tư 20.000 tỷ đồng vào sân bay Chu Lai và phân kỳ đầu tư thành 3 giai đoạn.

Theo VnEconomy

So với những khu vực khác tại TPHCM, khu Nam từng lép vế vì sự quá tải hạ tầng khi hệ thống giao thông không đủ đáp ứng lượng cư dân ngày một đông. Những tuyến đường dẫn vào trung tâm hoặc các huyện thành lân cận liên tục đối mặt với tình trạng kẹt xe kéo dài.

Tuy nhiên, khoảng 3 năm trở lại đây, khu Nam Sài Gòn đã có sự thay đổi rõ rệt về hạ tầng khi nhiều tuyến đường được xây mới, mở rộng. Chỉ riêng trong năm 2018, Nam Sài Gòn đã ghi nhận con số đầu tư lên đến 115.000 tỷ vào hàng loạt dự án giao thông lớn như: hầm chui - cầu vượt tại ngã tư Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ, mở rộng đường Huỳnh Tấn Phát, mở rộng đường trục Bắc - Nam đoạn từ Hoàng Diệu đến Nguyễn Văn Linh, mở rộng Quốc lộ 50, xây Cầu Thủ Thiêm 4 nối quận 7 và quận 2... 

115.000 tỷ đồng đổ vào hạ tầng giao thông, BĐS khu Nam Sài Gòn hưởng lợi lớn, ngày càng sôi động

Đặc biệt, tuyến Metro số 4 đi qua quận 1, 3, 4, 7, 12 , Gò Vấp, Phú Nhuận và huyện Nhà Bè… có tổng mức đầu tư tới 97.000 tỷ đồng là một trong những công trình trọng điểm hứa hẹn tạo đột phá về hạ tầng cho khu Nam Sài Gòn.

Mới đây nhất, UBND quận 4 cho biết hiện tại việc mở rộng đường Nguyễn Tất Thành, nhằm giảm tải ùn ứ giao thông từ quận 1 và 4 sang quận 7 là đơn giản nhất. Theo đó, từ năm 2016 đến nay, UBND quận 4 đã có văn bản kiến nghị lên UBND TPHCM, rồi các sở ngành họp bàn, đều thống nhất theo đề xuất mở rộng lộ giới về phía cảng Sài Gòn.

Hiện đường Nguyễn Tất Thành rộng 20m, quy hoạch đầu tiên lộ giới 30m, sau này chính thức điều chỉnh lộ giới lên 40. Khu đất phía bờ sông Sài Gòn đã giải tỏa trắng từ cầu Tân Thuận đến đường Trương Đình Hợi; đoạn từ cầu Khánh Hội đến đường Hoàng Diệu, khu cảng cũng đã di dời xong, đất trống; chỉ có đoạn ở giữa (dài 490m) còn vướng hộ dân là từ đường Hoàng Diệu đến đường Ngô Văn Sở.

Đối với đoạn đường đã giải tỏa trắng thuộc phía sông Sài Gòn sẽ đủ điều kiện để mở rộng lộ giới là 12,5m theo quy hoạch. Hiện tại, nếu mở rộng đường Nguyễn Tất Thành theo phương án trên, mặc dù chưa thông toàn tuyến, nhưng sẽ giải quyết khá lớn lưu lượng xe từ khu Nam sang trung tâm TPHCM và ngược lại.

Trước cuộc “lột” xác mạnh mẽ của hạ tầng cùng với chính sách chỉnh trang đô thị của TPHCM, thị trường khu Nam đang chuyển mình mạnh mẽ, trở thành quận trung tâm có sức hút mạnh trong chiến lược hướng Nam của TPHCM hiện nay. 

Theo nhận định của ông Nguyễn Nam Hiền, Tổng giám đốc công ty Property X, thị trường BĐS thời điểm càng về cuối năm càng sôi động do doanh nghiệp bung hàng “hot” để đón nhận dòng tiền lớn trong dân. Bởi lẽ, người dân sau 1 năm tích lũy, dành dụm, tự tin mở hầu bao mua nhà để đón năm mới nhiều may mắn, tài lộc trong căn nhà mơ ước. Với nhiều bạn trẻ từ các tỉnh, thành đến TPHCM lập nghiệp, sở hữu nhà ở cũng là cách để khẳng định sự thành đạt trong sự nghiệp của bản thân đối với gia đình, bạn bè.

Cũng theo ông Hiền, thị trường hiện nay có thể nói là vẫn đang còn trong giai đoạn rất khó khăn từ việc chính quyền TPHCM siết chặt các thủ tục đầu tư dự án nhà ở mới. Tuy nhiên, ngay sau khi nhiều dự án đã được "tháo khoán", các chủ đầu tư lập tức tung ra thị trường đón dòng tiền. "Theo quan sát, ngoài việc thủ tục pháp lý đang được tháo gỡ theo hướng thuận lợi hơn rất nhiều cho nhà đầu tư, việc hàng loạt dự án "chết lâm sàn" được mua bán, chuyển nhượng cũng đang làm cho thị trường đang dần sôi động", ông Hiền nói.

Theo đó, từ đầu quý 2/2019 đến nay, hàng loạt dự án nhà ở cùng các dự án phục vụ cộng đồng dân cư như trường học, bệnh viện, khu vui chơi giải trí… cũng được nhiều doanh nghiệp quyết định đầu tư, phần lớn tập trung tại khu Nam khiến cả khu vực này đang "thay da đổi thịt" từng ngày.

Chẳng hạn, sau nhiều năm "bất động", công ty TNHH một thành viên Phát triển GS Nhà Bè (Hàn Quốc) vừa cho biết sẽ đưa dự án rộng hơn 350ha nằm trên đường Nguyễn Hữu Thọ ra thị trường trong năm nay. Dự kiến, dự án bao sẽ cung cấp cho thị trường gần 2.000 căn hộ cao cấp, hàng trăm biệt thự, nhà phố...

Ngoài ra, thị trường khu Nam Sài Gòn vừa ghi nhận sự xuất hiện dự án Eco Green Saigon có quy mô 14,36 ha, sở hữu vị trí đắc địa mặt tiền đường Nguyễn Văn Linh (phường Tân Thuận, quận 7).  Hay như dự án Oakwood Residence Saigon nằm trên đường Nguyễn Văn Linh, gồm có 237 căn hộ dịch vụ vừa được tung ra thị trường. Dự án này do Công ty đầu tư Mapletree thuộc tập đoàn Mapletree (Singapore) làm chủ đầu tư.

Ngoài ra, tập đoàn Mapletree đã giới thiệu thiết kế mô hình tòa tháp đôi văn phòng V-Plaza Towers với diện tích sàn hơn 66.000m2, khi hoàn thành vào năm 2023 sẽ là khu phức hợp văn phòng đạt chuẩn quốc tế có quy mô lớn tại quận 7, TP.HCM.

Ngoài 2 dự án trên, mới đây Công ty cổ phần Bất động sản Tiến Phước vừa công bố ra mắt giai đoạn I, dự án Senturia Nam Sai Gon, tại đường Nguyễn Văn Linh. Bên cạnh đó, trên dọc tuyến đại lộ Nguyễn Văn Linh hướng về khu Tây Nam, nhiều chủ đầu tư đã tiến hành vây hàng rào các khu đất lớn để chuẩn bị phát triển dự án bất động sản mới tại nơi đây trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, có thể kể đến như dự án Sunshine Diamond River tọa lạc tại mặt tiền đường Đào Trí sát bên sông Sài Gòn do Tập đoàn Sunshine Group làm chủ đầu tư vừa ra mắt mới đây. Trước đó, Tập đoàn Sunshine Group cũng ra mắt dự án Sunshine City nằm gần đường Nguyễn Lương Bằng. Cũng tại con đường này, Hưng Thịnh Corp., đang mở bán hơn 700 căn hộ thuộc dự án Q7 Boulevard.

115.000 tỷ đồng đổ vào hạ tầng giao thông, BĐS khu Nam Sài Gòn hưởng lợi lớn, ngày càng sôi động - Ảnh 1.

Được biết, với 12 dự án chung cư đang chào bán tại quận 7, Nhà Bè, từ nay đến cuối năm khu vựa này sẽ cho ra thị trường khoảng 10.000 căn hộ mới.

Qua tìm hiểu thực tế gần đây, được biết nguồn cung căn hộ tại quận 7 không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, trong khi giá bán đang được thiết lập lên một mức mới. Theo đó, một số dự án nằm trên đường Nguyễn Hữu Thọ hiện giá chào bán từ 65-85 triệu/m2, với một số dự án đất nền hiện giá niêm yết khoảng 65-70 triệu/m2. Trong khi đó, tại trục đường Nguyễn Lương Bằng, chỉ có 3 dự án đang được chào bán trên thị trường, với giá từ 45-60 triệu/m2, biệt thự và nhà phố có giá 7-12 tỷ đồng/căn.

Hay như tại một dự án nằm cuối đường Huỳnh Tấn Phát, qua tìm hiểu được biết, chỉ mới khoảng 10 ngày trước đây, giá chào bán chỉ 30-35 triệu đồng/m2, nhưng hiện nay đã "vọt" lên gần 40 triệu đồng/m2. Theo một số nhân viên môi giới, mặc dù nguồn cung căn hộ đang tập trung nhiều tại khu vực quận 7, nhưng do mỗi dự án đều có số lượng căn được bán ra, do vậy giá bán ở thị trường thứ cấp đang có chiều hướng tăng.

Ngay trục đường Đào Trí, nhờ triển vọng và tiến độ thi công của một số dự án lớn, giá bán tăng cao so với hồi đầu năm 2019. Theo khảo sát, giá bán căn hộ hiện nay vào khoảng 50-70 triệu/m2 tuỳ vào số tầng và hướng nhìn. Ở thị trường thứ cấp, giá bán căn hộ đang có chiều hướng tăng từ 3-5% mỗi căn hộ. Còn tại tuyến đường Phú Thuận giá căn hộ cũng tương đương, trong khi đó giá nhà phố tăng thêm từ 3-5 triệu/m2 tuỳ vị trí, bình quân khoảng 12-20 tỷ/căn rộng 150m2.

"Những dự án nhà ở giáp khu trung tâm TPHCM (hay còn gọi là vùng lõi) sẽ là sự lựa chọn tối ưu cho số đông khách hàng, bởi các khu vực này hiện có quỹ đất rộng, mặt bằng giá đất, thuế và giá dịch vụ thấp hơn những vị trí cận kề trung tâm. Đồng thời, hạ tầng giao thông kết nối ổn định còn giúp khoảng cách địa lý giữa các tỉnh gần lại", ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội BĐS TPHCM, nói.

Theo Nhịp Sống Kinh Tế

Google có kế hoạch nâng công suất sản xuất điện thoại thông minh tại Việt Nam lên 8-10 triệu chiếc trong năm nay, gấp đôi năm ngoái.

Các nhà đầu tư Mỹ đã bắt đầu rục rịch dịch chuyển đầu tư từ Trung Quốc sang các nước khác , trong đó có Việt Nam (VN). Hãng tin Nikkei vừa dẫn các nguồn tin cho biết gã khổng lồ công nghệ Google sẽ dịch chuyển toàn bộ hệ thống sản xuất điện thoại Pixel sang VN ngay trong năm nay nhằm tìm kiếm một chuỗi cung ứng giá rẻ ở Đông Nam Á .

Những gã khổng lồ Mỹ vào Việt Nam

Hãng tin Nikkei cho hay gã khổng lồ Google của Mỹ không chỉ mang toàn bộ phần cứng điện thoại ra khỏi Trung Quốc mà còn cả loa thông minh Google Home. Khi đến VN, Google có kế hoạch nâng công suất sản xuất lên 8-10 triệu điện thoại thông minh trong năm nay, gấp đôi năm ngoái.

Google khẳng định VN là cứ điểm sản xuất quan trọng cho điện thoại Pixel của hãng nhằm thúc đẩy năng lực sản xuất và cạnh tranh của Google trong lĩnh vực này.

Không chỉ Google, tập đoàn cho thuê ô tô Hertz của Mỹ với hơn 10.000 chi nhánh trên thế giới ngày 28-8 đã công bố gia nhập thị trường VN thông qua đối tác nhượng quyền trong nước là New City Rent A Car, nhằm cung cấp cho khách một loạt dịch vụ di chuyển và hệ thống điểm giao xe thuận tiện.

Ông Eoin MacNeill, Phó Chủ tịch Hertz châu Á-Thái Bình Dương, nhấn mạnh đây là thời điểm thuận lợi để thương hiệu Hertz tham gia thị trường trong nước bởi VN đang được đánh giá là quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao cả về kinh tế lẫn du lịch. Đi cùng với sự phát triển nhanh và sôi động này, nhu cầu thuê xe của doanh nghiệp ngày càng gia tăng, đồng thời những yêu cầu về chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp cũng nhiều hơn.

Hồi cuối tháng 7 vừa qua, hãng đồ chơi danh tiếng của Mỹ là Hasbro ra thông báo chọn VN làm điểm sản xuất. Hãng đồ chơi này khẳng định căng thẳng thương mại Mỹ-Trung khiến hãng tính đường chuyển các hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc.

Đáng chú ý, trong một cuộc trao đổi với hãng tin CNBC mới đây, ông Sandeep Naik, nhà quản lý cấp cao tại quỹ đầu tư General Atlantic của Mỹ đang quản lý khối tài sản lên đến 35 tỉ USD, nhấn mạnh: Khi các công ty Mỹ có kế hoạch rời khỏi Trung Quốc, các nước Đông Nam Á bao gồm cả VN có thể sẽ hưởng lợi.

“Nếu nhìn vào các lĩnh vực nhất định như ô tô hay hóa chất, bạn có thể nhìn thấy VN là một điểm đến được lựa chọn. Chúng tôi đang nhìn VN như một điểm đến thú vị” - ông Naik nói.

Trước đây, hàng loạt tên tuổi lớn của Mỹ như Intel, Microsoft, Jabil, Microchip, IBM, P&G,Coca-Cola, Pepsico… đã có hàng thập niên tại VN. Những năm gần đây, nhiều chuỗi hãng ẩm thực của Mỹ tiếp tục đổ bộ vào nước ta như Starbucks, McDonald's, KFC...

Kéo ông lớn Mỹ đầu tư vào Việt Nam - Ảnh 1.

Việt Nam có thể trở thành miền đất hứa cho các nhà đầu tư nếu biết khai thông các vướng mắc.
Trong ảnh: Một nhóm nhà đầu tư Mỹ giới thiệu sản phẩm tại Việt Nam. Ảnh: TL

Vốn đầu tư từ Mỹ còn quá ít

Theo thống kê mới nhất, hiện tại Mỹ là thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn nhất của VN. Thế nhưng vốn FDI từ Mỹ đầu tư vào VN lại khá khiêm tốn. Là một chuyên gia tài chính nhiều năm làm việc tại Mỹ, ông Nguyễn Trí Hiếu cho rằng trải qua 25 năm bình thường hóa quan hệ, thương mại Việt-Mỹ đã chạm 60 tỉ USD (năm 2018); vốn đầu tư của Mỹ vào VN cũng vượt mốc 9 tỉ USD. Tuy nhiên, nếu so với các nước khác thì số vốn đầu tư của Mỹ vào VN còn quá ít.

Lý giải về nguyên nhân, ông Hiếu chỉ rõ: Thể chế, chính sách, môi trường kinh doanh, đầu tư của VN còn nhiều vướng mắc, hạn chế khiến các nhà đầu tư Mỹ không mặn mà. “Các tập đoàn lớn của Mỹ không thích kiểu đầu tư mà phải tốn phí bôi trơn, phí gầm bàn hay thủ tục rườm rà, phức tạp và qua quá nhiều tầng nấc” - ông Hiếu nói.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, nêu thực tế hiện nay VN vẫn chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư có công nghệ cao ở các nước phát triển như Mỹ và EU. Chẳng hạn, số liệu của đầu tư quốc tế cho thấy năm 2018 Mỹ đầu tư ra nước ngoài 340 tỉ USD trong khi VN chỉ chiếm có 500 triệu USD.

“Sự thiếu minh bạch trong môi trường kinh doanh, đầu tư tại VN cũng là yếu tố khiến vốn từ Mỹ vào VN còn hạn chế” - ông Toàn nói thẳng.

Cải cách mạnh mẽ để đón nhà đầu tư

Trước thực tế Mỹ cần một địa điểm khác Trung Quốc và VN cũng từng được Tổng thống Mỹ Donald Trump giới thiệu như một nơi thay thế hữu ích và ít tốn kém nhất cho các công ty Mỹ, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu cho rằng: Chính phủ và các bộ, ngành liên quan cần phải hành động ngay. Cụ thể là đưa ra cơ chế đón đầu và các chính sách ưu đãi, mời gọi các tập đoàn của Mỹ. Bên cạnh đó, VN phải cải cách thủ tục hành chính; đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ… để lôi kéo Mỹ đầu tư trong lĩnh vực công nghệ.

“Một yếu tố then chốt khác là VN cần đẩy mạnh đầu tư nguồn nhân lực có tay nghề cao vì lợi thế nhân công rẻ chưa phải là điều kiện đủ với các công ty Mỹ. Bởi Thái Lan, Indonesia… thu hút được nhà đầu tư Mỹ nhờ có đủ lao động có tay nghề cao” - ông Hiếu nói.

TS Trần Du Lịch cũng cho rằng nếu không có thể chế tốt thì khó nhận được dòng vốn tốt từ Mỹ. Thực tế, FDI từ Mỹ vào VN rất thấp. Nguyên nhân nằm ở chỗ hai bên không tương thích về mặt thể chế, chính sách. Muốn có dòng vốn tốt từ Mỹ, VN phải cải cách rất mạnh mẽ.

"Mỹ xếp thứ 10 về vốn đầu tư vào Việt Nam

Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Mỹ đứng thứ 10 về vốn đầu tư trong 65 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại VN trong bảy tháng đầu năm 2019 với 66 dự án được cấp mới, tổng vốn đầu tư hơn 123 triệu USD.

Dù vốn FDI của Mỹ vào VN hiện vẫn còn ít nhưng trên thực tế đã có những tín hiệu rất tốt. Bằng chứng là việc TP.HCM thu hút đầu tư từ tập đoàn sản xuất chip hàng đầu của Mỹ là Intel. Với chính sách mời gọi thu hút đầu tư tốt, tập đoàn này đã rót 1 tỉ USD tại Khu công nghệ cao TP.HCM. Nhà máy tại TP.HCM đã trở thành một trong những đơn vị sản xuất chủ lực của Intel trên toàn cầu.

Bà Sherry S. Boger, Tổng giám đốc Intel VN, cho rằng số lượng các nhà đầu tư Mỹ đầu tư vào VN có thể chưa nhiều như các quốc gia khác nhưng mọi người nên quan tâm đến chất lượng dự án từ các nhà đầu tư Mỹ . "Chính sự có mặt của các nhà đầu tư Mỹ có uy tín như Intel sẽ góp phần không nhỏ vào việc phát triển sản xuất, tạo nhiều việc làm cũng như mở ra cơ hội kinh doanh cho các đối tác trong nước. Quan trọng hơn, nó giúp tăng sức hấp dẫn cho môi trường đầu tư của VN đối với các nhà đầu tư thế giới nói chung và Mỹ nói riêng" - tổng giám đốc Intel VN nhìn nhận."

Theo CafeF

Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (SAIGONTEL) công bố thông tin Báo cáo tài chính hợp nhất 6 tháng đầu năm 2019.

Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (SAIGONTEL) công bố thông tin Báo cáo tài chính riêng 6 tháng đầu năm 2019.

 
 
 

Nhiều điều kiện sản xuất, nhập khẩu ôtô tại Nghị định 116 sẽ được thay thế theo hướng hậu kiểm thay vì tiền kiểm.

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến góp ý về sửa đổi Nghị định 116/2017 với những đề xuất bỏ các điều kiện như doanh nghiệp muốn sản xuất, lắp ráp hay nhập khẩu ôtô phải có đủ nhân lực, phương án bảo đảm vệ sinh, lao động; đáp ứng đủ điều kiện về an toàn phòng cháy chữa cháy... Hay người phụ trách kỹ thuật các dây chuyền sản xuất, lắp ráp ôtô phải có trình độ đại học thuộc ngành cơ khí, ôtô và có kinh nghiệm tối thiểu 5 năm trong lĩnh vực này.

Tại một cuộc họp về điều kiện kinh doanh gần đây, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho rằng, sửa đổi nghị định này là phù hợp trong bối cảnh thị trường, hoạt động nhập khẩu ôtô đã đi vào ổn định.

"Chính phủ sẽ sớm ban hành văn bản sửa đổi quy định của Nghị định 116/2017 theo hướng ôtô nhập khẩu sẽ được kiểm tra theo kiểu loại", Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói.

Nếu đề xuất được chấp thuận, việc quản lý Nhà nước sẽ chuyển hướng từ tiền kiểm sang hậu kiểm thay vì đặt ra trong điều kiện cấp giấy phép kinh doanh.

 Xe nhập khẩu từ Thái Lan cập cảng Hiệp Phước ( TP HCM). Ảnh: Quốc Đoan.

Xe nhập khẩu từ Thái Lan cập cảng Hiệp Phước ( TP HCM).

Thực tế trong 2 năm qua, sau khi nghị định được ban hành, ngành ôtô trong nước đã có bước phát triển nhất định, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và quản lý nhà nước cũng chặt chẽ hơn, không còn tình trạng lộn xộn trong hoạt động nhập khẩu.

Bằng chứng là lượng xe nhập khẩu tăng, các hãng đều xác nhận nguồn gốc và kiểu loại, thực hiện nghiêm túc quy định của Nghị định 116. Vì vậy, với năng lực của các trung tâm đăng kiểm hiện nay, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho rằng việc cải cách trong quản lý, chuyển sang hậu kiểm là phù hợp.

Thực tế đề nghị sửa quy định kiểm định ôtô nhập khẩu theo kiểu loại thay vì theo lô từng được đưa ra từ năm 2018. Tuy nhiên trong một văn bản gửi Thủ tướng, Bộ Giao thông & Vận tải cho rằng, nếu không kiểm soát theo lô sẽ tiềm ẩn nhiều hệ luỵ. Theo cơ quan này, doanh nghiệp có thể nhập khẩu hàng loạt xe về và chỉ đăng ký cho một lô đại diện, có thể là một xe duy nhất. Và như vậy, doanh nghiệp có thể sẽ chọn xe tốt nhất để kiểm tra, được cấp giấy chứng nhận và sau đó đăng ký kiểm tra cho các lô tiếp theo với số lượng không giới hạn.

Góp ý sửa đổi Nghị định 116 mới đây, Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, một số quy định tại nghị định này đang khiến doanh nghiệp tốn nhiều chi phí.

Theo VCCI, Nghị định 116 yêu cầu kiểm tra, thử nghiệm về khí thải và an toàn kỹ thuật cho từng lô nhập khẩu, và chính quy định này làm tăng chi phí cho doanh nghiệp.

Thay vào đó, nên sửa theo hướng chứng nhận, thử nghiệm lần đầu và chấp nhận kết quả cho các lô hàng tiếp theo có cùng kiểu loại nếu không có sự thay đổi về thông số kỹ thuật.

Bên cạnh đó, VCCI cũng ghi nhận kiến nghị của các doanh nghiệp về sửa đổi quy định lô xe nhập khẩu và giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại của cơ quan thẩm quyền nước ngoài (VTA). Cụ thể, Nghị định 116 quy định "lô xe nhập khẩu là các ôtô thuộc một tờ khai hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp nhập khẩu ôtô" (khoản 10 Điều 3).

Có nghĩa là, một lô hàng có cùng vận đơn, cùng hóa đơn, cùng cảng đích, có số thuế nhập khẩu từ 12 chữ số sẽ phải làm thủ tục khai báo hải quan bằng giấy mà không thể sử dụng hệ thống thông quan tự động (VNACCS) do phải tách tờ khai để giảm trị giá.

Tuy nhiên, khi tách tờ khai, doanh nghiệp cần lấy ít nhất 2 ôtô nhập khẩu thay vì 1 xe đi làm mẫu. Điều này cũng làm gia tăng chi phí cho doanh nghiệp. Do đó, các doanh nghiệp đề nghị bổ sung sửa đổi điểm này thành "một lô xe nhập khẩu là một lô hàng mà các ôtô có chung một vận đơn".

Theo VnExpress

Nhận được nhiều ưu đãi thuế quan, nhưng nếu doanh nghiệp không nâng cấp chuỗi sản xuất, nhất là truy xuất nguồn gốc... sẽ khó tận dụng tối đa ưu đãi của EVFTA.

Tại hội nghị "Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU" ngày 28/8, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh cho rằng EVFTA là cơ hội để Việt Nam trở thành đối tác của một thực thể gồm 28 nước có tổng quy mô GDP chiếm tới 18.000 tỷ USD. Trong quan hệ thương mại, EU là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam và hiện chiếm hơn 38% các kim ngạch xuất khẩu.

"Hiệp định này cũng là cơ hội giúp Việt Nam thực hiện thành công chiến lược đa phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ hợp tác, trong đó có kinh tế, thương mại, đầu tư... và để tránh việc Việt Nam bị phụ thuộc vào một số thị trường cụ thể", ông Tuấn Anh đánh giá.

Nêu những con số định lượng về tăng trưởng thương mại, GDP nhờ EVFTA, ông Lương Hoàng Thái – Vụ trưởng Vụ thương mại đa biên cho hay, giá trị xuất khẩu Việt Nam sang EU sẽ tăng 20% vào năm 2020, và tăng lên gấp đôi vào 2030. Hiệp định này cũng giúp GDP Việt Nam tăng 2,18 - 3,25% trong giai đoạn 2019-2023 và 4,57 - 5,3% từ năm 2024 đến 2028.

Tuy nhiên, theo ông Thái, muốn tận dụng được tối đa các ưu đãi thuế quan do EVFTA mang lại, thúc đẩy hơn nữa xuất khẩu sang EU, một trong những việc các doanh nghiệp Việt Nam cần làm ngay là đầu tư nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm hàng hóa nhằm củng cố tính cạnh tranh của sản phẩm tại thị trường EU.

Theo cam kết, khi hiệp định có hiệu lực, 85,6% số mặt hàng, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ được hưởng thuế 0%. Sau 7 năm, 99,2% số mặt hàng sẽ được hưởng thuế 0%, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

 

Công nhân Tổng công ty May 10 sản xuất áo sơ mi. Ảnh: TL

Công nhân Tổng công ty May 10 sản xuất áo sơ mi.

Ông Ngô Khải Hoàn - Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) nhấn mạnh, giày dép là ngành có lợi thế nhất khi EVFTA có hiệu lực với mức độ giảm thuế sâu, 80% dòng thuế và quy tắc xuất xứ không quá khắt khe. Tuy nhiên, ngành này hiện chủ yếu đang gia công cho các thương hiệu lớn, nên để gia tăng giá trị, ông Hoàn nói.

Lộ trình giảm thuế với ngành dệt may 42,5% số dòng thuế được xóa bỏ ngay, số còn lại về 0% sau 3-7 năm. Cơ hội mở ra cho ngành này rõ nét nhất là thu hút thu hút đầu tư trong lĩnh vực dệt nhuộm, điểm nghẽn của ngành dệt may hiện nay trong vấn đề nguyên liệu nguồn. Từ đó giải quyết được nguồn cung vải thiếu hụt từ lĩnh vực sản xuất dệt nhuộm. 

Nhưng điểm chung của 2 lĩnh vực này là "phần lớn gia công cho các ông chủ ngoại", nên theo Cục phó Cục Công nghiệp, muốn tận dụng ưu đãi thuế theo cam kết EVFTA, các doanh nghiệp dệt may, da giày cần chuyển sang công đoạn phát triển sâu, theo chuỗi từ phát triển nguyên liệu, thiết kế đến sản phẩm hoàn chỉnh... bên cạnh đảm bảo nguyên tắc xuất xứ trong EVFTA.

Ông Lê Triệu Dũng – Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại lưu ý các doanh nghiệp phải đặc biệt đảm bảo quy tắc xuất xứ khi xuất khẩu vào EU, nhằm tránh nguy cơ hàng Việt bị mượn danh để xuất sang thị trường này, gây ra hệ lụy có thể bị EU áp thuế chống bán phá giá. Ông Dũng nói, hành vi này khá đa dạng, phổ biến, nhưng hiện khá tinh vi, chẳng hạn như các vụ điều tra gỗ dán, pin mặt trời... sang EU vừa qua.

Từ đầu năm đến nay Việt Nam đã ghi nhận 19 điều tra chính thức hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang nước nước thứ 3 bị nghi gian lận thương mại, lẩn tránh thuế. Số lượng các cuộc điều tra gia tăng cùng với thương chiến thương mại Mỹ - Trung.

Ngoài ra, cần chú trọng vấn đề an toàn, vệ sinh thực phẩm, đáp ứng các tiêu chuẩn và quy trình quản lý do EU quy định, coi trọng trách nhiệm xã hội, minh bạch hóa thông tin về lao động, môi trường sản xuất...

Theo VnExpress

Hãng tin Bloomberg trích dẫn lời ông Lê Đăng Dũng, TGĐ Tập đoàn Viettel cho biết mạng 5G Viettel sẽ triển khai thiết bị của Ericsson tại Hà Nội và công nghệ của Nokia ở thành phố Hồ Chí Minh. Điều này có nghĩa Viettel không dùng thiết bị của hãng Huawei Trung Quốc đang bị Mỹ cấm vì những lo ngại về an ninh.
 

Trong một trả lời phỏng vấn gần đây với hãng tin Bloomberg tại Hà Nội, ông Lê Đăng Dũng cho biết thêm Viettel sẽ dùng bộ vi xử lý 5G của Qualcomm và một công ty khác của Mỹ, thay vì dùng công nghệ của Huawei.

"Lúc này, chúng tôi sẽ không hợp tác với Huawei", ông Dũng nói. Người đứng đầu Viettel nói rằng hiện nay hợp tác với Huawei là hơi nhạy cảm khi có những thông tin rằng không an toàn khi sử dụng các thiết bị của Huawei.

Xem xét tất cả những thông tin như vậy, theo ông Dũng, quan điểm của Viettel là tập đoàn này nên hợp tác với các đối tác an toàn hơn. "Do đó chúng tôi chọn Nokia và Ericsson từ châu Âu," CEO của Viettel nói với Bloomberg. Viettel là nhà mạng có thị phần lớn nhất ở Việt Nam với khoảng 60 triệu khách hàng ở quốc gia có dân số 96 triệu người.

Các nhà mạng nhỏ hơn của Việt Nam dường như cũng tránh xa Huawei. Bloomberg trích dẫn báo chí trong nước cho biết MobiFone hiện đang sử dụng thiết bị của Samsung trong khi Công ty Dịch vụ Viễn thông Việt Nam, tức Vinaphone, đã hợp tác với Nokia để triển khai mạng 5G.

Ông Dũng tin rằng Huawei hiện đang gặp khó khăn ở Việt Nam vì những công ty khác, cùng với Viettel đều không dùng thiết bị của tập đoàn công nghệ Trung Quốc.

Người đứng đầu Viettel khẳng định rằng quyết định của Viettel không sử dụng Huawei cho các mạng 5G là một quyết định mang tính kỹ thuật chứ không liên quan gì tới việc Mỹ cấm các công ty Mỹ giao dịch với Huawei.

"Chúng tôi quyết định không dùng Huawei, không phải vì lệnh cấm của Mỹ đối với Huawei – chúng tôi chỉ đưa ra quyết định của mình thôi," ông Dũng nói. "Nhiều nước khác, trong đó có Mỹ, đã có bằng chứng cho thấy Huawei không an toàn cho an ninh của mạng lưới quốc gia. Do đó chúng tôi cần phải thận trọng hơn."

Theo VnReview

Đối tác chiến lược