Tin tức

Nguyễn Ngọc Thảo

Nguyễn Ngọc Thảo

Công ty năng lượng Mỹ dự định xây nhà máy điện khí ở Việt Nam

Gen X Energy hiện sở hữu công nghệ điện khí hiện đại từ công nghệ dầu đá phiến và nguồn cung cấp khí lớn.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ vừa có cuộc gặp với ông Scott Kicker, Tổng Giám đốc điều hành Công ty năng lượng Gen X Energy (Mỹ).

Ông Scott Kicker cho biết công ty đã làm việc với lãnh đạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu để lên kế hoạch đầu tư dự án Tổ hợp khí hoá lỏng LNG và kho chứa khí hoá lỏng LNG, hệ thống vận chuyển khí… trên địa bàn tỉnh này.

Ngoài ra, Gen X Energy cũng có kế hoạch đầu tư dự án nhà máy điện khí tại Việt Nam. Ông Scott Kicker đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành xem xét đưa dự án này vào Tổng sơ đồ điện và hướng dẫn công ty và các bên liên quan tổ chức triển khai đầu tư dự án, góp phần tăng cường quan hệ song phương giữa Việt Nam và Mỹ.

Gen X Energy hiện sở hữu công nghệ điện khí hiện đại từ công nghệ dầu đá phiến và nguồn cung cấp khí lớn. Việc đầu tư một kho chứa khí LNG quy mô lớn ở Bà Rịa - Vũng Tàu cũng góp phần giảm giá thành khí khi phân phối cho các nhà máy điện khí tại Việt Nam.

Với kế hoạch đầu tư của Gen X Energy, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng công ty sẽ góp phần tăng cường mối quan hệ hợp tác đầu tư, thương mại giữa Việt Nam và Mỹ, trong đó hợp tác về năng lượng là lĩnh vực quan trọng.

"Việt Nam muốn mời nhiều doanh nghiệp của Hoa Kỳ tới đầu tư để cân đối hơn cán cân thương mại giữa hai quốc gia, là chủ trương chung của Việt Nam", ông Huệ nói.

Phó Thủ tướng cho rằng Gen X Energy sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường là phù hợp với chủ trương thu hút và hợp tác trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài của Việt Nam. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng có nhu cầu nhập khí hoá lỏng và phát triển các nhà máy điện khí để bảo đảm nhu cầu năng lượng cho nền kinh tế.

Theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, việc một dự án năng lượng được bổ sung hay rút ra khỏi Tổng sơ đồ điện của quốc gia không quan trọng bằng tính hiệu quả, cạnh tranh trong xây dựng, vận hành, sản xuất kinh doanh của dự án, bảo đảm tuân thủ các nguyên tắc thị trường, phù hợp với lợi ích của các bên liên quan.

Phó Thủ tướng cũng đề nghị công ty và đối tác phía Việt Nam có báo cáo cụ thể hơn nữa về quy mô, công suất và đầu tư gửi Bộ Công Thương và Văn phòng Chính phủ xem xét, trình Thủ tướng quyết định.

Theo Trí Thức Trẻ

Theo Savills, có 8 thành phố sẽ có bước nhảy hạng lớn mà các nhà đầu tư BĐS dài hạn nên chú ý trong 10 năm tới.

Savills cho biết, các thành phố ở Trung Quốc, Ấn Độ và Trung Đông có thể đem lại lợi nhuận cho nhà đầu tư bất động sản (BĐS) trong 10 năm tới. Trong đó, Trung Quốc có tới 43 thành phố lọt top 100 thành phố có khả năng phục hồi cao nhất.

Đơn vị nghiên cứu này cho rằng, giới đầu tư nên rót vốn vào thị trường Ấn Độ (Delhi), Trung Đông (Riyadh - Ả Rập Xê-út) hoặc các thành phố hạng 2 tại Trung Quốc nếu muốn tìm kiếm lợi nhuận trong dài hạn. Bởi lẽ, trong một vài thập kỉ tới, những thị trường này có thể tăng trưởng mạnh dù hiện tại chưa được khai thác nhiều.

“Ở thời điểm hiện tại và vào năm 2028, bốn thành phố có khả năng phục hồi cao nhất thế giới gồm New York, London, Tokyo, Los Angeles”, Savills nhận định.

Bên cạnh đó, bảng xếp hạng Chỉ số năng lực phục hồi các thành phố của Savills cũng đề cập tới 8 "thành phố thách thức cục diện" sẽ có bước nhảy hạng lớn trong 10 năm tới. Theo đó, 8 thành phố này bao gồm: Thượng Hải (Trung Quốc); Riyadh (Ả Rập Saudi); Nam Kinh (Trung Quốc); Ninh Ba (Trung Quốc); Nelhi (Ấn Độ); Mumbai (Ấn Độ); Jeddah ( ẢRập Saudi); Bengaluru (Ấn Độ). Những thành phố này có thể tăng ít nhất 10 hạng, đồng thời lọt top 50 đô thị có khả năng phục hồi cao trong một thập kỉ tới.

Savills cho rằng, 8 thành phố thách thức cục diện này sẵn sàng cạnh tranh với các thành phố đã phát triển. Nguyên nhân là do, những thành phố này có thể phản ứng nhanh nhạy và linh hoạt hơn trước những thay đổi của công nghệ và xã hội. Với các nhà đầu tư BĐS có tầm nhìn dài hạn, đây là những thị trường cần được theo sát.

Theo Giám đốc bộ phận Nghiên cứu toàn cầu của Savills, Sophie Chick, điểm chung giữa 8 "thành phố thách thức cục diện" là các thành phố này dự kiến sẽ có sự gia tăng đáng kể về chỉ số GDP và thu nhập hộ gia đình.

Bat dong san o thanh pho nao se dem lai loi nhuan trong dai han?

8 thành phố tiềm năng mà các nhà đầu tư BĐS dài hạn cần theo sát trong 10 năm tới.

Trong khi đó, các nhà đầu tư BĐS cho rằng, Chỉ số năng lực phục hồi của các thành phố cho thấy các thành phố đã phát triểu lâu đời sẽ chống chịu được nhiều biến đổi trong thập kỉ tới và đang nhận được nguồn vốn đầu tư lớn cũng bởi những thị trường này được coi là kênh dự trữ vốn an toàn.

Minh chứng là top 10 điểm đến đầu tư trong nước và quốc tế trong năm 2018 cũng phản ánh trật tự thế giới cũ này. Tuy vậy, cũng vì thế mà BĐS tại các thị trường này đã ngày càng trở nên đắt đỏ và thu hút một nguồn cầu lớn.

"Vì vậy, 8 thành phố thách thức cục diện có thể là thị trường đầu tư thay thế. Tuy có những rủi ro nhất định, các thành phố này được dự báo sẽ tăng tốc và nhảy hạng với năng lực phục hồi trước những thách thức sắp tới. Nhà đầu tư nên nghiên cứu tìm cách gia nhập đầu tư vào các thị trường này nếu họ sẵn sàng án binh bất động với tầm nhìn dài hạn", chuyên gia Savills cho hay.

Theo Nhịp Cầu Đầu Tư

“Việt Nam đóng một vai trò then chốt trong hoạt động của Standard Charterd tại ASEAN và là một phần quan trọng trong mạng lưới toàn cầu của Ngân hàng”, nhấn mạnh điều này, bà Judy Hsu, Tổng Giám đốc ASEAN và Nam Á, Ngân hàng Standard Chartered cho hay: Ngân hàng vừa hoàn tất tăng vốn cấp 2 với tổng giá trị 2.300 tỷ đồng (tương đương 100 triệu USD), để củng cố nguồn vốn phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng tại Việt Nam.

Related image

Theo Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam, lần “bơm vốn” này nâng tổng vốn tự có của Ngân hàng lên gần 300 triệu USD (xấp xỉ 6.900 tỷ đồng). Hoạt động diễn ra sau đợt tăng vốn cấp 1 với tổng giá trị 49 triệu USD (xấp xỉ 1.100 tỷ đồng) trong năm 2018, qua đó củng cố hơn nữa nguồn vốn phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng tại Việt Nam. “Nguồn vốn mới cũng giúp Ngân hàng sẵn sàng để sớm áp dụng Basel II theo Thông tư 41/2016/TT-NHNN do Ngân hàng Nhà nước ban hành”, bà Judy Hsu cho hay.

Ông Nirukt Sapru, Tổng Giám đốc Việt Nam và nhóm 5 nước ASEAN và Nam Á, Ngân hàng Standard Chartered cũng chia sẻ: Nguồn vốn bổ sung sẽ cho phép chúng tôi đẩy mạnh phát triển các nền tảng dịch vụ ứng dụng công nghệ số, đồng thời, tiếp tục cung cấp các sản phẩm và dịch vụ đáp ứng kỳ vọng của khách hàng với tư cách là nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng của thế kỷ 21.

Thống kê cho thấy, Ngân hàng Standard Chartered đã đầu tư đáng kể vào Việt Nam trong những năm gần đây và phát triển mạnh mẽ hoạt động kinh doanh. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, Ngân hàng Standard Chartered tiếp tục có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, thông qua việc hỗ trợ các doanh nghiệp (DN) nước ngoài đầu tư vào Việt Nam và hỗ trợ các khách hàng cá nhân và khách hàng DN Việt Nam kết nối với thế giới và chuỗi cung ứng toàn cầu. Ngân hàng hợp tác với chính phủ, các cơ quan quản lý, nhà đầu tư, giúp Việt Nam gặt hái lợi ích từ hoạt động thương mại ở quy mô khu vực và toàn cầu, củng cố lĩnh vực ngân hàng và hỗ trợ thêm nhiều DN cũng như người dân tiếp cận với dịch vụ tài chính.

Cùng với đó, Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam còn đóng góp tích cực vào sự phát triển của thị trường vốn nội địa, với vai trò là đại lý thu xếp phát hành cho nhiều đợt phát hành trái phiếu bằng VND của các DN Việt Nam trong những năm gần đây.

Trách nhiệm DN xã hội cũng được Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam quan tâm đẩy mạnh. Đến nay, Ngân hàng đã quyên góp hơn 4,3 triệu USD nhằm đẩy lùi các bệnh mù lòa có thể phòng tránh được tại Việt Nam thông quá sáng kiến toàn cầu ánh sáng là niềm tin, cũng như quyên góp hơn 400 nghìn USD hỗ trợ các em nữ vị thành niên nâng cao kỹ năng sống thông qua hoạt động thể thao trong khuôn khổ chương trình Goal…

Theo Tạp Chí Tài Chính

(BizNews) - Cơ hội hợp tác phát triển xuất nhập khẩu giữa thị trường Việt Nam và khu vực Trung Đông – châu Phi được các đại diện doanh nghiệp đánh giá cao.

Trả lời phóng viên bên lề sự kiện gặp gỡ đại sứ các nước Trung Đông – châu Phi tại Hà Nội, ông Maher Al Arayssi, Giám đốc văn phòng đại diện công ty C-food International s.a.l, Lebanon cho biết: “Cơ hội xuất khẩu đến Việt Nam rất đáng quan tâm và ngày càng được mở rộng. Rất nhiều công ty lớn đến và đầu tư ở Việt Nam, chúng tôi cũng đã xuất khẩu đến Việt Nam, các nhà máy ngày càng phát triển và có tiêu chuẩn cao và đây là một thời điểm tuyệt vời. Chúng tôi nhìn thấy những cơ hội rất tốt ở Việt Nam.

Ông chia sẻ mong muốn phân phối các sản phẩm đến Việt Nam cũng như phát triển xuất khẩu từ Việt Nam đến Trung Đông và châu Phi. “Khi đến hội nghị này chúng tôi hy vọng được gặp gỡ giao lưu với các đối tác Việt Nam, gặp gỡ các cơ quan chính phủ để giải quyết những vướng mắc và phát triển sản phẩm của mình. Sự hợp tác giữa Việt Nam và Trung Đông chưa lớn lắm và chúng tôi hy vọng có thể phát triển mối quan hệ này trong tương lai.

Gap go Dai su cac nuoc Trung Dong- chau Phi, doanh nghiep ho hoi: Chung toi nhin thay nhieu co hoi tot o Viet Nam hinh anh 1

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Cường phát biểu khai mạc Hội nghị. (Ảnh:  baoquocte.vn).

Bên cạnh đó chúng tôi cũng mong muốn giải quyết những rào cản để có thể xuất khẩu từ Việt Nam đi nhiều thị trường hơn, như hiện tại là để có thể xuất khẩu hải sản từ Việt Nam đến Ả rập Xê út. Chúng tôi yêu mến các bạn và tin tưởng vào đầu tư vào Việt Nam cũng như xuất khẩu từ Việt Nam.

Cần đẩy mạnh thương hiệu “made in Vietnam

Ông ADIB Kouteili, đồng sáng lập kiêm Giám đốc công ty PEB Steel Building, cho rằng Việt Nam có tiềm năng lớn nhưng cần đẩy mạnh kế hoạch để quảng bá thương hiệu. “Dù Việt Nam có nhiều mặt hàng chất lượng tốt nổi tiếng nhưng hiện tại thương hiệu 'made in Vietnam' vẫn cần phát triển nhiều hơn” – ông nói.

Các cơ quan như Bộ Ngoại giao đã tổ chức sự kiện ngày hôm nay rất tuyệt vời. Bộ Ngoại giao và Bộ Công thương hỗ trợ rất tốt (cho doanh nghiệp)”.

Một điều quan trọng nhất tôi cho là kế hoạch “made in Vietnam” nên được đầu tư nhiều hơn. Để khi người ta nói đến ‘made in Vietnam’ thì ngay lập tức sẽ nghĩ đến sản phẩm tốt. Có rất nhiều sản phẩm đã được làm ở Việt Nam, nhiều công ty đặt dây chuyền sản xuất ở Việt Nam và có chất lượng rất tuyệt vời, nhưng thương hiệu ‘made in Vietnam’ chưa đủ mạnh.

Ông Kouteili nhận định cơ hội xuất khẩu của Việt Nam đang ngày càng tốt hơn, các điều luật thuận lợi, cơ sở hạ tầng như hậu cần, các tuyến đường vận chuyển và các cảng biển phát triển. “Có thể chuyển hàng giữa Việt Nam và Thái Lan trong vòng 2 ngày” – ông nói.

Các công ty, các quốc gia đều có những khó khăn nhưng đối với Việt Nam thì chúng tôi đã hiểu về hệ thống và các quy định khá thuận lợi, những khó khăn ở đây không nhiều như ở các quốc gia khác. Chúng tôi thực sự tin rằng Việt Nam là một môi trường thuận lợi để đầu tư. Việt Nam là số một!

Gap go Dai su cac nuoc Trung Dong- chau Phi, doanh nghiep ho hoi: Chung toi nhin thay nhieu co hoi tot o Viet Nam hinh anh 2

Các đại biểu tham dự Hội nghị Gặp mặt Đại sứ các nước Trung Đông – châu Phi năm 2019. (Ảnh: baoquocte.vn).

Đại sứ Ai Cập cũng bày tỏ sự tin tưởng vào tiềm năng phát triển mối quan hệ giữa Việt Nam và khu vực. “Tôi có thể nói mối quan hệ giữa Việt Nam và khu vực đã rất phát triển nhiều trong những năm qua, và còn có thể phát triển hơn rất nhiều.

Đây là lần đầu tiên Bộ Ngoại giao tổ chức gặp mặt Đại sứ các nước Trung Đông – châu Phi tại Hà Nội. Là đối tác tin cậy và có trách nhiệm của các quốc gia Trung Đông-châu Phi, Việt Nam luôn coi trọng mối quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống với các quốc gia trong khu vực.

Đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 69/70 quốc gia Trung Đông-châu Phi; có quan hệ thương mại với tất cả các quốc gia trong khu vực với kim ngạch hai chiều đạt trên 17,5 tỷ USD năm 2018, tăng 300% so với năm 2008; đầu tư trên 2,6 tỷ USD vào khu vực và tiếp nhận trên 7 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp từ khu vực.

Việt Nam cũng đã triển khai thành công nhiều mô hình hợp tác song phương, ba-bốn bên, với sự hỗ trợ của một số quốc gia phát triển và tổ chức quốc tế, về nông nghiệp, y tế, giáo dục… với các quốc gia châu Phi. Viễn thông, lao động… cũng là những điểm sáng trong hợp tác, được dư luận hai bên ghi nhận và đánh giá cao.

Khu vực Trung Đông- châu Phi gồm 70 quốc gia, dân số 1,6 tỷ người, diện tích trên 36 triệu km2, có vị trí địa chính trị, địa kinh tế quan trọng. Mặc dù còn nhiều thách thức, song trong những năm qua, các quốc gia Trung Đông-châu Phi không ngừng nỗ lực hội nhập với xu thế chung toàn cầu là hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển, nâng cao vai trò và tiếng nói trong các vấn đềkhu vực và quốc tế.

17 nước khu vực hiện có Đại sứ quán tại Hà Nội (gồm Iran, Israel, Qatar, Kuwait, Oman, Palestine, Ả-rập Xê-út, Thổ Nhĩ Kỳ, UAE, Angola, Algeria, Ai Cập, Lybia, Maroc, Mozambique, Nigeria, Nam Phi) và 52 Đại sứ các nước Trung Đông – châu Phi kiêm nhiệm Việt Nam đặt trụ sở tại Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Nhật Bản, Ấn Độ, Sri Lanka, Pháp.

Theo trang VTC

Quan chức thuộc Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đang chuẩn bị sẵn sàng cho việc hạ lãi suất trong buổi họp chính sách lần tới sẽ diễn ra sau 2 tuần nữa, theo khẳng định của Wall Street Journal.

Ngân hàng Trung ương Mỹ đã sẵn sàng cho việc hạ lãi suất đồng USD sau 2 tuần nữa?

Chủ tịch Fed Jerome Powell - Ảnh: GettyImages

Quan chức thuộc Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đang chuẩn bị sẵn sàng cho việc hạ lãi suất trong buổi họp chính sách lần tới sẽ diễn ra sau 2 tuần nữa, nhiều khả năng mức hạ lãi suất sẽ khoảng ¼ điểm phần trăm. Quyết định này nhiều khả năng sẽ được đưa ra khi mà chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang ngày một trở nên tồi tệ hơn khiến cho triển vọng toàn cầu ngày một u ám.
Cho đến nay, ý tưởng hạ lãi suất nửa điểm phần trăm để ngăn kinh tế suy giảm không nhận được nhiều ủng hộ trong Ngân hàng Trung ương, theo kết quả phỏng vấn một số quan chức cũng như dựa trên các tuyên bố chính thức của họ.
Trong khi lãi suất dựa trên định hướng thị trường đã giảm, phát đi tín hiệu về triển vọng tăng trưởng và lạm phát u ám, nhiều quan chức thuộc Fed tin rằng đà tăng trưởng kéo dài 10 năm của kinh tế Mỹ sẽ có thể tiếp tục ở tốc độ khiêm tốn, lạm phát sẽ dần tăng lên mức mục tiêu 2%.
Chủ tịch Fed tại New York, ông John Williams, nói: “Kinh tế hiện đang trong trạng thái tốt, thế nhưng không phải không có rủi ro và bất ổn. Vai trò của chúng tôi là định hướng được chính sách nhằm giúp kinh tế tăng trưởng mạnh”.
Image result for ngan hang trung uong my ha lai suat dong usd
Trong ngày thứ Sáu, thị trường sẽ đón nhận thông tin về thị trường lao động cũng như thông tin về doanh số bán lẻ cũng như lạm phát. Các thông tin này có thể định hình lại quan điểm của các nhà hoạch định chính sách về triển vọng của nền kinh tế. Chủ tịch Fed Jerome Powell cũng sẽ công bố triển vọng nền kinh tế theo tính toán của ông.
Thị trường hiện đã dự báo nhiều về khả năng Fed sẽ hạ nhẹ lãi suất trong buổi họp chính sách vào ngày 17 và 18/9/2019. Nhà đầu tư dự báo nhiều về khả năng lãi suất cơ bản đồng USD sẽ được điều chỉnh giảm ¼ điểm phần trăm hiện ở mức 90% và khả năng giảm lãi suất nửa điểm phần trăm ở mức 10%.
Trong bài phát biểu của mình, một trợ lý quan trọng cho chủ tịch Fed, ông Williams đã không hề làm giảm kỳ vọng nói trên. Ông nhấn mạnh rằng việc bất ổn tăng cao khiến người ta cần đến nhiều hơn những sự linh hoạt.
Ông Powell nói đến triển vọng tăng trưởng toàn cầu, bất ổn thương mại và lạm phát suy giảm khi ông hạ lãi suất cơ bản đồng USD trong tháng 7/2019 xuống ngưỡng từ 2% đến 2,25%. Ông cho rằng đây là hoạt động điều chỉnh giữa chu kỳ và nói thêm rằng nó không nhất thiết là sự khởi đầu cho một chu kỳ cắt giảm dài.
Từ tháng 7/2019 đến nay, triển vọng tăng trưởng kinh tế và thương mại toàn cầu đã xấu đi nhiều, lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ giảm nhanh sau quyết định của Tổng thống Trump trong việc giảm thuế với hàng nhập khẩu Trung Quốc.

Theo Bizlive

Chủ tịch KBIZ cho biết, doanh nghiệp Hàn Quốc mong muốn đầu tư, xây dựng các khu công nghiệp tại Việt Nam.

Hàn Quốc muốn xây dựng các khu công nghiệp chuyên biệt tại Việt Nam

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ và ông Kim Ki- Mun, Chủ tịch Liên đoàn Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Hàn Quốc (KBIZ). Ảnh: VGP/Thành Chung

Chiều 5/9, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã có buổi tiếp Liên đoàn Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Hàn Quốc (KBIZ) do ông Kim Ki-Mun, Chủ tịch Liên đoàn làm trưởng đoàn.
Được biết, KBIZ đã ký kết hợp tác với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vào năm 2013 và mở Văn phòng đại diện tại TP.HCM.
Tại buổi tiếp, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ khẳng định, Hàn Quốc là đối tác FDI lớn nhất của Việt Nam với 65 tỷ USD vốn đăng ký và các doanh nghiệp của Hàn Quốc giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Quy mô thương mại hai nước đạt 64 tỷ USD vào năm 2018 và phấn đấu đạt 100 tỷ USD vào năm 2020.
Phó Thủ tướng thông báo Bộ Chính trị Việt Nam vừa ban hành Nghị quyết số 50-NQ/TW về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030. Trên cơ sở này, Chính phủ sẽ có kế hoạch hành động để triển khai trong 10 năm tới.
Chủ tịch KBIZ Kim Ki-Mun cho biết, trên cơ sở chính sách hướng Nam, Chính phủ Hàn Quốc đang tiến hành xây dựng các Khu công nghiệp Hàn Quốc tại các quốc gia khác. Ngoài Myanmar thì Việt Nam cũng là địa bàn mà các doanh nghiệp Hàn Quốc mong muốn đầu tư, xây dựng các khu công nghiệp này.
Hiện nay có 47.000 lao động Việt Nam làm việc tại Hàn Quốc và các công ty Hàn Quốc đánh giá cao chất lượng nguồn lao động này.
Phó Thủ tướng đề nghị KBIZ làm việc với Bộ KH&ĐT, các địa phương mà KBIZ quan tâm để lựa chọn địa điểm, cách thức triển khai, nếu có vấn đề vượt thẩm quyền sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Theo Trang Bizlive

Việt Nam cần đặt mục tiêu rõ ràng và nhất quán trong việc thu hút các dự án ưu tiên, giá trị cao và thu hút đầu tư trong lĩnh vực sản xuất công nghệ cao, năng lượng tái tạo, thành phố thông minh…

Chuyên gia Savills: Việt Nam nên chọn lọc giữa dòng vốn FDI ồ ạt dịch chuyển

Ông John Campbell, Tư vấn cấp cao, Dịch vụ công nghiệp, Savills Việt Nam - Ảnh: SV.

Ông John Campbell, Tư vấn cấp cao, Dịch vụ công nghiệp, Savills Việt Nam, có cuộc trao đổi với BizLIVE về sự dịch chuyển của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), nhằm "tránh bão" thương chiến Mỹ - Trung của các công ty nước ngoài tại Trung Quốc nhắm đến Việt Nam khiến bất động sản khu công nghiệp "dậy sóng". 
Những thông tin cập nhật gần đây cho thấy, nhiều doanh nghiệp đầu tư nước ngoài có kế hoạch và xu hướng chuyển nhà máy từ Trung Quốc sang Việt Nam. Theo ông, có phải do ưu đãi thuế của Chính phủ Việt Nam hấp dẫn hơn các quốc gia khác không?
- Đúng vậy. Chính sách ưu đãi thuế là một trong những chính sách thu hút các doanh nghiệp nước ngoài dịch chuyển sản xuất. Tuy nhiên, các ưu đãi thuế vẫn có những quy định nhất định đối với những đơn vị được hưởng ưu đãi, chẳng hạn những lĩnh vực sẽ được hưởng thuế ưu đãi cao hơn như: công nghệ cao, các khu vực chính phủ ưu tiên thu hút đầu tư... mới nhận được các ưu đãi tốt về thuế.
- Ưu đãi thuế là yếu tố quan trọng để thúc đẩy thu hút đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, thuế chỉ là một trong những điểm cạnh tranh. Do đó, trong thời gian tới Việt Nam phải xây dựng chiến lược thu hút các nguồn vốn tốt từ nước ngoài tới đầu tư.
 
Có góc nhìn cho rằng, nhiều công ty nước ngoài chuyển sản xuất sang Việt Nam nhưng công nghệ chủ yếu sử dụng lao động giản đơn cho lắp ráp sản phẩm. Vậy thương chiến Mỹ - Trung có phải chỉ là cái cớ giúp cho các doanh nghiệp nước ngoài tìm đến nơi có chi phí nhân công lao động rẻ hơn như Việt Nam, vì chi phí nhân công Trung Quốc đắt gấp 3,6 lần Việt Nam không, thưa ông?
- Tất nhiên. Chi phí lao động rẻ luôn là yếu tố thúc đẩy các đơn vị sản xuất chọn địa điểm nào đó để xây dựng nhà máy sản xuất. Nhưng để có chiến lược lâu dài trong 50 năm thì các doanh nghiệp phải cân nhắc rất nhiều yếu tố.
- Việt Nam thu hút nhà đầu tư nước ngoài bởi vị trí địa lý, nguồn lực dân số trẻ… Chẳng hạn, Samsung thiết lập nhà máy sản xuất ở đây để tạo nguồn khách hàng lớn của họ tại Việt Nam, cũng như kéo các đơn vị thiết bị vệ tinh thiết lập tại Việt Nam.
- Ngoài ra, Việt Nam cũng có lợi thế là dân số đông, trẻ, năng động… sẽ tạo nên các quyền lợi đối với các đơn vị nước ngoài khi đầu tư tại đây.
 
Ông có khuyến nghị gì với Chính phủ Việt Nam để việc thu hút FDI là động lực phát triển thực chất nền công nghiệp nước nhà, để không xảy ra tình trạng doanh nghiệp FDI chuyển giá trong 30 năm thu hút nguồn vốn này của Việt Nam, mà điều này cũng tác động tới việc Việt Nam không thể trở thành nước công nghiệp hiện đại vào năm 2020?
- Các quốc gia đang quan tâm đến việc đầu tư vào Việt Nam đang thay đổi, vì vậy giáo dục và đào tạo cần được đặc biệt quan tâm để cung cấp cho lực lượng lao động những kỹ năng, kiến thức và hiểu biết cần thiết như: công nghệ thông tin, toán học, khoa học... để đáp ứng cho các dự án giá trị cao, tận dụng ưu thế của cuộc cách mạng 4.0. Đây là yếu tố đặc biệt quan trọng trong việc chuyển giao công nghệ.
- Việt Nam cần đặt ra một mục tiêu rõ ràng và nhất quán trong việc thu hút các dự án ưu tiên, giá trị cao và thu hút đầu tư trong lĩnh vực sản xuất công nghệ cao, năng lượng tái tạo, thành phố thông minh…
-  Việt Nam cần tiếp tục đầu tư vào cơ sở hạ tầng, đặc biệt là kết nối giao thông đa phương thức để đáp ứng nhu cầu hiện tại và tương lai của các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp và kho vận; tận dụng tối đa tiềm năng của các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là hiệp định EVFTA.
- Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam nên thành lập một đơn vị để giúp đẩy nhanh tiến độ pháp lý của việc giải phóng mặt bằng tại các khu công nghiệp để đảm bảo nguồn cung mới cho thị trường.
- Nhìn chung, tôi tin rằng Việt Nam hiện đang đi đúng hướng và sẽ tránh lặp lại sai lầm của Trung Quốc – quốc gia công nghiệp hóa quá nhanh, thay vào đó sẽ đề cao các yếu tố môi trường và thương mại bền vững song hành với phát triển kinh tế.
- Tôi cũng tin rằng những yếu tố này sẽ giúp Việt Nam tăng tính cạnh tranh và dịch chuyển lên trên chuỗi giá trị và đảm bảo tăng trưởng bền vững.
Xin cảm ơn ông!
Theo Trang Bizlive

TP HCM - Ba dự án sẽ được triển khai để giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông ở khu vực cảng Cát Lái (quận 2) - cảng sông lớn nhất Việt Nam.

Trong đó, dự án đường kết nối cảng Cát Lái đến Vành đai 2 có tổng mức đầu tư gần 430 tỷ đồng từ ngân sách, 80 tỷ đồng do doanh nghiệp đóng góp (vì được hưởng lợi trực tiếp). Hiện, dự án đã thực hiện xong bước khảo sát, thiết kế bản vẽ thi công, chỉ còn chờ phê duyệt và bố trí vốn đầu tư.

Hai dự án khác vừa được Phó chủ tịch UBND TP HCM Võ Văn Hoan đồng ý cho nghiên cứu thực hiện là: công trình mở rộng đường Nguyễn Thị Định (đoạn từ nút giao Mỹ Thủy đến phà Cát Lái dài gần 2 km); đường mới nối cảng Cát Lái - Phú Hữu và mở rộng đường Nguyễn Duy Trinh (đoạn từ Vành đai 2 đến đường ra vào cảng Phú Hữu).

Các tuyến đường ra vào cảng Cát Lái thường xuyên ùn tắc do lượng phương tiện quá đông. Ảnh: Google maps.

Các tuyến đường ra vào cảng Cát Lái thường xuyên ùn tắc do lượng phương tiện quá đông. Ảnh: Google maps.

Trước đó, dự án mở rộng đường Nguyễn Thị Định đã được HĐND thành phố thông qua từ năm 2016 với tổng mức đầu tư hơn 1.400 tỷ đồng từ ngân sách, riêng tiền giải phóng mặt bằng là hơn 850 tỷ đồng. Các đơn vị liên quan đang hoàn thiện phương án cụ thể, dự kiến trình lãnh đạo thành phố phê duyệt trước tháng 10.

Còn dự án xây dựng đường nối liên cảng Cát Lái - Phú Hữu, thành phố giao các sở ngành làm việc với từng doanh nghiệp, cá nhân hưởng lợi trực tiếp từ dự án để đề nghị đóng góp toàn bộ kinh phí đầu tư. Sau đó, thành phố sẽ xin ý kiến Thường trực Thành ủy TP HCM và đề xuất hình thức đầu tư phù hợp.

Đường ra vào cảng Cát Lái thường xuyên kẹt xe nghiêm trọng. Ảnh: Minh Tân.

Đường ra vào cảng Cát Lái thường xuyên kẹt xe nghiêm trọng. Ảnh: Minh Tân.

Với hàng chục nghìn lượt xe tải, container ra vào mỗi ngày, cảng Cát Lái và sân bay Tân Sơn Nhất là 2 khu vực kẹt xe nghiêm trọng nhất TP HCM. Vì vậy, chính quyền thành phố xác định phải tập trung kéo giảm tình trạng này bằng nhiều biện pháp công trình và phi công trình.

Giữa năm ngoái, nút giao Mỹ Thủy (3 tầng) ngay đường vào cảng Cát Lái đã được khánh thành với tổng mức đầu tư giai đoạn 1 hơn 840 tỷ đồng từ ngân sách.

Theo VnExpress

Chi phí rẻ, môi trường đầu tư dễ hòa nhập cùng tác động của thương chiến Mỹ - Trung đang mở ra cơ hội mới cho bất động sản công nghiệp Việt Nam.

Savills Việt Nam vừa công bố báo cáo chuyên đề Bất động sản công nghiệp những tháng đầu năm 2019 và đưa ra đánh giá tích cực cho chu kỳ phát triển mới đầy tiềm năng của thị trường này. Báo cáo cũng nêu 7 lý do giải mã vì sao bất động sản công nghiệp Việt Nam đang bước vào thời hoàng kim và trở thành thỏi nam châm thu hút sự quan tâm của giới đầu tư trong vòng 6-12 tháng qua.

Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung

Với 25% thuế quan xuất khẩu áp trên tổng giá trị xuất khẩu 250 tỷ USD của Trung Quốc và vẫn có khả năng tăng thêm 10% trên tổng giá trị xuất khẩu hàng hoá 300 tỷ USD, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung đang có tác động tích cực đến cơ hội của bất động sản công nghiệp Việt Nam. Bởi lẽ cuộc thương chiến này hướng các công ty đa dạng hoá quy trình sản xuất và chuyển dời nhà máy sang một bến đỗ mới ít rủi ro và nhiều cơ hội hơn và Việt Nam đang nằm trong tầm ngắm này.

Chi phí thấp

Lương của lao động ngành sản xuất năm 2018 tại Việt Nam ghi nhận 237 USD một tháng, còn ở mức cực kỳ khiêm tốn so với Thái Lan (412 USD một tháng), Trung Quốc (866 một tháng) và Malaysia (924 một tháng). Chi phí nhà xưởng tại Việt Nam cũng được xếp hạng "vừa túi tiền" khi kinh phí xây dựng nhà xưởng trung bình năm 2018 tại Việt Nam đang thấp hơn Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia. Chi phí thấp trở thành một yếu tố đáng để cân nhắc cho các nhà sản xuất có ý định dịch chuyển sang một thị trường mới.

Khu công nghiệp Tân Phú Trung. Ảnh: Hepza.gov.vn

Khu công nghiệp Tân Phú Trung. Ảnh: Hepza.gov.vn

Cú hích từ các hiệp định thương mại

Các hiệp định thương mại tự do mới đã mang lại ảnh hưởng tích cực đến thị trường công nghiệp Việt Nam. Hiệp định cải cách toàn diện cho hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức thiết lập vào tháng 1/2019, trong khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) đã được ký kết vào tháng 6/2019. Hiệp định mang tính lịch sử này sẽ xoá bỏ 99% thuế hải quan và tăng thu hút vào lĩnh vực bất động sản công nghiệp.

Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện (RCEP) được kỳ vọng sẽ hoàn tất cuối năm nay. Hiệp định thiết lập nhằm mục đích thắt chặt hợp tác kinh tế giữa các nước thành viên khối ASEAN và 6 quốc gia trong khu vực Châu Á- Thái Bình Dương đang ký kết hiệp định thương mại tự do.

Bằng việc áp dụng sản xuất bằng công nghệ và tăng đội ngũ lao động được huấn luyện, chính phủ Việt Nam đang nỗ lực giảm thiểu việc thiếu hụt nguồn nhân lực và chi phí tăng để chuyển đổi sang môi trường kinh doanh minh bạch hơn.

Tăng trưởng GDP nhanh nhất ASEAN

Tăng trưởng GDP, 2019 Việt Nam duy trì nền kinh tế phát triển nhanh nhất Đông Nam Á trong 2019 đạt 6,8% cao hơn Philippines (6,2%), Indonesia (5,8%), Malaysia (4,5%), Thái Lan (3,5%), Singapore (2,4%).

Là nền kinh tế dễ hòa nhập

Theo khảo sát và thống kê của Ngân hàng Thế giới, chỉ số hoạt động kinh doanh tại Việt Nam năm 2018 đứng thứ 69 trong 190 nền kinh tế dễ hoạt động kinh doanh. Điều đó cho thấy thị trường này dễ hòa nhập và không quá kén chọn, khó tính đối với khối ngoại.

Chỉ số thu mua lý tưởng

Chỉ số PMI (chỉ số quản lý thu mua) của Việt Nam trong tháng 6/2019 tăng lên 52,5, cao nhất trong quý I/2019 và đạt trên mức 50 điểm. Theo Focus-Economics, chỉ số của quý 2/2019 cao hơn quý I/2019, cho thấy phân khúc sản xuất tăng trưởng mạnh mẽ mặc dù căng thẳng thương mại Mỹ - Trung gia tăng.  Đà tăng trưởng này dựa trên lượng đặt hàng mới, khôi phục tỷ lệ lao động, sản phẩm mới và gia tăng lượng khách hàng.

Nhập khẩu của Việt Nam vào thị trường Mỹ cũng tích cực. Trong ba tháng đầu năm (quý I/2019) nhập khẩu từ Việt Nam vào Mỹ lên đến 40,2%. Mỹ tiếp tục trở thành thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam: hàng may mặc đạt 4,42 tỷ USD, tăng 9,1% theo năm; giày dép đạt 2 tỷ USD, tăng 13,5%; máy móc thiết bị và phụ tùng đạt 1,3 tỷ USD, tăng 54%; gỗ và cao su đạt 1,42 tỷ USD, tăng 34,7%.

Tăng trưởng sản xuất công nghiệp ấn tượng

Tăng trưởng sản xuất công nghiệp (IIP) của Việt Nam trong quý I/2019 tăng 9,1% theo năm. Ngành sản xuất và chế biến tăng 11,2% đang thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cả nước. Theo Tổng cục thống kê (GSO), các sản phẩm công nghiệp chính bao gồm khai thác sắt và thép thô (60%), dầu mỏ (58%), sơn (15%), thức ăn thuỷ sản (14%) và điện tử viễn thông (14%).

Trong khi đó, tăng trưởng sản xuất công nghiệp tại Việt Nam tính đến tháng 7/2019 đạt 9,6%, cao hơn Indonesia (2,6%), Malaysia (3,9%), Trung Quốc (6,3%) và Thái Lan (đang giảm 5,5%).

Theo VnExpress

Hãng hàng không quốc gia Việt Nam - Vietnam Airlines vừa chính thức được Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Mỹ cấp giấy phép vận chuyển hành khách, hàng hóa, thư từ giữa Việt Nam và Mỹ.

 Vietnam Airlines được cấp phép bay thẳng sang Mỹ

Hãng hàng không quốc gia Việt Nam Vietnam Airlines hiện là hãng hàng không nội địa lớn nhất Việt Nam. Nguồn: internet

Theo đó, Vietnam Airlines được phép thực hiện các chuyến bay giữa Hà Nội, TP HCM tới một số điểm đến của Mỹ thông qua các điểm trung chuyển tại Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản.

Bên cạnh đó, Vietnam Airlines được vận hành các chuyến bay đến Los Angeles, San Francisco, New York, Seattle và Dallas-Fort Worth. Hãng cũng có thể tiếp tục thực hiện các lộ trình đến các thành phố Vancouver, Montreal và Toronto của Canada.

Như vậy, Vietnam Airlines là hãng hàng không đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam được Bộ GTVT Mỹ cấp giấy phép quan trọng này.

Theo Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Võ Huy Cường cho biết, việc Bộ GTVT cấp phép cho Vietnam Airlines vận chuyển hành khách, hàng hóa, thư từ giữa Việt Nam và Mỹ được coi là một động thái quan trọng của phía Mỹ sau khi Cục Hàng không VN được Cục Hàng không liên bang Mỹ (FAA) trao chứng nhận đạt năng lực giám sát an toàn hàng không mức 1 (CAT 1).

Đây cũng là một bước quan trọng để chuẩn bị cho kế hoạch bay thẳng đến Mỹ sau này của Vietnam Airlines.

Trước đó, tại đại hội cổ đông thường niên năm 2019 của Vietnam Airlines, Tổng giám đốc hãng này, ông Dương Trí Thành cho biết ngay từ 2008, khi đặt máy bay Boeing 787, Vietnam Airlines đã đặt kế hoạch bay thẳng đến Mỹ.

Theo Tạp Chí Tài Chính 

Đối tác chiến lược