Tin tức

Nguyễn Ngọc Thảo

Nguyễn Ngọc Thảo

Không chỉ nhanh hơn, Wi-Fi 6 còn tin cậy và có phạm vi phủ sóng rộng hơn thế hệ hiện tại.

Liên minh Wi-Fi Alliance ngày 16/9 đã chính thức cấp chứng nhận Wi-Fi CERTIFIED 6 cho các nhà sản xuất. Người dùng sắp được trải nghiệm công nghệ Wi-Fi mới nhất và có tốc độ nhanh nhất từ trước tới nay.

Được giới thiệu tháng 10 năm ngoái, Wi-Fi 6 (còn có tên 802.11ax) hứa hẹn tốc độ nhanh hơn 37% so với chuẩn 802.11ac hiện tại. Băng tần cũng được đẩy lên cao hơn với độ trễ thấp hơn, tốc độ truyền dữ liệu cao hơn, hỗ trợ giao thức MU-MIMO (đa người dùng, đa đầu vào, đa đầu ra) cho tốc độ tải về cao hơn trên nhiều thiết bị cùng lúc.

Thế hệ Wi-Fi mới chính thức ra mắt

Wi-Fi 6 cho người dùng trải nghiệm tốc độ cao

Wi-Fi CERTIFIED 6 cũng đồng thời hỗ trợ bảo mật Wi-Fi mới nhất WPA3, hỗ trợ OFDMA tăng hiệu quả mạng lưới cho độ trễ thấp cả với tải về (download) và tải lên (upload), hỗ trợ TWT giúp cải thiện đáng kể thời lượng pin của thiết bị Wi-Fi.

Các sản phẩm đầu tiên được chứng nhận đạt chuẩn Wi-Fi CERTIFIED 6 gồm chipset Broadcom BCM4375, BCM43698, và BCM43684, Cypress CYW 89650 Auto-Grade Wi-Fi 6 Certified, Intel Wi-Fi 6 (Gig+) AX200 cho PC, Intel Home Wi-Fi Chipset WAV600 Series cho router và gateway, Marvell 88W9064 (4x4) Wi-Fi 6 Dual-Band STA, Marvell 88W9064 (4x4) + 88W9068 (8x8) Wi-Fi 6 Concurrent Dual-Band AP, Qualcomm Networking Pro 1200 Platform, Qualcomm FastConnect 6800 Wi-Fi 6 Mobile Connectivity Subsystem, và Ruckus R750 Wi-Fi 6 Access Point.

Theo VnExpress

Ngành công nghiệp nhựa - cao su trong nước và xuất khẩu được đánh giá còn nhiều tiềm năng phát triển để các doanh nghiệp tiếp tục đầu tư khai thác thị trường. Đây là lý do mà các nhà sản xuất thiết bị, máy móc thế giới phục vụ cho hai ngành này ngày càng tìm đến Việt Nam.

Còn nhiều dư địa thị trường để phát triển

Theo các chuyên gia và doanh nghiệp nhựa, việc Việt Nam ký kết các giệp định thương mại tự do (FTA) đã mang đến nhiều cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm từ nhựa. Các đối tác đang chuyển dần đơn hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam để tận dụng chi phí sản xuất rẻ và thuế xuất khẩu được hưởng nhiều ưu đãi. Đồng thời, nhu cầu nhập khẩu sản phẩm nhựa tại thị trường các nước châu Âu (EU), Nhật Bản vẫn ở mức cao, trong khi đó, khách hàng tại các quốc gia này ngày càng ưa thích sản phẩm nhựa Việt Nam.

Đáng chú ý, cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung ngày càng leo thang khiến cho nhiều doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm từ nhựa của Trung Quốc ngày càng tìm đến các nước trong khu vực Đông Nam Á để đầu tư nhằm tránh Mỹ đánh thuế cao nhóm mặt hàng này nhập từ Trung Quốc, trong đó Việt Nam được xem là một trong những điểm đến được chú ý.

Do đó, giới kinh doanh dự báo sắp tới, khả năng sẽ có nhiều đơn hàng sản xuất mặt hàng này ở Trung Quốc chuyển sang Việt Nam thực hiện, đòi hỏi doanh nghiệp trong nước phải chuẩn bị để nắm bắt cơ hội này.

Nhiều công ty đa quốc gia sẽ phải đi gia công các sản phẩm để cung cấp cho các hệ thống bán lẻ của họ.

Theo Hiệp hội Nhựa Việt Nam (VPA), nhựa là ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam với mức tăng trưởng hàng năm hai con số. Và thị trường xuất khẩu được đánh giá còn nhiều tiềm năng và có nhiều cơ hội cho doanh nghiệp trong nước. Do đó để cạnh tranh tốt hơn, các nhà sản xuất phải tính đến chuyện đầu tư máy móc, thiết bị mới, đặc biệt là những công nghệ sản xuất tiết kiệm điện, bảo vệ môi trường…

Tương tự, ngành cao su Việt Nam cũng phát triển theo hướng bền vững và xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới. Năm 2018, cao su thiên nhiên là mặt hàng nông sản lớn thứ 5 về giá trị xuất khẩu của Việt Nam, sau gạo, cà phê, hạt điều, trái cây và rau quả.

Đáng chú ý, theo ông Võ Hoàng An, Phó chủ tịch Hiệp hội Cao su Việt Nam, dù thị trường năm 2018 rất khó khăn và giá cao su trên thị trường thế giới rất thấp nhưng tổng lượng xuất khẩu cao su thiên nhiên của Việt Nam vẫn đạt 1,56 triệu tấn với trị giá 2,1 tỷ USD.

Các sản phẩm cao su của Việt Nam như lốp xe, linh kiện và cao su kỹ thuật, đế giày, găng tay và các sản phẩm may mặc bằng cao su, săm xe, tấm cao su, chỉ thun có bọc vật liệu dệt, băng tải, nệm gối, dụng cụ thể thao cao su, sản phẩm y tế… được xuất khẩu qua các thị trường chính là Hoa Kỳ, Malaysia, Bỉ, Đức, Brazil, Nhật Bản, Thái Lan… cho thấy triển vọng và tiềm năng rất lớn của ngành cao su Việt Nam trong những năm sắp đến.

Theo VnEconomy

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ vui mừng khi Chính phủ Séc rất quan tâm thúc đẩy mở đường bay trực tiếp giữa Prague và Hà Nội; đồng thời mong muốn Cộng hòa Séc tạo điều kiện thuận lợi về cấp visa để công dân Việt Nam sang Cộng hòa Séc du lịch, học tập và hợp tác làm ăn.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (chính giữa), Phó Thủ tướng,

Bộ trưởng Nội vụ CH Séc Jan Hamacek (thứ 6 từ bên trái sang) và đại diện Tập đoàn FLC trong sự kiện.

Hai bên Chính phủ ủng hộ mở đường bay thẳng

Theo thông tin từ báo Chính phủ, chiều 1/10, tại Trụ sở Chính phủ, đã diễn ra cuộc gặp gỡ, trao đổi giữa Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Nội vụ Cộng hòa Séc Jan Hamacek. Trong khuôn khổ buổi gặp mặt, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ vui mừng khi Cộng hòa Séc rất quan tâm thúc đẩy mở đường bay trực tiếp giữa Prague và Hà Nội; đồng thời mong muốn Cộng hòa Séc tạo điều kiện thuận lợi về cấp visa để công dân Việt Nam sang Cộng hòa Séc du lịch, học tập và hợp tác làm ăn.

Nhất trí với các ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó thủ tướng Cộng hòa Séc khẳng định việc mở đường bay thẳng được Cộng hòa Séc hết sức ủng hộ và bày tỏ hy vọng việc tạo thuận lợi cấp visa cho công dân Việt Nam sẽ được thúc đẩy trong thời gian tới. Ông cũng chia sẻ thêm, hai nước cần hợp tác chặt chẽ để bảo đảm an toàn, an ninh khi mở đường bay trực tiếp hai nước.

Trong khuôn khổ cuộc họp mặt, hai nhà lãnh đạo cũng khẳng định sự ủng hộ của Chính phủ hai nước đối với việc mở đường bay kết nối trực tiếp Việt Nam và Cộng hòa Séc, góp phần làm sâu sắc quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam và Châu Âu nói chung và quan hệ kinh tế thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Cộng hòa Séc nói riêng, trong bối cảnh hai nước sẽ kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 2020.

Tại sự kiện, đoàn cũng có buổi làm việc với Hãng hàng không Bamboo Airways (thuộc Tập đoàn FLC) về những vấn đề liên quan bảo đảm an ninh khi đường bay thẳng hai nước mở ra. Chính phủ Cộng hòa Séc hoan nghênh và ủng hộ hết sức việc mở đường bay này, góp phần thúc đẩy giao lưu thương mại, văn hoá hai nước.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, kim ngạch thương mại song phương còn khiêm tốn so tiềm năng, trong khi dư địa phát triển còn nhiều. Việt Nam có nhiều sản phẩm thế mạnh mà Cộng hòa Séc có nhu cầu. Việt Nam là nước đang phát triển mạnh, dân số đông, là đối tác đầy tiềm năng đối với các nước nói chung và Cộng hòa Séc nói riêng. Thủ tướng khẳng định, ngoài các lĩnh vực truyền thống, Việt Nam muốn hợp tác với Cộng hòa Séc trong nhiều lĩnh vực như đào tạo nguồn nhân lực, an ninh mạng, đấu tranh phòng, chống tội phạm…

Trước mắt, Thủ tướng mong hai bên cần tập trung để sớm mở đường bay trực tiếp hai nước.

Sẽ mở đường bay thẳng Việt Nam - Séc vào quý 1/2020

Vào ngày 1/10, đại diện Hãng hàng không Bamboo Airways cho biết, ngay trong quý 1/2020, Hãng sẽ triển khai khai thác đường bay thẳng Hà Nội - Prague với tần suất 3 chuyến khứ hồi/tuần. Đây là tiền đề quan trọng để Hãng tiếp tục quá trình kết nối các thành phố trọng điểm của Việt Nam và Cộng hòa Séc, với kỳ vọng đáp ứng nhu cầu giao thương, di chuyển của người dân hai nước, qua đó thúc đẩy quá trình hợp tác song phương toàn diện.

Thực tế, theo số liệu thống kê cho thấy, hiện nay có khoảng 70.000 người Việt đang sinh sống và làm việc tại Séc, được công nhận là cộng đồng thiểu số tại đây. Ngoài ra, quốc gia này còn là cầu nối giữa Ba Lan, Áo, Slovakia và Đức, tạo nên một bộ phận lớn hành khách có nhu cầu giao thương, di chuyển giữa hai nước.

Tuy nhiên, hiện tại, hành khách muốn bay từ Việt Nam đến Séc và ngược lại chưa thể bay thẳng mà phải bắt những chuyến bay nối chuyến kéo dài từ 14 đến 19 tiếng, quá cảnh ít nhất tại một thành phố thuộc châu Âu dẫn tới việc di chuyển khá khó khăn.

Sau khi đường bay thẳng Hà Nội - Prague được Bamboo Airways khai trương và đưa vào khai thác, thời gian bay từ Việt Nam đến Séc dự kiến sẽ được rút ngắn xuống còn 12 tiếng, sẽ giúp hành khách tiết kiệm chi phí, thời gian và có nhiều lựa chọn linh hoạt hơn trong việc lên kế hoạch đi lại.

Bamboo Airways cho biết, Cộng hòa Séc nói riêng và các nước châu Âu nói chung là thị trường trọng điểm mà Hãng hàng không đang đẩy mạnh kế hoạch khai thác. Với những chiến lược độc đáo, bao gồm kế hoạch xây dựng các gói du lịch nghỉ dưỡng cho toàn châu Âu, Hãng kỳ vọng đến năm 2021 - 2025, đường bay của Bamboo Airways sẽ phủ kín toàn bộ các trung tâm chính trị và du lịch nổi tiếng tại châu lục này bằng dòng máy bay thân rộng hiện đại.

Hãng cho biết thêm, Bamboo Airways sẽ sử dụng dòng máy bay Boeing 787-9 Dreamliner để khai thác đường bay này.

Trước đó, vào tháng 4/2019, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Séc của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn đại biểu cấp cao, Hãng hàng không Bamboo Airways và Cảng hàng không quốc tế Praha đã tiến hành lễ ký kết và trao đổi Biên bản ghi nhớ (MoU) hợp tác giữa hai bên trước sự chứng kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Cộng hòa Séc Andrej Babiš.

Theo Biên bản ghi nhớ được ký kết, Cảng hàng không quốc tế Praha sẽ áp dụng nhiều ưu đãi cho Bamboo Airways trong việc cấp phép khung giờ khai thác, tìm hiểu, nghiên cứu và xúc tiến thị trường. Trong đó, phía cảng hàng không sẽ hỗ trợ chi phí cất/hạ cánh, phí dịch vụ hành khách trong những năm đầu đi vào khai thác.

Theo VnEconomy

57,1% người tham gia khảo sát cho biết họ muốn đầu tư vào bất động sản tại Việt Nam, trong khi đó tại Singapore con số này chỉ đạt 32,1%.

Ngày 29/09, tờ Korea Times dẫn Báo cáo của Viện nghiên cứu KB Financial Group  cho biết, thị trường bất động sản Việt Nam đang thu hút sự chú ý từ các nhà đầu tư giàu có ở Hàn Quốc trong bối cảnh  các nhà đầu tư giàu có ở nước này ngày càng quan tâm đến việc đầu tư ra nước ngoài.

Theo đó, kết quả khảo sát trên 400 người Hàn Quốc sở hữu tài sản trị giá hơn 1 tỷ won (831.000 USD) cho thấy, hơn 50% trả lời rằng họ quan tâm đến đầu tư bất động sản ở nước ngoài.

Cụ thể, trong số 400 người được hỏi, 60% người có tổng tài sản dưới 5 tỷ won, 40% còn lại là những người có tổng tài sản trên 5 tỷ won. Trong đó, 59% số người có tổng tài sản trị giá dưới 5 tỷ won cho biết họ quan tâm đến đầu tư bất động sản ở nước ngoài.  Trong khi đó, với những người có tổng tài sản trị giá hơn 5 tỷ won, con số này là 53,9%.

Thị trường bất động sản được quan tâm nhiều nhất là Việt Nam với 57,1% người tham gia cho biết họ muốn đầu tư vào đây.

Ở vị trí thứ 2 là Singapore với 32,1%, tiếp theo đó là Trung Quốc và Malaysia với tỷ lệ lần lượt là 30,7% và 26,4%.

Bên cạnh đó, với những người có tổng tài sản trên 5 tỷ won cũng cho biết họ cũng quan tâm tới bất động sản ở châu Âu và Mỹ.

Bất động sản Việt Nam

Thị trường bất động sản Việt Nam được giới đầu tư Hàn Quốc quan tâm nhiều nhất. Ảnh: www.koreatimes.co.kr

Nhóm chuyên gia cho rằng họ có sự ưu tiên đối với các khu vực phát triển liên quan đến việc đa dạng hóa danh mục đầu tư của giới siêu giàu, những người có đủ khả năng để đầu tư vào các tài sản có giá trị cao hơn.

Theo khảo sát, người giàu Hàn Quốc thích đầu tư gián tiếp vào bất động sản ở nước ngoài hơn đầu tư trực tiếp.

Viện nghiên cứu KB Financial Group cho biết, các nhà đầu tư này có khuynh hướng đầu tư thông qua các quỹ hoặc quỹ tín thác bất động sản (REITs), vì thiếu thông tin và phân tích chuyên sâu.

Trong khi đó, báo cáo của KB Financial Group cũng cho thấy những người giàu ở Hàn Quốc sẽ vẫn thận trọng về việc mở rộng đầu tư vào năm 2019. Nguyên nhân là do, “giới nhà giàu đang trì hoãn các khoản đầu tư của họ, do suy thoái kinh tế sau chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc và các quy định về thị trường nhà ở trong nước”, báo cáo trích dẫn nhận định của Viện nghiên cứu KB Financial Group.

Tính đến cuối năm 2018, Hàn Quốc có 310.000 người có tài sản trị giá 1 tỷ won, tăng 4,4% so với năm 2017. Đây là mức tăng thấp nhất trong 5 năm qua tại quốc gia này. Nguyên nhân là do chỉ số chứng khoán KOSPI của Hàn Quốc đã giảm mạnh trong năm 2018, ảnh hưởng lớn đến tài sản của các nhà đầu tư.

Theo Nhịp Cầu Đầu Tư

Samsung chuẩn bị đóng cửa nhà máy sản xuất điện thoại thông minh cuối cùng của mình tại Trung Quốc, ở thành phố Huệ Châu, vào tháng 9/2019.

Nhà sản xuất điện thoại lớn nhất thế giới Samsung chuẩn bị đóng cửa nhà máy sản xuất điện thoại thông minh cuối cùng của mình tại Trung Quốc, nhà máy Huệ Châu, vào tháng 9/2019. Đồng thời đẩy mạnh sản xuất tại cơ sở mới ở Ấn Độ và Việt Nam.

Nhà máy Huệ Châu là nhà máy sản xuất điện thoại thông minh duy nhất của Samsung tại Trung Quốc, sau khi gã khổng lồ Hàn Quốc đóng cửa nhà máy ở Thiên Tân vào cuối năm 2018.

Samsung đã quyết định ngừng vận hành nhà máy Huệ Châu trong tháng 9/2019. Việc ngừng hoạt động đã được dự đoán từ khi Samsung bắt đầu cắt giảm lực lượng lao động tại nhà máy vào đầu tháng 6, cùng với chương trình nghỉ hưu tự nguyện cho nhân viên.

Nhà máy Huệ Châu sản xuất điện thoại thông minh chủ yếu cho thị trường Trung Quốc. Năm 2017, sản lượng sản xuất tại nhà máy Huệ Châu là 60 triệu chiếc, chiếm 20% ​​tổng sản lượng điện thoại thông minh của Samsung.

Đối mặt với chi phí lao động ngày càng tăng và cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước, thị phần smartphone của Samsung tại Trung Quốc đã giảm từ khoảng 20% ​​trong năm 2013 xuống còn 0,8% vào năm 2018.

 Thay vì sản xuất tại Trung Quốc, Samsung đã mở cơ sở sản xuất điện thoại di động lớn nhất thế giới ở vùng ngoại ô thủ đô New Delhi của Ấn Độ vào năm ngoái. Ảnh: SCMP

Thay vì sản xuất tại Trung Quốc, Samsung đã mở cơ sở sản xuất điện thoại di động lớn nhất thế giới

ở vùng ngoại ô thủ đô New Delhi của Ấn Độ vào năm ngoái. Ảnh: SCMP

Trong quý đầu tiên của năm 2019, xuất khẩu điện thoại thông minh Samsung từ Huệ Châu đã giảm 20,1% so với cùng kỳ năm ngoái, theo dữ liệu hải quan Trung Quốc.

Samsung đã chuyển cơ sở sản xuất điện thoại thông minh của mình sang Việt Nam và Ấn Độ. Tháng 7/2018, Samsung đã xây dựng một nhà máy mới tại Noida, miền Bắc Ấn Độ. Nhà máy này có khả năng sản xuất 120 triệu điện thoại thông minh mỗi năm.

Tại Việt Nam, Samsung đang có kế hoạch xây dựng cơ sở nghiên cứu và phát triển. Một trung tâm nghiên cứu, đang được xây dựng tại Hà Nội để hoàn thành vào năm 2022, sẽ được sử dụng để phát triển điện thoại thông minh thế hệ tiếp theo.

Theo Nhịp Cầu Đầu Tư

Với kinh phí 22,1 triệu USD và thực hiện trong 5 năm, dự án USAID LinkSME sẽ giúp cải thiện hệ sinh thái kết nối chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV).

Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) cùng Văn phòng Chính phủ và Bộ Kế hoạch và Đầu tư sáng 24/9 đã khởi động Dự án “Thúc đẩy cải cách và nâng cao năng lực kết nối của doanh nghiệp nhỏ và vừa” do USAID tài trợ (USAID LinkSME).

Hiện dự án đang hỗ trợ ngành điện tử và kim khí và kế hoạch sẽ mở rộng sang các ngành khác.

Mỹ tài trợ 22 triệu USD thúc đẩy năng lực kết nối cho doanh nghiệp Việt

Lễ cắt băng khởi động dự án.

Các DNNVV khi tham gia sẽ được kết nối với các doanh nghiệp đầu chuỗi quan tâm tìm kiếm chuỗi cung ứng trong nước và tăng hàm lượng nội địa hóa sản phẩm cùng với việc tiếp cận với các quy trình, thủ tục đấu thầu mua sắm của doanh nghiệp đầu chuỗi.

Bên cạnh đó, đây cũng là cơ hội cho doanh nghiệp nhận được hỗ trợ về kỹ thuật nhằm năng cao năng lực. 

Ngoài cải thiện hệ sinh thái kết nỗi chuỗi cung ứng cho DNNVV, dự án còn nâng cao năng lực cho các hiệp hội doanh nghiệp trong việc hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp này.

Việc kết nối các DNNVV với những doanh nghiệp hàng đầu sẽ thúc đẩy tầm nhìn về tăng cường khả năng cạnh tranh kinh tế khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và hỗ trợ mục tiêu của USAID Việt Nam là giúp mở rộng tăng trưởng bao trùm, theo định hướng thị trường và do khu vực tư nhân dẫn dắt.

Theo đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Daniel J. Kritenbrink, dự án LinkSME sẽ giúp DNNVV tại Việt Nam kết nối vào chuỗi cung ứng quốc tế, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, xây dựng hệ sinh thái doanh nghiệp, tạo việc làm cho cộng đồng, cải thiện đời sống và khích lệ tinh thần đổi mới kinh doanh.

Phát biểu tại lễ khởi động, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng nhấn mạnh dự án LinkSME gắn kết quá trình cải cách và cải thiện môi trường kinh doanh tổng thể với quá trình nghiên cứu, cải cách theo ngành cũng như gắn kết những chỉ đạo cải cách từ Chính phủ với những nỗ lực thay đổi từ dưới lên, từ bản thân doanh nghiệp.

Dự án góp phần tạo ra những thay đổi mang tính hệ thống của môi trường kinh doanh thông qua các hoạt động cải cách thể chế, đơn giản hoá quy định, thủ tục hành chính, cắt giảm chi phí tuân thủ để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Mỹ tài trợ 22 triệu USD thúc đẩy năng lực kết nối cho doanh nghiệp Việt 1

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng phát biểu tại lễ khởi động.

Bên cạnh đó, LinkSME đồng thời tạo ra các thay đổi cơ bản về khả năng hội nhập, kết nối với khu vực và quốc tế cũng như với chuỗi giá trị toàn cầu của các DNNVV.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đánh giá:“Việc hỗ trợ phát triển các DNNVV của Việt Nam theo dự án LinkSME sẽ có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển bền vững và khả năng thoát khỏi bẫy các nước có thu nhập trung bình của Việt Nam trong những thập niên tới”.

Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, hiện cả nước có hơn 730.000 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó hơn 97% có quy mô nhỏ và vừa.

Cùng với sự bùng nổ về số lượng, các DNNVV đã góp phần quan trọng cho tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững của quốc gia thông qua tạo việc làm, nâng cao đời sống người lao động, góp phần quan trọng giảm khoảng cách giàu nghèo, phát triển các cơ hội đầu tư vào các thị trường ngách.

Những doanh nghiệp này cũng là mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị để nâng cao khả năng cạnh tranh cho các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam, hình thành nên những cụm liên kết ngành điện tử, dệt may, thủy sản.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng do quy mô nhỏ bé nên DNNVV Việt Nam chưa có khả năng tích tụ và tập trung vốn để đầu tư, đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất.

Đa số doanh nghiệp có trình độ quản lý thấp, nguồn nhân lực nhỏ bé cả về lượng và chất. Đặc biệt, mối liên kết của các DNNVV cũng như giữa doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp lớn còn nhiều hạn chế.

Hiện chỉ có khoảng 21% doanh nghiệp Việt Nam là một phần trong chuỗi giá trị toàn cầu, thấp hơn tỷ lệ của Thái Lan (30%) hay Malaysia (46%). 

Theo The Leader

Nền kinh tế Việt Nam được dự báo tăng trưởng 6,8% và 6,7% với mức lạm phát 3,0% và 3,5% tương ứng trong năm 2019 và 2020, theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).

Giám đốc quốc gia ADB Việt Nam Eric Sidgwick trả lời tại họp báo cập nhật tình hình phát triển kinh tế khu vực châu Á và Việt Nam, cho biết nền kinh tế 9 tháng đầu 2019 có 2 điểm sáng.

Thứ nhất là tiêu dùng nội địa. “Điều này đã xuất hiện vài năm và đặc biệt có vai trò ngày càng mạnh hơn trong thời gian gần đây”, ông đánh giá.

Thứ hai là xuất khẩu của các công ty trong nước.

Theo ông Eric Sidgwick, nền kinh tế Việt Nam đang có sự chuyển biến về cơ cấu rất mạnh, từ phụ thuộc vào nước ngoài sang phụ thuộc vào thị trường trong nước, từ chỗ phụ thuộc doanh nghiệp FDI sang vai trò lớn hơn của doanh nghiệp nội địa.

Trong báo cáo “Cập nhật triển vọng phát triển châu Á (ADO) 2019”, ADB đánh giá tiêu dùng nội địa tiếp tục cho thấy triển vọng tích cực. Tiêu dùng cá nhân sẽ tiếp tục tăng nhờ lạm phát thấp, nhiều công ăn việc làm, kinh tế tăng trưởng cao mặc dù tốc độ tăng trưởng giảm nhẹ.

Những nỗ lực không ngừng của chính phủ nhằm cải thiện môi trường kinh doanh cùng với xếp hạng tín nhiệm quốc gia gần đây được cải thiện sẽ kích thích đầu tư tư nhân.

ADB: 2 điểm sáng của kinh tế Việt Nam 9 tháng đầu nămĐại diện ADB tại buổi công bố báo cáo.

Việt Nam được dự báo duy trì tăng trưởng kinh tế mạnh trong năm 2019 và 2020 ở mức tương ứng là 6,8% và 6,7% sau khi đã bứt phá mạnh với tỉ lệ 7,1% trong năm ngoái.

ADB lưu ý rằng mặc dù tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) có chậm lại trong nửa đầu năm 2019 song Việt Nam vẫn duy trì mức tăng trưởng vững vàng trong năm nay và năm sau, bất chấp môi trường bên ngoài suy yếu.

Các dự báo lạm phát được điều chỉnh giảm từ 3,5% xuống còn 3,0% trong năm 2019 và từ 3,8% xuống còn 3,5% cho năm 2020.

Nếu xung đột thương mại Mỹ - Trung tiếp tục leo thang, nhiều doanh nghiệp sản xuất có thể cân nhắc Việt Nam như một cơ sở sản xuất thay thế, tạo thêm động lực mới cho luồng vốn đầu tư FDI.

Hiệp định thương mại tự do với Liên minh châu Âu (EVFTA) mới được ký kết cũng như Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) hứa hẹn sẽ tiếp tục mở cửa tiếp cận thị trường cho thương mại và đầu tư. Do đó, các dòng vốn FDI sẽ tiếp tục mạnh mẽ trong thời gian tới.

Xét theo ngành kinh tế, triển vọng các ngành công nghiệp và dịch vụ tiếp tục tích cực, song nông nghiệp sẽ bị chậm lại.

Dự báo thặng dư tài khoản vãng lai được điều chỉnh giảm xuống tương đương 2% GDP trong năm nay, và 1,8% GDP trong năm 2020.

Thu nhập từ xuất khẩu sẽ tăng chậm hơn so với dự báo trước đây, thêm nữa nhập khẩu cũng giảm tốc độ chậm hơn so với dự kiến do tiêu dùng nội địa và đầu tư vẫn ở mức cao, đặc biệt với khả năng một số doanh nghiệp sản xuất có thể di chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam.

Kiều hối có thể bị ảnh hưởng bởi suy giảm kinh tế toàn cầu, tiếp tục làm cho thặng dư tài khoản vãng lai giảm sút.

Rủi ro đối với những dự báo trên là đáng kể. Rủi ro lớn nhất từ bên ngoài sẽ là xung đột thương mại Mỹ - Trung tiếp tục gia tăng và thương mại toàn cầu tiếp tục sụt giảm.

Nếu như xung đột thương mại – chủ yếu thông qua việc tăng thuế quan – biến thành cạnh tranh phá giá đồng tiền thì nó sẽ mang lại nhiều hệ lụy lớn hơn đối với thị trường tài chính quốc tế và tạo ra các rủi ro mới đối với nền kinh tế Việt Nam.

Theo The Leader

Vốn thực hiện của dự án FDI đạt 14,2 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm 2019, tăng 7,3% so với cùng kỳ năm 2018.

Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và đầu tư, trong 9 tháng đầu năm 2019, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) đạt 26 tỷ USD, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2018.

Theo đó, có hơn 2.700 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, tăng 26% số dự án so với cùng kỳ năm 2018. Tổng vốn đăng ký cấp mới gần 11 tỷ USD, bằng 78% so với cùng kỳ năm 2018.

Về điều chỉnh vốn, có 1.037 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư, tăng 23% so với cùng kỳ năm 2018. Tổng vốn đăng ký điều chỉnh gần 4,8 tỷ USD, bằng 86% so với cùng kỳ năm 2018, chủ yếu ở các dự án nhỏ và không có dự án tăng vốn lớn như trong cùng kỳ năm 2018.

Đối với góp vốn, mua cổ phần, có 6.500 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư ngoại với tổng giá trị vốn góp 10,4 tỷ USD, tăng 82,3% so với cùng kỳ năm 2018 và chiếm 39,8% tổng vốn đăng ký.

Xét theo lĩnh vực đầu tư, nhà đầu tư ngoại đã rót vốn vào 19 ngành lĩnh vực, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều nhất.

Hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ hai. Thứ ba là lĩnh vực bán buôn, bán lẻ.

Nhà đầu tư ngoại rót 14,2 tỷ USD vào Việt Nam trong 3 quý đầu 2019

Theo đối tác đầu tư, 103 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án FDI tại Việt Nam, trong đó Hồng Kông đứng thứ nhất (trong đó có 3,85 tỷ USD mua cổ phần vào công ty TNHH Vietnam Beverage tại Hà Nội, chiếm 65%).

Hàn Quốc đứng thứ hai và Singapore đứng vị trí thứ ba. Nhật Bản vượt lên Trung Quốc và xếp vị trí thứ tư với tổng vốn đăng ký 3 tỷ USD.

Nhà đầu tư ngoại rót 14,2 tỷ USD vào Việt Nam trong 3 quý đầu 2019 1

Theo địa bàn đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 59 tỉnh thành phố, trong đó Hà Nội thu hút nhiều nhất, theo sau là TP.HCM, Bình Dương.

Nhà đầu tư ngoại rót 14,2 tỷ USD vào Việt Nam trong 3 quý đầu 2019 2

Xuất khẩu của khu vực ĐTNN, kể cả dầu thô đạt 134,73 tỷ USD, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2018 và chiếm 69,3% kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu không kể dầu thô đạt 133,21 tỷ USD, tăng 5,1% so với cùng kỳ năm 2018 và chiếm 68,6% kim ngạch xuất khẩu.

Nhập khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài đạt 109 tỷ USD, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2018 và chiếm 58% kim ngạch nhập khẩu.

Tính chung, khu vực đầu tư nước ngoài xuất siêu 25,3 tỷ USD kể cả dầu thô và xuất siêu 24 tỷ USD không kể dầu thô. 

Mặc dù khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 19,4 tỷ USD, nhưng suất siêu khu vực đầu tư nước ngoài đã bù đắp được nhập siêu của khu vực kinh tế trong nước. Vì vậy cả nước xuất siêu 5,87 tỷ USD trong 9 tháng năm 2019.

Một số dự án lớn trong 9 tháng năm 2019

Dự án góp vốn, mua cổ phần của Beerco Limited (Hồng Kông) vào công ty TNHH Vietnam Beverage, giá trị vốn góp là 3,85 tỷ USD với mục tiêu chính là sản xuất bia và mạch nha ủ men bia tại Hà Nội.

Dự án LG Display Hải Phòng điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 410 triệu USD.

Dự án chế tạo lốp xe Radian toàn thép ACTR (Trung Quốc), tổng vốn đầu tư đăng ký 280 triệu USD đầu tư tại Tây Ninh với mục tiêu sản xuất lốp xe toàn thép TBR.

Dự án Nhà máy chế tạo thiết bị điện tử, phương tiện thiết bị mạng và các sản phẩm âm thanh đa phương tiện, tổng vốn đầu tư đăng ký 260 triệu USD do Goertek (Hồng Kông) co., Limited đầu tư tại Bắc Ninh.

Dự án nhà máy điện mặt trời Hòa Hội tại Phú Yên, tổng vốn đầu tư đăng ký 216,7 triệu USD, do nhà đầu tư Thái Lan đầu tư tại Phú Yên với mục tiêu sản xuất điện mặt trời.

Dự án Công ty TNHH lốp Advance Việt Nam, tổng vốn đầu tư đăng ký 214,4 triệu USD do Guizhou Advance Type Investment co.,ltd (Trung Quốc) đầu tư với mục tiêu sản xuất, tiêu thụ lốp, cao su và các sản phẩm liên quan tại Tiền Giang.

Dự án Vinhtex, tổng vốn đầu tư đăng ký 200 triệu USD do Royal Pagoda Private Limited (Xinh-ga-po) đầu tư với mục tiêu sản xuất vải và nhuộm vải dệt kim tại Nghệ An.

Dự án Công ty TNHH điện tử Meiko Việt Nam (Hồng Kông) với mục tiêu thiết kế, lắp ráp và sản xuất linh kiện điện tử tại Hà Nội điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 200 triệu USD.

Theo The Leader

Khu vực công nghiệp và xây dựng tiếp tục đóng góp nhiều nhất vào mức tăng chung GDP của toàn nền kinh tế trong 3 quý đầu năm với hơn 52%.

Theo số liệu mới đây của Tổng cục thống kê, Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III/2019 ước tính tăng 7,31% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng 6,82% của quý I và 6,73% của quý II năm nay. 

Trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,53%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 10,05% và khu vực dịch vụ tăng 7,11%. 

Tăng trưởng của quý III năm nay tuy thấp hơn mức tăng 7,38% của quý III/2017 nhưng cao hơn mức tăng của quý III các năm 2012-2018. 

Trên góc độ sử dụng GDP quý III/2019, tiêu dùng cuối cùng tăng 7,46% so với cùng kỳ năm trước; tích lũy tài sản tăng 8,44%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 8,36%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 10,19%.

Tính chung 9 tháng năm 2019, GDP ước tăng 6,98% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng cao nhất của 9 tháng trong 9 năm trở lại đây.

GDP 3 quý đầu năm nay đạt 6,98%, mức cao nhất trong 9 năm qua

Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,02% (cùng kỳ năm 2018 tăng 3,7%), đóng góp 4,8% vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9,36%, đóng góp 52,6%; khu vực dịch vụ tăng 6,85%, đóng góp 42,6%.

Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản 9 tháng đạt mức tăng trưởng thấp do hạn hán, biến đổi khí hậu ảnh hưởng tới năng suất và sản lượng cây trồng, ngành chăn nuôi thiệt hại nặng nề bởi dịch tả lợn châu Phi, nông sản gặp khó khăn về thị trường tiêu thụ và giá xuất khẩu. 

Trong đó, ngành nông nghiệp tăng 0,74%, chỉ cao hơn mức tăng 0,02% của cùng kỳ năm 2016 trong giai đoạn 2012-2019, đóng góp 0,09 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. 

Điểm sáng của khu vực này là ngành thủy sản đạt kết quả khá với mức tăng 6,12%, đóng góp 0,21 điểm phần trăm; ngành lâm nghiệp tăng 3,98% nhưng chiếm tỷ trọng thấp nên chỉ đóng góp 0,03 điểm phần trăm.

Khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp 9 tháng duy trì mức tăng trưởng khá 9,56%, đóng góp 3,16 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. 

Công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục khẳng định là điểm sáng của khu vực này, là động lực chính của tăng trưởng toàn nền kinh tế với mức tăng cao 11,37%, đóng góp 2,42 điểm phần trăm. 

Ngành công nghiệp khai khoáng tăng 2,68%, đóng góp 0,17 điểm phần trăm. Ngành xây dựng 9 tháng duy trì mức tăng trưởng khá với tốc độ 8,33%, đóng góp 0,55 điểm phần trăm.

Khu vực dịch vụ 9 tháng năm nay tăng 6,85%, cao hơn mức tăng 6,75% của cùng kỳ năm 2018. 

Trong khu vực dịch vụ, đóng góp của một số ngành dịch vụ thị trường có tỷ trọng lớn vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm 9 tháng như sau: Bán buôn và bán lẻ tăng 8,31% so với cùng kỳ năm trước, là ngành có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khu vực dịch vụ, cũng là ngành trong khu vực dịch vụ có đóng góp lớn nhất vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế (0,89 điểm phần trăm);

Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 8,19%, đóng góp 0,48 điểm phần trăm; dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 6,15%, đóng góp 0,28 điểm phần trăm; ngành vận tải, kho bãi tăng 7,82%, đóng góp 0,26 điểm phần trăm.

Về cơ cấu nền kinh tế 9 tháng, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 13,2% GDP; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 33,98%; khu vực dịch vụ chiếm 42,74%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 10,08% (cơ cấu tương ứng của cùng kỳ năm 2018 là: 13,94%; 33,50%; 42,51%; 10,05%).

Trên góc độ sử dụng GDP 9 tháng năm 2019, tiêu dùng cuối cùng tăng 7,20% so với cùng kỳ năm 2018; tích lũy tài sản tăng 7,68%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 7,41%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 8,78%.

Theo The Leader

Sau 4 năm thực hiện, dự án cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn dài 64 km với tổng mức đầu tư trên 12.000 tỷ đồng đã được thông xe kỹ thuật vào ngày 29/9.

Thông xe kỹ thuật tuyến cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn

Cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn. Nguồn ảnh: Langson.gov.vn

Theo đó, cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn có điểm đầu tại Km45+100 (giao cắt với quốc lộ 1 tại xã Mai Sao, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn) và điểm cuối tại Km108+500, nối với quốc lộ 1 đoạn Hà Nội - Bắc Giang.

Cao tốc có quy mô 4 làn xe cơ giới, nền đường rộng 25m, tốc độ thiết kế 100 km/h và có 2 làn dừng khẩn cấp với vận tốc thiết kế 100 km/giờ; giúp thời gian di chuyển Hà Nội - Lạng Sơn từ 3,5 giờ xuống còn 2,5 giờ so với quốc lộ 1.

Dự án cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn được khởi công từ năm 2015 nhưng do các nhà đầu tư của giai đoạn đó yếu kém về nguồn lực và năng lực quản trị nên đã bị chậm tiến độ gần 2 năm.

Người đứng đầu nhà đầu tư lúc đó là ông Nguyễn Văn Dương (Chủ tịch HĐQT Công ty UDIC) bị khởi tố hình sự trong vụ án đánh bạc bằng công nghệ cao, khiến dự án đình trệ hoàn toàn, nhiều nhà thầu đứng bên bờ vực vỡ nợ vì họ đã ứng hàng trăm tỷ đồng để thực hiện dự án. 

Đến tháng 6/2017, Bộ Giao thông vận tải chuyển dự án cho nhà đầu tư mới là Tập đoàn Đèo Cả để khởi động lại. Nhưng hệ luỵ từ nhà đầu tư cũ khiến Tập đoàn Đèo Cả đã gặp nhiều rắc rối ngay khi tham gia dự án. 

Lúc đó, Toà án Nhân dân cấp cao Hà Nội kiến nghị Công an tỉnh Phú Thọ tiếp tục điều tra làm rõ giai đoạn 2 của vụ án đối với Công ty Cổ phần Tập đoàn Đèo Cả; Công ty TNHH Đầu tư và Kinh doanh Bất động sản Khu Đông; Công ty TNHH Sàn Giao dịch Bất động sản Sài Gòn Anpha có liên quan đến hành vi rửa tiền của Nguyễn Văn Dương, nếu có hành vi phạm thì xử lý theo quy định của pháp luật.

Kiến nghị này đã gây ra khó khăn cho nhà đầu tư trong việc tiếp xúc, thực hiện các cam kết với Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải và các địa phương có liên quan trong việc đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành dự án cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn trong năm 2019.

Ngày 14/3/2019, tại văn bản số 41/CAT-ANĐT, Cơ quan An ninh điều tra công an tỉnh Phú Thọ và Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Phú Thọ đã tiến hành xác minh đã xác định Công ty Cổ phần Tập đoàn Đèo Cả không liên quan đến hành vi rửa tiền của Nguyễn Văn Dương.

Sau đó, dự án được đẩy nhanh tiến độ và đã hoàn thành vượt kế hoạch ba tháng.

Tại lễ thông xe, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh đây là tuyến giao thông huyết mạch, là một trong bảy tuyến cao tốc xuyên tâm kết nối với Hà Nội, đảm bảo quốc phòng an ninh các địa phương trong vùng, giảm ùn tắc giao thông trên quốc lộ 1 và thúc đẩy dịch vụ, phát triển sản xuất của các địa phương.

Phó thủ tướng ghi nhận sự nỗ lực của chủ đầu tư và UBND tỉnh Bắc Giang, Lạng Sơn, Ban quản lý dự án và các đơn vị liên quan trong việc khắc phục khó khăn, rút ngắn thời gian thi công, để chưa đầy 2 năm, tuyến cao tốc đã cơ bản hoàn thành để thông xe.

Tuy nhiên, vẫn còn 30km nữa từ Chi Lăng đến cửa khẩu Hữu Nghị vẫn chưa hoàn thành do khó khăn về thu xếp vốn.

Theo The Leader

Đối tác chiến lược