Tin tức

Nguyễn Ngọc Thảo

Nguyễn Ngọc Thảo

Dòng vốn đầu tư đổ vào các khu công nghiệp đang thúc đẩy nhu cầu nhà ở và mặt bằng bán lẻ ở Đồng Nai, Bình Dương và Long An, theo nhận định của công ty tư vấn bất động sản JLL.

Đất công nghiệp ở Bình Dương và Đồng Nai đã hình thành mặt bằng giá mới nhưng Long An mới là địa phương có giá thuê tăng trưởng cao nhất.

Theo báo cáo quý II về thị trường bất động sản Việt Nam của JLL, nhu cầu thuê tăng mạnh đã đẩy giá thuê đất công nghiệp tại Đồng Nai lên mặt bằng giá mới, ở mức 90USD/m2 cho một chu kỳ thuê, tăng 15,8% so với cùng kỳ năm trước.

Chuyên gia JLL nhận định, nhu cầu dịch chuyển các nhà sản xuất từ Trung Quốc đến Việt Nam của các công ty đa quốc gia là một trong những yếu tố thúc đẩy thị trường bất động sản công nghiệp Đồng Nai.

Trong khi đó, Bình Dương sở hữu nền tảng kinh tế vững chắc cho phát triển sản xuất, bao gồm hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ và thủ tục hành chính hiệu quả để hỗ trợ cho hoạt động của doanh nghiệp. Giá thuê đất công nghiệp tại đây theo chu kỳ đạt là 80USD/m2.

evb1559705526

Theo JLL, Long An đang được xem là một lựa chọn mới bên cạnh hai khu vực đầu tư công nghiệp truyền thống là Bình Dương và Đồng Nai, ghi nhận mức tăng trưởng giá thuê cao nhất trong quý vừa qua. Hiện giá thuê đất công nghiệp tại Long An đứng thứ hai trong nhóm thủ phủ khu công nghiệp miền Nam, vượt qua ngưỡng 100USD/m2.

Ông Stephen Wyatt, Tổng giám đốc JLL Việt Nam nhận xét, tại các tỉnh thuộc khu vực phía Nam, các nhà đầu tư không ngừng tìm kiếm các tài sản công nghiệp và hậu cần, thông qua liên doanh với các nhà phát triển công nghiệp địa phương hoặc mua lại quỹ đất và các bất động sản đang hoạt động.

Việc thiếu hụt những tài sản công nghệ cao, không gian kho bãi hiện đại và nhu cầu mạnh mẽ từ những doanh nghiệp trong khu vực đang thúc đẩy tiềm năng của thị trường bất động sản công nghiệp. Chất lượng tài sản, tốc độ tăng trưởng giá thuê, quy mô giao dịch và thời hạn còn lại của quyền sử dụng đất là những yếu tố mấu chốt cho quyết định của nhà đầu tư, ông Stephen khẳng định.

Sự phát triển mạnh của bất động sản công nghiệp đang kéo theo các phân khúc bất động sản khác như nhà ở và bán lẻ.

Ngành công nghiệp có tiềm năng phát triển mạnh sẽ mang một lượng lớn nhân lực đổ về Long An, nhưng tỉnh này vẫn chưa có nguồn cung căn hộ nào. Nguồn cung nhà liền thổ đạt 3.352 căn với giá bán trung bình 1.368USD/m2.

“Thị trường dân cư còn thiếu hụt hứa hẹn sẽ là lĩnh vực đầu tư hấp dẫn cho những nhà đầu tư có thể nắm bắt cơ hội”, báo cáo của JLL nhận định.

Ông Stephen Wyatt, Tổng giám đốc JLL Việt Nam cho biết “nhiều cơ hội việc làm được tạo ra bởi sự phát triển nhanh chóng của phân khúc công nghiệp, đặc biệt là ngành công nghiệp sản xuất. Nhưng tốc độ phát triển vượt bậc cũng góp phần tạo nên tình trạng thiếu hụt nhân lực trầm trọng, gây khó khăn trong việc thuê lao động cho các công ty đang nung nấu ý định đặt trụ sở sản xuất tại Bình Dương.”

Báo cáo của JLL cũng ghi nhận lượng người lao động lớn đổ về Bình Dương thúc đẩy sự gia tăng ở nguồn cung và giá thuê căn hộ cũng như văn phòng ở tỉnh này. Lượng nguồn cung căn hộ đạt hơn 24.000 căn với giá bán trung bình khoảng 939USD/m2. Nhà liền thổ có hơn 4.500 căn với giá bán trung bình đạt 1.374USD/m2 đất. Thị trường văn phòng cũng ghi nhận nguồn cung đạt 48.400m2, giá thuê trung bình 11,5USD/m2/tháng.

Nguồn cung mặt bằng bán lẻ tại Bình Dương đạt 166.300m2, giá thuê rơi vào khoảng 16,7USD/m2/tháng. Những ông lớn hiện hữu như Aeon Mall, Lotte Mart và Vincom Plaza Dĩ An khi hoàn thành hứa hẹn sẽ tạo nên thị trường bùng nổ, chỉ đứng sau TP. HCM về mảng bán lẻ trong các tỉnh phía Nam.

Trong khi đó, nguồn cung căn hộ ở Đồng Nai mới có 2.424 căn, những cải thiện đáng kể của cơ sở hạ tầng trong những năm qua đã góp phần thúc đẩy giá bán căn hộ trung bình lên đến 1.150 USD/m2, đồng thời cũng là tỉnh có giá bán căn hộ cao nhất nhì khu vực miền Nam, đứng sau TP HCM.

Nguồn cung nhà liền thổ đạt 4.235 căn với giá bán trung bình đạt 1.273USD/m2 đất. Đối với thị trường văn phòng, Đồng Nai có thể cạnh tranh trực tiếp với Bình Dương với lượng nguồn cung dồi dào và giá cả cạnh tranh, toàn tỉnh có 49.500m2 sàn văn phòng với giá thuê trung bình đạt 10USD/m2/tháng, theo JLL.

Thị trường bán lẻ cũng ghi nhận sự sôi động từ các trung tâm mua sắm tại Biên Hòa với tổng nguồn cung mặt bằng bán lẻ toàn tỉnh đạt 121.850m2, giá thuê trung bình đạt 16,5USD/m2/tháng.

vungtaumelody1 1442425572

Trong khi đó, giá thuê đất công nghiệp ở Bà Rịa - Vũng Tàu vẫn ở mức phải chăng, khoảng 67USD/m2.

Nguồn cung căn hộ tại Bà Rịa - Vũng Tàu đạt 11.126 căn, giá bán khoảng 939USD/m2. Nguồn cung nhà liền thổ đạt 1.220 căn với giá bán trung bình đạt 1.658USD/m2 đất. Nguồn cung văn phòng đạt 24.600 m2 với giá thuê trung bình 8,9USD/m2/tháng.

Nhờ lượng khách du lịch dồi dào cùng lượng nhân lực đông đúc ở các ngành chủ lực, Bà Rịa - Vũng Tàu sở hữu nguồn cung bán lẻ khá lớn với 139.100m2, với tầm giá thuê đạt 14,7USD/m2/tháng.

Theo Báo The Leader

“Tất cả mọi thứ đều có thể nhìn thấy dưới ánh sáng của lòng nhân ái, trong khía cạnh của cái đẹp. Bởi cái đẹp là hiện thực giản đơn được nhìn qua con mắt yêu thương” (Evelyn Underhill)

Với mục tiêu hướng tới việc chia sẻ với cộng đồng, nâng cao tinh thần "tương thân tương ái", chia sẻ và giúp đỡ mọi người có hoàn cảnh khó khăn trong xã hội, Ban Lãnh Đạo đã quyết định tổ chức, phát động Chương trình Từ thiện mang tên “RẰM THÁNG 7 – NGUYỆN BÌNH AN” tại cả 3 trụ sở & chi nhánh của công ty: Hà Nội, Bắc Ninh và TP.HCM. Ban Truyền Thông trân trọng thông báo chi tiết chương trình như sau:

  • Đối tượng phát động quyên góp: Toàn thể CBNV SAIGONTEL Group
  • Quà tặng gồm “Gạo & Nhu yếu phẩm” đến những người có hoàn cảnh khó khăn hoặc các chùa có nuôi trẻ mồ côi, các trung tâm/ bệnh viện có người cần giúp đỡ,…
  • Thời gian diễn ra: Hà Nội (cập nhật sau); Bắc Ninh: 14/08/2019; TP.Hồ Chí Minh: 15/08/2019

photo copy

Quỹ quyên góp đã bắt đầu mở với thông tin tiếp nhận quỹ như sau:

➡️ Tại Hà Nội:

Anh Lê Duy Dũng

Địa điểm làm việc: Tầng 2 – 193 Trích Sài, Tây Hồ, Hà Nội.

ĐTDĐ: 0989 899 683

Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

➡️ Tại Bắc Ninh:

Chị Nguyễn Thị Hồng Thúy.

Địa điểm làm việc: Tầng 1 – VP chi nhánh - Lô D3 - 2 KCN Đại Đồng Hoàn Sơn, Xã Hoàn Sơn, Huyện Tiên Du, Tỉnh Bắc Ninh

ĐTDĐ: 0915 620 984

Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

➡️ Tại Hồ Chí Minh:

Chị Giang Mỹ Linh

Địa điểm làm việc: Tầng 3 - Tòa nhà TNG (12 Phạm Đình Toái, P.6, Q.3, TP. HCM)

ĐTDĐ: 0918 692 045

Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Rất mong nhận được sự chia sẻ ủng hộ của toàn thể đại gia đình chúng ta để giúp cho Chương trình từ thiện được thực hiện tốt đẹp và trọn vẹn ý nghĩa.

Theo BSC, các KCN vẫn tiếp tục hưởng lợi nhờ (1) chiến tranh thương mại, ngoài ra hiệp định EVFTA có hiệu lực sẽ thu hút nguồn vốn FDI vào trong nước (2) giá cho thuê tăng trung bình từ 7-15% YoY và (3) giá nhân công cạnh tranh thu hút các ngành thâm dụng lao động.

CTCK Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) công bố báo cáo đánh giá ngành bất động sản Khu công nghiệp với triển vọng khả quan.

Trong nửa đầu năm 2019, mặc dù FDI đăng ký chỉ đạt 18,5 tỷ USD, giảm 9,2% so với cùng kỳ năm trước nhưng nguồn vốn FDI chủ yếu đến từ Hồng Kông (5,3 tỷ), Hàn Quốc (2,75 tỷ), Trung Quốc (2,29 tỷ) và Nhật Bản (1,95 tỷ) vẫn tăng mạnh nhờ tác động chiến tranh thương mại thúc đẩy nhu cầu đối với khu công nghiệp.

Giá cho thuê và tỷ lệ lấp đầy ở mức cao

Theo JLL, cụ thể đối với khu vực phía Bắc, giá cho thuê quý 1/2019 đạt 93 USD/m2/chu kỳ thuê (+7,6% YoY). Tại khu vực phía Nam, giá thuê lên đến 95 USD/m2/chu kỳ thuê (+15,8% YoY, trong đó khu vực TP.HCM có mức giá cho thuê cao nhất cả nước ở mức 162 USD/m2/chu kỳ do nhu cầu tăng mạnh trong khi nguồn cung hạn hẹp.

Ở khu vực Bắc Bộ, tỷ lệ lấp đầy Q1/2019 đạt 72%, tập trung tại Hà Nội, Bắc Ninh và Hưng Yên. Khu vực Đông Nam Bộ, tỷ lệ lấp đầy Q2/2019 đạt 81%, chủ yếu tại TP.HCM, Bình Dương và Đồng Nai.

Nguồn cung đất tăng mạnh, đặc biệt từ việc chuyển đổi đất cao su thành KCN

Hiện nay, Việt Nam có khoảng 326 khu công nghiệp có tổng diện tích 95.000 ha, diện tích đất có thể cho thuê đạt gần 64.000 ha chiếm 68% tổng diện tích. Theo JLL, khoảng 13.077 ha phía Bắc và 18.290 ha khu vực phía Nam sẽ gia nhập thị trường. Ngoài ra, một số tỉnh khu vực miền Nam như Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước và Tây Ninh sẽ gia tăng thêm khoảng 7.000 ha quỹ đất KCN từ đất trồng cao su của GVR giai đoạn 2020 – 2025.

BSC cho rằng quỹ đất mới này có chi phí giải phóng mặt bằng và đền bù khá thấp (chỉ khoảng 600 triệu đồng/ha tương đương 2,58 USD/m2) sẽ giúp các doanh nghiệp được hưởng lợi giá vốn rẻ, cải thiện biên lợi nhuận gộp.

1 15653411708291976471639

BSC đánh giá các KCN phía Nam của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn hầu hết có tỷ lệ lấp đầy khá cao và có nhiều khu đã lấp đầy gần hết (BCM, D2D, NTC và LHG). Tuy nhiên các doanh nghiệp này cũng đang gấp rút mở rộng thêm các khu mới như BCM mở rộng thêm 2 KCN (Bàu Bàng Mở Rộng và Cây Trường), NTC chờ nhận bàn giao Nam Tân Uyên 3 từ Phước Hòa, LHG đang giải phóng nốt 30% mặt bằng LH3.

BSC cho rằng với tiến độ đền bù hiện nay, những KCN mới này sẽ đi vào hoạt động ổn định năm 2020. Trong khi khu vực phía Bắc, một số KCN trước đây không thu hút giờ đã có khách thuê đóng góp tăng trưởng 1H2019 cho doanh nghiệp như KCN Đông Mai, KCN Tiền Hải, Phong Điền của VGC, KCN Sài Gòn – Chân Mây của KBC do đó các KCN phía Bắc sẽ vẫn còn nhiều dư địa tăng trưởng.

Về phần tài chính, lượng tiền mặt lớn và lợi nhuận tốt là lợi thế của các doanh nghiệp bất động sản khu công nghiệp. Một số doanh nghiệp như NTC, D2D có khoản doanh thu thực hiện lớn do các doanh nghiệp này hạch toán tiền thuê đất chia đều hàng năm, do đó khi có khách thuê, doanh thu sẽ không tăng mạnh nhưng doanh nghiệp ghi nhận lượng lớn doanh thu chưa thực hiện do khách hàng trả tiền trước, lượng tiền này có thể dùng để gửi ngân hàng hoặc trả cổ tức cao hơn cho cổ đông.

Tuy nhiên, BSC đánh giá quỹ đất KCN hiện tại của NTC và D2D đều đã hết. Với NTC, ngay sau khi doanh nghiệp được nhận lại đất Nam Tân Uyên 3 từ PHR (khoảng cuối năm 2019 trở đi), doanh nghiệp sẽ cần lượng vốn lớn để xây dựng cơ sở hạ tầng và hệ thống, vì vậy mà lượng tiền mặt sẽ không còn dồi dào như hiện nay. Với D2D, kết quả kinh doanh doanh năm 2019 khả quan đến từ việc ghi nhận doanh thu khu dân cư Lộc An, còn mảng khu công nghiệp hiện nay quỹ đất cho thuê đã lấp đầy gần hết nên không đóng góp nhiều vào doanh thu.

2 15653411972481453454996

BSC đánh giá khả quan đối với ngành BĐS Khu công nghiệp. Nửa đầu năm 2019, hầu hết các doanh nghiệp niêm yết đều có kết quả kinh doanh tích cực. Các KCN vẫn tiếp tục hưởng lợi nhờ (1) chiến tranh thương mại, ngoài ra hiệp định EVFTA có hiệu lực sẽ thu hút nguồn vốn FDI vào trong nước (2) giá cho thuê tăng trung bình từ 7-15% YoY và (3) giá nhân công cạnh tranh thu hút các ngành thâm dụng lao động (dệt may, giày da). Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp phát triển thêm các khu đô thị liền kề khu công nghiệp có thể mang lại dòng tiền lớn đóng góp vào doanh thu, tuy nhiên BSC cũng lưu ý rủi ro pháp lý của nhiều dự án làm chậm tiến độ, ảnh hưởng KQKD của doanh nghiệp.

Theo Báo Trí Thức Trẻ

Mới đây, tại Diễn đàn M&A năm 2019 do Báo Đầu tư tổ chức tại TPHCM, nhiều chuyên gia kinh tế đều nhận định rằng Việt Nam là thị trường mới nổi, có thể so sánh với các thị trường như Singapore, Hồng Kông (Trung Quốc). Do có lợi nhuận cao nên nhiều nhà đầu tư đang rất tích cực tìm kiếm cơ hội tại Việt Nam. M&A bất động sản thời gian tới sẽ bùng nổ.

Theo đó, nhiều nhà đầu tư nước ngoài cũng đã nhìn thấy tiềm năng của ven biển Việt Nam như một sáng trên bản đồ bất động sản khu vực trong tương lai, đã và đang có những chiến lược đầu tư hoặc hợp tác đầu tư vào phân khúc này.

Một nhà đầu tư khác cũng nhận định rằng hiện nhu cầu của các tập đoàn nước ngoài không mua các dự án condotel, mà chủ yếu là mua khách sạn để vận hành, tập trung vào các địa điểm thu hút khách du lịch như Hà Nội, TPHCM, Nha Trang, Đà Nẵng, Quảng Ninh, hay các địa phương mới nổi như Ninh Thuận, Quy Nhơn (Bình Định), Vân Phong (Khánh Hoà), Phú Yên... do những khu vực này quỹ đất còn lớn, tạo được giá trị gia tăng và lợi thế cạnh tranh cao theo thời gian.

Bên cạnh đó, một số quỹ đầu tư nước ngoài đến từ châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc cũng đang tích cực tìm kiếm các khách sạn, dự án khu dân cư ven biển có sẵn, vị trí đẹp có thể cải tạo để phát triển thành một chuỗi khu nghỉ dưỡng khép kín. Theo đó, các chủ đầu tư đang tiếp tục đẩy mạnh đầu tư nhiều dự án quy mô lớn hơn, trải rộng khắp các tỉnh, thành có lợi thế du lịch biển.

Trong đó, các sản phẩm sẽ tiếp tục được tiếp thị dưới nhiều hình thức khác nhau. Các công cụ tài chính mới sẽ tiếp tục được thử nghiệm. Hàng trăm dự án nghỉ dưỡng ra đời, đưa ra thị trường hàng ngàn căn hộ nghỉ dưỡng cao cấp ở các loại hình khác nhau. Xu hướng nhà đầu tư "săn đón" loại hình biệt thự ven biển để mua cho thuê đang tăng mạnh theo đà tăng trưởng của du lịch trong nước.

1 1565259758057337273545 crop 1565259788920608009603

Theo bà Dương Thùy Dung, Giám đốc cấp cao CBRE Việt Nam, sự bùng nổ của thị trường bất động sản nghỉ dưỡng biển Việt Nam được châm ngòi bởi những yếu tố như cơ sở hạ tầng cải thiện, lượng du khách quốc tế và trong nước tăng trưởng mạnh mẽ, các sản phẩm ngày càng đa dạng và chất lượng cao.

"Cũng không thể phủ nhận một thực tế là bất động sản nghỉ dưỡng đang trở thành một kênh đầu tư hấp dẫn đối với cả nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Hội tụ đầy đủ những yếu tố này nên dễ hiểu tại sao thị trường bất động sản nghỉ dưỡng Việt Nam chưa bao giờ hết nóng", bà Dung nhấn mạnh.

Nguyên nhân dẫn đến làn sóng đầu tư bất động sản ven biển tại Việt Nam bùng nổ mạnh mẽ nhất trong một thập niên qua trước hết thể hiện ở yếu tố hạ tầng. Các hạ tầng hỗ trợ cho sự phát triển bất động sản nghỉ dưỡng Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển tốt với nhiều dự án đường cao tốc, sân bay đua nhau lộ diện. Tổng chiều dài đường cao tốc trên cả nước vẫn đang tiếp tục được mở rộng, nối dài thêm trong vòng vài thập kỷ tới. Đây là điều kiện thuận lợi thúc đẩy du lịch nghỉ dưỡng ở các điểm đến mất vài giờ di chuyển bằng ôtô.

Mặt khác, việc sở hữu ô tô ngày nay khá dễ dàng đối với người Việt giúp thay đổi thói quen du lịch và tiếp cận các kỳ nghỉ nhanh chóng, dễ dàng hơn. Đây là những yếu tố tích cực, thúc đẩy sự bùng nổ làn sóng đầu tư vào thị trường bất động sản nghỉ dưỡng Việt Nam.

Tiếp đến, thị trường nghỉ dưỡng đang được hưởng lợi do tăng trưởng mạnh mẽ về số lượng khách du lịch trong và ngoài nước, cũng như sự tăng trưởng về số lượng đường bay thẳng quốc tế. Theo ghi nhận mức tăng trưởng khách du lịch quốc tế của Việt Nam bình quân đạt 27% trong 2 năm qua và thuộc những quốc gia có đà tăng trưởng cao nhất khu vực Đông Á. Cùng với sự tăng trưởng nhanh chóng của ngành du lịch, bất động sản nghỉ dưỡng là một kênh đầu tư hấp dẫn và là một sản phẩm thể hiện sự đẳng cấp của tầng lớp trung lưu.

"Quan sát cho thấy dòng vốn dù được tiếp tục được đổ vào các địa điểm du lịch như các thị trường truyền thống Đà Nẵng, Phú Quốc, còn có các thị trường mới nổi gồm Quy Nhơn - Bình Định, Phú Yên hay Sa Pa, Hạ Long... Thị trường dự kiến sẽ đón nhận thêm nhiều nguồn cung mới và được đầu tư tích hợp nhiều hạng mục tiện ích. Nguồn cung mới sẽ khiến thị trường cạnh tranh hơn", ông Đỗ Viết Chiến - Tổng thư ký Hiệp hội BĐS Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục Phát triển đô thị (Bộ Xây dựng) cho biết thêm.

Ông Nguyễn Trần Nam, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA), cho biết: “Thị trường bất động sản du lịch đang phát triển mạnh, thay thế cho các thị trường khác. Người dân đang có xu hướng đầu tư vào các sản phẩm này nhiều hơn phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng, cho thuê, để ở. Tuy nhiên, để đầu tư hiệu quả, nhà đầu tư nên đầu tư vào các sản phẩm chất lượng, có quy hoạch, có tính pháp lý rõ ràng...".

Theo Trí Thức Trẻ

 

Những quỹ đất sạch tại các khu vực trung tâm đang dần khan hiếm. Do đó, các nhà đầu tư đang chuyển hướng sang các tỉnh lân cận TP Hồ Chí Minh.

Theo Diễn đàn M&A Việt Nam 2019, ước tính 7 tháng năm 2019, giá trị những thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) ước đạt gần 5,43 tỷ USD. Hai lĩnh vực sôi động nhất trên thị trường M&A Việt Nam và hàng tiêu dùng và bất động sản.

vietnamfinance 81333698

Trong báo cáo mới nhất về các hoạt động M&A nửa đầu năm 2019, JLL cho biết, thị trường bất động sản Việt Nam 2019 bắt đầu với thương vụ M&A của tập đoàn Keppel Land tại dự án Đồng Nai Waterfront. Theo đó, tập đoàn Keppel Land sẽ bán lại 70% cổ phần tại dự án Đồng Nai Waterfront City cho tập đoàn Nam Long với tổng số tiền là 2,313 tỷ VNĐ (tương đương 100,57 triệu USD). Tập đoàn Keppel Land và tập đoàn Nam Long sẽ cùng phát triển khu dân cư rộng 170 ha tọa lạc tại xã Long Hưng, Biên Hòa, Đồng Nai.

Tập đoàn Keppel Land gần đây cũng đã công bố thông tin về việc mua lại ba khu đất tại Thành phố Hồ Chí Minh. Thông qua công ty con, tập đoàn Keppel Land đã ký kết hợp đồng mua bán có điều kiện với tập đoàn bất động sản Phú Long cho 60% cổ phần của toàn khu đất, với tổng số tiền đầu tư là 1,304 tỷ VND (tương đương 56 triệu USD).

Tổng diện tích của ba khu đất là 6,2 ha, thuộc huyện Nhà Bè, mỗi khu đất cách nhau 400 mét và nằm dọc theo tuyến đường huyết mạch Nguyễn Hữu Thọ. Chủ đầu tư có kế hoạch phát triển khu đất với 2,400 căn hộ cao cấp và nhà phố thương mại, dự án sẽ cung cấp khoảng 14,650 m2 không gian thương mại cho khu vực. Tổng chi phí phát triển cho dự án, bao gồm chi phí đất đai, dự kiến sẽ hơn 7,400 tỷ VNĐ (tương đương 320 triệu USD).

bds vung ven tphcm 81155211

Các thương vụ thâu tóm bất động sản đang chuyển dần sang khu vực lân cận TP.HCM. Ảnh: thoibaokinhdoanh.vn

Tiếp đến, tháng 6/2019 vừa qua, công ty cổ phần Lotte FLC, một liên doanh giữa tập đoàn FLC và công ty Lotte Land (công ty con của tập đoàn Lotte), đã được thành lập với số vốn điều lệ là 556,5 tỷ VNĐ (khoảng 24,1 triệu USD) để hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, theo báo cáo của Cục quản lý Đăng kí Kinh doanh. Công ty Lotte Land sẽ sở hữu 60% cổ phần của công ty Lotte FLC và phần còn lại sẽ do tập đoàn FLC và các công ty con nắm giữ.

Chủ tịch tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết đã chia sẻ tại cuộc họp cổ đông gần đây rằng liên doanh được thành lập nhằm mục đích phát triển một khu đất rộng 6,4 ha tại phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Thời gian gần đây, những dự án bất động sản chưa được phát triển hiệu quả hoặc những dự án được giao dịch với giá thấp hơn mức giá thị trường hoặc không thông qua đấu thầu chính thức đang phải qua những bước kiểm soát chặt chẽ từ các nhà chức trách tại Việt Nam.

Việc các cơ quan có thẩm quyền hành động để ngăn chặn tham nhũng có thể sẽ có một số tác động đến lợi nhuận kinh doanh trong ngắn hạn, vì một số dự án bất động sản đang phải giảm tốc độ nhằm phục vụ cho quá trình điều tra, điều này có thể dẫn đến sự trì hoãn tạm thời của những nhà đầu tư đang sẵn sang chờ rót vốn vào thị trường.

Tuy nhiên, JLL kỳ vọng các biện pháp hiện tại sẽ thúc đẩy tính minh bạch được cải thiện, đảm bảo môi trường kinh doanh công bằng và thu hút nhiều hơn nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia đầu tư vào lĩnh vực bất động sản Việt Nam.

Những quỹ đất “sạch” và đã bồi thường giải phóng mặt bằng cho các dự án nhà ở và thương mại trong khu vực trung tâm hoặc khu vực đã phát triển ngày càng khan hiếm. Điều này khiến cho việc tìm kiếm những cơ hội đầu tư bất động sản chất lượng cũng ngày càng khó khăn. Do đó, một số nhà đầu tư và nhà phát triển đang chuyển hướng mở rộng dấu chân của họ tới các tỉnh lân cận thành phố Hồ Chí Minh. Nhiều chủ đầu tư nổi bật như tập đoàn Novaland đang phát triển khu đô thị Aqua City tại xã Long Hưng, Biên Hòa, Đồng Nai. Tập đoàn Nam Long với dự án Đồng Nai Waterfront, và khu đô thị Đại Phước Paragon rộng 45 ha thuộc đảo Đại Phước, Nhơn Trạch, Đồng Nai, được công ty thâu tóm từ năm ngoái.

Mặc dù có nhiều nhà đầu tư mới đang xem xét các khu vực mới nổi này, song theo ghi nhận của JLL thì phần lớn các dự án vẫn được dẫn dắt bởi các nhà phát triển nội địa hoặc quốc tế đã thành lập lâu đời tại Việt Nam.

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ - Trung tiếp tục leo thang, xu hướng dịch chuyển sản xuất sẽ tiếp tục đem lại lợi ích cho Việt Nam. Các nhà đầu tư không ngừng tìm kiếm các tài sản công nghiệp và hậu cần, thông qua liên doanh với các nhà phát triển công nghiệp địa phương hoặc mua lại quỹ đất và các bất động sản đang hoạt động.

Việc thiếu hụt những tài sản công nghệ cao, không gian kho bãi hiện đại và nhu cầu mạnh mẽ từ những doanh nghiệp trong khu vực đang thúc đẩy tiềm năng của thị trường bất động sản công nghiệp. Chất lượng tài sản, tốc độ tăng trưởng giá thuê, quy mô giao dịch và thời hạn còn lại của quyền sử dụng đất là những yếu tố mấu chốt cho quyết định của nhà đầu tư.

Dự báo về triển vọng của thị trường trong thời gian tới, bà Nguyễn Thị Vân Khanh - Giám đốc cấp cao về Thị trường vốn của JLL Việt Nam - cho biết, các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục thể hiện sự quan tâm và những cam kết đối với thị trường bất động sản Việt Nam. Qua đó cho thấy những tiềm năng phát triển mạnh mẽ của thị trường.

Mặc dù các hoạt động M&A có thể sẽ tăng trưởng với tốc độ chậm hơn trong hai quý còn lại, do thiếu các dự án “sạch” và các dự án sẵn sàng đón nhận đầu tư, song các biện pháp hiện tại của chính phủ sẽ tác động đến việc cải thiện tính minh bạch trên thị trường, đồng thời sẽ đảm bảo năng lực cạnh tranh của Việt Nam và thu hút nhiều nhà đầu tư bất động sản trong khu vực.

Theo Báo Nhịp Cầu Đầu Tư

Hạ tầng phát triển nhanh và mặt bằng giá đất còn thấp là hai yếu tố giúp thị trường bất động sản Long An gia tăng sức hút đối với các nhà đầu tư.

Điểm sáng phát triển hạ tầng

Với khoảng 100km chiều dài giáp ranh Tp.HCM, những năm gần đây, Long An đã tập trung nhiều nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng, đường xá kết nối quan trọng góp phần tạo vùng đệm cho trục kết nối Long An - Tp.HCM.

Nhìn trên bản đồ, có thể thấy kết nối các tuyến theo trục dọc giữa Tp.HCM và Long An đang được cải thiện rõ nét. Long An đã hoàn thành nhiều quy hoạch quan trọng cho giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn tới năm 2030 như quy hoạch tổng thể phát triển giao thông, quy hoạch hệ thống giao thông thủy, cảng thủy nội địa, quy hoạch điểm đấu nối các tuyến quốc lộ N1, N2…

bat dong san long an voi ha tang giao thong hoan thien

Bất đõng sản Long An với hạ tầng giao thông hoàn thiện

Trong quy hoạch này, mạng lưới đường bộ của tỉnh Long An gồm các tuyến cao tốc và năm tuyến quốc lộ. Cụ thể, quốc lộ 1A đã hoàn thành đầu tư mở rộng, quốc lộ N2 nối từ Củ Chi đi xuyên suốt vùng Đồng Tháp Mười chuẩn bị đưa vào khai thác trong khi quốc lộ N1 cũng chuẩn bị được đầu tư xây dựng. Bên cạnh đó, các tuyến quốc lộ 50 và quốc lộ 62 đã được nâng cấp và đang phát huy hiệu quả khá tích cực.

Được ví như dấu gạch nối giữa Tp.HCM và Đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh Long An hưởng lợi lớn từ hệ thống đường cao tốc cho kế hoạch phát triển toàn diện kinh tế - xã hội. Cụ thể, ngoài tuyến cao tốc Tp.HCM - Trung Lương đã hoạt động, Long An còn có tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành sẽ thông xe vào năm 2020.

Tuyến đường này sẽ kết nối các huyện Bến Lức, Cần Giuộc của Long An với huyện Bình Chánh, Cần Giờ của Tp.HCM và huyện Nhơn Trạch, Long Thành của Đồng Nai. Đồng thời, dự án cũng tạo ra một trục phát triển mới gắn kết Long An với hệ thống cảng quốc tế Hiệp Phước, Cát Lái, Cái Mép - Thị Vải và sân bay quốc tế Long Thành…

Ngoài ra, còn có ba công trình trọng điểm khác được triển khai trên địa bàn Long An như trục động lực Tp.HCM - Tiền Giang - Long An; đường 830 trục Đức Hòa - Bến Lức; đường vành đai thành phố Long An. Tất cả mở ra cho Long An cơ hội đột phá trong thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp - dịch vụ và các khu đô thị vệ tinh giúp Tp.HCM giãn dân về phía Tây và Tây Nam.

Cơ hội của "vùng trũng"

Tại hội thảo "Tp.HCM - Long An: Kết nối phát triển" diễn ra vào tháng 7 vừa qua, bà Đặng Thị Thúy Hà, Phó giám đốc Sở Xây dựng Long An, cho biết thời gian này đầu tư vào Long An đã khởi sắc, thời cơ phát triển đã đến. Đây là thành quả của việc tiếp nhận nhiều dự án, trong đó đặc biệt là thị trường bất động sản đang phát triển mạnh mẽ. Sắp tới, tỉnh sẽ chú trọng đầu tư các dự án lớn, kiểm soát các dự án nhỏ lẻ với chính sách chặt chẽ.

Theo các chuyên gia, hiện nay xu hướng giãn dân Tp.HCM về phía Long An khá rõ rệt. Trước sự phát triển về mạng lưới giao thông, hạ tầng, vài năm trở lại đây, Long An đón nhận làn sóng đầu tư mạnh mẽ từ các doanh nghiệp như Vingroup, Nam Long, Vạn Thịnh Phát, T&T Group, Thaco...

Đơn cử mới đây Công ty Cổ phần Đầu tư Nam Long đã công bố dự án Waterpoint quy mô lên đến 355 héc ta nằm ngay mặt tiền Tỉnh lộ ĐT 830 và bao quanh ba mặt còn lại bởi 6 km sông Vàm Cỏ Đông.

Cùng với sự tham gia hợp tác của các nhà đầu tư, các nhà phát triển bất động sản quốc tế, hệ sinh thái bất động sản của Waterpoint nổi bật với các khu nhà ở thấp tầng (nhà phố, biệt thự) và cao tầng (căn hộ chung cư); khu phức hợp văn phòng; khu mua sắm, dịch vụ và giải trí; bệnh viện; khu giáo dục; khu phức hợp thể thao… và công viên trung tâm lên đến 21 héc ta kết hợp với hệ thống kênh đào, cảnh quan đẹp mắt.

Sự xuất hiện của nhiều dự án khu đô thị hàng trăm héc ta dự báo sẽ giúp thị trường bất động sản Long An ngày càng thêm sôi động.

Theo ông Phạm Lâm, Giám đốc điều hành DKRA Việt Nam, giá bất động sản Long An thời gian qua đã tăng nhiều nhưng vẫn chưa tương xứng. Ví dụ, từ trung tâm quận 1 xuống Bến Lức, Cần Giuộc khoảng 20 km nhưng giá bất động sản chưa bằng một nửa của huyện Hóc Môn, vốn phải di chuyển xa hơn khá nhiều. Như vậy, có thể thấy việc kết nối hạ tầng tác động rất lớn đến giá trị bất động sản.

Ông Lâm cho rằng, các khu vực Long An giáp ranh Tp.HCM nên tập trung phát triển các dự án nhà ở. Nếu Bình Dương, Đồng Nai quỹ đất lớn đang dần khan hiếm thì Long An quỹ đất vẫn còn nhiều, phát triển khu đô thị sẽ thuận lợi.

"Với lợi thế sông nước, Long An nên khai thác nhà ở gắn liền với đô thị xanh. Nếu làm được điều này, bất động sản Long An vẫn hấp dẫn nhà đầu tư trong 10 năm nữa. Thị trường bất động sản vận hành theo quy luật "nước chảy về chỗ trũng". Những khu vực có tiềm năng phát triển thì nhà đầu tư sẽ dồn về", ông Lâm nói.

Theo Báo VnEconomy

Theo nghiên cứu mới nhất của Savills Việt Nam, riêng với thị trường Hà Nội, tổng nguồn cung diện tích mặt bằng bán lẻ hiện đã lên tới trên 1,5 triệu m2 sàn, tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong 2 năm trở lại đây, số lượng trung tâm thương mại liên tục gia tăng, những khu vực trước đây thiếu mặt bằng bán lẻ thì nay cũng đã có những dự án phục vụ nhu cầu cho người dân về mua sắm và vui chơi giải trí. Khu vực phía Tây Hà Nội là một ví dụ. Đối với thị trường TP.HCM, tổng nguồn cung diện tích mặt bằng bán lẻ cũng đã đạt khoảng 1,4 triệu m2 sàn, tăng 13% so Q2/2018.

Anh chup Man hinh 2019 07 23 luc 11.06.09 CH

Triển vọng thị trường bán lẻ Việt Nam

“Sân chơi” của các DN

Thị trường ghi nhận sự phát triển mạnh của các mô hình bán lẻ hiện đại như cửa hàng tiện lợi, siêu thị, trung tâm thương mại thay vì các mô hình truyền thống như chợ và bách hóa.

Một số doanh nghiệp bán lẻ trong nước đã phát triển lớn mạnh và thành công có thể kể đến Vingroup, Saigon co-op. Thị trường bán lẻ cũng chứng kiến sự đến và đi của nhiều tên tuổi bán lẻ, nhưng những thương hiệu hiện đang có kế hoạch và chiến lược phát triển lớn mạnh có thể kể đến Aeon, Lotte và sắp tới là các thương hiệu như CJ và Emart của Hàn Quốc.

Triển vọng của thị trường bán lẻ trong 6 tháng cuối năm là một bức tranh khả quan với sự phát triển trên nhiều mặt: Số lượng mặt bằng bán lẻ, quy mô của các dự án đi vào thị trường và địa bàn, bao gồm các địa phương, đô thị xung quanh các trung tâm kinh tế văn hóa của cả nước. Bán lẻ hiện nay đang được tích hợp vào các chuỗi dự án bất động sản, nhà ở như một phần không thể thiếu để phục vụ cư dân và các khách thăm quan du lịch.

So sánh với các thị trường trong khu vực, Hà Nội và TP.HCM hiện đang có tỷ lệ diện tích bán lẻ trên đầu người thấp, cho thấy nhiều dư địa phát triển. Thị trường hiện đang là môi trường phát triển thuận lợi của các mô hình bán lẻ hiện đại, với thế mạnh tiện lợi và ngày càng tích hợp nhiều hơn các điểm mạnh của mô hình truyền thống, đem đến một điểm đến chứ không chỉ là một trải nghiệm mua sắm.

Bên cạnh đó, một lợi thế cho các nhà đầu tư là chính quyền địa phương đang rất chào đón và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp bán lẻ. Thị trường sau thời gian cạnh tranh khốc liệt và đào thải, hiện đang là sân chơi chuyên nghiệp cho các đơn vị thực sự có năng lực phát triển và thành công.

Anh chup Man hinh 2019 07 23 luc 10.54.30 CH

Nguồn cung thị trường bán lẻ Việt Nam

Sẵn sàng cạnh tranh

Tuy vậy, điểm yếu của thị trường bán lẻ Việt Nam là hiện chưa có quy hoạch tổng thể rõ ràng để sẵn sàng giới thiệu mặt bằng bán lẻ cho các đơn vị phát triển bán lẻ lớn tạo đà thay đổi cục diện đầu tư, thói quen mua sắm tại một số địa phương, khu vực mà việc quy hoạch này hiện đang diễn ra một cách thụ động.

Chi phí đất cao tại các khu đô thị lớn đòi hỏi nhiều vốn đầu tư ban đầu và thu hồi vốn chậm hơn các sản phẩm bất động sản khác như nhà ở. Ngoài ra thị trường bán lẻ Việt Nam chưa thực sự có lợi thế cạnh tranh với các thị trường ở quốc gia khác đối với các mặt hàng cao cấp, bởi tỷ trọng người mua mặt hàng này nhỏ và họ sẵn sàng mua sản phẩm cao cấp tại nước ngoài.

Sự cạnh tranh của thị trường bán lẻ mới đang chỉ bắt đầu. Việc các doanh nghiệp lớn như Vingroup và Saigon co-op trong thời gian qua mở rộng kinh doanh về nhiều các tỉnh thành lớn và thâu tóm các thương hiệu nhỏ lẻ là minh chứng cho điều này.

Sự cạnh tranh dự kiến sẽ còn khốc liệt hơn bởi sau một thời gian dài tìm hiểu và thử nghiệm tại thị trường Việt Nam, các doanh nghiệp ngoại đã dần nắm bắt được thị hiếu và thói quen tiêu dùng của người Việt, từ đó đưa ra những chiến lược kinh doanh và kỳ vọng phù hợp, sẵn sàng cạnh tranh với các doanh nghiệp Việt.

Một mặt, các chuỗi bán lẻ nước ngoài, với mô hình hiện đại, tân tiến và đã được minh chứng trên thế giới, bên cạnh tiềm lực tài chính có lợi thế cạnh tranh hơn các doanh nghiệp Việt trong mảng phát triển trung tâm thương mại. Mặt khác, các doanh nghiệp Việt đang cho thấy sức mạnh trong lĩnh vực cửa hàng tiện ích với mạng lưới rộng khắp.

Vì vậy, câu chuyện thành bại của một doanh nghiệp bán lẻ có lẽ nằm ở chiến lược kinh doanh, bên cạnh đó là tích hợp công nghệ để phù hợp với thói quen tiêu dùng hiện đại.

Cũng không loại bỏ hướng đi tích hợp hệ sinh thái bán lẻ hoặc kết hợp giữa doanh nghiệp trong nước và nước ngoài để đa dạng hóa sự phát triển, tận dụng thế mạnh của cả 2 bên hướng tới cung cấp nhiều trải nghiệm, sản phẩm tốt, tiện lợi, giá cả phù hợp cho người tiêu dùng.

Theo Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp

Các nhà đầu tư nước ngoài đang tích cực tìm kiếm cơ hội đầu tư vào thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam qua 3 hình thức.

JLL cho biết, Việt Nam đang là điểm đến công nghiệp hấp dẫn nhất trong khu vực Đông Nam Á. Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung gần đây đã khiến các công ty chuyển dịch về Việt Nam nhiều hơn. 

Hiện nay các nhà đầu tư nước ngoài đang tích cực tìm kiếm cơ hội đầu tư vào thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam. Các nhà đầu tư này đặc biệt quan tâm đến ba hình thức để thâm nhập thị trường. 

Thứ nhất là thu mua đất trực tiếp từ các công ty điều hành khu công nghiệp. Đây là phương thức truyền thống để mua được tài sản công nghiệp ở Việt Nam khi các nhà điều hành khu công nghiệp cho nhiều khách thuê khác nhau thuê lại đất trong chu kỳ thuê. Các nhà đầu tư còn có thể mua tài sản trực tiếp từ chính phủ, có thể kể đến như tập đoàn Amata Corporation - nhà cung cấp bất động sản công nghiệp từ Thái Lan, mua đất từ chính phủ vào năm 1994, và thành lập nên khu công nghiệp Amata rộng 342 hecta tại Thành phố Biên Hòa tỉnh Đồng Nai.

Thứ 2 là thành lập mối quan hệ liên doanh chiến lược với các đối tác địa phương có uy tín, những doanh nghiệp mà có quyền sử dụng quỹ địa ốc và có thể hỗ trợ các nhà đầu tư nước ngoài trong quá trình hoàn tất các thủ tục và giấy phép kinh doanh. Một ví dụ điển hình vào năm 1996, với sự hỗ trợ từ phía Chính phủ hai nước, một liên doanh đầu tư giữa các đối tác trong và ngoài nước là công ty Becamex IDC (Việt Nam) và các công ty do tập đoàn Sembcorp Development (Singapore) dẫn đầu được thành lập để thực hiện dự án khu công nghiệp Việt Nam Singapore (VSIP), đã và đang phát triển tổng cộng 09 dự án trên khắp cả nước với tổng quỹ đất hơn 8,600 ha, cung ứng hạ tầng sản xuất cho gần 900 doanh nghiệp với tổng vốn đầu tư 14 tỉ USD.

DJI 0073

Khu Công Nghiệp Đại Đồng Hoàn Sơn, tỉnh Bắc Ninh

Tháng 5/2018, công ty phát triển công nghiệp BW Industrial đã ra mắt với tư cách là liên doanh giữa quỹ đầu tư tư nhân toàn cầu Warburg Pincus và Becamex IDC Corp. Theo thông cáo báo chí, BW Industrial là nhà phát triển công nghiệp và cho thuê hậu cần lớn nhất Việt Nam, với hơn 200 hecta đất công nghiệp đang được phát triển cho đợt đầu tư hơn 200 triệu USD.

Cũng trong tháng 5 năm ngoái, Sembcorp Industries (Sembcorp) đã công bố công ty con của tập đoàn là Sembcorp Infra Services (SIS), ký kết thỏa thuận đăng kí cổ phần với CRE Asia, cổ phiếu do SIS phát hành. SIS sẽ tăng vốn cổ phần lên 20,5 triệu cố phiếu phổ thông qua phát hành cổ phiếu phổ thông mới, và CRE Asia đã đồng ý đầu tư 6,2 triệu USD vào SIS để đổi lấy 6,2 triệu cổ phiếu phổ thông mới, hoặc 30% vốn mở rộng, Sembcorp Development giữ 70% còn lại.

SIS và công ty con thuộc sở hữu của SIS Hải Phòng là nhà phát triển khoảng 30.000 m2 không gian nhà xưởng trong khu đô thị công nghiệp Việt Nam Singapore (VSIP) tại Hải Phòng, Việt Nam. Vốn mới từ CRE Asia và các khoản vay ngân hàng sẽ tài trợ cho việc phát triển thêm 30.000 m2 diện tích kho tại Việt Nam đươc đầu tư bởi SIS.

Thứ 3 là thu hồi đất trực tiếp, hoặc bán và cho thuê lại các bất động sản công nghiệp đang hoạt động với thu nhập ổn định. Cuối năm Mapletree Logistics Trust đã chi 725,1 tỷ đồng (tương đương 31,5 triệu USD) nhằm thâu tóm kho bãi thuộc Công ty TNHH Quốc tế Unilever ("Unilever Vietnam"). Sau khi hoàn tất việc mua lại, tài sản này sẽ được Unilever Vietnam thuê lại trong 10 năm với mức tiền thuê tăng hàng năm.

Ông Stephen Wyatt, Tổng giám đốc JLL Việt Nam nhận định “nhu cầu mạnh mẽ cùng với sự mở rộng của các nhà sản xuất từ Trung Quốc đã đẩy giá đất lên một mặt bằng giá mới. Vào Q2.2019, giá đất trung bình ở thị trường khu công nghiệp phía Nam xấp xỉ 95USD/m2/chu kỳ thuê, tăng 15,8% so với cùng kỳ năm trước”.

Tien Hai Industrial Park

Tuy nhiên, hiện Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức như sự thiếu hụt cơ sở hạ tầng. JLL ghi nhận nhiều dự án cơ sở hạ tầng ở Việt Nam phải bị hoãn do quá trình bồi thường giải phóng mặt bằng và thu hút vốn. Thời gian và chi phí thủ tục hành chính, bao gồm chi phí tài liệu cao và thủ tục hải quan kém hiệu quả khi so sánh với các nước lân cận trong khu vực. Ông Stephen nhấn mạnh “để thu hút đầu tư nước ngoài và luôn đón đầu xu hướng, đặc biệt là trong bối cảnh nền công nghiệp 4.0, Việt Nam cần phải cải thiện mạng lưới cơ sở hạ tầng và thủ tục hành chính. Ngoài ra, chúng ta cần quan tâm hơn đến nguồn nhân lực có chuyên môn tay nghề và khuyến khích đổi mới truyền thông và công nghệ”, JLL nhấn mạnh.

Đánh giá về triển vọng bất động sản công nghiệp cuối năm 2019, JLL  kỳ vọng lĩnh vực công nghiệp sẽ tiếp tục là lĩnh vực hấp dẫn nhất trong nửa sau 2019 và sự quan tâm từ nhà đầu tư nước vào Việt Nam vẫn tiếp tục vững mạnh. Việc thiếu hụt những tài sản công nghệ cao, không gian kho bãi hiện đại và nhu cầu mạnh mẽ từ những doanh nghiệp trong khu vực đang thúc đẩy tiềm năng của thị trường bất động sản công nghiệp. Sự gia tăng nhanh chóng của tầng lớp trung lưu tạo ra nguồn thu nhập khả dụng, và sự gia tăng của thương mại điện tử sẽ tạo ra nhu cầu về cơ sở vật chất hậu cần. Chất lượng tài sản, tốc độ tăng trưởng giá thuê, quy mô giao dịch và thời hạn còn lại của quyền sử dụng đất là những yếu tố mấu chốt cho quyết định của nhà đầu tư, đại diện JLL kết luận.

Theo Báo Nhịp Cầu Đầu Tư

Bất động sản công nghiệp sẵn có được coi là sống lưng cho bất kỳ nền kinh tế sản xuất đang phát triển nào. Tại Việt Nam, bối cảnh này sẽ không có gì khác, và sẽ phụ thuộc rất nhiều về điều kiện thuận lợi của thị trường bất động sản công nghiệp. 

Trong một bài viết phân tích mới đây, bà Hằng Đặng – Tổng Giám Đốc CBRE Việt Nam cho biết, trong chuỗi cung ứng sản xuất toàn cầu, Việt Nam được ghi nhận là trở thành một cứ điểm sản xuất quan trọng trong thời gian gần đây.

"Cơ sở hạ tầng phát triển khắp cả nước, trở thành thành viên của nhiều hiệp định thương mại song phương và đa phương cũng như chi phí ngày càng tăng cao tại các địa điểm sản xuất truyền thống như Trung Quốc, đã cho Việt Nam cơ hội thu hút các tập đoàn lớn trên thế giới. Và do vậy, Việt Nam đã nhanh chóng chuyển đổi từ địa điểm sản xuất nhỏ thành một cứ điểm lớn và thành công", bà Hằng nhận định.

Đáng lưu ý, theo vị chuyên gia, bất động sản công nghiệp sẵn có là sống lưng cho bất kỳ nền kinh tế sản xuất đang phát triển nào. Tại Việt Nam, bối cảnh này sẽ không có gì khác, và sẽ phụ thuộc rất nhiều về điều kiện thuận lợi của thị trường bất động sản công nghiệp.

19 1

Tình hình cho thuê các KCN đã triển khai. Nguồn: DNSE

 

Năm 2019 tiếp tục là một năm có lợi đối với Việt Nam. Ví dụ, theo nghiên cứu của CBRE, giá đất công nghiệp tại một số thành phố chính tại Trung Quốc đã là 180 USD/m2. Khi làm phép so sánh tại Việt Nam, giá đất công nghiệp rơi vào khoảng 100-140 USD/m2. Đây rõ ràng là một điểm thu hút rất hấp dẫn đối với các nhà sản xuất tiềm năng.

Hơn thế nữa, bình quân giá thuê đất công nghiệp tăng vừa phải 5-8% mỗi năm tại Việt Nam. Giá thuê tại các khu công nghiệp ở Việt Nam, đăc biệt là các khu có vị trí chiến lược và gần kết nối với các cơ sở hạ tầng trọng điểm, đang tăng.

Ví dụ như, giá thuê nhà xưởng và kho xây sẵn tại TPHCM trung bình đạt 4,1 USD/m2/tháng. Và giá thuê nhà xưởng công nghiệp xây sẵn ở miền Nam có thể đạt mức 8 USD/m2/tháng tại một khu nhà xưởng cho thuê mới dành cho khách hang Nhật tại TP.HCM.

Tại phía Bắc, trung giá thuê xưởng xây sẵn và nhà kho tại giao động từ 3,5 đến 4 USD/m2/tháng. Giá thuê cao nhất đạt được cho xưởng xây sẵn tại phía Bắc dao động từ 5,5 - 6 USD/m2/tháng cho các khu công nghiệp đã phát triển hạ tầng ở Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương và Hải Phòng.

"Trong thời gian tới, CBRE cho rằng, các khu công nghiệp sẽ tiếp tục phát triển. Tỷ lệ lấp đầy tiêu chuẩn trong khoảng 70-90% sẽ được giữ vững và kết nối cơ sở hạ tầng sẽ đóng vai trò quyết định trong sự lựa chọn địa điểm thuê", bà Hằng nhận định.

bat dong san cong nghiep 370481

Trong một thống kê gần đây của CBRE, số lượng nhà máy tại Việt Nam trong danh sách nhà cung cấp của Apple đã tăng từ 16 trong năm 2015 đến 22 trong năm 2018, và tất cả đều là công ty FDI. Cũng theo xu hướng này, Samsung Electronics Co., Ltd trong năm vừa qua đã thông báo sẽ chấm dứt hoạt động các nhà máy sản xuất điện thoại di động tại Trung Quốc. Hiện tại, 29 công ty Việt Nam đang là nhà phân phối loại 1 của Samsung. Tỷ lệ nội địa hóa đã tăng từ 34% tổng giá trị sản xuất vào năm 2014 lên 57% vào năm 2017. 

"Rõ ràng rằng, hoạt động này đã đánh tiếng lớn cho vị thế và tiếng tăm của Việt Nam như một thị trường sản xuất công nghiệp hàng đầu. Sắp tới sẽ tiếp tục là những thời điểm tốt với sự hỗ trợ từ chính quyền, những khuyến khích thương mại và sự quan tâm của doanh nghiệp. Phần còn lại của năm 2019 và cả năm 2020, chúng ta sẽ thấy Việt Nam tiếp tục tăng nguồn cung bất động sản công nghiệp đến từ lợi ích của sự chuyển dịch sản xuất từ Trung Quốc", bà cho hay.

Đơn vị nghiên cứu cũng dự báo, nguồn cung tiếp tục ra mới ở cả phía Bắc và phía Nam Việt Nam. Sự đa dạng hóa của các khu công nghiệp mới, các xưởng sản xuất và cơ sở hạ tầng chỉ ra rằng Việt Nam sẽ bước vào một thập kỷ mới trong một vị thế trọng yếu và thể hiện được mình là một quốc gia hưởng lợi chính trong quá trình tái cân bằng chuỗi cung ứng sản xuất toàn cầu và Trung Quốc.

Trước đó, nhiều chuyên gia cũng bày tỏ quan điểm về tiềm năng của thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam. Ông Nguyễn Trần Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng đánh giá, bất động sản công nghiệp đang là phân khúc hấp dẫn nhất trong năm 2019.

"Cả trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, đây sẽ trở thành phân khúc có đà phát triển rất tốt, nếu nhà đầu tư biết nắm bắt thời cơ và Nhà nước có chính sách khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện cho thị trường phát triển tương xứng với tiềm năng sẵn có”, ông Nam nói.

Đồng quan điểm, TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương cũng cho rằng, sức hấp dẫn của bất động sản công nghiệp Việt Nam cao hơn mức trung bình của khu vực và tiếp tục được thúc đẩy bởi các yếu tố như: Chi phí lao động thấp, giá thuê đất hợp lý, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi...

Nguồn: Báo Dân Trí

Thực hiện chủ đề năm 2019 là “Đẩy mạnh công tác quy hoạch, phát triển đô thị theo mục tiêu xây dựng tỉnh Bắc Ninh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương”, dưới sự chỉ đạo sát sao của tỉnh, Sở Xây dựng Bắc Ninh đã chủ động, tích cực triển khai công tác quy hoạch kiến trúc, phát triển đô thị.

photo1564969106089 1564969106307 crop 15649691249061127089435
 Tỉnh Bắc Ninh phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2022 (Ảnh: T/L)
 

Thời gian qua, Sở Xây dựng Bắc Ninh đã tập trung hoàn thành điều chỉnh quy hoạch chung đô thị tỉnh Bắc Ninh, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ tại Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 15/05/2019, dự kiến trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đồ án trong quý IV/2019; thực hiện rà soát tổng thể các Đồ án quy hoạch trên địa bàn, rà soát các chợ trên địa bàn, các dự án chuyển đổi, điều chỉnh quy hoạch, đấu giá quyền sử dụng đất... để báo cáo UBND tỉnh; tích cực triển khai thực hiện các quy hoạch phân khu, điều chỉnh hoạch chung Nông thôn mới tại các địa phương gắn với quy hoạch phát triển đô thị; chỉ đạo các địa phương lập, điều chỉnh Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc cho phù hợp thực tiễn làm cơ sở cấp phép, quản lý trên địa bàn. Quản lý tốt không gian, kiến trúc cảnh quan đô thị; tích cực đôn đốc, chỉ đạo các địa phương, Ban Khu vực phát triển đô thị triển khai các quy hoạch phân khu được tỉnh cho phép triển khai, dự kiến báo cáo tỉnh trong tháng 10/2019.

Bên cạnh đó, Sở cũng hoàn thiện trình UBND tỉnh phê duyệt Điều chỉnh Chương trình phát triển đô thị toàn tỉnh; chủ động hướng dẫn địa phương lập đề án đề nghị Bộ Xây dựng công nhận là đô thị loại IV đối với Tiên Du, Yên Phong, Quế Võ và Đề án xây dựng xã Nhân Thắng (huyện Gia Bình) lên thị trấn, 08 xã của TP Bắc Ninh và thị xã Từ Sơn lên phường (đang trình Bộ Xây dựng thẩm định), nâng tỷ lệ đô thị hóa của tỉnh lên khoảng 38%. Tập trung hoàn thiện Đề án xây dựng tỉnh Bắc Ninh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2022, báo cáo Ban cán sự Đảng, Chính phủ, đồng thời chủ động triển khai lập các tiểu Đề án theo chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh.

Công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch tiếp tục được tăng cường và có hiệu quả từ việc cung cấp thông tin quy hoạch đến quản lý thực hiện đầu tư xây dựng theo quy hoạch đã được duyệt. Công tác thẩm định, phê duyệt quy hoạch tiếp tục nâng lên về chất lượng, rút ngắn thời gian theo quy định, đáp ứng yêu cầu về thời gian quy định và mong muốn của tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp. Kết quả, 6 tháng đầu năm 2019, UBND tỉnh, UBND cấp huyện và Sở Xây dựng đã thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ, đồ án quy hoạch với 81 đồ án; cung cấp thông tin quy hoạch, chứng chỉ quy hoạch, thỏa thuận quy hoạch cho 143 dự án (tăng 1,6 lần so với cùng kỳ); giới thiệu khảo sát địa điểm 91 dự án (tăng 40% so với cùng kỳ).

Nguồn:Báo Xây Dựng

Đối tác chiến lược