Tin tức

Nguyễn Ngọc Thảo

Nguyễn Ngọc Thảo

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ASEAN đã tăng năm thứ ba liên tiếp, đạt mức kỷ lục 155 tỷ USD trong năm 2018, so với mức 147 tỷ USD năm trước đó.

ASEAN thu hút nguồn vốn FDI kỷ lục trong 3 năm liên tiếp

ASEAN thu hút nguồn vốn FDI kỷ lục trong 3 năm liên tiếp.

Theo báo cáo đầu tư ASEAN 2019 được Ban Thư ký Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) công bố ngày 3/11, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ASEAN đã tăng năm thứ ba liên tiếp, đạt mức kỷ lục 155 tỷ USD trong năm 2018, so với mức 147 tỷ USD năm trước đó.

Phóng viên TTXVN tại Jakarta dẫn báo cáo trên cho biết tỷ lệ của ASEAN trong tổng lượng FDI toàn cầu cũng tăng từ 9,6% năm 2017 lên 11,5% năm ngoái.

Xu hướng này dự báo sẽ tiếp tục nhờ sự phát triển công nghiệp năng động, cũng như sự cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh trong khu vực.

Theo báo cáo trên, dịch vụ là lĩnh vực nhận vốn FDI lớn nhất trong ASEAN

Cùng chung xu hướng toàn cầu, tỷ trọng của ngành dịch vụ trong tổng lượng FDI của ASEAN đã tăng từ 50% trong giai đoạn 1999-2003 lên 66% trong giai đoạn 2014-2018.

Con số này cao hơn cả tỷ trọng ngành dịch vụ trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Phần lớn vốn FDI trong ngành dịch vụ được đổ vào dịch vụ tài chính, bán sỉ và bán lẻ, và bất động sản.

Báo cáo đầu tư ASEAN 2019 tập trung vào FDI trong lĩnh vực dịch vụ, đặc biệt là ngành chăm sóc sức khỏe.

Báo cáo phân tích tình hình FDI, các tập đoàn lớn và các công ty khởi nghiệp (start-up) trong ngành chăm sóc sức khỏe.

Theo đó, ASEAN đang tăng cường hợp tác khu vực trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe thông qua việc triển khai một số thỏa thuận và kế hoạch hành động chiến lược.

Các nỗ lực nhằm mở cửa thị trường cho các nhà đầu tư tư nhân và cải thiện môi trường đầu tư cho lĩnh vực này cũng đang tiến triển tốt.

Báo cáo đầu tư ASEAN được thực hiện theo thỏa thuận hợp tác kỹ thuật giữa Ban Thư ký ASEAN và Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) với các thông tin từ các thành viên thông qua Ủy ban điều phối ASEAN về đầu tư (CCI) và được Chương trình hợp tác phát triển ASEAN-Australia giai đoạn II (AADCP II) hỗ trợ.

Theo TTXVN

10 tháng năm 2019, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 9,5% so với cùng kỳ năm 2018, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 10,8%.

[Infographics] 10 tháng năm 2019, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 9,5% - Ảnh 1

Theo TTXVN

Thứ hai, 04 Tháng 11 2019

Sắp có "đại đô thị" Hạ Long

"Đại đô thị" Hạ Long sẽ tạo không gian cho sự phát triển xứng tầm của một đô thị du lịch biển đầu tiên của cả nước và là mũi nhọn tăng trưởng về kinh tế, tạo bước đột phá mới cho tỉnh Quảng Ninh.

Tỉnh Quảng Ninh vừa ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TU về việc sáp nhập huyện Hoành Bồ vào để mở rộng địa giới hành chính TP Hạ Long gấp 5 lần hiện tại.

Đô thị lớn nhất cả nước

TP Hạ Long sau khi sáp nhập có diện tích 1.119,36 km2 với dân số 300.267 người. Đơn vị hành chính trực thuộc gồm 33 đơn vị cấp xã, bao gồm 20 phường thuộc TP Hạ Long hiện tại, thị trấn Trới và 12 của huyện Hoành Bồ.

TP Hạ Long sẽ là đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh. Đây sẽ là đô thị lớn nhất cả nước về diện tích tự nhiên và cả số đơn vị hành chính. Trong tương lai gần, TP Hạ Long sẽ trở thành hạt nhân của TP trực thuộc trung ương.

 Sắp có đại đô thị Hạ Long  - Ảnh 1.

Việc hình thành “đại đô thị” Hạ Long góp phần nâng tầm kỳ quan vịnh Hạ Long

Hạ Long hiện là một trong 4 TP và là thủ phủ, trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, thương mại, dịch vụ của tỉnh Quảng Ninh với vịnh Hạ Long - được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên của thế giới. Hạ Long cũng có vị trí chiến lược quan trọng trong khu vực Đông Bắc Việt Nam, gần 2 đô thị lớn là thủ đô Hà Nội, TP Hải Phòng.

Trong khi đó, Hoành Bồ là huyện có diện tích tự nhiên lớn nhất tỉnh, có quỹ đất nông nghiệp, đất rừng tự nhiên, rừng ngập mặn lớn và đa dạng sinh học; cảnh quan môi trường độc đáo đặc sắc; văn hóa bản địa phong phú.

Ông Phạm Hồng Hà, Chủ tịch UBND TP Hạ Long, đánh giá: "Tiềm năng về đất đai, bản sắc văn hóa dân tộc đặc sắc, cảnh quan tự nhiên của Hoành Bồ chắc chắn sẽ bổ khuyết cho những hạn chế của Hạ Long khi quỹ đất đang chật chội và nâng tầm kỳ quan vịnh Hạ Long trong xu thế phát triển du lịch, dịch vụ. Từ đó tạo sức bật mạnh mẽ cho TP Hạ Long".

Ông Nguyễn Xuân Ký, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, cho biết với mục tiêu xây dựng Hạ Long thành TP trực thuộc trung ương, cần có hạt nhân khởi động đủ tầm. Việc sáp nhập này sẽ tạo cho TP Hạ Long mới một không gian đủ lớn để phát triển không chỉ 20-30 năm mà còn trong tương lai xa

Hướng mục tiêu TP trực thuộc trung ương

Tỉnh Quảng Ninh xác định việc sáp nhập 2 địa phương đặt ra nhiều thách thức. Đó là việc tinh giảm và thay đổi công tác tổ chức cán bộ. Ngoài ra, sẽ có một số địa danh quen thuộc với người Hoành Bồ nay bị thay đổi hoặc mất đi, gây xáo trộn đời sống và tâm tư của người dân.

Ông Nguyễn Anh Tú, Bí thư kiêm Chủ tịch UBND huyện Hoành Bồ, cho rằng: "Việc sáp nhập 2 địa phương kiểu gì cũng gây ra tâm tư trong nội bộ cán bộ, công chức, viên chức. Chẳng hạn, 2 ông trưởng phòng thì biết chọn ai, đó là chưa kể nhiều cán bộ đang là thành ủy viên, thường vụ huyện ủy… Tuy nhiên, vấn đề này tỉnh đã lường trước và có sự sắp xếp bộ máy phù hợp để tạo được sự đồng thuận cao với anh em cán bộ, công chức".

Ông Nguyễn Văn Thắng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, khẳng định: "Việc nhập toàn bộ địa giới hành chính huyện Hoành Bồ vào TP Hạ Long có ý nghĩa hết sức quan trọng, không chỉ để bảo đảm tiêu chí về diện tích, dân số của đô thị mà quan trọng hơn là tạo được không gian cho sự phát triển xứng tầm của đô thị du lịch biển và đầu tàu trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; đồng thời thúc đẩy Hoành Bồ phát triển toàn diện. Đây là thời cơ vàng tạo ra động lực, nguồn lực mới, giá trị khác biệt vì sự phát triển chung của Quảng Ninh, hướng tới mục tiêu Quảng Ninh sớm trở thành TP trực thuộc trung ương".

Để hiện thực hóa chủ trương này, lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh nêu rõ song hành với việc tăng cường toàn diện các mặt công tác quản lý trong quá trình sắp xếp, Quảng Ninh sẽ tập trung tăng cường sức mạnh nội lực, nâng cao tính chủ động trong phát triển kinh tế.

Trước mắt, để thu hút các nhà đầu tư, Quảng Ninh sẽ xây dựng 2 cây cầu qua vịnh Cửa Lục để kết nối Hạ Long với Hoành Bồ, đường nối KCN Cái Lân với KCN Việt Hưng vào đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn, cải tạo nâng cấp hệ thống giao thông khu vực Hoành Bồ bằng nguồn ngân sách của tỉnh

Trong thời gian tới, Quảng Ninh có kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng mới, nâng cấp các trục giao thông kết nối các đô thị Hạ Long, Uông Bí, Quảng Yên, Đông Triều…

Theo CAFEF

Du lịch, hạ tầng giao thông, khu công nghiệp phát triển là những yếu tố thúc đẩy thị trường bất động sản thời gian tới.

Về du lịch, Bình Thuận là một trong những thành phố sở hữu đường bờ biển dài thuộc nhóm đẹp nhất Việt Nam.Tỉnh cách TP HCM không xa thuận tiện đón dòng khách du lịch di chuyển theo đường bộ. Trong 6 tháng đầu năm 2019, tổng lượng khách du lịch đến Bình Thuận đạt gần 3 triệu lượt. Tổng thu từ du lịch đạt hơn 7.400 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2018 theo Sở Du lịch Bình Thuận.  

Khu du lịch ... nhìn từ trên cao. Xin nguồn ảnh

Khu du lịch biển Phan Thiết - Bình Thuận nhìn từ trên cao. 

Bên cạnh tiềm năng về du lịch, Bình Thuận đang đẩy nhanh hoàn thiện hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông. Trong đó, tuyến cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây đã đi vào hoạt động, tuyến cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết - Nha Trang bắt đầu triển khai. Ngoài ra, chặng tàu lửa 5 sao Sài Gòn - Phan Thiết đã vận hành giúp cho việc kết nối của du khách dễ dàng hơn.

Cảng vận tải chuyên dụng Vĩnh Tân được đầu tư xây dựng nhằm tạo động lực phát triển kinh tế của tỉnh nhà. Dự án sân bay Phan Thiết trị giá 10.000 tỷ đồng bắt đầu triển khai, dự kiến sẽ hoạt động vào năm 2022.

Tỉnh nâng cấp hàng loạt các tuyến đường như quốc lộ 1A, quốc lộ 55, quốc lộ 28; góp phần tạo động lực phát triển tam giác du lịch TP HCM - Nha Trang - Đà Lạt.

Một đoạn cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây đi qua Bình Thuận. 

Một đoạn cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây đi qua Bình Thuận. 

Bình Thuận cũng là tỉnh đang trong giai đoạn có tốc độ tăng trưởng cao về ngành công nghiệp với đa dạng sản phẩm. Theo đó, dự kiến đến năm 2020 cơ bản hoàn thành hạ tầng thiết yếu các khu công nghiệp Phan Thiết 2, Hàm Kiệm, Sông Bình, Tuy Phong. Đưa vào vận hành các nhà máy nhiệt điện, các nhà máy thủy điện, các dự án điện gió và một số dự án điện mặt trời...

Bên cạnh đó, dự án đất nền tại đây dần mọc lên, nhận nhiều sự quan tâm từ các nhà đầu tư. Các khu đất nằm trên mặt tiền đường quốc lộ 1A, thuận tiện kết nối đến thành phố Phan Thiết, Phan Rang - Tháp Chàm và các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ được chú ý hơn cả. 

Giới địa ốc đánh giá, những tín hiệu tích cực của thị trường bất động sản Bình Thuận sẽ mang đến cơ hội cho nhà đầu tư cũng như cư dân mong muốn an cư bền vững.

Theo VnExpress

Thị trường hàng không Việt Nam sẽ đóng vai trò chủ đạo trong sự tăng trưởng ngành hàng không tại Đông Nam Á.

Nguồn ảnh: Báo Giao Thông

Tập đoàn Boeing vừa công bố báo cáo dự báo các hãng hàng không tại khu vực Đông Nam Á. Báo cáo cho biết, các hãng hàng không tại khu vực Đông Nam Á sẽ cần 4.500 máy bay mới trong 20 năm tới, với trị giá 710 tỷ USD theo giá niêm yết.

Theo ông Darren A.Hulst, Phó Chủ tịch phụ trách mảng marketing thương mại của Tập đoàn Boeing, sự tăng trưởng này kéo theo nhu cầu về các dịch vụ hàng không thương mại trị giá 785 tỷ USD trong giai đoạn từ 2019 - 2038. Đáng lưu ý, theo ông Darren A.Hulst, thị trường hàng không Việt Nam sẽ đóng vai trò chủ đạo trong sự tăng trưởng này. Đến năm 2038, đội máy bay của Việt Nam được dự báo sẽ tăng gấp 4 lần. 

Về khía cạnh này, ông Darren A.Hulst cũng đưa ra nhận định, tăng trưởng GDP hàng năm đạt hơn 6%, tầng lớp trung lưu gia tăng nhanh chóng và ngành du lịch lữ hành phát triển mạnh là những yếu tố chính giúp thị trường hàng không Việt Nam tăng trưởng tốt.

Năm 2020, GDP Việt Nam sẽ tăng 6,8%

Fitch Solutions, đơn vị nghiên cứu vĩ mô của hãng dịch vụ tài chính Fitch Group nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam lên 6,9% năm 2019 thay vì 6,5% như dự báo trước đó. Công ty này cũng cho biết, tín hiệu tăng trưởng tốt trong quý III/2019 là cơ sở quan trọng để Fitch Solutions nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2019 lên 6,9%, một con số khá ấn tượng.

Nhận định về vấn đề này, ông Nguyễn Thiện Tống, nguyên Chủ nhiệm bộ môn Kỹ thuật hàng không, Đại học Bách Khoa TP.HCM từng phát biểu trong một Hội thảo ngành hàng không rằng, có sự tác động qua lại chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng hàng không. Khi nền kinh tế phát triển sẽ khiến ngành hàng không phát triển và ngược lại. Trong các nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng trong giai đoạn 1971-2016, trung bình cứ 1% tăng trưởng GDP sẽ ứng với khoảng 2% tăng trưởng hàng không.

Đối với Việt Nam, hiện đang có hơn 60% tổng số hành khách vận chuyển qua sân bay Tân Sơn Nhất nên tốc độ tăng trưởng Tân Sơn Nhất có quan hệ mật thiết với tốc độ tăng trưởng hàng không Việt Nam cũng như tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Cụ thể, trong giai đoạn 1996-2017, GDP Việt Nam tăng 3,43 lần trong khi vận chuyển hành khách quốc tế Tân Sơn Nhất tăng 6,92 lần, quốc nội Tân Sơn Nhất tăng 17,65 lần, và tổng hành khách quốc tế và quốc nội Tân Sơn Nhất tăng 11,33 lần.

Các hãng hàng không tại khu vực Đông Nam Á sẽ cần 4.500 máy bay mới trong 20 năm tới, với trị giá 710 tỷ USD theo giá niêm yết. Nguồn ảnh: Beoing

Các hãng hàng không tại khu vực Đông Nam Á sẽ cần 4.500 máy bay mới trong 20 năm tới, với trị giá 710 tỷ USD theo giá niêm yết. Nguồn ảnh: Boeing

Tầng lớp trung lưu gia tăng nhanh chóng 

Trong 15 năm tới, tầng lớp trung lưu Việt Nam dự kiến sẽ tăng gấp đôi và sẽ có khoảng 15 triệu người Việt Nam gia nhập tầng lớp này. Theo quan sát của ông Darren A.Hulst, đây này là động lực tăng trưởng hàng đầu của hàng không quốc tế.

Theo tính toán của World Bank, trong giai đoạn 2016 – 2018, tính toán của World Bank cho thấy trung bình mỗi năm Việt Nam có 1,6 triệu người gia nhập vào tầng lớp trung lưu. Với mức bình quân này, tạm tính đến năm 2019, tầng lớp trung lưu tại Việt Nam chiếm 17,3% dân số. Ông Darren Hulst cho biết, "Với tầng lớp trung lưu đang gia tăng nhanh nhất Đông Nam Á, Việt Nam đang trở thành một trong những thị trường hàng không phát triển nhanh nhất thế giới".

Ngành du lịch lữ hành Việt Nam đang phát triển mạnh 

Theo Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), trong năm 2018, khu vực châu Á – Thái Bình Dương đã đón 342,6 triệu lượt khách quốc tế, tăng 6,1% so với năm 2017. UNWTO cũng đưa ra đánh giá rằng, phần lớn các điểm đến ở khu vực Đông Nam Á đều duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh, đặc biệt là Việt Nam đang thu hút ngày càng nhiều khách quốc tế trong những năm gần đây. Và theo số liệu của Tổng cục du lịch, trong 7 tháng đầu năm 2019, Việt Nam đón gần 9,8 triệu lượt khách du lịch quốc tế, tăng 7,9% so với hồi đầu năm 2019. 

Có thể nói rằng, 3 nguyên nhân trên chính là những động lực chính để thị trường hàng không Việt Nam phát triển tốt trong tương lai. Và thị trường hàng không Việt Nam đang  hứa hẹn là một lĩnh vực hấp dẫn dành cho các nhà đầu tư.

Theo Nhịp Cầu Đầu Tư

Các công ty Hàn Quốc đang tăng cường mở văn phòng, lập liên doanh và xây dựng nhà máy tại Việt Nam, khi muốn tìm kiếm các cơ hội trong khu vực...

Tập đoàn CJ đang tăng cường sự hiện diện tại Việt Nam trên nhiều lĩnh vực gồm thực phẩm, giải trí và hậu cần. Ảnh: TL

Khi mà thị trường tại Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất Hàn Quốc, ngày càng bão hòa, các công ty Hàn Quốc đã tìm thấy một giải pháp thay thế bền vững hơn: đầu tư vào Việt Nam.

Các công ty Hàn Quốc đã tiến vào Việt Nam từ những năm 1990, chủ yếu là Hà Nội và TP.HCM. Từ giữa những năm 2000, đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam đã thay đổi từ các ngành công nghiệp nhẹ, như dệt may, sang các ngành công nghiệp nặng như điện tử.

Nhu cầu về một điểm đến thay thế đã tăng lên, vì nhiều công ty đang cố gắng giành được chỗ đứng tại Trung Quốc bắt đầu gặp phải các vấn đề liên quan đến việc mua lại và các thỏa thuận khác.

Chuỗi giá trị toàn cầu đang thay đổi do cuộc chiến thương mại đang diễn ra giữa Mỹ và Trung Quốc cũng đã thúc đẩy các công ty đẩy nhanh đầu tư vào Việt Nam.

"Các công ty Hàn Quốc đang tăng cường mở văn phòng, thành lập liên doanh và xây dựng nhà máy tại Việt Nam, khi họ muốn tìm kiếm các cơ hội trong khu vực", ông Lim Jae-hoon, tổng lãnh sự Hàn Quốc tại TP.HCM cho biết. "Họ đang thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của Việt Nam."

Nền kinh tế của Việt Nam đã tăng trưởng từ 6% đến 7% hàng năm trong những năm gần đây, trong khi tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc chỉ dao động trong phạm vi 2 phần trăm.

Hàn Quốc là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam, với khối lượng thương mại giữa 2 nước đạt 63,9 tỷ USD trong năm 2017. "Sau khi Hàn Quốc và Việt Nam ký hiệp định thương mại tự do (FTA) vào năm 2015, khối lượng thương mại giữa hai nước đã tăng 40%", ông Lim nói.

Quan hệ thương mại Việt Nam - Hàn Quốc.

Quan hệ thương mại Việt Nam - Hàn Quốc trong vòng 6 năm qua.

Điểm đến đầu tư hấp dẫn

Các tập đoàn lớn như Samsung Electronics, LG Electronics, Hyosung Group và Kumho Asiana Group đã đầu tư vào các tổ hợp sản xuất lớn tại Việt Nam.  Năm 2018, Tập đoàn Hanwha đã đầu tư 400 triệu USD vào Vingroup. Trong khi đó, Tập đoàn SK đã đầu tư 470 triệu won vào Masan Group.

Tập đoàn Lotte đã mở rộng kinh doanh khách sạn và bất động sản với sự phát triển của Khách sạn Lotte Hà Nội và mua lại Khách sạn Legend Saigon tại TP.HCM. Ngoài các doanh nghiệp phát triển bất động sản, công ty đã đưa ra kế hoạch tăng số lượng chuỗi cửa hàng giảm giá (Lotte Mart) lên 60 vào năm 2020.

Một tập đoàn bán lẻ khổng lồ khác là Tập đoàn CJ đã tăng cường sự hiện diện của mình trên nhiều lĩnh vực gồm thực phẩm, giải trí và hậu cần. Năm nay, CJ Cheiljedang đã hoàn thành việc xây dựng một nhà máy chế biến thực phẩm tại Khu công nghiệp Hiệp Phước tại TP.HCM để sản xuất bánh bao Bibigo, kim chi cũng như các mặt hàng thực phẩm đông lạnh khác.

CJ CGV, chuỗi rạp chiếu phim lớn nhất Việt Nam, hiện vận hành 78 rạp phim trên toàn Việt Nam.

CJ Logistics đã mua lại phần lớn cổ phần của hai công ty con về vận tải và hậu cần thuộc công ty Gemadept năm 2017. Công ty cũng hợp tác với một hãng hàng không giá rẻ trong kinh doanh vận tải hàng hóa bằng đường hàng không trong năm 2018.

Không chỉ các tập đoàn, mà các ngân hàng thương mại đã đổ xô đến Việt Nam để thu hút khách hàng mở thẻ và cung cấp các khoản vay cho người vay tại địa phương.

Ngân hàng Shinhan Việt Nam hiện đang vận hành 36 chi nhánh trên khắp Việt Nam và đã tăng cường sự hiện diện bằng cách ra mắt trụ sở ngân hàng đầu tư thương mại và giới thiệu dịch vụ quản lý tài sản cá nhân.

Ưu và nhược điểm

Các nhà phân tích giải thích rằng Việt Nam là một điểm đến đầu tư hấp dẫn cho các công ty vì đất nước có môi trường kinh doanh thuận lợi.

Hầu hết các thủ tục hành chính đã được cải cách, để cung cấp các điều kiện tốt nhất cho các hoạt động sản xuất và kinh doanh, theo Cơ quan Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Hàn Quốc (KOTRA).

Việt Nam cũng có lợi thế về địa lý trong khu vực nằm trên tuyến đường biển kết nối với châu Âu và các nước châu Á khác. Thị trường lao động của nó với công nhân trẻ là một điểm hấp dẫn, KOTRA nhận xét.

"Vài năm trước, chính phủ Việt Nam đã đơn giản hóa thủ tục hải quan và thuế để khuyến khích đầu tư nhiều hơn từ người nước ngoài", ông Yoon Joo-young, tổng giám đốc tại KOTRA TP.HCM, chia sẻ.

"Mức lương thấp chắc chắn là một yếu tố đưa các công ty Hàn Quốc đến đây, nhưng lý do chính là để đảm bảo chất lượng, cũng như các hoạt động hậu cần,"

Ông Yoon cũng đã đề cập đến TPHCM, với GDP bình quân đầu là 5.538 USD, cao hơn mức 3.500 USD tại Hà Nội và trung bình cả nước là 2.215 USD.

"Bởi vì TP.HCM giàu hơn các thành phố khác và có tầng lớp trung lưu, nên thành phố này đã có thể thu hút một số công ty cao cấp," ông nói. "Ngoài ra, hành vi tiêu dùng của người Việt Nam rất giống với người Hàn Quốc."

Thế hệ 8X và 9X là những người tiêu dùng chính ở đây, và vì vậy lĩnh vực dịch vụ cũng đang bùng nổ.

"Hiện nay, phần lớn những người chi tiêu cao là những người ở độ tuổi 40. Họ chi tiền cho giáo dục, nhu yếu phẩm hàng ngày và các thiết bị điện tử", ông Yoon nói. "Những người thuộc tầng lớp trung lưu và thượng lưu có xu hướng chi tiền mua ô tô và bất động sản, giống như người Hàn Quốc."

Theo ông, sự gia nhập của các công ty Hàn Quốc vào Việt Nam đã góp phần vào sự chuyển đổi cơ cấu công nghiệp của Đông Nam Á.

"Chúng tôi đang chứng kiến sự chuyển đổi từ công nghiệp nhẹ sang công nghiệp nặng. Việc Việt Nam có thể tiếp tục tăng trưởng kinh tế nhanh trong tương lai hay không phụ thuộc vào việc quá trình chuyển đổi đó sẽ diễn ra như thế nào", ông nói.

Tuy nhiên, Yoon chỉ ra rằng bối cảnh kinh doanh của Việt Nam cũng có một số điểm yếu, chẳng hạn như thiếu cơ sở hạ tầng hay việc cải cách khu vực công chưa hoàn thiện.

Nguồn Korea Times

Đến cuối năm 2019, 380 bộ linh kiện xe hơi dự kiến sẽ được chuyển đến Việt Nam.

Tập đoàn ô tô Nga bắt đầu lắp ráp xe tại Việt Nam

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Hãng thông tấn TASS dẫn lời Phó Thủ tướng Nga Maxim Akimov cho biết Tập đoàn GAZ của nước này sẽ bắt đầu lắp ráp ô tô tại Việt Nam.

Tờ Izvestia từng dẫn thông tin cho biết GAZ dự định thành lập liên doanh với Tập đoàn Thành Đạt của Việt Nam để lắp ráp ô tô trong khu công nghiệp Liên Chiểu, Đà Nẵng.

GAZ là nhà sản xuất xe thương mại hàng đầu châu Âu ở phân khúc xe chở hàng và đứng số 1 ở thị trường Nga. Tập đoàn này hiện có 13 nhà máy sản xuất hiện đại tại Nga (tỷ lệ tự động hóa tới 85%) và các nhà máy lắp ráp tại Thổ Nhĩ Kỳ, Kazakhstan và Cuba. Theo số liệu tháng 9/2019, thị phần của GAZ tại Nga là hơn 45% tổng doanh số hàng tháng.

Nhận định về thị trường Việt Nam, bà Kristina Dubinina, Giám đốc bán hàng khu vực châu Á của GAZ từng nói: "Chúng tôi coi Việt Nam là một thị trường tiềm năng với mức tăng trưởng lớn trong những năm tới. Theo đánh giá khiêm tốn nhất, đến 2024 doanh số toàn thị trường sẽ vào khoảng 550.000 chiếc. Đây là sân chơi rất lớn và tiềm năng đối với GAZ".

Theo CafeBiz

CafeLand – Đó là mục tiêu mà lãnh đạo TP.HCM và Tây Ninh đặt ra trong buổi ký kết Kế hoạch phối hợp triển khai xây dựng dự án đường cao tốc TP.HCM – Mộc Bài vừa diễn ra sáng 26/10 tại TP.HCM

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết, việc chuẩn bị cho dự án đang được tiến hành rất nhanh. Dự kiến cuối năm nay cơ quan chức năng sẽ tham mưu cho lãnh đạo hai địa phương. Đến tháng 9/2020 sẽ lập thẩm định, phê duyệt dự án. Tháng 3/2021 sẽ tổ chức thi công và phấn đấu hoàn thành đúng dịp 30/4/2025.

Dự án cao tốc TP.HCM – Mộc Bài (Tây Ninh) dài khoảng 53,5km bắt đầu từ đường Vành đai 3 thuộc huyện Hóc Môn (TP.HCM) kết nối vào QL22 tại Km 53+850 (trước Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh). Quy mô 6-8 làn xe, lộ giới quy hoạch 140m, trong đó, giai đoạn 1 đoạn từ TP.HCM đến Trảng Bàng xây dựng 4 làn xe tiêu chuẩn; đoạn còn lại từ Trảng Bàng đến Mộc Bài xây dựng quy mô 4 làn xe hạn chế.

Giai đoạn hoàn chỉnh: đoạn từ TP.HCM đến Trảng Bàng xây dựng quy mô 8 làn xe; đoạn còn lại từ Trảng Bàng đến Mộc Bài xây dựng quy mô 6 làn xe.

Dự án có tổng mức đầu tư giai đoạn 1 khoảng 10.688 tỉ đồng, trong đó chi phí xây dựng và thiết bị 5.745 tỉ đồng, chi phí quản lý dự án và chi phí khác 862 tỉ đồng…

Được biết, TP.HCM và Tây Ninh đã đề xuất tự lo kinh phí bồi thường (phía TP.HCM khoảng 2.000 tỉ đồng, Tây Ninh khoảng 1.000 tỉ đồng), phần kinh phí xây lắp, đầu tư con lại kiến nghị Chính phủ cho đấu thầu hoặc chỉ định thầu theo quy định của pháp luật.

Hiện nay, Quốc lộ 22 là tuyến giao thông chủ yếu kết nối từ TP.HCM với Tây Ninh. Tuy nhiên, cung đường này thường xuyên quá tải bởi lưu lượng phương tiện quá lớn, mặt khác quy mô đường nhỏ và nhiều đoạn xuống cấp khiến cho giao thông gặp nhiều khó khăn. Dự án cao tốc TP.HCM – Mộc Bài được đầu tư xây dựng không chỉ giảm gánh nặng giao thông mà còn góp phần thúc đẩy thị trường bất động sản cửa ngõ phía Tây Bắc của TP.HCM phát triển.

Theo CafeLand

Người quan tâm phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng tại Đà Nẵng chủ yếu đến từ Hà Nội và TP HCM.

Trang thông tin Batdongsan.com.vn vừa công bố báo cáo về hành vi của nhà đầu tư địa ốc tại thị trường Đà Nẵng trong quý III/2019 với sự chiếm sóng của các khách hàng tiềm năng đến từ 2 thành phố lớn nhất cả nước: TP HCM và Hà Nội. Mức độ quan tâm đến bất động sản nghỉ dưỡng Đà Nẵng của nhà đầu tư Hà Nội và TP HCM chiếm tỷ trọng 64,5-75%, vượt trội hơn phần còn lại của thị trường.

Ở phân khúc condotel, căn hộ nghỉ dưỡng tại Đà Nẵng, người dùng internet đến từ Hà Nội có tỷ lệ nhà đầu tư quan tâm đạt 47,3%, TP HCM xếp thứ hai, đạt 27,7%, còn lại phân bổ về các khu vực, tỉnh thành khác. Trong khi đó, ở phân khúc biệt thự, nhà liền kề nằm ven biển Đà Nẵng, mức độ quan tâm của nhà đầu tư đến từ Hà Nội chiếm 36,2%, TP HCM đạt 28,3%.

Đơn vị khảo sát này cho biết, mức độ quan tâm này được thống kê từ các chợ bất động sản trực tuyến bằng dữ liệu Big Data dựa trên hành vi tìm kiếm của người dùng internet.

Thị trường bất động sản Đà Nẵng. Ảnh: Nguyễn Đông

Thị trường bất động sản Đà Nẵng. Ảnh: Nguyễn Đông

Xét về mặt địa lý, hành vi tìm kiếm bất động sản nghỉ dưỡng Đà Nẵng của nhà đầu tư đến từ Hà Nội dẫn đầu cả nước và nhỉnh hơn so với nhà đầu tư đến từ TP HCM. Đây là xu hướng được định hình và củng cố trong nhiều năm qua. Tại nhiều thị trường bất động sản nghỉ dưỡng khác trên cả nước, đặc biệt là những địa bàn từng diễn ra sốt đất, nhà đầu tư phía Bắc luôn có hành vi chủ động tìm kiếm, săn tìm cơ hội với tần suất cao nhất.

Sự khác biệt giữa thị trường bất động sản Đà Nẵng với TP HCM và Hà Nội cũng được công bố trong báo cáo này. Cụ thể, mức diện tích bình quân nhà chung cư tại thành phố biển này là 57 m2, rất nhỏ so với Hà Nội (92 m2) và TP HCM (84 m2). Trong khi đó, diện tích bình quân nhà phố riêng lẻ tại Đà Nẵng tuy xấp xỉ bằng Hà Nội nhưng nhỏ hơn TP HCM khoảng 30%.

Dữ liệu cho thấy dù quỹ đất Đà Nẵng còn khá dồi dào, thị hiếu nhà ở tại thị trường này đang chuộng bất động sản diện tích nhỏ trong khi TP HCM và Hà Nội có quỹ đất phát triển đô thị đang thu hẹp dần nhưng diện tích nhà ở lớn phổ biến hơn.

Trong quý III/2019, Đà Nẵng dẫn đầu cả nước về mức độ quan tâm, tìm kiếm bất động sản nghỉ dưỡng, xếp sau là Nha Trang, Bà Rịa – Vũng Tàu.

Theo VnExpress

Trước nhu cầu vận tải ngày càng tăng, từ năm 1998, Chính phủ đã định hướng phát triển mạng lưới đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

[Infographics] Định hướng phát triển giao thông đường sắt tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh - Ảnh 1

Theo TTXVN

Đối tác chiến lược