Tin tức

Bùi Yến Ngọc

Bùi Yến Ngọc

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, công nghệ số sẽ sinh ra những mô hình kinh doanh mới, thách thức mới hoặc thay thế mô hình kinh doanh cũ như dùng tài khoản viễn thông sẽ giải quyết bài toán thanh toán không dùng tiền mặt, nhưng lại thách thức ngân hàng.

3

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, công nghệ số sẽ sinh ra những mô hình kinh doanh mới, thách thức mới hoặc thay thế mô hình kinh doanh cũ.

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, công nghệ số sẽ sinh ra những mô hình kinh doanh mới, thách thức mới hoặc thay thế mô hình kinh doanh cũ. Thí dụ, Uber đang thách thức taxi. Fintech thách thức ngân hàng truyền thống. Cho phép tài khoản viễn thông di động thanh toán mua hàng hoá sẽ giải quyết bài toán thanh toán không dùng tiền mặt đến 100% người dân, nhưng lại thách thức ngân hàng. Vấn đề của Chính phủ là có dám chấp nhận các mô hình kinh doanh mới này hay không. Nếu dám chấp nhận nhưng lại là người sau cùng chấp nhận thì cũng không có giá trị nhiều.

Số hoá nền kinh tế là một cuộc cách mạng về chính sách nhiều hơn là một cuộc cách mạng về công nghệ. Đầu tiên phải là chấp nhận các mô hình kinh doanh mới, chấp nhận những công nghệ mới làm thay đổi căn bản các ngành, gọi là X-Tech, như Fintech, EduTech, AgriTech... thường là sự sáng tạo mang tính phá huỷ cái cũ. Chúng ta chấp nhận cái mới thì công nghệ mới của thế giới sẽ về, người tài trên toàn cầu sẽ về và nền công nghiệp mới sẽ xuất hiện, cái nôi Việt Nam sẽ tạo ra các sản phẩm công nghệ số xuất khẩu được. Nhưng phải là sự chấp nhận sớm, sớm hơn người khác.

“Khi cuộc cách mạng số, CMCN 4.0 xảy ra thì tương lai không nằm trên đường kéo dài của quá khứ. Các nước như Việt Nam chúng ta có cơ hội bứt phá. Nhưng phải là một tư duy mới, không truyền thống, không tuần tự. Cả quản lý nhà nước, cả doanh nghiệp, đều cần một sự đột phá trong tư duy, trong chính sách, trong cách tiếp cận”, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nói.

Liên quan đến việc cho phép dùng tài khoản viễn thông để thanh toán, mới đây ông Phạm Đức Long, Tổng giám đốc VNPT đã đề xuất với Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ  cho phép VNPT triển khai dịch vụ MobiMoney. Ông Phạm Đức Long cho rằng, MobiMoney là xu hướng triển khai chung của thế giới, với tình hình triển khai dịch vụ tài chính số hiện nay thì MobiMoney là một giải pháp mới để hỗ trợ chuyển đổi số và là một trong những cấu phần quan trọng của Cách mạng công nghiệp 4.0 và nhà mạng sẽ chứng minh được vai trò quan trọng của mình khi triển khai dịch vụ MobiMoney.

Trước đó, tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2019, Bộ TT&TT đề xuất với Chính phủ cho phép khách hàng chuyển tiền, mua sắm thông qua tài khoản viễn thông, để thanh toán các dịch vụ có giá trị nhỏ sẽ giúp thanh toán điện tử đến được mọi người dân, dù ở bất kỳ đâu, sẽ kích thích kinh tế tăng trưởng.

Bộ TT&TT cho rằng, tài khoản viễn thông đang dùng để thanh toán các dịch vụ viễn thông và các dịch vụ giá trị gia tăng trên nền mạng viễn thông. Tài khoản viễn thông có vùng phủ xấp xỉ 100% dân số trong khi tài khoản ngân hàng chỉ có độ phủ 30-40%. Do đó, bằng cách này chúng ta có thể triển khai ngay thanh toán điện tử trên phạm vi cả nước, tránh được nguy cơ các đối tác nước ngoài vào Việt Nam chiếm lĩnh thanh toán điện tử. Chỉ cần Chính phủ cho phép thì chỉ ngay ngày hôm sau ngân hàng điện tử có thể phủ tới 100% dân.

Phát biểu tại Hội nghị này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, Chính phủ đồng ý cho sử dụng tài khoản viễn thông thanh toán hàng hóa có giá trị nhỏ, ít nhất cho một doanh nghiệp viễn thông thí điểm phương thức này. Ngân hàng và hệ thống viễn thông cùng tham gia thanh toán điện tử nhỏ lẻ ở một số lĩnh vực.

"Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu ở Hội nghị ASEM rằng, 84% giao dịch ở Trung Quốc là qua thanh toán điện tử, nhưng Việt Nam thì ngược lại. Ông chủ Alibaba một năm kiếm vài chục tỷ USD nhờ sớm làm thanh toán điện tử. Do đó, Việt Nam phải nhanh chóng triển khai để tránh tiêu cực, nhất là triển khai về địa phương các vùng sâu vùng xa", Thủ tướng nói.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng nhấn mạnh, Bộ TT&TT trình Chính phủ cho phép dùng tài khoản viễn thông thanh toán dịch vụ nội dung số, nhà mạng và công ty nội dung số nạp tiền chung tài khoản viễn thông, đây là điểm quan trọng được Nghị quyết 02 đề cập mạnh mẽ.

Thái Khang

 

(VTC News) - Cắt giảm nhân sự, thay đổi hình thức trả lương nhân viên, chạy về các tỉnh tìm nguồn hàng là những diễn biến đang xảy ra tại thị trường bất động sản TP.HCM trong những tháng đầu năm 2019.

Từ năm 2013 đến nay thị trường bất động sản TP.HCM tăng trưởng mạnh, lợi nhuận từ bất động sản gần như đạt tới đỉnh cao. Trước nguồn lợi nhuận dồi dào đó, người người, nhà nhà chuyển qua làm bất động sản. 

Tuy nhiên, đến hiện tại, sau nhiều năm đứng ở tăng trưởng nóng, thị trường bất động sản TP.HCM đang bắt đầu "co cụm". Những người từng "đua" trong "trường đua" siêu lợi nhuận ngày ấy phải ngậm ngùi rút lui.

Tinh giảm hàng nghìn nhân sự

Trước tình trạng thiếu hụt nguồn cung trầm trọng, nhiều doanh nghiệp buộc phải tinh giảm nhân sự nhằm khắc phục bài toán kinh tế. Điều này khiến hàng nghìn nhân viên sale và nhân viên hành chính bế tắc khi bị cho nghỉ việc đột ngột.

15

Sau nhiều dự án dính sai phạm, đến nay thị trường BĐS TP.HCM đang phải chứng kiến sự thiếu hụt nguồn cung trầm trọng do dự án mới bị ách tắc. (Ảnh Tuệ Lâm). 

Điển hình, Công ty giao dịch Bất động sản T.P (quận Bình Tân) mới đây đã buộc phải tinh giảm hơn 50% nhân viên sale của đơn vị. Nguyên do cũng vì thiết hụt nguồn cung.

"Thật sự, hiện công ty đang rất "đói" nguồn hàng, không có hàng bán. Đây là thực trạng chung của các doanh nghiệp bất động sản TP.HCM hiện nay. Trước khó khăn này chúng tôi buộc phải tinh giảm biên chế, cắt bỏ 50% nhân sự chủ yếu là nhân viên bán hàng (sale)", giám đốc Công ty giao dịch Bất động sản T.P nói.

Tại Công ty Bất động sản Hoàng Thiên Thanh (quận 2, TP.HCM), doanh nghiệp này cũng đang "loay hoay" đổi chiến lược.

"Không doanh nghiệp nào lại muốn mình rơi vào thế khó, nhưng hiện nay dường như không còn lựa chọn, tất cả doanh nghiệp bất động sản tại TP.HCM đang buộc phải chọn đường đi khó nhất. 

Trước đây, công ty chúng tôi luôn đặt quyền lợi của nhân viên rất cao, cụ thể là việc trả lương đúng hạn, đi du lịch, tiền thưởng vào các ngày lễ... Tuy nhiên, hiện tại chúng tôi buộc phải "cắt" hết các khoản đó, kể cả tiền lương. Dường như nhân viên cũng hiểu được nỗi khó của công ty khi không có nguồn hàng để bán thì không thể có tiền chi trả, nên ít ai phàn nàn", đại diện Công ty Bất động sản Hoàng Thiên Thanh nói.

Cũng theo đại diện Công ty Bất động sản Hoàng Thiên Thanh, hiện doanh nghiệp đang tập trung về các tỉnh vùng ven, đặc biệt là tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu để tìm cách "giải cứu" cho chính mình.

Một tập đoàn bất động sản có tiếng (dấu tên) tại TP.HCM cũng ngậm ngùi kêu khó: "Trước đây, số tiền lương thưởng một tháng để chi trả cho nhân viên lên đến vài chục tỷ đồng. Thế nhưng, hiện không có nguồn hàng, nhân viên không có việc nên chúng tôi buộc phải tinh giảm hơn 1000 nhân viên để giảm khó khăn về tài chính. Biết điều này sẽ gây khó khăn cho nhiều nhân viên nhưng thật sự doanh nghiệp chúng tôi cũng không còn cách nào khác".

Nói về vấn đề này, anh Hoàng Viết Lãm (ngụ quận Phú Nhuận, TP.HCM), một nhân nhân viên sale vừa bị buộc nghỉ việc than thở: "Tôi không quá xuất sắc trong việc sale sản phẩm bất động sản, nhưng công việc này vẫn là công việc chính của tôi. Tôi gắn bó công việc này đã 3 năm, từ hồi còn sinh viên năm 2, vì thấy dễ kiếm tiền nên tôi đã bảo lưu kết quả học tập tại trường một năm để đi làm sale.

Cứ tưởng công việc này sẽ ổn định, thế nhưng bây giờ bỗng phải nghỉ việc làm tôi không biết xoay sở thế nào. 3 năm nay tôi chỉ tập trung vào tìm hiểu bất động sản, không theo chuyên môn ngành học của mình, giờ thị trường bất động sản chững lại làm tôi không biết đối mặt thế nào trước tình trạng thất nghiệp".

Thị trường bất động sản gặp khó, các doanh nghiệp đồng loạt tinh giảm nhân sự khiến hàng nghìn nhân viên rơi vào cảnh bế tắc. Đáng lo ngại, nhiều doanh nghiệp vì muốn nhanh chóng giải quyết được bài toán kinh tế nên đã bất chấp dành giật các sản phẩm chưa được cấp phép, điều này báo động rủi cho cho chính doanh nghiệp và cả khách hàng khi "xuống tiền".

Không có hàng để bán

Nhiều chủ đầu tư bất động sản tại TP.HCM cho biết hiện các dự án mới bị ngưng trệ vì không được ký, không phê duyệt. 

 

"Gần như không có ai làm việc, không ai dám ký tá gì cả. Hồ sơ ách tắc lại hết ở các sở ngành", đại diện một công ty bất động sản có tiếng ở TP.HCM cho hay. 

Theo chân anh Hạnh một nhân viên làm hồ sơ của một công ty BĐS đến nộp hồ sơ xin cấp phép dự án căn hộ mới chúng tôi thấy hàng loạt hồ sơ chất chồng cao vượt mặt nhân viên xét duyệt. Người đi nộp hồ sơ này nói: "Nhiều tháng trước em nộp hồ sơ xin cấp phép dự án căn hộ mới để triển khai. Dù đã có quy hoạch 1/500 nhưng đến nay vẫn ách tắc. Hỏi các anh chị ở đây cho xin lại hồ sơ họ cũng không thể tìm được vì hồ sơ ách tắc về bất động sản chất chồng như núi". 

14

Sau một giai đoạn tăng trưởng nóng hiện nay thị trường BĐS đang chững lại vì nhiều yếu tố trong đó có nguyên do từ việc thiếu nguồn cung.

(Ảnh Tuệ Lâm).

Phó chủ tịch HĐQT một công ty BĐS lớn tại TP.HCM cho biết, nhận diện được tình hình nên từ đầu năm 2018 doanh nghiệp này đã tích cực săn tìm các dự án đã có sẵn quy hoạch 1/500, có giấy phép đầy đủ nhưng gần như "mò kim đáy bể". 

"Chúng tôi đã buộc phải cắt giảm gần cả ngàn nhân sự do bế tắc về nguồn cung. Đây thực sự là một diễn biến không mong đợi đang xảy ra ở thị trường BĐS TP.HCM", vị này nói. 

Theo số liệu của Sở Xây dựng TP.HCM, trong năm 2018, Sở Xây dựng đã trình UBND thành phố phê duyệt 124 dự án nhà ở thương mại, giảm 12,7% so với năm 2017. Trong đó, có 14 dự án chấp thuận chủ trương đầu tư; công nhận chủ đầu tư 30 dự án; chấp thuận đầu tư 80 dự án. Năm 2018, UBND thành phố đã chấp thuận cho chuyển nhượng 17/25 dự án bất động sản, giảm 15% so với năm 2017.

Ở một góc độ khác, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho biết, sự suy giảm nguồn cung bất động sản trên thị trường đang rất rõ, hiện các dự án được thông qua rất khó khăn. 

Nói về nguyên nhân của thức trạng này, ông Châu cho rằng do những quy định về việc chấp thuận chủ trương đầu tư, công nhận chủ đầu tư, chấp thuận đầu tư dự án đang có những chồng chéo, bất hợp lý mà trước hết là quy định về "đất ở hợp pháp".

Cụ thể, Khoản 4 Điều 23 Luật Nhà ở quy định, doanh nghiệp phải nhận chuyển quyền sử dụng "đất ở" theo quy định của pháp luật về đất đai để xây dựng nhà ở thương mại. Chính quy định này gây cản trở các dự án phát triển các khu đô thị mới, các khu dân cư mới bởi lẽ, các hầu hết các dự án này đều sử dụng chủ yếu quỹ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất chuyên dùng không phải 100% "đất ở".

Mặt khác, quy định này cũng mâu thuẫn với Luật Đất đai quy định tổ chức kinh tế được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của hộ gia đình, cá nhân, trong trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Ông Châu cho rằng, đây là điểm nghẽn đầu tiên trong các điểm nghẽn của thị trường bất động sản hiện nay. Trong khi đó, đến thời điểm này, nhiều doanh nghiệp đã bỏ ra một nguồn vốn rất lớn để giải phóng mặt bằng và thực hiện các công tác chuẩn bị đầu tư. Nhiều doanh nghiệp lâm vào hoàn cảnh rất khó khăn, bị đọng vốn kéo dài, chịu lãi vay tăng cao, dễ dẫn đến bị rơi vào nhóm nợ xấu, mất cơ hội đầu tư, kinh doanh, thậm chí có nguy cơ phá sản.

Công ty Cổ phần Đầu tư Nam Long là một trong những doanh nghiệp điển hình đang gặp trở ngại về thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận chủ đầu tư dự án bất động sản.

Cụ thể, doanh nghiệp này có dự án 5,8 ha, hiện đã giải phóng mặt bằng gần hết, nhưng không thể thực hiện dự án do quy định muốn được công nhận làm chủ đầu tư, doanh nghiệp phải có 100% đất sạch và phải có sổ đỏ cho toàn bộ diện tích đất.

Chung cảnh ngộ, Công ty cổ phần đầu tư kinh doanh Địa ốc Hưng Thịnh (Công ty Hưng Thịnh) cũng thẳng thắn thừa nhận rằng quy định "doanh nghiệp phải có đất ở hợp pháp mới được chấp thuận đầu tư dự án" là quy định "bó chân" doanh nghiệp, gây khó khăn rất nhiều cho doanh nghiệp khi thực hiện dự án hiện nay.

"Nếu có đất ở hợp pháp mới được chấp thuận chủ trương đầu tư thì quá vô lý. Như vậy, làm sao đầu tư những khu đô thị mới, bởi đó toàn là những khu đất nông nghiệp hoặc đất khác chứ hoàn toàn không có đất ở", đại diện Công ty Hưng Thịnh nói.

                                                                                                                                                                                                          TUỆ LÂM

 

 

 

Từ nay đến năm 2045, một trong những yêu cầu hiện nay của Đà Nẵng là phải thu hút dân cư, xây dựng nhà ở, cung cấp cơ hội việc làm để phát triển và cạnh tranh; từ đó sẽ xuất hiện các nhu cầu về cơ sở hạ tầng, thúc đẩy quá trình đô thị hóa.

3

 
 

Do đó, tại Toạ đàm Mùa xuân 2019 do TP Đà Nẵng tổ chức hôm qua (1/3), nhiều chuyên gia quy hoạch cho rằng việc lập quy hoạch và cấu trúc của đô thị cần được cân nhắc để có thể cải thiện sự hội nhập, tính kết nối, hiệu quả và giá trị đất. 

Để phù hợp với tầm nhìn của thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2030-2045, tập đoàn Surbana Jurong xác định, ưu tiên số 1 là phát triển quy hoạch tổng thể của Đà Nẵng nhằm tạo ra các vùng đô thị thông minh và bền vững, có khả năng chống chịu, thích ứng và hỗ trợ cho các mục tiêu và thời gian của các bên liên quan. Trong đó, 3 thành tố quan trọng là: đổi mới sáng tạo, công nghệ và tính bền vững.

Ở giác độ các nhà đầu tư, ông Jonathan Hạnh Nguyễn, Chủ tịch Tập đoàn Liên Thái Bình Dương, nhà phân phối 102 thương hiệu thời trang nổi tiếng trên thế giới, bày tỏ sự quan tâm đối với việc mở một trung tâm thương mại chuyên kinh doanh các mặt hàng giảm giá của các thương hiệu lớn trên thế giới nhằm kích thích nhu cầu mua sắm của người dân, khách du lịch. 

Tuy nhiên, ông Jonathan Hạnh Nguyễn cũng đề cập, do vướng mắc trong tìm kiếm mặt bằng nên mặc dù đã qua 3 năm khảo sát, tập đoàn vẫn chưa thể xây dựng được một khu trung tâm mua sắm lớn tại thành phố.

Bên cạnh đó, theo ông Jonathan Hạnh Nguyễn, Đà Nẵng cần quy hoạch đầu tư nhà ga T3 tại sân bay quốc tế Đà Nẵng có tầm nhìn xa hơn đến năm 2045 nhằm đón đầu lượng khách du lịch tăng mạnh qua từng năm. "Chúng tôi chờ đợi để có thể đầu tư vào Đà Nẵng, vì nhìn thấy tiềm năng lớn của thành phố này trong tương lai", ông Jonathan Hạnh Nguyễn nói.

Bày tỏ sự quan tâm đối với vấn đề môi trường tại Đà Nẵng, ông Huỳnh Uy Dũng, Chủ tịch Tập đoàn Đại Nam cho hay, để giải quyết các tồn tại của môi trường và hướng tới mục tiêu "Thành phố môi trường", Đà Nẵng cần có các dự án khả thi trên cơ sở quy hoạch tổng thể và một nguồn lực đầu tư lớn, đặc biệt là từ nguồn xã hội hóa. 

Ông Dũng cho biết, Công ty CP Xử lý nước thải Hằng Hữu Huỳnh do ông làm chủ có đủ nguồn lực lớn về tài chính, sẵn sàng đáp ứng để triển khai các dự án một cách đồng bộ. Trong thời gian tới, công ty sẽ dành khoảng 10.000 tỷ đồng tập trung xử lý nước thải cả nước, trong đó có đầu tư vào Đà Nẵng.

Một nhà đầu tư nước ngoài cũng cho biết thêm lâu nay, nguồn thu ngân sách của Đà Nẵng dựa vào bất động sản, hiện giờ quỹ đất đã cạn kiệt. Cũng chính vì điều này, ngành được trông đợi mang lại nguồn thu lớn cho Đà Nẵng là du lịch. 

Theo đề án định hướng phát triển hệ thống cơ sở lưu trú du lịch (CSLTD) trên địa bàn thành phố đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030 thì tổng số nhu cầu phòng lưu trú dự kiến là 109.051 phòng. Như vậy, chỉ trong vòng 10 năm theo các số liệu, dân số Đà Nẵng sẽ tăng lên gấp đôi đạt 2,5 triệu người. Số lượng du khách đến thăm và ở lại Đà Nẵng cũng sẽ tăng lên gấp 3. 

Có thể khẳng định, việc này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến rất nhiều đến môi trường đầu tư nếu chúng ta quy hoạch không đồng bộ. Thành phố cần đưa ra các tiêu chí cần thiết để đảm bảo thu hút đầu tư không chỉ trong từng năm mà trong vòng 10 năm hoặc thậm chí là 30 năm tới.

Theo Bí thư Thành ủy Trương Quang Nghĩa, hiện nay, thành phố đang tập trung tháo gỡ và xem đây không chỉ là giải quyết khó khăn, vướng mắc mà qua đó, khơi thông nguồn lực từ đất đai để DN và thành phố đầu tư phát triển.

Bí thư Thành ủy Trương Quang Nghĩa thông tin đến các DN, nhà đầu tư rằng, với việc ban hành Nghị quyết số 43-NQ/TW ngày 24-1-2019, Bộ Chính trị định hướng xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Trong đó, tập trung phát triển thành phố trên 3 trụ cột chính: du lịch, công nghiệp công nghệ cao, kinh tế biển; chú trọng đầu tư 5 lĩnh vực mũi nhọn: du lịch và dịch vụ chất lượng cao gắn với bất động sản nghỉ dưỡng; cảng biển, hàng không gắn với dịch vụ logistics; công nghiệp công nghệ cao gắn với xây dựng đô thị sáng tạo, khởi nghiệp; công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông gắn với nền kinh tế số; sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao và ngư nghiệp.

Bộ Chính trị cũng cho phép Đà Nẵng thực hiện thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù theo thẩm quyền. Tất cả những điều này hứa hẹn sẽ tạo cơ hội, động lực phát triển kinh tế, xây dựng khu vực kinh tế tư nhân lớn mạnh, làm cho lợi ích của chính quyền, người dân và DN đan xen, gắn kết và trở thành "dòng chảy" chủ đạo trong các quyết sách của thành phố. Đây cũng là lý do quan trọng mà Thành ủy Đà Nẵng quyết định chọn năm 2019 là "Năm tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư".

Trong khuôn khổ chương trình Tọa đàm mùa Xuân 2019, UBND TP Đà Nẵng trao giấy chứng nhận đầu tư, quyết định chủ trương đầu tư cho 8 dự án với tổng vốn đầu tư gần 500 triệu USD; trao thông báo cho nghiên cứu đầu tư dự án với tổng vốn gần 3,5 tỷ USD.

Nam Phong

Phân tích về thị trường đất nền tại TP.HCM trong năm 2019, ông Nguyễn Hoàng Tuấn, Tổng giám đốc Công ty CP Yeshouse cho rằng sẽ là phân khúc đột phá trong năm nay, vẫn là kênh đầu tư đem lại lợi nhuận hấp dẫn.

 14
 

Đất nền trong năm qua được xem là phân khúc được nhiều nhà đầu tư ưa chuộng bởi sự đa dạng, phong phú trong khai thác của phân khúc này như: Xây dựng nhà ở, xây căn hộ hoặc phòng trọ cho thuê…đem lại lợi nhuận cao cho nhà đầu tư (NĐT).

Theo nhận định của ông Tuấn, có 3 yếu tố khiến đất nền khu ven, lân cận Tp.HCM vẫn là phân khúc được giới đầu tư ưa chuộng trong năm 2019. Cụ thể:

Thứ nhất, từ năm 2016 – 2018 tình trạng sốt đất liên tục diễn ra ở trung tâm thành phố làm giá đất ở đó bị đẩy lên cao ngất ngưởng, khiến BĐS tại các quận nội thành Sài Gòn trở nên đắt đỏ. Trong khi đó, giá đất vùng ven TP nhìn chung vẫn còn khá mềm so với tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội, nên xu hướng đầu tư ly tâm ra ngoại thành thu hút giới đầu tư.

Thứ hai, câu chuyện xung quanh chủ trương, kế hoạch không phát triển dự án mới tại khu trung tâm hiện hữu Tp.HCM cho đến năm 2020 dường như chưa bớt nóng. Điều đó làm hạn chế cơ hội đầu tư cũng như sở hữu nhà đất của người dân khu vực trung tâm. Nhưng nhìn xa hơn thì chủ trương này lại tác động tích cực đến khu vực lân cận thành phố, là cơ hội để thị trường khu ven Tp.HCM ; đặc biệt là những đô thị vệ tinh bứt phá và cũng cân bằng lực cầu, nguồn cung cũng như đồng bộ hạ tầng khu vực.

Từ 2 yếu tố này, ông Tuấn nhìn nhận, ở khu nội thành Tp.HCM hiện nay các chủ đầu tư chủ yếu tập trung ra hàng phát triển những dự án đã được cấp phép, các nhà đầu tư thứ cấp sẽ mua đi bán lại những sản phẩm đã đầu tư của năm trước, rất ít dự án mới ra hàng. Điều này đồng nghĩa với việc giá BĐS trung tâm có thể còn tăng, vượt xa nhu cầu sở hữu của người mua thực.

Thứ ba, trong giai đoạn này, Tp.HCM đang tiếp tục xây dựng, mở rộng hệ thống hạ tầng giao thông khu vực lân cận thành phố, tạo ra những khu đô thị vệ tinh là động lực phát triển kinh tế. Nhiều tuyến đường giao thông huyết mạch được mở rộng, nhiều cao tốc được xây dựng giúp kết nối nhanh chóng, việc di chuyển từ vùng ven vào trung tâm thành phố cũng dễ dàng hơn. Điều này tạo động lực cho các nhà đầu tư đẩy mạnh khai thác tiềm lực khu vực ven thành phố. Đồng thời, thu hút sự quan tâm của người mua về khu ven.

15

Mức tăng giá trung bình theo ông Tuấn ít nhất 20%/năm

Trên thực tế, giãn dân là điều tất yếu, khi các khu đô thị trung tâm ngày càng đông đúc, kẹt xe. Xu hướng này sẽ ngày càng tăng trưởng tại Tp.HCM. Trong khi hạ tầng liên tục được đầu tư, xây dựng đã và đang tạo tiền đề vững chắc cho thị trường khu ven lân cận Tp.HCM. Phải kể đến một số dự án hạ tầng lớn, có tác động mạnh mẽ đến thị trường BĐS khu lân cận Tp.HCM trong thời gian tới nhưng hầm chui An Suong, các tuyết cao tốc như Bến Lưc -Long Thành, các tuyến đường Vành Đai.…

Ông Tuấn cũng cho rằng, với sức hút vốn đầu tư như hiện nay thì phân khúc đất nền, căn hộ ven, tại khu lân cậnTp.HCM rơi vào mức 20% là ít nhất.

“Đất nền vẫn sẽ là phân khúc đột phá trong năm 2019. Sự đột phá đố đến từ lợi nhuận đầu tư khi khu vực tiềm năng kinh tế mạnh này càng phát triển và đồng bộ hơn. Song song đó, sự đa dạng, phong phú khi khai thác phân khúc này như: xây dựng nhà ở, xây căn hộ hoặc phòng trọ cho thuê,…tạo ra lợi thế riêng cho loại hình này”, ông Tuấn nhấn mạnh.

Theo vị Tổng giám đốc Yeshouse, mức tăng trưởng trung bình 20% ở thị trường nhà đất lân cận Tp.HCM là mức tăng trưởng ổn định, không quá nóng trong năm 2019. Điều này giúp thị trường phát triển bền vững chứ không ồ ạt như thời điểm trước.

Hạ Vy

BizLIVE - "Khi mua thì phải làm sao lời ngay lúc chúng ta mua chứ không phải lời ngay khi chúng ta bán", chuyên gia Phan Công Chánh cho biết.

3

Đề cập tới câu chuyện cụ thể, đầu tư bất động sản với nguồn vốn 1 tỷ đồng, ông Phan Công Chánh, Tổng giám đốc Phú Vinh Group, chuyên gia bất động sản cá nhân đã đưa ra các ví dụ, những lời khuyên cho các nhà đầu tư.

Theo chuyên gia này, khi đầu tư bất động sản tiền chỉ là một trong các yếu tố giúp đầu tư thành công. Những yếu tố khác quan trọng hơn mà nhà đầu tư cần phải lưu ý, thứ nhất là tư duy, tư duy trong thị trường như thế nào; thứ hai là công cụ, có biết cách sử dụng công cụ khi vào thị trường hay không; thứ ba là kỹ năng, kỹ năng sử dụng công cụ hiệu quả hay không là chuyện khác; thứ tư là kiến thức về ngành. Nhiều nhà đầu tư bị thiếu mảng kiến thức về ngành nên khi vào trong thị trường bối rối không biết bắt đầu từ đâu, pháp lý như thế nào.

Kiến thứ về ngành có 4 vấn đề nhà đầu tư phải tìm hiểu sâu. Thứ nhất là kiến thức về từng phân khúc, chẳng hạn đầu tư căn hộ thì khác đất nền như thế nào, đầu tư nhà phố, nhà trọ thì như thế nào… ; thứ hai là kiến thức về thị trường, vào thị trường lúc nào, vào khu vực nào, cầm bao đó tiền thì cách thức, chiến lược vào thị trường ra sao; thứ ba là yếu tố về pháp lý, các dạng pháp lý căn bản cần phân biệt là cái gì, hiện rất ít nhà đầu tư nắm tường tận. Không nắm pháp lý thì cầm 100 tỷ đồng đầu tư cũng rất rủi ro. Cái cuối cùng mới là tiền, là tài chính.

Cụ thể cầm 1 tỷ đồng đầu tư bất động sản như thế nào? Theo cuộc khảo sát ngắn mà Phú Vinh Group mới thực hiện, trên dưới 1 tỷ đồng có thể đầu tư căn hộ cao cấp ở Biên Hòa (Đồng Nai), biệt thự ở Nhơn Trạch (Đồng Nai), nhà phố ở khu vực Hóa An (Đồng Nai), 500m2 đất ở Thái Mỹ, Củ Chi (TP.HCM), nhà phố nhỏ 7m2 nằm đường Nguyễn Kiệm, Gò Vấp (TP.HCM) giá 1,2 tỷ; 120m2 đất gần sân bay Long Thành (Đồng Nai)…

Trong quá trình đầu tư bất động sản, chuyên gia Phan Công Chánh cũng thường mua được các sản phẩm rẻ, rẻ bất ngờ. Vậy làm sao để làm được chuyện đó? Chính là dựa trên các yếu tố trên gồm tư duy, công cụ, kỹ năng, kiến thức ngành.

Chiến lược vào thị trường như thế nào? Nhà đầu tư phải hiểu trên thế giới có hai cách kiếm tiền từ bất động sản một là lãi vốn, hai là câu chuyện dòng tiền. Khi nói câu chuyện lãi vốn là nói câu chuyện mua và bán.

“Khi mua thì phải làm sao lời ngay lúc chúng ta mua chứ không phải lời ngay khi chúng ta bán. Thường nhà đầu tư bị sai ở chỗ vào lúc giá thị trường và chờ thị trường lên rồi mới bán ra. Nhưng thị trường đâu lên mãi, thị trường có 3 trạng thái lên, xuống và đi ngang. Vậy khi nhà đầu tư vào thị trường bằng với giá thị trường có nghĩa là đã mất 70% cơ hội”, chuyên gia bất động sản cá nhân chia sẻ.

Về câu chuyện về dòng tiền, chẳng hạn đầu tư dãy nhà trọ cho thuê. Nhưng câu chuyện liên quan là nhà đầu tư có đủ kỹ năng, kinh nghiệm, kiến thức để quản lý nhóm đối tượng là sinh viên, công nhân thuê nhà hay không. Nhiều trường hợp đầu tư kinh doanh phòng trọ ở TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, nhưng cuối cùng phải bán khoản đầu tư bởi vì đơn giản không quản lý được.

Làm sao để vào thị trường với giá tốt? Thương lượng là một trong những kỹ năng của nhà đầu tư bất động sản cá nhân. Nhà đất gồm nhà và đất. Và cái nào mới tăng giá? Rõ ràng chỉ có đất tăng. Đất chỗ nào có khả năng tăng giá hơn 6 triệu/m2/năm thì đầu tư chắc chắn có lời.

Còn nếu mua căn hộ thì chỉ có 2 thời điểm đầu tư là có lời, thứ nhất là lần đầu tiên công bố dự án, thời điểm đó là giá rẻ nhất; thời điểm thứ hai là lúc sắp giao nhà, khi đó người mua đến họ nhìn thấy mọi thứ tiện ích và ngôi nhà còn mới khiến họ hào hứng đi vào thì thời điểm đó mình có thể bán được lời.

Chuyện vào thị trường thời điểm nào, vào phân khúc nào, khu vực là cực kỳ quan trọng. Đừng nghĩ đầu tư ở Biên Hòa thì mức tăng lợi nhuận kém hơn TP.HCM vì thị trường thành phố giai đoạn này bị chững lại. Ví như chúng tôi mua một căn nhà phố khoảng 90m2 ở phường An Bình. Chủ nhà muốn bán 1,4 tỷ, sau đàm phán thương lượng tôi mua giá 1,3 tỷ. Trong vòng khoảng 1 tuần sau có người trả khoản đầu tư đó 1,5 tỷ. Câu chuyện ở đây không phục thuộc vào vốn nữa mà như tôi đã đề cập đó là kiến thức về ngành , tư duy, công cụ, kỹ năng của nhà đầu tư đến mức nào.

Về đầu tư đất nền, với tài chính tầm 1 tỷ thì chúng ta hiện nay có thể đầu tư đất nền vùng ven. Khi đi mua đất nền nhiều nhà đầu tư bị lỗi căn bản, thứ nhất không hiểu pháp lý, chỉ nên mua đất nền có "sổ đỏ", là thổ cư. Để khi cần có thể dùng đòn bẩy vay ngân hàng. Nhiều người mua đất nền vùng ven là đất sổ tay, đất  nông nghiệp. Loại đất này không được hỗ trợ vay, chỉ có thể mua và chờ đất lên bán. Khi cần tiền để quay lại thị trường rõ ràng là không có. Thứ hai là nguyên tắc của bất động sản là chỗ nào có người thì giá đất mới lên.

Và nếu không có sự nhanh nhạy để vào thị trường như nêu trên? Chúng ta có công thức. Thứ nhất trở thành “trùm” khu vực, phải là thổ địa. Nhiều nhà đầu tư cá nhân cứ đi tìm mải mê thứ bên ngoài trong khi khu vực mình ở đang sống 15-20 năm từng ngóc ngách, con đường, ông tổ trưởng dân phố, bà bán quán cà phê (người mà nắm nhiều thông tin) mình biết hết… mà tại sao mình không quen thân mà đi đầu tư xa xôi. Đó là quan điểm sai.

Thứ hai nhà đầu tư nên trở thành “trùm” phân khúc, phải giỏi phân khúc nào đó. Chúng ta bàn nhiều nhưng tôi cho rằng chỉ cần “trùm” 2 cái đó là đã thu hẹp phạm vi rất nhiều. Bởi nguồn lực của nhà đầu tư bất động sản cá nhân là hữu hạn. Nói là 1 tỷ nhưng chưa chắc đã có tiền nhàn rỗi sẵn có, có khi nằm  ở chứng khoán, ngân  hàng…

Một trong những kênh thông tin tốt là trên các kênh rao vặt. Nhưng lúc đó nhà đầu tư cần kỹ năng phân tích, kiểm tra nguồn thông tin, đọc mẩu tin làm sao biết được chủ nhà đăng hay môi giới đăng, nếu môi giới đăng thì xử lý như thế nào, chủ nhà thì làm sao.

“Nhiều người than phiền môi giới giờ tùm lum lắm, 90% deal tốt nhất tôi có lời là từ môi giới. Ở đây là gì, đó là kỹ năng sàng lọc người môi giới tốt, làm sao người ta có deal tốt lập tức người ta nghĩ tới anh chị ngay, đấy là vấn đề đi xây dựng mối quan hệ chứ nó không còn vấn đề cầm 1 tỷ, vấn đề về tài chính, mà cần rất nhiều kỹ năng”, ông Phan Công Chánh nhấn mạnh.

HUYỀN TRÂM

TP - Theo các chuyên gia bất động sản (BĐS), thị trường BĐS năm 2019 chỉ tập trung giải bài toán BĐS là căn hộ tồn kho từ các năm trước. Nhiều chủ đầu tư đứng ngồi không yên khi mấy năm không bán hết dự án.

42

Cả tháng bán được 1 căn hộ
 
Dù dự án đang bước vào hoàn thiện khâu cuối cùng nhưng cả tháng trước Tết Nguyên đán 2019, một dự án nhà thương mại tại quận Long Biên (Hà Nội) mới chỉ bán được 1 căn hộ. Tết vừa qua, để giữ chân nhân viên, chủ đầu tư phải tạm ứng tiền nhà ra trả nhân viên công ty. Một dự án khác tại quận Hà Đông có tổng hơn 400 căn hộ, mở bán từ cuối năm 2017 nhưng đến nay cũng mới có 40 căn hộ được giao dịch. Thậm chí có dự án hàng nghìn căn hộ ở Hà Nội mở bán 3 năm nay nhưng số lượng bán được chưa đến 100 căn.
Vì vậy, từ nửa cuối năm 2018, cùng với việc thu hút môi giới, những chương trình khuyến mại, hỗ trợ lãi suất khủng cũng được các chủ đầu tư tung ra để kích cầu. Ở hầu hết các dự án căn hộ, người mua nhà hiện chỉ cần nộp 30-50% trị giá căn hộ, kể cả với những dự án đã xây xong là có thể về ở ngay. Khoản tiền còn lại được các tổ chức tín dụng là đối tác của chủ đầu tư cho vay, hầu hết không lãi suất trong 2 năm đầu. Bên cạnh đó còn chưa kể các chương trình chiết khấu có nhiều dự án lên tới 11% giá trị căn hộ.
Cụ thể, dự án Mỹ Đình Plaza 2 (Nam Từ Liêm, Hà Nội), chủ đầu tư chiết khấu lên đến 8% trước thuế với khách mua căn 3 phòng ngủ không vay vốn. Chủ đầu tư dự án Kosmo Center (Tây Hồ, Hà Nội) ưu đãi 2% trị giá sản phẩm; tặng voucher 5% khi mua thêm căn hộ...
Một lãnh đạo công ty địa ốc ở Hà Nội cho rằng, doanh nghiệp làm dự án “hot” đến mấy thì cũng vẫn có những căn hộ khó bán. Đó là những căn hộ có diện tích lớn, hay căn góc xấu. Căn diện tích lớn thì sẽ “to tiền”, còn căn xấu thì dù giảm giá hết  cỡ vẫn khó bán.
Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh, thị trường BĐS vẫn còn một số vấn đề cần lưu ý, đó là: Lượng tồn kho BĐS vẫn còn khá lớn (còn khoảng 22.976 tỷ đồng) tập trung ở các dự án nằm ở xa trung tâm các đô thị, hạ tầng hầu như chưa có hoặc chưa hoàn thiện. Nguồn cung nhà ở trung, cao cấp hiện nay đang dư thừa, trong khi rất thiếu nguồn cung nhà ở xã hội và nhà ở thương mại giá thấp mà thị trường đang cần nhiều.
“Nhìn tổng thể, thị trường BĐS đang phát triển theo hướng bền vững song cũng tiềm ẩn một số nguy cơ. Cơ quan quản lý nhà nước sẽ phải có các giải pháp ứng xử kịp thời, nhằm đảm bảo cho thị trường tiếp tục phát triển ổn định, bền vững”, ông Sinh nói.
 

Năm 2019 giải quyết hàng tồn kho

 
Ông Nguyễn Anh Quê, Giám đốc Cty địa ốc G6 phân tích, cuối năm Mậu Tuất, sản phẩm căn hộ được tung ra rất lớn, nhiều dự án có quy mô hàng chục nghìn căn hộ. “Tuy nhiên, năm Kỷ Hợi, số dự án mới theo nhẩm tính của chúng tôi hiện chỉ đếm trên đầu ngón tay. Nguồn cung căn hộ mới ở tất cả phân khúc, sản phẩm đều dự kiến thấp hơn năm 2018. Do đó, thị trường chủ yếu tiêu thụ hàng tồn của những dự án đã giới thiệu từ giai đoạn trước”, ông Quê nói.
Theo ông Quê, nhu cầu nhà ở cao nhất đang có với phân khúc nhà giá rẻ, giá dưới 15 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, những dự án có mức giá này hiện rất ít hoặc vị trí lại quá xa nên không thu hút được khách mua. Do đó, những sản phẩm trung cấp, có giá bán từ 16 đến 25 triệu đồng hứa hẹn thanh khoản tốt nhất, với người mua chủ yếu là để ở, giá sẽ chỉ biến động ở mức 3-5%.
Đơn vị nghiên cứu thị trường bất động sản CBRE cũng nhận định, trong năm Kỷ Hợi, nguồn cung chủ yếu đến từ những dự án đã ra hàng tại Gia Lâm, Đại Mỗ, Tây Mỗ, Hà Đông và một số ít ở Đông Anh. Về vị trí, 50% nguồn cung mới vẫn ở phía Tây. Trong khi đó, ở phía Đông thủ đô sẽ có lượng lớn căn hộ được tung ra thị trường.
Về vấn đề hàng tồn kho bất động sản, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TPHCM tỏ ra lo ngại rằng, thị trường dù được thông báo giảm dần lượng tồn kho cũ, nhưng đang có dấu hiệu xuất hiện nhiều hàng tồn kho mới. Nếu không có biện pháp khắc phục sẽ là mối lo lớn cho thị trường. Theo ông Châu, có nhiều thách thức có thể tác động không tốt đến thị trường bất động sản 12 tháng tới.
Trong đó, có nguy cơ về tồn kho lớn trong bối cảnh dấu hiệu dư thừa nguồn cung phân khúc BĐS cao cấp và rất thiếu nhà ở phân khúc bình dân. Hàng tồn kho BĐS theo kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp và hàng tồn kho trong quá trình phân phối, lưu thông là điều bình thường. Điều đáng quan tâm là hàng tồn kho do đã đưa ra thị trường nhưng chưa tiêu thụ được, bị ế, có tác động đến tính thanh khoản của doanh nghiệp và quan hệ tín dụng với ngân hàng thương mại trong vấn đề nợ xấu và an toàn tín dụng.

Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh, thị trường BĐS vẫn còn một số vấn đề cần lưu ý: Lượng tồn kho BĐS vẫn còn khá lớn (còn khoảng 22.976 tỷ đồng) tập trung ở các dự án nằm ở xa trung tâm các đô thị, hạ tầng hầu như chưa có hoặc chưa hoàn thiện. Nguồn cung nhà ở trung, cao cấp hiện nay đang dư thừa trong khi rất thiếu nguồn cung nhà ở xã hội và nhà ở thương mại giá thấp mà thị trường đang cần nhiều. 

Hạ Vy - Theo đánh giá thị trường của các chuyên và doanh nghiệp, quý 2 và 3/2019 mới là thời điểm doanh nghiệp rục rịch các dự án mới ra thị trường. Giai đoạn quý đầu năm vẫn là “tháng ăn chơi” của nhiều doanh nghiệp địa ốc Tp.HCM.
 

Dự kiến nhiều dự án mới sẽ bung hàng trong quý 2&3/2019

Theo ghi nhận thị trường, giai đoạn đầu năm nhiều sàn BĐS vẫn khá im ắng, thậm chí cho nhân viên nghỉ Tết dài hơi vì chưa có dự án mới triển khai. Theo dự báo, bước sang giai đoạn quý 2/2019 mới là thời điểm doanh nghiệp bung dự án ra thị trường, đa phần cũng là dạng đặt giữ chỗ, chờ thời điểm thích hợp mới mở bán chính thức.

40

Ở phân khúc đất nền, nhiều doanh nghiệp đang cho khách hàng đặt giữ chỗ. Chẳng hạn, Cát Tường Group hiện đang cho đặt giữ chỗ giai đoạn 2 dự án Cát Tường Phú Hưng (Bình Phước) với mức giá từ 789 triệu đồng/nền. Theo đơn vị này, khoảng cuối tháng 3/2019 mới chính thức mở bán tập trung. Từ nay đến cuối năm doanh nghệp này sẽ triển khai thêm 3 dự án khác ở khu vực tỉnh lân cận Tp.HCM.

Tương tự, Công ty CP Đầu tư kinh doanh Địa ốc Á Châu cũng đang trong quá trình hoàn thiện pháp lý để bung ra thị trường một dự án đất nền tại huyện Nhà Bè (Tp.HCM) trong quý 3 năm nay. Ngoài ra, đơn vị này dự kiến trong năm nay sẽ triển khai thêm 1 số dự án đã có sẵn quỹ đất cùng với chủ đầu tư.

Ở phân khúc căn hộ, một số dự án giá trên dưới 2 tỉ đồng cũng rục rịch ra hàng sau khi hoàn thiện pháp lý. Phải kể đến dự án Metro Star của CĐT CT Group dự kiến bung hàng trong khoảng quý 3/2019. Hay, dự án chung cư thuộc khu đô thị Vạn Phúc của CĐT Đại Phúc cũng dự kiến giới thiệu ra thị trường quý 3/2019. Một dự án căn hộ khác tại khu Đông, Tp.HCM của CĐT EZLand cũng sẽ giới thiệu ra thị trường vào quý 2/2019.

Ở phân khúc căn hộ cao cấp, Alphaking thông tin trong quý 2/2019 sẽ giới thiệu ra thị trường dự án Centennial Ba Son và tháp 2 Alpha Hill. Cùng phân khúc, dự kiến Rome by Diamond lotus của Phúc Khang dự kiến sẽ cho khách hàng giữ chỗ trong năm nay (chưa công bố thời gian chính thức).

Theo ghi nhận, hầu hết các dự án dự kiến sẽ giới thiệu ra thị trường trong giữa năm 2019 đều đã rục rịch hoặc “manh nha” thông tin ra thị trường từ giai đoạn cuối năm 2018. Theo đánh giá của các chuyên gia, sau thời gian chuẩn bị kỹ càng về mặt pháp lý, các CĐT mới chính thức giới thiệu đến khách mua.

Nguồn cung vẫn tiếp tục khan hiếm

Tuy vậy, nguồn cung sản phẩm BĐS năm 2019 được dự báo sẽ tiếp tục khan hiếm. Trong đó, phân khúc nhà vừa túi tiền còn “vắng bóng” hơn năm 2018.

Ông Huỳnh Ngọc Châu, Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư kinh doanh Địa ốc Á Châu cho biết, xét về tổng nguồn cung mới trên thị trường năm 2019 sẽ giảm so với năm 2018 vì thực tế, khá ít sản phẩm hoàn thiện pháp lý để giới thiệu được ra thị trường. Đặc biệt, trước bối cảnh TP tăng cường rà soát các dự án phần nào ảnh hưởng đến nguồn cung BĐS trong năm nay.

Nói về thị trường BĐS Tp.HCM năm 2019, ông Nguyễn Văn Đính - Tổng thư kí Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho rằng, trong năm 2019, Tp.HCM sẽ tiếp tục được đầu tư mạnh về hạ tầng giao thông đô thị, đặc biệt là các tuyến đường liên kết các vùng ngoại thành với trung tâm thành phố… tất yếu kéo theo sự phát triển của thị trường BĐS.

41

Dự báo thị trường BĐS năm 2019 sẽ tiếp tục khan cung

Tuy nhiên, thời điểm này, Tp.HCM đang trong quá trình rà soát lại việc phê duyệt các dự án trước đây nên nguồn cung từ các dự án đã hoàn thành thủ tục chuẩn bị đầu tư sẽ bị hạn chế, khan hiếm trong khoảng 6 tháng đầu năm. Nhưng 6 tháng cuối năm nguồn cung tăng mạnh trở lại, nâng tổng lượng cung cả năm xấp xỉ năm 2018.

Theo ông Đính, với các dự án đủ điều kiện bán hàng, nguồn cung phần lớn tập trung ở phân khúc trung cấp, phân khúc bình dân. Nguồn cung phân khúc cao cấp, siêu cao cấp sẽ khan hiếm do các dự án ở trung tâm bị rà soát, thu hồi. Do đó, mức giá căn hộ phân khúc này có thể tăng nhẹ.

Nói về mức tăng giá trong năm 2019, ông Huỳnh Ngọc Châu cho rằng, mức chênh giá BĐS năm Kỷ Hợi dự báo sẽ dao động trung bình từ 10-15%/năm, hạn chế phát sinh các khu vực tăng giá đột biến như năm 2018. Về sức mua, ông Châu nhận định, nhu cầu thị trường vẫn còn, tuy nhiên xu hướng dạt về khu tỉnh lẻ để đầu tư BĐS sẽ mạnh mẽ hơn năm trước vì thực tế, ở nội đô không còn quỹ đất rộng và giá mềm.

UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa ban hành Quyết định phê duyệt danh mục 10 dự án đầu tư có sử dụng đất và công bố danh mục lựa chọn nhà đầu tư dự án nhà ở và khu đô thị mới trên địa bàn tỉnh.

39

Danh mục gồm các dự án: Nhà ở xã hội trên địa bàn huyện Châu Đức (thị trấn Ngãi Giao, huyện Châu Đức), Nhà ở xã hội Phước Điền (thị trấn Phước Hải, huyện Đất Đỏ), Khu đô thị mới dầu khí Vũng Tàu (phường 10 và phường 11, TP. Vũng Tàu), Nhà ở xã hội tại khu công trình công cộng và tái định cư phường 12 (phường 12, TP. Vũng Tàu), Nhà ở xã hội thuộc khu tái định cư 10ha (phường 10, TP. Vũng Tàu) và 5 Khu nhà ở công nhân 14,5ha đô thị mới Phú Mỹ (phường Phú Mỹ, TX. Phú Mỹ).

UBND tỉnh giao Sở Xây dựng chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan căn cứ danh mục dự án được phê duyệt, tổ chức thực hiện công tác lựa chọn nhà đầu tư dự án có sử dụng đất theo các quy định của pháp luật.

Theo Sở Xây dựng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, thực hiện Đề án "Phát triển quỹ NOXH", đến nay tỉnh đã đầu tư và đưa vào sử dụng 1.423 căn hộ, đạt khoảng 28,5% so với đề án. Vốn ngoài ngân sách xây dựng khoảng 1.900 căn, đạt 47% so với đề án, trong đó DN trong các KCN đầu tư khoảng 1.722 căn đáp ứng cho khoảng 5.000 công nhân có chỗ ở ổn định và DN kinh doanh bất động sản xây dựng khoảng 176 căn phục vụ chủ yếu cho các cán bộ, công nhân và người lao động có thu nhập thấp khu vực đô thị.

Nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết về nhà ở của người có thu nhập thấp, trong thời gian tới tỉnh sẽ tiếp tục thực hiện chương trình NOXH. Theo đó, đến năm 2020, tỉnh dự kiến sẽ triển khai xây dựng 7.765 căn hộ với tổng diện tích xây dựng khoảng 961.000m2.

Theo Sở Xây dựng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, các chính sách hỗ trợ, ưu đãi khi nhà đầu tư tham gia đầu tư NOXH tại BR-VT gồm: được giao đất sạch, miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; DN được dành 20% tổng diện tích sàn nhà ở của dự án để bán, cho thuê theo giá kinh doanh thương mại; miễn, giảm thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập DN; được vay vốn ưu đãi từ Quỹ đầu tư phát triển tỉnh; được miễn thủ tục thẩm định thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công công trình.

Theo Chỉ thị 28-CT-UBND của UBND tỉnh tháng 11-2017, giai đoạn 2017-2020, ngoài các chính sách ưu đãi thu hút đầu tư như trên, UBND tỉnh còn tập trung chỉ đạo công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng để tạo quỹ đất sạch phát triển NOXH.

Về nguồn vốn, Sở Kế hoạch và Đầu tư rà soát, bố trí đủ nguồn vốn từ nay đến năm 2020 để thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng và đầu tư xây dựng các công trình NOXH do Nhà nước thực hiện; nghiên cứu phương án dành 10% tiền bán đấu giá các khu đất công, trụ sở các cơ quan Nhà nước để xây dựng NOXH.

Tháng 5/2018, UBND tỉnh có văn bản chấp thuận chủ trương công khai thông tin 6 khu đất với tổng diện tích 124.699ha chuẩn bị đầu tư xây dựng nhà ở xã hội bằng nguồn vốn ngoài ngân sách trên địa bàn tỉnh để thực hiện thủ tục lựa chọn chủ đầu tư dự án theo quy định.

Theo đó, 6 khu đất gồm: Khu đất thuộc quy hoạch Khu công cộng và tái định cư phường 12, Khu đất thuộc khu tái định cư 10ha phường 10 (TP.Vũng Tàu); khu đất thuộc khu tái định cư đô thị mới Phú Mỹ, khu đất 14,5ha đã xây dựng hạ tầng kỹ thuật tại phường Phú Mỹ (TX.Phú Mỹ); khu đất thuộc đường quy hoạch số 2 thị trấn Phước Hải (huyện Đất Đỏ); khu đất quy hoạch dân cư thuộc thị trấn Ngãi Giao (huyện Châu Đức).

 

Nam Phong

Theo Nhịp sống kinh tế

Trong báo cáo mới đây, CBRE Việt Nam đã chỉ ra khu vực phát triển mạnh mẽ nhất loại hình shophouse (phân khúc nhà phố tại khối đế dự án căn hộ bán) tại Tp.HCM thuộc về khu Nam (bao gồm quận 7 và huyện Nhà Bè).

38

Trong đó, khu vực huyện Nhà Bè, tập trung quanh tuyến đường Nguyễn Hữu Thọ, đang là một thị trường mới và đầy tiềm năng cho các sản phẩm shophouse.

Theo CBRE, hiện nay khu vực quận 7 (bao gồm khu đô thị Phú Mỹ Hưng) đang có 471 căn shophouse tại khối đế các dự án chung cư với giá chào thuê bình quân đạt từ 22 - 30 USD/m2/tháng và giá chào bán các căn hộ dạng này cũng đạt mức từ 4.000 USD/m2.

Cùng với quận 7, khu vực huyện Nhà Bè cũng đang bắt đầu nổi lên khi có hàng loạt dự án hiện hữu có shophouse như: Phú Hoàng Anh, Sunrise Riverside, Hoàng Anh Gia Lai 3, Dragon Hill và Phú Mỹ Hưng Saigon South Residence.

Các dự án mới, đang xây dựng có thể kể đến như: Sunrise Riverside và Phú Mỹ Hưng Saigon South Residence (có mức giá bán cho shophouse trung bình lần lượt là 3.652 USD/m2 và 2.767 USD/m2).

Dự án The Park Residence cũng sẽ có 90 căn shophouse (Center Point Shopping Plaza) dự kiến sẽ cho thuê dài hạn trong năm 2019. Giá chào thuê tại khu vực cũng đạt mức trung bình từ 10 đến 25 USD/m2/tháng, có dự án đạt mức giá thuê từ 15 - 20 USD/m2/tháng như Phú Hoàng Anh 1.

Theo Hạ Vy

Nhịp sống kinh tế

Thứ bảy, 23 Tháng 2 2019

Vay mua nhà ngày càng khó

Lãi suất vay mua nhà có xu hướng nhích lên, trong khi nguồn vốn cho vay trung dài hạn của ngân hàng không còn dồi dào như trước

Đang có nhu cầu vay 250 triệu đồng để sửa nhà, mấy ngày nay, chị Thanh (ngụ quận Bình Thạnh, TP HCM) chạy đôn đáo hỏi ngân hàng (NH) thủ tục vay nhưng chưa được vì thấy lãi suất lên tới 11,5% - 12,5%/năm.

Ngược xuôi gõ cửa ngân hàng

Có NH đưa ra mức lãi suất ưu đãi thấp hơn nhưng chỉ trong 3-6 tháng đầu, sau đó thả nổi theo thị trường. "Tôi thấy mức lãi suất này cao, chưa kể các NH sẽ thả nổi sau khi hết thời gian ưu đãi. Với xu hướng lãi suất huy động nhích lên từ cuối năm ngoái đến giờ, sợ lãi vay còn tiếp tục tăng" - chị Thanh băn khoăn.

37

Lãi suất vay tăng, nguồn vốn trung và dài hạn hạn chế khiến việc vay mua nhà ngày càng khó Ảnh: TẤN THẠNH

Tiếp tục khảo sát thêm vài NH nữa, chị Thanh vẫn nhận được trả lời từ cán bộ tín dụng về mức lãi suất khoảng 11%/năm với điều kiện vay có tài sản thế chấp kèm chứng minh thu nhập đủ khả năng trả nợ. "Tôi hỏi chi nhánh một NH thương mại nhà nước ở quận Gò Vấp, cán bộ tín dụng cho biết lãi suất vay năm đầu là 9,5%/năm, từ năm thứ 2 trở đi lãi suất 10,5%/năm nhưng điều kiện vay khó và chỉ nhận hồ sơ của khách hàng ở các quận lân cận" - chị Thanh nói.

Tại một chi nhánh ở quận 1 của NH TMCP Sài Gòn (SCB), nhân viên tín dụng thông tin với chị mức lãi suất vay mua nhà đang được SCB áp dụng là 11,5%/năm với điều kiện khách hàng mua thêm một gói bảo hiểm nhân thọ khoảng 8 triệu đồng (năm đầu tiên). Nếu không mua bảo hiểm, mức lãi vay mua nhà là 12,5%/năm, được tính bằng lãi suất huy động trung dài hạn bình quân 7,7%/năm cộng biên độ 4,8%.

Hiện một số NH khác đang triển khai gói ưu đãi tín dụng cho khách hàng vay mua nhà, sửa nhà có tài sản thế chấp nhưng chỉ trong vài tháng đầu, sau đó thả nổi lãi suất. Như tại NH TMCP Tiên Phong (TPBank), cán bộ tín dụng chi nhánh NH này ở quận 1 cho biết vừa triển khai gói tín dụng vay mua nhà lãi suất 6,6%/năm trong 3 tháng, từ tháng thứ 4 lãi vay bình quân khoảng 11%/năm hoặc gói tín dụng 8,9%/năm trong 12 tháng và sau đó lãi suất thả nổi khoảng 11,9%/năm.

Tại NH TMCP Phương Đông (OCB), lãi vay mua nhà đang áp dụng gần 7%/năm trong 6 tháng đầu, sau đó thả nổi bình quân khoảng trên 11%/năm. Dù vậy, lãi vay có thể thấp hơn đôi chút hoặc cao hơn tùy thuộc vào khả năng trả nợ, năng lực tài chính của từng khách hàng nếu đã có lịch sử vay vốn tại NH…

Chưa đáng lo ngại?

Thực tế, lãi suất cho vay mua nhà đất đã nhích lên đáng kể sau "cuộc đua" tăng lãi suất huy động từ cuối năm 2018 đến nay. Hiện mặt bằng lãi suất huy động đã xuất hiện phổ biến các mức trên 8%/năm, trong khi lãi vay phần lớn cũng trên 11%/năm, tăng thêm khoảng 0,5-1 điểm phần trăm so với nửa năm trước.

Một yếu tố khác, từ đầu năm 2019, tỉ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn theo quy định của NH Nhà nước đã giảm xuống còn 40%, thay vì mức 45% như năm ngoái, khiến nguồn vốn tín dụng trung dài hạn đổ vào bất động sản không còn dồi dào. Trong khi các khoản vay mua nhà thường khá dài, từ 10-20 năm, thậm chí hơn 20 năm. Do đó, một số NH đã chủ động tăng lãi suất vay mua nhà lên để hạn chế nhu cầu vay vốn từ khách hàng.

Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc NH Nhà nước Chi nhánh TP HCM, nhìn nhận đầu năm ngoái, NH Nhà nước đưa chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 17% nhưng đến cuối năm hệ thống NH chỉ tăng hơn 14%. Năm nay, chủ trương từ đầu năm là kiểm soát tăng trưởng tín dụng ở mức thấp hơn cả năm 2018, trong đó cho vay lĩnh vực bất động sản tiếp tục được yêu cầu kiểm soát chặt chẽ. "Quyết định cho vay vẫn thuộc về các NH sau khi thẩm định, đánh giá nhưng người vay cũng cần cân nhắc bảo đảm khả năng tài chính" - ông Minh nói.

Theo tổng giám đốc một NH cổ phần tại TP HCM, đến giờ NH vẫn chưa nhận được chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2019 từ cơ quan quản lý. Hiện mới có chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 14% áp dụng cho ngành NH trong năm nay nên NH cũng phải cân nhắc khi cho vay các lĩnh vực trung dài hạn, trong đó có vay mua nhà dù không hạn chế nhưng cũng phải cân nhắc.

Dù vậy, trước lo ngại của nhiều khách hàng, lãnh đạo nhiều NH khẳng định lãi vay sẽ khó tăng mạnh. Chủ trương của NH Nhà nước ngay từ đầu năm là ổn định lãi suất, một số NH lớn đã có động thái giảm lãi suất cho vay các lĩnh vực ưu tiên. Ngoài ra, vì yếu tố cạnh tranh khiến các NH không dám mạnh tay đẩy lãi vay lên cao, trong đó có lãi suất cho vay mua nhà.

Theo vị tổng giám đốc NH cổ phần trên, nhiều quy định của NH Nhà nước sắp có hiệu lực cũng yêu cầu NH thương mại tính toán lãi suất cho từng khoản vay của khách hàng. Chẳng hạn, nếu người vay mua nhà có giấy tờ đầy đủ, thu nhập từ lương đủ trả gốc và lãi hằng tháng lãi suất sẽ khác; khách vay nhà ở hình thành trong tương lai, nguồn trả nợ từ kinh doanh tự do hoặc vay mua nhà để kinh doanh, cho thuê... lãi suất cũng sẽ khác. Hiện một số NH đang tính toán, chia nhóm khách hàng vay mua nhà theo mục đích, thu nhập và khả năng trả nợ để từ đó xác định lãi suất phù hợp. 

 

Đừng "để vài bữa rồi tính"!

Theo các chuyên gia, khi vay mua nhà, khách hàng cần tìm hiểu kỹ chu kỳ thay đổi lãi suất theo năm (thường là lãi suất huy động kỳ hạn 12-13 tháng cộng biên độ từ 3,5%-4,8%), thủ tục trả nợ trước hạn, quy định kỹ về lãi suất ưu đãi trong thời gian đầu.

"Một số người vay cứ nghe cán bộ tín dụng tư vấn nói "để vài bữa rồi tính", vay xong giải ngân, đến 1-2 năm sau lãi suất tăng cao mới ngã ngửa. Hợp đồng vay mua nhà cần lưu ý vài điều khoản quan trọng về cách tính lãi suất, kỳ hạn trả nợ, các loại phí..." - lãnh đạo một NH khuyến cáo.

Đối tác chiến lược