Thông cáo báo chí

Phòng Truyền Thông

Phòng Truyền Thông

Sáng ngày 19/6, toà nhà TNG (số 12, Phạm Đình Toái, Phường Võ Thị Sáu, quận 3) đã được phun khử khuẩn toàn bộ văn phòng làm việc.

Cụ thể, đơn vị khử khuẩn đã tiến hành phun tại các tầng G, 1, 2, 3, 3A, 5, 6 - nơi có CBNV đang làm việc.

Theo các thông tin y tế chính thống, vi-rút gây bệnh COVID-19 có thể tồn tại trên các bề mặt qua nhiều ngày. Việc vệ sinh khử khuẩn sẽ giúp giảm mầm bệnh trên bề mặt bằng cách loại bỏ chất gây ô nhiễm và làm giảm nguy cơ lây nhiễm từ các bề mặt; đồng thời giúp anh chị CBNV an tâm làm việc

Trước đó, tại ICT Tower cũng đã tiến hành phun thuốc khử khuẩn để đảm bảo an toàn chống dịch!

Phòng Truyền thông.

Ngày 2/7, tại Công viên Phần mềm Quang Trung, toàn thể CBNV Saigontel làm việc tại VPHCM đã được xét nghiệm tầm soát Covid-19.

Buổi xét nghiệm được chia làm hai ca sáng, chiều. CBNV Saigontel khi lấy mẫu đều tuân thủ nghiêm ngặt thông điệp 5K của Bộ Y tế. Sau khi lấy mẫu tại toà nhà QTSC, anh chị CBNV quay về công ty để tiếp tục công việc.

Sau buổi tầm soát, QTSC cho biết sẽ gửi các mẫu giấy xác nhận đến người lao động làm việc tại Công viên phần mềm Quang Trung âm tính Covid-19, trong đó có Saigontel.

Theo phản ánh, một số CBNV có hiện tượng sưng, đau mũi do tác động từ cây lấy mẫu. Tuy nhiên, các triệu chứng trên là tạm thời.

Phòng Truyền thông.

Sáng ngày 23/6, tại Trụ sở công ty – ICT Tower, toàn thể CBNV Saigontel làm việc tại TPHCM đã được tiêm liều vaccine Astrazeneca đầu tiên. Nhiều anh chị khá hồi hộp, mong chờ, lo lắng xen lẫn niềm vui khi được có tên trong danh sách tiêm chủng lần này!

Có mặt tại ICT Tower từ khá sớm, Phòng Hành chính, Nhân sự và BQLTN ICT Tower là những phòng ban chịu trách nhiệm điều phối, hậu cần cho buổi tiêm chủng.

Buổi tiêm được chia làm 2 ca sáng/chiều. Điền thông tin, khai báo y tế điện tử, vào phòng chờ, khám sàng lọc và tiêm vaccine. Tổng thời gian đến khi được tiêm là khoảng 30 phút/người. Sau khi tiêm, nhìn chung các anh chị CBNV VPHCM đều không có triệu chứng sốc phản vệ nặng. Các triệu chứng nhẹ có thể kể đến như: mệt mỏi, chóng mặt, uể oải…

Chị Dương Ngọc Anh – Ban Quản lý dự án chia sẻ cảm giác khi chờ đợi được tiêm: “Mình hơi hồi hộp cùng một chút lo lắng, sợ phản ứng sau tiêm nhưng dù gì thì vẫn phải tiêm”. Chị Ngọc Anh gửi cảm ơn đến BLĐ công ty đã có lòng quan tâm nhân viên, tạo điều kiện cho CBNV được tiêm ngừa để an tâm làm việc"

Anh Phan Văn Giác – Trưởng Đại diện Saigontel tại VPHCM cho biết: “Với vai trò là quản lý VPHCM được lãnh đạo giao, phụ trách Ban Phòng Chống dịch, thay mặt anh em tôi xin cảm ơn công ty, Sở Y tế TPHCM, BQL công viên phần mềm Quang Trung đã sắp xếp lịch vaccine rất là chu đáo. Qua đây tôi cũng thấy được sự quan tâm lo lắng của lãnh đạo công ty với anh em nhân viên. Tôi hy vọng đợt tiêm vaccine này tiếp tục theo đúng quy định và đầy đủ để toàn thể VPHCM cũng như Saigontel được an toàn”.

Không chỉ gửi những lời cảm ơn đến công ty và đơn vị tiêm chủng, nhiều anh chị em cũng động viên nhau để bớt hồi hộp khi tiêm, giảm huyết áp, giảm nhịp tiêm và nhắn tin nhau hỏi thăm sức khỏe khi đã về đến nhà…

Theo Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức, tất cả người lao động làm việc trong KCN, KCX, KCNC và KCN phần mềm sẽ được tiêm vắc xin chứ không hề có sự phân biệt, chọn lọc giữa các doanh nghiệp. Người được tiêm chủng mũi 1 loại vắc xin nào thì mũi 2 sẽ được tiêm đúng loại đó.

Song song với công tác tiêm chủng, Ban Phòng chống dịch Saigontel tại TPHCM khuyến cáo CBNV tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng dịch, thực hiện nghiêm yêu cầu “5K”, đặc biệt là đeo khẩu trang, không tụ tập đông người và thực hiện nghiêm các hướng dẫn phòng, chống dịch tại công sở, cơ quan, nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất để đảm bảo an toàn sức khỏe cho bản thân và cả cộng đồng.

Những hình ảnh của buổi tiêm chủng của CBNV VPHCM được cập nhật bên dưới

Phòng Truyền thông.

 

Nhằm triển khai các chiến lược đảm bảo an toàn cho CBNV mùa dịch Covid-19, Theo quyết định số 15/2021/QĐ/SGT, từ ngày 1/6/2021, công ty thành lập Ban Phòng chống dịch covid-19 tại TPHCM với các nhiệm vụ như sau:

   (1) Phối hợp các văn phòng, đơn vị thành viên, đơn vị trực thuộc, các phòng ban chuyên môn, để thực hiện công tác phòng, chống, kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh, xây dựng các Tổ Phòng Chống Dịch Covid 19 tại TPHCM theo đúng chỉ đạo của Chính phủ và các cơ quan chức năng

   (2) Xây dựng dựng các phương án ứng phó với từng cấp độ lây lan của dịch Covid-19; trình Tổng giám đốc phê duyệt thực hiện theo từng thời điểm thích hợp

   (3) Tổ chức diễn tập kịch bản ứng phó trong trường hợp cần thiết cần thiết bao gồm nhưng không giới hạn việc hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại các văn phòng, đơn vị trong SAIGONTEL group

   (4) Bảo đảm công tác tuyên truyền về tính chất nguy hiểm và tác hại nghiêm trọng của dịch bệnh gây ra; thông tin kịp thời, chính xác về diễn biến dịch và các ảnh hưởng của dịch bệnh đến hoạt động của SAIGONTEL group, nâng cao nhận thức, ý thức và trách nhiệm của cán bộ, công nhân viên.

 

Ban Phòng chống dịch bao gồm 06 anh/chị:

STT

HỌ & TÊN

CHỨC DANH

VAI TRÒ

01

Ông Phan Văn Giác

Trưởng VP Đại diện TP.HCM,

Chủ tịch Công Đoàn

Trưởng Ban

02

Đinh Thị Ngọc Thúy

Giám Đốc Nhân sự

Phó Ban

03

Chung Thị Như Trang

Trưởng Phòng Hành chính

Phó Ban

04

Ông Võ Trí Nhân

Ban Truyền thông

Thành viên truyền thông

05

Lê Hoàng Yến

Chuyên viên Hành chính

Thành viên Hậu cần

06

Ông Lê Thanh Tùng

Chuyên viên Hành chính

Thành viên Hậu cần

hinh 01 01 01 01 01 Copy

Phòng Truyền thông.

Sáng ngày 19/6/2021, Công ty Cổ phần Dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (SPT) đã tổ chức thành công đại hội cổ đông (ĐHCĐ) thường niên 2021 theo hình thức trực tuyến.

z2568602422700 71fc7640b2d576b246880a3efab0656d

Toàn cảnh buổi ĐHCĐ Công ty Cổ phần Dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (SPT)

Năm 2020, hoạt động kinh doanh của công ty SPT trong năm 2020 chủ yếu vẫn tập trung duy trì các dịch vụ bưu chính, viễn thông cơ bản; hoàn chỉnh mạng Core để chuẩn bị cho việc triển khai thác dịch vụ nội dung số, chuyển đổi cơ cấu dịch vụ từ nhóm cơ bản lên nhóm dịch vụ nội dung số, đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ số vào phát triển các nhóm dịch vụ mới và hoàn thiện hệ sinh thái dịch vụ trên nền wifi.

Do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, kết quả kinh doanh năm 2020 của SPT cơ bản đạt 547 tỷ đồng (đạt 78% so với kế hoạch đề ra) và lợi nhuận trước thuế đạt 1 tỷ đồng.

Tại đại hội, Bà Nguyễn Cẩm Phương – Chủ tịch HĐQT trình bày báo cáo trước các cổ đông về kế hoạch kinh doanh năm 2021, trong đó nhấn mạnh chiến lược cải tổ vô cùng quan trọng để tinh gọn hệ thống để vượt qua đại dịch và có bước chuẩn bị sẵn sàng để tái khởi động mạnh mẽ sau COVID-19. Theo đó, năm 2021 công ty đề ra kế hoạch doanh thu 700 tỷ đồng (tăng 30% so với thực đạt năm trước) và lợi nhuận trước thuế đạt 30 tỷ đồng.

SPT sẽ tập trung mạnh mẽ vào các hoạt động như: tinh gọn bộ máy nhân sự; tái cấu trúc công ty theo hướng thành lập các công ty con đối với các mảng dịch vụ có tiềm năng; ứng dụng công nghệ trong đầu tư phát triển sản phẩm dịch vụ mới như phát triển dịch vụ số, hạ tầng kinh tế số, xã hội số theo định hướng phát triển của Chính phủ, Bộ Thông tin Truyền Thông phù hợp với sự phát triển của nền công nghệ 4.0.

SPT cũng cho biết việc chuẩn bị nguồn lực tài chính là nhiệm vụ trọng tâm cần chuẩn bị kỹ lưỡng. Theo đó, vốn điều lệ công ty SPT sự kiến sẽ tăng thành 600 tỷ đồng (sáu trăm tỷ đồng) thông qua việc phát hành thêm 60 triệu cổ phiếu. Số tiền thu được sẽ sử dụng để bổ sung vốn lưu động và vốn hoạt động kinh doanh để thực hiện kế hoạch kinh doanh đã đề ra.

s1 Copy

Sau khi nghe trình bày, các cổ đông của SPT đã thông qua tất cả 10 nội dung biểu quyết, trong đó tờ trình phương án tăng vốn điều lệ đã được thông qua với tỉ lệ 77%. Như vậy, kế hoạch tái cấu trúc của công ty sẽ được tiến hành và dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2023 do công ty phải lập các hồ sơ xin cấp phép thành lập và các giấy phép cần thiết khác.

Đại hội bế mạc trong sự nghiêm túc, tuân thủ quy định phòng chống dịch COVID-19 của chính phủ cùng một tinh thần quyết tâm cao độ cho cùng vượt qua khó khăn của đại dịch và kỳ vọng vào sự phát triển sau khi dịch bệnh được kiểm soát.

Phòng Truyền thông.

Ngày 16/6, tại UBND tỉnh Long An, Công ty Cổ phần Đầu tư và Dịch vụ Nhất Tâm đã báo cáo đề dự án xây dựng Nhà máy Điện rác Long An với các lãnh đạo tỉnh. Đây là dự án xử lý rác thải sinh hoạt và rác thải công nghiệp phù hợp với công tác quản lý chất thải rắn (CTR) và chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) của tỉnh Long An, mang tính khả thi và hiệu quả cao.

Tham dự cuộc họp, về phía tỉnh Long An có ông Nguyễn Văn Út - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Long An và đại diện các Sở, Ban, Ngành của tỉnh.

Đại diện Công ty Cổ phần Đầu tư và Dịch vụ Nhất Tâm (một công ty thành viên của SAIGONTEL GROUP), có Bà Nguyễn Cẩm Phương- Chủ tịch HĐQT công ty.

z2570600958215 c88e785755d4bb7d319b62184ea599f0 1

Toàn cảnh cuộc họp

Công nghệ xử lý rác hiện đại

Tại buổi báo cáo, Ông Phạm Thế Trường – Tổng Giám đốc công ty Nhất Tâm cho biết Đề án xây dựng nhà máy điện rác Long An đã được đánh giá khả thi sơ bộ và nhận được sự ủng hộ từ Cơ quan Hợp tác Quốc tế KOICA tại Việt Nam.

Công nghệ của Nhất Tâm không chọn cách đốt rác tươi để phát điện như nhiều nhà máy xử lý rác hiện nay mà sẽ giải quyết triệt để các bãi rác chôn lấp lâu năm dưới lòng đất và rác thải sinh hoạt hằng ngày, đồng thời còn cho phép tận dụng nguồn phân bón hữu cơ tạo từ rác để đem lại lợi ích cho nông nghiệp địa phương.

Hệ thống xử lý CTRSH của Nhất Tâm được lựa chọn từ 06 công nghệ (tích hợp từ các bằng độc quyền sáng chế, chứng nhận công nghệ)

Tất cả các nhà máy xử lý đều đạt đến 95% tự động hóa. Sau quá trình xử lý, nhà máy sẽ thu hồi được 2 sản phẩm chính. Một là sản phẩm vô cơ chuyển thành nhiên liệu đốt. Hai là sản phẩm hữu cơ còn lại, từ mùn làm thành phân bón phụ vụ cho các đồng ruộng cây cao lương, sau thu hoạch tuần hoàn trở thành nguồn nhiên liệu đốt.

dd

Các bằng độc quyền sáng chế của hệ thống xử lý CTRSH – dự án điện rác Long An

Hiệu quả cao

Với tổng diện tích xây dựng là khoảng 1650-1700ha, dự án có mô hình khép kín nông nghiệp, công nghiệp, năng lượng tạo chuỗi giá trị bổ trợ lẫn nhau. Dự án hứa hẹn sẽ xử lý được vấn đề rác thải tại tỉnh khi khối lượng rác ngày càng nhiều và các phương pháp cũ sẽ không đáp ứng được

Công nghệ giúp xử lý triệt để vấn đề ô nhiễm môi trường, giảm thiểu tối đa diện tích chôn lấp. Ngoài ra, nhà máy điện rác Long An sẽ cung cấp điện hòa vào lưới điện quốc gia, góp phần phát triển KT-XH, đóng góp ngân sách và giảm tải điện cho địa phương. Dự án còn tạo ra việc làm cho 2000 lao động.

Ước tính với 600 tấn rác/ngày , dự án điện rác Long An sẽ tạo ra được 90 tấn phân vi sinh/ngày, lượng phân này cung cấp đủ cho 1600-1800ha diện tích trồng cây cao lượng. Tổng công suất phát điện là 50MW.

z2570601011579 7c825e394d3b93904c5c3bb820424036 1

Công nghệ của dự án điện rác Long An sẽ giúp xử lý triệt để vấn đề ô nhiễm môi trường, giảm thiểu tối đa diện tích chôn lấp

Phát biểu tại buổi báo cáo, ông Nguyễn Văn Út – Phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Long An đánh giá cao báo cáo về dự án điện rác Long An của công ty Nhất Tâm. Ông cho biết: “Nhìn chung, nhu cầu đốt rác phế liệu rất là phù hợp với tình hình của tỉnh Long An. Đặc biệt là khi hà tầng của Long An chưa đáp ứng được xử lý khối lượng rác lớn. Tuy nhiên, tỉnh sẽ xem xét thêm cũng như nghiên cứu thêm về quỹ đất của tỉnh”.

Phòng Truyền thông.

Để trao đổi, thảo luận các nội dung nhằm thúc đẩy mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam và Hàn Quốc, SAIGONTEL đã cùng Nguyên Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam - Ông Trương Tấn Sang, tiếp đón Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hàn Quốc - Ông Park Noh Wan và các nhà đầu tư, các doanh nghiệp Hàn Quốc.

Tham gia buổi gặp mặt còn có các Sở Ngành tại TP.HCM. Đại diện lãnh đạo tỉnh Long An, có ông Nguyễn Văn Được – Bí thư Tỉnh Ủy Long An; Ông Nguyễn Văn Út – Chủ tịch UBND tỉnh Long An. Về phía Hàn Quốc có Ông Kim Eui Joong – Tham tán thương mại; Ông shin Sang Yeol – Tham tán Khoa hoc & Công nghệ thông tin; Ông Wee Joon Seok – Phó Tổng lãnh sự tại Hồ Chí Minh; Ông Cho Han Deog – Giám đốc KOICA Việt Nam; Bà Seo Mi Young – Phó Giám đốc KOICA Việt Nam cùng đại diện lãnh đạo Hiệp hội doanh nghiệp Hàn Quốc Korcharm; ngân hàng Shinhanbank, công ty SMBL, Hanwha, Lotte, Samsng, SK, Nice Info Vietnam.

Về phía công ty SAIGONTEL, có sự tham dự của Ông Đặng Thành Tâm – Chủ tịch HĐQT công ty; bà Nguyễn Thị Kim Thanh – Phó Chủ tịch HĐQT; Bà Nguyễn Cẩm Phương – Tổng Giám đốc công ty và đại diện ban lãnh đạo của các công ty thành viên.

184

SAIGONTEL đã cùng Nguyên Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam - Ông Trương Tấn Sang, tiếp đón Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hàn Quốc - Ông Park Noh Wan và các nhà đầu tư, các doanh nghiệp Hàn Quốc

Trong không khí thân mật của buổi gặp mặt, Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có lời phát biểu chào mừng đoàn Đại sứ Hàn Quốc và các doanh nghiệp. Thông qua buổi gặp mặt này, Ông Trương Tấn Sang bày tỏ mong muốn Đại sứ Hàn Quốc tiếp tục hỗ trợ, quảng bá, giới thiệu môi trường đầu tư, thu hút FDI Hàn Quốc về Việt Nam, qua đó tiếp tục củng cố, xây dựng mối quan hệ ngoại giao chặt chẽ giữa Việt – Hàn.

3165

Ông Park Noh Wan – Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hàn Quốc tại Việt Nam gửi lời cảm ơn sâu sắc về đến Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng như ban lãnh đạo SAIGONTEL đã đón tiếp chu đáo, nồng hậu. Ông Park Noh Wan cũng nhận định: Việt Nam hiện là môi trường đầu tư tốt và có nhiều tiềm năng phát triển, là “điểm sáng” thu hút đầu tư đối với thị trường Hàn Quốc.

Sau khi kết thúc buổi gặp gỡ, các bên đã có buổi tiệc thân mật chiêu đãi nhằm gắn kết mối quan hệ cũng như sự hợp tác trong thời gian sắp tới. Tại buổi gặp mặt này, SAIGONTEL cũng đã ghi dấu ấn bởi sự chu đáo, niềm nở và khẳng định hình ảnh chuyên nghiệp với phái đoàn Hàn Quốc.

2827

Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn cùng SAIGONTEL mong muốn trở thành nhịp cầu nối trong việc thu hút đầu tư giữa Việt Nam với Hàn Quốc

Ban Truyền thông

Đối tác chiến lược