Thông cáo báo chí

Đinh Hồng Bảo Phương

Đinh Hồng Bảo Phương

Thứ tư, 29 Tháng 4 2020

BCTC riêng lẻ quý 1/2020

UBND TP Hà Nội vừa hành Quyết định số 1517/QĐ-UBND về việc phê duyệt Chỉ giới đường đỏ tuyến đường từ đường Tố Hữu đến khu nhà ở Trung Văn và đến nút giao đường Lương Thế Vinh - đường Hồ Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, tỷ lệ 1/500.

Hà Nội chuẩn bị mở rộng đường Lương Thế Vinh, đường Trung Văn

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Theo đó, tuyến đường đi qua địa bàn phường Mễ Trì và phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm có chiều dài tuyến khoảng 1.060m, gồm 2 đoạn. Đoạn 1 với chiều dài khoảng 600m, có điểm đầu tại nút giao với đường Tố Hữu, điểm cuối tại nút giao với khu nhà ở Trung Văn. Đoạn này có quy mô mặt cắt ngang đường rộng 21,25m trong đó lòng đường rộng 11,25m, vỉa hè hai bên mỗi bên rộng 5m.

Đoạn 2 có chiều dài 460m, điểm đầu giao với đoạn, điểm cuối tại nút giao với đường Lương Thế Vinh - đường hồ Mễ Trì. Đoạn này có quy mô mặt cắt ngang đường rộng 17,5m trong đó lòng đường rộng 7,5m, vỉa hè hai bên mỗi bên rộng 5m.

Các nút giao giữa tuyến đường với các đường ngang hiện có và đường ngang quy hoạch được tổ chức nút giao bằng theo dung định hướng quy hoạch được duyệt.

Tại quyết định này, UBND TP giao UBND quận Nam Từ Liêm chủ trì phối hợp với Sở QH-KT và các cơ quan liên quan tổ chức công khai  và bàn giao hồ sơ chỉ giới đường đỏ tuyến đường được phê duyệt để các cơ quan, tổ chức và Nhân dân được biết, thực hiện.

Tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ cắm mốc giới tuyến đường và tổ chức cắm mốc giới theo quy hoạch đồng thời với việc thực hiện hồ sơ thu hồi đất, GPMB (trong quá trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng tuyến đường) để tránh chồng chéo trong công tác cắm mốc giới.

Bàn giao hồ sơ và mốc giới cho UBND phường Mễ Trì, UBND phường Trung Văn và các cơ quan liên quan quản lý, thực hiện. Chủ trì, phối hớp với UBND hai phường trên chịu trách nhiệm tổ chức quản lý mốc giới, chỉ giới đường đỏ tuyến đường và việc xây dựng các công trình hai bên đường theo chỉ giới đường đỏ được duyệt. Kiểm tra xử lý các trường hợp vi phạm quy hoạch theo thẩm quyền và quy định của pháp luật.

Theo CafeF

Theo Savills, với lượng tiền mặt tương đối lớn của nền kinh tế, lịch thanh toán căn hộ dường như không hoặc ít có khả năng chậm trễ. Tuy nhiên thị trường thứ cấp sẽ có khả năng chịu áp lực khi niềm tin người tiêu dùng xuống thấp và quá trình triển khai dự án.

Savills: Khả năng phục hồi của thị trường bất động sản TPHCM rất khả quan

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Thống kê của Savills cho thấy giao dịch căn hộ tại TPHCM trong quý 1/2020 giảm do lượng hàng tồn thấp và nguồn cung mới hạn chế, tổng cung sơ cấp giảm 42% theo năm, đạt mức thấp nhất trong 5 năm qua. 

Tỉ lệ hấp thụ tương đối khả quan ở mức hơn 50% do hầu hết lượng giao dịch diễn ra ở tháng 1 và 2, trước khi dịch bệnh bùng phát. Lợi nhuận cho thuê giảm Các chính sách cách ly xã hội và hạn chế du lịch làm giảm nhu cầu thuê ở Tp.HCM. 

Đến hết Q1/2020, cả ba phân khúc căn hộ đều ghi nhận mức lợi nhuận cho thuê giảm, căn hộ hạng A và B có mức giảm sâu nhất với 0,7 điểm phần trăm theo năm về 4% cho hạng A và 5,2% cho hạng B.

Trong các quý tiếp theo, khách mua căn hộ để đầu tư cho thuê sẽ có tâm lý cẩn trọng hơn khi quyết định mua trước tình trạng đóng cửa biên giới quốc gia và chưa rõ thời điểm kết thúc. Biên lợi nhuận cho thuê sẽ tiếp tục chịu áp lực giảm trong thời gian tới. Từ năm 2021 trở đi, biên lợi nhuận cho thuê của phân khúc hạng A và B dự kiến sẽ được cải thiện nhờ nguồn cung bàn giao còn hạn chế và nhu cầu thuê trở lại bình thường khi dịch COVID-19 được kiểm soát tốt. 

Áp lực lên thị trường thứ cấp khiến giá thứ cấp sẽ tiếp tục chịu áp lực từ các kỳ hạn thanh toán sắp tới lên người mua. Một khảo sát của Savills trên 40 dự án hạng A & B cho thấy tổng giá trị thanh toán(*) của những căn hộ đã giao dịch sẽ đạt mức cao nhất vào Q1/2021. Thu nhập bị ảnh hưởng, số lượng nhà đầu tư lướt sóng không có khả năng chi trả sẽ tác động trực tiếp lên giá thứ cấp. 

Tính đến thời điểm nghiên cứu, các dự án cao cấp vẫn duy trì và chưa có bất kì động thái kéo dài tiến độ thanh toán. Giá bán thứ cấp giảm và tính thanh khoản thấp lại là cơ hội tốt cho các nhà đầu tư dài hạn với lượng tiền mặt dư giả. 

Cách ly xã hội đang tác động đến chiến lược kinh doanh của các chủ đầu tư; mà còn tác động mạnh đến đến tâm lý và quyết định mua của khách hàng trong dài hạn khi dịch bệnh được kiểm soát. Các dự án căn hộ gần các tiện ích như dịch vụ thiết yếu, chăm sóc sức khỏe và giáo dục cũng như thuận tiện di chuyển sẽ ngày càng được ưa chuộng. Nhóm khách mua cao cấp sẽ có tâm lý ưa chuộng các dự án quy mô nhỏ với mật độ xây dựng thấp và biệt lập với đầy đủ tiện ích chất lượng cao. Phần lớn các chủ đầu tư đã hoãn thời gian mở bán hoặc chuyển sang mô hình bán hàng trực tuyến. 

Nguồn cung tương lai đến năm 2022 dự kiến là 147.800 căn, hạng C tiếp tục chiếm lĩnh với 60% thị phần. Chính phủ cung cấp nhiều chính sách kích cầu như việc cắt giảm khẩn cấp lãi suất cho vay, và các chính sách ưu đãi vay mua nhà từ các ngân hàng sẽ giảm thiểu tác động của dịch Covid-19. Các chủ đầu tư có thể tăng cường sử dụng cân đối tài chính để hổ trợ giãn nợ hoặc tiến độ thanh toán nhằm duy trí khả năng cạnh tranh. Về lâu dài, khả năng phục hồi của TP.HCM tương đối khả quan nhờ tăng trưởng dân số ổn định 2%.

Theo CafeF

Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng vừa ban hành quyết định quy định giá các loại đất trên địa bàn TP Đà Nẵng giai đoạn 2020-2024. Bảng giá đất mới này được TP Đà Nẵng áp dụng và thay cho bảng giá đất tại quyết định số 06 ngày 31/1/2019.

Giá đất đô thị Đà Nẵng cao nhất 98,8 triệu/m2

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Theo đó, UBND TP Đà Nẵng quy định giá đất ở, giá đất thương mại - dịch vụ, giá đất sản xuất - kinh doanh phi nông nghiệp ở 2.372 tuyến đường đô thị đã đặt tên, trong đó bổ sung giá đất đối với 290 tuyến đường mới đặt tên, điều chỉnh giảm 5% đối với đất thương mại dịch vụ và đất sản xuất kinh doanh so với mức quy định tại quyết định 06.

Các tổ chức, cá nhân đã nộp hồ sơ nhà, đất hợp lệ để thực hiện các khoản thu tài chính từ đất đai theo quy định tại khoản 1 điều 107 Luật đất đai 2013 và được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận trước ngày quyết định này có hiệu lực thì áp dụng theo bảng giá các loại đất tại quyết định số 46 ngày 20/12/2016 và quyết định số 06 ngày 31/1/2019 của UBND TP.

Bảng giá đất mới của UBND TP Đà Nẵng ban hành có thay đổi, so với bản giá đất tại quyết định 06 năm 2019. Cụ thể, giá đất thương mại dịch vụ được xác định bằng 80% giá đất ở cùng vị trí. Giá đất sản xuất kinh doanh không phải là đất thương mại, dịch vụ được xác định bằng 60% giá đất ở cùng vị trí.

Trong bảng giá đất mới, giá đất ở tại đô thị cao nhất là 98,8 triệu đồng/m2. Giá đất thương mại dịch vụ tại đô thị cao nhất 79 triệu đồng/m2. Giá đất sản xuất kinh doanh tại đô thị cao nhất 59,3 triệu đồng/m2.

Bảng giá đất này xây dựng trên cơ sở thực tế và nằm trong khung giá đất toàn quốc. Bảng giá đất mới được ban hành sẽ có hiệu lực từ ngày 5/5/2020.

Theo CafeF

2020 là một năm đầy thử thách đối với bất động sản, sàng lọc những dự án chất lượng cho thị trường. Trong đó, thị trường Đà Nẵng không ngoại lệ và còn có nhiều lợi thế về quy hoạch hạ tầng.

Bất động sản Đà Nẵng được kỳ vọng sôi động trở lại nhờ loạt yếu tố

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Nếu đầu tư đúng thời điểm, người mua sẽ hưởng lợi nhuận sau thời gian "lò xo nén" của mùa dịch Covid-19.

Sức bật BĐS Đà Nẵng thời điểm này

Thị trường BĐS cả nước hiện đang đạt mức giá trị thực do những ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Những khách hàng đã đầu tư vào BĐS trước mùa dịch có thể đang nóng lòng muốn hoàn vốn vì lợi nhuận thời gian qua không còn hấp dẫn như mong đợi. Tuy nhiên, nếu nhà đầu tư vượt qua giai đoạn này thì sẽ nhận được "tin vui" lợi nhuận từ thị trường. Đây là câu chuyện sức bật lò xo nén được rất nhiều chuyên gia BĐS hàng đầu nước ta nhận định. Đối với nhóm khách hàng có nhu cầu ở thực, ngay bây giờ là cơ hội quý giá để sở hữu BĐS với mức giá thực, sát với khả năng chi trả của nhiều người.

Thị trường Đà Nẵng cũng không nằm ngoài bối cảnh chung của cả nước. Giai đoạn Q2/2020 với dịch bệnh kéo dài hơn dự kiến của nhiều doanh nghiệp cũng là lúc thị trường dễ dàng sàng lọc đâu là dự án chất lượng, có chủ đầu tư uy tín, nguồn vốn mạnh. Nhờ đó, những dự án tiềm năng không bị hạ giá quá nhiều mà còn được giới đầu tư quan tâm, nghiên cứu.

Theo phân tích của ông Nguyễn Đức Lập - Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Đào tạo Bất động sản, giá nhà đất Đà Nẵng sẽ phục hồi sau dịch bởi nhiều lý do. Giá BĐS hiện đang rất dễ chấp nhận, không bị thổi giá ảo quá cao như những giai đoạn khác. Đối tượng có nhu cầu ở thực sẽ không bỏ qua cơ hội tốt này.

Mặt khác, nguồn cung và quỹ đất đẹp tại Đà Nẵng không còn nhiều vì nhiều năm nay địa phương này thu hút rất nhiều chủ đầu tư đến xây dựng BĐS nghỉ dưỡng, du lịch… Tại nơi này đã có sẵn rất nhiều khu dân cư sầm uất, mức độ phát triển hoạt động thương mại, dịch vụ cao.

Những nhà đầu tư đang có sẵn nguồn vốn ổn định cũng có xu hướng tận dụng thời cơ này để đón đầu làn sóng tăng giá sau khi hết dịch.

Chuyên gia cũng dự báo, phân khúc được phục hồi giá trị sớm nhất là BĐS để ở như nhà phố, đất nền. Nhóm khách hàng tiềm năng là người có nhu cầu ở thực, cấp thiết. Tuy nhiên, người mua sẽ ưu tiên lựa chọn những sản phẩm đảm bảo pháp lý an toàn, dễ thanh khoản và có giá trị nhỏ hoặc tầm trung. Riêng phân khúc thứ cấp hứa hẹn sẽ phục hồi mạnh mẽ ở khu vực trung tâm, đông dân cư.

Khu vực nào hấp dẫn nhất Đà Nẵng hiện nay?

Có hàng loạt dự án hạ tầng giao thông được đề xuất và triển khai tại khu Tây Bắc Đà Nẵng thời gian gần đây.

Trong đó, nổi bật nhất là đề xuất đầu tư xây dựng cầu vượt qua tuyến đường tránh Nam hầm Hải Vân từ nguồn vốn của doanh nghiệp, để phát triển và kết nối giao thông đô thị khu vực phía bắc, tây bắc của thành phố. Kể từ năm 2018 đến nay, Công ty CP Trung Nam (Trungnam Land) đã có nhiều văn bản gửi chính quyền TP Đà Nẵng và các cơ quan liên quan đề nghị được đầu tư xây dựng công trình này bằng 100% vốn của doanh nghiệp. Hiện đề xuất này đã có ý kiến tham mưu đồng thuận từ các sở ngành địa phương.

Đầu tháng 4/2020, Sở Xây dựng thành phố Đà Nẵng cho biết đã ban hành công văn số 2451/SXD-QHKT về việc bổ sung quy hoạch cầu vượt qua tuyến đường tránh Nam hầm Hải Vân - Túy Loan. Dự án góp phần giảm tải các tuyến đường tại địa phương và tuyến tránh Nam hầm Hải Vân.

Bên cạnh đó, khu Tây Bắc còn có nhiều dự án quy mô lớn và có định hướng mang tính chiến lược như Cảng Liên Chiểu, Ga hàng hóa Kim Liên, Cao tốc La Sơn – Túy Loan, Làng Đại Học, Tuyến đường Nguyễn Tất Thành, Khu Công nghệ cao Đà Nẵng, Khu Công nghệ thông tin tập trung...

Theo ghi nhận thực tế, khu Tây Bắc là nơi có thị trường BĐS sôi động nhất Đà Nẵng thời gian gần đây. Hàng loạt dự án đang được đề nghị triển khai và xây dựng. 

Khu vực Tây Bắc còn đón làn sóng dự án công nghiệp, kinh tế tri thức hứa hẹn thu hút số lượng người lao động đông đảo đổ về làm việc và sinh sống. Điển hình có thể nhắc đến Khu Công nghệ cao và các cụm Khu Công nghiệp Đà Nẵng. Riêng Khu Công nghệ cao Đà Nẵng đã có 10 dự án đầu tư với tổng vốn 250 triệu USD.

Những lợi thế hạ tầng của khu vực Tây Bắc giúp nhiều dự án BĐS hưởng lợi trực tiếp. 

Về du lịch, UBND TP Đà Nẵng vừa phê duyệt kinh phí hơn 46 tỷ đồng đầu tư phát triển và khai thác du lịch tại 7 bãi biển nguyên sơ gồm: Xuân Hà, Phú Lộc, Hồ Tùng Mậu, Nam Xuân Thiều và Nam Ô… và đầu tư xây dựng tuyến đường Nguyễn Tất Thành nhằm thu hẹp khoảng cách từ trung tâm thành phố đến khu vực Tây Bắc từ 23km xuống còn khoảng 11km.

Chính nhờ những lợi thế về tiềm năng thị trường, quy mô các dự án BĐS mới và thời điểm đón đầu tăng giá, khu Tây Bắc Đà Nẵng được nhận định sẽ thu hút nguồn vốn đầu tư, lựa chọn an cư hàng đầu thành phố trong năm 2020 trở về sau.

Theo CafeF

Sáng ngày 22/04, Dự án xây dựng hầm chui và vòng xoay tại nút giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ quận 7 vừa chính thức được Sở Giao thông Vận tải TPHCM, Ban Quản lý Dự án đầu tư các công trình giao thông TP.HCM và chủ đầu tư phát lệnh khởi công.

Khởi công xây dựng hầm chui Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ 830 tỉ đồng

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Sự kiện này không được tổ chức lễ khởi công như thông thường do vẫn đang còn trong thời gia cách li theo Chỉ thị của Thủ tướng.

So với nhiều khu vực khác tại quận 7, thì dọc trục đại lộ Nguyễn Văn Linh – được xem là "con đường tỉ đô", bởi thời gian qua nhiều nhà đầu tư BĐS trong và ngoài nước đều chọn nơi đây làm vùng phát triển bậc nhất của cả khu Nam TPHCM.

Tại cung đường này, các nhà đầu tư đến từ Singapore đã phát triển các đại siêu thị – trung tâm thương mại hiện đại với quy mô rộng lớn hàng chục hecta đất. Từ đó, hàng loạt dự án bất động sản cao cấp đã và đang "ăn theo", dự báo từ nay đến hết năm 2019 nguồn cung nhà ở tại đây khá dồi dào.

"Xu hướng bùng nổ nguồn cung tại khu vực này sẽ còn tiếp tục phát triển mạnh trong một vài năm tới, nhất là mảng văn phòng cho thuê. Một phần do khu Nam đang được TP.HCM chú trọng đầu tư nhiều dự án giao thông khá lớn kết nối toàn vùng với khu trung tâm, phần khác nơi đây được thụ hưởng sự phát triển sẵn có của khu đô thị Phú Mỹ Hưng như mảng xanh, tiện ích ngoại khu, nhiều tuyến đại lộ lớn…", ông Trần Hiếu – Phó Tổng Giám đốc DKRA Vietnam cho biết.

Trước đó, Sở GTVT TP.HCM đã có văn bản chấp thuận đề xuất của Ban Quản lý dự án đầu tư các công trình giao thông về việc tổ chức giao thông đường Nguyễn Văn Linh để phục vụ thi công dự án hầm chui nút giao thông Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ – quận 7. Theo đó, giai đoạn 1 của dự án sẽ thi công mở rộng đường tạm và điểm quay đầu ô tô tại dải phân cách tim đường Nguyễn Văn Linh, gồm ba đoạn.

Đoạn 1: Mở dải phân cách tim đường tạo điểm quay đầu xe dành cho các loại ô tô (vị trí cách trạm thu phí 140m) hướng đi từ Khu chế xuất Tân Thuận đến Quốc lộ 1 và ngược lại. Thời gian thi công 40 ngày, các phương tiện lưu thông bình thường.

Đoạn 2: Xây dựng đường tạm Nguyễn Hữu Thọ đến vị trí cầu Tư Dinh 110 m. Hướng thi công, thời gian thi công và phương án tổ chức thi công giống với đoạn 1.

Đoạn 3: Xây dựng đường tạm Nguyễn Hữu Thọ đến đường Nguyễn Phan Chánh. Kích thước rào chắn dài khoảng 285 m, rộng 13-38 m tuy nhiên không chiếm dụng lòng đường nên các phương tiện vẫn lưu thông bình thường. Thời gian thi công 40 ngày.

Trong giai đoạn 2, đơn vị thi công sẽ thi công các hầm hở H1T-H6T, H10T-H18T và hầm kín K01 trên đường Nguyễn Văn Linh (thi công trên phần đường dành cho ô tô theo hướng lưu thông từ Khu chế xuất Tân Thuận đến Quốc lộ 1).

Giai đoạn này chia thành 2 đoạn: Đoạn 1, từ đường Nguyễn Hữu Thọ đến cầu Tư Dinh 65 m; Đoạn 2: Thi công từ đường Nguyễn Hữu Thọ đến cách đường Nguyễn Phan Chánh 70 m.

Cả 2 đoạn trên đều có hướng thi công từ Khu chế xuất Tân Thuận đến Quốc lộ 1 và ngược lại.Thời gian thi công mỗi đoạn là 330 ngày, Các phương tiện lưu thông bình thường. Riêng ô tô sẽ di chuyển trên phần đường tạm 8,5 m (đã thi công trong giai đoạn trước).

Giai đoạn 3 của dự án sẽ tập trung thi công các hầm hở H7T-H9T và trạm bơm trên đường Nguyễn Văn Linh, vị trí cách đường Nguyễn Hữu Thọ 50 – 110 m. Thời gian thi công 110 ngày, các phương tiện lưu thông bình thường.

Dự án xây dựng hầm chui tại nút giao Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ, quận 7 là dự án cấp bách nhằm giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông nghiêm trọng thường xuyên xảy ra tại khu vực này. Theo thiết kế, dự án sẽ xây đảo tròn trung tâm (đường kính 60 m) và 2 hầm chui cùng các nhánh trên đường Nguyễn Văn Linh. Hai hầm chui trên đường Nguyễn Văn Linh sẽ đi ngầm qua khu vực nút giao thông Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ dài khoảng 480 m (bao gồm đường dẫn 2 đầu hầm và hầm kín).

Trong đó, hầm kín chui dưới giao lộ đường Nguyễn Văn Linh với đường Nguyễn Hữu Thọ, dài khoảng 80 m; hầm hở phía khu chế xuất Tân Thuận dài khoảng 200 m, phía quốc lộ 1A dài khoảng 200 m. Mặt cắt ngang hầm gồm 3 làn xe lưu thông với tốc độ 60 km/giờ, bề rộng trong hầm 13,75 m. Vận tốc thiết kế 60 km/giờ, tĩnh không thông xe dưới hầm 4,75 m và chịu được động đất cấp 7.

Theo CafeF

Sáng 22-4, tại Hội nghị lần thứ hai mươi ba, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội đã thông qua chủ trương triển khai tiếp 2 tuyến đường sắt đô thị là tuyến số 3 (đoạn từ ga Hà Nội đến quận Hoàng Mai) và tuyến số 5 (Văn Cao - Ngọc Khánh - Láng - Hòa Lạc).

Hà Nội thông qua chủ trương xây tuyến đường sắt trên cao dọc đại lộ Thăng Long

Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN

Trong đó, Dự án tuyến đường sắt đô thị thành phố Hà Nội "Tuyến số 5 Văn Cao - Ngọc Khánh - Láng - Hòa Lạc" có tổng vốn đầu tư dự kiến 65.404 tỷ đồng, sử dụng nguồn vốn đầu tư công. Chiều dài toàn tuyến là 38,43km (6,5km đi ngầm, 2km đi cao và 29,93km đi trên mặt đất) bao gồm 21 ga (trong đó có 6 ga ngầm). Dự án phấn đấu được hoàn thành vào năm 2025.

Khi đi vào hoạt động, tuyến đường sắt đô thị số 5 sẽ kết nối và trung chuyển hành khách với tuyến số 2 (đang triển khai thiết kế kỹ thuật), tuyến số 3 (đang được xây dựng), tuyến số 4, số 6 (đang nghiên cứu), tuyến số 7, số 8 (đang quy hoạch), cho phép hành khách di chuyển nhanh và thuận tiện từ các khu vực ngoại ô vào trung tâm thành phố nhằm giảm mật độ giao thông đô thị, cải thiện kết cấu giao thông và điều kiện đi lại của nhân dân.

Đoạn tuyến đường sắt đô thị số 3 từ ga Hà Nội đến Hoàng Mai có vai trò đặc biệt trong việc hoàn thiện mạng lưới đường sắt đô thị giai đoạn đầu tại khu trung tâm thành phố. Đoạn tuyến này sẽ nối dài tuyến đường sắt đô thị số 3, đoạn Nhổn - ga Hà Nội ở ga Trung tâm (có kết nối tuyến đường sắt đô thị số 1 và tuyến đường sắt quốc gia); kết nối với tuyến đường sắt đô thị số 2 tại ga Hàng Bài; tuyến đường sắt đô thị số 4 tại đường Vành đai 2,5; tuyến đường sắt đô thị số 8 tại đường Vành đai 3, tạo nên sự gắn kết của mạng lưới đường sắt đô thị.

Tổng chiều dài đoạn tuyến chính là 8,786km, trong đó chiều dài đi ngầm là 8,13km. Toàn tuyến có 7 ga ngầm. Tổng mức đầu tư dự kiến là 1.752,78 triệu USD, tương đương 40.577 tỷ đồng.

Trong đó, vốn vay ODA và vay ưu đãi là 1.481,49 triệu USD, tương đương 34.297 tỷ đồng; vốn đối ứng trong nước là 271,29 triệu USD, tương đương khoảng 6.280 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách thành phố Hà Nội để chi cho giải phóng mặt bằng, tái định cư, quản lý dự án, thuế và các chi phí khác của dự án. Dự kiến, dự án được khởi công từ năm 2022 và hoàn thành vào cuối năm 2028.

Theo CafeF

Nếu tình hình dịch bệnh được kiểm soát, thị trường BĐS có thể hồi phục sớm nhất trong 6 tháng cuối năm, hiện tại mối quan tâm đến bất động sản đã bắt đầu dần trở lại.

Mối quan tâm đến bất động sản đang phục hồi trở lại

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Đó là nhận định của ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Tổng Giám đốc Batdongsan.com.vn. Đơn vị này cũng vừa đưa ra báo cáo nghiên cứu về thị trường BĐS Quý 1/2020 dựa trên thống kê trực tuyến. 

Đánh giá về thị trường hiện nay, bộ phận nghiên cứu tư vấn của Batdongsan.com cho rằng tác động từ đại dịch Covid-19 khiến nhu cầu giao dịch nhà đất trên toàn quốc giảm mạnh. Nhu cầu tìm kiếm BĐS ghi nhận mức thấp nhất trong 3 năm trở lại đây, lượng chào bán sản phẩm thứ cấp cũng sụt giảm mạnh. 

Theo ông Quốc Anh, trong 3 tháng đầu của năm 2020 có sự suy giảm nhu cầu tìm kiếm BĐS nhưng hiện nay nhu cầu này đang dần phục hồi khá nhanh và quay trở lại. Điều đó cho thấy sự quan tâm của người tìm kiếm BĐS vẫn rất cao kể cả trong giai đoạn khó khăn hiện nay. 

Dựa vào dữ liệu trực tuyến, Batdongsan.com thống kê so với cùng kỳ năm 2019 nhu cầu tìm mua nhà đất toàn quốc giảm 23%, lượng quan tâm thấp nhất trong 3 năm trở lại đây. Khu vực phía Nam, lượt tìm kiếm BĐS giảm gần 35%, trong khi miền Trung giảm đến 46%.

Mối quan tâm đến bất động sản đang phục hồi trở lại - Ảnh 1.

Nguồn: Batdongsan.com.vn

Với thị trường trọng điểm là Tp.HCM, mức độ quan tâm đến bất động sản cũng sụt giảm nghiêm trọng trong quý vừa qua với gần 25%. Trong đó, ảm đạm nhất là phân khúc đất nền và đất nền dự án. Với phân khúc căn hộ tuy chịu sự sụt giảm chung nhưng vẫn có những điểm sáng ở loại bình dân và trung cấp vừa túi tiền. 

So với quý trước đó, nhu cầu tìm kiếm BĐS ở các thị trường lớn khác như Đà Nẵng, Đồng Nai, Bình Dương, Nha Trang hay Long An giảm ở mức khoảng 22-23%. 

Mức độ quan tâm sụt giảm kéo theo tỷ lệ giao dịch nhà đất trên thị trường cũng giảm theo. Thống kê của đơn vị này cho thấy tỷ lệ giảm trung bình khoảng 28% so với quý trước.

Tuy nhiên, có một tín hiệu lạc quan đối với thị trường đó là nguồn cung mới ở hầu hết các thị trường đều trong tình trạng hạn chế, mức độ sụt giảm nguồn cung ở một số tỉnh thành khu vực miền Nam như Tp.HCM, Bình Dương vào khoảng 30-32%. Còn ở miền Bắc thì 3 tháng vừa qua cũng không có nhiều dự án mới chào bán, số dự án mới ra thị trường chỉ đếm trên đầu ngón tay với 4 dự án và miền Trung có duy nhất 1 dự án. 

Ông Quốc Anh cho rằng, với nguồn cung như hiện nay trong khi nhu cầu vẫn còn cao, nên chắc chắn với những BĐS đáp ứng đúng thực tế nhu cầu của người dân chắc chắn có giao dịch tốt và thực tế đang diễn ra như vậy. Nếu dịch bệnh được kiểm soát thì thị trường có thể phục hồi sớm nhất trong 6 tháng cuối năm. Cùng với các chính sách hỗ trợ tín dụng, các dự án mới sẽ thuận lợi hơn khi ra mắt trong thời gian tới. 

Trao đổi với chúng tôi mới đây, ông Nguyễn Văn Đính, Phó chủ tịch Hội môi giới BĐS Việt Nam cũng cho rằng, tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt thì nửa cuối của năm 2020 thị trường sẽ dần hồi phục trở lại ở một số phân khúc. Trong đó, đất nền và căn hộ bình dân là sáng giá nhất. Bởi đất nền vốn dĩ là sản phẩm được quan tâm nhất của giới đầu tư do giá trị thấp hơn nhà phố, còn căn hộ bình dân lại phù hợp với nhu cầu mua nhà ở thực hiện nay. Sức cầu của thị trường đang bị nén nên có thể bật lên bất cứ lúc nào. 

Cũng theo ông Đính, bất động sản nghỉ dưỡng sẽ vẫn là phân khúc tiềm năng, dù hiện tại đang vô cùng trầm lắng do ngành du lịch bị ảnh hưởng nặng nề nhưng đây lại là ngành phục hồi nhanh và sớm sau dịch. Vì thế, phân khúc này tạm thời nghỉ đông và rất có thể sẽ bình thường trở lại từ quý 3 hoặc quý 4. 

Theo CafeF

Thị trường căn hộ Hà Nội vẫn có đầy đủ các lý do để lạc quan với việc gia tăng các ưu đãi từ chủ đầu tư; nhiều nhân tố thúc đẩy nguồn cầu, sự phát triển của công nghệ và đặc biệt là các chính sách, hỗ trợ từ Chính phủ.

Thị trường căn hộ tại Hà Nội vẫn đầy đủ các lý do để lạc quan

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Trong Q1/2020, năm dự án mới và giai đoạn tiếp của sáu dự án hiện tại đã cung cấp khoảng 4.800 căn, giảm 64% theo quý và giảm 50% theo năm. Nguồn cung mới ghi nhận ở mức thấp nhất trong vòng năm năm qua bởi các chủ đầu tư thay đổi kế hoạch nhanh chóng ứng phó với đại dịch. Nguồn cung sơ cấp giảm 17% theo quý và giảm 19% theo năm, xuống 27.900 căn. 

Hạng B duy trì nguồn cung lớn nhất với 73% thị phần. Số lượng giao dịch đạt khoảng 4.900, giảm 53% theo quý và 50% theo năm. Tình hình hoạt động theo quý kém do chịu ảnh hưởng của nghỉ lễ trong đầu Q1 và sau đó là việc thực hiện giãn cách xã hội. Người mua trong nước tránh các sự kiện bán hàng đông đúc, trong khi lệnh cấm du lịch đã hạn chế khách mua nước ngoài. 

Tỷ lệ hấp thụ trong quý là 18%, giảm 14 điểm % theo quý và giảm 11 điểm % theo năm. Các biện pháp tăng cường của chính phủ kể từ ngày 1/4 đã buộc các chủ đầu tư phải tạm dừng công trình xây dựng và đóng cửa các văn phòng bán hàng.

Hạng B có tỷ lệ hấp thụ thấp nhất, giảm 16 điểm % theo quý và giảm 14 điểm % theo năm, xuống mức 17% cùng với lượng giao dịch giảm 57% theo quý và giảm 51% theo năm. Thị phần lượng giao dịch hạng B giảm về 70% so với mức 75% trong Q4/2019. Với nguồn cung dồi dào, các chủ đầu tư phải đối mặt với cạnh tranh khốc liệt để duy trì kết quả kinh doanh. Giá sơ cấp giảm 2% theo quý nhưng tăng 5% theo năm. Hạng C đạt tỷ lệ hấp thụ cao nhất ở mức 20% được thúc đẩy bởi nguồn cầu đối với sản phẩm bình dân ngày càng tăng.

Thị trường căn hộ tại Hà Nội vẫn đầy đủ các lý do để lạc quan  - Ảnh 1.

Tình hình hoạt động của thị trường căn hộ tại Hà Nội trong quý I/2020.

Giá sơ cấp ổn định theo quý và tăng 10% theo năm lên mức 1.460 USD/m2 . Trừ khi dịch bệnh tiếp tục trong nửa cuối năm 2020, Savills nhận định sẽ không có sự điều chỉnh mạnh giá sơ cấp do tác động bởi dịch. Trong vòng năm năm qua, giá chào bán trung bình sơ cấp đã tăng đều 5% mỗi năm. Hạng A tăng trưởng cao nhất ở mức 10% theo năm do nguồn cung mới có tiêu chuẩn ngày càng cao. Quận Cầu Giấy ghi nhận giá sơ cấp tăng 15%/năm do giá bán thấp hơn khu vực trung tâm và điều kiện y tế và giáo dục tốt.

Các nhân tố thúc đẩy nguồn cầu dài hạn. Tính tới 2019, dân số Hà Nội đạt 8,1 triệu người với tốc độ tăng trưởng ổn định 2,2%/năm trong 10 năm qua. Với khoảng 120.000 trẻ sơ sinh ra đời và 80.000 đến 100.000 người nhập cư mỗi năm, dân số Hà Nội tăng nhanh hơn tỷ lệ cả nước 1,1%. Tỷ lệ dân số thành thị tăng 8 điểm % so với năm 2009 chiếm 49% tổng dân số. Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 cho thấy Hà Nội có khoảng 2,2 triệu hộ gia đình. 

Bên cạnh đó, quy mô hộ gia đình trung bình đang có xu hướng giảm và hiện ở mức 3,5 người/hộ. Tỷ lệ người dân sống tại chung cư cao nhất cả nước, ở mức 12,9%, với 2,8% có dự định mua nhà hoặc căn hộ mới. Diện tích nhà ở bình quân đầu người là 26,1 m2 /người vào năm 2019, tăng từ 23,6 m2 /người năm 2014. Người mua nước ngoài ngày càng quan tâm đến các dự án cao cấp được thể hiện thông qua việc hạn mức 30% cho người nước ngoài nhanh chóng được bán hết. Xu hướng này dự kiến sẽ tiếp tục đối với các dự án chất lượng tại vị trí tốt được phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín.

Công nghệ đang phát triển mạnh trên thị trường BĐS. Các bước tiến công nghệ được hỗ trợ bởi việc 66% dân số Việt Nam là người dùng internet với thời gian sử dụng trung bình mỗi ngày là 6 tiếng 42 phút. Khoảng 148% sử dụng điện thoại di động và 45% trong số đó kết nối 3G & 4G. Tuy nhiên, công nghệ sẽ không thay thế hoàn toàn vai trò của tương tác trực tiếp trong việc tạo dựng niềm tin của người mua nhà.

Về triển vọng, Savills cho rằng tác động kinh tế ngắn hạn của Covid-19 sẽ rất nghiêm trọng. Trong năm 2020, khoảng 39.600 căn hộ từ 28 dự án hiện tại và tương lai sẽ gia nhập thị trường và hạng B sẽ tiếp tục dẫn đầu nguồn cung. Trong số 28 dự án trên, 43% đang được xây dựng và 36% đang làm móng. Các quận/huyện dẫn đầu nguồn cung bao gồm: Từ Liêm với 37% nguồn cung, Gia Lâm với 24% và Hoàng Mai với 23% thị phần. Khi các hạn chế được gỡ bỏ, các chủ đầu tư sẽ chịu áp lực phải tăng doanh số bán hàng, dẫn tới sự gia tăng các ưu đãi cho người mua. Ưu đãi có thể bao gồm các chính sách thanh toán linh hoạt hơn, khoản đặt cọc nhỏ hơn và nới lỏng lịch thanh toán.

Theo Savills vẫn có đầy đủ các lý do để lạc quan về thị trường căn hộ. Bán hàng trực tuyến sẽ gia tăng trong năm 2020. Công tác quản lý tòa nhà sẽ được ứng dụng công nghệ 4.0 để kết nối với cư dân từ xa. Nghị định 41/2020/NĐ-CP gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất giúp hỗ trợ giảm nhẹ tác động của đại dịch. 

Bên cạnh đó, quy định mới sẽ định hình lại nguồn cung. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà chung cư đã quy định các căn hộ phải có diện tích sử dụng tối thiểu 25 m2 và tỷ lệ căn hộ chung cư có diện tích nhỏ hơn 45 m2 không vượt quá 25% tổng số căn hộ chung cư của dự án. Nguồn vốn đa dạng: kiều hối năm 2019 đạt kỷ lục mới với 16,7 tỷ USD, 20% số đó được đầu tư vào lĩnh vực bất động sản. Các công ty bất động sản trong năm 2019 đã phát hành trái phiếu doanh nghiệp với tổng trị giá 4,6 tỷ USD chiếm 38% và chỉ đứng sau các ngân hàng thương mại.

Theo CafeF

Đối tác chiến lược