Thông cáo báo chí

Phạm Thị Lê

Phạm Thị Lê

photo1532907483497 15329074834971599455631

Số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động trong 7 tháng đầu năm 2018 tăng đến 38,4% so với cùng kỳ năm ngoái...

Trong số gần 60.000 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, có gần 20.000 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn (tăng 26%) và gần 40.000 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể (tăng 45,6%).

Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê, trong tháng 7/2018, cả nước có 11.262 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 122,1 nghìn tỷ đồng, giảm 7,8% về số doanh nghiệp và giảm 7,6% về số vốn đăng ký so với tháng trước. Số vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp đạt 10,8 tỷ đồng, tăng 0,2%.

Cũng trong tháng 7/2018, có gần 3.000 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 9% so với tháng trước; gần 8.000 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, giảm 9% và hơn 1.000 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, giảm 1%.

Tính chung trong 7 tháng đầu năm 2018, cả nước có gần 76.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 771,1 nghìn tỷ đồng, tăng 3,9% về số doanh nghiệp và tăng 11,6% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2017. Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới đạt 10,2 tỷ đồng, tăng 7,4%.

Nếu tính cả 1.460,4 nghìn tỷ đồng vốn đăng ký tăng thêm của các doanh nghiệp thay đổi tăng vốn thì tổng số vốn đăng ký bổ sung thêm vào nền kinh tế trong 7 tháng đầu năm 2018 là 2.231,5 nghìn tỷ đồng.

Cũng theo Tổng cục Thống kê, với 18.696 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 7 tháng qua đã nâng tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 7 tháng năm nay lên gần 94,5 nghìn doanh nghiệp.

Theo lĩnh vực hoạt động, trong 7 tháng đầu năm 2018 có 25,7 nghìn doanh nghiệp thành lập mới trong ngành bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy, chiếm 33,9% tổng số doanh nghiệp thành lập mới, giảm 0,8% so với cùng kỳ năm trước.

Ngoài ra, một số ngành khác có số lượng doanh nghiệp thành lập mới ở mức cao là doanh nghiệp xây dựng (tăng 5,2%); doanh nghiệp dịch vụ việc làm, du lịch, cho thuê máy móc thiết bị, đồ dùng và các dịch vụ hỗ trợ khác (tăng 15,4%); doanh nghiệp dịch vụ lưu trú và ăn uống (tăng 12,7%); doanh nghiệp kinh doanh bất động sản (tăng 43,9%)...

Về số lượng doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động trong 7 tháng đầu năm 2018 lên đến gần 60.000 doanh nghiệp, tăng 38,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, có gần 20.000 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 26% và gần 40.000 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể, tăng 45,6%.

 

Tổng cục Thống kê cũng cho biết, số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể trong 7 tháng đầu năm 2018 là 7.714 doanh nghiệp, tăng 16,7% so với cùng kỳ năm trước.

Doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể tập trung chủ yếu ở các lĩnh vực bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ôtô, xe máy (tăng 19,8%); công nghiệp chế biến, chế tạo (tăng 26,2%); xây dựng (tăng 6,9%).

Theo Duyên Duyên (Vneconomy)

photo1532594142454 15325941424561396828003

Kết quả khảo sát hơn 1.000 doanh nghiệp Singapore cho thấy Việt Nam là 1 trong 3 điểm đến hàng đầu của doanh nghiệp nước này. Tính đến tháng 10/2017, Singapore đầu tư hơn 30 tỷ USD vào Việt Nam, chỉ đứng sau Hàn Quốc và Nhật Bản.

‎Một nghiên cứu từ HSBC chỉ ra rằng tổng đầu tư từ các doanh nghiệp tại Singapore vào thị trường ASEAN đến năm 2020 được kỳ vọng sẽ tăng, trong đó Việt Nam là một trong 3 thị trường chính.

Trong số các doanh nghiệp được phỏng vấn, 76% cho rằng họ đã hoạt động tại thị trường Việt Nam (là tỉ lệ cao chỉ đứng sau Malaysia 87%, Indonesia 81% và Thái Lan 80%), và 30% kỳ vọng mở rộng hoạt động hơn nữa tại thị trường này trong hai năm tới (chỉ sau Indonesia và Malaysia).

Theo kết quả khảo sát, Nhu cầu tiêu dùng và môi trường đầu tư là 2 yếu tố chính thúc đẩy các kế hoạch mở rộng đầu tư của doanh nghiệp Singapore.

Theo kết quả báo cáo, 81% doanh nghiệp có kế hoạch mở rộng đầu tư ở Việt Nam đánh giá cao Nhu cầu khách hàng tiềm năng, 75% nhấn mạnh Tổng thể môi trường đầu tư và 63% đề cao Chi phí hoạt động kinh doanh.

2 lý do tiếp theo để Việt Nam hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư Singapore là việc Dễ dàng xây dựng mối quan hệ đối tác và Luật đầu tư nước ngoài.

Năm 2016, Singapore mang lại nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam cao thứ ba, chiếm 10% tổng vốn đầu tư nước ngoài đạt mức 2,41 tỷ USD. Tính đến tháng 10 năm 2017, theo Cục Xúc Tiến Thương Mại Việt Nam, Singapore đầu tư hơn 41 tỷ đô la Singapore (tương đương 30 tỷ USD) vào Việt Nam, chỉ đứng sau Hàn Quốc và Nhật Bản.

Đầu tư từ Singapore vào Việt Nam đến từ các doanh nghiệp bản địa cũng như từ nhiều công ty quốc tế. Trong số 37.400 doanh nghiệp quốc tế tại Singapore, có 7.000 công ty là công ty đa quốc gia và 60% có hoạt động trong khu vực.

Ông Winfield Wong, Giám đốc toàn quốc Khối Dịch vụ Ngân hàng Doanh nghiệp, HSBC Việt Nam nhận định: "Trong khi các doanh nghiệp Singapore đánh giá cao đà tăng trưởng của thị trường tiêu dùng tại Việt Nam, báo cáo cho thấy nhiều doanh nghiệp đang tìm kiếm cơ hội tiếp tục mở rộng hoạt động tại thị trường này trước những tiềm năng kinh tế có được từ sự thay đổi nhân khẩu học."

"Ngoài lĩnh vực tiêu dùng, lĩnh vực sản xuất của Việt Nam – vốn đã có thế mạnh – hiện đang phát triển ở một tầm cao hơn. Do đó, trong khi nhiều công ty đặt trụ sở và khối văn phòng hỗ trợ tại Singapore, nhiều hoạt động tạo ra lợi nhuận hiện đang được vận hành tại Việt Nam. Và xu hướng này được kỳ vọng phát triển hơn nữa khi thị trường Việt Nam ngày càng tăng trưởng về chuỗi giá trị và cung ứng."

Khảo sát do Liên đoàn Doanh nghiệp Singpore thực hiện theo ủy quyền của HSBC tìm hiểu về nhận định của 1.036 doanh nghiệp tại Singapore về kế hoạch của họ đối với việc mở rộng hoạt động ra nước ngoài.

86% doanh nghiệp được khảo sát là các doanh nghiệp vừa và nhỏ với doanh thu hàng năm ở mức 100 triệu USD hoặc có ít hơn 200 nhân viên.

Theo Trí Thức Trẻ

Thứ năm, 26 Tháng 7 2018

Ai được chi trả BHXH 1 lần?

Tổng LĐLĐ Việt Nam vừa giải đáp thắc mắc cho đoàn viên quy định về đối tượng được xét chi trả chế độ BHXH một lần.

Căn cứ Khoản 1 Điều 60 Luật BHXH 58/2014 quy định điều kiện hưởng trợ cấp BHXH một lần, đối tượng được xét hưởng chế độ gồm:

- Đủ tuổi hưởng lương hưu nhưng đóng BHXH chưa đủ 20 năm.

- Sau 1 năm nghỉ việc nếu không đóng BHXH và có yêu cầu nhận trợ cấp BHXH một lần mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH (theo Nghị quyết 93/2015/QH13 ngày 22-6-2015).

  • Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như: Ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn; các bệnh, tật ngoài các bệnh trên có mức suy giảm khả năng lao động hoặc mức độ khuyết tật từ 81% trở lên và không tự phục vụ được nhu cầu sinh hoạt, cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn (theo Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29-12-2017 có hiệu lực áp dụng từ 1-3-2018).
  • Ra nước ngoài để định cư.

photo 1 1532500682270896987138

Về hồ sơ hưởng chế độ trợ cấp BHXH 1 lần, căn cứ vào Điều 109 Luật BHXH 58/2014 hồ sơ gồm: Sổ BHXH; Đơn đề nghị hưởng Trợ cấp BHXH 1 lần; CMND, sổ hộ khẩu hoặc tạm trú để đối chiếu. Đối với người ra nước ngoài để định cư có thêm một trong các giấy tờ sau: Giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam; hộ chiếu do nước ngoài cấp; thị thực của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp có xác nhận việc cho phép nhập cảnh với lý do định cư ở nước ngoài; giấy tờ xác nhận về việc đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài; giấy tờ xác nhận hoặc thẻ thường trú, cư trú có thời hạn từ 5 năm trở lên của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp.

Đối với người lao động mắc bệnh nguy hiểm tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế cần trích sao hồ sơ bệnh án. Cơ quan BHXH sẽ giải quyết trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo đúng quy định.

Theo Đ.Viên (Người lao động)

photo1532483230185 1532483230185545638926

Báo cáo của Bộ kinh tế, thương mại và công nghiệp Nhật (MITI) cho thấy nước này thiếu khoảng 40.000 nhân viên chăm sóc sức khỏe vào năm 2015. Dù Nhật Bản chấp nhận 10.000 y tá vào năm 2020 thì nước này vẫn còn thiếu khoảng 30.000 người nữa. Với tỷ lệ sinh đẻ âm như hiện nay, Nhật Bản ước tính sẽ thiếu khoảng 790.000 nhân viên chăm sóc sức khỏe vào năm 2035.

 

Mới đây, chính phủ Nhật Bản đã đồng ý mời 10.000 y tá của Việt Nam sang làm việc từ nay cho tới năm 2020 do thiếu nhân lực trầm trọng.

Theo thông báo, Nhật Bản sẽ nhận khoảng 3.000 y tá trong vòng 1 năm và sẽ hỗ trợ tài chính cho các khóa học tiếng. Trong vòng 2 năm, con số này sẽ lên 10.000 người trong 2 năm tới và Nhật Bản đang kỳ vọng sẽ thúc đẩy tiền trình này ngay lập tức.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã yêu cầu nội các bắt đầu thu xếp để chấp nhận thêm lao động nước ngoài do thiếu hụt nguồn nhân lực trầm trọng. Không riêng Việt Nam, Nhật Bản cũng đang hướng đến các nguồn lao động ở Indonesia, Cambodia hay Lào.

Kể từ tháng 11/2017, Nhật Bản đã chấp nhận những y tá Việt đến quốc gia này học tập và làm việc theo chương trình hợp tác đào tạo kỹ thuật giữa 2 nước. Những y tá có thể nói được vài câu giao tiếp cơ bản thậm chí có thể nhận được thị thực làm việc 5 năm tại Nhật. Hiện chính phủ Nhật đang xây dựng một chương trình cho phép các y tá kết thúc khóa đào tạo trên tiếp tục ở lại thêm 5 năm nữa.

Trên thực tế, không có nhiều lao động theo được chương trình đào tạo y tá của Nhật do đòi hỏi về ngôn ngữ quá cao. Quy định trước đây yêu cầu các học viên phải đạt chứng chỉ ngôn ngữ nhất định sau 1 năm học tập nếu không sẽ bị đuổi về nước, qua đó khiến rủi ro và chi phí tăng cao cho những người muốn xuất khẩu lao động.

Theo chương trình mới, phía Nhật sẽ tài trợ chi phí học tập cũng như làm việc với các công ty thuê y tá nước ngoài để đảm bảo họ được trả lương tương đương với những nhân viên địa phương chăm sóc người già tại đây.

Sắp tới, Nhật Bản sẽ nhận khoảng 3.000 y tá thông qua 12 công ty môi giới kiêm đào tạo của nước này. Chính phủ Việt Nam cũng sẽ thông qua 6 công ty môi giới để gửi lao động sang phía Nhật.

Trong khoảng 2008-2017, khoảng 3.500 nhân viên y tế chăm sóc sức khỏe đã đến Nhật Bản do lượng người cao tuổi ở đây tăng cao nhưng chính phủ lại không đủ y tá. Việc Nhật Bản tăng thêm 3.000 người sắp tới tương đương với việc tăng gấp đôi số lượng hiện nay.

Báo cáo của Bộ kinh tế, thương mại và công nghiệp Nhật (MITI) cho thấy nước này thiếu khoảng 40.000 nhân viên chăm sóc sức khỏe vào năm 2015. Dù Nhật Bản chấp nhận 10.000 y tá vào năm 2020 thì nước này vẫn còn thiếu khoảng 30.000 người nữa. Với tỷ lệ sinh đẻ âm như hiện nay, Nhật Bản ước tính sẽ thiếu khoảng 790.000 nhân viên chăm sóc sức khỏe vào năm 2035.

Chương trình đào tạo y tá chăm sóc tại gia của Nhật Bản năm tài khóa từ 2015 đến 2017 chỉ mới hoàn thành 70% mục tiêu đề ra và việc thiếu quan tâm đầu tư, hỗ trợ của chính phủ là nguyên nhân chính cho tình trạng này.

Theo Báo Thời Đại

 

Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính quốc gia (VNCERT) vừa phát cảnh báo khẩn về việc theo dõi, ngăn chặn kết nối và xoá các tập tin mã độc tấn công có chủ đích vào ngân hàng và các tổ chức hạ tầng quan trọng của quốc gia.

hacker

VNCERT vừa phát cảnh báo khẩn về việc theo dõi, ngăn chặn kết nối và xoá các tập tin mã độc  tấn công có chủ đích vào ngân hàng và các tổ chức hạ tầng quan trọng quốc gia.

Theo Trung tâm VNCERT, trong thời gian gần đây (cuối tháng 7/2018), Trung tâm VNCERT đã ghi nhận các hình thức tấn công có chủ đích của tin tặc nhắm vào hệ thống thông tin của một số ngân hàng và hạ tầng quan trọng quốc gia tại Việt Nam. Với hình thức tấn công có chủ đích này, tin tặc đã tìm hiểu kỹ về đối tượng tấn công và thực hiện các thủ thuật lừa đảo, kết hợp với các biện pháp kỹ thuật cao để qua mặt các hệ thống bảo vệ an toàn thông tin (ATTT) của các ngân hàng và các tổ chức hạ tầng quan trọng nhằm chiếm quyền điều khiển máy tính của người dùng và thông qua đó tấn công các hệ thống máy tính nội bộ chứa thông tin quan trọng khác. Mục đích chính của tin tặc là đánh cắp các thông tin quan trọng của ngân hàng và các tổ chức hạ tầng quan trọng quốc gia. Với việc sử dụng các kỹ thuật cao để tấn công thì các hệ thống bảo vệ ATTT của ngân hàng hoặc các tổ chức hạ tầng quan trọng sẽ khó phát hiện kịp thời và đồng thời giúp tin tặc duy trì quyền kiểm soát hệ thống thông tin.

Căn cứ Quyết định số 05/2017/QĐ-TTg ngày 16/3/2017 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 20/2017/TT-BTTTT ngày 12/9/2017 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định điều phối, ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng trên toàn quốc, Trung tâm VNCERT đề nghị các ngân hàng và các tổ chức hạ tầng quan trọng quốc gia thực hiện gấp các biện pháp sau để kịp thời phát hiện và ngăn chặn cuộc tấn công có chủ đích.

Ông Nguyễn Khắc Lịch nhấn mạnh, đây là những mã độc rất nguy hiểm, có thể đánh cắp thông tin và phá huỷ hệ thống thông tin, vì vậy Trung tâm VNCERT yêu cầu lãnh đạo các đơn vị nghiêm túc thực hiện lệnh điều phối.

Cụ thể Trung tâm VNCERT đề nghị các đơn vị:

  1. Theo dõi và ngăn chặn kết nối đến các máy chủ C&C có địa chỉ IP sau:
     a) 38.132.124.250
     b) 89.249.65.220
  2. Rà quét hệ thống và xoá các thư mục và tập tin mã độc có kích thước tương ứng:
    a) syschk.ps1 (318 KB (326,224 bytes))

            - MD5: 26466867557F84DD4784845280DA1F27

            - SHA-1: ED7FCB9023D63CD9367A3A455EC94337BB48628A
            b) hs.exe (259 KB (265,216 bytes))

            - MD5: BDA82F0D9E2CB7996D2EEFDD1E5B41C4

            - SHA-1: 9FF715209D99D2E74E64F9DB894C114A8D13229A

  1. Hướng dẫn kiểm tra mã MD5, SHA-1 của tập tin và cách thức xoá tập tin chữa mã độc trong Phụ lục kèm theo.
  2. Sau khi thực hiện, yêu cầu các đơn vị báo cáo tình hình về Cơ quan điều phối ứng cứu sự cố quốc gia (Trung tâm VNCERT) theo địa chỉ email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it./điện thoại: 0869100319 trước 12h ngày 26/7/2018.

Hướng dẫn kiểm tra mã MD5, SHA-1 của tập tin và cách thức xoá tập tin chứa mã độc

  1. Hướng dẫn kiểm tra mã hash MD5, SHA-1:
    a) Download phần mềm tại: http://www.nirsoft.net/utils/hashmyfiles.zip(các đơn vị có thể sử dụng các công cụ kiểm tra mã hash tin tưởng khác)
     b) Kiểm tra: Giải nén tập tin hashmyfiles.zip trên, tiến hành mở file “HashMyFiles.exe”. Nhấn vào File -> Add Files; Trỏ đến file cần kiểm tra mã Hash. Mã MD5 và SHA-1 sẽ hiển thị bên khung chương trình.  Thực hiện đối chiếu mã MD5 và SHA-1 tương ứng trong Công văn đi kèm và làm bước 2 hướng dẫn gỡ bỏ tệp tin.
  2. Hướng dẫn gỡ bỏ tập tin chứa mã độc:
     a) Xác định mã độc: Nếu mã MD5 và SHA-1 trùng nhau thì tập tin trên máy tính là phần mềm có chứa mã độc. Nếu không trùng thì chưa khẳng định 100% nó không phải là mã độc. Có thể không xoá trong trường hợp này nhưng cần trích xuất tệp tin và thực hiện phân tích chuyên sâu. Đối với các máy có chứa file mã độc cần ngay lập tức cô lập và báo cáo cho Cơ quan điều phối quốc gia ( Trung tâm VNCERT)
    b) Cách xoá tập tin chứa mã độc: Do tập tin này đang được thực thi nên trên máy nên cần dừng hoặc tắt tiến trình này trước khi xoá. Trước tiên cần tải phần mềm miễn phí có tên “Process Explorer” của Microsoft tại địa chỉ bên dưới: https://download.sysinternals.com/files/ProcessExplorer.zip

            Sau khi tải về giải nén ta chạy file “procexp.exe”.

Tiến hành tìm kiếm các tiến trình tương ứng trong Công văn ở trên và nhấn chuột phải chọn Properties, tại mục Explore để mở Path của tệp tin, thư mục Autostart Location để hiển thị vị trí các giá trị Registry mà mã độc đã tạo hoặc thay đổi giá trị.

Trích xuất các tệp tin nghi ngờ hoặc mã độc này bằng cách nhấn vào Create Dump, copy nén và đặt pass khó cho file thực thi để phục vụ công tác điều tra.

Tiến hành tìm kiếm các tiến trình tương ứng trong Công văn ở trên và nhấn chuột phải chọn “Suspend” hoặc “Kill Process”. Sau khi chọn xong, ta vào đường dẫn tương ứng để xoá. Kiểm tra các giá trị Registry đã được tạo hoặc thay đổi và xóa.

Nguồn ICT News

Ngan2 Opt

Quảng cáo của một công ty cho vay ngang hàng tại Việt Nam. Ảnh: P.V

Mới xuất hiện ở Việt Nam, mô hình P2P là xu hướng đang phát triển, giúp đẩy mạnh tài chính toàn diện.

“Vay tiền nhanh trong 30 phút mà không cần gặp mặt”, “Đầu tư lãi suất 20%/năm” là những quảng cáo hấp dẫn của Cty cho vay ngang hàng (Peer to Peer - P2P Lending). 

Tuy nhiên, do chưa có hành lang pháp lý cho mô hình này, nên khi tranh chấp xảy ra, bị xù nợ, công ty phá sản… rủi ro là cả người đi vay và người cho vay đều không nhận được sự bảo vệ của pháp luật. Mới đây, sự kiện hàng loạt Cty cho vay ngang hàng ở Trung Quốc sụp đổ, ngành công nghiệp 192 tỉ USD của nước này chao đảo chính là lời cảnh báo rõ rệt nhất đối với Việt Nam.

Lướt di động vay tiền

Chị V.D (Hà Nội) cần tiền gấp, nhưng ngại ra ngân hàng vì thủ tục lằng nhằng. Qua bạn bè, chị V.D biết đến ứng dụng cho vay tiền trên di động. Nếu vay theo giấy đăng ký xe máy với số tiền cho vay bằng 50% giá trị xe Lead, chị V.D có thể nhận ngay 15 triệu đồng. Sau thời hạn 30 ngày, chị phải trả cả gốc vã lãi là 17.250.000 đồng, (lãi suất 15%/tháng).

Ngoài ra, chị V.D có thể chọn hình thức vay theo sổ hộ khẩu hoặc hoá đơn điện nước với tiền vay là 10 triệu trong 30 ngày. Đến hạn, tổng số tiền chị phải trả là 11.500.000 đồng (lãi suất 15%/tháng).

Cho vay ngang hàng là gì?

Nói đơn giản, người vay tiền và người có tiền kết nối thông qua ứng dụng trực tuyến trên di động hoặc máy tính. Mô hình khá giống Uber, Grab trong kết nối người có nhu cầu đi xe và lái xe. Các Cty P2P cung cấp gói vay từ tín chấp, thế chấp đến mua trả góp như: Vay tín chấp theo lương; vay trả góp theo ngày; vay theo sổ hộ khẩu, hóa đơn điện nước, đăng ký xe máy, ôtô; vay cầm cố tài sản, vay cầm cố ôtô đang thế chấp ngân hàng; vay mua ôtô, nhà trả góp...

Sự xuất hiện của các các công ty kinh doanh dịch vụ tài chính dựa trên nền tảng công nghệ (Fintech) mở ra kênh tiếp cận vốn mới cho những khách hàng không đủ tiêu chuẩn vay vốn ngân hàng và giúp giảm bớt việc vay tín dụng đen.

P2P có ưu điểm gì? Người vay theo hình thức truyền thống phải đến ngân hàng trải qua quá trình xét duyệt phức tạp và yêu cầu khắt khe. Mô hình vay P2P có ưu điểm đơn giản hoá mọi thủ tục, thời gian xét duyệt cho vay nhanh, giao dịch trực tuyến dễ dàng, lãi suất cạnh tranh...

Chưa có hành lang pháp lý

Trao đổi với PV Báo Lao Động, một chuyên gia cho biết ở Việt Nam hiện chưa có hành lang pháp lý cho P2P. Mọi quan hệ cho vay vẫn áp dụng theo Bộ luật Dân sự.

Trước đó, tháng 3.2017 NHNN đã thành lập Ban Chỉ đạo lĩnh vực Fintech nhằm đưa ra những giải pháp hoàn thiện hệ sinh thái, kể cả hoàn thiện khuôn khổ pháp lý tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Fintech, trong đó một trong những lĩnh vực cốt lõi là mô hình P2P.

Tính pháp lý của hợp đồng giao dịch điện tử hiện vẫn đang bị bỏ ngỏ. Trao đổi với báo chí, ông Phạm Xuân Hoè - Phó Viện trưởng Viện chiến lược ngân hàng - cho rằng: “Cần phải nhìn nhận lại hợp đồng dân sự dưới góc độ ký kết giao dịch trên mạng điện tử, chứng từ điện tử được lưu giữ ra sao. Các chính sách hiện còn khoảng trống cần bù đắp”.

Trả lời PV Báo Lao Động, luật sư Trương Thanh Đức (Công ty luật Basico) cho rằng “Rủi ro lớn nhất của mô hình P2P là lãi suất cao và nếu không trả nợ đúng hạn sẽ chịu “sức ép lớn” khi bị đòi nợ. Nếu các công ty P2P chỉ đơn giản là môi giới, kết nối giữa người vay và người cho vay, thì khi rắc rối xảy ra, trách nhiệm hoàn toàn do hai bên tự giải quyết. Nhưng nếu công ty P2P tổ chức huy động vốn cho vay thì sẽ vi phạm quy định cho vay của các tổ chức tín dụng”.

Theo quy định hiện hành, các tổ chức tín dụng mới được huy động và cho vay vốn. Vì vậy, khi tranh chấp xảy ra, cả người đi vay và người cho vay đều không nhận được sự bảo vệ của pháp luật.

Bài học cay đắng ở Trung Quốc khi hàng loạt công ty P2P thời gian gần đây phá sản, vỡ nợ, ông chủ ôm tiền bỏ chạy là tiếng chuông cảnh tỉnh. Các công ty P2P ở Trung Quốc hoạt động biến tướng với hình thức huy động vốn bất hợp pháp hoặc theo mô hình lừa đảo kim tự tháp, người cho vay vì ham lãi suất cao giờ hốt hoảng đòi hoàn tiền.

Mù mờ thông tin

Toàn bộ khâu thẩm định hồ sơ vay đều do người cho vay tự đánh giá. Vì công ty P2P chỉ là “người mai mối” nên không chịu trách nhiệm nếu người vay “xù nợ”, người cho vay sẽ “lãnh đủ” nếu không có kinh nghiệm thẩm định lý lịch người vay.

Đối với ngân hàng, thông tin từ Trung tâm Thông tin tín dụng (CIC) vô cùng quan trọng. Nhờ CIC mà ngân hàng có cơ sở dữ liệu đánh giá tín dụng của khách hàng và quyết định phần lớn vào việc có cho vay không? Tuy nhiên, qua P2P, người cho vay hoàn toàn không biết thông tin này.

Trả lời PV của VTV24, ông Trần Thế Vĩnh - TGĐ Tima Group - cho biết: “Giao dịch chỉ thực sự diễn ra khi đơn vị cho vay gặp gỡ tiếp xúc với người vay. Họ thẩm định, đánh giá kỹ lưỡng về khả năng trả nợ của người vay trước khi họ cho vay hay không. Chúng tôi (Công ty Tima - PV) không có trách nhiệm khi xảy ra 
nợ xấu…”.

Xu hướng không thể chối bỏ hay sẽ bị cấm?

Các chuyên gia đang có những ý kiến trái chiều về P2P. Luật sư Trương Thanh Đức cho rằng “Mô hình này nhiều rủi ro, không nên khuyến khích nhân rộng ở Việt Nam khi chưa có hành lang pháp lý”.

Tuy nhiên, giám đốc công ty P2P cho rằng “Đây là dịch vụ góp phần vào tài chính toàn diện. Công nghệ là cánh tay nối dài cho các ngân hàng và Cty tài chính để hướng tới các khách hàng khó có khả năng chứng minh tài chính nhưng thông qua nguồn dữ liệu khác, cách chấm điểm khác thì vẫn có thể tạo ra cơ hội người vay tiếp cận được nhiều nhà đầu tư”.

Tại một số nước trên thế giới, mô hình P2P phát triển khá thành công và đem lại lợi ích góp phần vào tài chính toàn diện. Tại Hội thảo Khung chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện tại Việt Nam, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Kim Anh cho biết, tài chính toàn diện ngày nay đã trở thành mối quan tâm toàn cầu, là chìa khóa giúp xóa đói giảm nghèo, giảm bất bình đẳng xã hội. Tại Việt Nam, người dân đô thị và các doanh nghiệp lớn tiếp cận khá dễ dàng đến các dịch vụ thì dân cư nông thôn, vùng sâu, vùng xa; các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa vẫn đang gặp không ít trở ngại.

“Đây là một sáng tạo của nền kinh tế số và là xu hướng không thể cấm. Trong bối cảnh tỉ lệ tiếp cận vốn ngân hàng của người dân, doanh nghiệp còn thấp như nước ta, đây mô hình nên khuyến khích. Tuy vậy, cần có biện pháp kiểm soát những Cty biến tướng” - một chuyên gia cho biết.

Trung Quốc lao đao về dịch vụ cho vay ngang hàng

Trang phân tích tài chính hàng đầu thế giới Bloomberg cho hay: Các nền tảng cho vay ngang hàng ở Trung Quốc có khoảng 50 triệu người đăng ký và có khoảng 192 tỉ USD nợ xấu với lãi suất trung bình 10,2%. Chủ yếu là khách hàng cá nhân sẵn sàng chi trả mức lãi cao do không thể tiếp cận với các kênh ngân hàng chính thống.

Theo số liệu thống kê của Yingcan Group có trụ sở tại Thượng Hải, tính từ đầu tháng đến hôm 20.7, ít nhất 118 nền tảng cho vay P2P đã sụp đổ trong khi cách đây 3 ngày con số chỉ là 57 vụ. Con số nói trên - bao gồm cả các nền tảng đang tạm thời ngừng hoạt động hoặc đang bị cảnh sát điều tra - là cao nhất trong 2 năm trở lại đây.

Cơ quan giám sát ngành ngân hàng của Trung Quốc phát đi một lời cảnh báo bất thường rằng người gửi tiền nên chuẩn bị sẵn tinh thần mất trắng số tiền đã đầu tư vào các sản phẩm lợi suất cao. Tháng 12 năm ngoái, Chính phủ Trung Quốc bắt đầu áp dụng quá trình đăng ký rất phức tạp để làm sạch hệ thống cho vay ngang hàng. Có 160 vấn đề bất ổn được chỉ ra như lãi suất quá cao, nguồn vốn huy động được sử dụng sai mục đích và các con số về lợi suất bị thổi phồng. 

Lan Hương (Báo Lao Động)

mh de4b7 153205400603769271202 0 0 399 710 crop 15320540096142062212885

Các doanh nghiệp FDI có muôn vàn thủ đoạn để gian lận chuyển giá, trong khi Việt Nam vẫn còn trở ngại về cơ sở dữ liệu, khuôn khổ pháp lý chưa hoàn thiện ...

Đã có những vụ lợi dụng chuyển giá để trốn thuế (gian lận chuyển giá) được phanh phui, song số tiền truy thu vẫn ở mức quá nhỏ bé so với phạm vi kinh doanh, tốc độ phát triển quy mô và trường kỳ "kê khai lỗ". Từ những chỉ đạo nội ngành cho đến những quyết sách bằng văn bản đã được công khai nhưng kết quả thu được từ công tác chống gian lận chuyển giá vẫn chưa có tính thuyết phục.

Phát biểu tại Hội thảo "Chuyển giá - Những vấn đề đặt ra trong công tác quản lý hiện nay" do Kiểm toán Nhà nước và Hiệp hội Kế toán công chứng Anh quốc (ACCA) tổ chức ngày 19/7, ông Nguyễn Văn Hiệu, Phó kiểm toán trưởng Kiểm toán Nhà nước khu vực IV nhận định, công tác chống chuyển giá còn hạn chế và trong nhiều trường hợp cơ quan thuế thường thương thảo với doanh nghiệp.

Muôn vàn thủ đoạn

Tối đa hoá lợi nhuận của nhóm các công ty có quan hệ liên kết, trên cơ sở giảm thiểu nghĩa vụ về thuế là mục tiêu cao nhất của các thủ đoạn chuyển giá. Theo ông Trần Minh Khương, Kiểm toán trưởng Kiểm toán Nhà nước khu vực XII, có 7 hình thức chuyển giá chủ yếu.

Thứ nhất là chuyển giá thông qua tăng chi phí đầu vào. Hoạt động này thường được các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (doanh nghiệp FDI) thực hiện thông qua các giao dịch với các công ty mẹ ở nước ngoài, như: Mua thiết bị, máy móc, vật tư với giá cao hơn bình thường hoặc đẩy giá các tài sản sở hữu trí tuệ dưới dạng nhãn hiệu thương mại, nhượng quyền giấy phép sản xuất, phí bản quyền, chi trả lãi vay vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh...

Hình thức thứ hai là chuyển giá thông qua hạ thấp giá bán sản phẩm. Hoạt động này thường được các doanh nghiệp FDI thực hiện thông qua các hợp đồng xuất khẩu cho công ty mẹ hoặc các đối tác liên kết của công ty mẹ ở nước ngoài.

Thứ ba, chuyển giá thông qua nâng khống giá trị tài sản hữu hình và tài sản vô hình trong quá trình đầu tư và góp vốn liên doanh, liên kết.

Thứ tư, chuyển giá thông qua cơ chế giá cung cấp dịch vụ. Hành vi này thường được các tập đoàn áp dụng thông qua hoạt động cung cấp dịch vụ nội bộ của các đơn vị trong một tập đoàn với mức giá ở mức rất cao để chuyển lợi nhuận từ doanh nghiệp thành viên tại Việt Nam sang bên liên kết nước ngoài nhằm giảm nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp thành viên tại Việt Nam, gây thất thu cho ngân sách nhà nước.

Thứ năm, giao khoán lại với giá rất thấp (đối với những doanh nghiệp FDI). Các công ty mẹ tại nước ngoài ký hợp đồng sản xuất kinh doanh và dịch vụ với các  công ty của các nước với đơn giá gia công sản xuất dịch vụ rất cao. Sau đó, các công ty mẹ này giao lại cho các công ty con lập tại Việt Nam thực hiện sản xuất gia công dịch vụ và xuất thẳng cho các đơn vị mà công ty mẹ đã ký hợp đồng.

Đối với các nhóm công ty liên kết trong nước thì tình hình ngược lại, công ty mẹ sau khi trúng thầu, ký hợp đồng có giá sản xuất, dịch vụ cao, đã giao lại phần lớn giá trị hợp đồng (giá cao) cho các công ty con đang hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp do mới thành lập hoặc đang hoạt động ở địa bàn khó khăn, đặc biệt khó khăn, để đẩy lợi nhuận về công ty con đang được ưu đãi thuế.

Hình thức thứ sáu là chuyển giá thông qua chi trả lãi vay vốn sản xuất kinh doanh.

Thứ bảy là chuyển giá thông qua định giá tiền bản quyền thương hiệu rất cao so với giá trị thực.

Cơ sở dữ liệu yếu

Từ việc nhận dạng các doanh nghiệp có dấu hiệu gian lận chuyển giá cho đến việc đưa các hành vi này ra ánh sáng, cơ quan chức năng cần thực hiện các cuộc thanh tra chuyển giá với cơ sở quan trọng nhất là dữ liệu về giá thị trường để đối chiếu. Tuy nhiên, đây được coi là một trong những điểm yếu nhất trong công tác chống gian lận chuyển giá của Việt Nam hiện nay.

Theo TS.Đỗ Thiên Anh Tuấn, Đại học Fulbright, các thông tin mà cơ quan thuế Việt Nam sử dụng chủ yếu do chính doanh nghiệp tự kê khai và báo cáo, khả năng tìm kiếm các thông tin độc lập bên ngoài hoặc từ bên thứ ba là cực kỳ khó khăn. Trong khi đó, các thông tin sẵn có về  người nộp thuế thường rất sơ sài, không được thu thập đầy đủ hoặc chỉ được thu thập cho mục đích hiện tại mà không nghĩ đến nhu cầu thông tin trong tương lai.

"So với nhiều nước phát triển, hệ thống tổ chức thông tin dữ liệu thuế của Việt Nam vẫn còn thiếu khoa học, không thống nhất và rất không đồng bộ", ông Tuấn nói. "Mặc dù những năm gần đây, các cơ quan thuế đã được đầu tư nâng cấp hệ thống các phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu lớn nhưng tính chuyên nghiệp và mức độ hiệu quả trong khai thác dữ liệu vẫn còn rất khiêm tốn. Khả năng nối kết, đồng bộ hóa cơ sở dữ liệu giữa cơ quan thuế với các cơ quan liên quan khác".

 

Ngoài ra, thông tin để có thể xác định được hành vi chuyển giá không phải chỉ là thông tin trong nước mà còn là thông tin ở nước ngoài. Trong nhiều trường hợp để có thông tin đòi hỏi cần phải sự hợp tác, hỗ trợ báo cáo và cung cấp số liệu từ công ty mẹ nhưng để điều tra các công ty con của họ là điều rất khó.

Cơ quan thuế Việt Nam cũng có thể đề nghị cơ quan thuế ở nước sở tại nơi công ty mẹ có trụ sở  để nhờ hỗ trợ cung cấp các thông tin mà công ty mẹ báo cáo. Tuy nhiên, ngoài những lý do bảo mật thông tin theo cam kết, cơ quan thuế ở các nước cũng ít có động cơ chia sẻ và hợp tác cung cấp thông tin báo cáo tài chính, dữ liệu thuế của các công ty hoạt động trên lãnh thổ của họ cho bên thứ ba, kể cả Chính phủ các nước, vì nó liên quan đến lợi ích của nhà đầu tư, của quốc gia họ nên họ đương nhiên phải bảo vệ lợi ích đó.

Hạn chế về khuôn khổ pháp lý

Không chỉ trở ngại về cơ sở dữ liệu, khuôn khổ pháp lý chưa hoàn thiện cũng là một điểm trở ngại với cơ quan chức năng khi thực thi các cuộc thanh tra chuyển giá. Sau những văn bản pháp lý sơ khai về thuế với nhà đầu tư nước ngoài ở thời điểm nguồn vốn này mới vào Việt Nam, phải đến khi  Thông tư 66/2010/TT-BTC ngày 22/4/2010 của Bộ Tài chính mới chính thức được coi là văn bản pháp lý chuyên biệt về hướng dẫn thực hiện việc xác định giá thị trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết. Văn bản này được xem là điều chỉnh một cách khá chi tiết về biện pháp chống chuyển giá bằng phương pháp định giá chuyển giao.

Ở một cấp độ pháp lý cao hơn, Luật Quản lý thuế đã tạo ra căn cứ pháp lý nhất định để xử lý vấn đề chuyển giá. Đặc biệt, ngày 24/02/2017 Chính phủ đã ban hành Nghị định 20/2017/NĐ-CP quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết.  Đây được coi là văn bản pháp lý cao nhất để xử lý các doanh nghiệp sử dụng biện pháp này để chuyển giá, trốn thuế.

Tuy nhiên, một khung khổ pháp lý như vậy vẫn chưa đầy đủ để hỗ trợ công tác chống gian lận chuyển giá. Theo TS.Đặng Văn Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Kiểm toán Nhà nước, xét ở cấp độ văn bản pháp luật thì quy định về chuyển giá và chống chuyển giá chưa thực sự đầy đủ và rõ ràng. Cụ thể, ở cấp độ luật mới chỉ có Điểm e Khoản 1 Điều 37 của Luật Quản lý thuế quy định một nội dung có liên quan có thể được vận dụng làm cơ sở để đấu tranh chống chuyển giá.

Ngoài ra, các quy định về định giá chuyển giao chỉ mới dừng ở cấp thông tư và gần đây là nghị định nên hiệu lực pháp lý chưa cao, gây khó khăn cho quá trình thực hiện.

Hoàn thiện cơ sở dữ liệu và pháp lý

Cuộc chiến chống gian lận chuyển giá chưa bao giờ là dễ dàng bởi đó là sự đương đầu giữa mối lợi chung về ngân sách nhà nước cũng như sự lành mạnh về môi trường kinh doanh với lợi ích riêng của doanh nghiệp. Do đó, các giải pháp với vấn đề này đã được xem xét và đề xuất từ những góc tiếp cận cụ thể.

Về cơ sở dữ liệu, cơ quan thuế cần tăng cường đầu tư mạnh cho việc nâng cấp và hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu  về người nộp thuế nói chung, các dữ liệu phục vụ cho công tác điều tra chống chuyển giá nói riêng. 

Điều quan trọng là cần phải đảm bảo hệ thống cơ sở dữ liệu được xây dựng và vận hành trên một nền tảng công nghệ hiện đại với một tầm nhìn dài hạn vài chục năm tới. Cơ sở dữ liệu cần đảm bảo tính đồng bộ và thống nhất trong toàn hệ thống, có khả năng tương thích và tích hợp với cơ sở dữ liệu của các cơ quan khác.

Cùng với việc nâng cấp cơ sở dữ liệu, hệ thống pháp lý cũng cần được cải thiện toàn diện. Đồng tình về điều này, TS.Đặng Văn Hải, Phó vụ trưởng Vụ Pháp chế, Kiểm toán Nhà nước nêu quan điểm cần xây dựng Luật Chống chuyển giá - đây là cơ sở pháp lý quan trọng nhất cho hoạt động chống chuyển giá, không chỉ có ý nghĩa đối với quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp mà còn liên quan đến quản lý thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên... Đồng thời, cần sửa đổi bổ sung các văn bản pháp luật có liên quan.

Không chỉ hoàn thiện về dữ liệu và pháp lý, việc thực hiện tốt công tác thanh tra cũng đòi hỏi cơ cấu tổ chức phù hợp và nguồn nhân sự có năng lực. Bình luận về điều này, TS.Vũ Đình Ánh cho rằng, trong quá trình triển khai thực hiện cho thấy cán bộ làm thanh tra không chỉ phải đấu tranh với doanh nghiệp mà còn đấu tranh với đội ngũ tư vấn, luật sư dày dặn kinh nghiệm.

"Chính vì vậy, về lâu dài, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế cần thiết nghiên cứu thành lập Cục Thanh tra thuế hoạt động độc lập với công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp, có bộ phận tình báo thuế để tiếp cận các thông tin về giá tại các quốc gia và nội tại các doanh nghiệp có vốn FDI, bổ sung đủ lực lượng cán bộ có bề dày kinh nghiệm", ông Ánh nói.

Lê Hường (VnEconomy)

Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (SAIGONTEL) CBTT về việc ký Hợp đồng soát xét và kiểm toán năm 2018

photo1531885020751 15318850207521163279892

Trong năm 2016, tổng giá trị giao dịch của các ngân hàng thực hiện qua hệ thống NAPAS đạt 320 nghìn tỷ đồng, tăng 50% so với năm trước đó. Nguồn thu của NAPAS chủ yếu đến từ việc thu phí các dịch vụ ngân hàng. Bởi vậy, hoạt động giao dịch qua ngân hàng càng nhiều thì NAPAS càng hưởng lợi.

Năm 2016, CTCP Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) ra đời trên cơ sở sáp nhập CTCP Chuyển mạch tài chính quốc gia Việt Nam (Banknetvn) với CTCP Dịch vụ thẻ Smartlink để xây dựng Trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

NAPAS là đơn vị trung gian thanh toán duy nhất được Ngân hàng Nhà nước cấp phép cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính và dịch vụ bù trừ điện tử tại Việt Nam. Vốn điều lệ NAPAS tính tới cuối năm 2017 đạt 312,5 tỷ đồng với cổ đông chính gồm Ngân hàng Nhà nước nắm giữ 49% cổ phần, còn lại là các Ngân hàng TMCP như Agibank, BIDV, Vietinbank, Sacombank…

Hiện tại, NAPAS đang quản trị và vận hành một hệ thống kết nối liên thông mạng lưới 17.000 máy ATM, 270.000 máy POS; 300 doanh nghiệp thanh toán điện tử trong các lĩnh vực hàng không, viễn thông, khách sạn, du lịch; hơn 100 triệu thẻ của 47 ngân hàng thương mại trong nước và quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam.

Các sản phẩm dịch vụ chính được NAPAS cung cấp bao gồm Dịch vụ chuyển mạch thẻ nội địa, Dịch vụ Cổng Thanh toán, Dịch vụ chuyển mạch thẻ quốc tế, Dịch vụ hỗ trợ Thu hộ, Chi hộ điện tử, Dịch vụ thanh toán và bù trừ điện tử, Dịch vụ chuyển tiền nhanh 24/7.

Trong năm 2016, tổng giá trị giao dịch của các ngân hàng thực hiện qua hệ thống NAPAS đạt 320 nghìn tỷ đồng, tăng 50% so với năm trước đó. Nguồn thu của NAPAS chủ yếu đến từ việc thu phí các dịch vụ ngân hàng. Bởi vậy, hoạt động giao dịch qua ngân hàng càng nhiều thì NAPAS càng hưởng lợi.

1 15318846724912104302102

Báo cáo kết quả kinh doanh cho thấy doanh thu NAPAS trong năm 2016 đạt 1.068 tỷ đồng – tăng 44%, lợi nhuận sau thuế 129 tỷ đồng – tăng 21% so với năm trước đó, biên lợi nhuận ròng đạt 12%. Đây cũng là năm hoạt động đầu tiên của NAPAS sau khi sáp nhập.

Sang năm 2017, kết quả kinh doanh NAPAS tiếp tục ghi nhận những tín hiệu tích cực hơn với doanh thu tăng 9% lên 1.160 tỷ đồng. Tuy vậy, lợi nhuận sau thuế đã bứt phá mạnh 64% lên 212 tỷ đồng, tương ứng biên lãi ròng lên tới hơn 18%.

Bắt tay với nhiều "đại gia" fintech

Với phương châm "Một kết nối, mọi thanh toán", NAPAS đã và đang phối hợp với các ngân hàng, các đối tác, các tổ chức chuyển mạch quốc tế cung cấp ra thị trường nhiều sản phẩm dịch vụ thanh toán điện tử ứng dụng công nghệ số hóa tiên tiến nhất trên thế giới như giải pháp thanh toán Tokenization, QRCode...

Vào cuối năm 2017, tỷ phú Jack Ma đã ký kết MOU (biên bản ghi nhớ) hợp tác giữa Alipay thuộc tập đoàn Alibaba với NAPAS, nhằm kết nối cho Alipay vào Việt Nam để đáp ứng nhu cầu của các khách du lịch Trung Quốc thực hiện chi tiêu, mua sắm khi đến Việt Nam. Hiện NAPAS đang chờ phê duyệt của NHNN để triển khai. 

photo 1 15318939971341428499780

Lễ ký kết hợp tác giữa Napas và Alipay. Ảnh: Napas.

Không những vậy, NAPAS cũng đã ký thỏa thuận liên minh hệ thống chuyển mạch với Tổ chức Thẻ quốc tế Discover Financial Services (DFS) Hoa Kỳ. Theo đó, hai bên thống nhất kết nối xử lý chuyển mạch các giao dịch thẻ giữa DFS và thị trường Việt Nam thông qua hệ thống chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử của NAPAS.

Việc này cho phép các chủ thẻ DFS có thể giao dịch và thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ tại mạng lưới kết nối liên thông hơn 17.000 ATM và hơn 270.000 máy POS tại Việt Nam.

Cũng vào cuối năm 2017, NAPAS và NETS (Network for Electronic Transfers (Singapore) Pte Ltd) đã thông báo về việc 2 tổ chức đã thử nghiệm mô hình thí điểm ứng dụng công nghệ Blockchain trong dịch vụ chuyển tiền xuyên biên giới.

Hợp tác này mở ra tiềm năng cho phép NAPAS và NETS có thể hỗ trợ việc chuyển tiền giữa các ngân hàng tại Singapore và các ngân hàng tại Việt Nam được thực hiện an toàn, tin cậy và nhanh chóng so với các hệ thống chuyển tiền hiện tại.

Minh Anh (Theo Trí thức trẻ)

l 15319566606311174011163 0 0 399 710 crop 1531956664571513356881

Các trung tâm logistics đóng vai trò kết nối Việt Nam với quốc tế chưa được đầu tư, xây dựng… dẫn đến chi phí logistics vẫn còn cao ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ký ban hành Chỉ thị 21/CT-TTg về đẩy mạnh triển khai các giải pháp nhằm giảm chi phí logistics, kết nối hiệu quả hệ thống hạ tầng giao thông.

Chỉ thị nêu rõ, dù Chính phủ và các bộ ngành đã có chỉ đạo để phát triển ngành logistics, nhưng đến nay hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông phát triển chưa đồng đều, thiếu đồng bộ; kết nối các phương thức vận tải chưa hiệu quả; chưa phát huy tốt các nguồn lực về hạ tầng, con người, thị trường nội địa và khu vực; các trung tâm logistics đóng vai trò kết nối Việt Nam với quốc tế chưa được đầu tư, xây dựng… dẫn đến chi phí logistics vẫn còn cao ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam.

Phát huy tối đa vận tải đa phương thức

Để giảm chi phí logistics, kết nối hiệu quả hệ thống hạ tầng giao thông phát triển dịch vụ logistics thành một ngành dịch vụ đem lại giá trị gia tăng cao, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành và địa phương phải có chương trình cụ thể thực hiện kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14/02/2017.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Giao thông Vận tải hoàn thiện cơ chế chính sách, cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm điều kiện kinh doanh, đơn giản hóa thủ tục kiểm tra chuyên ngành, giảm chi phí, giảm thị phần vận tải bằng đường bộ, tăng thị phần vận tải bằng đường biển, đường sắt và đường thủy nội địa, đặc biệt là trên các hành lang vận tải chính.

Ưu tiên phát triển mạnh vận tải ven biển, vận tải sông pha biển, nhằm vận chuyển hàng hóa, giảm tải cho đường bộ, đồng thời tận dụng hiệu quả điều kiện tự nhiên sẵn có về sông, biển để kết nối vận tải hàng hóa giữa hàng hải, đường thủy nội địa với các phương thức vận tải khác

Thủ tướng yêu cầu tiếp tục sử dụng hiệu quả các nguồn vốn, từng bước xã hội hóa để đầu tư hình thành mạng đường bộ cao tốc quốc gia, đường chuyên dùng bảo đảm kết nối hiệu quả các khu công nghiệp, trung tâm kinh tế trọng điểm, cửa khẩu chính, đầu mối giao thông quan trọng với các cảng biển, cảng thủy nội địa, ga đường sắt.

Triển khai dự án nâng cấp, hiện đại hóa đường sắt Bắc - Nam; nâng cao năng lực, chất lượng vận tải đường sắt và cải tạo nâng cấp, đồng bộ các tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Thái Nguyên, Hà Nội - Lạng Sơn, Hà Nội - Hạ Long; nghiên cứu phương án, lộ trình xây dựng tuyến đường sắt nối với cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng; nghiên cứu, phát triển, hình thành kết nối đường sắt với các khu công nghiệp, cảng biển, cảng cạn.

Từng bước đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa; Phát triển dịch vụ vận tải biển đồng bộ với hệ thống cảng biển, tập trung khai thác hiệu quả các tuyến vận tải biển nội địa nhằm giảm tải cho đường bộ, góp phần giảm chi phí, nâng cao sản lượng vận tải.

Đối với hàng không, sớm hoàn thành, trình Chính phủ và Quốc hội phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành; chuẩn bị dự án mở rộng Cảng hàng không quốc tế Nội Bài; xây dựng, phát triển các trung tâm logistics hàng không gắn liền với các cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng; đầu tư mở rộng Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, phối hợp với Tp.HCM nghiên cứu xây dựng cơ sở hạ tầng và tổ chức giao thông nhằm giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông quanh khu vực sân bay...

Tăng thu hút đầu tư vào hạ tầng logistics

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công Thương tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành liên quan hoàn thiện chính sách đẩy mạnh thu hút đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng logistics.

Tập trung cải thiện cơ sở hạ tầng logistics gắn với thương mại điện tử, kết hợp logistics với thương mại điện tử theo xu hướng phát triển hiện nay trên thế giới và khu vực. Thông qua các hoạt động nhằm nâng cao năng lực doanh nghiệp, khuyến khích, hướng dẫn doanh nghiệp trong một số ngành áp dụng mô hình quản trị chuỗi cung ứng tiên tiến trong quá trình sản xuất, kinh doanh, trong đó chú trọng triển khai các hoạt động logistics trên nền tảng công nghệ thông tin và các công nghệ mới trong logistics.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư tập trung kêu gọi đầu tư xây dựng các trung tâm logistics loại I, đóng vai trò kết nối Việt Nam với quốc tế; khuyến khích một số khu công nghiệp, khu chế xuất xây dựng hình mẫu khu công nghiệp dựa trên nền tảng logistics; hoàn thiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp dịch vụ logistics; xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê và thu thập dữ liệu thống kê về logistics; ban hành mã số đăng ký kinh doanh theo nhóm ngành cho dịch vụ logistics...

Bộ Tài chính nghiên cứu xây dựng chính sách thuế, phí, giá dịch vụ để tạo điều kiện cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức.

Thủ tướng yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương dành quỹ đất thích hợp để xây dựng trung tâm phân phối hàng hóa, dịch vụ hậu cảng, cảng cạn, kết nối thuận tiện với mạng lưới giao thông quốc gia để từng bước tạo thành mạng lưới kết cấu hạ tầng logistics hiện đại.

Song Hà (VnEconomy)

Đối tác chiến lược