Nguyễn Ngọc Thảo

Nguyễn Ngọc Thảo

Một trong những dấu ấn quan trọng trong chuyến thăm chính thức Cộng hòa Singapore của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình là cuộc Toạ đàm bàn tròn giữa Phó Thủ tướng Thường trực với lãnh đạo Liên đoàn Sản xuất Singapore – Tổ chức đại diện cho các nghiệp đoàn sản xuất, tập đoàn, công ty lớn của Singapore về các vấn đề mà họ quan tâm trong quá trình đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.

Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình gặp gỡ lãnh đạo Liên đoàn Sản xuất Singapore - Ảnh: VGP/Lê Sơn

Phát biểu với lãnh đạo các tập đoàn, công ty lớn của Singapore tại Toạ đàm bàn tròn với Liên đoàn Sản xuất Singapore, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình bày tỏ những ấn tượng sâu sắc của mình với sự phát triển thịnh vượng, bền vững, hài hoà về kinh tế, chính trị, văn hóa và con người trên tinh thần kỷ luật, trí tuệ, sáng tạo, đoàn kết và sự nỗ lực không ngừng nghỉ của một quốc gia trên cơ sở tầm nhìn chiến lược phát triển hiệu quả và bài bản.

Phó Thủ tướng Thường trực nhấn mạnh: Trong 46 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, 6 năm thiết lập Quan hệ Đối tác chiến lược giữa hai nước, Singapore là đối tác quan trọng về đầu tư, thương mại, du lịch, giáo dục, y tế và vận tải quốc tế của Việt Nam trong khu vực ASEAN. Doanh nghiệp Singapore đã có mặt rất sớm ở Việt Nam và tham gia tìm hiểu, đầu tư tại Việt Nam trên nhiều lĩnh vực.

Đến nay, Singapore đã đầu tư trên 50 tỷ USD với trên 2.300 dự án tại 48/63 tỉnh, đứng thứ 3/132 quốc gia và vùng lãnh thổ có hoạt động đầu tư tại Việt Nam. Riêng 6 tháng đầu năm 2019, Singapore đã đầu tư 3,2 tỷ USD, đứng thứ 3/103 quốc gia và vùng lãnh thổ có hoạt động đầu tư tại Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2019. Singapore còn là cửa ngõ để các tập đoàn đa quốc gia gia tăng hợp tác đầu tư và thương mại với Việt Nam.

Đặc biệt, hiện nay Singapore đã đầu tư và đưa vào hoạt động 7 khu công nghiệp Việt Nam-Singapore (VSIP) tại Việt Nam rất hiệu quả, là biểu tượng của hợp tác kinh tế giữa hai nước.

Năm 2018, quy mô thương mại hai nước đạt 7,66 tỷ USD, 6 tháng đầu năm 2019 đạt 3,7 tỷ USD. Nhiều mặt hàng nông sản, điện tử, tiêu dùng, nguyên liệu của Việt Nam tiếp tục làm đa dạng hoá sự lựa chọn của hơn 5 triệu người tiêu dùng và doanh nghiệp Singapore.

Theo Phó Thủ tướng Thường trực, hợp tác về văn hoá, giáo dục, y tế, du lịch giữa hai nước đạt kết quả ấn tượng với hơn 300.000 người Việt Nam sang Singapore năm 2018. Đồng thời, Singapore cũng là lựa chọn hàng đầu đối với học sinh, sinh viên Việt Nam, sẽ là cầu nối liên kết, thúc đẩy quan hệ tốt đẹp giữa hai nước.

Đặc biệt, Phó Thủ tướng Thường trực cũng thông báo cho lãnh đạo tập đoàn, công ty lớn của Singapore về những con số ấn tượng trong tăng trưởng kinh tế của Việt Nam hơn 30 năm qua, với tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 6,74%. Riêng tăng trưởng kinh tế năm 2018 của Việt Nam đạt 7,08%, cao nhất trong 1 thập kỷ qua. Kim ngạch thương mại đạt 480 tỷ USD, xuất siêu 6,7 tỷ USD. Ngân hàng Phát triển châu Á dự báo, trong năm 2019, kinh tế Việt Nam sẽ có mức tăng trưởng nhanh nhất khu vực ASEAN năm 2019.

Thị trường Việt Nam đủ lớn cho các kế hoạch kinh doanh của DN Singapore thành công - Ảnh 1.

Đại diện Liên đoàn Sản xuất Singapore tặng lưu niệm cho Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình - Ảnh VGP/Lê Sơn

Phân tích với các doanh nghiệp Singapore về triển vọng tìm hiểu, hợp tác và đầu tư tại Việt Nam, Phó Thủ tướng Thường trực nêu rõ: Thị trường Việt Nam đang có những thay đổi căn bản và tăng nhanh về sức mua dựa trên nền tảng thu nhập bình quân đầu người, đạt gần 2.600 USD năm 2018. Hướng tới năm 2020, Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng 6,5-7%/năm, GDP bình quân đầu người đạt khoảng 3.200-3.500 USD/người.

"Tôi tin rằng, thị trường Việt Nam đủ lớn cho các kế hoạch kinh doanh thành công của các bạn", Phó Thủ tướng Thường trực nói.

Theo đó, Việt Nam luôn kiên định chính sách hội nhập quốc tế, với việc đã ký kết 12 Hiệp định thương mại tự do. Việt Nam và Singapore đều tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, mở ra nhiều cơ hội mới về đầu tư, thương mại giữa hai nước.

Thứ hạng của Việt Nam trên nhiều bảng xếp hạng toàn cầu được cải thiện đáng kể. Theo báo cáo Doing Business 2019, mới được Ngân hàng Thế giới công bố, chỉ số môi trường cạnh tranh của Việt Nam xếp thứ 69/190, tăng 13 bậc năm 2016. Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới, chỉ số năng lực cạnh tranh tăng 5 bậc; chỉ số đổi mới sáng tạo tăng 12 bậc theo Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới; xếp hạng của Fitch Ratings tháng 5/2019 về triển vọng của ngân hàng Việt Nam nâng từ mức ổn định lên mức tích cực…

Để thúc đẩy phát triển tích cực trong thời gian tới, Phó Thủ tướng Thường trực nhấn mạnh đến việc cơ cấu lại nền kinh tế, chủ động hội nhập quốc tế, nâng cao chất lượng tăng trưởng dựa trên năng suất và đổi mới sáng tạo phát triển kinh tế số trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0.

Đồng thời, nâng cao sức cạnh tranh của môi trường đầu tư quốc gia và cải thiện chất lượng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trên cơ sở đó, Việt Nam sẽ tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật nhất quán, bảo đảm công khai, minh bạch, đơn giản hoá các thủ tục về thuế, hải quan; tập trung đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, có chuyên môn và tay nghề giỏi, giảm dần nhân công giá rẻ; nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng và nâng cao tính kết nối giữa các vùng miền, địa phương của Việt Nam dựa trên lợi thế cạnh tranh trong quá trình tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của hàng hoá; thúc đẩy các giải pháp phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, từng bước nâng cao tỉ lệ cung ứng nội địa và phát triển chuỗi giá trị trong nước.

Phó Thủ tướng Thường trực cũng đánh giá cao nền kinh tế Singapore có trình độ phát triển cao trên thế giới, trong khi đó Việt Nam cũng được coi là nền kinh tế phát triển năng động hàng đầu châu Á. Do đó, hai nước có những cơ hội và dư địa hợp tác với nhau, phát huy tiềm năng, tăng cường liên kết khu vực và quốc tế.

Việt Nam đang hướng tới xây dựng một quốc gia công nghiệp hiện đại và thông minh nên có nhu cầu lớn về đầu tư phát triển hạ tầng, năng lượng hiện đại, nền giáo dục tiên tiến… Trong khi đó, đây là những lĩnh vực mà Singapore có thế mạnh, là cơ hội quý báu để Singapore nắm bắt tiếp tục hợp tác, đầu tư phát triển tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, khu vực kinh tế tư nhân của Việt Nam đang phát triển hết sức năng động, có đóng góp ngày càng lớn và quan trọng vào quy mô của nền kinh tế. Vì thế, hai bên cần liên kết trong chuỗi cung ứng toàn cầu, từng bước mở không gian hợp tác từ chiều dọc sang chiều ngang, tiếp cận có hiệu quả thị trường khu vực và toàn cầu trong thời gian tới.

Thị trường Việt Nam đủ lớn cho các kế hoạch kinh doanh của DN Singapore thành công - Ảnh 2.

Lãnh đạo các tập đoàn, công ty của Singapore tham dự cuộc Tọa đàm bàn tròn - Ảnh VGP/Lê Sơn

Hiện nay, Chính phủ hai nước đã xây dựng cơ chế đối thoại "Hội nghị kết nối hai nền kinh tế Việt Nam-Singapore" đang được triển khai rất hiệu quả, thực chất trong thời gian qua, góp phần giải quyết những vướng mắc cụ thể của các doanh nghiệp, đề ra các ý tưởng hợp tác kinh doanh mới, gián tiếp thúc đẩy đầu tư của Singapore vào Việt Nam.

Cũng tại cuộc Toạ đàm này, lãnh đạo các Bộ Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông vận tải, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã cùng với Phó Thủ tướng Thường trực trao đổi, trả lời cởi mở rất nhiều vấn đề mà các tập đoàn, công ty lớn quan tâm đến việc tìm hiểu, hợp tác, đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

Theo Trí Thức Trẻ

Tiền sử dụng đất mới tại Bà Rịa - Vũng Tàu tăng cao, pháp lý bị siết chặt, nguồn cung bất động sản tốt sẽ trở nên khan hiếm. Thị trường bất động sản Bà Rịa - Vũng Tàu đang bước vào giai đoạn “gạn đục khơi trong”, đang mở ra nhiều cơ hội cho những nhà đầu tư nhanh nhạy đón đầu xu hướng đầu tư.

Lý giải về nguyên nhân giá đất Bà Rịa - Vũng Tàu liên tục tăng mạnh thời gian qua, ông Dương Minh Tiến, Tổng giám đốc Công ty Việt Holdings, cho biết nếu cách đây vài năm còn nói Bà Rịa - Vũng Tàu là thị trường tiềm năng, thì nay nó đã được đánh thức.

“Ở các khu vực lõi trung tâm của các huyện và trung tâm của thành phố Bà Rịa, hiện quỹ đất không còn nhiều. Mặt khác, hiện nay Bà Rịa - Vũng Tàu có quy định đất có diện tích từ 2.000 - 5.000 m2 phải lập dự án 1/500. Đồng thời biểu giá Tiền sử dụng đất năm 2019 tăng hơn 40% so với năm 2018, nên giá đất tăng cũng là điều dễ hiểu”, ông Tiến nói.

Lợi thế hạ tầng và giá

Theo các chuyên gia, thị trường Bà Rịa - Vũng Tàu thời gian qua đã có sự phát triển nhất định, nhưng sự phát triển này vẫn còn manh mún. Ở một góc độ nào đó, đây lại chính là lợi thế của Bà Rịa - Vũng Tàu do giá đất còn khá “mềm” so với tiềm năng.

Nhận diện được thực tế này, dòng vốn đầu tư liên tục đổ vào bất động sản Bà Rịa Vũng Tàu. Đến nay, hầu hết các doanh nghiệp lớn đều đã đặt chân và thu gom quỹ đất tại đây nhằm đón đầu sự bùng nổ trong thời gian tới.

Giới đầu tư đánh giá, ngoài giá đất thì sự đột phá về chiến lược phát triển hạ tầng và du lịch là một lợi thế nữa của Bà Rịa - Vũng Tàu. Vài năm trở lại đây, trước sự phát triển vũ bão của hạ tầng, nhu cầu về du lịch, nghỉ dưỡng của người dân ngày càng cao, tỉnh ven biển này là miền đất hội tụ khá đầy đủ các yếu tố thuận lợi về địa lý, được đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp không khói.

Theo số liệu thống kê của Sở Du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu, trong sáu tháng đầu năm 2019, tổng lượt khách du lịch đến tỉnh này ước khoảng 8,46 triệu lượt, tăng 29,22 % so với cùng kỳ. Tổng thu từ khách du lịch trong sáu tháng đầu năm 2019 ước khoảng 8.646 tỉ đồng, tăng 17,79% so với cùng kỳ.

Bà Rịa Vũng Tàu được quy hoạch và từng bước đi vào hoạt động đã thúc đẩy xu hướng đầu tư đón đầu tiềm năng bất động sản. Với một địa phương được quy hoạch để trở thành trung tâm về dầu khí, cảng biển hàng đầu của cả nước, trong đó Cảng quốc tế Cái Mép là 1 trong 19 cảng trên thế giới có đủ khả năng tiếp nhận những tàu siêu lớn.

Đặc biệt, sắp tới đây, tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành đưa vào sử dụng sẽ kết nối toàn khu vực miền Tây với Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu, sân bay Quốc tế Long Thành, sân bay lưỡng dụng Hồ Tràm, đường hầm xuyên biển nối Cần Giờ - Vũng Tàu, tuyến cao tốc Biên Hòa - Bà Rịa … Tất cả sẽ trở thành “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt, là bệ đỡ giúp Bà Rịa - Vũng Tàu dễ dàng cất cánh.

Theo Cafe Land

Các thị trường châu Á là những nhà nhập khẩu xăng dầu lớn nhất của Việt Nam, nhưng sản lượng đều có xu hướng giảm so với cùng kỳ năm ngoái.

75% sản lượng xăng dầu nhập khẩu từ Malaysia, Hàn Quốc và Singapore

Theo thông tin mới nhất của Tổng cục Hải quan, 15 ngày đầu tháng 9, cả nước nhập khẩu 214.191 tấn xăng dầu, với tổng kim ngạch đạt hơn 124 triệu USD.

Lũy kế từ đầu năm, Việt Nam đã nhập khẩu hơn 6,5 triệu tấn, tổng kim ngạch 3,97 tỷ USD.

Đáng chú ý, sản lượng và kim ngạch đều giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó, sản lượng giảm 2,4 triệu tấn, kim ngạch giảm 1,97 tỷ USD.

4 nhóm sản phẩm nhập khẩu chính của Việt Nam trong nhóm xăng dầu là: Xăng, dầu diesel, dầu mazut, nhiên liệu bay.

Trong 4 nhóm sản phẩm trên, xăng và dầu diesel là những mặt hàng có sản lượng giảm nhiều nhất, trong khi 2 mặt hàng còn lại biến động không nhiều so với cùng kỳ 2018.

Cụ thể, đến 15/9, sản lượng xăng nhập khẩu gần 1,17 triệu tấn, giảm khoảng 745 nghìn tấn; dầu diesel đạt gần 3,24 triệu tấn, giảm mạnh hơn 1,6 triệu tấn.

Trong khi đó, nhiên liệu bay đạt hơn 1,43 triệu tấn (cùng kỳ 2018 là gần 1,46 triệu tấn); dầu mazut đạt hơn 550 nghìn tấn (cùng kỳ đạt hơn 472 nghìn tấn).

Cập nhật theo thị trường của Tổng cục Hải quan cho thấy, xăng dầu các loại được nhập khẩu về Việt Nam trong 8 tháng đầu năm nay chú yếu đến từ các thị trường châu Á như Malaysia, Hàn Quốc, Singapore.

Trong đó, thị trường Malaysia đạt 1,8 triệu tấn, giảm 25,6%; Hàn Quốc với 1,54 triệu tấn, giảm 31,4%; Singapore với 1,4 triệu tấn, giảm 29,4%...

Với 4,74 triệu tấn, riêng 3 thị trường ở châu Á nêu trên chiếm tới hơn 75% tổng sản lượng xăng dầu nhập khẩu cả nước trong cùng thời điểm.

Việc giảm nhập khẩu xăng dầu của Việt Nam là điều dễ hiểu khi Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn (Thanh Hóa) đã vận hành ổn định hơn 1 năm qua.

Theo thông tin từ Công ty Liên doanh Lọc hóa dầu Nghi Sơn (NSRP), dự án có tổng mức vốn đầu tư hơn 9 tỷ USD, tổng công suất khi đưa vào hoạt động ước tính khoảng 200.000 thùng dầu/ngày, tương đương khoảng 10 triệu tấn dầu thô/năm.

Các sản phẩm lọc hóa dầu đa dạng bao gồm khí hóa lỏng LPG, xăng không chì RON 92, RON 95, nhiên liệu diesel, nhiên liệu phản lực, benzen, lưu huỳnh cùng nhiều sản phẩm phong phú khác.

Theo Báo Hải Quan

"Trong những năm gần đây, nhân tài Việt ở nước ngoài bắt đầu quay về Việt Nam. Những người này mang lại dòng vốn, không chỉ là kiều hối và đầu tư, mà còn là vốn kiến ​​thức, ý tưởng và kết nối" - Eddie Thai, General Partner của 500 Startups cho biết.

Báo Mỹ: Việt Nam vốn đã là một thị trường phát triển nhanh, có điều kiện phù hợp để khởi nghiệp phát triển, bất kể có chiến tranh thương mại hay không

Bobby Liu là đồng giám đốc của Topica Founder Institute, một công ty khởi nghiệp công nghệ giáo dục. Ông Liu đã sống ở Việt Nam từ năm 1997, và bắt đầu hoạt động trong lĩnh vực công nghệ kể từ năm 2011.

Trong 18 tháng qua, tiềm năng của Việt Nam đã được thúc đẩy bởi cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Khi Trung Quốc và Mỹ bất hòa - và các công ty công nghệ và dòng vốn bị kẹt ở giữa - Việt Nam đã nổi lên như một trong những người hưởng lợi của cuộc chiến thương mại. 

Các chuyên gia cho biết, trào lưu khởi nghiệp của Việt Nam tiếp tục nhận được dòng vốn đầu tư từ công ty công nghệ lớn ở Mỹ và Trung Quốc, và một nhóm các nhà đầu tư châu Á. Google tuyên bố vào cuối tháng 8 rằng họ sẽ chuyển sản xuất điện thoại Pixel từ Trung Quốc sang Việt Nam, đánh dấu một thời điểm quan trọng trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung. Không lâu sau đó, Grab đã công bố kế hoạch đầu tư 500 triệu USD vào Việt Nam trong vòng 5 năm tới.

Báo Mỹ: Việt Nam vốn đã là một thị trường phát triển nhanh, có điều kiện phù hợp để khởi nghiệp phát triển, bất kể có chiến tranh thương mại hay không - Ảnh 1.

Việt Nam là thị trường khởi nghiệp lớn thứ 3 trong số 10 quốc gia ASEAN, theo một báo cáo mới từ Cento Ventures, một công ty đầu tư mạo hiểm của Singapore. Hai năm trước, Việt Nam chỉ đứng thứ 6.

Nikhilesh Goel, đồng sáng lập và giám đốc điều hành của Validus Capital, một công ty đầu tư Đông Nam Á, cho biết Việt Nam đã được lợi vì đầu tư của các công ty Mỹ đã dời trọng tâm ra khỏi Trung Quốc, nhưng lưu ý rằng sự phát triển của Việt Nam không chỉ là ăn may, mà là kết quả của nhiều năm nỗ lực thay đổi - cả khu vực công và tư.

"Chúng ta không thể quên rằng bản thân Việt Nam vốn đã là một thị trường phát triển nhanh, có điều kiện phù hợp để khởi nghiệp phát triển và trưởng thành, bất kể có chiến tranh thương mại hay không", theo Goel.

"Trong một thời gian dài, Việt Nam đã phải chịu nhiều ảnh hưởng của chiến tranh. Đây là một kỷ nguyên mới, một cơ hội để khám phá các tiềm năng" - Bobby Liu nói.

"Trong những năm gần đây, nhân tài Việt ở nước ngoài bắt đầu quay về Việt Nam. Những người này mang lại dòng vốn, không chỉ là kiều hối và đầu tư, mà còn là vốn  kiến ​​thức, ý tưởng và kết nối" - Eddie Thai, General Partner của 500 Startups cho biết. "Còn ở trong nước, Việt Nam hiện có khoảng 250.000 kỹ sư, số lượng việc làm công nghệ đã tăng gấp đôi trong ba năm qua, thêm vào đó rằng tiền lương lao động CNTT của Việt Nam hiện thấp hơn khoảng 40% so với Trung Quốc và Ấn Độ". 

Báo Mỹ: Việt Nam vốn đã là một thị trường phát triển nhanh, có điều kiện phù hợp để khởi nghiệp phát triển, bất kể có chiến tranh thương mại hay không - Ảnh 2.

Trong những năm gần đây, các tổ chức như Thung lũng Silicon Việt Nam, Trung tâm đổi mới sáng tạo Sài Gòn và Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp kinh doanh đã được thành lập để xây dựng hạt nhân của thế hệ công nghệ mới.

Daniel Song của Quỹ đầu tư mạo hiểm Hàn Quốc Access Ventures, cho biết đầu tư vào Việt Nam cũng được thúc đẩy bởi các chaebol Hàn Quốc (như Samsung), mở đường cho các nhà đầu tư đa dạng hơn.

Theo ông Song, khi Access Ventures lần đầu tiên vào Việt Nam 4 năm trước, chỉ có một vài quỹ đầu tư mạo hiểm của Hàn Quốc tại Việt Nam. Ngày nay, có gần 15 quỹ Hàn Quốc tích cực đầu tư vào Việt Nam.

"Thị trường khởi nghiệp sôi động nhất rõ ràng là Việt Nam" - ông Song đánh giá.

The Trí Thức Trẻ

 

Nhà máy thủy điện Hòa Bình đang gấp rút chuẩn bị các thủ tục để kịp khởi công vào quý 4/2020. EVN làm chủ đầu tư dự án 9.200 này chịu trách nhiệm nguồn vốn đối ứng, chiếm 30%.

Ông Hồ Sỹ Hùng, Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp cùng đoàn công tác vừa đi kiểm tra thực địa và làm việc với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) về công tác triển khai dự án nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng.

Dự án nhà máy thủ điện Hòa Bình mở rộng do EVN làm chủ đầu tư với tổng vốn 9.220 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn chủ đầu tư đối ứng 30%, vốn vay thương mại 70%. Nhà máy công suất 2 x 240MW với sản lượng điện khoảng 488,3 triệu kWh/ năm, dự kiến khởi công vào quý 4/2020 và hoàn thành năm 2023.

Đại diện EVN cho biết dự án đang được kế thừa hạ tầng hiện hữu của Nhà máy Thủy điện Hòa Bình, bao gồm hồ chứa, đập dâng và đập tràn. Các hạng mục xây mới gồm kênh dẫn vào cửa lấy nước, cửa dẫn nước, đường hầm dẫn nước, nhà máy, kênh xả hạ lưu và hệ thống đấu nối 500 kV. Các thiết bị của Nhà máy đều được sử dụng công nghệ hiện đại, đồng bộ với nhà máy thủy điện Hòa Bình hiện hữu.

Đầu tư 9.200 tỷ mở rộng nhà máy thủy điện Hòa Bình năm 2020 - Ảnh 1.

Thủy điện Hòa Bình nhìn từ trên cao. Ảnh: EVN.

“Đây là dự án nguồn điện trọng điểm, được Chính phủ, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp rất quan tâm”, ông Hồ Sỹ Hùng khẳng định. Để có thể khởi công dự án vào quý 4/2020, lãnh đạo Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp thống nhất giao quyền cho Hội đồng thành viên EVN thực hiện quyết định đầu tư dự án và chịu trách nhiệm trước Ủy ban. Điều này sẽ giúp EVN chủ động hơn trong việc triển khai dự án hiệu quả, tiết kiệm thời gian. Ngay sau cuộc họp, Ủy ban sẽ nhanh chóng hoàn thiện, phê duyệt các thủ tục thuộc thẩm quyền của Ủy ban để dự án được khởi công theo kế hoạch đặt ra. 

EVN cho biết giao cho Ban Quản lý dự án Điện 1 quản lý, điều hành. Đây là đơn vị đã từng quản lý các dự án thủy điện lớn như Sơn La, Lai Châu. Công ty Cổ phần Tư vấn xây dựng điện 1 cũng là đơn vị tư vấn hàng đầu trong lĩnh vực thủy điện. Ông Nguyễn Tài Anh, Phó Tổng giám đốc EVN khẳng định hoàn toàn tin tưởng sẽ kiểm soát được tiến độ, chất lượng của dự án sau khi được các cấp có thẩm quyền thông qua để khởi công.

Dự án thủy điện Hòa Bình mở rộng bắt đầu được nghiên cứu từ năm 2009, nằm trong Quy hoạch điện 7 điều chỉnh. Bộ Công Thương đã bổ sung vào Quy hoạch bậc thang thủy điện sông Đà ngày 2/12/2016. 

Dự án cũng đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt Đánh giá tác động môi trường vào tháng 1/2018. Công tác khảo sát hiện trường bắt đầu thực hiện từ tháng 10/2018.

Theo ông Phạm Hồng Phương, Giám đốc Ban Quản lý dự án Điện 1, đến nay, công tác lập thiết kế kỹ thuật và các báo cáo chuyên ngành đã cơ bản hoàn thành. Cơ quan tư vấn nước ngoài trợ giúp đang thực hiện rà soát, dự kiến hoàn thành thiết kế kỹ thuật và cung cấp hồ sơ cho tư vấn thẩm tra độc lập trong tháng 11.

Theo Người Đồng Hành

Ước tính trong 9 tháng, các khu công nghiệp, khu kinh tế đã thu hút được 397 dự án đầu tư nước ngoài với số vốn đăng ký đạt 10,1 tỷ USD.

Hơn 10 tỷ USD vốn FDI vào các khu công nghiệp, khu kinh tế

Đó là số liệu vừa được Vụ Quản lý khu kinh tế , Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố.

Theo Vụ Quản lý khu kinh tế, với 397 dự án đầu tư nước ngoài tăng thêm trong 9 tháng, tổng số dự án vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã đạt 8.970 dự án với tổng vốn đăng ký đạt khoảng 187,4 tỷ USD.

Đối với các dự án đầu tư trong nước, các khu công nghiệp (KCN), khu kinh tế (KKT) đã thu hút được 388 dự án với tổng vốn đăng ký mới đạt 96,9 nghìn tỷ đồng. Lũy kế nâng tổng số dự án đầu tư trong nước lên hơn 9.140 dự án với tổng vốn đăng ký đạt 2.074,5 nghìn tỷ đồng.

Tính đến hết tháng 9, có gần 3,7 triệu lao động đang làm việc tại các KCN, KKT, trong đó số lao động nữ chiếm khoảng 60%.

Hiện có 327 KCN được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên đạt xấp xỉ 96,1 nghìn ha, trong đó diện tích đất công nghiệp đạt khoảng 65,7 nghìn ha, chiếm khoảng 68,4%.

Trong 327 KCN được thành lập, có 256 KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 67,6 nghìn ha và 71 KCN đang xây dựng với tổng diện tích khoảng 28,5 nghìn ha. Tỷ lệ lấp đầy các KCN đang hoạt động đạt gần 75%.

Hiện có 17 KKT ven biển đã được thành lập với tổng diện tích mặt đất và mặt nước hơn 845 nghìn ha. Ngoài ra, KKT Ninh Cơ (tỉnh Nam Định) nằm trong quy hoạch phát triển các KKT nhưng chưa được thành lập.

Lũy kế đến tháng 9, có 35 KCN nằm trong KKT với tổng diện tích khoảng 14 nghìn ha. Trong đó, 20 KCN đang hoạt động với tổng diện tích khoảng 7,8 nghìn ha và 15 KCN đang xây dựng cơ bản với tổng diện tích khoảng 5,8 nghìn ha.

Dự kiến đến hết tháng 9, có 224/256 KCN đang hoạt động có công trình xử lý nước thải tập trung (đạt tỷ lệ 87,5%).

Theo Bizlive

Dự án USAID LinkSME được đầu tư 22 triệu USD, trong 5 năm, để cải thiện việc kết nối chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.

Hôm nay (24/9), Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID), Văn phòng Chính phủ và Bộ Kế hoạch & Đầu tư đã khởi động dự án cải cách và nâng cao năng lực kết nối cho khối doanh nghiệp nhỏ và vừa - USAID LinkSME.

Với kinh phí hơn 22 triệu USD trong 5 năm, dự án USAID LinkSME, do USAID tài trợ, sẽ giúp cải thiện hệ sinh thái kết nối chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, nâng cao năng lực cho các hiệp hội.

Theo đại diện USAID Việt Nam, kết nối các doanh nghiệp nhỏ và vừa với những doanh nghiệp hàng đầu sẽ thúc đẩy khả năng cạnh tranh kinh tế trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, giúp mở rộng tăng trưởng bao trùm, theo định hướng thị trường và do khu vực tư nhân dẫn dắt.

Đề xuất những chính sách để khuyến khích hộ kinh doanh thành lập doanh nghiệp, được đề cập nhiều gần đây nhằm thúc đẩy nguồn thu, đồng thời hướng đến mục tiêu đạt một triệu doanh nghiệp vào năm 2020. Theo Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), hiện Việt Nam có đến gần 5 triệu hộ kinh doanh cá thể.

Bộ Tài chính mới đây cũng đề xuất một số chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong đó, cơ quan này đề xuất miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 2 năm liên tục kể từ khi có thu nhập chịu thuế với doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ được thành lập mới từ hộ kinh doanh.

Theo VnExpress

Lượng truy cập website của Lazada giảm liên tục nhiều quý nhưng sàn này đón nhiều khách qua ứng dụng, chỉ sau Shopee và trên Tiki, Sendo.

iPrice Insights và App Annie Intelligence vừa công bố xếp hạng các ứng dụng thương mại điện tử Việt Nam quý II/2019, theo hai tiêu chí được đo theo công nghệ của App Annie gồm: tổng số lượt tải về và số lượng người sử dụng trung bình hàng tháng của các ứng dụng (Monthly Active Users - MAU).

Trong đó, lượt tải về cho thấy ứng dụng nào đang thành công nhất về mặt thu hút người sử dụng mới, còn số MAU giúp chỉ ra những ứng dụng đang làm tốt việc giữ chân khách hàng và khiến họ thường xuyên tương tác.

Shopee dẫn dầu, Sendo bứt tốc cuộc đua bán hàng trên di động

Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong quý II/2019, ứng dụng di động của Shopee dẫn đầu thị trường Việt Nam ở cả hai tiêu chí này. Nhóm nghiên cứu cho rằng, vị thế này phần nào nhờ vào việc Shopee từ lâu đã theo đuổi chiến lược 'mobile-first', ưu tiên nền tảng di động.

Từ năm 2018, Shopee tập trung đầu tư vào các hoạt động thu hút khách hàng đến với ứng dụng di động, đáng chú ý là các chiến dịch quảng cáo và những ngày hội mua sắm. Bên cạnh đó, nền tảng này cũng phát triển ứng dụng theo hướng ngày càng tiện dụng.

"Shopee tập trung vào ứng dụng di động ngay từ đầu và xây dựng giao diện người dùng xung quanh mục tiêu ấy. Định hướng của họ khiến cho trải nghiệm mua sắm trên di động với Shopee trở nên rất nhanh và trực quan", Công ty nghiên cứu thị trường Econsultancy phân tích trong một báo cáo.

Xếp thứ hai trên bảng xếp hạng về lượng người sử dụng là ứng dụng của Lazada Việt Nam. Trong khi lượng truy cập vào website của Lazada đang giảm liên tục nhiều quý, sàn này lại có lượng truy cập cao trên ứng dụng di động. 

Tuy nhiên, bất ngờ lớn nhất từ nghiên cứu chính là thứ hạng của sàn Sendo. Ứng dụng di động của sàn này xếp hạng 2 trong quý II/2019 về số lượt tải về, đồng nghĩa là Sendo hiện thành công trong việc thu hút thêm người dùng mới.

Ngoài ra, Sendo còn có mặt trong top 5 Đông Nam Á về số lượt tải về của ứng dụng di động quý vừa qua. Đây là công ty Việt Nam duy nhất có trong top này, sánh cùng Shopee, Lazada và hai 'kỳ lân' Tokopedia và Bukalapak của Indonesia.

Shopee dẫn dầu, Sendo bứt tốc cuộc đua bán hàng trên di động - 1

Nghiên cứu cho rằng, tương tự Shopee, thành công này của Sendo là kết quả của việc sớm mạnh dạn đầu tư vào ứng dụng di động. Ra đời năm 2012, sau 4 năm phát triển nền tảng web, Sendo bắt đầu chuyển các hoạt động kinh doanh sang di động.

"Tốc độ phát triển của điện thoại mấy năm gần đây tăng rất nhanh vì giá Internet rẻ, điện thoại mạnh hơn đáng kể và giá thành thấp. Khi độ phổ cập đến mức đấy thì mọi người dùng ứng dụng nhiều, và sự dịch chuyển đến rất tự nhiên," ông Trần Hải Linh – Tổng giám đốc Sendo phân tích.

iPrice Group cũng cho rằng, chiến lược này phù hợp với định hướng tập trung vào thị trường tỉnh lẻ từ trước đến nay của Sendo. "Một lượng rất lớn khách hàng ở tỉnh lẻ hiện truy cập Internet thông qua các thiết bị di động, việc có một sản phẩm ứng dụng di động mạnh sẽ giúp Sendo tiếp cận đối tượng khách hàng này hiệu quả hơn các đối thủ", đơn vị này phân tích.

Theo VnExpress

Trong bối cảnh khan hiếm nguồn cung, ngày càng có nhiều nhà đầu tư bất động sản chú ý đến các tòa nhà kiểu xưa.

Bất động sản kiểu xưa đem lại lợi nhuận hấp dẫn

Tốc độ đô thị hóa mạnh mẽ và sự tăng trưởng chóng mặt của công nghệ trên toàn thế giới thúc đẩy nhu cầu của người tiêu dùng thay đổi khiến cho nhiều tòa nhà trở nên “lỗi thời”. Tại các thành phố, có khá nhiều các tòa nhà cũ. Việc nâng cấp và tái sử dụng các bất động sản này tạo ra cơ hội cho các nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường và làm tăng giá trị bất động sản.

Theo Tiến sĩ Megan Walters, Giám đốc Bộ phận Nghiên cứu Thị trường Châu Á Thái Bình Dương của JLL: “Các tòa nhà cũ xưa có thể không còn phù hợp với nhu cầu của hiện tại, nhưng một khi được thay đổi công năng đúng cách sẽ tạo ra những điểm đến hấp dẫn”.

Tại Việt Nam, nhờ vào truyền thống lịch sử lâu đời, các thành phố lớn của Việt Nam sở hữu số lượng khá lớn những tòa nhà di sản, và những con hẻm lớn dẫn đến những con hẻm nhỏ và hẹp hơn. Theo bà Xuân Phạm, Trưởng bộ phận Marketing Việt Nam tại JLL, trong khi thế hệ trước đây luôn ưu tiên những vị trí mặt tiền cho việc kinh doanh bán lẻ, thì thế hệ ngày nay lại khá thích thú với những nơi cũ xưa. Nhờ vào xu hướng hoài cổ của giới trẻ, tại những thành phố lớn tại Việt Nam đang chứng kiến sự phục hồi mạnh mẽ của các tòa nhà kiểu cũ, thay vì phải dỡ bỏ để xây dựng một tòa nhà mới.

Các tòa nhà cũ đang là địa điểm được các nhà đầu tư bất động sản khai thác kinh doanh. Ảnh: thoibaobatdongsan.net

Các tòa nhà cũ đang là địa điểm được các nhà đầu tư bất động sản khai thác kinh doanh. Ảnh: thoibaobatdongsan.net

Sự hấp dẫn của các tòa nhà cũ không phải là một điều quá mới mẻ. Các tòa nhà chung cư lâu đời trên các trục đường như Tôn Thất Thiệp và Nguyễn Huệ tại quận 1, TP. Hồ Chí Minh luôn có lưu lượng người qua lại ổn định. Nhờ sự nổi lên của hàng loạt tiệm cà phê và quán ăn có phong cách trang trí tối giản, cổ xưa, độc đáo, những bậc cầu thang khúc quanh chật hẹp nhưng đầy cổ kính, cùng với nhiều cửa hàng quần áo nhỏ bên trong làm nên sức hút rất riêng của các tòa chung cư cũ.

Nhà đầu tư cần lưu ý gì?

JLL cho biết, trong xu thế hiện nay, nhiều doanh nghiệp “phi bán lẻ” đã không đứng ngoài “làn sóng” săn tìm tòa nhà cũ. Đơn cử trường hợp văn phòng làm việc chia sẻ của Toong đã thành công trong việc thay đổi nhiều không gian chưa được sử dụng trong các tòa nhà cũ, mang hơi thở hiện đại và truyền thống vào nơi làm việc.

Tuy nhiên, giới chuyên gia cũng chỉ ra rằng không phải tòa nhà cũ nào cũng được tái cấu trúc thành công. Bởi lẽ vị trí tốt là yếu tố tiên quyết cho sự thành công của mô hình này ngay cả khi công năng ban đầu của tòa nhà không còn phù hợp với nhu cầu hiện tại. Những công trình cũ có kết cấu chất lượng và mặt bằng sàn linh hoạt là một lợi thế lớn cho việc tái sử dụng.

Ngoài ra, việc đảm bảo an toàn là điều không thể thiếu cho các nhà đầu tư muốn tham gia vào phân khúc này. Nhiều tòa nhà cũ đang dần xuống cấp, bị hư hỏng các hệ thống, côn trùng và ẩm thấp. Sự vắng bóng ban của quản lý tòa nhà và bất kỳ thiếu hụt những thiết bị về phòng cháy chữa cháy đều là mối đe dọa vô cùng nguy hiểm. “Các nhà đầu tư cần phải xem xét các vấn đề an toàn cho tòa nhà một cách nghiêm túc, phải nhận thức và hiểu biết rõ toàn bộ các vấn đề của tòa nhà trước khi tái vận hành”, JLL khuyến cáo.

Theo Nhịp Cầu Đầu Tư

Khi Dữ liệu có trở thành mỏ vàng mới của nền kinh tế số.

Mới đây, Harvard Business Review (HBR) vừa công bố Chỉ Dễ dàng kinh doanh số (Ease of Doing Digital Business - EDDB) 2019, xếp hạng 42 quốc gia về mức độ dễ dàng khi thực hiện việc kinh doanh công nghệ số tại đây. Tuy rằng mọi doanh nghiệp hiện nay đều ít nhiều áp dụng công nghệ, nhưng thuật ngữ “kinh doanh số” ở đây chỉ nhắm đến những doanh nghiệp có mô hình kinh doanh cốt lõi dựa trên một nền tảng công nghệ trực tuyến.

Theo định nghĩa sẽ có 4 loại nền tảng: Các nền tảng thương mại trực tuyến Amazon, eBay; Các nền tảng truyền thông số YouTube, Netflix; Các nền tảng kinh tế chia sẻ Grab, Airbnb; Các nền tảng freelancer trực tuyến Upwork, Toptal. Sau đây là những điểm quan trọng rút ra được từ báo cáo của HBR.

Việt Nam không được xếp hạng

Trong 42 quốc gia được xếp hạng, có Singapore (hạng 13), Thái Lan (hạng 33), Philippines (hạng 34), Malaysia (hạng 36), Indonesia (hạng 41) - 5 nước nằm trong khu vực Đông Nam Á, nhưng lại không có Việt Nam. Theo mô tả của HBR, 42 quốc gia được xếp hạng phải thỏa mãn đủ 2 điều kiện: là thành phần quan trọng của kinh tế số toàn cầu; và thu thập được một bộ dữ liệu nhất quán về các chỉ số.

Về tiêu chí thứ nhất, quy mô nền kinh tế Việt Nam (xét bằng chỉ số GDP) hiện tại không bằng 5 quốc gia trên, Việt Nam cũng chưa có startup tỉ USD nào trong khi Indonesia có 4, Singapore có 2. Tuy nhiên, xét về giá trị thị trường kinh tế số, Việt Nam hiện đứng thứ 4 Đông Nam Á - hơn Malaysia và Philippines, tương lai có thể đứng thứ 3 - chỉ thua Indonesia và Thái Lan. Việt Nam cũng hội tụ đầy đủ các ông lớn kinh tế số toàn cầu như Google, Microsoft, Amazon, nên không thể nói Việt Nam không có tầm ảnh hưởng đối với kinh tế số toàn cầu.

Vấn đề nằm nhiều ở tiêu chí thứ hai. Từ trước đến nay, vấn đề thống kê và minh bạch số liệu luôn là điểm yếu của Việt Nam.Trong 4 loại nền tảng được xét, HBR đặt trọng số cao nhất cho Thương mại trực tuyến (20%), tiếp theo là Truyền thông trực tuyến (15%) và Kinh tế chia sẻ (10%), các nền tảng freelance chỉ chiếm trọng số nhỏ (5%).

Cách phân bổ này của HBR có liên quan đến quy mô thị trường. Thương mại trực tuyến đang là ngành công nghiệp cực kỳ phát triển với giá trị toàn cầu khoảng 29.000 tỉ USD, trong khi giá trị toàn cầu của freelance mới chỉ khoảng 1.500 tỉ USD. Những chỉ số trên gọi là tiêu chí thực trạng, khảo sát thực trạng hoạt động kinh doanh số ở quốc gia và chiếm 50% Chỉ số EDDB.

50% còn lại HBR dành cho các chỉ số nền tảng, trong đó trọng số cao nhất là: Khả năng truy cập dữ liệu (mức độ chính phủ kiểm duyệt và kiểm soát dữ liệu của doanh nghiệp - 25%); Nền tảng kỹ thuật số (tỉ lệ người dân tiếp cận 3G, cơ sở hạ tầng để phát triền nền tảng số - 15%) và Chỉ số Dễ dàng kinh doanh 2019 của World Bank (10%). Những tiêu chí trên đều được xét trên bình diện liên quốc gia. Điều này làm giảm đáng kể điểm số cho những quốc gia đang hạn chế ngoại giao với nước ngoài.

Khả năng truy cập dữ liệu

Năm quốc gia đứng đầu bảng xếp hạng là Anh, Mỹ, Hà Lan, Na Uy và Nhật. Năm quốc gia xếp cuối bảng xếp hạng là Ấn Độ, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Indonesia và Nga. Khác biệt dễ thấy nhất của các quốc gia này nằm ở chỉ số Khả năng truy cập dữ liệu. Ngoài lý do chiếm trọng số 25%, chỉ số Khả năng truy cập dữ liệu cũng thể hiện thái độ của chính phủ nước đó đối với hoạt động kinh doanh số và ảnh hưởng đến các tiêu chí khác.

Những quốc gia có chỉ số Khả năng truy cập dữ liệu cao đều có điểm chung như: thị trường đa dạng, các thể chế hỗ trợ kinh tế số và kết quả là thực trạng tốt trong cả 4 loại nền tảng. Trong các quốc gia xếp cuối, đáng lưu ý nhất là Trung Quốc.

Có một nghịch lý đang diễn ra tại Trung Quốc - là quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế số nhanh nhất thế giới, nhưng cũng là quốc gia có Chỉ số Dễ dàng kinh doanh số chót bảng. Lý do là bởi những điều luật Trung Quốc đặt ra để bảo hộ các doanh nghiệp số trong nước và những điều luật bắt buộc nội địa hóa và kiểm soát dữ liệu chặt chẽ.

HBR cho Chỉ số Dễ dàng kinh doanh số trọng số khá khiêm tốn 10%, có thể thấy ngay từ đầu họ đã dự đoán chỉ số này không tương quan nhiều với kinh doanh số. Có những quốc gia đã thi hành những chính sách thúc đẩy kinh doanh mạnh mẽ, nhưng lại chưa để ý đến kinh doanh số, như Thái Lan, Nga và Malaysia.

Cũng có những quốc gia đột phá trong thể chế kinh doanh số, nhưng nền kinh tế truyền thống đang dần tụt hậu như Hà Lan, Nhật và Thụy Sĩ. Ví dụ, Malaysia đứng thứ 15 trong Chỉ số Dễ dàng kinh doanh nhưng nền tảng kỹ thuật số và khả năng truy cập dữ liệu khá yếu, khi tỉ lệ dân cư sử dụng 3G rất thấp, chính phủ quản lý các công ty như Google, Facebook và kiểm duyệt thông tin trực tuyến rất chặt chẽ.

Tổng sản phẩm dữ liệu sẽ trở thành GDP mới

HBR đưa ra một nhận định “Tổng sản phẩm dữ liệu - Gross Data Product - sẽ trở thành GDP mới”. Dữ liệu có thể được sử dụng để làm mọi thứ trong thời đại này, từ phân tích khách hàng tiềm năng để phát triển sản phẩm, phân tích thói quen tiêu dùng để kích cầu, xác thực thông tin để đảm bảo an ninh cho người mua và freelancer, đến cả những lý do nhạy cảm hơn như tuyên truyền và chính trị.

Nếu quốc gia quản lý dữ liệu quá chặt, doanh nghiệp số sẽ gặp rất nhiều khó khăn để phát triển bền vững. Nhưng nếu quản lý dữ liệu quá lỏng, an ninh quốc gia có thể bị đe dọa. Thế nên, nhiệm vụ của quốc gia là phải lập được những quy định quản lý dữ liệu hợp lý, quan tâm và luôn luôn điều chỉnh chúng không khác gì chỉ số GDP truyền thống.

Theo Nhịp Cầu Đầu Tư

Đối tác chiến lược