Nguyễn Ngọc Thảo

Nguyễn Ngọc Thảo

Theo JLL Việt Nam, dự kiến khoảng 6.000 căn hộ sẽ mở bán chính thức trong quý 4/2019, giúp tổng lượng mở bán của năm 2019 đạt hơn 31.000 căn.

Theo dự báo nguồn cung tương lai trong năm 2020 sẽ biến động khá mạnh, dao động khoảng 40.000 – 50.000 căn. Trong đó, theo đơn vị nghiên cứu này, nguồn cầu vẫn tăng mạnh ở phân khúc trung cấp. Các dự án với giá giao dịch từ 1.200-1.700 USD/m2 thu hút nhiều người mua nhất.

Dự báo thị trường BĐS TP.HCM sẽ tràn ngập nguồn cung căn hộ vào năm 2020

Nhu cầu cho căn hộ phân khúc cao cấp đang chậm lại, trong khi người mua đầu tư bắt đầu chuyển dịch xu hướng đầu tư từ căn hộ Cao cấp sang Nhà phố/Biệt thự để đạt tỷ suất sinh lợi cao hơn với cùng một lượng vốn đầu tư tương đương.

Do chính sách ngày càng của Chính phủ liên quan đến quy trình phê duyệt đất đai và giấy phép xây dựng ngày càng thắt chặt, JLL cho rằng, nguồn cung tương lai trong năm 2020 sẽ biến động khá mạnh, dao động khoảng 40.000 – 50.000 căn.

Theo JLL, giá bán căn hộ tiếp tục thiết lập mặt bằng giá mới. Mức giá sơ cấp trung bình toàn thị trường đạt 2.067 USD/m2, tăng 23,8% theo năm. Phân khúc giá cao đạt ngưỡng giá mới, ở mức 5.320 USD/m2, tăng 64,9% theo năm. 

Hiện tượng tăng giá này được giải thích chủ yếu bởi sự khan hiếm nguồn cung mới. Giá bán sơ cấp tính trên mỗi dự án tăng trung bình ở mức 20,6% theo năm, chủ yếu dẫn dắt bởi phân khúc giá cao. Sự thay đổi mắt xích ở các dự án cao cấp là 34,7% theo năm và 16% theo năm ở dự án bình dân và trung cấp.

Trong đó, nhu cầu và mức tăng giá phần lớn sẽ theo chiều hướng tích cực ở các dự án bình dân và trung cấp. Dự án giá cao cấp và bình dân sẽ chứng kiến sự tiếp tục sụt giảm trong nguồn cầu, đặc biệt ở nhu cầu mua đầu tư. Lý do chính là hiệu suất cho thuê và triển vọng thu lợi nhuận chênh lệch bán lại có vẻ kém hấp dẫn hơn trong tình hình giá bán đạt mức cao mới được ghi nhận.

Theo Nhịp Sống Kinh Tế

Chưa đầy 1 năm, từ cuối năm 2018 đến thời điểm hiện tại, Bình Thuận chứng kiến sự hiện diện liên tiếp và dồn dập của khoảng chục dự án nghỉ dưỡng quy mô lớn.

Hàng loạt dự án triệu USD dồn dập đầu tư, Bình Thuận quyết giữ danh hiệu "thủ đô resort" trên bản đồ thế giới

Không chỉ biển mới mang lại cho Bình Thuận những tiềm năng lớn, các danh lam thắng cảnh, di tích kiến trúc lịch sử và hệ thống văn hóa lễ hội cả dân gian lẫn hiện đại nơi đây đã đưa Bình Thuận trở thành khu du lịch trọng điểm quốc gia với các loại hình phong phú: từ nghỉ dưỡng, tham quan du lịch đến thể thao biển, du lịch tín ngưỡng, hội nghị.

Ngoài Boracay (Philippines), bãi biển Phan Thiết là một trong 2 bãi biển tại Đông Nam Á thực hiện được môn lướt sóng với diều (kite surfing). Với lợi thế vịnh nông, lại hút gió, Phan Thiết có thể cung cấp những dịch vụ thể thao biển mà người phương Tây đặc biệt ưa thích, đồng thời cũng có sức hút mạnh mẽ đối với khách du lịch nội địa.

Thời gian gần đây, trước sự bứt phá mạnh mẽ của hạ tầng không chỉ riêng của Bình Thuận mà còn liên kết với các tỉnh, thành trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, cộng với lợi thế nói trên, mà nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đang ồ ạt rót vốn đầu tư hàng loạt dự án nghỉ dưỡng quy mô khá lớn.

Đến nay, Bình Thuận có 384 dự án du lịch được chấp thuận với tổng vốn đầu tư hơn 60 nghìn tỷ đồng, gần 200 dự án đã hoạt động kinh doanh. Toàn tỉnh hiện có 560 cơ sở lưu trú đang hoạt động với 16.508 phòng. Trong đó có 3 dự án đạt tiêu chuẩn 5 sao, 27 dự án đạt tiêu chuẩn 4 sao và khoảng 557 căn hộ, 315 biệt thự nghỉ dưỡng biển.

Trong tháng 9 vừa qua, trên địa bàn Bình Thuận tiếp tục có 6 dự án được cấp quyết định chủ trương đầu tư hoặc giấy chứng nhận đầu tư với tổng diện tích đất 36ha, có tổng vốn đăng ký 302 tỷ đồng. Tính chung từ đầu năm 2019 đến nay, toàn tỉnh đã có 92 dự án được cấp quyết định chủ trương đầu tư hoặc giấy chứng nhận đầu tư với diện tích 515ha và tổng vốn đầu tư 10.764 tỷ đồng… 

Trong đó, một số dự án đã đi vào hoạt động như Sea Links Mũi Né - Việt Nam, Ocean Vista, Sentosa Villa, khu biệt thự cao cấp Minh Thành. Các dự án đang được tiến hành đầu tư như khu biệt thự cao cấp Thái Sơn, khu biệt thự nghỉ dưỡng Suối Nhum - Thuận Quý, khu du lịch Hòn Lan, khu biệt thự Casalavada, Aloha Beach Villge, Goldsand Hill Villa,…

Một số dự án quy mô khá lớn đang triển khai như Dự án Khu đô thị du lịch nghỉ dưỡng Dubai Việt Nam do Công ty TNHH Dịch vụ du lịch và Thương mại Nông thị Dubai Việt Nam đăng ký đầu tư tại xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình có quy mô gồm 3 phân khu chức năng. Tính riêng nguồn vốn dự kiến đầu tư cho phân khu này là hơn 13.153 tỷ đồng, theo đó suất đầu tư bình quân tại Khu đô thị du lịch ven biển Hòa Thắng lên đến 18,13 tỷ đồng/ha.

Hàng loạt dự án triệu USD dồn dập đầu tư, Bình Thuận quyết giữ danh hiệu thủ đô resort trên bản đồ thế giới - Ảnh 1.

Theo McKinsey & Company - Tập đoàn tư vấn quản lý toàn cầu, cơ quan xúc tiến đầu tư của tỉnh Bình Thuận phải là đơn vị maketing hàng đầu, phải phản hồi nhanh chóng khi sáng kiến được nhà đầu tư đề nghị. Cơ quan này phải đóng vai trò "một cửa" để giải quyết nhanh, hỗ trợ nhanh nhà đầu tư trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính.

Theo đó, các điểm đến thành công thường có hệ sinh thái du lịch tự duy trì. Tức là, chính quyền và các doanh nghiệp du lịch sở tại đã tạo ra được các kênh để thu hút khách du lịch, được hỗ trợ bởi hệ thống lưu trú như các khách sạn, nhà hàng và đặc biệt là các cơ sở phục vụ hoạt động giải trí. Các điểm đến này phải có sự kết nối bằng hệ thống hạ tầng giao thông thật thuận lợi cùng với hệ thống cơ sở như nguồn cấp điện, cấp nước và vệ sinh đáng tin cậy.

Tập đoàn McKinsey & Company cũng khuyến nghị tỉnh Bình Thuận có thể xem xét phát triển các sản phẩm du lịch mạo hiểm và du lịch thể thao, cũng như đầu tư vào các loại hình du lịch đặc thù khác như du lịch chăm sóc và tăng cường sức khỏe, du lịch cho đối tượng kinh doanh và du lịch giải trí.

Trong khi đó, theo Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Mũi Né, tỉnh Bình Thuận đến năm 2030, Khu du lịch quốc gia Mũi Né chạy dọc bờ biển từ Mũi Né, Phan Thiết, về hướng Nam đến Kê Gà - Hòn Lan, sẽ trở thành một điểm đến hấp dẫn với những sản phẩm độc đáo, đa dạng, trong đó ưu tiên phát triển du lịch biển và du lịch thể thao biển để tạo lập thương hiệu trung tâm Du lịch - Thể thao biển mang tầm quốc gia.

Khu vực này sẽ là mũi nhọn, trọng tâm thu hút khách du lịch và các nguồn lực đầu tư du lịch của tỉnh Bình Thuận, cũng như đóng vai trò ngày càng quan trọng hơn trong hệ thống du lịch của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và du lịch Việt Nam. Đồng thời là điểm đến không thể thiếu trên tuyến du lịch quốc gia, có mối liên kết bổ trợ với các điểm đến khác trong vùng như Nha Trang, TPHCM, Đà Lạt và Vũng Tàu.

Đến năm 2030, Khu du lịch quốc gia Mũi Né vươn lên thành một trong những điểm đến tầm cỡ quốc tế, đẳng cấp trong khu vực Đông Nam Á và hướng đến nằm trong top điểm đến của Khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

Về các tuyến du lịch, có các tuyến quốc tế theo đường không thì hiện tại, các khách quốc tế đến Mũi Né chủ yếu thông qua cảng hàng không Tân Sơn Nhất (TPHCM), sau khi Sân bay Phan Thiết đi vào hoạt động (dự kiến sau năm 2020), phát triển các tuyến kết nối trực tiếp từ Phan Thiết đến các thị trường chính như Nga; Trung Quốc; Hàn Quốc; các nước Tây Âu; các nước Bắc Âu.

Theo đường biển thì kết nối từ Phan Thiết (sau khi nâng cấp thành cảng du lịch quốc tế) với Singapore, Indonesia, Malaysia, Trung Quốc… Các tuyến du lịch liên vùng, theo đường bộ: Kết nối Mũi Né với các trung tâm du lịch trong vùng và Việt Nam qua tuyến quốc lộ 1A hiện tại và các tuyến đường cao tốc như TPHCM, Nha Trang, Đà Nẵng, Hà Nội.

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Thuận cho biết 2 dự án cao tốc Nha Trang - Phan Thiết và Phan Thiết - Dầu Giây nằm trong dự án cao tốc Bắc - Nam (với tổng mức đầu tư là 39.660 tỷ đồng) đi qua địa bàn tỉnh Bình Thuận hiện đã giải phóng mặt bằng được gần 50%. Trong năm nay, tỉnh sẽ gấp rút đền bù để bàn giao toàn bộ mặt bằng cho chủ đầu tư, dự kiến trong quý 4/2020 sẽ khởi công dự án.

Ngoài thông tin 2 tuyến cao tốc này sẽ được khởi công vào cuối năm 2020, một loạt dự án hạ tầng đã và sắp triển khai cũng khiến cho thị trường bất động sản Bình Thuận phát triển mạnh mẽ. Trong đó, phải kể đến sân bay Phan Thiết đã được Thủ tướng đồng ý điều chỉnh quy mô từ hơn 5.000 tỷ đồng lên hơn 10.000 tỷ đồng, biến sân bay này thành một trong 3 sân bay quy mô nhất miền Trung, chỉ sau sân bay Cam Ranh và Đà Nẵng.

Theo công bố chính thức của UBND tỉnh Bình Thuận, sân bay Phan Thiết có tổng vốn đầu tư giai đoạn từ nay đến năm 2020 khoảng 10.272,9 tỷ đồng và giai đoạn đến năm 2030 khoảng 332,5 tỷ đồng. Với quy mô được nâng lên cấp 4E, sân bay Phan Thiết có thể tiếp nhận các loại máy bay dân dụng cỡ lớn. Đối với hạng mục hàng không dân dụng, tỉnh đang triển khai các thủ tục đầu tư theo hình thức BOT theo chủ trương của Chính phủ.

Sau khi sân bay Phan Thiết đi vào hoạt động, du khách từ TP.HCM, Nha Trang, Đà Nẵng… đến Phan Thiết chỉ mất khoảng 30 phút. Còn đối với du khách các tỉnh, thành phố phía Bắc như Hà Hội, Hải Phòng… vào tới "thủ đô resort" cũng chỉ mất không quá 1,5 giờ bay.

Ngoài ra, có 3 tuyến đường tỉnh đề nghị Trung ương hỗ trợ ngân sách đầu tư để phát triển trọng điểm và cấp bách. Đó là đường ĐT719B Phan Thiết - Kê Gà, thiết kế dài 25,4km, rộng 16m, tổng mức đầu tư gần 1.000 tỷ đồng; đường ĐT719 Kê Gà - Tân Thiện, thiết kế dài 32,4km, rộng 8m, tổng mức đầu tư 600 tỷ đồng; Đường ĐT711 có điểm đầu giao QL 28 (Hàm Thuận Bắc) cắt ngang Quốc lộ 1A, điểm cuối giao trục ven biển ĐT706B, dài 41km, tổng mức đầu tư 1.490 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, sân bay quốc tế Long Thành cũng đang được gấp rút chuẩn bị để đảm bảo khởi công dự án vào cuối năm 2020 và đưa vào khai thác từ năm 2025. Với tổng mức đầu tư hơn 16 tỷ USD trên diện tích đất 5.000ha, công suất 25 triệu hành khách/năm (công suất 100 triệu hành khách/năm sau khi hoàn thành cả 3 giai đoạn hoặc 25 triệu hành khách/năm giai đoạn 1).

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Nguyễn Ngọc Hai cũng cho rằng: "Ở mảnh đất còn hoang sơ trong đầu tư, còn nhiều trở ngại trong đi lại như chưa hình thành sân bay, đường cao tốc nên khao khát muốn lớn lên, bứt phá khai thác đúng tầm tiềm năng có được khiến Bình Thuận nuôi giấc mơ tìm và kêu gọi "sếu đầu đàn" trong phát triển 3 "trụ cột" kinh tế. Và một số nhà đầu tư lớn đã tìm đến".

Theo Nhịp Sống Kinh Tế

Trong Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Long An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, sẽ quy hoạch huyện Đức Hoà trở thành trung tâm dịch vụ khu vực Đông Bắc và là một phần trong quy hoạch phát triển đô thị - công nghiệp tổng hợp tỉnh nhà. Đây là một trong số nhiều “động lực” thúc đẩy thị trường BĐS khu vực này trong tương lai.

Bất động sản vùng đô thị TP.HCM mở rộng: Long An đang trỗi dậy

 hích BĐS nằm ở câu chuyện hạ tầng?

Có thể nói, hiện nay bên cạnh khu Đông, sự phát triển của hệ thống hạ tầng kết nối liên vùng các tỉnh phía Nam đang được “mạnh tay” đầu tư. Trong đó Long An là cửa ngõ của ĐBSCL, kết nối trực tiếp với Tp.HCM và miền Đông. Đây cũng là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đang được tỉnh nhà chú trọng đầu tư về cả hạ tầng giao thông lẫn phát triển kinh tế xã hội.

Theo các chuyên gia, Long An giáp ranh với chiều dài gần 100 km quanh phía Tây của Tp.HCM, có quỹ đất còn tương đối lớn, phù hợp phát triển những đô thị vệ tinh phục vụ chiến lược giãn dân ra ngoại ô của Tp.HCM. Vì vậy, phát triển đô thị vệ tinh đang trở thành mục tiêu chiến lược để giãn dân, đáp ứng nhu cầu nhà ở đang được đẩy mạnh tại khu vực này.

Bất động sản vùng đô thị TP.HCM mở rộng: Long An đang trỗi dậy - Ảnh 1.

Hạ tầng kết nối giữa Long An- Tp.HCM đã và đang được chính quyền địa phương chú trọng thúc đẩy nhanh ở giai đoạn này, tạo tiền đề cho sự phát triển của TT BĐS

Tại sự kiện mới đây, ông Nguyễn Thành Ngoãn, Phó giám đốc Sở GTVT Long An, cho biết hiện tỉnh Long An có 3 công trình trọng điểm đang triển khai gồm: Trục động lực Tp.HCM - Tiền Giang - Long An; Đường 830 trục Đức Hòa - Bến Lức. Đoạn Đức Hòa – Bến Lức đầu tư theo hình thức BOT đã thu phí (Đoạn Bến Lức đến quốc lộ 50 đang sang giai đoạn 2. Đoạn quốc lộ 50 sang cảng Tân Tập dự kiến tháng 4-2020 sẽ thông xe); Đường vành đai thành phố Long An gồm 4 đoạn, Long An đầu tư hai đoạn. Hai đoạn còn lại sẽ kêu gọi đầu tư. Dự kiến quý 3/2020 sẽ hoàn thành.

Ông Ngoãn cũng thông tin, hiện tỉnh đã triển khai 1 số tuyến trọng điểm để tránh tắc nghẽn, trong đó đã và đang lên kế hoạch triển khai một số công trình cải tạo nút giao, xây cầu vượt, lắp đặt phân luồng giao thông…, tăng cường hoạt động đầu tư hạ tầng cho khu vực trong thời gian tới.

Một “cú hích” hạ tầng khác ở khu vực này là mở rộng đường Trần Đại Nghĩa (thuộc huyện Bình Chánh), đấu nối vào KCN Hải Sơn với tổng mức đầu tư 6.640 tỷ đồng đã được Tp.HCM đề xuất thực hiện. Dự án này mở rộng sẽ giúp chia sẻ áp lực giao thông với đường tỉnh lộ 10, trục giao thông kết nối khu công nghiệp Đức Hòa - khu đô thị Sing Việt - khu công nghiệp Lê Minh Xuân cũng như kết nối với cao tốc Tp.HCM - Trung Lương thông qua đường dẫn cao tốc Tân Tạo – Chợ Đệm.

So với các huyện khác, huyện Đức Hòa có lợi thế giáp ranh Tp.HCM, cho nên nơi đây cũng được thừa hưởng nhiều yếu tố hạ tầng, kinh tế thuận lợi của TP. Từ khu vực trung tâm huyện Đức Hòa đến ranh giới huyện Bình Chánh (Tp.HCM) chỉ mất tầm 8 phút đi theo Tỉnh lộ 10. Nhiều dự án hạ tầng giao thông cũng được chú trọng đầu tư như cao tốc TP.HCM – Trung Lương, Quốc lộ 1A, Quốc lộ N2, cao tốc Bến Lức - Long Thành....

Cao tốc TP.HCM – Trung Lương là dự án giao thông hiện hữu từ năm 2010 đến nay giúp rút ngắn quãng đường và thời gian di chuyển từ miền Tây đến miền Đông. Sắp tới, cao tốc Bến Lức – Long Thành cũng sẽ hoàn thiện và đi vào hoạt động, việc di chuyển từ ĐBSCL đi Đồng Nai, Vũng Tàu không cần phải đi xuyên qua quá nhiều con đường tại TP.HCM, vừa giảm tải cho TP vừa giúp giao thông thuận lợi hơn. Đặc biệt, tuyến đường nối liền Long An và Đồng Nai – hai tỉnh phát triển nhiều khu công nghiệp lớn giúp việc thông thương tiết kiệm nhiều thời gian và kinh phí hơn. Dự kiến cao tốc sẽ thông xe vào cuối năm 2019.

Bà Đặng Thị Thúy Hà, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Long An cho rằng, những năm gần đây, Long An đã ghi nhận chỉ số CPI cao, tăng thu ngân sách. Đây là thành quả của việc tiếp nhận nhiều dự án, trong đó đặc biệt là thị trường bất động sản bắt đầu phát triển mạnh mẽ. Tỉnh nhà cũng sẵn sàng chào đón các doanh nghiệp, các nhà đầu tư. Hiện đã có nhiều nhà đầu tư tham gia vào thị trường Long An như Vingroup, Vạn Thịnh Phát, Becamex, TDH Ecoland… câu chuyện ở tỉnh nhà bây giờ là đẩy mạnh hạ tầng giao thông kết nối để thu hút mạnh dòng tiền của NĐT trong dài hạn.

“Để giải quyết câu chuyện này hiện tỉnh sẽ chú trọng đầu tư các dự án lớn, quan tâm xây dựng hạ tầng để giải quyết những tồn đọng của tỉnh Long An”, bà Hà nhấn mạnh.

Rõ ràng, câu chuyện hạ tầng kết nối giữa Long An- Tp.HCM đã và đang được chính quyền địa phương chú trọng thúc đẩy nhanh ở giai đoạn này, đây chính là tiền đề có thêm động lực tăng trưởng, mang lại cơ hội cho các nhà đầu tư BĐS.

Bất động sản Long An còn nhiều dư địa phát triển

Theo các chuyên gia, không chỉ hạ tầng tác động đến sự tăng trưởng BĐS mà những tiền đề về giá mềm, xu hướng chuyển dịch cư dân đã và đang tạo cú hích to lớn đến thị trường nhà đất khu vệ tinh này.

Từ năm 2017, bất động sản Đức Hòa (Long An) thu hút sự quan tâm của nhiều NĐT. Các doanh nghiệp địa ốc lớn và cả nhà đầu tư cá nhân liên tiếp tìm mua đất nền tại đây vừa để xây dựng dự án nhà ở vừa để đầu tư dài hạn, mua đi bán lại khi giá đất tăng cao. Vùng đất này trước đây chỉ có các dự án khu công nghiệp quy mô lớn, nay đã có sự góp mặt của nhiều dự án BĐS lớn, nhỏ với đủ loại hình đất nền, căn hộ chung cư, căn hộ văn phòng, nhà liên kế, nhà phố, nhà thương mại và biệt thự.

Bất động sản vùng đô thị TP.HCM mở rộng: Long An đang trỗi dậy - Ảnh 2.

Với những tiềm năng về hạ tầng, giá còn mềm, nhu cầu mua bán BĐS khu vực này dự báo

còn tăng trưởng; biên độ tăng giá tốt ở các dự án đã có sổ, hạ tầng hoàn thiện

Hiện nay, mặc dù giao dịch cũng như nguồn cung có phần “chững lại” cộng với tâm lý e dè đã và đang chi phối nhiều đến quyết định mua BĐS của khách hàng. Đây cũng là tình trạng chung đang diễn ra trên thị trường BĐS. Tuy vậy, theo các chuyên gia, nhìn ở góc độ tiềm năng về hạ tầng và bản thân mỗi dự án để thấy, nhu cầu và biên độ tăng giá vẫn khá tốt ở những dự án có hạ tầng, pháp lý hoàn thiện. Thanh khoản của dự án phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố này. Đặc biệt, ở giai đoạn cuối năm cũng là thời điểm mà những NĐT dày dặn kinh nghiệm tìm kiếm các dự án để chốt lời, thu lợi nhuận.

Rõ ràng, tiềm năng của thị trường Long An là rõ thấy. Vấn đề là khách hàng nhìn nhận ở các khía cạnh của dự án để đánh giá và quyết định “xuống tiền”. Với một thị trường vệ tinh còn nhiều tiềm năng để tăng trưởng như Long An thì theo các chuyên gia, khả năng sinh lợi từ dự án còn rất nhiều, đặc biệt các dự án đã có sổ, vị trí đẹp, giáp ranh Tp.HCM thanh khoản cũng như mức chênh lợi nhuận sẽ khá tốt. Với một thị trường đang dồn nguồn lực để phát triển hạ tầng kết nối cũng như kinh tế - xã hội thì đây chính là cơ hội để NĐT chớp lấy, đón đầu.

Ông Phạm Lâm, Chủ tịch DKRA Việt Nam cho rằng, nếu Bình Dương, Đồng Nai quỹ đất lớn đã dần khan hiếm thì lợi thế của Long An là quỹ đất còn nhiều. Thời gian qua, một số doanh nghiệp BĐS đã quan tâm đến thị trường nơi đây. Nhu cầu của thị trường này dự báo còn rất nhiều. Do đó, phát triển nhà ở, KĐT trong dài hạn sẽ thuận lợi.

Nhận định về thị trường BĐS Long An trong thời gian tới, ông Lâm cho rằng, quy luật “nước chảy về chỗ trũng”. Những khu vực có tiềm năng phát triển thì NĐT sẽ dồn về. BĐS Long An vẫn còn hấp dẫn trong vòng 3 năm tới. Đặc biệt, với lợi thế sông nước, tỉnh nên tận dụng địa thế mảng xanh để phát triển các dự án khu đô thị. Nếu làm được điều này, BĐS Long An sẽ rất hấp dẫn NĐT.

Theo Nhịp Sống Việt

Câu hỏi mà các nhà đầu tư thường đặt ra trong đầu mình là: "Quốc gia này sẽ thay đổi ra sao trong vài năm tới?".

Báo Anh: Tại sao các nhà đầu tư coi Việt Nam là "ngôi sao" tiếp theo của thế giới đang phát triển?

Khi tôi đi du lịch Thái Lan, tôi đã có suy nghĩ rằng, một vài năm nữa thôi, Việt Nam cũng sẽ như vậy. Nếu bạn muốn biết TP.HCM sẽ trông như thế nào trong tương lai, tôi nghĩ, Bangkok là câu trả lời gần đúng cho thắc mắc đó của bạn. Với tốc độ phát triển như hiện nay, nếu có ai đó nói Việt Nam phải mất đến 10 năm hay 20 năm nữa mới được như Thái Lan thì tôi sẽ rất ngạc nhiên đấy. 

Việt Nam có quy mô dân số hơn 95 triệu dân, một nửa trong số đó ở độ tuổi lao động và hai phần ba dưới 35 tuổi, họ được giáo dục tốt và rất nỗ lực. Một cô bé 11 tuổi tôi gặp ở Hà Nội đã nói: "Nếu cháu học giỏi và biết tiếng Anh, lớn lên cháu có thể kiếm được nhiều tiền hơn".

GDP đang tăng trưởng ở mức xấp xỉ 7% một năm, và dự kiến ​​sẽ tiếp tục duy trì như vậy trong tương lai gần. Phần lớn sự tăng trưởng đó đang được thúc đẩy bởi đầu tư trực tiếp nước ngoài, đặc biệt là từ Nhật Bản và Hàn Quốc. Samsung đã sản xuất phần lớn sản phẩm điện thoại thông minh tại Việt Nam.

Hoạt động sản xuất lớn thứ hai của Intel bên ngoài Hoa Kỳ cũng ở đây. Những đôi giày và nhiều bộ quần áo bạn đang mặc, rất có thể được sản xuất tại Việt Nam.

Báo Anh: Tại sao các nhà đầu tư coi Việt Nam là ngôi sao tiếp theo của thế giới đang phát triển? - Ảnh 1.

Sự hấp dẫn chính là ở chi phí. Tiền lương ở Việt Nam hiện chỉ tương đương khoảng một phần ba ở Trung Quốc và lực lượng lao động vẫn đang tiếp tục phát triển, với một triệu lao động mới tham gia vào thị trường mỗi năm. Bên cạnh đó, mức nợ tương đối thấp, lạm phát được kiểm soát và tỷ giá ổn định.

Vị trí địa lý cũng là một lợi thế của Việt Nam. Nằm ở sườn phía nam của Trung Quốc, Việt Nam dễ dàng tiếp cận thị trường tiêu dùng 1,4 tỷ dân này. Cùng với đường bờ biển dài hàng ngàn km, Việt Nam cũng có tiềm năng để phát triển hệ thống cảng lớn hơn nữa. Cơ sở hạ tầng của Việt Nam chưa thực sự hoàn thiện, nhưng nó đang được cải thiện nhanh chóng. 

Ẩn số lớn là mức độ hưởng lợi của Việt Nam từ cuộc chiến thương mại đang diễn ra giữa Mỹ và Trung Quốc. Một mặt, Việt Nam là một sự thay thế rõ ràng cho các công ty tìm cách để giảm tiếp xúc với nền kinh tế lớn nhất châu Á. Trong nửa đầu năm 2019, xuất khẩu từ các nền kinh tế mới nổi châu Á sang Mỹ đã tăng 10%. Việt Nam nổi bật lên, với mức tăng 33%, đáng chú ý là các mặt hàng điện tử.

Tuy nhiên, chi phí chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam là không hề rẻ. Với việc Mỹ chiếm chưa tới 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc, nhiều công ty sẽ "chờ bão tan" và chờ đợi thời điểm tốt hơn.

Báo Anh: Tại sao các nhà đầu tư coi Việt Nam là ngôi sao tiếp theo của thế giới đang phát triển? - Ảnh 2.

Bản thân Việt Nam không chỉ là một cơ sở sản xuất lớn, mà còn là một thị trường tiềm năng cho các tập đoàn dịch vụ và hàng tiêu dùng lớn.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 9 tháng năm 2019 đạt tốc độ tăng cao 11,6% so với cùng kỳ năm trước, đạt 3.634,8 nghìn tỷ VND (khoảng 156,6 triệu USD). cho thấy cầu tiêu dùng trong dân đang mở rộng đáng kể.

Tỷ lệ sử dụng điện thoại thông minh trung bình đạt khoảng 90% và truy cập internet đã tăng gấp đôi trong vòng 6 năm. 

Đô thị hóa là một động lực chính khác của tăng trưởng tiêu dùng. Với chưa tới 40% dân số sống ở các thành phố, Việt Nam vẫn còn đứng sau các nước láng giềng khu vực như Thái Lan, Indonesia và Trung Quốc - tất cả đều có tỷ lệ đô thị hóa trên 50%. Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa dự kiến sẽ được đẩy nhanh tốc độ trong thời gian tới.

Theo Trí Thức Trẻ

Các CTCK vốn Hàn Quốc đang tạo áp lực cạnh tranh lên các CTCK nội từ chất lượng dịch vụ, số lượng chi nhánh đến khả năng cấp margin.

Thống kê trên thị trường chứng khoán, số lượng công ty chứng khoán (CTCK) Hàn Quốc tại Việt Nam hiện đang là 6 công ty bao gồm Chứng khoán Mirae Asset , Chứng khoán KIS, Chứng khoán HFT, Chứng khoán KB Việt Nam, Chứng khoán Shinhan Việt Nam (tiền thân là Chứng khoán Nam An), Chứng khoán NH (tiền thân chứng khoán Woori CBV).

Mới đây, Chứng khoán Mirae Asset đã công bố kế hoạch tăng vốn điều lệ từ 4.300 tỷ đồng lên 5.455,5 tỷ đồng, trở thành công ty chứng khoán có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam sau khi được công ty mẹ rót thêm 1.155,5 tỷ đồng. Hiện SSI đang là công ty chứng khoán có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam, nhưng “ngôi vị” này sẽ được thay thế khi Uỷ ban Chứng khoán chấp thuận tăng vốn điều lệ cho Mirae Asset trong tháng 10 này.

Ngoài Mirae Asset, trong top 10 CTCK có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam còn có sự góp mặt của KIS, KBSV với vốn điều lệ lần lượt là 1.897 tỷ đồng và 1.675 tỷ đồng.

Vì sao dòng vốn Hàn Quốc đang đổ mạnh vào thị trường Việt Nam?

Số vốn điều lệ của KBSV là kết quả của đợt tăng vốn liên tục trong giai đoạn cuối 2018, đầu 2019 sau khi mua lại Chứng khoán Maritime.

Sự hiện diện của các CTCK vốn Hàn Quốc đã tạo ra áp lực cạnh cạnh tranh lớn đối với các CTCK nội từ chất lượng dịch vụ, số lượng chi nhánh, đặc biệt là khả năng cung cấp nguồn vốn cho vay (margin).

Số liệu cuối quý II/2019 cho thấy, dư nợ cho vay margin của Mirae Asset đã lên đến 5.000 tỷ đồng, trong khi dư nợ cho vay của SSI khoảng 6.300 tỷ đồng. Các CTCK Hàn Quốc khác như KIS, KBSV cũng đều có dư nợ cho vay lên tới hơn 2.000 tỷ đồng, bám sát các tên tuổi trong nước như HSC, VND, MBS…

Vì sao dòng vốn Hàn Quốc đang đổ mạnh vào thị trường Việt Nam? - Ảnh 1.

Vậy điều gì khiến dòng vốn từ xứ sở Kim Chi tìm đến Việt Nam và liên tục gia tăng trong thời gian vừa qua?

Thứ nhất có thể kể đến việc Việt Nam đang là một trong những điểm sáng về kinh tế trong khu vực và trên thế giới với tăng trưởng GDP khởi sắc trong năm 2018, tăng trưởng kinh tế đạt mức 7,08% -  cao nhất trong 11 năm. GDP 9 tháng đầu năm 2019 tăng 6,98% so với cùng kỳ năm trước, thể hiện đà tăng trưởng của kinh tế Việt Nam, đi ngược với xu hướng chung đã và đang ám ảnh trên toàn cầu.

TTCK Việt Nam mặc dù còn trẻ, nhưng đã đạt tốc độ phát triển tương đối nhanh. Vốn hóa thị trường cổ phiếu đã tăng gần 17 lần trong vòng 10 năm qua từ mức 22,7% GDP năm 2006 lên mức 78,5% GDP tính đến cuối tháng 6 năm 2019. Tính đến hết quý II/2019, mức vốn hóa thị trường đạt trên 189 tỷ USD, tăng 9,8% so với cuối năm 2018, tương đương 78,5% GDP.

Thứ hai, về phía Hàn Quốc, Hàn Quốc xác định Việt Nam là đối tác ưu tiên hàng đầu trong chính sách hướng nam mới, Chính phủ Hàn Quốc ưu tiên thúc đẩy mối quan hệ hợp tác toàn diện với Việt Nam, đưa Việt Nam trở thành trung tâm kết nối với Đông Nam Á, châu Âu, châu Mỹ. Do đó, trong đầu tư, vốn của Hàn Quốc cũng đổ vào Việt Nam khá mạnh từ vốn đầu tư trực tiếp đến vốn đầu tư gián tiếp thông qua các thương vụ góp vốn, mua cổ phần doanh nghiệp hay gia tăng vốn góp vào các CTCK Việt Nam.

Thứ ba, việc đồng KRW của Hàn Quốc mất giá 8,2% so với USD có thể cũng là nguyên nhân khiến dòng tiền từ Hàn Quốc tìm đến các thị trường khác trú ẩn trong đó có Việt Nam, thị trường có tính ổn định cao.

Bên cạnh đó, lãi suất cơ bản tại Hàn Quốc khá thấp, khoảng 1,5% trong khi đó, lãi suất tại tại Việt Nam hấp dẫn hơn nhiều. Lãi suất gửi ngân hàng hiện xoay quanh 8%/năm, lãi suất cho vay margin tại các CTCK dao động từ 12 – 14%/năm. Đây là yếu tố góp phần khiến dòng vốn Hàn Quốc đổ mạnh vào Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực chứng khoán...

Theo Diễn Đàn Đầu Tư

Ông Đặng Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho biết, thương mại điện tử đang là điểm sáng của cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 với tốc độ phát triển cao từ 20-30% mỗi năm và dự kiến đạt mức 33 tỷ USD vào năm 2025.

Tại Hội thảo "Kinh tế số: Phát triển thương mại điện tử thúc đẩy kinh tế số tại Việt Nam", ông Đặng Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương cho biết, thương mại điện tử đang là điểm sáng của cuộc CMCN 4.0 với tốc độ phát triển cao từ 20 - 30% mỗi năm. Năm 2018, giá trị thị trường thương mại điện tử Việt Nam đạt khoảng 8 tỉ USD, tăng hơn 30% so với năm 2017 và sẽ tăng lên 33 tỷ USD vào năm 2025.

Bên cạnh đó, số lượng người tham gia mua sắm trực tuyến cũng có sự tăng trưởng hàng năm, năm 2018 đạt mức gần 40 triệu người dân, trung bình hơn 2 người dân thì có 1 người mua hàng online.

"Tuy nhiên, thương mại điện tử Việt Nam cũng có những hạn chế nhất định như tỷ trọng B2C (Business to customer - hình thức kinh doanh từ doanh nghiệp, công ty tới khách hàng- PV) còn thấp, chỉ khoảng 4 - 5% và đây là thách thức mà chúng ta phải vượt qua", ông Hải cho biết thêm.

Bên cạnh đó, cũng theo ông Hải, mặc dù thương mại điện tử đang rất phát triển nhưng chỉ có 61% đơn vị có ứng dụng trên di động, đây là điều đáng tiếc khi việc mua bán qua ứng dụng ngày càng nhiều, nhất là khi có tới 72% dân số Việt Nam dùng smartphone. 

Ngoài ra, ông Hải cho rằng, thách thức lớn nhất của thương mại điện tử ở Việt Nam là giao dịch tiền mặt nhận hàng (COD) chiếm 88% tổng số giao dịch năm 2018, tăng 2% so với năm 2017. Điều này làm xói mòn lòng tin giữa người mua và người bán, người mua không tin tưởng chất lượng hàng hoá của người bán, đối với người bán hàng khi giao dịch COD thì khả năng từ chối nhận hàng cao. "Về lâu dài chúng ta phải giải quyết được bài toán này để tạo sức bật cho thương mại điện tử ở Việt Nam", ông Hải khẳng định. 

Ông Đặng Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương cho biết, 

thách thức lớn nhất của thương mại điện tử ở Việt Nam là giao dịch tiền mặt nhận hàng (COD) chiếm 88% tổng số giao dịch năm 2018.

Thống kê của Bộ Công Thương cũng cho thấy những trở ngại cho thương mại điện tử ở Việt Nam bao gồm sản phẩm kém chất lượng hơn so với quảng cáo (83%), chăm sóc khách hàng kém (47%), lo ngại thông tin bị tiết lộ (43%)... "Đây là những trở ngại mà các trang thương mại điện tử ở Việt Nam cần khắc phục, như nâng cao chất lượng hàng hoá hay hoàn thiện cơ sở pháp lý để người dân tin tưởng", ông Hải nói.

Về kế hoạch xây dựng chương trình tổng thể thương mại điện tử Việt Nam giai đoạn 2021-2025, ông Hải khẳng định tập trung chính vào 3 nội dung bao gồm: thương mại điện tử mới tập trung chủ yếu ở Hà Nội và TP.HCM, phát triển độ phủ thương mại điện tử cần chú ý đến vùng sâu vùng xa, nhất là khi coi nó là yếu tố để xoá đói giảm nghèo cho người dân; cần cải thiện chất lượng thương mại điện tử từ hàng hoá, dịch vụ cho đến công nghệ để tạo lòng tin cho người dùng; phát triển hàng Việt chất lượng cao.

Cũng tại sự kiện, ông Lê Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp, Ban Kinh tế Trung ương cho biết, sự bùng nổ của các công nghệ số, kết nối toàn cầu đã tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại điện tử Việt Nam phát triển mạnh mẽ, trở thành một phương thức giao dịch quen thuộc và đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, người tiêu dùng và xã hội.

Cụ thể, đối với doanh nghiệp, thương mại điện tử giúp doanh nghiệp tăng khả năng mở rộng thị trường, giảm chi phí tiếp thị, bán hàng và cung ứng, tăng cường mối liên hệ với khách hàng thông qua mạng Internet.

Đối với người tiêu dùng, thương mại điện tử giúp người tiêu dùng có nhiều lựa chọn về sản phẩm, dịch vụ, giảm thiểu thời gian mua hàng và chi phí đi lại, tạo cơ hội mua được sản phẩm với giá bán thấp hơn, tiếp cận được nhiều thông tin hơn. 

Cuối cùng, với xã hội, thương mại điện tử kích thích phát triển công nghệ thông tin góp phần vào sự chuyển dịch, hội nhập nền kinh tế toàn cầu.

Trên cơ sở đó, có 4 xu hướng thương mại điện tử tại Việt Nam được dự đoán tiếp tục tăng trưởng và phát triển bao gồm số lượng người dùng ứng dụng di động gia tăng, cuộc cạnh tranh về giá, sự bùng nổ của thương mại qua mạng xã hội và thanh toán khi giao hàng vẫn là phương thức thanh toán phổ biến.

Ông Lê Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp, Ban Kinh tế Trung ương cho biết, để phát huy  tiềm năng của thương mại điện tử cần có hệ thống chủ trương, giải pháp đồng bộ, toàn diện.

"Tuy tiềm năng là rất lớn nhưng để phát huy cần có hệ thống chủ trương, giải pháp đồng bộ, toàn diện, đặc biệt là ứng dụng được những thành tựu của cuộc CMCN 4.0", ông Thành kết luận. 

Hội thảo "Kinh tế số: Phát triển thương mại điện tử thúc đẩy kinh tế số tại Việt Nam" là chuyên đề của

"Diễn đàn cấp cao và Triển lãm quốc tế về Công nghiệp 4.0 - Industry 4.0 Summit 2019"  tổ chức ngày 2/10/2019.

Hội thảo "Kinh tế số: Phát triển thương mại điện tử thúc đẩy kinh tế số tại Việt Nam" là chuyên đề của "Diễn đàn cấp cao và Triển lãm quốc tế về Công nghiệp 4.0 - Industry 4.0 Summit 2019" diễn ra vào ngày 2 - 3/10/2019 tại Hà Nội.

Đây là sự kiện quốc tế được tổ chức với các mục đích chủ yếu: Công bố các chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước về tham gia cuộc CMCN 4.0; Tạo cơ hội cho trao đổi, tiếp nhận các ý kiến của chuyên gia trong nước và quốc tế về các chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho triển khai có hiệu quả cuộc CMCN 4.0 tại Việt Nam; triển lãm, giới thiệu các thành tựu, giải pháp công nghệ của CMCN 4.0 cho các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội của Việt Nam; kết nối kinh doanh và xúc tiến đầu tư trong các lĩnh vực của CMCN 4.0 giữa các nhà đầu tư quốc tế với cộng đồng doanh nghiệp và đại diện của 63 tỉnh, thành phố tại Việt Nam.

Sự kiện bao gồm những hoạt động: Phiên diễn đàn cấp cao do lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Chính phủ đồng chủ trì với quy mô khoảng 1.500 đại biểu trong nước và quốc tế; 5 hội thảo chuyên đề; 1 triển lãm công nghệ hiện đại với sự tham gia khoảng 100 doanh nghiệp hàng đầu trong nước và quốc tế; phiên kết nối đầu tư kinh doanh. Dự kiến, sẽ có trên 4.000 đại biểu là lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương, các đại sứ quán, các hiệp hội và doanh nghiệp trong nước và quốc tế tham dự những sự kiện trong khuôn khổ Diễn đàn. 

Theo ICT News

Nhấn mạnh việc phải gắn kết, không được tách rời việc xây dựng đô thị thông minh với phát triển Chính phủ điện tử, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng cho biết, cần coi phát triển chính quyền điện tử làm nòng cốt để xây dựng đô thị thông minh.

Bộ TT&TT: Phát triển đô thị thông minh tại Việt Nam còn nhiều bất cập, lúng túng | Bộ TT&TT: Xây dựng đô thị thông minh phải gắn kết, không tách rời với phát triển Chính phủ điện tử

Hội thảo “Xây dựng đô thị thông minh trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia” chiều ngày 2/10 được đồng chủ trì bởi

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng và Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam Nguyễn Minh Hồng.

Tăng trưởng kinh tế ở đô thị gấp từ 1,5 - 2 lần mặt bằng chung cả nước

Quan điểm nêu trên của Bộ TT&TT đối với vấn đề xây dựng đô thị thông minh vừa được Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng chia sẻ với các diễn giả, đại biểu tham dự hội thảo “Xây dựng đô thị thông minh trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia” diễn ra chiều nay, ngày 2/10 tại Hà Nội.

Là 1 trong 5 hội thảo chuyên đề trong khuôn khổ Diễn đàn cấp cao và triển lãm quốc tế về công nghiệp 4.0  -Industry 4.0 Summit 2019 do Ban Kinh tế Trung ương chủ trì tổ chức tổ chức trong hai ngày 2 – 3/10, hội thảo chuyên đề “Xây dựng đô thị thông minh trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia” có sự tham gia đông đảo của các bộ, ngành, địa phương, các chuyên gia, học giả, các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Đây là một cơ hội tốt để đại diện các cơ quan tổ chức, doanh nghiệp cùng trao đổi, thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm, các bài học thành công và chưa thành công để đề ra được các giải pháp phát triển đô thị thông minh hiệu quả và tối ưu cho Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh những nguồn lực của chúng ta còn rất hạn chế.

Trong phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết, phát triển đô thị là động lực cơ bản cho phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia và các vùng miền trên cả nước. Cả nước đã có trên 830 đô thị và tỷ lệ đô thị hóa toàn quốc đạt 38,6%. Tăng trưởng kinh tế ở khu vực đô thị đạt trung bình từ 12 - 15%, cao gấp 1,5 đến 2 lần so với mặt bằng chung của cả nước. Các trung tâm đô thị đã và đang là những trung tâm của các hoạt động kinh tế xã hội, đồng thời cũng là trung tâm của hoạt động đổi mới sáng tạo, giáo dục, nghiên cứu khoa học công nghệ, sản xuất, thương mại và hội nhập quốc tế.

Cho biết những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm chỉ đạo khai thác, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ để phục vụ phát triển đất nước, ông Sinh thông tin: Bộ Chính trị ngày 27/9 vừa qua đã ban hành Nghị quyết 52 về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0), yêu cầu tận dụng có hiệu quả các cơ hội do cuộc CMCN 4.0 đem lại để thúc đẩy quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền tảng kinh tế gắn với thực hiện các đột phá chiến lược và hiện đại hóa đất nước.

Trong đó, với lĩnh vực đô thị, Nghị quyết đề ra mục tiêu đến năm 2025 có ít nhất 3 đô thị tại 3 vùng kinh tế trọng điểm tại phía Bắc, phía Nam và miền Trung; đến năm 2030 hình thành một chuỗi đô thị thông minh tại các khu vực kinh tế trọng điểm phía Bắc, phía Nam và miền Trung; từng bước kết nối với mạng lưới đô thị thông minh trong khu vực và thế giới.

Cùng với việc nhắc lại 7 quan điểm cụ thể của Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025 và định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ ban hành hồi tháng 8/2018, đại diện lãnh đạo Bộ Xây dựng cũng nhận định: “Xây dựng đô thị thông minh là một nhiệm vụ rất mới, hứa hẹn sẽ đem lại nhiều lợi ích nhưng cũng có rất nhiều khó khăn, thách thức. Thực tế đó đòi hỏi sự hợp tác và chia sẻ là tất yếu để có thể thực hiện được các mục tiêu đã đề ra”.

Bộ TT&TT: Phát triển đô thị thông minh tại Việt Nam còn nhiều bất cập, lúng túng | Bộ TT&TT: Xây dựng đô thị thông minh phải gắn kết, không tách rời với phát triển Chính phủ điện tử

Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng cho biết, theo đánh giá của Bộ TT&TT, việc phát triển đô thị thông minh hiện nay còn nhiều bất cập và lúng túng.

Đồng thuận với lãnh đạo Bộ Xây dựng, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng nhận định, xây dựng đô thị thông minh là nhu cầu tất yếu hiện nay để đáp ứng nhu cầu hưởng thụ môi trường sống tiện ích, thân thiện và an toàn của người dân trong bối cảnh bùng nổ của các đô thị.

Thực tế đến nay trên cả nước đã có khoảng 30 địa phương phê duyệt và  triển khai các đề án, dự án về phát triển đô thị thông minh. Nhưng theo đánh giá của Bộ TT&TT, việc phát triển đô thị thông minh còn nhiều bất cập và lúng túng. Các bộ ngành vẫn đang tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện việc xây dựng và ban hành quy định hướng dẫn về tiêu chuẩn, quy chuẩn, các cơ chế, chính sách về đô thị thông minh và các địa phương cũng mới bước đầu triển khai một số ứng dụng và dịch vụ cơ bản cho đô thị thông minh.

Một đô thị không thể thông minh nếu thiếu lãnh đạo có tầm nhìn

Chia sẻ quan điểm của Bộ TT&TT về vấn đề xây dựng đô thị thông minh, Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng khuyến nghị, các địa phương cần có nhận thức đúng về đô thị thông minh, các điều kiện cần và đủ để từng bước xây dựng thành công đô thị thông minh tại địa phương, tránh đầu tư dàn trải, làm theo phong trào.

Trong triển khai xây dựng đô thị thông minh, các địa phương phải quán triệt nguyên tắc đầu tư, xây dựng hạ tầng nền tảng dùng chung, dữ liệu được chia sẻ, giám sát điều hành tập trung để bảo đảm hiệu quả đầu tư. Chẳng hạn như, về đầu tư camera giám sát ai làm, công an hay giao thông… hay tập trung đầu tư bởi Thành phố rồi các ngành dùng chung.

“Cần phải gắn kết, không được tách rời việc xây dựng đô thị thông minh với phát triển Chính phủ điện tử, coi phát triển chính quyền điện tử làm nòng cốt để xây dựng đô thị thông minh, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân và doanh nghiệp khi giao tiếp với cơ quan chính quyền. Người dân phải được cung cấp các ứng dụng để giao tiếp với chính quyền và mọi ý kiến phản ánh của người ân phải được giải đáp nhanh và thỏa đáng”, Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng nhấn mạnh.

Bộ TT&TT: Phát triển đô thị thông minh tại Việt Nam còn nhiều bất cập, lúng túng | Bộ TT&TT: Xây dựng đô thị thông minh phải gắn kết, không tách rời với phát triển Chính phủ điện tử

Theo quan điểm của Bộ TT&TT, các địa phương nên lựa chọn các doanh nghiệp công nghệ có đủ năng lực để tổ chức triển khai xây dựng đô thị thông minh.

Cùng với đó, theo chia sẻ của Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng, các địa phương căn cứ vào điều kiện và yêu cầu cụ thể của địa phương mình để lựa chọn những lĩnh vực thiết yếu nhất cần ưu tiên triển khai khi xây dựng đô thị thông minh, tránh rập khuôn. Ví dụ như có địa phương thì ứng dụng đô thị thông minh cho văn hóa du lịch, có địa phương thì ứng dụng vào giao thông…

Đồng thời, các địa phương cũng được khuyến nghị cần hết sức quan tâm đến công tác đảm bảo an toàn, an ninh mạng ngay từ giai đoạn đầu của việc thiết kế, xây dựng, triển khai đô thị thông minh; cần có công cụ để đo lường, đánh giá được kết quả thực hiện; và nên lựa chọn các doanh nghiệp công nghệ có đủ năng lực để triển khai.

“Cuối cùng, không thể thiếu là cần quan tâm phát triển nguồn lực phù hợp. Một đô thị thông minh không thể thông minh nếu thiếu người lãnh đạo có tầm nhìn, nếu thiếu nguồn nhân lực có đủ trình độ để hoạch định, xây dựng, quản lý và vận hành đô thị đó”, Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng chỉ rõ.

Theo ICT News

Sự kiện MVNOs Châu Á 2019 vừa diễn ra trong hai ngày 24 và 25/9 tại khách sạn Sheraton Hà Nội, với sự tham gia của gần 200 đại diện trong ngành viễn thông, công nghệ của khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

MVNOs Châu Á - sự kiện chuyên sâu về Nhà mạng ảo (Mobile Virtual Network Operators) quy mô Châu Á Thái Bình Dương năm nay lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam. Đây là năm thứ 9 sự kiện MVNOs Châu Á được tổ chức. Chủ đề của sự kiện năm nay là “Enable MVNOs growth through IOT, Blockchain, Fintech & 5G”  (Thúc đẩy sự phát triển của Nhà mạng viễn thông ảo thông qua Internet vạn vật, Blockchain, Fintech và 5G).

Bức tranh của thị trường MVNOs tại các quốc gia đi trước

Trung Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Singapore là 4 quốc gia châu Á có nhiều đại diện tham gia sự kiện nhất. Bên cạnh đó, MVNOs Châu Á 2019 cũng có sự góp mặt của các đại diện từ Anh, Úc, Mỹ, Nga…

Ông Xu Lidong - Giám đốc Sở Nghiên cứu Công nghiệp Viễn thông, Học viện Công nghệ Thông tin & Truyền thông Trung Quốc

và Phó Thư ký Ban Nhà mạng ảo của Hiệp hội Doanh nghiệp Truyền thông Trung Quốc chia sẻ về quá trình phát triển của MVNO tại Trung Quốc.

Với dân số lớn nhất thế giới, Trung Quốc là một thị trường đầy tiềm năng cho MVNOs. Theo thống kê đến hết năm 2018, tổng số thuê bao di động tại thị trường Trung Quốc là gần 1,6 tỷ thuê bao. MVNO đầu tiên của Trung Quốc ra mắt vào năm 2013. Tới 2019, sau 6 năm, Trung Quốc đã cấp 37 giấy phép chính thức và 5 giấy phép thử nghiệm cho MVNOs. Kết quả của nửa đầu năm 2019 cho thấy, 24 nhà mạng MVNOs đang kinh doanh có lợi nhuận.

Tại thị trường Nhật Bản, thị phần của các nhà mạng MVNOs đã tăng từ trên 2% vào năm 2010 lên gần 11% năm 2018 và vẫn đang có xu hướng đi lên. Cùng với Nhật Bản và Trung Quốc, các đại diện từ Nga, Úc… cũng chia sẻ xu hướng hiện tại là các nhà mạng truyền thống (MNOs) đã chủ động trong việc tìm kiếm và đàm phán với các đối tác MVNOs.

IoT, e-SIM, 5G là 3 từ khoá được nhắc tới nhiều nhất

Một loạt các nội dung về IoT, e-SIM, 5G, mobile money đã được trình bày và thảo luận tại sự kiện: Sự ra mắt của 5G và e-SIM sẽ thay đổi thị trường như thế nào? Các nhà mạng MNOs và MVNOs sẽ cùng nhau phát triển và bắt kịp thị trường IoT ra sao? Các yếu tố nào quyết định sự thành công của MVNOs trong bối cảnh IoT nở rộ?

IoT, e-SIM, 5G là 3 từ khoá được nhắc tới nhiều nhất tại MVNOs Châu Á 2019.

Với sự phát triển của công nghệ và sự bão hoà của thị trường viễn thông truyền thống, phạm vi phát triển dịch vụ của các nhà mạng đã không còn dừng lại ở gói cước và các dịch vụ viễn thông kèm theo. Sân chơi hiện tại đã đặt ra các thách thức cũng như cơ hội mới để cạnh tranh. Để tận dụng tối đa sự phát triển của công nghệ vào cung cấp dịch vụ cho khách hàng, đòi hỏi các nhà mạng phải hết sức linh hoạt và có sự đầu tư bài bản ngay từ đầu.

Tuy nhiên tựu chung lại, các đại diện đều chia sẻ quan điểm: Sự phát triển của IoT, e-SIM, soft-SIM… đang mang đến cho các nhà mạng MVNOs nhiều cơ hội hơn để gia nhập thị trường và gia tăng giá trị cho người dùng.

Nhiều đối tác nước ngoài chia sẻ đang quan tâm tới thị trường MVNOs tại Việt Nam

Việt Nam được nhận định là một thị trường tiềm năng cho MVNOs bởi nền kinh tế năng động, dân số trẻ, nhu cầu về chất lượng dịch vụ tăng, xu thể chuyển dịch số mạnh mẽ, cơ sở hạ tầng viễn thông toàn diện. Tại sự kiện, nhiều đối tác nước ngoài chia sẻ đang quan tâm tới thị trường MVNOs tại Việt Nam, mong muốn tìm kiếm các đối tác để cùng hợp tác phát triển.

Chia sẻ tại sự kiện, ông Danny Sritharan, một chuyên gia tư vấn về triển khai MVNO với 15 năm kinh nghiệm, cho rằng để có một hợp tác MNO-MVNO thành công, cần có sự chung tay của cả 3 bên: MNO, MVNO và đơn vị điều tiết chính sách. Là một thị trường đi sau, Việt Nam hoàn toàn có thể học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia đi trước để có những bước đi đúng đắn nhất.

Ông Danny Sritharan: Để có một hợp tác MNO-MVNOs thành công, cần có sự chung tay của cả 3 bên: MNOs, MVNOs và đơn vị điều tiết chính sách.

Tại Việt Nam, MVNO vẫn là một mô hình kinh doanh mới, và tính tới nay mới chỉ có 1 nhà mạng MVNO ra mắt thị trường. MVNOs có thể thay đổi thị trường viễn thông Việt Nam được hay không, thay đổi như thế nào, vẫn là câu hỏi quá sớm để trả lời. Tuy nhiên, có thể thấy rõ, nếu chỉ cạnh tranh về giá, các MVNOs sẽ không thể tìm được chỗ đứng trong một thị trường đã bão hoà với rất nhiều tay chơi lớn năng động như Việt Nam. Ngược lại, để cạnh tranh bằng trải nghiệm khách hàng và các dịch vụ gia tăng khác, đòi hỏi các MVNOs cần thực sự thấu hiểu khách hàng và đầu tư nghiêm túc vào công nghệ, cải tiến, liên tục học hỏi từ các thị trường đi trước. Tại thời điểm này, với quan sát từ các quốc gia đã phát triển MVNOs, chúng ta vẫn có thể hy vọng sự gia nhập của nhà mạng kiểu mới MVNOs sẽ mang tới cho khách hàng nhiều sự lựa chọn hơn, chất lượng dịch vụ tốt hơn.

Tại sự kiện MVNOs Châu Á năm nay, một cái tên mới trong lĩnh vực viễn thông tại Việt Nam đã tham gia chia sẻ về thị trường viễn thông di động Việt Nam và cơ hội cho MVNOs. Rất có thể, đây sẽ là đơn vị tiếp theo tham gia vào thị trường đang nóng lên này.

Theo ICTNews

Đây chỉ là một trong 5 sáng kiến của Việt Nam nhằm xây dựng một cộng đồng ASEAN số. Không chỉ vậy, Bộ TT&TT sẽ trao học bổng cho sinh viên ASEAN theo học ICT tại Việt Nam.

Tối 26/8, tại trụ sở Bộ TT&TT, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đã có buổi tiếp ông Dato Lim Jock Hoi - Tổng thư ký ASEAN nhân chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam.

Tại buổi tiếp, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã đề xuất với ông Dato Lim Jock Hoi 5 sáng kiến thuộc lĩnh vực ICT để các nước ASEAN có thể cùng nhau thực hiện trong năm 2020.

Việt Nam mong muốn roaming một giá cước cho cả khu vực ASEAN

Buổi làm việc giữa Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng và ông Dato Lim Jock Hoi - Tổng thư ký ASEAN.

Theo đó, Việt Nam đề nghị các nước ASEAN cùng triển khai sáng kiến roaming một giá cước. Hiện đã có 5 trên tổng số 10 quốc gia ASEAN đồng ý về việc thực hiện sáng kiến này. Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng mong muốn rằng, trên cương vụ là Tổng thư ký ASEAN, ông Dato Lim Jock Hoi sẽ thúc đẩy hơn nữa các nước thành viên ASEAN để sáng kiến này sớm trở thành hiện thực. 

Chia sẻ với ông Dato Lim Jock Hoi, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, Việt Nam đang nỗ lực thành lập một trường đại học chung về ICT cho các nước thành viên ASEAN. Mỗi nước thành viên ASEAN sẽ có từ 2 - 3 học bổng trị giá 50.000 USD/sinh viên để theo học ngành ICT bằng tiếng Anh tại Việt Nam. Trong năm nay, Bộ TT&TT sẽ cấp gần 20 học bổng của chương trình này.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cũng thể hiện mong muốn thành lập một mạng lưới giám sát an ninh mạng chung cho các nước trong khu vực ASEAN. Hiện đã có 5 quốc gia thành viên ASEAN đồng ý và tham gia vào sáng kiến này. 

Việt Nam mong muốn roaming một giá cước cho cả khu vực ASEAN

Chia sẻ với Tổng thư ký ASEAN, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết Việt Nam ấp ủ 5 sáng kiến thuộc lĩnh vực ICT và mong muốn các nước ASEAN có thể cùng nhau thực hiện trong năm 2020.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, Chính phủ Việt Nam đã ký kết biên bản ghi nhớ với Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) về việc thành lập Trung tâm liên kết Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) tại Việt Nam.

Trung tâm liên kết CMCN 4.0 sẽ là nơi xây dựng các chính sách, khuôn khổ pháp lý với mục tiêu thu hẹp khoảng cách giữa những công nghệ mới và hệ thống pháp luật. Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm của mình với các nước thành viên ASEAN, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói. 

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cũng khẳng định, Việt Nam sẽ đi tiên phong về việc phát triển công nghệ 5G. Thông qua các buổi hội thảo ASEAN về 5G, Việt Nam mong muốn có thể chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm với các nước nhằm hiện thực hoá mục tiêu về một ASEAN số. 

Trước những đề xuất của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, ông Dato Lim Jock Hoi đánh giá cao những nỗ lực và hành động cụ thể của Bộ TT&TT và mong muốn Việt Nam sẽ tiếp tục chia sẻ các sáng kiến, kinh nghiệm trong việc phát triển lĩnh vực ICT với các nước trong khu vực. 

Theo Vietnamnet

Thị trường viễn thông quốc tế đang cho thấy nhiều dấu hiệu tích cực khi các nhà mạng bắt đầu triển khai mạng 5G.

Gartner vừa đưa ra dự báo về doanh thu mạng 5G trên toàn thế giới trong năm 2020. Theo đó, 5G sẽ giúp các công ty viễn thông kiếm về 4,2 tỷ USD dựa trên cơ sở hạ tầng mạng. Con số này đã tăng tới 89% so với doanh thu dự toán của năm 2019 (khoảng 2,2 tỷ USD).

Ở chiều ngược lại, doanh thu mạng 4G sẽ thụt giảm cùng với sự phát triển của 5G. Doanh thu 4G toàn cầu dự kiến trong năm nay là 19,32 tỷ USD, con số này sẽ giảm xuống còn 18,28 tỷ USD vào năm 2020. Cùng với điều này, doanh thu 2G và 3G cũng sẽ tiếp tục giảm. 

Doanh thu từ mạng 5G sẽ tăng gấp đôi vào năm 2020

Thế giới sự chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ của 5G từ nay đến hết năm 2020.

Theo ông Sylvain Fabre, nhà nghiên cứu cao cấp của Gartner, vẫn còn quá sớm để nói đến 5G, tuy nhiên các nhà cung cấp, cơ quan quản lý và hệ thống đo lường tiêu chuẩn cho 5G đều đã sẵn sàng.

Các nhà phân tích cho rằng, 5G với tốc độ cực nhanh hứa hẹn sẽ đóng vai trò quan trọng trong các lĩnh vực như xe tự lái và thực tế ảo. Cả 4 nhà mạng Mỹ là AT&T, T-Mobile, Verizon và Sprint đều đã triển khai dịch vụ 5G dù vùng phủ vẫn còn hạn chế Dự kiến trong năm tới, nhiều mẫu điện thoại tương thích sóng 5G cũng sẽ được bán ra thị trường. 

Theo ước tính của Gartner, hiện có khoảng 7% các công ty cung cấp dịch vụ viễn thông hiện đã triển khai cơ sở hạ tầng cho mạng 5G. Các dự án đầu tư này sẽ tăng gấp đôi lên mức 12% vào năm 2020.

Cùng với điều đó, Gartner cũng đưa ra lời cảnh báo về việc các nhà mạng sẽ duy trì vùng phủ sóng 4G từ nay cho đến 2021. Sau khoảng thời gian này, các nhà mạng sẽ phải tiến hành nâng cấp cơ sở hạ tầng 4G hiện có. Trong trường hợp chất lượng mạng 4G không tốt, người dùng sẽ nhận thấy ngay sự khác biệt khi máy chuyển từ vùng phủ sóng sang vùng không phủ sóng mạng 5G.  

Theo CNET

Đối tác chiến lược