Bùi Yến Ngọc

Bùi Yến Ngọc

Ngày 08-09/04 vừa qua, SAIGONTEL đã tổ chức thành công chương trình “Tiếng Gọi Bản Làng” tại tỉnh Cao Bằng.

Chương trình gồm các hoạt động chính: Khánh thành điểm trường Phiêng Chầu II, hoạt động “Một món quà nhỏ - Một niềm vui to” và hoạt động “Bữa cơm có thịt” dành cho 65 cháu học sinh tại điểm trường.

Với những phần quà từ các mạnh thường quân bao gồm: vở ô ly (650 quyển), sáp màu (53 hộp), dụng cụ học tập (50 phần), sách vở cũ các loại (02 thùng), quần áo cũ các loại (01 thùng), cặp lồng đựng cơm (15 cái), trống trường (1 cái), hơn 100 món quà do chính tay những thành viên tham dự chương trình gói tặng từ khắp mọi nơi. Và đặc biệt hoạt động “Bữa ăn có thịt” với 12 mâm được chuẩn bị riêng cho các cháu. Tất cả nhằm mang lại niềm vui, nụ cười cho các cháu, với hi vọng, giúp các cháu có được những năm học thật vui vẻ, thật hạnh phúc và ý nghĩa.

Để có được sự thành công này, là nhờ sự quan tâm, giúp đỡ, ủng hộ, cả về vật chất lẫn tinh thần của các mạnh thường quân. Trong quá trình làm lễ khánh thành, mặc dù phần lớn đá được vận chuyển để xây dựng bờ kè cho xã chắn ngang lớp học nhưng không vì đó làm ảnh hưởng đến thành công của buổi lễ.

Ban Tổ Chức xin được gửi lời cảm ơn các mạnh thường quân. Và đặc biệt xin gửi lời cảm ơn đến các đơn vị mặc dù không thể tham dự chương trình nhưng vẫn nhiệt tình gửi quà, đóng góp và ủng hộ cho chương trình.

Với mong muốn lan tỏa tình yêu thương đến cộng đồng, cùng nhau chung tay giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn, làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. Chúng tôi rất mong muốn và hy vọng tiếp tục nhận được những sự giúp đỡ và ủng hộ của các mạnh thường quân trong các chương trình tiếp theo.

Một số hình ảnh trong chương trình “Tiếng Gọi Bản Làng”:

1

 

2

 

3

 

4

 

5

 

6

 

7

 

8

 

9

 

10

 

11

 

12

 

13

 

14

 

- Ban Truyền Thông - 

Chuyên gia Savills cho rằng đang có sự cạnh tranh khập khiễng giữa mô hình bán hàng online với các sàn thương mại điện tử quy mô lớn.

Dưới đây là nhìn nhận của Trưởng Bộ phận Bán lẻ, Savills TP HCM, Phạm Thái Bình về thương mại điện tử Việt Nam - thị trường mà theo ông đang ở hành trình của hoa hồng với mức tăng trưởng 25-30%.

Trong 4 năm tới, quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam được dự đoán có thể đạt tới 10 tỷ USD. Không ít thương hiệu rời bỏ cuộc chơi như Beyeu, Deca, Foodpanda… và nhiều doanh nghiệp rút lui lặng lẽ. Dù được đánh giá là màu mỡ, mảnh đất thương mại điện tử rõ ràng không dễ đãi ngộ bất cứ ai.

Thị trường đang có sự cạnh tranh khập khiễng giữa các sàn thương mại điện tử và các loại hình mua sắm qua mạng xã hội như Facebook, Zalo... Những Lazada, Thegioididong, Sendo, Shopee, Tiki… được đầu tư bài bản, với chi phí lớn, đang chịu sức ép không nhỏ từ mô hình "nhà nhà bán hàng, người người bán hàng" trên mạng xã hội. 

Mô hình này quy mô nhỏ lẻ nhưng số lượng lại vô cùng lớn. Quan trọng hơn, chi phí của hoat động này không đáng kể, trong đó có việc họ chưa bị tác động bởi các chính sách thuế.

Thương mại điện tử đang tạo nên cơn lốc mua sắm kiểu mới tại Việt Nam.

Thương mại điện tử đang tạo nên cơn lốc mua sắm kiểu mới tại Việt Nam.

Từ đây, sự cạnh tranh cũng trở nên khập khiễng, khi chi phí ít dẫn đến giá thành sản phẩm thấp, nhờ vậy mô hình bán hàng qua mạng xã hội được đón nhận bởi số đông. Trong khi đó, các trang mạng tên tuổi, đầu tư bài bản từ con người đến hệ thống vận hành, lại chịu nhiều gánh nặng chi phí liên quan.

Trong đó, chi phí marketing (tiếp thị quảng cáo) giữ vai trò then chốt cho lĩnh vực này và không hề ít như nhiều người vẫn nghĩ. Theo như ghi nhận, ngân sách chạy marketing cho kế hoạch trong hai năm đầu của thương mại điện tử dao động xấp xỉ 2 triệu đôla và tính sống còn sẽ được định đoạt sau thời gian này.

Bên cạnh đó, dù tiềm năng phát triển là có thật, thương mại điện tử tại Việt Nam cũng gặp không ít trở ngại. Đó là sự phát triển thiếu bền vững, người tiêu dùng còn nhiều nghi ngại ở sản phẩm, thông tin còn đơn điệu, thiếu chi tiết, thiếu sức hấp dẫn cũng như một số công cụ hỗ trợ khách hàng.

Theo nghiên cứu, hơn một nửa người Việt Nam thích mua hàng ở nước ngoài do sự tin tưởng vào chất lượng sản phẩm, bên cạnh dịch vụ, thanh toán, hậu mãi. Ngoài ra, thói quen mua sắm đặc trưng là “thấy, sờ và… thử” nên thường họ dạo chơi trên mạng để khảo giá là chính. 

Bên cạnh đó, xét trên khía cạnh thị trường, mua sắm trực tuyến ở Việt Nam vẫn còn nhiều cơ hội để phát triển nhưng các nhà bán lẻ thương mại điện tử cần nghiên cứu thêm hành vi tiêu dùng, đồng hóa tư duy giúp dễ dàng tiếp cận cả người mua lẫn các đơn vị cung cấp hàng hóa, đặc biệt nên hướng tới sự phát triển lâu dài, bền vững.

Bên cạnh đó, những khó khăn còn tồn đọng tại Việt Nam cũng đến từ nhiều nguyên nhân. Nhiều thương hiệu có tên tuổi quy định không có chính sách bán hàng qua trang thương mại điện tử, dẫn đến sự thiếu tính đa dạng chủng loại và các thương hiệu còn lại chủ yếu vẫn là những sản phẩm nội địa. Thông thường, lợi nhuận của nhãn hiệu nội địa chỉ tầm khoảng 40-45%, trong khi đó, chi phí phải trả cho đơn vị thương mại điện tử khá cao, trung bình 30%.

Để hạn chế rủi ro từ việc trả hàng, tồn hàng, hàng qua mùa, hay các chương trình khuyến mãi của trang thương mại điện tử…, các nhà bán lẻ phải đưa giá thành cao hơn. Vô hình trung, trang thương mại điện tử mang tính quảng cáo nhiều hơn và thậm chí đây cũng là kênh tốt để các nhà bán lẻ cho các mục tiêu marketing hay branding - làm thương hiệu.

Việc chú trọng hơn về văn hóa tiêu dùng của người Việt - vốn hay thay đổi và thích cái mới cũng quan trọng. Những nhà đầu tư cần thử nghiệm trước khi tiếp cận, trước khi có kế hoạch thâm nhập thị trường này. Đã không ít nhà bán lẻ gặp phải nhiều khó khăn khi đối mặt với vấn đề thích ứng văn hóa tiêu dùng. Và cẩn trọng luôn là một bài học không bao giờ cũ.

Theo Hà Thanh (Vnexpress)

Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (SAIGONTEL): Công văn giải trình chênh lệch số liệu trước và sau kiểm toán 2017

Tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm tài chính 2017

Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (SAIGONTEL) thông báo mời họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm tài chính 2017

Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (SAIGONTEL) công bố thông tin Báo cáo tài chính hợp nhất và riêng lẻ năm 2017 đã kiểm toán.

Thứ sáu, 30 Tháng 3 2018

Báo cáo tài chính riêng năm 2017

Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông Sai Gòn (SAIGONTEL) công bố Báo cáo tài chính riêng năm 2017

Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (SAIGONTEL) công bố Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2017

Tổng cục Thống kê đánh giá kinh tế vĩ mô Việt Nam trong quý I có những chuyển biến tích cực. GDP quý I, quy luật tăng trưởng vốn rất khiêm tốn, đã tăng kỷ lục, cao nhất trong 10 năm trở lại đây.

GDP quý I đạt 7,38%

Lý giải cho mức tăng cao nhất trong một thập kỷ qua, ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê đưa ra 3 lý do. Thứ nhất quý I/2018 vẫn giữ được đà tăng trưởng của 6 tháng cuối năm 2017. Thứ 2 là quy mô GDP quý I thường nhỏ nên tiếp nhận được đà tăng trưởng này. Thứ ba là do 3 tháng đầu năm nay không bị ảnh hưởng nhiều bởi tính mùa vụ.

Những điểm đặc biệt của kinh tế Việt Nam 3 tháng đầu năm - Ảnh 1.

Dù vậy, phía Tổng cục này cũng lưu ý, mục tiêu tăng trưởng 6,7% của năm không hề dễ dàng. 

 Ngành công nghiệp tăng trưởng cao

Chỉ số toàn ngành công nghiệp quý I tăng 11,6% so với cùng kỳ năm 2017, cao hơn nhiều mức tăng của các năm gần đây.  

Những điểm đặc biệt của kinh tế Việt Nam 3 tháng đầu năm - Ảnh 2.

Đơn vị: %

 Một số ngành có chỉ số sản xuất tăng cao

Những điểm đặc biệt của kinh tế Việt Nam 3 tháng đầu năm - Ảnh 3.

Đơn vị: %

Một số ngành có mức tăng thấp hoặc giảm

Những điểm đặc biệt của kinh tế Việt Nam 3 tháng đầu năm - Ảnh 4.

Doanh nghiệp thành lập mới tăng 1,2% về số lượng  

Những điểm đặc biệt của kinh tế Việt Nam 3 tháng đầu năm - Ảnh 5.

Đơn vị: Nghìn

Doanh thu bán lẻ ước tính đạt 792,6 nghìn tỷ đồng

Tính chung 3 tháng đầu năm, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt 1.048 nghìn tỷ đồng, tăng 9,9% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 8,6% (cùng kỳ năm 2017 tăng 6,4%).  

Những điểm đặc biệt của kinh tế Việt Nam 3 tháng đầu năm - Ảnh 6.

Doanh thu xét theo ngành hoạt động, đơn vị: nghìn tỷ

FDI giảm 27,3% về vốn đăng ký

Đầu tư trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm đến thời điểm 20/3/2018 thu hút 618 dự án cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 2.121,6 triệu USD, tăng 25,4% về số dự án và giảm 27,3% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2017.  

Những điểm đặc biệt của kinh tế Việt Nam 3 tháng đầu năm - Ảnh 7.

Vốn đăng ký: đơn vị: tỷ USD

Tổng thu ngân sách đạt 232,2 nghìn tỷ đồng  

 
Những điểm đặc biệt của kinh tế Việt Nam 3 tháng đầu năm - Ảnh 8.

Đơn vị nghìn tỷ đồng

Tổng chi ngân sách Nhà nước đạt 225,9 nghìn tỷ đồng 

Những điểm đặc biệt của kinh tế Việt Nam 3 tháng đầu năm - Ảnh 9.

Đơn vị nghìn tỷ đồng

Xuất siêu 1,3 tỷ USD

Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 54,31 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 14,97 tỷ USD, tăng 18,9%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 39,34 tỷ USD, tăng 23,2%. Nếu loại trừ yếu tố giá, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu quý I tăng 22,1% so với cùng kỳ năm 2017.

Những điểm đặc biệt của kinh tế Việt Nam 3 tháng đầu năm - Ảnh 10.

Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực, đơn vị: tỷ USD

Kim ngạch hàng hoá nhập khẩu ước tính đạt 53,01 tỷ USD, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 21,26 tỷ USD, tăng 13,4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 31,75 tỷ USD, tăng 13,7%. Nếu loại trừ yếu tố giá, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu quý I/2018 tăng 12,8% so với cùng kỳ năm 2017.

Những điểm đặc biệt của kinh tế Việt Nam 3 tháng đầu năm - Ảnh 11.

Một số mặt hàng nhập khẩu chủ lực, đơn vị: tỷ USD

 

Đối tác chiến lược