Đinh Hồng Bảo Phương

Đinh Hồng Bảo Phương

CafeLand – Dự án có tổng chiều dài toàn tuyến hơn 4,1km, trong đó phần cầu hơn 2,1km tổng vốn đầu tư 1.892 tỉ đồng.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

UBND tỉnh Bắc Ninh vừa ra Quyết định phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng cầu Chì kết nối 2 huyện Quế Võ và Gia Bình. Giao Ban Quản lý dự án xây dựng giao thông (Sở GTVT) làm chủ đầu tư.

Dự án có điểm đầu tại khu vực thôn Vũ Dương, xã Bồng Lai (Quế Võ), điểm cuối tại đê Lập Ái, xã Song Giang (Gia Bình).

Tổng chiều dài tuyến hơn 4,1km, trong đó phần cầu hơn 2,1km; vận tốc thiết kế 80km/h, nền đường rộng 17m; đi kèm là hệ thống phụ trợ như an toàn giao thông, thoát nước, chiếu sáng… Cầu chính được thiết kế dây văng 1 mặt phẳng dây, 1 trụ tháp; cầu dẫn sử dụng kết cấu dầm Super T đúc sẵn…

Dự án có tổng kinh phí 1.892 tỷ đồng từ nguồn ngân sách tỉnh và các nguồn hợp pháp khác. Trong đó chi phí xây dựng 1.375 tỉ đồng; tư vấn đầu tư xây dựng 66,2 tỉ đồng; GPMB 64,4 tỉ đồng; thiết bị 40 tỉ đồng… Thời gian thực hiện dự án từ năm 2019-2025.

Theo CafeLand

 

 

 

"Cán cân thương mại Việt Nam trong 10 tháng 2019 ước tính đạt 7 tỷ USD, cao hơn mức 6,4 tỷ USD trong cùng kỳ. Mức thặng dư thương mại kể trên tương đương 2,9% GDP danh nghĩa Việt Nam năm 2019. Điểm đáng chú ý trong số liệu thương mại năm nay gắn với kim ngạch xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước", báo cáo của công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDS) cho biết.

Thấy gì từ con số thặng dư thương mại 7 tỷ USD?

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu của Việt Nam trong 10 tháng 2019 ước đạt 428 tỷ USD, tăng 8,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 217 tỷ USD, tăng 7,9% và kim ngạch nhập khẩu đạt 211 tỷ USD tăng 8,8%.

Cán cân thương mại Việt Nam trong 10 tháng 2019 ước tính đạt 7 tỷ USD, cao hơn mức 6,4 tỷ USD trong cùng kỳ. Mức thặng dư thương mại kể trên tương đương 2,9% GDP danh nghĩa Việt Nam năm 2019. Điểm đáng chú ý trong số liệu thương mại năm nay gắn với kim ngạch xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước.

Tổng quy mô đạt 66,6 tỷ USD trong 10 tháng 2019 và tăng trưởng 16,5% so với cùng kỳ năm 2018, bỏ xa mức tăng trưởng 3,9% so với cùng kỳ năm trước của khu vực doanh nghiệp FDI, quy mô 150,4 tỷ USD.

Trong khi kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI bắt đầu chậm dần kể từ giữa năm 2018 thì mức tăng trưởng 2 con số của khu vực trong nước liên tục duy trì kể từ đầu năm 2017.

Theo VDS, số liệu trên diễn tả hai thực tế đang tồn tại song song. Một mặt, các doanh nghiệp Việt Nam đang tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu và cung ứng hàng hóa cho nhà mua lớn. Tiêu biểu như ngành sản xuất đồ gỗ, dệt may, chất dẻo, điện thoại linh kiện, dây điện và sắt thép.

Mặt khác, VDS ghi nhận rủi ro pháp lý về xuất xứ hàng hóa gắn mác Việt Nam sang Mỹ có dấu hiệu gia tăng khi kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này tăng khá đột biến, tăng 26,6% trong 10 tháng 2019. Điều này đã được VDS đề cập trước đó với doanh nghiệp ngành gỗ và đồ nội thất, đặc biệt tại tỉnh Bình Dương.

Mới đây, cơ quan chức năng Việt Nam và Mỹ đã phối hợp chặn đứng lô hàng xuất khẩu nhôm trị giá 4,3 tỷ USD, có xuất xứ từ Trung Quốc và chuẩn bị được xuất khẩu sang Mỹ.

Bộ Công thương cũng cho biết một số nhóm ngành hàng bị xếp vào danh sách cảnh báo theo cấp độ nguy hiểm. Gỗ dán là mặt hàng bị ấn định cấp độ 4, cấp độ nguy hiểm cao nhất. Theo sau là các mặt hàng giá để đồ bằng sắt, đệm mút, xe đạp điện, lốp xe tải và xe khách, thép chống ăn mòn thuộc nhóm cảnh báo 3.

Tuy nhiên, Tổng Lãnh sự quán Mỹ tại Hồ Chí Minh, bà Marie Damour nhấn mạnh quan hệ thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ sẽ tiếp tục phát triển. Và với những hành động gần đây từ phía lãnh đạo Việt Nam, thông qua Nghị quyết thu hút vốn FDI hay xây dựng quy chuẩn hàng hóa xuất xứ Việt Nam nhằm tránh tình trạng lách luật thương mại.

Gạt sang một bên vấn đề kể trên, tính đến hiện tại, kết quả sản xuất kinh doanh của lĩnh vực chế biến – chế tạo vẫn tốt hơn kỳ vọng và góp phần kéo dài chu kỳ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, chỉ số sản xuất công nghiệp toàn ngành tăng 9,2% cao hơn mức 7,7% cùng kỳ năm trước.

Điểm nổi bật gắn với hoạt động sản xuất thiết bị điện và điện tử khi lần lượt tăng trưởng 8,3% và 17,7% trong khi cùng kỳ tăng trưởng âm.

Diễn biến kể trên được minh họa cụ thể qua hoạt động sản xuất công nghiệp tại Bắc Ninh, Thái Nguyên và Hải Phòng. Theo báo cáo từ Cục thống kê Thái Nguyên, các mặt hàng điện thoại thông minh tăng 17,2% trong tháng 10/2019 và tăng 8,3% trong 10T/2019.

Tại Bắc Ninh, sự tăng trưởng vượt bậc của mặt hàng thiết bị đeo thông minh, gấp 11 lần tháng 10/2018, là điểm nhấn chính góp phần đưa tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp của tỉnh này hồi phục trong 2 tháng gần đây.

Tại Hải Phòng, tập đoàn LG ghi nhận doanh thu trong cả ba mảng điện thoại, linh kiện viễn thông và điện dân dụng, tăng 54,6% YoY. Mới đây, LD Display Hải Phòng đã điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 410 triệu USD.

"Theo đánh giá của chúng tôi, trong bối cảnh hoạt động sản xuất của các nước trong khu vực và trên thế giới đều gặp khó khăn do thương mại toàn cầu tăng trưởng chậm lại, việc duy trì tăng trưởng ổn định quanh ngưỡng 10% của Việt Nam chính là điểm tích cực", báo cáo của đơn vị này cho biết.

Theo CafeF

Theo các chuyên gia, lợi thế BĐS năm 2020 vẫn thuộc về các tỉnh thành lân cận Tp.HCM, đặc biệt các khu vực có lợi thế gần với sân bay Long Thành, cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu dự kiến sẽ khởi công vào năm 2021. Nhiều nhà đầu tư đã nhanh chóng tìm đến các thị trường nơi đây để đón đầu cơ hội này.

Bất động sản vùng đô thị TP.HCM mở rộng: Lộ diện những "điểm nóng" hút dòng tiền đầu tư

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Lộ diện những khu vực là tâm điểm hút dòng tiền đầu tư

Thị trường địa ốc các tỉnh phía Nam thời gian gần đây đã xuất hiện những khu vực được các chuyên gia dự báo sẽ là tâm điểm hút dòng tiền trên thị trường địa ốc sắp tới. Trong đó, các khu vực thường xuyên được gọi tên như Bình Dương, Long An, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, xa hơn có Bình Phước, Bình Thuận… sẽ là địa hạt để NĐT nhắm đến lâu dài, với kì vọng biên lợi nhuận cao. Trong đó, dòng sản phẩm chủ yếu vẫn là đất nền.

Được xem là thị trường nhiều triển vọng nhất cuối năm 2019 và đầu năm 2020, Bà Rịa - Vũng Tàu đang dẫn đầu về hạ tầng và thu hút làn sóng đổ bộ của những ông lớn trong ngành BĐS đến những doanh nghiệp nhỏ, các nhà phân phối đều cùng lúc tham gia thị trường. Đến thời điểm này, BĐS nơi đây tiếp tục rục rịch khi mà hoạt động mua bán, các NĐT quay trở lại thị trường và những kế hoạch mở bán sản phẩm mới của doanh nghiệp BĐS khiến thị trường chộn rộn trở lại.

Bất động sản vùng đô thị TP.HCM mở rộng: Lộ diện những điểm nóng hút dòng tiền đầu tư - Ảnh 1.

Trước những thông tin hạ tầng lớn, nhiều NĐT đã nhanh chóng đón đầu ở các thị trường tiềm năng

Đây cũng là khu vực đang chứng kiến sự biến động tăng giá ấn tượng so với các khu vực vệ tinh Tp.HCM. Hiện đất nền, nhà phố tại khu trung tâm Bà Rịa, Tân Thành, Châu Đức giá bán dao động từ 40-50 triệu đồng/m2. Trong năm 2019, giá đất nền trên địa bàn hầu hết các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh, đặc biệt là khu vực trung tâm TP. Bà Rịa, TX. Phú Mỹ, TP. Vũng Tàu tăng mạnh từ 20-30% so với năm trước. Lượng hồ sơ mua bán, giao dịch BĐS tại các địa phương trên cũng tăng từ 20- 50% giai đoạn giữa năm 2019.

Trong đó, quỹ đất tại khu trung tâm TP.Bà Rịa được dự báo có xu hướng giảm khiến việc biến động tăng giá tại đây liên tục trong suốt thời gian qua. Các dự án tọa lạc ở vị trí đẹp, hạ tầng đồng bộ giá có thể tăng 30% trong vòng 9 tháng. Đặc biệt, ở các dự án có mức giá chào bán từ 15-20 triệu đồng/m2, được nhận định biên độ tăng giá còn khá lớn trong năm 2020.

Không phải ngẫu nhiên mà khu vực này lại được dự báo tâm điểm thu hút người mua trong giai đoạn sắp tới. Theo quy hoạch xây dựng vùng Tp. HCM đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh xác định tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu thuộc tiểu vùng phía Đông nằm trên trục hành lang phía Đông Nam dọc Quốc lộ 51, gồm chuỗi các đô thị Phú Mỹ, Bà Rịa, Vũng Tàu sẽ là đòn bẩy thúc đẩy thị trường BĐS nơi đây phát triển.

Về hạ tầng, tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành đang chuẩn bị đưa vào sử dụng sẽ kết nối toàn khu vực miền Tây với Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu một cách dễ dàng. Hay như tuyến cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu, đường cao tốc Xuyên Á, sân bay Quốc tế Long Thành, sân bay lưỡng dụng Hồ Tràm, đường hầm xuyên biển nối Cần Giờ - Vũng Tàu… được quy hoạch và từng bước đi vào hoạt động đã và sẽ thúc đẩy xu hướng đầu tư đón đầu tiềm năng BĐS trung tâm Bà Rịa - Vũng Tàu.

Theo các chuyên gia, cùng với tốc độ phát triển về hạ tầng giao thông và tiềm năng du lịch, BĐS tại Bà Rịa - Vũng Tàu có thể “nóng sốt” trong thời gian tới. Nhiều NĐT đã nhìn thấy rõ tiềm năng và bắt đầu những cơn săn đón BĐS ở giai đoạn này.

Nói về tiềm năng của trường Bà Rịa, các doanh nghiệp cho rằng, khi tuyến cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu và Sân bay Long Thành khởi công sẽ như một cú huých mới tạo nên dư chấn cho thị trường Bà Rịa bật mạnh hơn nữa. Và, nơi đây sẽ nhanh chóng trở thành điểm đến cho những nhà đầu tư am hiểu thị trường. Ngoài ra, giá đất tại Bà Rịa - Vũng Tàu so với nhiều khu vực khác vẫn còn khá mềm, dư địa phát triển vẫn còn rất lớn, vì thế cơ hội vẫn còn rộng mở với nhà đầu tư.

Một thị trường điển hình ở thời điểm này là Đồng Nai với hai khu vực nổi sóng là Long Thành và Nhơn Trạch. Thông tin sân bay quốc tế Long Thành chuẩn bị khởi công (dự là 2021) đang tạo ra cú hích mạnh cho thị trường BĐS nơi đây. Hiện nhà nước đang đẩy nhanh tiến độ các công trình xây dựng, đồng thời lên kế hoạch triển khai thêm một loạt dự án hạ tầng liên kết vùng quy mô lớn. Với hệ thống kết nối này không chỉ Long Thành được hưởng lợi trực tiếp mà các khu vực lân cận như Bà Rịa - Vũng Tàu; Nhơn Trạch; Bình Dương cũng sẽ được hưởng lợi theo.

Đây cũng là khu vực được hưởng lợi thế khi hội tụ đủ cả 3 đường là đường bộ, đường thủy và đường hàng không. Trong đó, đường bộ hiện hữu 5 tuyến cao tốc đã và đang xây dựng gồm Tp.HCM – Long Thành – Dầu Giây, Bến Lức – Long Thành, Biên Hòa – Vũng Tàu, Dầu Giây – Phan Thiết và Dầu Giây – Đà Lạt, tạo nên vị thế rất lớn về mặt kết nối, giao thương giữa các khu vực.

Trong khi ngoài việc được thừa hưởng các tuyến đường nối liền với sân bay thì NĐT đến với Nhơn Trạch còn “tiếp sức” bởi thông tin cây cầu Cát Lái nối Q.2 (Tp.HCM) nối với Nhơn Trạch. 2 yếu tố hạ tầng lớn đã và đang thúc đẩy hoạt động mua bán BĐS ở khu vực diễn ra rầm rộ thời gian qua.

Rõ ràng, tác động đến từ yếu tố hạ tầng sẽ là đòn bẩy thu hút dòng tiền của người mua đến với thị trường Đồng Nai trong thời gian tới. Theo các chuyên gia, thực tế, hoạt động gom BĐS tại Long Thành, Nhơn Trạch đã diễn ra từ khá lâu từ khi mà thị trường “lộ” thông tin sân bay quốc tế Long Thành và cầu. Tuy vậy, đến thời điểm này, khi mà những thông tin cụ thể hơn thì hoạt động gom đất diễn ra mạnh mẽ hơn.

Khu vực đang đón sóng mạnh mẽ phải kể thêm Dĩ An, Bình Dương. Trong đó, khác với các thị trường mới nổi, nơi đây đang chứng kiến sự vươn lên của phân khúc căn hộ vừa túi tiền và nhà phố xây sẵn.

Do có lợi thế giáp ranh Q.Thủ Đức, Q.9 (Tp.HCM) nên thị trường nơi đây có thanh khoản dự án khá tốt. Không chỉ người mua thực tìm kiếm chốn an cư với mức tài chính vừa tầm, mà cả NĐT cũng nhắm đến phân khúc này khi đáp ứng được nhu cầu an cư của đối tượng khách mua thực, vì thế NĐT mua đi bán lại sẽ dễ dàng hơn. Nhiều NĐT có dòng vốn khiêm tốn, bỏ tiền theo giai đoạn dự án và hưởng mức chênh lệch khá tốt, từ 20-25%/năm trước bối cảnh phân khúc căn hộ, nhà phố khan hiếm nguồn cung mới ra thị trường.

“Đánh bắt xa bờ” là hiện tượng tất yếu của thị trường nhà đất

Bà Dương Thùy Dung, Giám đốc cấp cao CBRE Việt Nam cho rằng, trước bối cảnh nguồn cung và pháp lý tại Tp.HCM ngày càng khó khăn thì việc các NĐT tiến về vùng vệ tinh Tp.HCM để tìm kiếm quỹ đất cũng như lợi nhuận là điều tất yếu của thị trường. Trong đó, ở các khu vực có thông tin về hạ tầng, cao tốc, sân bay dần hiện hữu sẽ là điểm đến thu hút các NĐT. “Thực tế thị trường tỉnh lân cận Sài Gòn đã chứng kiến những đợt sôi động trước đó và tình hình này sẽ vẫn tiếp diễn trong giai đoạn tới khi mà nguồn cung mới tại Tp.HCM chưa mấy sáng sủa cũng như mặt bằng giá đã khá cao”, bà Dung nhấn mạnh.

Theo bà Dung, thời gian tới các BĐS các tỉnh lân cận sẽ thu hút nhiều mối quan tâm của người mua, bởi các lý do sau: Thứ nhất, mặt bằng giá dễ thở hơn các khu vực ven Tp.HCM. Thứ hai, kết nối giao thông hạ tầng với Tp.HCM ngày càng thuận lợi hơn khiến người mua cảm thấy không quá xa khi sở hữu BĐS tỉnh lân cận. Thứ ba, mức kì vọng tăng giá cao: NĐT có thể mua được BĐS với mức giá thấp và khả năng bán được giá cao sau này, đặc biệt khi mà cơ sở hạ tầng trong tương lai được hình thành thì chắc chắn giá BĐS sẽ tăng.

Bất động sản vùng đô thị TP.HCM mở rộng: Lộ diện những điểm nóng hút dòng tiền đầu tư - Ảnh 2.

Vết dầu loang ra thị trường tỉnh lân cận Sài Gòn đang là xu hướng tất yếu bởi nguồn cung BĐS nội thành ngày càng khan hiếm, giá đã tăng cao

Đồng quan điểm, T.S Sử Ngọc Khương, chuyên gia đầu tư tài chính cũng cho rằng, thời gian tới, các tỉnh vệ tinh sẽ được hưởng lợi, có sự biến động tăng nhanh hơn do nguồn cung mới tại Tp.HCM đang hạn chế. Theo ông Khương, khi mà làn sóng dịch chuyển dự án ra khu lân cận ngày càng mạnh mẽ thì NĐT cá nhân cũng cần cân nhắc kỹ các yếu tố để quyết định “xuống tiền”.

Chẳng hạn, phải nhìn thấy được tương lai thực sự của thị trường đó; tính thanh khoản của dự án đó như thế nào; khi dự án có tính thanh khoản thì mới có lợi nhuận tốt; quan trọng hơn cả NĐT khi bỏ tiền vào BĐS khu vực tỉnh phải nhìn thấy câu chuyện dài hơi trên thị trường thì mới mang lại lợi nhuận tốt. Ngoài ra, NĐT phải nhìn thấy rõ triển vọng cơ sở hạ tầng của khu vực muốn đầu tư ra sao. Dự án đó có nằm trong khu vực phát triển cơ sở hạ tầng trọng điểm của tỉnh đó hay không, sự liên kết với dự án xung quanh ra sao…

“Nếu không vay thì đầu tư BĐS tỉnh lân cận là một cơ hội, so với chi phí bỏ vào ngân hàng vẫn hơn nhưng với NĐT cá nhân, phải cân nhắc được đòn bẩy tài chính, không khuyến khích việc đi vay quá nhiều để đầu tư BĐS”, ông Khương nhắn nhủ.

Còn theo ông Nguyễn Hoàng, Giám đốc bộ phận R&D DKRA Việt Nam, hiện nay, tất cả các tỉnh thành lân cận Tp.HCM đều có lợi thế riêng để đón dòng tiền và làn sóng của NĐT. Sự nhộn nhịp phụ thuộc vào địa phương nào có tính kết nối tốt hơn, có dự án hấp dẫn hơn.

Một số khu vực như Long Thành, Nhơn Trạch (Đồng Nai) hay Bà Rịa - Vũng Tàu…trước đó đã chứng kiến những đợt mua bán sôi động và có thể sẽ là tâm điểm nổi lên trong thời gian tới khi mà liên quan trực tiếp đến câu chuyện về hạ tầng giao thông. “Tất nhiên, ở khu vực nào có hạ tầng giao thông hiện hữu, đã đưa vào sử dụng thì chắc chắn sẽ tác động đến dự án BĐS tại khu vực đó”, ông Hoàng nhấn mạnh.

Tuy vậy, theo các chuyên gia trong ngành, khi xuống tiền ở vùng lân cận Sài Gòn NĐT cũng cần lưu ý nên nhìn thị trường trong dài hạn, chứ không phải 1-2 năm. Giá BĐS chỉ vọt lên hẳn khi bắt đầu hình thành các dự án hạ tầng.

Theo CafeF

Cao tốc Bến Lức - Long Thành sắp hoàn thiện, trong đó, đoạn Long An nối TP.HCM qua đường Nguyễn Văn Tạo (Nhà Bè) dự kiến thông xe trước. Thông tin này là một trong những nguyên nhân làm thị trường bất động sản khu Nam Sài Gòn “sốt” cục bộ.

Tuyến cao tốc lớn nhất khu Nam TPHCM gần về đích, nhà đất đang thiết lập mặt bằng giá bán mới

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành dài 57,7km, vốn đầu tư hơn 31.000 tỷ đồng, đi qua các tỉnh Long An, TP.HCM và Đồng Nai do Tổng công ty Đầu tư Phát triển Đường cao tốc Việt Nam (VEC) làm chủ đầu tư. Kể từ khi được khởi công tháng 7/2014, dự án này được xem như động lực tăng giá trị cho giá đất đai huyện Nhà Bè nói riêng và bất động sản khu Nam Sài Gòn nói chung.

Còn nhớ vào năm 2014, giá đất tại huyện Nhà Bè là khá thấp, đất nông nghiệp chỉ 1-2 triệu đồng/m2, đất thổ cư rơi vào mức trên dưới 10 triệu đồng/m2. Sau khi khởi công tuyến cao tốc, giá đất bỗng tăng đột biến, nhiều khu vực ở Nhà Bè tăng 10-20 triệu đồng/m2 đất ở. Điển hình như hiện nay tại xã Long Thới là một trong những vị trí được hưởng lợi nhất từ tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành. 

Lý do xã này kết nối trực tiếp lên cao tốc thông qua đường dẫn nút giao Nguyễn Văn Tạo. Điều này đã vực dậy toàn bộ khu vực xã Long Thới (Nhà Bè) nhờ việc di chuyển quá thuận lợi từ khu Nam sang khu Đông (TP.HCM) hay đi các tỉnh thành lân cận như Long An, Đồng Nai nhờ tuyến cao tốc.

Khảo sát thực tế được biết, hiện đất nền mặt tiền đường Nguyễn Văn Tạo xã Long Thới, đang được khá nhiều chủ đất rao bán. Trong đó, một khu đất có diện tích 2.500m2 (có thổ cư 300m2) được bán với giá 30 triệu đồng/m2. Đặc điểm đất của khu vực này là nông nghiệp diện tích lớn (1.000-5.000m2), rất hiếm đất nền dự án. Ngoài ra, một số khu đất thổ cư diện tích 300 – 350m2 được rao bán với mức giá 55 triệu/m2.

Ngoài tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành thì một loạt các dự án về hạ tầng đầu tư cho khu Nam Sài Gòn đã, đang và sẽ triển khai như: Dự án cầu Thủ Thiêm 3; cầu Thủ Thiêm 4; dự án xây nút giao thông Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ; dự án cầu Nguyễn Khoái từ quận 7 qua quận 4; dự án đường trục Bắc - Nam kết nối khu vực trung tâm với các quận 4, 7 và huyện Nhà Bè; dự án cầu Rạch Đỉa và cầu Long Kiểng khởi công đã ảnh hưởng tới giá đất khu vực này.

Thời gian gần đây, khu Nam Sài Gòn lại tiếp tục trở nên nóng sốt. 

Ông Vũ Lý Cung, Phó Tổng giám đốc sàn giao dịch bất động sản DKRV đánh giá, sở dĩ bất động sản khu Nam luôn được quan tâm là nhờ ưu thế giá còn tốt, chưa đạt đỉnh nên biên độ lợi nhuận tăng cao.

"Trong bất động sản, hạ tầng giao thông kết nối là vô cùng quan trọng. Các nhà đầu tư bất động sản trường vốn đầu tư dài hạn rất thích điều này vì chỉ cần đón đúng vị trí thì giá trị trong tương lai, hay nói cách khác là biên độ lợi nhuận rất cao. Trong khi tại khu Nam hạ tầng giao thông luôn được đầu tư mạnh mẽ, đó là lợi thế làm của để dành lý tưởng", ông Cung phân tích.

Bên cạnh đó, Phó Tổng DKRV cho rằng, hiện khu vực Nhà Bè quỹ đất lớn song thủ tục triển khai dự án khó khăn dẫn đến việc khan hiếm về nguồn cung. Điều này cũng sẽ khiến cho những sản phẩm triển khai trong giai đoạn này sẽ rất dễ thu hút nhà đầu tư.

Theo CafeF

Những tín hiệu đáng mừng của ngành du lịch và các chính sách thúc đẩy đầu tư của Nhà nước đã góp phần tăng mạnh vốn đầu tư vào thị trường bất động sản nghỉ dưỡng biển. Sau giai đoạn bùng nổ của những thị trường truyền thống, nhà đầu tư bắt đầu chú ý tới thị trường mới mẻ và giàu tiềm năng hơn.

Năm 2019, Việt Nam được tạp chí danh tiếng Forbes bình chọn là một trong 14 điểm đến hấp dẫn nhất thế giới nhờ vào tài nguyên du lịch đa dạng và nhiều di sản thiên nhiên thế giới. Trong đó, bản đồ du lịch Việt Nam trong năm nay cũng đã xuất hiện nhiều điểm đến mới nổi, thu hút nhiều sự quan tâm của giới đầu tư cũng như du khách toàn cầu.

Theo báo cáo của Tổng cục Du lịch Việt Nam, lượng khách du lịch quốc tế tới Việt Nam năm 2018 đã đạt cột mốc 15 triệu lượt, tăng gấp đôi so với năm 2015. Nhu cầu du lịch của người dân cũng gia tăng với lượng khách nội địa đạt mốc 95 triệu khách, tăng gần 10% so với cùng kỳ 2017. Số lượng buồng lưu trú cũng tăng trưởng ở mức từ 10-20% qua các năm (từ 2015-2017).

Ngoài ra, mức chi tiêu bình quân một ngày của khách du lịch đến từ hầu hết các thị trường đều tăng, minh chứng cho sự tăng trưởng về cả số lượng và chất lượng của ngành Du lịch Việt Nam. Kết quả điều tra năm 2014-2017 của Tổng cục Du lịch công bố hồi cuối năm ngoái cho thấy hầu hết thị trường đều gia tăng mức chi tiêu bình quân một ngày. Trong đó có thị trường tăng tới 28,5%. Năm 2017, chi tiêu bình quân một ngày của khách nghỉ đêm là 126,3 USD.

Chính sự tăng trưởng vượt bậc của ngành du lịch đã và đang tác động mạnh tới thị trường bất động sản nghỉ dưỡng Việt Nam, đặc biệt là ở các khu vực ven biển như: Nha Trang, Đà Nẵng, Phan Thiết, Bà Rịa - Vũng Tàu, Phú Quốc hay Quảng Ninh… Tuy nhiên, sau giai đoạn phát triển bùng nổ, bản đồ bất động sản nghỉ dưỡng có diễn biến mới đáng lưu ý.

Điểm chung của Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc là hạ tầng giao thông đi trước một bước, được chính quyền ưu tiên nguồn vốn đầu tư khá tốt, khai thác các lợi thế từ sân bay, cảng biển, tuyến cao tốc... Về hạ tầng đô thị, trong khi hai trung tâm nghỉ dưỡng cấp vùng là Đà Nẵng và Nha Trang có bề dày phát triển, Phú Quốc đang được Nhà nước chú trọng kêu gọi đầu tư phát triển nhiều hơn nữa nhằm đưa nơi đây thành trung tâm nghỉ dưỡng mới, đủ lực cạnh tranh với các điểm của Indonesia hay Thái Lan, Philippines... 

"Cơn lốc" đầu tư vào BĐS nghỉ dưỡng của nhiều tập đoàn trong và ngoài nước cũng đang hướng về Quy Nhơn (Bình Định), Kê Gà - Hòn Lan (Bình Thuận), Long Hải (Bà Rịa - Vũng Tàu), Ninh Thuận. Đây là những điểm thu hút đầu tư mới nổi trong một thời gian rất ngắn nhưng đã trở thành nơi "xây tổ" của nhiều doanh nghiệp địa ốc. Đi song hành cùng hàng loạt dự án nghỉ dưỡng tỷ đô, chính quyền địa phương những nơi này cũng đang kêu gọi đầu tư vào nhiều dự án giao thông kết nối liên vùng, trong đó tập trung mạnh cho một số tuyến cao tốc, sân bay.

Bản đồ bất động sản nghỉ dưỡng Việt Nam đang ra sao? - Ảnh 1.

Nguyên nhân dẫn đến làn sóng đầu tư bất động sản ven biển tại Việt Nam bùng nổ mạnh mẽ nhất trong một thập niên qua trước hết thể hiện ở yếu tố hạ tầng. Các hạ tầng hỗ trợ cho sự phát triển bất động sản nghỉ dưỡng Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển tốt với nhiều dự án đường cao tốc, sân bay đua nhau lộ diện.

Tại Diễn đàn M&A diễn ra tại TPHCM mới đây, nhiều chuyên gia kinh tế cũng cho rằng các yếu tố quan trọng góp phần tạo nên sự thay đổi nhanh chóng của bản đồ BĐS nghỉ dưỡng này bao gồm việc cải thiện cơ sở hạ tầng với các đường bay quốc tế mới, chính sách khích lệ từ Chính phủ và sự đóng góp của các nhà đầu tư tư nhân. Có thể nói, Việt Nam đang có những đặc điểm tương tự như Thái Lan cách đây mười năm trước và do đó có thể đi theo định hướng phát triển tương tự.

Bên cạnh đó, ngày càng nhiều các nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm hơn đến thị trường bất động sản nghỉ dưỡng Việt Nam. Tuy nhiên, thời gian qua không có nhiều giao dịch mua bán được thực hiện đặc biệt là ở phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng đang hoạt động với nguyên nhân chủ yếu là do nguồn cung khan hiếm và các chủ sở hữu đang nắm giữ tài sản ít có nhu cầu thoái vốn.

Một nhà đầu tư khác cũng nhận định rằng hiện nhu cầu của các tập đoàn nước ngoài không mua các dự án condotel, mà chủ yếu là mua khách sạn để vận hành, tập trung vào các địa điểm thu hút khách du lịch như Hà Nội, TPHCM, Nha Trang, Đà Nẵng, Quảng Ninh, hay các địa phương mới nổi như Ninh Thuận, Quy Nhơn (Bình Định), Vân Phong (Khánh Hoà), Phú Yên... do những khu vực này quỹ đất còn lớn, tạo được giá trị gia tăng và lợi thế cạnh tranh cao theo thời gian.

Bên cạnh đó, một số quỹ đầu tư nước ngoài đến từ châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc cũng đang tích cực tìm kiếm các khách sạn, dự án khu dân cư ven biển có sẵn, vị trí đẹp có thể cải tạo để phát triển thành một chuỗi khu nghỉ dưỡng khép kín. Theo đó, các chủ đầu tư đang tiếp tục đẩy mạnh đầu tư nhiều dự án quy mô lớn hơn, trải rộng khắp các tỉnh, thành có lợi thế du lịch biển.

Trong đó, các sản phẩm sẽ tiếp tục được tiếp thị dưới nhiều hình thức khác nhau. Các công cụ tài chính mới sẽ tiếp tục được thử nghiệm. Hàng trăm dự án nghỉ dưỡng ra đời, đưa ra thị trường hàng ngàn căn hộ nghỉ dưỡng cao cấp ở các loại hình khác nhau. Xu hướng nhà đầu tư "săn đón" loại hình biệt thự ven biển để mua cho thuê đang tăng mạnh theo đà tăng trưởng của du lịch trong nước.

Theo bà Dương Thùy Dung, Giám đốc cấp cao CBRE Việt Nam, sự bùng nổ của thị trường bất động sản nghỉ dưỡng biển Việt Nam được châm ngòi bởi những yếu tố như cơ sở hạ tầng cải thiện, lượng du khách quốc tế và trong nước tăng trưởng mạnh mẽ, các sản phẩm ngày càng đa dạng và chất lượng cao.

"Cũng không thể phủ nhận một thực tế là bất động sản nghỉ dưỡng đang trở thành một kênh đầu tư hấp dẫn đối với cả nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Hội tụ đầy đủ những yếu tố này nên dễ hiểu tại sao thị trường bất động sản nghỉ dưỡng Việt Nam chưa bao giờ hết nóng", bà Dung nhấn mạnh.

Một số ý kiến cũng cho rằng, việc phát triển hàng loạt dự án BĐS nghỉ dưỡng lớn ven biển hiện nay không hẳn không gây mối hoài nghi về khả năng tiêu thu. Rủi ro còn đến từ các yếu tố pháp lý như loại hình condotel chưa rõ ràng và còn đang bàn cãi nhiều. Hoặc căn cứ nào để ràng buộc trách nhiệm giữa người chủ sở hữu và bên quản lý về cam kết tỷ suất lợi nhuận hàng năm. 

Tuy nhiên, về lâu dài tầng lớp trung lưu tại Việt Nam khi đạt quy mô và thu nhập cao hơn hiện tại sẽ nảy sinh nhu cầu ngôi nhà thứ hai. Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới (WB), ở Việt Nam trung bình mỗi năm có khoảng 1,5 triệu người gia nhập tầng lớp trung lưu, dự kiến đạt mốc 33 triệu người vào năm 2022. Do đó, nhu cầu về du lịch, nghỉ dưỡng và nhà ở theo đó sẽ tăng cao

Theo CafeF

Trong bối cảnh nhiều phân khúc bất động sản trầm lắng thì đất nền vẫn được xem là nơi trú ẩn của nhiều nhà đầu tư địa ốc. Dòng tiền có xu hướng chảy về những vùng đất mới giàu tiềm năng phát triển.

Đánh giá về xu hướng đầu tư này, trong một buổi hội thảo diễn ra gần đây tại TP.HCM, ông Phạm Thanh Hưng, Phó Chủ tịch CenGroup cho rằng đất nền vẫn đang là loại hình bất động sản thu hút được sự quan tâm rất lớn từ các nhà đầu tư, nhất là tại các tỉnh, thành phố lân cận TP.HCM.

Trên thực tế thị trường, thời gian gần đây ở nhiều địa phương khu vực xung quanh lân cận TP.HCM như Nhơn Trạch, Long Thành, Biên Hòa (Đồng Nai) hay Bình Dương, Long An, Cần Thơ, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Thuận...thị trường nhà đất diễn ra rất sôi động, thu hút dòng tiền đầu cơ lớn từ các nhà đầu tư.

Lý giải về điều này ông Hưng cho rằng xu hướng này là hợp lý vì tính "nóng lạnh" của thị trường có hiệu ứng vết dầu loang. Khi mà thị trường BĐS bước vào giai đoạn cuối chu kỳ thì dòng tiền thường đổ về vùng ven và đất nền lên giá.

Giá đất ở nhiều địa phương thời gian gần đây có xu hướng tăng là bởi nhu cầu đầu tư tăng cao, vốn đầu tư đổ về nhiều. Các nhà đầu tư đổ tiền vào "săn" đất bởi vì kỳ vọng tăng giá và tỷ suất sinh lời cao hơn các phân khúc khác. Tuy đây là kênh đầu tư thú vị nhưng theo ông Hưng, để đạt mức lợi nhuận cao thì các nhà đầu tư phải chấp nhận chôn vốn lâu dài.

Nhiều đơn vị nghiên cứu thị trường gần đây cũng đã có những thống kê cũng đã cho thấy xu hướng này đang diễn ra ở nhiều địa phương, trong khi thị trường căn hộ có chiều hướng sụt giảm giao dịch, trầm lắng thì thị trường đất nền vẫn có giao dịch, chỉ trầm lắng ở một số tỉnh có cơn sốt đất đi qua

Thống kê của Hội Môi giới BĐS Việt Nam cho thấy, tại Hà Nội, lượng cung đất nền quý III/2019 có 582 căn, lượng giao dịch đạt 306 căn. Tại TP.HCM, nguồn cung 503 căn và giao dịch đạt 375 căn. Nhìn vào số liệu, có thể thấy lượng giao dịch ổn định ở cả hai thành phố lớn.

Không chỉ khu vực các tỉnh khu vực Nam Trung Bộ, đất nền cũng đang là kênh đầu tư ưa chuộng của nhiều nhà đầu tư tại các tỉnh, thành phố lớn ở phía Bắc, miền Trung.

Tại thị trường tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, lượng cung BĐS ít, toàn vùng ghi nhận hơn 900 giao dịch thành công (chủ yếu là đất nền). Tuy nhiên, thị trường đất nền Bắc Giang có những thời điểm tăng giá ảo, tiềm ẩn nguy cơ "bong bóng".

Tuy nhiên, ở một số thị trường đã tăng trưởng nóng thì hiện nay lại có xu hướng chững lại, giảm giá đáng kể như thị trường huyện Vân Đồn (Quảng Ninh), tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng, Nha Trang,..

Thay vào đó, dòng tiền có xu hướng tìm đến những vùng đất mới. Theo báo cáo của Hội môi giới BĐS Việt Nam, thời gian qua đất nền Thanh Hóa, Nghệ An... hay một số thị trường mới như Hòa Bình, Yên Bái, Lâm Đồng,… dành được nhiều sự quan tâm từ các nhà đầu tư. Điểm sáng của thị trường BĐS tỉnh trong quý 3/2019 hướng về tỉnh Thanh Hóa.

Thị trường nơi đây sôi động bởi các dự án khu đô thị và đấu giá đất nền với hàng nghìn tỉ đồng. Tỉ lệ hấp thụ đạt 90% , giá đất đấu giá dao động từ 3-10 triệu đồng/m2, giá đất đô thị thị rơi vào khoảng 8-10 triệu đồng/m2. Nghệ An cũng được dự báo là thị trường sôi động trong quý 4/2019 bởi việc phát triển các dự án tại đây đang diễn ra rất mạnh.

Đất nền vẫn đang là kênh đầu tư vua của giới đầu tư - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Theo quan điểm chung của các chuyên gia, doanh nghiệp, mặc dù thị trường BĐS đang giảm tốc nhưng nhu cầu và giá bán vẫn tăng. Trong đó, lợi nhuận có từ việc đầu tư đất nền vẫn khá ổn định. Đây được xem là phân khúc có tính ổn định cao ở biên lợi nhuận, đặc biệt ở các dự án có vị trí đẹp và pháp lý sạch. Quỹ đất sạch không còn nhiều và ngày càng trở nên đắt đỏ tại khu trung tâm chính là lý do buộc người dân phải ra khỏi thành phố để đầu tư. Và các tỉnh lân cận vô tình đón cơn sóng này.

Ông Phạm Đức Toản - Tổng giám đốc CTCP BĐS EZ Việt Nam, cho rằng, đất nền là phân khúc trú ẩn tốt, giữ được giá, tính thanh khoản tương đối.

Một điểm đáng chú ý là đất nền có số lượng không nhiều. Ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, đất nền gần như hạn hữu, trong nội đô không còn những vị trí đẹp. Chủ đầu tư thường đầu tư hạ tầng đẹp để bán được giá cao. Phân khúc đất nền do đó vẫn xứng đáng để đầu tư”, ông Toản nói.

Tuy nhiên, theo ông Toản, việc đầu tư đất nền nên là trung và dài hạn thay vì lướt sóng như tại một số địa phương thời gian qua.

Ông Dương Đức Hiển, Giám đốc Kinh doanh nhà ở miền Bắc và miền Trung, Savills Việt Nam, cho rằng nhiều người luôn có suy nghĩ đầu tư là để kiếm lợi nhuận mà quên mất câu chuyện đầu tư còn để bảo toàn vốn, bảo toàn tài sản, tránh tiền có thể mất giá.

Do vậy, theo giới chuyên gia, đầu tư đất nền cần phải theo “nguyên tắc vàng”, đó là pháp lý an toàn. Nghĩa là chỉ nên rót vốn vào những khu đất đã có sổ hoặc đủ điều kiện pháp lý để có những sản phẩm an toàn tuyệt đối. Đây được xem là nguyên tắc bất di bất dịch khi “xuống tiền” mua BĐS , đặc biệt trước bối cảnh thị trường nhà đất đang thanh lọc mạnh mẽ như hiện nay.

Bên cạnh đó, cần đầu tư vào những dự án đã hình thành những cụm dân cư với mật độ từ vừa phải đến đông đúc, hoặc những dự án có chủ trương hình thành cụm dân cư, công nghiệp, cầu cảng trong tương lai, tuyệt đối không chọn những nơi “đồng không mông quạnh”.

Ông Dương Đức Hiển cũng nhấn mạnh, nhà đầu tư có dòng vốn dư thừa nên đầu tư vào phân khúc đất nền thay vì sử dụng đòn bẩy tài chính.

Nghĩa là đừng đi vay tiền để đầu tư đất nền. Bởi vay tiền mua được đất xong lại không có tiền xây để kinh doanh, nếu để đó không bán được thì thành nợ xấu, thành bong bóng BĐS”, ông Hiển phân tích.

Theo CafeF

Những năm qua, đô thị hóa từng bước gắn kết với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đồng thời là một trong những nhân tố then chốt quyết định thành công của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

[Infographics] Đô thị hóa tạo ra nguồn lực phát triển kinh tế-xã hội - Ảnh 1

Theo TTXVN

Trong 4 năm qua, thứ hạng của Thương hiệu quốc gia Việt Nam (Vietnam Value) tăng 8 bậc, hiện đứng thứ 42/100 và nằm trong nhóm thương hiệu mạnh.

[Infographics] Thương hiệu quốc gia Việt Nam tăng 8 bậc - Ảnh 1

Theo TTXVN

Thứ bảy, 09 Tháng 11 2019

'Mở' cửa ngõ phía đông TP.HCM

Nút giao thông Đại học Quốc gia TP.HCM vừa hoàn thiện, cùng một loạt các công trình trọng điểm đang rục rịch triển khai được kỳ vọng sẽ “mở” cửa ngõ phía đông, khơi thông giao thương giữa TP.HCM với các tỉnh.

 

Hầm hở nút giao thông Đại học Quốc gia TP.HCM được xây dựng 8 làn xe /// H.Mai

Hầm hở nút giao thông Đại học Quốc gia TP.HCM được xây dựng 8 làn xe

Tuyến quốc lộ có lộ giới rộng nhất nước

9 giờ sáng hôm qua (8.11), hầm chui trên QL1 đoạn qua trước khu du lịch văn hóa Suối Tiên (Q.9) - nút giao thông Đại học Quốc gia (thuộc dự án mở rộng xa lộ Hà Nội) chính thức được thông xe sau hơn 3 năm rưỡi thi công.

Đoạn đường hơn 1,8 km (bắt đầu từ cổng khu du lịch Suối Tiên đến khu vực cây xăng Bình Thắng, nằm trên địa bàn Q.9, Q.Thủ Đức và TX.Dĩ An (Bình Dương) rải nhựa mới tinh, 8 làn xe rộng thênh thang. Tầng dưới hầm hở, xe con, xe tải, xe container chạy “vèo vèo”. Trong khi phía tầng trên, từ hai bên đường song hành, xe máy cùng nhiều xe 4 chỗ sang đường thoải mái qua cầu quay đầu, hình thành dòng lưu thông nhịp nhàng, thông thoáng.

Với 8 làn xe chính, chưa kể 6 làn đường song hành hai bên, đây là một trong những tuyến QL có lộ giới rộng nhất nước, đáp ứng tốt nhất nhu cầu đi lại cũng như trung chuyển hàng hóa giữa các tỉnh miền Đông, TP.HCM và các tỉnh miền Tây Nam bộ.

Trước khi “lột xác” như thế này, khu vực từ khu du lịch Suối Tiên đến đường rẽ vào Đại học Quốc gia TP.HCM là một trong những điểm đen giao thông của TP.HCM. Chỉ có 6 làn xe gánh một lượng lớn phương tiện, đoạn đường này triền miên ùn tắc. Phương tiện di chuyển chủ yếu là container, xe tải nặng, “gặp” các loại xe khác tại nhiều nút giao đồng mức nên tai nạn giao thông thường xuyên xảy ra. Đặc biệt, đoạn giao cắt từ xa lộ Hà Nội quay đầu sang ngã ba đoạn rẽ vào Đại học Quốc gia trở thành nỗi ám ảnh của rất nhiều bạn sinh viên. Năm 2017, sau khi 2 cầu quay đầu hoàn thành trước, lưu thông qua khu vực này đã bớt nguy hiểm hơn nhiều, nhưng ùn tắc vẫn chưa thuyên giảm.

Ông Dương Quang Châu, Giám đốc đầu tư Công ty CP đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP.HCM (CII) - chủ đầu tư dự án mở rộng xa lộ Hà Nội, khẳng định sau khi hoàn thành tất cả các hạng mục, diện tích đường sẽ được mở rộng gấp 4 lần, cùng với 2 cầu quay đầu giúp các phương tiện giao cắt khác mức, chắc chắn sẽ giải tỏa rất tốt ùn tắc giao thông tại nút giao này.
 
PGS-TS Nguyễn Bá Hoàng, Phó hiệu trưởng Trường đại học GTVT TP.HCM, đánh giá nút giao thông Đại học Quốc gia đưa vào hoạt động sẽ có tác động rất tích cực đến giao thông khu vực cửa ngõ thành phố. Không chỉ giải tỏa ùn tắc, cải thiện mỹ quan đô thị, mà còn góp phần giảm tải cho tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây.
 
Theo đó, thay vì chen nhau vào đường cao tốc đang ngày càng quá tải, đặc biệt vào các dịp lễ, ngày cuối tuần, người dân có thể chuyển hướng qua xa lộ Hà Nội chạy thẳng tới QL51 để đến Vũng Tàu, Ninh Thuận, Bình Thuận, Lâm Đồng...
 
“Về mặt giao thương, nhu cầu vận chuyển giữa TP.HCM với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm ngày càng tăng cao, dẫn đến ùn tắc. Ách tắc là nguyên nhân chính khiến chi phí vận chuyển hàng hóa từ TP.HCM đi các tỉnh cao hơn so với các nước khác. Điều này dẫn đến hàng hóa xuất khẩu khó cạnh tranh, ảnh hưởng lớn đến kinh tế TP cũng như phát triển kinh tế toàn vùng. Theo quy hoạch phát triển giao thông đến năm 2020 và tầm nhìn sau 2020 đã được Chính phủ phê duyệt, xa lộ Hà Nội là trục giao thông huyết mạch ở cửa ngõ phía đông bắc của thành phố, nối liền TP.HCM với các tỉnh Đông Nam bộ, miền Trung và miền Bắc. Nút giao Đại học Quốc gia nói riêng cũng như toàn xa lộ Hà Nội nói chung được mở rộng đúng theo quy hoạch sẽ tạo đà phát triển rất tốt cho kinh tế, xã hội TP.HCM và toàn vùng trọng điểm phía nam”, ông Hoàng khẳng định.
 
Đồng bộ nhiều dự án
 
Nút giao thông Đại học Quốc gia hoàn thành, tình trạng ùn tắc khu vực này thật sự cải thiện rất nhiều. Thế nhưng trên đường về trung tâm TP, không ít lần chúng tôi vẫn bắt gặp hình ảnh container xếp hàng dài trên đường, đặc biệt đoạn vào Khu công nghệ cao và gần cầu Rạch Chiếc (Q.9).
 
Người dân thường xuyên di chuyển qua đây cho biết đoạn đường dài khoảng gần 1 km thường xuyên ùn ứ và tắc luôn vào giờ cao điểm. Không những phải leo lên lề, có người đi xe máy phải chui dưới dạ cầu để thoát. Ùn tắc lan vào cả các tuyến đường lân cận, kéo dài từ ngã tư MK đến đại lộ Mai Chí Thọ. Đáng chú ý, những đoạn đường này cũng nằm trong dự án mở rộng xa lộ Hà Nội, được khởi công từ 2.4.2010 nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thiện
 
Đại diện chủ đầu tư cho biết hiện khối lượng toàn công trình đã đạt được 75%. Phần đường chính xa lộ Hà Nội từ cầu Sài Gòn đến Đại học Quốc gia đã hoàn thiện và đưa vào khai thác, chỉ còn đường song hành chưa hoàn thành. Khó khăn lớn nhất là do vướng giải phóng mặt bằng và chồng chéo với một số dự án khác, đang chờ chỉ đạo của lãnh đạo TP để tháo gỡ. Cũng do kéo dài, chi phí bồi thường giải tỏa dự án qua địa bàn tỉnh Bình Dương đã tăng lên 2.780 tỉ đồng, gần gấp đôi so với quyết định năm 2016 của UBND TP.HCM về điều chỉnh bổ sung cho công tác đền bù giải tỏa mặt bằng trên địa bàn tỉnh này.
 
PGS-TS Nguyễn Bá Hoàng lo ngại nếu không nhanh chóng hoàn thiện dự án, nguy cơ sẽ biến những đoạn chưa được mở rộng thành nút cổ chai, ùn tắc nghiêm trọng. Chưa kể việc “ngâm” các dự án quá lâu trên giấy còn khiến chi phí giải phóng mặt bằng đội lên rất nhiều.
Trước lo ngại của ông Hoàng, ông Nguyễn Vĩnh Ninh, Phó giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM thông tin dự kiến, cuối năm nay, nhiều dự án mở rộng đường giải tỏa áp lực giao thông tại các cửa ngõ TP.HCM sẽ chính thức khởi công.
 
Trong đó có dự án “Xây cầu vượt trước Bến xe Miền Đông mới” trên xa lộ Hà Nội với mục tiêu đảm bảo kết nối giao thông khi Bến xe Miền Đông mới đi vào hoạt động. Dự án có tổng mức đầu tư 437,1 tỉ đồng, bao gồm xây cầu vượt số 3 (vượt tuyến chính QL1) gồm 3 làn xe (sát bên cầu vượt số 2 của nút giao Đại học Quốc qia) để tổ chức cho các dòng xe từ hướng Đồng Nai vào Bến xe Miền Đông; Xây cầu vượt số 4 (vượt tuyến chính QL1) gồm 3 làn xe để tổ chức cho các dòng xe từ Bến xe miền Đông mới rẽ trái quay đầu về hướng trung tâm TP.HCM và về Bình Dương. Ngoài ra, xây dựng 2 đường chui, 1 đường trên phần đường song hành phải QL1 rộng 8 m, dài 670 m cho xe 2 bánh đi thẳng về hướng Đồng Nai và 1 đường trên phần đường song hành trái QL1 rộng 8 m, dài 350 m cho xe 2 bánh đi thẳng về hướng TP.HCM.
 
Theo Báo Thanh Niên 
 
 
 

 

Báo cáo tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam do SSI Research công bố dựa trên số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), dòng vốn FDI từ Trung Quốc và HongKong đang tăng mạnh. Điều này cho thấy tín hiệu gì?

Vì sao vốn đầu tư trực tiếp từ Trung Quốc và Hong Kong vào Việt Nam tăng mạnh?

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

FDI đăng ký mới từ Trung Quốc và Hong Kong tăng mạnh không hẳn vì thương chiến

Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong 10 tháng đầu năm, FDI từ Trung Quốc duy trì tốc độ tăng trưởng vốn dương (17%) trong khi nhiều nước đứng đầu giảm.

Trong 10 tháng đầu năm, Trung Quốc đứng thứ hai cả về giá trị lẫn số lượng dự án FDI đăng ký mới, tương ứng là 2,1 tỷ USD và 541 dự án, tăng 169% và 83%.

Hong Kong cũng vượt lên trên Nhật Bản để đứng thứ tư về số vốn đăng ký mới, 1.63 tỷ USD, tăng mạnh 151%. Tính trung bình, giá trị vốn đăng ký mới của Trung Quốc và Hong Kong trong 10 tháng khá cao, đạt 3,9 triệu USD và 6.4 triệu USD/1 dự án, cao hơn cả Hàn Quốc (3 triệu USD).

Xu hướng đầu tư từ Trung Quốc và Hong Kong gia tăng nhanh, ngược lại với xu hướng chung là một tín hiệu tích cực. Tuy nhiên, bên cạnh nguyên nhân chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, một nguyên nhân cần lưu ý là môi trường.

Nhiều dự án lớn của Trung Quốc được cấp giấy phép đầu tư trong bốn tháng đầu năm như Hoá chất dệt nhuộm Huanyu (60 triệu USD, cấp phép tháng 1), Lốp Advance (214 triệu USD, tháng 2), Lốp xe Radian toàn thép ACTR (280 triệu USD, tháng 4) đều là các nhà máy có nguy cơ ô nhiễm cao. 

Khoảng thời gian chưa đến 10 tháng kể từ khi nổ ra thương chiến (tháng 6/2018) là rất ngắn để hiện thực hóa quyết định dịch chuyển đầu tư do áp lực tăng thuế của Mỹ. Trong khi đó, các quy định ngày một khắt khe về môi trường tại Trung Quốc chắc chắn đã và đang tác động đến việc dịch chuyển sản xuất của

Trong 10 tháng đầu năm, giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đạt 10,8 tỷ USD, tăng 70,5%. Nếu loại 3,85 tỷ USD từ Hong Kong khi mua Công ty TNHH Vietnam Beverage (công ty nắm 53.6% Sabeco) thì lượng vốn này chỉ còn tăng 10%.     

Trung Quốc cũng gia tăng góp vốn mua cổ phần với tốc độ cao, tăng 40% trong 10 tháng sau khi đã tăng 65% trong năm 2018. 

các doanh nghiệp Trung Quốc sang các quốc gia lân cận.

Singapore dẫn đầu, Trung Quốc tăng nhanh góp vốn, mua cổ phần

Trong 10 tháng đầu năm, giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đạt 10,8 tỷ USD, tăng 70,5%. Nếu loại 3,85 tỷ USD từ Hong Kong khi mua Công ty TNHH Vietnam Beverage (công ty nắm 53.6% Sabeco) thì lượng vốn này chỉ còn tăng 10%.     

Trung Quốc cũng gia tăng góp vốn mua cổ phần với tốc độ cao, tăng 40% trong 10 tháng sau khi đã tăng 65% trong năm 2018. 

Từ vị trí thứ 5, Trung Quốc đã lên đứng vị trí thứ 3 (không tính Hong Kong) về tổng giá trị deal. Về số lượng, Trung Quốc đã liên tục duy trì vị trí thứ hai với 1.470 deal trong 10 tháng, sau Hàn Quốc là 2.260 deal.

Bỏ qua trường hợp Hong Kong, dẫn đầu về đầu tư góp vốn mua cổ phần trong 10 tháng đầu năm 2019 là Singapore, đạt 2,03 tỷ USD, tăng mạnh 98%.

Các deal góp vốn của Singapore cũng có giá trị lớn, trung bình đạt 4.1 triệu USD/deal, gấp nhiều lần nhóm các nước còn lại (trung bình dưới 1 triệu USD/1 deal).

Nhìn một cách tổng thể, dòng vốn FDI vào Việt Nam vẫn đang ở xu hướng tích cực. Điều này đảm bảo cho tăng trưởng nội lực của khối cùng tác động lan tỏa sang các ngành dịch vụ và công nghiệp phụ trợ trong nước.

Theo CafeBiz

Đối tác chiến lược