Đinh Hồng Bảo Phương

Đinh Hồng Bảo Phương

TTO - Thay vì phải mang theo một chiếc ví với đầy các loại thẻ tín dụng hoặc tiền mặt, người tiêu dùng chỉ cần sử dụng những vật dụng luôn đeo trên người như đồng hồ, và thanh toán lúc nào cần.

Tính năng thanh toán di động được tích hợp trên các thiết bị đeo tay và phụ kiện công nghệ

Tính năng thanh toán di động lên các thiết bị đeo tay và phụ kiện công nghệ vừa được hãng thanh toán tài chính Mastercard hợp tác cùng Tappy Technologies, nhà cung cấp dịch vụ token cho thiết bị đeo thông minh quốc tế công bố tại Việt Nam. 

Việc kết hợp giữa một hãng tài chính tiêu dùng và hãng công nghệ trong một sản phẩm được kỳ vọng sẽ thúc đẩy hình thức thanh toán không tiền mặt cũng như tạo được sự tăng trưởng đột phá của cả hai lĩnh vực.

Trước mắt, hai bên đưa tính năng thanh toán không tiếp xúc vào các mẫu đồng hồ analogue của Timex Group và sẽ ra thị trường đầu năm 2020, sau đó sẽ phát triển thêm các thiết bị thời trang, phụ kiện có tương thích với công nghệ. Dòng sản phẩm này sẽ được bày bán riêng biệt trên Timex.com.

Thông qua hợp tác với Mastercard, Tappy có thể tích hợp nền tảng công nghệ của mình với Mastercard Digital Enablement Service (MDES) nhằm token hóa thông tin thanh toán khi người tiêu dùng sử dụng đồng hồ cơ/điện tử hoặc các thiết bị đeo khác để mua hàng hóa tại mọi điểm giao dịch chấp nhận thanh toán không tiếp xúc của Mastercard.

Theo đó, chip thanh toán không tiếp xúc được cấp bản quyền của Tappy có thể được tích hợp với hầu như tất cả phụ kiện thời trang và biến chúng thành những thiết bị đeo thông minh có tính năng thanh toán.

Ông Shawn Lawson Cummings, SVP Advanced Technology, Timex Group cho biết hãng kỳ vọng có thể cung cấp những mẫu đồng hồ tiện lợi được tích hợp tính năng thanh toán, từ đó giúp thay đổi toàn diện mối quan hệ giữa công ty và người tiêu dùng đồng thời đem lại những tính năng vượt trội cho phép người dùng kết nối chặt chẽ với cách mà họ tương tác với thế giới xung quanh.

Ông Ben Gilbey, phó chủ tịch cấp cao phụ trách mảng phòng thí nghiệm và thanh toán kỹ thuật số khu vực châu Á Thái Bình Dương của Mastercard, cũng cho rằng hành trình thú vị trong lĩnh vực thiết bị đeo thông minh của hãng là một minh chứng mạnh mẽ cho cam kết thúc đẩy thanh toán không tiếp xúc. 

Theo Tuổi Trẻ Online

TTO - Công ty Facebook thông báo đã triển khai một dịch vụ thanh toán thống nhất là Facebook Pay để người dùng có thể thanh toán online trên mọi nền tảng ứng dụng thuộc sở hữu của họ.

Facebook hợp nhất dịch vụ thanh toán trên các ứng dụng với Facebook Pay - Ảnh 1.

Ảnh: TECHCRUNCH

Theo hãng tin Reuters, trong thông báo phát đi ngày 12-11, Facebook cho biết với việc triển khai Facebook Pay, một dịch vụ thanh toán thống nhất trên các nền tảng ứng dụng khác nhau của Facebook, bao gồm Messenger, WhatsApp và Instagram, người dùng có thể thanh toán online mà không phải thoát ra khỏi ứng dụng.

Cũng theo Facebook, dịch vụ mới sẽ cho phép người dùng gửi tiền, hoặc trả tiền online với các lựa chọn bảo mật như dùng mã PIN hoặc xác thực bằng sinh trắc học trên smartphone.

Từ đầu năm nay, CEO công ty Facebook, ông Mark Zuckerberg, đã tiết lộ về việc Facebook có kế hoạch hợp nhất hóa hạ tầng ứng dụng nhắn tin của họ trên tất cả các nền tảng ứng dụng. Khi đó ông Zuckerberg cho biết công ty Facebook sẽ mã hóa các nội dung trao đổi trên các dịch vụ nhắn tin của họ.

Trong thông cáo triển khai Facebook Pay, Facebook cũng cho biết dịch vụ mới của họ sẽ thu thập những thông tin người dùng như phương thức thanh toán, ngày thanh toán, hóa đơn và chi tiết liên lạc cho biết giao dịch diễn ra khi nào và công ty sẽ sử dụng dữ liệu đó để hiển thị các nội dung quảng cáo phù hợp tới người dùng.

Trong vài năm trở lại đây, chính sách quảng cáo của Facebook đã trở thành tâm điểm của nhiều cuộc tranh luận khi người dùng ngày càng không hài lòng với cách xử lý về quyền riêng tư cũng như dữ liệu người dùng của Facebook.

Công cụ thanh toán Facebook Pay sẽ hoạt động trước tiên trên nền tảng Facebook và Messenger trong tuần này tại Mỹ, theo thông tin công bố trên blog của công ty. Công ty cho biết công cụ này sẽ tương thích với hầu hết các thẻ tín dụng/ghi nợ phổ biến nhất và với Paypal.

Facebook cũng thận trọng lưu ý rõ là công cụ này hoàn toàn độc lập với kế hoạch triển khai đồng tiền điện tử vốn đang gây nhiều nghi ngại của họ.

Hiện chưa rõ kế hoạch triển khai mở rộng công cụ này tại các nước và khu vực khác.

Theo Tuổi Trẻ Online 

Trong khoảng 2-3 năm trở lại đây, thương mại điện tử đã trở thành dấu ấn của nền kinh tế số trong đời sống của người dân Việt Nam. Các doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng Việt đang đứng trước cơ hội to lớn từ cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và những lợi ích lớn lao của xu thế hội nhập toàn cầu.

4 giải pháp thúc đẩy thương mại điện tử tại Việt Nam

Trong khoảng 2-3 năm trở lại đây, thương mại điện tử đã trở thành dấu ấn của nền kinh tế số trong đời sống của người dân Việt Nam. Nguồn: internet

Theo Sách trắng Thương mại điện tử 2018 do Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương phát hành mới đây, năm 2018, toàn ngành thương mại điện tử Việt Nam đạt quy mô 8,06 tỷ USD, tăng trưởng 30% so với năm 2017, bao gồm cả hàng hóa và dịch vụ.

Đây là một tín hiệu đáng mừng đối với ngành thương mại điện tử ở Việt Nam khi mà các hoạt động kinh doanh, giao dịch trực tuyến bằng công nghệ hiện đại đang dần thay thế các hình thức mua bán truyền thống.

Với thế mạnh là dân số trẻ cũng như lượng người dùng smartphone chiếm tỷ trọng lớn, lượng người giao dịch thương mại điện tử trên smartphone ngày cành nhiều. Việt Nam hiện là quốc gia được đánh giá là một trong những thị trường thương mại điện tử tiềm năng và có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới.

Mặc dù có nhiều tiềm năng để phát triển song thương mại điện tử tại Việt Nam  vẫn còn những trở ngại cũng như thách thức trong quá trình phát triển.

Chia sẻ mới đây tại một hội thảo, ông Bùi Huy Hoàng, Phó giám đốc Trung tâm Tin học và Công nghệ số, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cho rằng để có thể phát triển được thương mại điện tử một cách bền vững cần tập trung vào 4 nhóm giải pháp chính sau:

Thứ nhất, cần hoàn thiện khung pháp lý cho phát triển thương mại điện tử

Hiện nay, thương mại điện tử là một lĩnh vực mới phát triển tại Việt Nam. Ngoài ra, đây còn là lĩnh vực rất đặc thù, đó là sự kết hợp giữa công nghệ và thị trường, giữa yếu tố thực và yếu tố ảo, giữa thực thể tồn tại với thực thể trong không gian số. Chính vì vậy khung pháp lý nói chung vẫn còn nhiều mảng trống cần phải hoàn thiện. Do đó, hoàn thiện chính sách, pháp luật về thương mại điện tử, xây dựng hệ sinh thái cho thương mại điện tử và kinh tế số là một nội dung quan trọng cần được xác định để định hướng phát triển thương mại điện tử trong thời gian tới.

Thứ hai, hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin

Việc hoàn thiện, đồng bộ và nâng cao hạ tầng công nghệ nói chung sẽ giúp bảo mật thông tin trên mạng được an toàn, bí mật và thuận lợi cho khách hàng. Hạ tầng công nghệ chính là những con đường cao tốc kết nối để cho các yếu tố phát triển của thương mại điện tử lưu thông trong đó. Việc thực hiện này đòi hỏi sự nỗ lực của nhiều bên, các Bộ ngành và địa phương mới có thể tạo nên một hạ tầng hoàn thiện, đồng bộ cho phát triển thương mại điện tử trong tương lai.

Bên cạnh đó, cũng cần quan tâm đến phương thức thanh toán điện tử đang ngày càng phát triển với hàng loạt các ứng dụng thanh toán của các ngân hàng. Tuy nhiên hiện nay người tiêu dùng còn đang e ngại về tính tiện dụng và độ bảo mật của phương thức thanh toán này. Bên cạnh đó sự quản lý trên phương diện tài chính tiền tệ còn chưa thực sự đầy đủ, chưa nhất quán, đặc biệt là trong giao dịch thanh toán điện tử xuyên biên giới còn nhiều bất cập mà chúng ta chưa giải quyết được.

Để thương mại điện tử phát triển một bước cao hơn, việc thanh toán trực tuyến là yêu cầu tất yếu. Để làm được việc này, ngoài việc các ngân hàng, các trung gian thanh toán hoàn thiện về mặt hạ tầng thanh toán, cần có những tác nhân, biện pháp cụ thể để từng bước thay đổi nhận thức và thói quen người tiêu dùng đối với việc thanh toán không dùng tiền mặt.

Thứ ba, hoàn thiện hạ tầng logistics

Logistics là một phần không thể thiếu trong sự phát triển của thương mại điện tử và chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng chi phí đơn hàng giao dịch thương mại điện tử. Ngoài ra, hạ tầng và năng lực logistics còn tác động tới sự thành công hay thất bại của một đơn hàng, từ đó tác động tới sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp.

Do vậy, để đảm bảo cho thương mại điện tử phát triển thì cùng với đó hạ tầng logistics nói chung cũng như hạ tầng logistics cho thương mại điện tử cần được đầu tư hoàn thiện. Sự liên kết giữa thị trường và hạ tầng logistics sẽ giúp thông suốt các quy trình phân phối, xuất khẩu hàng hóa, tiết kiệm chi phí, thời gian và nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng hóa và cho doanh nghiệp Việt Nam.

Thứ tư, giải pháp về thị trường

Có thể nói nhiều doanh nghiệp và người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay chưa thấy hết tầm quan trọng và những lợi ích mà thương mại điện tử đem lại. Do đó, nâng cao nhận thức và kỹ năng cho các doanh nghiệp, người tiêu dùng về thương mại điện tử, hiểu được những tác dụng tích cực mà công nghệ cũng như thương mại điện tử mang lại, cách thức ứng dụng thương mại điện tử vào hoạt động sản xuất kinh doanh là rất quan trọng để có thể làm thay đổi thói quan tập quán kinh doanh và tiêu dùng theo phương thức truyền thống theo hướng hiện đại hơn, hiệu quả hơn.

Về phía cơ quan quản lý, cần hỗ trợ doanh nghiệp phân phối hàng hóa trong và ngoài nước một cách hiệu quả với chi phí thấp nhất. Ngoài ra, các cơ quan quản lý cũng cần có phương án hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu thông qua thương mại điện tử xuyên biên giới nhằm đẩy mạnh các hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới một cách bài bản hơn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp sản xuất Việt đa dạng hóa các kênh xuất khẩu tại các thị trường nước ngoài.

Theo Tạp Chí Tài Chính 

Những động lực chính của Cách mạng công nghiệp 4.0 là sự thay đổi trong kỳ vọng của người dùng, sự hội tụ của các công nghệ mới cùng sự xuất hiện các mô hình kinh doanh mới.

[Infographics] Động lực chính cho Cách mạng công nghiệp 4.0 - Ảnh 1

Theo TTXVN

Tháng 4/2009, Hiệp hội hang động Hoàng gia Anh đã thực hiện khảo sát hang Sơn Đoòng và khẳng định đây là hang lớn nhất thế giới. Sơn Đoòng đã trở thành địa chỉ vàng du lịch của Quảng Bình, một "thiên đường" thực sự đã được đánh thức.

Du lịch Quảng Bình: Khi thiên đường được đánh thức

Ảnh minh họa. Nguồn: CafeF

Quảng Bình: Không chỉ có hang động

Trước đây, khi nói về du lịch Quảng Bình, mọi người thường nghĩ ngay đến Phong Nha – Kẻ Bàng. Quần thể này ngày càng trở nên nổi tiếng nhất là khi Động Thiên Đường – "Thiên Đường trong lòng đất" được phát hiện vào năm 2005 với chiều dài 31,4 km. Tiếp đó, việc đưa hang Sơn Đòong vào khai thác du lịch cũng đã giúp cho Phong Nha – Kẻ Bàng củng cố vị thế của một điểm du lịch hang động của thể giới và là lựa chọn thú vị cho những người đam mê du lịch khám phá, mạo hiểm.

Tuy nhiên, Quảng Bình không chỉ có hang động. Mảnh đất năm nào vốn chỉ nổi tiếng với "chang chang cồn cát nắng trưa Quảng Bình" còn có những điểm nhấn quan trọng khác. Kể từ khi khu mộ đại tướng Võ Nguyên Giáp được xây dựng, Quảng Bình có thêm một địa chỉ du lịch tâm linh, hàng năm đón tiếp một lượng rất lớn khách đến viếng và tưởng niệm.

Về du lịch biển, chính dải đất cát trắng ven biển Quảng Bình là vốn quý trời cho để phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng biển. So với nhiều tỉnh thành khác, lợi thế của Quảng Bình là có những bãi biển dài và khá đẹp; chi phí đầu tư cho giải phóng mặt bằng thấp do dân cư thưa thớt và hạ tầng giao thông đã được đầu tư tương đối tốt.

Từ năm 2016 đến năm 2018, tổng số khách du lịch đến Quảng Bình là 9,19 triệu lượt, riêng khách quốc tế 317 nghìn lượt, tổng doanh thu du lịch đạt 9.691 tỷ đồng. Trong đó, năm 2016, tổng số khách du lịch đến Quảng Bình có 1,99 triệu lượt, riêng khách quốc tế có 37 nghìn lượt, tổng doanh thu đạt 1.685 tỷ đồng. Năm 2017, tổng lượt khách du lịch đến Quảng Bình có 3,3 triệu lượt (tăng 65,83% so với năm 2016), riêng khách quốc tế có 80 nghìn lượt, tổng doanh thu đạt 3.706 tỷ đồng (tăng 119,94% so với năm 2016). Năm 2018 tổng lượt khách du lịch có 3,9 triệu lượt (tăng 18,18% so với năm 2017), riêng khách quốc tế có 200 nghìn lượt, tổng doanh thu đạt 4.300 tỷ đồng (tăng 16,02% so với năm 2017).

Đầu tư sinh lời hấp dẫn

Năm 2017, Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Bình đã thông qua Nghị quyết số 19/NQ-HĐND ngày 18/7/2017 về việc ban hành quy định một số chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 45/2017/QĐ-UBND ngày 07/11/2017 về quy định thủ tục thực hiện một số chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

Không chỉ ngồi chờ dòng vốn của nhà đầu tư, tỉnh Quảng Bình cũng ưu tiên dành vốn trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 để bố trí vốn đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch từ nguồn ngân sách nhà nước cho 15 công trình tại khu vực Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng với tổng mức đầu tư là 37,5 tỷ đồng. Ngoài ra, thông qua việc lồng ghép các nguồn vốn khác nhau (ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương, vay ODA, xã hội hóa,...) đã đầu tư nhiều dự án phục vụ hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh

Hiện tại, tổng số khách du lịch nội địa và quốc tế thông qua Cảng hàng không Đồng Hới hiện cũng đã đạt hơn 500.000 lượt/năm, thời gian cao điểm đạt hơn 2.000 lượt khách/ngày. Hiện nay, UBND tỉnh Quảng Bình đã chính thức đồng thuận cho ACV mở rộng sân bay Đồng Hới. Theo đó, Quảng Bình sẽ trở thành điểm đến hàng đầu trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương giai đoạn 2025 – 2030. Theo quy hoạch, dự án được đầu tư xây dựng với tổng số vốn khoảng 2.320 tỷ đồng, đưa sân bay này vào top 3 quy mô nhất miền Trung, chỉ sau Cam Ranh và Đà Nẵng, với công suất thiết kế đạt 3 triệu hành khách/năm.

Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Bình đánh giá, qua ba năm thực hiện Chương trình hành động của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Kế hoạch của UBND tỉnh, ngành du lịch tỉnh nhà đã từng bước phát triển tương đối tốt. Công tác quản lý nhà nước và cải cách hành chính thực hiện đạt hiệu quả, góp phần tạo môi trường kinh doanh, thu hút được sự tham gia của nhiều nhà đầu tư vào lĩnh vực du lịch. Một số nhà đầu tư đã mạnh dạn đầu tư các sản phẩm du lịch độc đáo, xây dựng đề án, tích cực tuyên truyền, quảng bá sản phẩm trong và ngoài nước để phát huy tiềm năng sẵn có, góp phần nâng cao thương hiệu du lịch Quảng Bình. Đây là tiền đề quan trọng để du lịch Quảng Bình cất cánh trong tương lai.

Theo CafeF

Thị trường BĐS tại TPHCM được đánh giá có triển vọng mạnh mẽ ở tất cả các phân khúc bán lẻ, văn phòng, khách sạn, căn hộ, BĐS công nghiệp

Ngày 12/11, Tờ Business Insider đưa tin, theo báo cáo khảo sát Emerging Trends mới công bố của Viện Đất đai Đô thị Mỹ (ULI) và PwC, Tp.HCM vượt Singapore để đứng đầu châu Á về triển vọng phát triển BĐS năm 2020 và đứng thứ ba về triển vọng đầu tư BĐS tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Khảo sát Emerging Trends được thực hiện với đánh giá của 460 chuyên gia về bất động sản. Tp.HCM là thị trường mới nổi duy nhất được đánh giá cao bởi các nhà đầu tư nhờ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, chính trị ổn định, tốc độ đô thị hóa cao và được hưởng lợi từ sự tăng trưởng của ngành công nghiệp sản xuất.

Báo quốc tế đưa tin bất động sản TPHCM đứng đầu châu Á về triển vọng phát triển trong năm 2020 - Ảnh 1.

Báo cáo này cũng nhận định, thị trường BĐS tại TPHCM có triển vọng mạnh mẽ ở tất cả các phân khúc bán lẻ, văn phòng, khách sạn, căn hộ, BĐS công nghiệp. Trong khi báo cáo đưa ra lời khuyên nhà đầu tư nên bán danh mục đầu tư văn phòng, căn hộ tại Kuala Lumpur và Hong Kong, danh mục khách sạn tại Mumbai và Manila thì cũng khuyên nhà đầu tư nên mua tất cả những danh mục đầu tư này tại TPHCM.

Báo quốc tế đưa tin bất động sản TPHCM đứng đầu châu Á về triển vọng phát triển trong năm 2020 - Ảnh 2.

Theo kết quả khảo sát, Tp.HCM vẫn liên tục nhận được những phản hồi tích cực trong toàn khu vực. Các chuyên gia cho rằng dòng vốn lớn chảy vào Việt Nam là kết quả của sự chuyển dịch sản xuất từ Trung Quốc. Trong năm qua, trong số 25 nhà sản xuất lớn rời Trung Quốc, phần lớn chuyển sang Việt Nam, Thái Lan hoặc Myanmar. Kết quả của sự chuyển dịch này là bất động sản tại các trung tâm kinh tế và vận tải của các thị trường mới nổi trở nên nóng hơn bao giờ hết, khi các nhà đầu tư đổ xô tìm nơi xây nhà máy mới. 

Quan sát thực tế tại thị trường BĐS TPHCM cho thấy, các nhà đầu tư quốc tế đang có xu hướng xem xét cơ hội gia nhập vào các thị trường mới nổi đặc thù như TP HCM, bởi giá trị gia tăng thật sự vượt trội nếu so sánh với quê nhà của họ. Trên thực tế, các nhà đầu tư (cá nhân) đến từ Hàn Quốc, Hong Kong, Đài Loan, Trung Quốc... sau một thời gian thăm dò kỹ lưỡng, cuối cùng cũng quyết định tham gia vào thị trường bất động sản TP HCM.

Bằng chứng cho sự sôi động này là việc lượng khách nước ngoài luôn chiếm hết room dành cho khối ngoại tại các dự án có vị trí tốt, chất lượng đạt tiêu chuẩn từ các chủ đầu tư uy tín. Savills từng đưa ra 4 lý do khiến bất động sản hạng sang tại TP HCM thu hút nhà đầu tư nước ngoài trong thời gian qua bao gồm: Giá cả cạnh tranh, thuế phí thấp hơn các nước, tiềm năng tăng giá của phân khúc hạng sang, tỷ suất sinh lời từ việc cho thuê cao.

Trước đó, trong một báo cáo, Savills nhận định trong tương lai, TP. Hồ Chí Minh sẽ phát triển tương đương Thượng Hải (Trung Quốc), nhưng giá nhà tại TP. Hồ Chí Minh hiện vẫn đang thấp. Thời gian tới, TP. Hồ Chí Minh sẽ là khu vực có giá nhà ở tăng cao do sự phát triển năng động của trung tâm kinh tế lớn này.

Báo quốc tế đưa tin bất động sản TPHCM đứng đầu châu Á về triển vọng phát triển trong năm 2020 - Ảnh 3.

Thành phố Hồ Chí Minh phát triển tương đương Thượng Hải (Trung Quốc)

Báo cáo mới đây nhất của Jones Lang LaSalle Việt Nam (JLL) cũng cho thấy phân khúc đang phát triển nóng nhất tại TPHCM là căn hộ chung cư. Trong quý III/2019, lượng giao dịch căn hộ chung cư tại TP. Hồ Chí Minh gia tăng, lượng bán đạt 17.248 căn đến từ 14 dự án. Các dự án phân khúc trung cấp với giá giao dịch từ 1.200- 1.700 USD/m2 thu hút nhiều người mua nhất.

Báo cáo của JLL cho biết mức giá sơ cấp trung bình toàn thị trường đạt 2.067 USD/m2, tăng 23,8% theo năm. Phân khúc giá cao đạt ngưỡng giá mới, ở mức 5.320 USD/m2, tăng 64,9% theo năm. Tương tự, do nguồn cung thị trường căn hộ hạn chế nên giá bán sơ cấp trong quý III/2019 đạt 4.689 USD/m2, tăng 20,2% theo năm, trong khi thay đổi mắt xích trên giá của các dự án hiện hữu dao động từ 10 - 15% theo năm.

Mới đây, tại Hội nghị Bất động sản 2019 của Forbes Việt Nam Tiến sĩ Lê Anh Tuấn, phó tổng giám đốc quỹ Dragon Capital nhận định ba phân khúc chính Bất động sản cao cấp, tầm trung  sẽ tiếp tục chiếm lĩnh thị trường. Về giá bán ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, Phó tổng giám đốc CBRE Việt Nam, khẳng định rằng năm 2020 nguồn cung sẽ phục hồi, nhiều dự án được khơi thông và đưa ra thị trường trong năm 2020-2021. Giá bán căn hộ tại TP.HCM được CBRE dự báo sẽ tăng trung bình 5-10%/năm, đặc biệt ở phân khúc hạng sang.

Theo CafeF

Theo Hiệp hội BĐS TPHCM (HoREA), hiện nay tình trạng giá đất trong “bảng giá đất” của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phổ biến chỉ bằng khoảng 30-50% giá đất thực tế trên thị trường.

Đề xuất 3 phương án khung giá đất (mới) tại TP.HCM giai đoạn 5 năm tới

Ảnh minh họa. Nguồn: CafeF

Đây là điểm bất hợp lý vì không đảm bảo được nguyên tắc định giá đất phải phù hợp với giá đất phổ biến trên thị trường, theo quy định tại Điều 112 Luật Đất đai.

Tuy nhiên, trong một văn bản mới đây HoREA cho biết trong lúc chưa sửa đổi Luật Đất đai 2013 thì Chính phủ phải ban hành Khung giá đất (mới) áp dụng cho giai đoạn 2019-2024, vì Khung giá đất hiện nay sẽ hết hiệu lực ngày 29-12-2019.

Để khắc phục một số nội dung bất hợp lý của Khung giá đất hiện nay và phù hợp hơn với tình hình thực tiễn của các khu vực, các địa phương, HoREA góp ý kiến về việc sửa đổi, bổ sung Nghị định 104/2014/NĐ-CP về khung giá đất (mới) cho giai đoạn 2019-2024.

Một số bất cập, hạn chế về phân vùng kinh tế để quy định Khung giá đất: Phân chia vùng kinh tế quá rộng, chưa hợp lý, mà lẽ ra nên phân chia nhiều vùng hơn, mỗi vùng bao gồm các tỉnh có đặc điểm tương đồng.

Do đó, HoREA kiến nghị xây dựng khung giá đất của các đô thị phù hợp với loại đô thị, tính đặc thù, sự khác biệt và tương quan giữa các đô thị trong cùng vùng kinh tế. Đối với 2 đô thị đặc biệt (Hà Nội, TPHCM) đề nghị quy định Khung giá đất riêng. Đối với 3 đô thị loại 1 là thành phố trực thuộc trung ương (Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ) đề nghị quy định Khung giá đất riêng cho 3 thành phố này, với mức giá riêng cho từng thành phố, do 3 thành phố này cũng có nhiều điểm đặc thù, khác biệt và thuộc 3 Vùng kinh tế khác nhau tại 03 miền Bắc, Trung, Nam.

Riêng về khung giá đất đối với đô thị đặc biệt TPHCM, HoREA đề xuất 3 phương án xây dựng Khung giá đất (mới).

Phương án 1: Giữ nguyên mức giá tối thiểu, tăng gấp đôi mức giá tối đa so với mức giá hiện nay.

Cụ thể, đối với đất ở: giá tối thiểu 1,5 triệu đồng/m2, giá tối đa 330 triệu đồng/m2;  đất thương mại, dịch vụ: Giá tối thiểu 1,2 triệu đồng/m2, giá tối đa 260 triệu đồng/m2. Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ: Giá tối thiểu 900.000 đồng/m2, giá tối đa 200 triệu đồng/m2.

Theo phương án 1 và căn cứ Nghị định 44/2014/NĐ-CP, thành phố có thể quy định Bảng giá đất với mức giá đất cao hơn nhưng không quá 30% so với Khung giá đất. Như vậy, Bảng giá đất có thể là giá đất ở tối đa 429 triệu đồng/m2; giá đất thương mại, dịch vụ tối đa 338 triệu đồng/m2; giá đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tối đa 260 triệu đồng/m2.

Đồng thời, khi áp dụng hệ số điều chỉnh giá đất hàng năm (ví dụ: Hệ số Khu vực 1 năm 2019 là 2,5 lần), giá đất tương ứng để thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước sẽ là: Giá đất ở tối đa 1,072 tỷ đồng/m2; Giá đất thương mại, dịch vụ tối đa 845 triệu đồng/m2; Giá đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tối đa 650 triệu đồng/m2.

Theo Horea, phương án 1 có mức giá quá cao, không phù hợp với giá thị trường trong điều kiện bình thường, sẽ tác động đẩy giá thị trường bất động sản lên cao.

Phương án 2, giữ nguyên mức giá tối thiểu, tăng gấp rưỡi mức giá tối đa so với mức giá hiện nay. Như vậy, khung giá đất ở: Giá tối thiểu 1,5 triệu đồng/m2, giá tối đa 246 triệu đồng/m2. Khung giá đất thương mại, dịch vụ, giá tối thiểu 1,2 triệu đồng/m2, giá tối đa 195 triệu đồng/m2. Khung giá đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ, giá tối thiểu 900 nghìn đồng/m2, Giá tối đa 148 triệu đồng/m2.

Theo Phương án 2 và căn cứ Nghị định 44/2014/NĐ-CP, thành phố có thể quy định Bảng giá đất với mức giá đất cao hơn nhưng không quá 30% so với Khung giá đất. Như vậy, giá đất tối đa trong Bảng giá đất có thể là: Giá đất ở tối đa 319,8 triệu đồng/m2, giá đất thương mại, dịch vụ tối đa 253,5 triệu đồng/m2, giá đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tối đa 192,4 triệu đồng/m2.

Đồng thời, khi áp dụng hệ số điều chỉnh giá đất hàng năm (Hệ số Khu vực 1 năm 2019 là 2,5 lần), giá đất tương ứng để thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước sẽ là giá đất ở tối đa 799,5 triệu đồng/m2, giá đất thương mại, dịch vụ tối đa 633,7 triệu đồng/m2, giá đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tối đa 480 triệu đồng/m2.

Phương án 3, giữ nguyên mức giá tối thiểu, tăng khoảng 1/3 mức giá tối đa so với mức giá hiện nay. Như vậy, khung giá đất ở, giá tối thiểu 1,5 triệu đồng/m2, giá tối đa 215,4 triệu đồng/m2. Khung giá đất thương mại, dịch vụ, giá tối thiểu 1,2 triệu đồng/m2, giá tối đa 172,3 triệu đồng/m2. Khung giá đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ, giá tối thiểu 900.000 đồng/m2, giá tối đa 129,2 triệu đồng/m2.

Theo phương án 3 và căn cứ Nghị định 44/2014/NĐ-CP, thành phố có thể quy định Bảng giá đất với mức giá đất cao hơn nhưng không quá 30% so với Khung giá đất. Như vậy, giá đất tối đa trong bảng giá đất có thể là: Giá đất ở tối đa 280 triệu đồng/m2, giá đất thương mại, dịch vụ tối đa 223,9 triệu đồng/m2, giá đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tối đa 167,9 triệu đồng/m2.

Đồng thời, khi áp dụng hệ số điều chỉnh giá đất hàng năm (hệ số khu vực 1 năm 2019 là 2,5 lần), giá đất tương ứng để thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước sẽ là: Giá đất ở tối đa 700 triệu đồng/m2, giá đất thương mại, dịch vụ tối đa 559,7 triệu đồng/m2, giá đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tối đa 419,7 triệu đồng/m2.

Theo HoREA, phương án 3 có mức giá hợp lý nhất.

Theo CafeF

 

Trong khi quỹ đất tại trung tâm thành phố Vinh đang ngày càng khan hiếm và đắt đỏ, nhiều nhà đầu tư đang chuyển hướng sang những khu vực có nhiều tiềm năng để phát triển như phường Đông Vĩnh.

Bất động sản Phường Đông Vĩnh, Nghệ An có nhiều cơ hội để phát triển

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Sức hút từ hạ tầng

Thuở sơ khai, Đông Vĩnh là một phường ven đô nhưng cùng với sự phát triển chung nơi đây trở thành trung tâm của thành phố với mật độ dân cư đông đúc, kinh tế phát triển.

Hiện nay, cơ sở vật chất "điện, đường, trường, trạm" trên địa bàn đã được đầu tư đồng bộ, hiện đại. Với định hướng phát triển thương mại - dịch vụ, công nghiệp, phường đang thu hút được ngày càng nhiều doanh nghiệp, nhà xưởng cũng như cụm công nghiệp đóng chân. Sự phát triển về kinh tế, sự hoàn thiện về hạ tầng và lợi thế tự nhiên vốn có đã mở đường cho sự phát triển mạnh mẽ của thị trường bất động sản (BĐS).

Bất động sản Phường Đông Vĩnh, Nghệ An có nhiều cơ hội để phát triển - Ảnh 1.

Đông Vĩnh là điểm đầu của đại lộ 72m Vinh - Cửa Lò

Đông Vĩnh có vị trí tiếp giáp với các phường, xã như Lê Lợi, Đội Cung, Quán Bàu, Hưng Chính, Hưng Đông và huyện Hưng Nguyên…. Phường gần kề đường Trường Chinh và cách các trục đường chính như Quang Trung, Lê Lợi chỉ 2-3 km. 

Đông Vĩnh còn là điểm tiếp giáp đầu của đại lộ 72 m - nơi tập trung các trung tâm hành chính, các tòa cao ốc, công trình biểu tượng cùng các khu du lịch, giải trí quy mô hàng đầu của Nghệ An. Bởi vậy, phường sẽ được hưởng lợi từ quy hoạch của đại lộ này.

Trong vài năm trở lại đây, BĐS ở Nghệ An bắt đầu có những chuyển biến tích cực. Đơn cử như giá đất tại phường Lê Mao, Đội Cung, Hồng Sơn, Trường Thi có giá dao động từ 15 đến 30 triệu/m2, thậm chí có nơi từ 80-100 triệu đồng/m2....

Theo các chuyên gia, hiện Đông Vĩnh đang ở thời kỳ đầu của chủ kỳ phát triển nên mức giá hợp lý, chỉ từ 13-15 triệu/m2. Với lợi thế: quỹ đất còn nhiều, kinh tế phát triển nhanh, hạ tầng hoàn thiện và có tiềm năng tăng giá, bất động sản địa phương đang đứng trước nhiều cơ hội phát triển.

Theo CafeF

Thứ sáu, 15 Tháng 11 2019

Nhơn Trạch đón sóng đầu tư

Nửa cuối 2019, Nhơn Trạch thu hút giới đầu tư và khách hàng an cư khi cầu Cát Lái chính thức được thông qua. Hiện nay, đông đảo người mua nhà từ TP.HCM và các tỉnh thành khác đang đổ về "săn tìm" những sản phẩm ưng ý mỗi dịp cuối tuần.

Sóng "dồn" Nhơn Trạch

Dự án xây cầu thay thế phà Cát Lái nối TP.HCM và tỉnh Đồng Nai vừa được thông qua, thị trường nhà đất tại Nhơn Trạch lập tức có sự biến động mạnh, có nơi tăng gấp đôi so với thời điểm 1 năm trước.

Theo thống kê, hai năm gần đây, Nhơn Trạch giữ nhịp tăng giá ổn định từ 25-35%/năm, có nơi tăng đột biến gấp đôi. Con số này sẽ tiếp tục gia tăng trong bối cảnh nguồn cung nhà đất TP. HCM suy giảm kỷ lục và cầu Cát Lái rục rịch triển khai biến nơi đây thành Quận ngoại thành.

Tại phía Nam huyện này, giá đất cũng tăng âm ỉ khi dự án sân bay Quốc Tế Long Thành rục rịch khởi động. Sở hữu hai át chủ bài cực mạnh khi có cả sân bay, cầu thông với trung tâm TP, Nhơn Trạch trở thành điểm đến hàng đầu của cả giới đầu tư và người mua ở.

Nhơn Trạch cũng là nơi tập trung phát triển công nghiệp trọng điểm của khu vực phía Nam khi có tới 8 KCN, 2 cụm công nghiệp thu hút đến 120.000 chuyên gia, lao động đến sinh sống và làm việc. Đồng thời là địa phương thu hút dòng vốn FDI hàng đầu của khu vực Đông Nam Bộ. Điều này tạo ra áp lực bức thiết về nhà ở phục vụ cho chuyên gia, tri thức, lao động và cả nhu cầu giãn dân từ trung tâm TP.HCM.

Nhơn Trạch: Tâm điểm đầu tư

Từ bến phà Cát Lái đi vào trung tâm huyện Nhơn Trạch, dọc hai bên đường Lý Thái Tổ, xã Phú Hữu xuất hiện nhan nhản những bảng rao bán đất. Các quán ăn, tiệm cắt tóc đến quán cà phê đều trở thành "trung tâm môi giới nhà đất". Theo anh Đ, nhân viên của một công ty bất động sản tại xã Đại Phước, năm trước giá đất mặt tiền đường Lý Thái Tổ từ 20 – 25 triệu đồng/m2 nhưng nay đã lên 30 – 45 triệu đồng/m2, tuỳ vị trí. Với giá tầm 1,5 tỷ đồng thì rất khó để mua được đất mặt tiền.

Ghi nhận đến đầu tháng 11, quanh khu vực này đường Hùng Vương (đoạn tiếp giáp với Nguyễn Văn Ký, Long Thọ) đang có giao dịch vô cùng sôi động, nhiều sàn giao dịch mọc lên dày đặc quảng bá từ phân lô hộ lẻ đến các dự án quy mô hàng chục ha.

Nhơn Trạch đón sóng đầu tư - Ảnh 1.

Cầu nối Bến Lức - Long Thành

Được biết tại Nhơn Trạch, đường Hùng Vương đóng vai trò là cửa ngõ huyết mạch khi kết nối nhanh chóng tới TP.HCM qua cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Dây. Đường Hùng Vương còn kết nối trực tiếp với TL 25 B, 25C tạo nên mạch nối thông suốt. Từ đây chỉ mất 3-5 phút để di chuyển tới KCN Nhơn Trạch 1&2, 10 phút tới sân bay Quốc tế Long Thành và 30 phút tới Quận 2 (Tp.HCM). Với vị trí quan trọng, hiện Hùng Vương là tuyến thương mại sầm uất với khu dân cư hiện hữu, dịch vụ tiện ích phát triển dày đặc. Do đó, nhà đầu tư, người mua ở luôn ưu tiên săn tìm các vị trí liền kề tuyến đường này.

Đô thị xanh chiếm sóng Nhơn Trạch

Dân cư sầm uất với các loại hình dịch vụ dày đặc đòi hỏi nhu cầu nâng tầm chất lượng sống của cư dân ngày càng gia tăng. Do đó, xu hướng đầu tư và an cư chủ lực tại Nhơn Trạch hiện nay là những khu đô thị được quy hoạch bài bản, tích hợp đầy đủ tiện ích cao cấp không thua kém TP.HCM.

Chỉ tính từ giai đoạn 2018-2019 đến nay, Nhơn Trạch đã đón gần 10 dự án khu đô thị quy mô lớn, nguồn cung không dưới 10,000 sản phẩm đất nền, nhà phố, biệt thự.

Các chuyên gia cho rằng, làn sóng xây dựng KĐT đa tiện ích là động thái đón đầu sóng di cư giãn dân trong bối cảnh cầu Cát Lái chắc chắn sẽ khởi động đưa Nhơn Trạch trở thành Quận ngoại thành đắt giá nhất trong hệ thống đô thị vệ tinh của TP.HCM.

Theo CafeF

Ngay từ năm 2018, thị trường khu Đông đã luôn thuộc nhóm sôi động nhất tại TPHCM. Trong năm 2019, khi thị trường chung có dấu hiệu chậm lại thì giá BĐS khu Đông vẫn tăng trưởng.

Toàn cảnh hạ tầng giao thông đồ sộ ở 4 cửa ngõ khu Đông Sài Gòn, nơi thị trường BĐS phát triển như vũ bão

Ảnh minh họa: Nguồn: CafeF

Các nhà đầu tư cho rằng chính sự phát triển của hạ tầng giao thông, thuận lợi gần trung tâm TPHCM, kết nối tốt với các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu… là thế mạnh của nhà đất nơi đây.

Mới đây, Công ty CP đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP.HCM (CII), chủ đầu tư dự án đã mở rào chắn, chính thức thông xe hai chiều tại nút giao ĐHQG TP.HCM (quận 9). Đây là một trong những hạng mục của dự án mở rộng Xa lộ Hà Nội, quốc lộ 1, đoạn từ ngã 3 Trạm 2 cũ đến nút giao Tân Vạn. Nút giao thông dài khoảng 1,8 km, bắt đầu từ cổng Khu du lịch Suối Tiên đến cây xăng Bình Thắng, quận 9, Thủ Đức (TP.HCM) và một phần thị xã Dĩ An (Bình Dương).

Toàn cảnh hạ tầng giao thông đồ sộ ở 4 cửa ngõ khu Đông Sài Gòn, nơi thị trường BĐS phát triển như vũ bão - Ảnh 1.

Hầm chui nút giao thông Đại học Quốc gia TPHCM vừa được thông xe, tạo điểm kết nối quan trọng với dự án nhà ga trung tâm Metro số 1, Bến xe miền Đông mới...

Ngoài dự án này, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM cho biết dự kiến, cuối năm nay, nhiều dự án mở rộng đường giải tỏa áp lực giao thông tại các cửa ngõ TP.HCM sẽ chính thức khởi công.

Trong đó có dự án "Xây cầu vượt trước Bến xe Miền Đông mới" trên xa lộ Hà Nội với mục tiêu đảm bảo kết nối giao thông khi Bến xe Miền Đông mới đi vào hoạt động. Dự án có tổng mức đầu tư 437,1 tỉ đồng, bao gồm xây cầu vượt số 3 (vượt tuyến chính QL1) gồm 3 làn xe (sát bên cầu vượt số 2 của nút giao Đại học Quốc qia) để tổ chức cho các dòng xe từ hướng Đồng Nai vào Bến xe Miền Đông;

Xây cầu vượt số 4 (vượt tuyến chính QL1) gồm 3 làn xe để tổ chức cho các dòng xe từ Bến xe miền Đông mới rẽ trái quay đầu về hướng trung tâm TP.HCM và về Bình Dương. Ngoài ra, xây dựng 2 đường chui, 1 đường trên phần đường song hành phải QL1 rộng 8 m, dài 670 m cho xe 2 bánh đi thẳng về hướng Đồng Nai và 1 đường trên phần đường song hành trái QL1 rộng 8 m, dài 350 m cho xe 2 bánh đi thẳng về hướng TP.HCM.

Trước đó, trong tháng 8/2019, nút giao thông 3 tầng Mỹ Thủy (quận 2) là điểm nóng về kẹt xe và là điểm đen về tai nạn giao thông đã được đầu tư và thông xe giai đoạn 1 nhằm tạo thuận lợi cho xe lưu thông vào các khu dân cư, cảng biển Cát Lái. Các chuyên gia trong ngành cũng khẳng định rằng đây là dự án trọng điểm của UBND TPHCM giải quyết tình trạng kẹt xe thường xuyên trên các trục đường ra vào cảng Tân Cảng - Cát Lái. Dự án kỳ vọng sẽ xóa bỏ dứt điểm ùn tắc giao thông trên địa bàn, giúp việc giao thương hàng hóa giữa khu vực TPHCM với các vùng lân cận thuận lợi, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Công trình sẽ xây dựng cầu Mỹ Thủy 3 (nằm giữa cầu Mỹ Thủy 1 và cầu Mỹ Thủy 2) dài 124m cho 6 làn xe, xây cầu vượt rẽ trái từ cảng Cát Lái đi cầu Phú Mỹ dài 725m cho 2 làn xe lưu thông và xây dựng cầu Kỳ Hà 4 trên nhánh rẽ phải từ cầu Phú Mỹ về cảng Cát Lái dài 75m cho 4 làn xe lưu thông.

Dự án xây dựng nút giao thông Mỹ Thủy giai đoạn 2 dự kiến triển khai cuối tháng 12-2019. Theo đó xây dựng cầu Mỹ Thủy 3 trước, các hạng mục còn lại sẽ thi công tùy thuộc vào tiến độ giải phóng mặt bằng ở quận 2. Tổng mức đầu tư xây dựng 1.435 tỉ đồng, trong đó vốn xây lắp 1.087 tỉ đồng.

Toàn cảnh hạ tầng giao thông đồ sộ ở 4 cửa ngõ khu Đông Sài Gòn, nơi thị trường BĐS phát triển như vũ bão - Ảnh 3.

Dự án hầm chui 3 tầng ở Mỹ Thủy (Quận 2) đã thông xe giai đoạn 1

Toàn cảnh hạ tầng giao thông đồ sộ ở 4 cửa ngõ khu Đông Sài Gòn, nơi thị trường BĐS phát triển như vũ bão - Ảnh 4.

Dự án cầu Cát Lái nối Quận 2 với huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) dự kiến sẽ được khởi công xây dựng vào cuối năm 2020

Cách hầm chui Mỹ Thuỷ khoảng 3km, một dự án quy mô khá lớn 7.000 tỷ đồng cũng chuẩn bị được khởi công xây dựng là cầu Cát Lái. Được biết, Thủ tướng Chính phủ vừa  đồng ý giao UBND tỉnh Đồng Nai triển khai thực hiện dự án cầu Cát Lái nối Đồng Nai và TPHCM. Đồng Nai sẽ thực hiện dự án này trên cơ sở thống nhất giữa UBND tỉnh Đồng Nai và UBND TPHCM về hình thức đầu tư và phương án triển khai thực hiện các hạng mục công trình.

Với quyết định trên, Thủ tướng cũng yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai phối hợp chặt chẽ với UBND TPHCM trong suốt quá trình triển khai dự án. Cầu Cát Lái có tổng chiều dài cầu và đường dẫn khoảng 4,5 km; cầu chính kết cấu dây văng 2 trụ tháp, quy mô 6 làn xe cơ giới, 2 làn xe hỗn hợp, mặt cắt ngang 60 m, độ thông thuyền H=55m, B=250m, vận tốc thiết kế 80 km/giờ.

Dự án xây dựng cầu Cát Lái thay thế cho phà Cát Lái đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận bổ sung Quy hoạch phát triển giao thông - vận tải TPHCM đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020 theo đề nghị của Bộ Giao thông - vận tải. Cầu Cát Lái bắc qua sông Đồng Nai nối quận 2 (TPHCM) với huyện Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai).

Ở một hướng khác, Dự án nâng cấp quốc lộ 13, từ ngã tư Bình Dương - Bình Phước đến chân cầu Bình Triệu (khoảng 5,5 km, quận Thủ Đức) vừa được trình HĐND TPHCM xin chủ trương đầu tư.

Ban quản lý dự án các công trình giao thông TPHCM cho biết, công trình dự kiến thực hiện trước năm 2023, tổng vốn đầu tư là gần 10.000 tỷ đồng từ nguồn ngân sách. Trong đó, chi phí xây dựng hơn 1.300 tỷ, tiền giải phóng mặt bằng khoảng 8.100 tỷ; còn lại là các khoản chi phí tư vấn, quản lý, di dời hạ tầng kỹ thuật, dự phòng...

Còn theo UBND tỉnh Bình Dương, QL 13 là trục giao thông xương sống của hệ thống giao thông tỉnh Bình Dương và nằm trong hệ thống đường Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), có tên quốc tế là AH13 (ASEAN Highway). Đường này có ý nghĩa như chiếc đòn bẩy nâng cao vị thế của Bình Dương từ tỉnh nghèo thuần nông lên vị trí dẫn đầu cả nước về phát triển công nghiệp, đô thị, thu hút đầu tư.

Toàn cảnh hạ tầng giao thông đồ sộ ở 4 cửa ngõ khu Đông Sài Gòn, nơi thị trường BĐS phát triển như vũ bão - Ảnh 6.

Dự án mở rộng tuyến Quốc lộ 13 dự kiến sẽ được đầu tư trong năm 2020

Một cửa ngõ kết nối TPHCM với các tỉnh trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam khác dài hơn chục km cũng đã hoàn thành và tiếp tục được đầu tư nâng cấp, kéo dài là đại lộ Phạm Văn Đồng. Nằm ở vị trí cửa ngõ phía Đông Bắc và đi qua các quận Gò Vấp, Bình Thạnh, Thủ Đức, đại lộ Phạm Văn Đồng với chiều dài 12km, rộng 12 làn xe được xem là tuyến đường huyết mạch kết nối toàn bộ khu vực Đông Bắc với trung tâm TPHCM.

Kể từ khi được đưa vào hoạt động cuối năm 2013, đại lộ Phạm Văn Đồng đã góp phần làm giảm ùn tắc giao thông, cải thiện hạ tầng đô thị, đồng thời kết nối với các khu vực trung tâm của TPHCM như quận 1, quận 2, Phú Nhuận, sân bay Tân Sơn Nhất nhanh chóng và thuận tiện hơn. Không chỉ kết nối nhanh vào trung tâm, tuyến đường này còn giúp dễ dàng di chuyển đến các tỉnh lân cận như Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu thông qua quốc lộ 1A.

Toàn cảnh hạ tầng giao thông đồ sộ ở 4 cửa ngõ khu Đông Sài Gòn, nơi thị trường BĐS phát triển như vũ bão - Ảnh 8.

Các tuyến đường nối trực tiếp với đại lộ  Phạm Văn Đồng cũng đang được đẩy nhanh tiến độ triển khai

Theo quy hoạch, TPHCM sẽ xây dựng tuyến đường Vành đai 2 khép kín theo vòng tròn ôm lấy TPHCM từ phía ngoài, với mục đích giảm tải áp lực giao thông lên các tuyến nội đô, và rút ngắn thời gian di chuyển giữa miền Đông - miền Tây.

Theo đó, đoạn 2 dài 1,99km từ nút giao Bình Thái đến Phạm Văn Đồng cũng đang được TPHCM đẩy nhanh tiến độ triển khai. Đây cũng là đoạn quan trọng của Vành đai 2, kết nối 2 tuyến huyết mạch của TPHCM là Xa lộ Hà Nội và Phạm Văn Đồng. Khi hoàn thành, tuyến đường này sẽ giúp giao thông của các dự án dọc tuyến Phạm Văn Đồng vào khu đô thị Thủ Thiêm và trung tâm trở nên dễ dàng hơn.

"Các công trình này tạo sự gắn kết về kinh tế, lưu thông hàng hóa giữa TPHCM với Bình Dương, thành phố Biên Hòa trở nên vô cùng thuận lợi. Kết hợp với sân bay quốc tế Long Thành, cảng Cát Lái, cảng Cái Mép – Thị Vải,… sẽ giúp cho khu vực kinh tế sôi động nhất cả nước như hổ mọc thêm cánh. Cộng với việc chính quyền địa phương luôn sát cánh tháo gỡ nhanh những khó khăn trong việc thực hiện thủ tục pháp lý đầu tư nên doanh nghiệp có thêm điều kiện triển khai nhanh dự án đưa sản phẩm ra thị trường", ông Ngô Quang Phúc - Tổng giám đốc Phú Đông Group, cho biết thêm.

Theo CafeF

 

Đối tác chiến lược