Nguyễn Ngọc Thảo

Nguyễn Ngọc Thảo

Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung đang khiến nhiều doanh nghiệp chuyển nhà máy sang Việt Nam. Khi nhu cầu mở xưởng tăng, giá thuê đất cũng cao hơn năm trước đó.

Một báo cáo mới đây của JLL cho rằng căng thẳng thương mại giữa các nước lớn đang khiến nhiều nhà sản xuất tìm cách chuyển dây chuyền sang Đông Nam Á.

Trong khi đó báo cáo nhận định Việt Nam là quốc gia sở hữu những yếu tố thuận lợi như tỷ lệ dân số trẻ và tầng lớp trung lưu ngày càng tăng, tiềm năng tiêu thụ hàng tiêu dùng rất lớn. Do đó, nhiều dòng vốn đang chuyển dịch sang Việt Nam.

Đó cũng là lý do khiến bất động sản công nghiệp đang ngày càng trở nên hấp dẫn. JLL cho biết mức giá thuê đất công nghiệp trung bình ở miền Nam và miền Bắc Việt Nam là 95 USD/m2/chu kỳ thuê, tăng lần lượt 15,8% và 6,7% so với cùng kỳ năm trước đó. JLL đánh giá đây là mức tăng khá nhanh.

Foxconn, nhà cung cấp linh kiện cho tập đoàn Apple đã mở dây chuyền sản xuất tại Việt Nam. Ảnh: AFP.

Hãng nghiên cứu cũng nhận định các nhà đầu tư nước ngoài đang có nhiều cách để chuyển dây chuyền sản xuất sang Việt Nam. Có thể là tìm kiếm liên doanh với các nhà phát triển công nghiệp nội địa, thâu tóm quỹ đất, hoặc mua lại các nhà xưởng có sẵn đang hoạt động.

Thời gian gần đây, Tập đoàn Sharp cũng vừa công bố kế hoạch xây dựng một nhà máy mới tại Việt Nam. Công ty sản xuất giày Brooks Running của Mỹ cũng đang chuyển dây chuyền sản xuất từ Trung Quốc sang nước lân cận.

Foxconn, nhà cung cấp linh kiện cho tập đoàn Apple cho biết đã mua lại một nhà máy sản xuất linh kiện tại Việt Nam vào tháng 7 vừa qua.

Theo nghiên cứu từ Nikkei Asian Review, gần 70% trong số 33 công ty Trung Quốc được khảo sát đang có kế hoạch mở rộng ra nước ngoài và cân nhắc chọn Việt Nam làm điểm đến.

Tuy nhiên, các công ty đã có mặt tại Việt Nam cũng đưa ra những mối lo ngại trong việc tìm kiếm nguồn lao động tay nghề cao, nguồn hàng và rào cản cơ sở hạ tầng.

Theo Zing.vn

Cuối tháng 9/2019, Samsung đã lặng lẽ đóng cửa nhà máy sản xuất điện thoại thông minh cuối cùng tại Trung Quốc. Công ty cũng tặng điện thoại Galaxy S10 và Note 10 cùng với một số tiền thưởng, cho nhân viên lâu năm.

Sự ra đi của nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất thế giới là đòn giáng mạnh vào sự thống trị của Trung Quốc trong ngành sản xuất điện thoại và linh kiện điện tử, trong bối cảnh tiền lương tăng và mối đe dọa về thuế quan của Mỹ đè nặng lên các công ty khác, như Apple.

Các nhà phân tích cho biết, khoảng 2 năm trước, nhà máy Huệ Châu với 6.000 công nhân vẫn đang sản xuất 63 triệu điện thoại, chiếm 17% sản lượng toàn cầu của Samsung.

"Việc đóng cửa nhà máy Huệ Châu, Thiên Tân và Thâm Quyến là chiến lược nhằm đa dạng hóa rủi ro của các cơ sở sản xuất", một vị lãnh đạo của Samsung cho hay.

Bị thu hút bởi chi phí lao động rẻ hơn và giảm thuế khổng lồ, Samsung đã xây dựng nhà máy điện thoại thông minh đầu tiên tại tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam vào năm 2008 với giá 2,5 tỷ USD và một nhà máy khác ở Thái Lan với giá 5 tỷ USD vào năm 2013.

Thị phần của Samsung tại Trung Quốc đã sụt giảm mạnh xuống 1%. Ảnh: Financial Times

Thị phần của Samsung tại Trung Quốc đã sụt giảm mạnh xuống 1%. Ảnh: Financial Times

Mỗi năm, hai nhà máy này sản xuất 150 triệu chiếc điện thoại, chiếm khoảng 60% tổng số điện thoại Samsung trên toàn cầu. Tháng 7/2018, Samsung cho biết sẽ xây dựng nhà máy sản xuất điện thoại di động lớn nhất thế giới tại Noida, Ấn Độ.

Mặc dù dịch chuyển nhà máy sản xuất sang các nước khác, nhưng Samsung vẫn giữ một phần sản xuất tại Trung Quốc để phục vụ cho thị trường này. Tuy nhiên, thị phần của Samsung đã sụt giảm nhanh chóng từ 20% trong năm 2013 xuống còn 1% vào năm ngoái.

Ông Yanhui Wang, tổng thư ký của Liên minh di động Trung Quốc cho biết, Samsung đã không xem xét kỹ đặc thù của thị trường Trung Quốc.

“Thị phần của chúng tôi tại Trung Quốc đã giảm rất nhiều. . . Trước đây, các sản phẩm sản xuất tại Trung Quốc được bán ở các thị trường nước ngoài, song khả năng cạnh tranh của nó giờ đây đã giảm”, giám đốc điều hành của Samsung cho biết.

Samsung đã gặp khó trong việc cân bằng sự thống trị toàn cầu của mình trên thị trường điện thoại thông minh, và ra mắt các tính năng phù hợp với địa phương, để thu hút người tiêu dùng Trung Quốc.

Thị phần các hãng điện thoại thông minh tại Trung Quốc trong quý II/2019. Ảnh: Financial Times

Thị phần các hãng điện thoại thông minh tại Trung Quốc trong quý II/2019. Ảnh: Financial Times

Mặc dù Samsung và các đối thủ Trung Quốc đều sử dụng hệ điều hành Google Android, nhưng các nhà sản xuất trong nước như Huawei và Xiaomi đã xây dựng các ứng dụng thay thế cho Google Play và các dịch vụ khác, vốn bị chặn ở Trung Quốc.

Lý do mà Samsung gia nhập Trung Quốc là nhờ thị trường khổng lồ và chi phí rẻ, nhưng hiện tại hai yếu tố này đã không còn, ông Cameron Chung, người phụ trách nghiên cứu tại ngân hàng Nomura ở Seoul cho biết.

Samsung vẫn đang đầu tư mạnh vào nhà máy sản xuất chip nhớ của mình ở Tây An. Trong khi Samsung sẽ tiếp tục sản xuất một số điện thoại thông minh cấp thấp hơn ở Trung Quốc thông qua hợp đồng sản xuất, các thiết bị cao cấp hơn như S10 giờ đây sẽ được sản xuất tại Việt Nam.

Ông Huang Weiping, giáo sư kinh tế tại Đại học Renmin, Bắc Kinh, cho biết, hầu hết hoạt động của các nhà máy ở Trung Quốc là lắp ráp thủ công có tay nghề thấp. Do đó, khi chi phí lao động tăng đã làm giảm lợi nhuận và lợi thế cạnh tranh của Samsung tại Trung Quốc.

"Vấn đề trong việc sản xuất điện thoại thông minh ở Trung Quốc là, thị trường này không thể cung cấp nhiều linh kiện giá rẻ cho việc sản xuất trong khi đó lợi thế về nhân công giá rẻ cũng không còn", ông Huang nói. Các nhà phân tích cho rằng tiền lương ở Trung Quốc cao gấp 2 lần so với ở Việt Nam và gấp nhiều lần tại Ấn Độ.

Ngành sản xuất tại Trung Quốc đang trở nên mạnh mẽ hơn. Ảnh: Financial Times

Ngành sản xuất tại Trung Quốc đang trở nên đắt đỏ hơn. Ảnh: Financial Times

Samsung không phải công ty duy nhất dịch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc. Các nhà sản xuất của Mỹ bao gồm Google, Fitbit, GoPro và iRobot cũng đã đa dạng hóa hoạt động sản xuất trong năm qua.

LG Electronics đang tăng sản xuất điện thoại thông minh tại Việt Nam, thay vì Trung Quốc, trong khi Sony cho biết vào tháng 3 rằng họ sẽ đóng cửa nhà máy điện thoại thông minh Bắc Kinh và chuyển sang cơ sở tại Thái Lan.

Tuy nhiên, không phải tất cả việc đa dạng hóa sản xuất ra bên ngoài Trung Quốc của các công ty đều thuận lợi.  GoPro là một trong những nhà sản xuất của Mỹ thực hiện dịch chuyển sớm nhất. Tháng 12/2018, GoPro tuyên bố họ sẽ chuyển sản xuất máy quay phim sang Mexico vào nửa cuối năm 2019 nhằm né thuế quan của Mỹ. Nhưng đầu tháng 10/2019, công ty có trụ sở tại Thung lũng Silicon đã buộc phải cắt giảm dự báo doanh thu và lợi nhuận cho dòng camera Hero8, do trì hoãn sản xuất.

Điều này cho thấy, mục tiêu đưa các tập đoàn điện tử lớn trở về Mỹ của Tổng thống Donald Trump còn khó hơn. Năm 2017, CEO Apple cho biết: "Tại Mỹ, nếu tổ chức một cuộc gặp mặt các kỹ sư gia công, tôi không chắc số người tham dự đủ lấp đầy một phòng họp. Nhưng tại Trung Quốc, số lượng kỹ sư gia công có thể lấp đầy nhiều sân bóng đá".

Nguồn Financial Times

Ngày 28/10/2019, UBND thị xã Kiến Tường tổ chức lễ khởi công xây dựng Trường THPT Thiên Hộ Dương do Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vận động tài trợ. Đến tham dự buổi lễ có Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Chủ tịch UBND tỉnh Long An Trần Văn Cần, Phó chủ tịch UBND tỉnh Long An Phạm Tấn Hòa, đại diện các Sở, Ngành tỉnh, lãnh đạo địa phương và Ông Đặng Thành Tâm (Chủ tịch Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn, Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Phát triển Đô Thị Kinh Bắc) cùng với Ban Lãnh Đạo Tổng Công ty Phát triển Đô Thị Kinh Bắc.

IMG 7943

Nguyên Chủ tịch nước - Trương Tấn Sang nhấn mạnh ngôi trường sẽ giúp việc dạy và học đạt kết quả cao hơn

Trường THPT Thiên Hộ Dương được triển khai xây dựng tại Khu phố 5, phường 2, thị xã Kiến Tường có quy mô 22 lớp học, 12 phòng chức năng, phòng lưu trữ, thư viện, 04 phòng khối bộ môn, các khối đa năng và công trình phụ trợ. Tổng kinh phí đầu tư 130,9 tỷ đồng. Trong đó, Hạng mục xây dựng có tổng kinh phí khoảng 90 tỷ đồng do Tổng Công Ty Phát Triển Đô Thị Kinh Bắc tài trợ thông qua sự vận động của Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Đơn vị tư vấn thiết kế là Công ty cổ phần tư vấn và đầu tư Kinh Bắc.

4feb9a091cdcfa82a3cd

Ông Đặng Thành Tâm phát biểu tại Buổi Lễ

Hưởng ứng lời vận động tài trợ của Nguyên Chủ tịch nước – Trương Tấn Sang, Ông Đặng Thành Tâm cũng bày tỏ quan điểm trong buổi lễ: Tổng Công ty Phát triển Đô Thị Kinh Bắc ngoài việc tập trung đầu tư phát triển trong lĩnh vực Khu Công Nghiệp, giữ vững thành tích là Doanh Nghiệp dẫn đầu và duy nhất 18 năm liền (từ năm 2000) nhận Cờ Thi Đua Xuất Sắc của Chính Phủ trong công tác phát triển KCN và thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam (chiếm tỷ trọng 10 – 15%) thì BLĐ Công ty còn đặc biệt quan tâm đến các hoạt động phúc lợi xã hội, phục vụ lợi ích cộng đồng. Thông qua việc tài trợ xây dựng trường THPT Thiên Hộ Dương, Tổng Công ty Phát triển Đô Thị Kinh Bắc mong mỏi được chung tay, góp phần cho sự phát triển giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao giúp tỉnh Long An ngày càng phát triển nhanh hơn trong tương lai.

1047cd3fe9e90fb756f8

Nguyên Chủ tịch nước - Trương Tấn Sang cùng đại diện Lãnh đạo thị xã Kiến Tường trao hoa biểu dương cho Nhà tài trợ

 

Untitled1

Đại biểu thực hiện nghi thức khởi công

Phát biểu tại buổi lễ, Nguyên Chủ tịch nước - Trương Tấn Sang nhấn mạnh, ngôi trường sẽ giúp việc dạy và học trên địa bàn tốt hơn, góp phần đào tạo nguồn nhân lực cao trong thời kỳ mới. Bên cạnh đó, Nguyên Chủ tịch nước mong muốn thị xã Kiến Tường quan tâm hơn nữa trong công tác giáo dục, đào tạo các mầm non tương lai của đất nước cũng như các cháu học sinh ra sức thi đua để học tập thật tốt, xứng đáng với mong mỏi của cha mẹ, thầy cô và xã hội.

Dự kiến sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng, trường THPT Thiên Hộ Dương sẽ đi vào khai giảng năm học mới 2020 – 2021, tiếp nhận đào tạo khoảng 700 học sinh trung học phổ thông ở thị xã Kiến Tường và các huyện lân cận. Đây là ngôi trường THPT đầu tiên của thị xã có đầy đủ tất cả các phòng học, phòng thực hành, phòng làm việc phụ trợ theo tiêu chuẩn Quốc gia.

Ban Truyền Thông

Sáng 25/10/2019, UBND tỉnh Bình Định tổ chức Lễ trao tặng thiết bị giám sát hành trình (TBGSHT) cho ngư dân. Buổi lễ có sự tham dự của đồng chí Trương Tấn Sang, Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Nguyên Chủ tịch nước, Ông Nguyễn Thanh Tùng - Bí thư Tỉnh ủy Bình Định, Ông Hồ Quốc Dũng - Chủ tịch UBND và đoàn lãnh đạo Tỉnh cùng các Nhà Tài Trợ. Về phía Tập Đoàn Đầu Tư Sài Gòn, có sự tham dự của Ông Đặng Thành Tâm (Chủ tịch Tập đoàn) và Bà Nguyễn Cẩm Phương (Tổng gíam đốc Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn Thông Sài Gòn – công ty thành viên của Tập Đoàn Đầu tư Sài Gòn).

a30fd499c15827067e49

Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng Đoàn Lãnh đạo Tỉnh Bình Định và các Nhà tài trợ trao tặng Tiền tài trợ đóng góp cho Chương trình mua thiết bị giám sát hỗ trợ ngư dân

Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trao thiết bị giám sát hành trình tàu cá cho ngư dân Bình Định /// Ảnh: Hoàng Trọng

Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trao thiết bị giám sát hành trình tàu cá cho ngư dân Bình Định

Tại buổi lễ, Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và các nhà tài trợ đã trao 15 tỷ đồng, trong đó Tập Đoàn Đầu Tư Sài Gòn đã đóng góp 12 tỷ đồng, tài trợ cho UBND tỉnh Bình Định để tỉnh này mua thiết bị giám sát hỗ trợ ngư dân có tàu cá từ 15 đến dưới 24m. Ngoài ra, Nguyên Chủ tịch nước cũng đã trao tặng 20 bộ giám sát hành trình tàu cá cho ngư dân có điều kiện khó khăn.

Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phát biểu tại buổi Lễ

Hưởng ứng cuộc vận động của Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang - kêu gọi các nhà tài trợ và các cơ quan chức năng vận động để hỗ trợ thiết bị giám sát hành trình tàu cá cho các ngư dân Bình Định – Ban Lãnh Đạo Tập Đoàn Đầu Tư Sài Gòn nhận thấy việc tham gia hỗ trợ 12 tỷ đồng vào việc trang bị thiết bị giám sát hành trình cho ngư dân là một việc làm rất có ý nghĩa, không chỉ động viên tinh thần ngư dân an tâm tiếp tục bám biển mà còn liên quan đến việc cùng chung tay bảo vệ chủ quyền biển đảo. Ngoài ra, việc trang bị thiết bị giám sát hành trình cũng tạo điều kiện hỗ trợ ngư dân thực hiện đúng quy định của pháp luật, góp phần khắc phục “thẻ vàng” châu Âu, giúp các cơ quan chức năng theo dõi, kịp thời hỗ trợ ngư dân đánh bắt an toàn trên vùng biển Việt Nam. (2 quy tắc tiêu biểu về Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam vào EU, liên quan trực tiếp đến tính cấp thiết trong việc lắp thiết bị giám sát hành trình tàu cá: Quy tắc về truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm thủy sản NK vào thị trường EU (số 1379/2013) có hiệu lực từ tháng 12/2014. Theo quy định, nhãn sản phẩm phải cung cấp thông tin chính xác về việc thu hoạch và sản xuất. Chứng nhận khai thác thủy sản- chống đánh bắt trái phép: Để chống đánh bắt cá bất hợp pháp, thủy sản khai thác để NK hoặc chuyển lên các tàu tại EU phải có chứng nhận khai thác. DN phải yêu cầu cơ quan thẩm quyền tại địa phương đưa ra giấy chứng nhận khai thác với sản lượng khai thác dành cho các thị trường EU).

Bình Định là một tỉnh có nghề cá phát triển của cả nước, đặc biệt là hoạt động đánh bắt xa bờ. Toàn tỉnh có 6.118 tàu cá, trong đó có 3.118 tàu cá có chiều dài 15 m trở lên phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình theo quy định. Kinh tế biển được xem là ngành mũi nhọn của tỉnh, góp phần giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, cải thiện thu nhập cho ngư dân...

Dù vậy, hoạt động khai thác thủy sản xa bờ thường gặp nhiều rủi ro về thiên tai, việc khắc phục "thẻ vàng" của châu Âu đang gặp một số khó khăn, trong đó có việc tàu cá chưa được lắp TBGSHT để quản lý hoạt động trên biển và phục vụ truy xuất nguồn gốc thủy sản.

Đồng thời, hiện nay, tình hình Biển Đông diễn biến phức tạp, một số vùng chồng lấn giữa các nước trong khu vực chưa có sự phân định. Do đó, việc lắp TBGSHT cho tàu cá là hết sức cấp thiết, như "mắt thần" hỗ trợ tàu thuyền xác định tọa độ, vị trí tàu, đảm bảo khai thác thủy sản một cách hợp pháp, giữ vững chủ quyền lãnh thổ.

bd627b7f6ebe88e0d1af

Ông Hồ Quốc Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định phát biểu trong Lễ Trao Tặng

Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang kêu gọi các nhà tài trợ và các cơ quan chức năng tiếp tục vận động để hỗ trợ thiết bị giám sát hành trình tàu cá cho các ngư dân Bình Định. Đồng thời, ông Trương Tấn Sang cũng đề nghị tỉnh Bình Định tập trung thực hiện cho xong việc lắp đặt thiết bị hành trình cho các tàu cá của ngư dân trong tỉnh trong tháng 11 năm nay.

Về phía các ngư dân, Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang mong ngư dân Bình Định tiếp tục bám biển, ngoài phát triển kinh tế còn đảm bảo an ninh, chủ quyền Tổ quốc.

Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng lãnh đạo tỉnh Bình Định trao tặng thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá cho ngư dân

Ban Truyền Thông

Khảo sát cho thấy, từ đầu năm 2019 đến nay, giá đất tại trung tâm Bà Rịa - Vũng Tàu đang có xu hướng tiếp tục tăng mạnh...

Bà Rịa-Vũng Tàu là một trong những thị trường được nhận định sẽ bừng sáng vào dịp cuối năm 2019 với nhiều dự án sở hữu vị trí đắc địa, sản phẩm đa dạng được giới thiệu ra thị trường thu hút sự quan tâm của khách hàng an cư và đầu tư.

Thiết lập mặt bằng giá mới

Khảo sát cho thấy, từ đầu năm 2019 đến nay, giá đất tại trung tâm Bà Rịa - Vũng Tàu đang có xu hướng tiếp tục tăng mạnh. Hàng loạt dự án nhà phố, đất nền chào bán thời điểm cuối năm 2018 đến nay đều ghi nhận sự điều chỉnh giá theo chiều hướng tăng từ 20-30%. Tính đến thời điểm hiện tại, Bà Rịa đang là địa phương có mức giá đất tăng cao nhất trong số các tỉnh thuộc khu vực phía Nam và là 1 trong 7 thị trường bất động sản được nhà đầu tư quan tâm tìm kiếm nhiều nhất trong các 9 tháng đầu năm 2019. Xét về biên độ tăng giá, Bà Rịa - Vũng Tàu có mức tăng nhanh hơn, song xét về mặt bằng giá chung so với các khu vực lân cận như Đồng Nai, Bình Dương thì giá đất tại đây vẫn còn khá mềm.

Không chỉ đất dự án, “cơn sốt” đất tại Bà Rịa còn tập trung quanh các tuyến đường: Hùng Vương, Hương lộ 2, Phạm Hùng, Võ Văn Kiệt, xung quanh Bệnh viện Bà Rịa. Giá đất mặt tiền ở khu vực này hiện nay dao động ở mức từ 45-50 triệu đồng/m2. Đơn cử như giá nhà đất tại đường Hùng Vương đang giao dịch ở mức 50 – 60 triệu đồng/m2, Trần Hưng Đạo giá từ 36 - 60 triệu/m2. Một nhà đầu tư lâu năm tại thị trường Bà Rịa cho biết, chị vừa bán cho một khách hàng đến từ TP.HCM lô đất với giá 4,5 tỷ đồng (45 triệu đồng/m2). Chỉ 3 tuần sau, người  này đã sang cho người khác với giá 5,5 tỷ đồng. Từ đó đến nay, miếng đất đã được sang tay cho 2 người nữa và giá hiện nay đã được người bán đẩy lên gần 6 tỷ đồng.

Hạ tầng đồng bộ và mức giá “hấp dẫn”

Lý giải về nguyên nhân giá đất Bà Rịa - Vũng Tàu liên tục tăng mạnh thời gian qua, ông Dương Minh Tiến, Tổng giám đốc Công ty Việt Holdings cho biết, nếu cách đây vài năm, nói Bà Rịa - Vũng Tàu là thị trường tiềm năng, thì hiện nay đã bước vào chu kỳ tăng mạnh.

Ở các khu vực lõi trung tâm của các huyện và trung tâm của TP. Bà Rịa hiện quỹ đất không còn nhiều, đồng thời biểu giá tiền sử dụng đất năm 2019 tăng hơn 40% so với năm 2018, nên giá đất tăng cũng là điều dễ hiểu”, ông Tiến nói.

aa

Bên cạnh đó, với việc nằm trong vùng tứ giác kinh tế trọng điểm phía Nam, so với các địa phương giáp ranh TP.HCM như Bình Dương, Đồng Nai…, thì Bà Rịa - Vũng Tàu được đánh giá như một thị trường mới nổi của giới đầu tư bất động sản.

Với lợi thế hạ tầng giao thông kết nối  đồng bộ, Bà Rịa đang từng bước đón đầu cơ hội phát triển trong những tháng cuối năm 2019. Cụ thể, về đường bộ, Quốc lộ 51 được mở rộng lên quy mô 6 làn xe, giải quyết tình trạng kẹt xe và giúp việc di chuyển từ TP.HCM đến Bà Rịa chỉ mất khoảng hơn 1 tiếng. Đặc biệt, sắp tới đây, khi tuyến cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu và đường sắt Biên Hòa – Vũng Tàu, đường cao tốc Xuyên Á, được đẩy nhanh tiến độ …sẽ trở thành “sợi chỉ đỏ” để bất động sản Bà Rịa dễ dàng cất cánh. Với những gì đang diễn ra, theo phân tích của giới chuyên môn, giá đất tại Bà Rịa - Vũng Tàu đang đi theo quy luật chung của thị trường

Đặc biệt, trong giai đoạn 2020 - 2030, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu sẽ đẩy mạnh nhiều dự án về cơ sở hạ tầng và chỉnh trang đô thị để thực hiện mục tiêu trở thành trung tâm về dầu khí, cảng biển hàng đầu của cả nước. Đồng thời, UBND tỉnh cũng sẽ tập trung vào việc khai thác tối đa tiềm năng du lịch của địa phương. Cùng với du lịch biển, các dạng du lịch nghỉ dưỡng cũng sẽ được đẩy mạnh ở vị trí sở hữu hạ tầng phù hợp.

Theo Nhịp Cầu Đầu Tư

Sự trầm lắng thời gian qua là khoảng dừng cần thiết cho thị trường Condotel để các chủ đầu tư có thể nhìn lại những thành công và hạn chế...

Trái với quá khứ náo nhiệt, 2019 là năm mà thị trường căn hộ du lịch im ắng một cách lạ thường. Ngay tại thủ phủ du lịch Nha Trang, không có dự án mới nào được mở bán và chỉ có giai đoạn tiếp theo của một dự án hiện hữu mở bán thêm hơn 140 căn. “Nguồn cung hạn chế trong khi tâm lý người mua ngày càng cẩn trọng kéo theo lượng giao dịch trong nửa đầu năm 2019 suy yếu. Lượng bán ra đạt chưa đến 200 căn, giảm mạnh so với con số 850 cùng kỳ năm ngoái, Công ty Tư vấn Savills ghi nhận.

Nhưng không khí trầm lắng của thị trường mang đến cơ hội cho các chủ đầu tư dự án nhìn lại những khiếm khuyết để từ đó, có bước điều chỉnh hợp lý hơn. Đó là lý do vì sao trong thời gian cuối năm nay, dòng sản phẩm condotel có dấu hiệu phục hồi tại một số thị trường còn tiềm năng, đi kèm với mô hình hoạt động được thay đổi theo sát với triển vọng kinh doanh mà dòng sản phẩm này mang lại. Đáng chú ý, thay vì hấp dẫn người mua bằng chính sách cam kết lợi nhuận (có dự án lên tới 12-14%/năm) như trước đây, nhiều nhà đầu tư đã mạnh dạn từ bỏ thông điệp siêu lợi nhuận này mà thay vào đó, tập trung hơn đầu tư vào các tiện ích, xây dựng giá trị thực cho sản phẩm.

Đơn cử như mới đây, Tập đoàn An Gia cho ra mắt dự án The Sóng có quy mô 1.600 căn condotel tại Vũng Tàu không kèm theo cam kết lợi nhuận. Nam Group giới thiệu Tổ hợp Du lịch Thanh Long Bay (Hàm Thuận Nam) cũng vắng bóng cam kết lợi nhuận. Ngay cả Novaland cũng nói không với cam kết lợi nhuận tại Tổ hợp Novaworld Phan Thiết. Xu thế này được dự báo sẽ tiếp tục nhân rộng trong thời gian cuối năm nay, đồng thời là phép thử đối với khả năng tồn tại và phát triển của dòng sản phẩm condotel tại Việt Nam.

Chính sách cam kết lợi nhuận là con dao 2 lưỡi. Trước mắt, công cụ này có thể là điểm cộng rất hấp dẫn cho dự án, nhưng thực tế sau đó đã chứng minh: khá nhiều chủ đầu tư đã không đảm bảo được thỏa thuận với khách hàng như trường hợp của dự án Bavico Nha Trang.

Một số dự án khác vì uy tín, chủ đầu tư buộc phải giảm lợi nhuận của mình để đảm bảo cam kết lợi nhuận cho khách hàng. “Chủ dự án đào đâu ra để đảm bảo mức lợi nhuận 10-12%”, Phó Tổng Giám đốc một doanh nghiệp bất động sản tại TP.HCM chia sẻ. Tất nhiên, sự trầm lắng của thị trường condotel còn liên quan đến các thông tin chưa rõ ràng về pháp lý, đặc biệt là quyền sở hữu. Theo bà Võ Thị Khánh Trang, Trưởng Bộ phận Nghiên cứu và Tư vấn, Savills TP.HCM, thị trường căn hộ nghỉ dưỡng trầm lắng không hẳn là bước lùi của thị trường mà thậm chí có thể được xem là bước tiến. Sau một thời kỳ phát triển quá nóng, căn hộ nghỉ dưỡng đã bộc lộ một số thiếu sót trong quản lý và khâu pháp lý, điều đang được các cơ quan có thẩm quyền rất quan tâm và tiến hành hoàn thiện.

Thực tế, loại hình condotel là loại hình đầu tư phổ biến trên thế giới từ rất lâu, đồng thời chứng tỏ là kênh kinh doanh có tỉ suất lợi nhuận khá ổn cho người mua. Không chỉ mang lại cơ hội thụ hưởng một không gian nghỉ dưỡng tại các thành phố biển, chủ sở hữu các căn condotel có thể thu được thu nhập ổn định từ mảng cho thuê phòng nhờ lượng khách du lịch trong và ngoài nước tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng khá lạc quan.  Đồng thời, sự tiến bộ của công nghệ với nhiều ứng dụng proptech giúp thị trường kinh doanh du lịch thuận tiện hơn trước khá nhiều.

Nếu so với các loại hình cho thuê khác, thậm chí dòng sản phẩm condotel đang chứng kiến tỉ suất sinh lợi tốt hơn. Theo bà Dương Thùy Dung, Giám đốc cấp cao của Công ty CBRE Việt Nam, lợi nhuận đầu tư vào condotel ghi nhận ở mức khá cao 7-9% trong giai đoạn đầu. Mặc dù nguồn cung tăng lên đáng kể trong các năm qua nhưng tính đến đầu năm 2019, tỉ suất lợi nhuận theo khảo sát vẫn còn ở mức 6-7%, tức cao hơn mức sinh lợi khi đầu tư vào căn hộ tại các đô thị lớn.

Thị trường condotel có thể sẽ sôi động trở lại một khi các bên nhận thức rõ ràng hơn cơ hội đầu tư đi kèm rủi ro đặc trưng của loại hình này. Theo đánh giá của các chuyên gia, sự trầm lắng thời gian qua là khoảng dừng cần thiết để các chủ đầu tư có thể nhìn lại những thành công và hạn chế của các dự án đã phát triển, từ đó giúp hoàn thiện sản phẩm, để có thể tiếp tục nâng cao niềm tin của người mua. “Thị trường tương lai do đó đang được trông đợi sẽ ngày càng minh bạch và chuyên nghiệp hơn”, bà Võ Thị Khánh Trang nhận định.

Theo Nhịp Cầu Đầu Tư

Hạ tầng phát triển nhanh, mặt bằng giá đất còn thấp là những yếu tố đem lại sức hấp dẫn riêng để Long An gia tăng sức hút đối với các nhà đầu tư.
 

Điểm sáng hạ tầng

Long An hiện đang nổi lên như một đô thị vệ tinh chiến lược trong bối cảnh TP.HCM đang ngày càng đối diện với tình trạng quá tải về dân số, đặt ra vấn đề bức thiết là nhu cầu giãn dân ra ngoại thành ngày càng tăng cao.

Với khoảng 100km giáp ranh TP.HCM, thời gian gần đây Long An đã tập trung nhiều nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển. Hiện nay, kết nối các tuyến theo trục dọc giữa TP.HCM và Long An đang được cải thiện rõ nét.

Long An đã hoàn thành nhiều quy hoạch quan trọng cho giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn tới năm 2030 như quy hoạch tổng thể phát triển giao thông, quy hoạch điểm đấu nối các tuyến quốc lộ N1, N2…

Nằm ở vị trí kết nối giữa TP.HCM và ĐBSCL, Long An cũng được hưởng lợi lớn từ hệ thống đường cao tốc cho kế hoạch phát triển toàn diện. Bên cạnh tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương, Long An còn có tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành sẽ thông xe vào năm 2020.

Ngoài ra, Long An còn có các công trình trọng điểm khác như trục động lực TP.HCM - Tiền Giang - Long An, đường 830 trục Đức Hòa - Bến Lức, đường vành đai thành phố Long An.

Bất động sản Long An tăng trưởng nhờ cú hích hạ tầng giao thông.

Bên cạnh đó, với việc sở hữu quỹ đất còn tương đối lớn, dân số trẻ cùng các chính sách thu hút đầu tư, Long An hứa hẹn sẽ là một đô thị vệ tinh quan trọng trong chiến lược phát triển tổng thể trung tâm kinh tế TP.HCM trong tương lai, giúp TP.HCM giãn dân về phía tây và tây nam.

Trong đó, Đức Hòa có lợi thế đặc biệt nằm ngay cửa ngõ chính phía tây TP.HCM nên được thừa hưởng nhiều thuận lợi về hạ tầng, kinh tế và đang là một trong những khu vực giàu tiềm năng đầu tư tại Long An.

Từ Đức Hòa có thể di chuyển thuận lợi đến các thị trấn Củ Chi, Hóc Môn của TP.HCM nằm trên quốc lộ 22 và quốc lộ 1A. Thị trấn Đức Hoà cách Chợ Bến Thành khoảng 28 km, cách thành phố Tân An khoảng 35 km. Quốc lộ N2 dài 19 km còn là trục giao thông quan trọng nối với quốc lộ 22 tạo thành trục giao thông liên hệ trực tiếp giữa Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ.

Hơn nữa, đây còn là vùng đất tương đối bằng phẳng và cao ráo, nền đất có chân cứng rất thích hợp cho việc xây dựng.

Bên cạnh đó, Đức Hoà còn được xem là thủ phủ kinh tế, nơi tập trung hàng loạt các khu công nghiệp lớn, các trường đại học, các khu đô thị và trung tâm thương mại lớn, được ví như thỏi nam châm thu hút các nhà đầu tư.

Theo CafeLand

Tập đoàn Charmvit đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư xây dựng trường đua ngựa đầu tiên của Việt Nam ở ngoại thành Hà Nội.

Ngày 14/10/2019, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã trao giấy chứng nhận đầu tư cho Chủ tịch Charmvit Lee Dae Bong để xây dựng dự án tổ hợp vui chơi giải trí đa năng - trường đua ngựa ở xã Tân Minh và Phù Linh, huyện Sóc Sơn.

Dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư sau khi Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đồng ý chủ trương bổ sung dự án này vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Dự án sẽ được nhà đầu tư Hàn Quốc phát triển trên diện tích 125ha, trong đó có sân đua ngựa với sức chứa 30.000 khán giả, khách sạn, trung tâm hội nghị và khu biệt thự nghỉ dưỡng.

Với tổng vốn đầu tư khoảng 420 triệu USD, dự án dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2024.

Tuy nhiên, ông Chung đề nghị huyện Sóc Sơn đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng, sớm bàn giao đất cho chủ đầu tư để triển khai dự án với mong muốn giải đua đầu tiên sẽ được khởi tranh vào tháng 10 năm tới.

Hàn Quốc đầu tư 420 triệu USD xây trường đua ngựa ở Hà Nội

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung (phải) trao giấy chứng nhận đầu tư cho ông Lee Dae Bong, Chủ tịch Charmvit

Trường đua ngựa là dự án lớn thứ ba của Charmvit ở Việt Nam. Hiện tại, nhà đầu tư Hàn Quốc này đang vận hành tổ hợp khách sạn Grand Plaza với 586 phòng và toà nhà văn phòng Charmvit Tower ở Hà Nội và sân golf 54 hố Phoenix tại huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình.

Dự án trường đua ngựa lần đầu tiên được đề xuất cách đây 20 năm và dự kiến được xây dựng tại xã Đại Kim, quận Hoàng Mai và xã Thịnh Liệt, huyện Thanh Trì. Tuy nhiên, do thiếu khuôn khổ pháp lý về cá cược thể thao nên đối tác nước ngoài đã rút khỏi dự án vào năm 2005.

Một dự án trường đua ngựa khác cũng đang được Công ty TNHH MTV Trường đua ngựa Phú Yên triển khai tại xã An Mỹ, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Dự án được UBND tỉnh Phú Yên phê duyệt chủ trương đầu tư năm 2016 với tổng mức đầu tư 100 triệu USD nhưng vẫn đang giải phóng mặt bằng.

Theo The Leader

Ngoài việc có mức cải thiện điểm số cao nhất thế giới, Việt Nam còn là á quân về gia tăng thứ bậc trên bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu.

Theo báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu (Global Competitiveness Report) mới được công bố bởi Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), Việt Nam xếp thứ 67/141 nền kinh tế được xếp hạng với 61,5/100 điểm.

So với năm ngoái, Việt Nam là đại diện có điểm số cải thiện cao nhất thế giới với 3,5 điểm và gia tăng thứ bậc mạnh mẽ nhất (10 bậc) sau Azerbaijan.

Yếu tố Sức khỏe thuộc trụ cột Nguồn lực con người có điểm số cao nhất với 81 điểm nhưng chỉ xếp thứ 71 thế giới. Năng lực sáng tạo là chỉ số được đánh giá thấp nhất với 37 điểm, xếp thứ 76 toàn cầu nhưng đã có sự cải thiện so với năm ngoái.

Nhìn chung, gần như các yếu tố đánh giá của Việt Nam năm nay đều có sự cải thiện về mức điểm.

Việt Nam đứng đầu thế giới về cải thiện năng lực cạnh tranh

Đây là lần đầu tiên Việt Nam vươn lên vào nửa trên của bảng xếp hạng về chỉ số cạnh tranh toàn cầu.

Quy mô thị trường của Việt Nam có xếp hạng cao nhất (thứ hạng 26) trong 12 yếu tố với 72 điểm.

Với việc đạt điểm tuyệt đối 100, Việt Nam nằm trong nhóm có mức độ khủng bố thấp nhất thế giới và lạm phát ổn định nhất thế giới.

Căng thẳng địa chính trị và thương mại đang khiến nền kinh tế trở nên bất ổn và có thể làm giảm tốc thương mại toàn cầu.

Tuy nhiên, sự tiến bộ của một số thị trường năm nay được WEF đánh giá dường như được hưởng lợi từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và Việt Nam là một trong số đó, cùng với Singapore.

Theo báo cáo, Singapore năm nay đã vượt qua Mỹ để trở thành nền kinh tế cạnh tranh nhất thế giới, trong khi các nền kinh tế lớn khác của châu Á, bao gồm Ấn Độ và Indonesia, đã bị giảm thứ hạng.

Quốc đảo này đứng đầu danh sách về cơ sở hạ tầng, bao gồm chất lượng đường và hiệu quả của các cảng và sân bay. Chỉ số hệ thống tài chính và ổn định kinh tế vĩ mô của Singapore cũng tăng xếp hạng.

Mặc dù nhường lại vị trí cho Singapore, Mỹ vẫn là một trong những cường quốc về đổi mới, đứng đầu thế giới về trụ cột năng động trong kinh doanh, thứ 2 về khả năng đổi mới và thứ 1 về tìm kiếm nhân viên lành nghề.

WEF xếp hạng các nền kinh tế thông qua 103 tiêu chí được chia thành 12 yếu tố. Các yếu tố này được phân thành 4 nhóm chính, gồm Môi trường thuận lợi (thể chế, cơ sở hạ tầng, sự phổ cập công nghệ thông tin – viễn thông, ổn định vĩ mô), Thị trường (sản phẩm, lao động, hệ thống tài chính, quy mô thị trường), Nhân lực (sức khỏe, kỹ năng) và Hệ sinh thái đổi mới sáng tạo (sự năng động trong kinh doanh, năng lực sáng tạo). 

The Leader

Theo đánh giá của Customs World Dubai, giá trị xuất khẩu trung bình hơn 200 tỷ USD mỗi năm của Việt Nam là con số đáng khích lệ nhưng vẫn chưa phát huy hết tiềm năng vốn có của các sản phẩm.

Cơ hội mới cho doanh nghiệp Việt từ ‘con đường tơ lụa Dubai’

UAE hiện đang là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam tại khu vực Trung Đông - Châu Phi

Nhiều thị trường có cơ hội giao thương cao nhưng tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam còn thấp như châu Phi, Mỹ Latinh khi con số chỉ dưới 0,5%. 

Tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE), bà Nadya Kamali, Giám đốc Customs World Dubai đánh giá lượng hàng xuất từ Việt Nam sang UAE thường có thói quen trung chuyển qua Frankfurt nên chi phí rất cao và mất nhiều thời gian. 

Theo đó, “cần thay đổi thói quen trung chuyển ở Dubai thay vì Frankfurt, giúp tiết kiệm chi phí ít nhất 1.000 USD và rút ngắn thời gian thêm 2 tiếng”, bà nhấn mạnh. 

Dubai được xem là trạm chung chuyển của con người và hàng hóa giữa các quốc gia và các châu lục với số lượng 3 tỷ người mỗi năm. Với sự kết nối giữa hàng không, cảng biển, sân bay, kho bãi, “con đường tơ lụa Dubai” sẽ mở ra cơ hội cho doanh nghiệp Việt tiếp cận và phát triển tại các thị trường mới. 

Bên cạnh đó, hàng hóa cũng sẽ được tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục thông quan khi được thực hiện trước khi hàng hóa đến nơi, giảm thời gian kiểm hàng, hàng hóa được bốc xếp sẵn lên tàu mà không tốn chi phí, bà Nadya Kamali cho biết.  

Khi có hộ chiếu logistic thế giới (World Logistic Passport) từ UAE, doanh nghiệp sẽ được tiếp cận những dịch vụ liên thông để giảm thiểu thời gian lưu kho tới 48 giờ, tăng giao thương và giảm chi phí. 

Bà Nadya Kamali kỳ vọng từ con số dưới 0,5%, xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường mới sẽ lên đến 27%. 

UAE hiện đang là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam tại khu vực Trung Đông - châu Phi với trên 60 nhóm mặt hàng. 

Cơ hội mới cho doanh nghiệp Việt từ ‘con đường tơ lụa Dubai’

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh phát biểu tại Diễn đàn.

Năm 2018, trao đổi thương mại hai chiều đạt 5,67 tỷ USD, tăng 1,3% so với năm 2017, trong đó Việt Nam xuất khẩu sang UAE đạt 5,2 tỷ USD, tăng 3,5% và kim ngạch nhập từ UAE đạt 468 triệu USD, giảm 18% so với năm 2017. 

9 tháng đầu năm 2019, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước đạt 4,26 tỷ USD, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2018. 

Trong khi UAE đóng vai trò cửa ngõ chiến lược để các sản phẩm từ Việt Nam thâm nhập vào thị trường Trung Đông thì Việt Nam là cửa ngõ giúp UAE tiếp cận thị trường Đông Nam Á. 

Hiện Việt Nam đóng góp 39% tổng khối lượng thương mại giữa UAE và các nước ASEAN năm 2018. 

“Với vai trò đó, Việt Nam là đối tác tiềm năng của UAE”, Bộ trưởng Bộ Kinh tế UAE Sultan bin Saeed Al Mansouri nhận định tại diễn đàn.

Đồng tình với quan điểm đó, Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Trần Tuấn Anh cho biết hai nước có lợi thế rất lớn về mặt vị trí địa lý để tăng cường kết nối. 

Ông Trần Tuấn Anh đánh giá, UAE đang là một đối tác tiềm năng của Việt Nam trong khu vực Trung Đông - châu Phi. Ngoài các lĩnh vực hợp tác truyền thống như dầu mỏ và khí đốt, UAE cũng đạt được những thành tựu về năng lượng sạch, công nghệ, hậu cần, cảng, hàng không… 

Theo The Leader

Đối tác chiến lược