Nguyễn Ngọc Thảo

Nguyễn Ngọc Thảo

Bộ Xây dựng yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố TW đăng tải các đồ án quy hoạch chung, phân khu, chi tiết thuộc thẩm quyền phê duyệt của tỉnh lên Cổng thông tin điện tử quyhoach.xaydung.gov.vn.

Bộ Xây dựng vừa có công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc đăng tải thông tin hồ sơ quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị lên Cổng thông tin điện tử.

Theo đó, Bộ Xây dựng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với Bộ Xây dựng và chỉ đạo các đơn vị chức năng trực thuộc, cơ quan chuyên môn đăng tải các đồ án quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết thuộc thẩm quyền phê duyệt cấp tỉnh, huyện quy định tại Luật Xây dựng, Luật Quy hoạch đô thị lên Cổng thông tin điện tử: quyhoach.xaydung.gov.vn. 

Bộ Xây dựng chỉ đạo nóng, dân hết cảnh ‘ngã ngửa’ về điều chỉnh quy hoạch

Cổng thông tin quốc gia về quy hoạch sẽ giúp quá trình quản lý quy hoạch minh bạch, công khai (Ảnh chụp màn hình hệ thống đang thử nghiệm).

Đây là một trong những nội dung được nêu ra tại Nghị quyết số 83 (ngày 14/6/2019) của Quốc hội về hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV; Chỉ thị số 05 (ngày 01/3/2019) của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chấn chỉnh công tác quy hoạch xây dựng, quản lý phát triển đô thị theo quy hoạch được duyệt. Trong đó, Bộ Xây dựng được giao nhiệm vụ xây dựng Cổng thông tin điện tử quốc gia về quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị.

Nội dung thông tin đăng tải trong các đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị bao gồm: Quyết định phê duyệt; Bản đồ hiện trạng; Sơ đồ tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan; Bản đồ quy hoạch sử dụng đất; Bản đồ giao thông; Bản đồ tổng hợp đường dây, đường ống kỹ thuật; Thuyết minh tóm tắt…

Liên quan đến vấn đề quy hoạch xây dựng, trước đó, Chỉ thị số 05 của Thủ tướng Chính phủ đã chỉ ra nhiều tồn tại, bất cập trong công tác quy hoạch xây dựng và quản lý phát triển đô thị theo quy hoạch được duyệt như việc lập quy hoạch đô thị chưa đồng bộ; chất lượng một số quy hoạch chưa cao, thiếu tính khả thi.

Đặc biệt, công tác điều chỉnh quy hoạch, nhất là điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung, điều chỉnh quy hoạch chi tiết tại các đô thị lớn, tập trung đông dân cư còn tùy tiện, có xu hướng gia tăng dân số, tầng cao, mật độ xây dựng và hệ số sử dụng đất, gây quá tải hạ tầng đô thị...

Có thể thấy, mặc dù việc công bố thông tin quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được quy định trong Luật Đất đai, Luật Phòng chống tham nhũng và nhiều văn bản pháp lý khác nhau, nhưng trên thực tế, việc thực hiện còn nhiều hạn chế.

Thậm chí tại nhiều khu đô thị theo phản ánh cư dân còn “ngã ngửa” khi quy hoạch được điều chỉnh mà người dân không hề biết, không được xin ý kiến.

Được biết, vào tháng 5/2017, UBND TP Hà Nội có quyết định phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết Khu Đoàn Ngoại giao tại Hà Nội. Trong đó, có điều chỉnh khu đất có ký hiệu ĐMKT (đầu mối kỹ thuật) có diện tích hơn 4.800m2 thành công trình bệnh viện u bướu với mật độ xây dựng 40%, cao 12 tầng.

Ông Cao Xuân Tùng - Trưởng Ban Quản trị tòa N03T2 còn cho biết, việc điều chỉnh quy hoạch tại Quyết định số 2905/QĐ-QHKT đã được thực hiện mà không có sự tham vấn ý kiến của các cư dân sinh sống tại dự án. Phường chỉ lấy ý kiến của 10 người mà không phải người dân trong khu Đoàn Ngoại giao là không đầy đủ. Hay mới đây, việc lấy ý kiến người dân về tác động môi trường của dự án bệnh viện u bướu sang bệnh viện Đa Khoa Việt Nhât cũng không minh bạch.

“Vào tháng 1/2019, UBND phường Xuân Tảo tổ chức lấy ý kiến cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi dự án bệnh viện U bướu sau chuyển sang Bệnh Viện Đa Khoa Việt Nhật. Tại biên bản họp lấy ý kiến này, tổ dân phố 1, đại diện cư dân Ngoại giao đoàn đồng loạt phản đối vì lý do bệnh viện xây quá gần khu dân cư, ô nhiễm môi trường…Thế nhưng đến tháng 4/2019, chủ đầu tư đã tự mời 7 cư dân, tổ dân phố 1 không có ai trong thành phần họp lần 1 đến phường lấy lại ý kiến. Và kết quả biên bản này là cư dân đồng ý. Như vậy là không minh bạch, sai quy trình” – ông Tùng nói. 

Theo Vietnamnet

Bên cạnh thị trường Long An, Cần Thơ vốn được nhắc đến nhiều thì Bến Tre, Tiền Giang cũng đang là những “thủ phủ mới” của miền Tây được các doanh nghiệp địa ốc quan tâm thời gian gần đây.

Thực tế, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long… không phải là những thị trường được giới đầu tư địa ốc chú ý những năm qua nhưng giá BĐS mềm, những thay đổi hạ tầng lớn của tỉnh thời gian gần đây lại là yếu tố tạo ra sức đột phá cho thị trường BĐS nơi đây.

Không thể phủ nhận hạ tầng kết nối đang mở ra cơ hội thu hút doanh nghiệp đầu tư vào thị trường BĐS của tỉnh Bến Tre. Có thể kể đến như tuyến đường thủy du lịch Bến Tre - Vũng Tàu với các công trình như Cầu Rạch Miễu 1 và 2 nối Bến Tre với Tiền Giang; điều chỉnh quy hoạch tỉnh lộ 883 thành Quốc lộ 57B; xây dựng liên ấp 8 xã đang trong quá trình hoàn thiện….Các yếu tố hạ tầng này được xem là đòn bẩy thúc đẩy và khơi thông cho thị trường BĐS Bến Tre trong dài hạn.

Doanh nghiệp địa ốc đổ bộ Miền Tây - Ảnh 1.

Trước đó, tại Hội nghị xúc tiến đầu tư vào Bến Tre, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng nhấn mạnh, Bến Tre muốn bứt phá thì cần có 4 thành tố: Quỹ đất cho các nhà đầu tư; hạ tầng điện, giao thông phù hợp với quy hoạch và có chất lượng cao; các cấp chính quyền phải thực sự cầu thị và đổi mới. Những yếu tố này cơ bản đang được địa phương này thực hiện và từng bước thu hút nhà đầu tư về thực hiện các dự án quy mô.

Doanh nghiệp địa ốc đổ bộ Miền Tây - Ảnh 2.

Ngoài ra, trong khi hạ tầng được đầu tư mang tính kết nối tốt nhưng giá BĐS tại Bến Tre vẫn đang dao động ở con số hết sức “khiêm nhường”. Đây được xem là một lợi thế của khu vực so với mặt bằng chung của các tỉnh Nam Bộ. Đó cũng chính là lý do thời gian gần đây, cả doanh nghiệp BĐS lẫn các NĐT cá nhân có dấu hiệu dồn về thị trường này để đón sóng tiềm năng của khu vực.

Trong khi các thị trường của tỉnh Đông Nam Bộ như Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Long An, Cần Thơ…hầu hết các dự án BĐS đã có thời gian tăng trưởng giá kéo dài thì Bến Tre, Tiền Giang hay Vĩnh Long lại được xem là những thị trường còn khá “hoang sơ”, do đó dư địa tăng trưởng được dự báo còn lớn. Đó là lý do nhiều doanh nghiệp đã tìm đến thị trường này để đón đầu cơ hội.

Tương tự, khá nhiều doanh nghiệp BĐS cũng tấn công thị trường Bến Tre bằng các dự án khu dân cư quy mô nhỏ, vừa thời gian gần đây. Chẳng hạn, sát Tp.Bến Tre, một doanh nghiệp BĐS tư nhân hiện đang chào bán nền đất tại dự án KDC An Phú với diện tích nhỏ nhất từ 100m2 với mức giá trên dưới 15 triệu đồng/m2 . Hay đất nền tại dự án đường 883 (huyện Châu Thành) được chủ đầu tư chào giá khởi điểm từ 900 triệu đồng cho diện tích 120m2.

Tuy nhiên, mặc dù làn sóng dịch chuyển của doanh nghiệp về các khu vực mới của miền Tây như Bến Tre ngày càng rõ nét nhưng nhìn chung Bến Tre chưa có nhiều dự án quy mô được triển khai đồng bộ. Đặc biệt, là hiếm dự án quy mô gần biển, đón sóng thêm nhu cầu về du lịch sinh thái tại khu vực này.

Trao đổi về câu chuyện BĐS gắn liền với phát triển du lịch sinh thái của tỉnh, đại diện bí thư huyện Thạnh Phú cho biết, trong định hướng phát triển, huyện sẽ tập trung phát triển mạnh kinh tế biển, trong đó du lịch là ngành kinh tế tổng hợp; du lịch biển, du lịch văn hóa, lịch sử sẽ gắn kết chặt chẽ với các dịch vụ nông nghiệp.

Huyện đặt mục tiêu sau năm 2020 sẽ đón khoảng 610 ngàn lượt khách/năm, doanh thu khoảng 150 tỷ đồng; đến năm 2030, huyện sẽ đón khoảng 1 triệu lượt khách/năm, trở thành điểm thu hút du lịch hàng đầu của tỉnh. Đây cũng chính là yếu tố tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của thị trường BĐS tại khu vực này.

Cùng với đó, hạ tầng giao thông phát triển đã kết nối các điểm du lịch biển, di tích lịch sử, văn hóa sẽ kết nối với các khu dân cư, thương mại dịch vụ và vùng sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện với nhau. Yếu tố này vừa phục vụ tốt cho ngành du lịch, vừa có thêm động lực để đầu tư kết cấu hạ tầng, trong đó mời gọi đầu tư các khu nghỉ dưỡng ngày càng tốt hơn.

Theo Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre đến năm 2020, toàn tỉnh sẽ có 12 cụm công nghiệp với tổng diện tích 408 ha. Hiện tại, Bến Tre đã có 10 cụm công nghiệp được thành lập, tổng diện tích 347,28 ha, có 7 cụm đã quy hoạch chi tiết với tổng diện tích 264,37 ha; trong đó, diện tích đất công nghiệp là 191,33 ha, đã cho thuê trên 83 ha, tỷ lệ lấp đầy khoảng 50% diện tích đất công nghiệp.

Địa phương đang triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển hạ tầng các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.Theo các chuyên gia, đây cũng là lực cầu lớn cho thị trường BĐS khu vực này trong tương lai.

Các khu vực mới của miền Tây Nam Bộ dù chưa nổi trội về yếu tố kinh tế, xã hội nhưng tiềm năng về phát triển hạ tầng cũng như những định hướng của tỉnh đã và đang tạo tiền đề rõ nét để thu hút các doanh nghiệp lớn đổ về đây tìm kiếm cơ hội đầu tư.

Trong đó, thị trường BĐS đã có dấu hiệu rục rịch vài năm trở lại đây. Từ một số dự án quy mô đang “manh nha” ra thị trường đã tác động rõ nét đến thị hiếu của NĐT cá nhân ở các khu vực lân cận về tìm kiếm đất nền. Theo ghi nhận, với các dự án được quy hoạch bài bản, hạ tầng đồng bộ, thanh khoản của dự án khá tốt, trong đó ghi nhận lượng lớn NĐT từ khu vực Tp.HCM tìm kiếm cơ hội đầu tư trong lâu dài.

Theo CafeF

Nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng (TTXD) trên địa bàn, UBND TPHCM sẽ tăng cường tuyên truyền về xây dựng, nâng cao nhận thức của người dân, doanh nghiệp khi tham gia hoạt động xây dựng.

Theo đó, TPHCM sẽ xây dựng cơ chế phối hợp mang tính đồng bộ, thống nhất trong lực lượng làm công tác quản lý nhà nước về TTXD; xử lý các "điểm nóng" về TTXD; xây dựng cơ chế thông tin, liên thông trong công tác kiểm tra, xử lý công trình vi phạm TTXD...

Mọi công trình xây dựng trên địa bàn TPHCM phải được kiểm tra, giám sát từ khi khởi công đến khi hoàn thành và đưa vào sử dụng (trừ công trình bí mật nhà nước). Mọi hành vi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý dứt điểm ngay từ khi mới phát sinh nhằm hạn chế tối đa việc tổ chức cưỡng chế tháo dỡ công trình vi phạm.

xaychungcu.jpg

Trách nhiệm kiểm tra, xử lý các sai phạm trong xây dựng không phép, xây dựng trên đất không được phép xây dựng, xây dựng sai phép là của UBND quận – huyện, phường – xã, thị trấn. Thanh tra Sở Xây dựng có trách nhiệm chủ yếu thanh tra, kiểm tra các công trình xây dựng lớn, đặc thù, phức tạp và thanh tra công tác quản lý TTXD tại các quận, huyện.

Ngoài ra, cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ quản lý TTXD thiếu tinh thần trách nhiệm trong thực thi công vụ, buông lỏng quản lý hoặc có dấu hiệu bao che, tiếp tay cho các vi phạm TTXD thì tùy theo tính chất, mức độ sai phạm bị xử lý hành chính, bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, trường hợp gây thiệt hại vật chất phải bồi thường theo các quy định.

Trước đó, UBND TPHCM cũng đã yêu cầu Công an TPHCM đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức phòng cháy, chữa cháy (PCCC) trong nhân dân; kiểm tra, giám sát trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc thực hiện các biện pháp PCCC.

Kịp thời chấn chỉnh những hạn chế yếu kém, xử lý nghiêm những cá nhân, tổ chức vi phạm các quy định về an toàn PCCC cũng như xử lý triệt để những công trình chưa hoàn tất các thủ tục nghiệm thu về PCCC và hoàn công xây dựng công trình đã đưa vào hoạt động; đề xuất trang bị những phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cần thiết đối với chung cư cao tầng…

Các cơ quan, đơn vị liên quan được giao tham mưu điều chỉnh những quy định còn bất cập, vướng mắc, thiếu khả thi trong công tác quản lý chung cư, nhà cao tầng, trong đó đề xuất những chế tài, nâng cao mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với chủ đầu tư cho sử dụng công trình khi chưa được nghiệm thu về PCCC; đẩy nhanh tiến độ đầu tư lắp đặt bổ sung trụ nước chữa cháy trên tuyến ống cấp 3 hiện hữu theo dự án Quy hoạch ngành PCCC trên địa bàn TP đến năm 2025. Định kỳ khảo sát tình hình sử dụng, kịp thời hướng dẫn, hỗ trợ về kỹ thuật sử dụng điện an toàn cho người dân và doanh nghiệp.

UBND quận-huyện có trách nhiệm hướng dẫn những kiến thức cơ bản về phòng ngừa cháy, nổ và những kỹ năng, biện pháp cần thiết để chữa cháy, thoát nạn, cứu người trong cộng đồng dân cư; tổ chức huấn luyện nghiệp vụ về PCCC cho lực lượng tại chỗ.

Duy trì hoạt động của lực lượng dân phòng, lực lượng bảo vệ dân phố trong công tác đảm bảo an ninh, trật tự và PCCC; kịp thời ngăn chặn những chủ đầu tư có dấu hiệu đưa công trình vào sử dụng khi chưa được nghiệm thu về PCCC và hoàn công về xây dựng; lắp đặt bổ sung những trụ nước, bể dự trữ nước chữa cháy trong các khu dân cư...

Theo CafeF

Việt Nam vẫn đang tăng trưởng mạnh mẽ ngay cả khi các quốc gia ASEAN khác phải chịu áp lực từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung lên chuỗi cung ứng khu vực. Đối với nhiều nhà đầu tư Úc, Việt Nam rõ ràng là một lựa chọn thay thế hoàn hảo cho Trung Quốc.

Tập đoàn SunRice của Úc , chiếm 5% xuất khẩu gạo của Việt Nam, đã mua một nhà máy chế biến của Việt Nam năm ngoái, thiết lập các chương trình nhân giống và làm việc với nông dân địa phương để ứng dụng các biện pháp trồng trọt bền vững và tiên tiến hơn.

"Bằng cách đưa mình vào chuỗi cung ứng tích hợp tại Việt Nam, chúng tôi có thể tiếp cận các thị trường mà hiện tại chúng tôi không thể tiếp cận từ Úc", Giám đốc điều hành của Keith SunRice, Rob Gordon nói.

Gordon cho biết nhà máy 260.000 tấn lúa của họ tại Việt Nam hiện đóng một vai trò quan trọng trong kế hoạch tăng nhu cầu toàn cầu cho sản phẩm gạo của công ty. Họ có hệ thống nhà máy công suất 800.000 tấn tại Úc cũng như Hoa Kỳ.

Wes Maas, cựu cầu thủ bóng bầu dục South Sydney, nhà sáng lập Công ty vật liệu xây dựng, thiết bị và dịch vụ Maas Group đã nhìn thấy tiềm năng ở Việt Nam từ vài năm trước. Công ty này đã nhập thiết bị Việt Nam từ 18 năm nay. Khi nhà cung cấp của họ dừng hoạt động, Maas quyết định dấn thân vào lĩnh vực sản xuất.

Công ty đã nhanh chóng xây dựng một kế hoạch 3 giai đoạn để xây dựng một nhà máy 30.000 mét vuông sản xuất thiết bị khai thác ngầm. Công việc được hoàn thành trong 8 tháng. Mọi thứ đã diễn ra nhanh hơn nhiều so với mong đợi.

Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn cho nhà đầu tư Úc - Ảnh 1.

"Đối với chúng tôi, để tiếp tục mở rộng trên thị trường thế giới, việc tìm kiếm lực lượng lao động lành nghề để chế tạo thiết bị ở Úc gần như là không thể" - ông Maas nói với Tạp chí Tài chính Úc.

Có rất nhiều nhà máy Nhật Bản và Hàn Quốc mọc lên trên khu công nghiệp này kể từ khi thuế quan thương mại của Tổng thống Donald Trump gián tiếp chuyển hướng chuỗi cung ứng, khiến các nhà sản xuất tìm kiếm các lựa chọn thay thế cho Trung Quốc. 

Maas cũng nằm trong số những người Úc cũng đang tìm kiếm cơ hội ở Việt Nam, bị thu hút bởi chính sách mở cửa của Chính phủ, các hiệp định thương mại tự do và lao động hiệu quả và giá rẻ.

Nhà máy trị giá 315 triệu AUD, với 320 nhân viên bao gồm 45 kỹ sư, đã khánh thành vào tháng trước. Maas cho rằng, điểm thu hút lớn nhất là lực lượng lao động lành nghề để sản xuất các thiết bị khai thác ngầm mà họ có thể xuất khẩu ra khắp thế giới. Tiền lương trung bình ở Việt Nam chỉ bằng khoảng một phần mười của Úc.

Hàng ngàn công ty đã chuyển đến Việt Nam khi chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, vì chi phí lao động gia tăng và rủi ro chính trị ở Trung Quốc.

Các nền kinh tế châu Á như Hàn Quốc, Đài Loan, Hong Kong và Singapore đã chịu ảnh hưởng khá nặng nề bởi cuộc thương chiến. Thương mại của Singapore có thể bị suy thoái trong quý III/2019. Xuất khẩu hàng điện tử của Hàn Quốc sụt giảm 22% trong 6 tháng đầu năm. Việt Nam  là một trong số các quốc gia hiếm hoi đang đi đúng hướng, duy trì tốc độ tăng trưởng GDP hơn 6% kể từ năm 2000.

Tuy nhiên, có những ưu và nhược điểm khi cơ sở hạ tầng của đất nước vẫn đang phải nỗ lực để theo kịp nhu cầu của tầng lớp trung lưu đang phát triển. "Khi sản xuất nhiều hơn, họ sẽ phải chi nhiều tiền hơn cho cơ sở hạ tầng. Khi nhiều chuỗi sản xuất được chuyển hướng sang Việt Nam, áp lực lên cơ sở hạ tầng và năng lượng càng lớn", ông Maas nói với Tạp chí Tài chính Úc. "Nhưng hiện tại, sự hấp dẫn là quá lớn, Việt Nam là một trong số ít điểm sáng kinh tế của thế giới tại thời điểm này".

Lao động giá rẻ, dân số trẻ, chất lượng giáo dục tốt, các chính sách giảm thuế và các ưu đãi khác cho các công ty quốc tế đã thúc đẩy ​​sự gia tăng đầu tư trực tiếp nước ngoài. Thời điểm hoàn hảo cho nhiều nhà sản xuất trên thế giới khi họ tìm kiếm sự thay thế cho Trung Quốc.

"Một số nền kinh tế đã thực sự ghi nhận sự gia tăng đầu tư. Việt Nam, đặc biệt phù hợp với tiêu chuẩn của các doanh nghiệp di dời", phó thống đốc Ngân hàng Dự trữ của Ngân hàng Dự trữ Guy, ông Debelle lưu ý tuần trước.

Chuyến thăm của Thủ tướng Úc Scott Morrison trong tuần này dự kiến ​​sẽ tập trung vào các cơ hội đầu tư.

Giám đốc điều hành của ANZ, Shayne Elliott, đã đưa đội ngũ quản lý cao nhất của ngân hàng tới Việt Nam vào tuần trước để gặp gỡ những khách hàng quan trọng, và có cái nhìn trực tiếp về một thị trường từng bị đánh giá thấp bởi công ty Úc. ANZ hiện đang làm việc với khoảng 150 doanh nghiệp tại Việt Nam.

Việt Nam cấp giấy phép đầu tư cho hơn 1.720 dự án trong 6 tháng đầu năm, tăng 26%. 

Úc đã xuất khẩu 5 tỷ AUD hàng hóa sang Việt Nam vào năm 2018, đưa Việt Nam trở thành điểm đến lớn thứ 14 về xuất khẩu. Úc cũng đã nhập khẩu 6,1 tỷ AUD hàng hóa từ Việt Nam. Mặc dù vậy, đóng góp của Úc vào đầu tư nước ngoài vào Việt Nam vẫn còn khiêm tốn.

Thương mại du lịch bùng nổ của Việt Nam và tầng lớp trung lưu gia tăng có nghĩa là nhu cầu đối với sản phẩm của Úc cũng đang tăng lên.

Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn cho nhà đầu tư Úc - Ảnh 2.

Ở Quận 2, cách trung tâm Thành phố Hồ Cho Minh một quãng lái xe ngắn, Robert Ameln đang kiểm tra các hộp cá hồi Tasmania. Ameln điều hành hoạt động tại thị trường Việt Nam cho Food Source International, công ty nhập khẩu sản phẩm Úc.

Công ty phân phối thịt bò cao cấp cho các khách sạn và nhà hàng. Họ phân phối trung bình 70 tấn sản phẩm của Úc ở Việt Nam hàng năm.

Công ty hậu cần Linfox của Úc cũng đang đầu tư vào Việt Nam. Họ đã có mặt tại Việt Nam trong 13 năm. Đây là một trong những trung tâm phân phối và phân phối lớn nhất ở miền Bắc.

"Những gì Việt Nam đã làm được, so với các nền kinh tế Đông Nam Á khác là rất ấn tượng". Scott Croll, tổng giám đốc Linfox tại Việt Nam cho biết.

Theo CafeF

Từ 1/10, tài sản công được dùng để thanh toán cho nhà đầu tư dự án BT theo nguyên tắc ngang giá.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 69/2019 về sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao (dự án BT).

Theo đó, tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư dự án BT, gồm quỹ đất; đất, nhà và tài sản khác gắn liền với đất (trụ sở làm việc) của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật về hội...

Bên cạnh đó, các tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng (tài sản kết cấu hạ tầng) và các loại tài sản công khác theo quy định của Luật quản lý, sử dụng tài sản công... đều trong diện được dùng để thanh toán cho nhà đầu tư.

Một tuyến đường được đầu tư theo hình thức BT. Ảnh: Bá Đô

Tài sản công được để thanh toán cho nhà đầu tư dự án BT được thực hiện theo nguyên tắc ngang giá. Giá trị dự án BT tương đương với giá trị tài sản công thanh toán, trong đó tài sản công được định giá theo thị trường tại thời điểm thanh toán, còn giá trị dự án BT xác định theo kết quả đấu thầu.

Nghị định nêu rõ, việc sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư thực hiện dự án BT phải đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, đất đai, ngân sách nhà nước, đầu tư, xây dựng. Và quá trình thanh toán này phải được phản ánh vào ngân sách nhà nước theo quy định pháp luật. Cụ thể, tài sản công thuộc trung ương quản lý được tổng hợp, phản ánh vào ngân sách trung ương; tài sản công thuộc địa phương quản lý thì phản ánh vào ngân sách địa phương.

Việc chọn nhà đầu tư thực hiện dự án BT theo hình thức đấu thầu rộng rãi theo quy định của pháp luật về đấu thầu và chỉ được thực hiện sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định của pháp luật. 

Ngoài ra, việc giao tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư BT được thực hiện sau khi dự án hoàn thành hoặc khối lượng xây dựng công trình dự án BT hoàn thành theo tiến độ và được cơ quan có thẩm quyền xác nhận. 

Theo VnExpress

Thay vì đầu tư nhà trọ bình dân, thu về khoảng 4%-5% lợi nhuận mỗi năm, giờ đây nhiều chủ nhà trọ tại Bình Dương đang chuyển hướng đầu tư số lượng lớn căn hộ cao cấp, làm thành chuỗi phòng khách sạn cho thuê và thu về lợi nhuận 10%-14% mỗi năm.
 

Anh Phùng Ngọc Thanh - chủ một khu nhà trọ 12 phòng tại Dĩ An, Bình Dương cho biết, dãy trọ đã xây được 3 năm, gần khu công nghiệp cùng lượng công nhân, sinh viên nhiều nên luôn kín phòng. 

Với 12 phòng trọ, vợ chồng anh Thanh luôn có nguồn thu ổn định, tuy nhiên lợi nhuận không cao.  Tổng chi phí để xây được dãy phòng trọ từ 10 - 12 phòng như của mình khoảng 3 tỷ, trong đó giá đất tầm 2 tỷ và giá xây dựng khoảng 1 tỷ. Giá nhà trọ cho thuê tại Bình Dương dao động từ 1.000.000 đồng - 1.200.000 đồng/phòng, trừ chi phí quản lý, thuế, chi phí sửa chữa thì một tháng vợ chồng anh thu về khoảng 10 – 14 triệu/tháng, lợi nhuận khoảng 5% mỗi năm, thấp hơn cả lãi suất ngân hàng.

“Vừa rồi vợ chồng tôi đã rao bán khu nhà trọ được khoảng 4 tỷ, tính đầu tư 3 căn hộ cao cấp 1 phòng ngủ tại Dĩ An gần khu công nghiệp Sóng Thần cho thuê. Với mặt bằng giá tối thiểu hiện tại, mỗi tháng vợ chồng mình có thể thu về được 30- 35 triệu/tháng, gấp 3 lần đầu tư nhà trọ cho thuê. Các vấn đề vận hành đều có ban quản lý tòa nhà kiểm soát, các chuyên gia nước ngoài thuê tiền cọc thường được các công ty cọc 6 tháng và thanh toán 3 tháng 1 lần vào tài khoản, nên vợ chồng mình không tốn nhiều công sức để quản lý”, anh Thanh chia sẻ.

Cũng là chủ một dãy phòng trọ tại Bình Dương, Cô Tuyết Lan chia sẻ: “Ai cũng nghĩ cô chú có vài chục phòng trọ là sướng. Nhưng môi trường nhà trọ phức tạp, mỗi khi các phòng trọ hư điện, tắc nước cô chú cũng phải gọi người tới sửa, rồi mỗi tháng để thu đủ tiền nhà cũng phải đi 5 lần 7 lượt. Giờ có dư chút đỉnh cô cũng không tính mở thêm khu nhà trọ khác, mà đầu tư căn hộ cao cấp cho chuyên gia ở cho khỏe mà tiền cho thuê cũng cao".

Trường hợp của anh Thanh, cô Lan đang là trường hợp chung của các chủ nhà trọ tại Bình Dương, cho thuê nhà trọ phải bỏ nhiều công sức mà lợi nhuận thấp, nên nhiều người đang đổi hướng qua đầu tư căn hộ cao cấp cho chuyên gia thuê.

Hiệu suất sinh lời cho thuê căn hộ quanh các khu công nghiệp tại Bình Dương lên đến 8-10%

Theo khảo sát sơ bộ, hiện tại hiệu suất sinh lời từ việc đầu tư cho thuê căn hộ quanh các khu công nghiệp tại Bình Dương đạt bình quân 8-10% hoặc cao hơn. Cụ thể, các dự án chung cư nằm gần các khu công nghiệp lớn như: VSIP, Việt Hương, Sóng Thần, Đồng An, Nam Tân Uyên ghi nhận căn hộ 1-1,1 tỷ đồng trở lên có giá thuê phổ biến 8-9 triệu đồng mỗi tháng. 

Các chung cư có vị trí gần đường lớn, kết nối giao thông thuận tiện, nội thất hoàn chỉnh, giá 1,2-1,5 tỷ đồng, có thể cho thuê mức giá 12-15 triệu đồng/tháng, dù chỉ là căn một phòng ngủ tiêu chuẩn.

Mức giá cho thuê ổn định, tuy nhiên số căn hộ cao cấp đủ tiêu chuẩn cho chuyên gia nước ngoài thuê tại Bình Dương chỉ đếm được trên đầu ngón tay, chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong gần 30 dự án căn hộ trên địa bàn. 

Theo JLL, tại Bình Dương, muốn thu hút chuyên gia nước ngoài thuê, các căn hộ phải thỏa mãn được các điều kiện: có trung tâm thương mại trong hoặc cạnh dự án, được thiết kế theo tiêu chuẩn cao cấp, tọa lạc quanh các khu công nghiệp lớn, sở hữu tiện ích bài bản.

Theo trang CafeLand

Ham lãi suất cao, người dân bị lừa hàng trăm tỉ đồng; Chiến tranh tiền tệ: Phát súng đầu tiên đã nổ; Hệ số K TP.HCM tăng gần 36% đối với đất ở hộ gia đình; Mất tiền tỷ để mua lại đất của chính mình; Nâng mức xử phạt chung cư chưa nghiệm thu PCCC đã đưa vào hoạt động... là những thông tin nóng trong tuần qua.

Bình Định: Ham lãi suất cao, người dân bị lừa hàng trăm tỉ đồng

Tưởng kiếm được tiền lãi suất chênh lệch, nhiều người dân ở huyện Hoài Nhơn, Bình Định đem thế chấp nhiều sổ đỏ cho ngân hàng để lấy tiền cho vay lại và... vỡ nợ.

Theo đơn tố cáo của 5 người dân, từ năm 2017 đến tháng 3-2019, do quen biết ở cùng địa phương, bà Châu Thị M.H. giới thiệu với mọi người mình làm nghề mua bán đất đai, đáo hạn ngân hàng, chạy làm sổ đỏ… tại huyện Hoài Nhơn, có thu nhập cao.

TP.HCM: Mua đất đầy đủ giấy tờ pháp lý, bỗng dưng bị đồn "cướp đất"

Theo ông Phạm Văn Tài, ông hiện là chủ hợp pháp của một khu đất tại đường HT 45, phường Hiệp Thành, Q.12, TP.HCM. Khu đất này được ghép lại từ 2 mảnh đất nhỏ mà ông đã mua lại trong thời gian từ tháng 4 đến tháng 6.2018, gồm lô đất của bà Văn Én và đất của ông Nguyễn Hữu Thuấn.

Số nhà, đất này trước đó đã được UBND Q.12 cấp giấy chứng nhận lần đầu cho bà Văn Én ngày 5.3.2018 và cho bà Nguyễn Thị Giác ngày 02.02.2018. Sau khi hoàn tất mua bán chuyển nhượng, ông Phạm Văn Tài đã lập hồ sơ xin thỏa thuận phương án đầu tư hạ tầng kỹ thuật và đã được UBND Q.12 chấp thuận.

2-large.jpg

Chiến tranh tiền tệ: Phát súng đầu tiên đã nổ?

Sau khi Mỹ tuyên bố sẽ đánh thêm 10% thuế lên lượng hàng hóa trị giá 300 tỉ USD nhập khẩu từ Trung Quốc, lập tức đồng Nhân Dân Tệ (CNY) của Trung Quốc mất giá hơn 2%. Hiện tỷ giá USD/CNY đang giao dịch quanh mức 7,05 CNY/USD, mức cao nhất trong 10 năm qua.

Tuyên bố từ Bộ Tài chính Mỹ “Sau quyết định mới nhất, Bộ trưởng Tài chính Mỹ sẽ làm việc với Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) nhằm loại bỏ đi lợi thế cạnh tranh được tạo ra do hành động mới nhất từ phía Trung Quốc”. Ngoài ra, tuyên bố trên cũng nhấn mạnh thêm rằng NHTW Trung Quốc có lịch sử dài thao túng tỷ giá đồng tiền và sẽ vẫn tiếp tục làm như vậy.

Hệ số K TP.HCM tăng gần 36% đối với đất ở hộ gia đình

Sau nhiều tháng trì hoãn, UBND Thành phố cũng đã có quyết định chính thức về việc quy định Hệ số điều chỉnh giá đất năm 2019 trên địa bàn TP.HCM.

Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất ở, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất không phải đất ở sang đất ở đối với diện tích đất ở vượt hạn mức, chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định tại khoản 30 Điều 2 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP của Chính phủ: Hệ số điều chỉnh giá đất là 1,5 lần giá đất do UBND thành phố quy định và công bố.

Mất tiền tỷ để mua lại đất của chính mình

Nhiều hộ dân ở Lục Ngạn, Bắc Giang bỗng dưng mất tiền tỷ để mua lại chính mảnh đất vốn do gia đình mình dầy công xây dựng, vun đắp trong hàng chục năm trời. Câu chuyện tréo ngoe ấy đang trở thành thực tế tại trung tâm Lục Ngạn, một huyện nông nghiệp có diện tích lớn nhất tỉnh Bắc Giang.

Ông Lương Đình Thắng, số nhà 139, khu Lê Hồng Phong cho biết: “Gia đình tôi có 2.992m2 đất sử dụng ổn định từ năm 1950, được UBND tỉnh Bắc Giang cấp “sổ hồng” năm1998. Mới đây bị UBND huyện Lục Ngạn quyết định thu hồi 1.778,6m2 để thực hiện dự án. Đất của gia đình tôi là đất ở lâu dài, trồng cây lâu năm, huyện Lục Ngạn chỉ bồi thường giá 221.000/m2, cộng cả hai khoản hỗ trợ là 372.000/m2.

TP.HCM cho phép chuyển từ đất nông nghiệp sang đất ở đối với khu vực quy hoạch "treo"

Thường trực UBND TP.HCM vừa có kết luận về quyền của người sử dụng đất trong khu quy hoạch chưa có quyết định thu hồi đất và kế hoạch sử dụng đất được duyệt.

UBND Thành phố chấp thuận chủ trương đối với khu vực có quy hoạch được duyệt là đất ở nhưng chưa có quyết định thu hồi và chưa có kế hoạch sử dụng đất, người sử dụng đất có quyền sử dụng đất nông nghiệp hợp pháp có nhu cầu làm nhà ở, được chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở và được xem xét, cấp phép xây dựng sau khi có quyền sử dụng đất ở.

Nâng mức xử phạt chung cư chưa nghiệm thu PCCC đã đưa vào hoạt động

UBND TP.HCM đã yêu cầu Công an TP xử lý triệt để những công trình chưa hoàn tất các thủ tục nghiệm thu về PCCC và hoàn công xây dựng công trình đã đưa vào hoạt động.

Các cơ quan, đơn vị liên quan được giao tham mưu điều chỉnh những quy định còn bất cập, vướng mắc, thiếu khả thi trong công tác quản lý chung cư, nhà cao tầng, trong đó đề xuất những chế tài, nâng cao mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với chủ đầu tư cho sử dụng công trình khi chưa được nghiệm thu về PCCC.

M&A bất động sản sẽ giảm nhiệt trong nửa cuối năm 2019

Thiếu các dự án “sạch” và các dự án sẵn sàng đón nhận đầu tư, hoạt động M&A được dự báo có sẽ tăng trưởng với tốc độ chậm hơn trong hai quý còn lại của năm 2019, theo Công ty tư vấn bất động sản Jones Lang Lasalle (JLL).

Trong báo cáo toàn cảnh các hoạt động M&A Việt Nam nửa đầu năm 2019, JLL Việt Nam cho biết, thị trường bất động sản Việt Nam năm 2019 bắt đầu với thương vụ M&A của tập đoàn Keppel Land tại dự án Đồng Nai Waterfront. Theo đó, Keppel Land sẽ bán lại 70% cổ phần tại dự án Đồng Nai Waterfront City cho Nam Long với tổng số tiền là 2.313 tỷ đồng. Hai bên sẽ cùng phát triển dự án khu dân cư rộng 170ha tại xã Long Hưng, Biên Hòa, Đồng Nai.

Theo Trang CafeLand

Những yếu tố thuận lợi đã và đang giúp các doanh nghiệp trong lĩnh vực BĐS KCN có được những kết quả bùng nổ về doanh thu cũng như lợi nhuận trong 1,2 năm trở lại đây, đặc biệt là mức lợi nhuận gộp rất hấp dẫn.

Theo phân tích trong một báo cáo của CTCK Đại Nam (DNSE), lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp (BĐS KCN) là lĩnh vực được hưởng lợi trực tiếp và mạnh mẽ nhất từ xu hướng chuyển dịch và sản xuất trên thế giới sang Việt Nam. Dấu hiệu thấy rõ là lượng vốn đầu tư trực tiếp FDI vào Việt Nam đã liên tục tăng mạnh trong nhiều năm qua.

Một trong những lý do dẫn đến sự chuyển dịch mạnh mẽ của làn sóng đầu tư xuất phát từ nền kinh tếchính trị ổn định với nguồn nhân công dồi dào với chi phí thấp. Bên cạnh đó là việc Chính phủ Việt Nam có nhiều chính sách thúc đẩy tăng trưởng thương mại bằng cách tham gia các FTA, đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển. 

Vốn ngoại rộng cửa vào Việt Nam, đại gia bất động sản khu công nghiệp "hốt bạc" - 1

Doanh nghiệp BĐS KCN đứng trước nhiều cơ hội.

Ngoài ra, căng thẳng Mỹ - Trung leo thang sẽ tiếp tục đẩy xu hướng chuyển dịch sản xuất sang khu vực Đông Nam Á, bao gồm cả Việt Nam. Hay Hiệp định thương mại tự do (EVFTA) giữa Liên minh Châu Âu và Việt Nam mới được ký kết vào tháng 6 cũng sẽ thúc đẩy tăng trưởng vốn FDI và lĩnh vực BĐS KCN

Vốn ngoại rộng cửa vào Việt Nam, đại gia bất động sản khu công nghiệp "hốt bạc" - 2

Giá thuê đất KCN trung bình phía Bắc hiện nay. Nguồn: MBS.

Vốn ngoại rộng cửa vào Việt Nam, đại gia bất động sản khu công nghiệp "hốt bạc" - 3

Giá thuê đất KCN trung bình phía Nam hiện nay. Nguồn: MBS.

Trong đó, ở khu vực phía Bắc, giá thuê quý 1/2019 tăng trưởng trung bình 7.6% so với cùng kỳ. Khu vực phía Nam, giá thuê quý 4/2018 tăng trưởng trung bình 15.9% so với cùng kỳ. Lượng khách thuê có nhu cầu lớn đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc và đặc biệt là Trung Quốc.

Cũng theo số liệu của MBS, hiện nay Việt Nam có khoảng 326 KCN với tổng diện tích gần 95 nghìn ha. Trong đó, diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê đạt gần 64 nghìn ha, chiếm khoảng 68% tổng diện tích. Có 250 KCN đã đi vào hoạt động với tỷ lệ lấp đầy đạt hơn 73% và 76 KCN đang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng

Doanh nghiệp BĐS KCN hấp dẫn nhà đầu tư

Những yếu tố thuận lợi kể trên đã giúp các doanh nghiệp trong lĩnh vực BĐS KCN có được những kết quả bùng nổ về doanh thu cũng như lợi nhuận trong 1,2 năm trở lại đây, đặc biệt là mức lợi nhuận gộp rất hấp dẫn.

Theo DNSE, do đặc thù thuê đất dài hạn nên các doanh nghiệp BĐS KCN có điểm chung là lượng vốn chiếm dụng lớn, tiền gửi dồi dào, cơ cấu nguồn vốn an toàn cao. Đây là các doanh nghiệp có hoạt động khá đơn giản thông qua việc mở rộng quỹ đất, xây dựng cơ sở hạ tầng để các doanh nghiệp khác thuê lại. Vốn chiếm dụng đến từ các khoản tiền trả trước dài hạn từ 10 đến 50 năm.

Vốn ngoại rộng cửa vào Việt Nam, đại gia bất động sản khu công nghiệp "hốt bạc" - 4

Tỷ lệ lấp đầy KCN phía Bắc hiện nay. Nguồn: MBS.

Vốn ngoại rộng cửa vào Việt Nam, đại gia bất động sản khu công nghiệp "hốt bạc" - 5

Tỷ lệ lấp đầy KCN phía Bắc hiện nay. Nguồn: MBS.

Ngoài ra, đặc điểm của các doanh nghiệp bất động sản là sẽ nhận được tiền thuê đất trả một lần rất lớn, lượng tiền này có thể hơn rất nhiều lần so với vốn điều lệ của một số doanh nghiệp. Điển hình như MH3, D2D, NTC...

Do có lượng tiền và đầu tư tài chính lớn, các doanh nghiệp BĐS KCN có khoản tiền lãi hàng năm rất lớn, chiếm tỷ trọng cao trong lợi nhuận, thậm chí có nhiều doanh nghiệp còn không phải trả cả chi phí lãi vay. Nhờ đó, các doanh nghiệp này thường có tỷ lệ trả cổ tức ở mức rất cao và đều đặn hàng năm. Điển hình như NTC, DPR, MH3 còn trả cổ tức cao hơn tới 20% so với thị giá trên sàn. 

Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất đối với một doanh nghiệp BĐS KCN là quỹ đất còn lại để triển khai và tăng trưởng doanh thu. Theo DNSE, 2 doanh nghiệp lớn nhất ngành là KBC hay IDC có diện tích đất chưa lấp đầy và quỹ đất còn lại chưa triển khai sử dụng rất lớn. Ngoài ra còn có PHR với quỹ đất sắp triển khai lên tới hơn 1.000 ha và diện tích đất trồng cây cao su có thể giải tỏa để chuyển thành đất khu công nghiệp lên tới 13.500 ha.

Với những doanh nghiệp sở hữu diện tích chưa lấp đầy lớn, quỹ đất dồi dào thì hoàn toàn có thể đạt được doanh thu lợi nhuận đột biến trong những năm sắp tới. 

Theo Báo 24H

Ngày 30/6 vừa qua, Việt Nam cùng Liên minh châu Âu (EU) đã chính thức ký kết Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA).

Các chuyên gia đánh giá, sự kiện này sẽ mở ra cơ hội mới cho thị trường bất động sản (BĐS) Việt Nam nói chung và tạo ra cú hích lớn cho BĐS công nghiệp.
 
Nắm bắt thời cơ
Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH&ĐT) trong 6 tháng đầu năm 2019, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam đạt khoảng 18,5 tỷ USD, bao gồm cả cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài.
Ở thời điểm quý I/2019, trước khi EVFTA được ký kết, tổng số vốn đầu tư FDI vào Việt Nam đạt 10,8 tỷ USD, tăng 86,2% so với cùng kỳ năm 2018 và đạt kỷ lục về giá trị vốn đầu tư đăng ký so với cùng kỳ trong 3 năm (2016 - 2018) trở lại đây.
Chuyên gia nghiên cứu thị trường Nguyễn Tuấn Minh (Hiệp hội BĐS Việt Nam) cho biết, sau khi các cuộc đàm phán diễn ra thuận lợi (không cần chờ đến khi hiệp định được chính thức ký kết), nhiều nhà đầu tư châu Âu đã đẩy mạnh việc rót vốn vào thị trường Việt Nam, để có thể được hưởng những khung ưu đãi tốt nhất. Các tập đoàn quốc tế cũng thực hiện bước đi táo bạo là chuyển dịch “công trường” sản xuất vào Việt Nam.
Sau khi EVFTA có hiệu lực, Việt Nam sẽ gỡ bỏ 99% thuế quan đối với nhiều loại hàng hóa xuất - nhập khẩu từ EU. Đối với nhà đầu tư, việc được gỡ bỏ hàng rào thuế quan đã mở ra một thị trường rộng lớn cho việc trao đổi hàng hóa, thương mại, mở rộng đầu tư, giúp cho các DN nước ngoài tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng, sản xuất tại Việt Nam. Khi DN vào đầu tư, họ cần có mặt bằng để sản xuất, kinh doanh. “Lĩnh vực BĐS công nghiệp của Việt Nam sẽ được hưởng lợi lớn từ làn sóng chuyển dịch địa bàn sản xuất của các tập đoàn quốc tế” - ông Minh cho hay.
Cùng quan điểm, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam Nguyễn Trần Nam cho biết, việc hoàn thành các hiệp định thương mại tự do sẽ kéo theo sự dịch chuyển quy mô lớn của các tập đoàn công nghiệp quốc tế vào Việt Nam.
Chính phủ và các DN cần phải nhanh chóng nắm bắt được thời cơ này khi làn sóng đầu tư mới đổ bộ vào Việt Nam. “Chỉ xét về mức lợi nhuận trên chi phí và lợi nhuận trên tiền mặt, lợi nhuận thu được từ việc phát triển BĐS công nghiệp tại Việt Nam có thể đạt 11 - 12%, đây là mức lợi nhuận cao nhất trong khu vực” - ông Nam nói.
 
Minh bạch môi trường kinh doanh
Công bố về thị trường BĐS công nghiệp mới đây của JLL Việt Nam (Công ty Jones Lang Lasalle Việt Nam) cho thấy, trong quý II/2019, nhu cầu thuê BĐS công nghiệp khu vực phía Nam có tỷ lệ lấp đầy trung bình đạt mức cao với 81%, chủ yếu nhờ vào các thị trường TP Hồ Chí Minh, Bình Dương và Đồng Nai. Còn theo một báo cáo khác của Savills Việt Nam, các khu công nghiệp sẽ tiếp tục phát triển.
Tỷ lệ lấp đầy tiêu chuẩn trong khoảng 70 - 90% sẽ được giữ vững và cơ sở hạ tầng sẽ đóng vai trò quyết định trong sự lựa chọn địa điểm thuê. Đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có khoảng 500 khu công nghiệp với tổng diện tích khoảng 500.000ha. Tại hai TP lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp đạt tỷ lệ cao.
Riêng tại Hà Nội, theo báo cáo của Công ty Dịch vụ BĐS Colliers International (Mỹ), đến cuối năm 2020, dự kiến có thêm khoảng trên 6.000ha diện tích từ các khu, cụm công nghiệp mới được thành lập đi vào hoạt động sẽ giúp cho nguồn cung tăng đáng kể.
Theo nhận định của các chuyên gia, các hiệp định thương mại tự do được ký kết cũng mang lại không ít thách thức như mặt bằng sản xuất còn mang tính nhỏ lẻ, công nghệ còn lạc hậu; hệ thống hạ tầng tuy đã được đầu tư nhiều nhưng chưa đồng bộ, đặc biệt là hạ tầng tại các khu công nghiệp...
Ngoài những khó khăn nêu trên, các DN, đặc biệt DN nước ngoài vẫn gặp vướng mắc với những thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư tại Việt Nam. Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế T.Ư (CIEM) TS Nguyễn Đình Cung cho rằng, việc thu hút các DN đầu tư vào các khu công nghiệp, Việt Nam không chỉ nên níu kéo bằng chính sách thuế.
“Đối với các DN đang rót vốn vào BĐS công nghiệp thì chính sách thuế chỉ là yếu tố hấp dẫn có thời hạn. Điều có thể níu giữ nhà đầu tư lâu dài là cải thiện hơn nữa các thủ tục hành chính và minh bạch hóa môi trường đầu tư kinh doanh” - TS Nguyễn Đình Cung nói.
Ngoài ra, một thách thức nữa là sản xuất công nghiệp chủ đạo của Việt Nam hiện nay phần lớn vẫn thuộc những ngành có tiêu chuẩn kỹ thuật thấp, sử dụng nhiều lao động, trong khi xu thế của khách thuê BĐS công nghiệp tập trung vào các lĩnh vực sản xuất có hàm lượng công nghệ cao. Vì vậy, Chính phủ nên để BĐS công nghiệp phát triển theo cơ chế thị trường, không nên áp chặt theo quy định hành chính.
Theo Kinh Tế Đô Thị

Bất động sản (BĐS) công nghiệp Việt Nam đang có rất nhiều tiềm năng phát triển với hàng loạt yếu tố thuận lợi từ bối cảnh cho đến chính sách. Vậy làm sao nhận diện đúng những cơ hội, chuyển hóa những tiềm năng, tạo cú huých cho BĐS công nghiệp thực sự phát triển?

Tiềm năng lớn từ bối cảnh đến chính sách

Nhờ vào vị trí chiến lược của mình, Việt Nam đang có rất nhiều thuận lợi và cơ hội cần phải nắm bắt kịp thời với làn sóng dịch chuyển của các công ty từ Trung Quốc sang Việt Nam. Theo nhận định từ chuyên gia, Việt Nam sẽ chuyển dịch từ một thị trường sử dụng nhiều lao động (labour-intensive) sang thị trường phát triển tập trung nhiều vốn (capital-intensive).

Thời gian qua, ngành công nghiệp Việt Nam tiếp tục thu hút đầu tư nước ngoài một cách đáng kể. Nguồn cung đất công nghiệp hiện tại và trong thời gian sắp tới đang tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư sản xuất, các giao dịch bất động sản công nghiệp lớn đang thúc đẩy niềm tin của nhà đầu tư. Việc Việt Nam tham gia vào nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA), liên tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh đã thu hút ngày càng nhiều dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chảy vào. Điều này đã tạo động lực cho phân khúc bất động sản công nghiệp và logistics phát triển.

Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và đầu tư), tính đến hết năm 2018, Việt Nam ghi nhận tổng vốn FDI cam kết đạt tới gần 35,46 tỷ USD, tương đương 98,8% so với năm 2017. Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành lĩnh vực, trong đó đầu tư tập trung nhiều nhất vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với tổng số vốn đạt 6,93 tỷ USD, chiếm 81,8% tổng vốn đầu tư đăng ký. Thực tế trên đã khiến nhu cầu bất động sản công nghiệp đang dần vượt quá nguồn cung tại các khu công nghiệp vận hành tốt với tổng tỷ lệ lấp đầy đạt 73%. Điều này đã tạo động lực cho phân khúc bất động sản công nghiệp và logistics phát triển.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng mạnh đi kèm với sự dịch chuyển trong chuỗi giá trị đã và đang mở ra tương lai tươi sáng cho thị trường bất động sản công nghiệp, nhất là khi dòng vốn FDI vào Việt Nam vẫn chuyển động theo chiều hướng tăng tích cực. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng có các ưu đãi về thuế như giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu, thuế thu nhập cá nhân..., giảm các chi phí về thuê đất đai, nhà xưởng, vật chất kỹ thuật... để thu hút nhà đầu tư nước ngoài.

Dự báo đến năm 2020, Việt Nam sẽ có khoảng 500 khu công nghiệp, diện tích cần khoảng 500.000 ha. Do đó, cơ hội sở hữu quỹ đất để thâm nhập và phát triển trong lĩnh vực bất động sản công nghiệp là rất lớn đối với cả nhà đầu tư hiện hữu và các nhà đầu tư tiềm năng trong tương lai.

Thêm vào đó, xét về mức lợi nhuận trên chi phí (yield on cost) và lợi nhuận trên tiền mặt (cash-on-cash yield), lợi nhuận thu được từ việc phát triển bất động sản công nghiệp tại Việt Nam có thể đạt 11-12%, là mức lợi nhuận cao nhất trong khu vực.

Làm sao để tận dụng tốt cơ hội?

Theo nhận định của giới chuyên gia, một trong những lý do Việt Nam thu hút mạnh dòng vốn FDI thời gian qua là nhờ môi trường đầu tư và kinh doanh được cải thiện. Kinh tế tăng trưởng vững chắc và tầng lớp trung lưu đang gia tăng mạnh, dự kiến chiếm đến 50% dân số trong 10 năm tới.

Tuy nhiên, để thu hút các nhà đầu tư mạnh hơn nữa, Chính phủ phải tiếp tục đầu tư vào cơ sở hạ tầng quan trọng và mạng lưới vận tải đa phương thức để giảm chi phí hậu cần, phù hợp với các dự án có giá trị cao hơn trong tương lai. Để giữ chân các nhà đầu tư lâu dài, Chính phủ cũng cần cân nhắc đến giải pháp đơn giản hóa các thủ tục hành chính, hải quan phức tạp và cải thiện sự kết nối đồng bộ giữa các lĩnh vực kinh tế.

Bất động sản công nghiệp khởi sắc: Làm thế nào để tận dụng cơ hội? - Ảnh 1.

Việt Nam vẫn cần nỗ lực để đạt được cải tiến trên tất cả các phương diện để thu hút các nhà đầu tư mạnh hơn nữa. (Ảnh: Internet).

Tuy nhiên, để thu hút mạnh hơn nữa dòng vốn FDI, qua đó tạo đà cho bất động sản công nghiệp bứt phá, Việt Nam vẫn còn việc phải làm.

Đầu tiên, Việt Nam cần tiếp tục cải thiện hơn nữa chính sách, môi trường kinh doanh..., nhất là trong việc khơi thông các thương vụ M&A.

Theo GS.TSKH Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, bất động sản công nghiệp, bất động sản thương mại là yếu tố mới. Trong đó, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung là cơ hội tốt cho Việt Nam.

"Điều chúng ta phải làm là thu hút các nhà đầu tư nước ngoài thay vì để họ đến các nước khác. Đó là chuẩn bị đủ điều kiện để các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Nếu tận dụng được cơ hội này, triển vọng bất động sản công nghiệp, bất động sản thương mại là rất lớn", ông Võ đánh giá.

Có một thực tế đang tồn tại, các nhà đầu tư mang tiền vào Việt Nam thì dễ, nhưng mang ra thì rất khó. Thậm chí, Việt Nam cũng chưa có các cơ chế để giữ được đồng tiền của nhà đầu tư nước ngoài ở lại để đầu tư sinh lời tiếp, dẫn đến khó khuyến khích được đầu tư.

Chính vì vậy, Việt Nam vẫn cần nỗ lực để đạt được cải tiến trên tất cả các phương diện để thu hút các nhà đầu tư mạnh hơn nữa. Chính phủ phải tiếp tục đầu tư vào cơ sở hạ tầng quan trọng và mạng lưới vận tải đa phương thức để giảm chi phí hậu cần và phù hợp với các dự án có giá trị cao hơn trong tương lai. Để giữ chân các nhà đầu tư lâu dài, Chính phủ cũng cần cân nhắc đến giải pháp đơn giản hóa các thủ tục hành chính, hải quan phức tạp và cải thiện sự kết nối đồng bộ giữa các lĩnh vực kinh tế.

Theo CafeF

Đối tác chiến lược