Nguyễn Ngọc Thảo

Nguyễn Ngọc Thảo

Đây là nội dung được ông Keir Veskivali – nhà sáng lập Smartly nêu ra tại buổi Họp báo Công bố Hội nghị Công nghệ - Tech Summit 2019, do Tạp chí Nhịp cầu Đầu tư tổ chức vào cuối tháng này.

Thế giới đang bước vào kỷ nguyên phát triển và ứng dụng công nghệ mạnh mẽ, dẫn dắt hành vi và thay đổi phong cách sống hằng ngày của nhân loại. Việt Nam đang chuyển mình đáng kể trong mọi hoạt động kinh tế, xã hội mà trong đó, yếu tố công nghệ đóng vai trò then chốt. Tác động của công nghệ đã dẫn đến sự thay đổi của nhiều mô hình kinh doanh truyền thống, hình thành những mô hình, ý tưởng kinh doanh mới, cũng như các nền tảng kinh tế. 

Chi 1% cac startup tren the gioi dang su dung cong nghe AI

Các diễn giả dự kiến của Techsummit 2019 do NCĐT tổ chức vào cuối tháng 8.

Theo ông David Lang, người đã có 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyển đổi số tại thị trường Mỹ, châu Âu và Trung Quốc và hiện là tư vấn chiến lược tại Yellow Blocks cho biết, chuyển đổi số đến từ 3 yếu tố. Thứ nhất là tư duy lãnh đạo, thứ hai là mô hình tổ chức doanh nghiệp và cuối cùng là công nghệ. Trong đó, công nghệ là công cụ quyền năng nhất giúp doanh nghiệp tăng doanh thu. Song việc tích hợp các công nghệ như Blockchain vào hệ thống hiện tại của doanh nghiệp như thế nào thì không phải dễ dàng.

Ông David Lang dẫn ví dụ về sự tăng trưởng giá trị vốn hóa mạnh mẽ của Microsoft trong 7 năm qua lên tới 1,2 nghìn tỷ USD hiện nay là nhờ việc công ty này chuyển sang chiến lược điện toán đám mây. Hiện nay, Microsoft đang là công ty có thị phần điện toán đám mây lớn thứ 2 toàn cầu. Với Việt Nam, đây là miếng bánh thị trường tiềm năng do độ phủ điện toán đám mây ở Việt Nam chưa nhiều.

Trong khi đó, ông Keir Veskivali, người sáng lập Smartly cho biết, hiện nay đa số các startup đều nói mình ứng dụng công nghệ AI. Tuy nhiên, thực tế thì không phải vậy. Hầu hết các công ty và ngay cả Smartly chủ yếu là ứng dụng công nghệ tự động hóa. Đây là nền tảng của AI. “Chỉ 1% các startup trên thế giới đang sử dụng công nghệ AI. Cho nên chúng ta phải rất thận trọng trong việc xem xét doanh nghiệp có đang sử dụng trí tuệ nhân tạo hay không", ông Keir nhấn mạnh.

Chi 1% cac startup tren the gioi dang su dung cong nghe AI

Đối với lĩnh vực tài chính hiện nay, việc các startup hiện đang sử dụng cụm từ AI để dễ marketing và xây dựng thương hiệu. Còn thực sự để ứng dụng được công nghệ AI thì nó cần một sự đầu tư rất nhiều. Thị trường tài chính Việt nam hiện nay, dữ liệu chưa đủ nhiều để ứng dụng AI. Nguồn vốn và Data là 2 thách thức lớn nhất cho các startup ứng dụng công nghệ AI.

Thực tế thì rất khó để biết AI sẽ ở đâu sau 10 hay 20 năm nữa. Tuy nhiên, không thể phủ nhận, AI hiện đang đóng một vai trò quan trọng trong nhiều hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trên thế giới. Và các doanh nghiệp để tăng doanh thu thì cần phải áp dụng công nghệ phù hợp để đạt được hiệu quả cao nhất. 

Theo Nhịp Cầu Đầu Tư

Tính đến tháng 7/2019, cả nước có gần 87.000 ô tô nguyên chiếc các loại được nhập về. Số lượng này gần tương đương với số nhập khẩu của cả năm 2018.

Chưa bao giờ số lượng ô tô nhập khẩu lại tăng cao kỷ lục tới hơn 500% như trong 6 tháng đầu năm nay, xấp xỉ bằng cả năm trước đó. Vì sao lại có tình trạng nhập khẩu ồ ạt như vậy?

Lựa chọn mua những dòng xe có mức giá trên dưới 1 tỷ đồng là xu hướng người tiêu dùng của đa số người dân từ đầu năm tới nay. Điều này cũng lý giải vì sao số lượng xe tiêu thụ mạnh nhất trên thị trường thời gian qua là các mẫu xe sedan, hatchback cỡ nhỏ và vừa. Tính trung bình mỗi tháng, các doanh nghiệp nhập khẩu khoảng gần 12.600 xe ô tô.

Xe ô tô từ 9 chỗ trở xuống nhập về Việt Nam chủ yếu xuất xứ ASEAN chiếm 92%, trong đó, cao nhất là từ Thái Lan với khoảng gần 35.000 chiếc và 23.000 chiếc từ Indonesia.

Tuy tăng mạnh số lượng nhưng kim ngạch nhập khẩu không tăng tương ứng do giá xe giảm hơn 4.000 USD/xe có lợi cho người tiêu dùng. Dự kiến, nhập siêu ngành ô tô năm 2019 sẽ đạt mức kỷ lục hơn 3,4 tỷ USD do các doanh nghiệp tranh thủ ưu đãi về thuế quan và sẽ tiếp tục tăng trong các năm tiếp theo do nhu cầu trong nước tăng mạnh.

Trước số lượng xe nhập khẩu tăng đến hơn 500% trong nửa đầu năm, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh cho rằng, việc nhập khẩu tăng mạnh cũng tác động đến sản xuất lắp ráp ôtô trong nước. Các doanh nghiệp tranh thủ cơ hội ưu đãi thuế quan để tăng sự cạnh tranh áp lực tăng đối với doanh nghiệp nội địa.

Hình ảnh có liên quan

Ông yêu cầu Cục Xuất nhập khẩu rà soát lại việc nhập khẩu và phân tích về hiện tượng tăng nhanh số lượng nhập ôtô về Việt Nam vừa qua. Còn Cục Công nghiệp được yêu cầu rà soát đánh giá chung trong bối cảnh phát triển công nghiệp ô tô trong nước, tính toán các phương án, dư địa có thể sử dụng (thuế nội địa, thực thi cam kết hội nhập) nhằm hài hoà lợi ích quốc gia, phát triển ngành công nghiệp ôtô trong nước và bảo vệ người tiêu dùng.

Trong khi đó, Cục Công nghiệp kiến nghị việc sớm ban hành các chính sách mới tập trung hỗ trợ để thúc đẩy nhanh các dự án lớn về sản xuất, lắp ráp của các doanh nghiệp lớn, thu hút đầu tư từ các tập đoàn đa quốc gia vào các dự án có qui mô lớn có kèm chuyển giao và làm chủ công nghệ tại Việt Nam. Đồng thời, Cục cũng đề xuất sửa đổi quy định theo hướng không đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với ôtô từ 9 chỗ ngồi trở xuống với phần giá trị tạo ra trong nước, với thời hạn của chính sách là từ 5-10 năm.

Theo Nhịp Cầu Đầu Tư

BVSC cho biết, dự báo nguồn cung ngoại tệ được dự báo vẫn dồi dào nhờ các thương vụ mua bán, sáp nhập trong cuối năm 2019.

Tuần qua, tỷ giá trung tâm tăng 18 đồng, từ mức 23.102 VND/USD lên mức 23.120 VND/USD. Tuy vây, tỷ giá giao dịch thực tế tại các Ngân hàng Thương mại (NHTM) lại giảm nhẹ từ mức 23.221 VND/USD xuống 23.208 VND/USD. Khoảng cách giữa tỷ giá trung tâm và tỷ giá thực tế tại các NHTM tiếp tục thu hẹp, chỉ còn 88 đồng.

Theo Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) thời gian tới, nguồn cung ngoại tệ được dự báo vẫn dồi dào nhờ các thương vụ mua bán, sáp nhập trong cuối năm 2019 như BIDV sẽ bán 15% vốn cho KEB Hana Bank tương đương với khoảng 882 triệu USD, Vietcombank có khả năng bán 6,5% cổ phần, MB dự kiến bán 7,5% vốn cho nước ngoài. Tổng giá trị các thương vụ M&A trong nửa cuối năm nay ước tính khoảng 2 tỷ USD.

Trong tuần vừa qua, lãi suất liên ngân hàng giảm ở tất cả các kỳ hạn và duy trì ở mức thấp quanh 3%/năm. Cụ thể, kỳ hạn qua đêm, 1 tuần và 2 tuần giảm nhẹ, lần lượt từ mức 2,9%/năm; 3,1%/năm và 3,2%/năm xuống mức 2,65%/năm; 3,05%/năm và 3%/năm. Thanh khoản vẫn tương đối ổn định nên diễn biến của lãi suất liên ngân hàng được dự báo sẽ không có biến động quá lớn trong thời gian tới.

Nguon cung ngoai te se van doi dao trong nua cuoi nam 2019

Diễn biến lãi suất liên ngân hàng thời gian qua. Ảnh: BVSC

Tuần qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thực hiện hút ròng 2.980 tỷ đồng qua kênh tín phiếu. Cụ thể, NHNN đã phát hành mới 41.999 tỷ đồng (kỳ hạn 7 ngày với mức lãi suất 2,75%/năm) trong khi có 38.999 tỷ đồng đáo hạn trong tuần. Trên kênh OMO, NHNN phát hành mới 20,4 tỷ đồng với lãi suất ở mức 4,75%.

Theo quan sát của BVSC, trong 4 tuần gần đây, lượng bơm/ hút ròng của NHNN qua kênh OMO và tín phiếu ở mức tương đối thấp. Diễn biến này cho thấy thanh khoản hệ thống ngân hàng giai đoạn này đang tương đối ổn định. Tính lũy kế từ đầu năm 2019 tới nay, NHNN đã hút ròng tổng cộng 98.487 tỷ đồng qua nghiệp vụ thị trường mở.

Ở thị trường trái phiếu Chính phủ sơ cấp, trong tuần qua, KBNN tổ chức gọi thầu tại 3 loại kỳ hạn: 10 năm, 15 năm và 30 năm. Khối lượng gọi thầu cho 3 loại kỳ hạn trên lần lượt ở mức 1.500 tỷ, 1.500 tỷ và 500 tỷ đồng. Tỷ lệ trúng thầu lần lượt ở mức 100%; 100% và 39%.

Đối với thị trường thứ cấp, tổng giá trị giao dịch Outright đạt 19.662 tỷ đồng, giảm 6,16% so với tuần trước đó. Tổng giá trị giao dịch Repos đạt mức 20.340 tỷ đồng (giảm 26,41%). Khối ngoại thực hiện bán ròng 256 tỷ đồng.

Theo Nhịp Cầu Đầu Tư

Việc tạo nên các dự án nhà ở, văn phòng chất lượng, các chủ đầu tư cũng ngày một chú trọng tới công tác quản lý, vận hành, xem đó như một giá trị gia tăng thêm cho dự án.

Với một số nhà đầu tư, bất động sản không phải là vàng khối mà là một loại hình tài sản sống với giá trị có thể được gia tăng. Nhiều thị trường ở khu vực châu Á Thái Bình Dương được nhận định là đang ở cuối giai đoạn tăng trưởng. Điều này khiến việc duy trì và gia tăng giá trị bất động sản càng quan trọng.

Quản lý bất động sản thông minh có thể làm gia tăng giá trị bằng cách tăng sức hút của tòa nhà với khách thuê, tiết kiệm chi phí và làm tăng tính thương mại cho tòa nhà.

Các nguyên tắc quản lý giúp tăng giá trị bất động sản bao gồm: Chọn nhân sự quản lý bất động sản chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm và dịch vụ quản lý bất động sản chất lượng có thể làm tăng tính thương mại của một tòa nhà.

Tiếp đó là liên tục nâng cấp và cải thiện các tiện ích trong tòa nhà có thể nâng cao giá trị của tòa nhà và giá thuê. Áp dụng các giải pháp và dịch vụ gia tăng giá trị tài sản như sử dụng hệ thống công nghệ thông tin và các giải pháp khác để nâng cao tính cạnh tranh của tòa nhà.

Lưu ý đến vấn đề quản lý tài chính, quản lý tài chính đúng đắn có thể đảm bảo tính bền vững và khả năng sinh lời của dự án và không xem nhẹ yếu tố “chính trị”: Duy trì mối quan hệ với các đơn vị làm luật và đồng hành cùng cộng đồng có thể có những giá trị nhất định.

Cách tăng giá trị cho dự án bất động sản

Các dự án được quản lý bởi các công ty có thương hiệu lớn trên thế giới thì hoạt động kinh doanh, chuyển nhượng sẽ có ưu thế hơn

Sau vài năm đầu bỡ ngỡ, hiện tại, các nhà phát triển bất động sản đều đã nhận thấy những lợi ích thực tế mà mô hình quản lý bất động sản từ các thương hiệu, tập đoàn quốc tế uy tín, giàu kinh nghiệm địa phương mang lại. Ngoài các lợi ích trực tiếp như đảm bảo sự an toàn, hài lòng cho cư dân, dịch vụ quản lý bất động sản chuyên nghiệp còn gián tiếp làm gia tăng giá trị bất động sản của các chủ sở hữu.

Đối với các dự án bất động sản đang trong giai đoạn thiết kế thi công, việc sử dụng dịch vụ tư vấn quản lý bất động sản sẽ giảm thiểu chi phí chỉnh sửa thiết kế của dự án, đảm bảo việc vận hành sau này, cũng như đưa ra được cho chủ đầu tư một bức tranh toàn cảnh về chi phí vận hành của dự án.

Còn với những dự án đang trong giai đoạn giới thiệu ra thị trường, việc chọn được một đơn vị quản lý chuyên nghiệp sẽ tạo được niềm tin và “tâm trạng muốn mua” của khách hàng đối với dự án.

Theo đánh giá chung, các dự án được quản lý bởi các công ty có thương hiệu lớn trên thế giới thì hoạt động kinh doanh, chuyển nhượng sẽ có ưu thế hơn. Nhiều chủ đầu tư chia sẻ, các thương hiệu quốc tế giúp họ hiểu được rõ hơn giá trị của việc sở hữu một đại diện quản lý chuyên nghiệp bởi tính hiệu quả dài hạn, khả năng xử lý tình huống hợp lý trong trường hợp có tranh chấp, mâu thuẫn giữa các bên.

Bà Trần Minh Ái, Giám đốc bộ phận Quản lý Bất Động sản, Savills TP.HCM cho hay, quản lý bất động sản là một khái niệm quen thuộc trên thế giới, có thể được hiểu là một chu trình khép kín để vận hành một tòa nhà, bao gồm: Quản lý hệ thống và nhân sự, điều hành, hoạch định tài chính, bảo trì và quản trị rủi ro quảng cáo, tiếp thị bán, cho thuê... 

Tại Việt Nam, do thói quen kinh doanh và mức độ phát triển của thị trường, các đơn vị quản lý bất động sản chủ yếu cung cấp dịch vụ tiện ích, bảo trì, vệ sinh, an ninh cho các chung cư, khu đô thị mới, văn phòng cho thuê, trung tâm thương mại. 

Hiện nay, việc thành lập, hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này được nêu rõ trong Thông tư 02/2016/TT-BXD, trong đó đặc biệt chú trọng đến chuyên môn nghiệp vụ của những người tham gia trực tiếp vận hành bất động sản, phải có giấy chứng nhận đã hoàn thành khóa đào tạo theo quy định của Bộ Xây dựng

“Quản lý bất động sản đang ngày càng được coi trọng tại các dự án nhà ở và thương mại tại Việt Nam. Dù là chủ đầu tư tự quản lý hay đơn vị quản lý bất động sản độc lập, hoạt động này đang ngày càng chuyên nghiệp hóa và tích cực hỗ trợ cho việc gia tăng giá trị bất động sản”, bà Ái nhận định.

Theo Reatimes.vn

Thị trường bất động sản các tỉnh phía Bắc đang trở nên hấp dẫn hơn khi xuất hiện nhiều khu vực tiềm năng, có sóng lớn. Vậy trong năm 2019, những thị trường nào của phía Bắc sẽ là hấp lực mạnh nhất đối với dòng tiền đầu tư trên cả nước?

Quảng Ninh là thị trường bất động sản tỉnh có sức nóng khá đồng đều ở nhiều khu vực, thay vì tính chất cục bộ, đơn lẻ như nhiều tỉnh khác. 

Sức nóng nhà đất Quảng Ninh tập trung ở 3 khu vực chính: khu vực truyền thống là Hạ Long và Bãi Cháy, khu vực phát triển mạnh nhờ chính sách như Vân Đồn và các khu vực mới nổi như Uông Bí, Mạo Khê và Móng Cái. 

Từ nhiều năm qua, với lợi thế cảnh quan thiên nhiên, đường bờ biển, Quảng Ninh đã hút mạnh dòng vốn đầu tư, đặc biệt ở phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng. Riêng năm 2019, giới chuyên gia dự báo sẽ là năm bùng nổ của bất động sản Quảng Ninh.

Với hệ thống hạ tầng ngày cang hoàn thiện trong những năm qua, cuối năm 2018, chuỗi dự án giao thông trọng điểm cảng hàng không quốc tế Vân Đồn, cảng tàu khách quốc tế Hòn Gai và cao tốc Hạ Long - Vân Đồn chính thức đưa vào sử dụng, tạo đòn bẩy quan trọng cho du lịch, bất động sản Quảng Ninh.

Ban xúc tiến đầu tư của tỉnh cũng được thành lập để thúc đẩy kinh tế và mời gọi các nhà đầu tư. Nhờ đó, từ năm 2013, Quảng Ninh đã luôn duy trì trong top 5 các tỉnh thành về xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI, trước khi đạt ngôi vị quán quân vào năm 2017. 

Hiện nay, hầu như tất cả các chủ đầu tư lớn từ Bim Group, Vingroup, CEO, FLC đều góp mặt ở Quảng Ninh.

Ngoài ra, tâm điểm của làn sóng đầu tư bất động sản còn phải kể đến các tỉnh khác như:  Bắc Ninh, Thái Nguyên, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hưng Yên… Đất nền được đông đảo nhà đầu tư lựa chọn bởi độ an toàn cao và khả năng tăng trưởng tốt.

Theo tìm hiểu cuả chúng tôi, giai đoạn 2016-2017, bất động sản Bắc Ninh phát triển rất mạnh. Những nhà đầu tư 'xuống tiền' từ năm 2015, giá trị thu về có thể tăng đến 3 lần. Đến năm 2018, tỉ suất lợi nhuận đầu tư ở Bắc Ninh đã giảm vì nguồn cung tăng lên.

DJI 0073

Khu công nghiệp Đại Đồng Hoàn Sơn - Bắc Ninh

Bên cạnh đó, Thái Nguyên từng được biết đến là 'điểm nóng' của thị trường đất nền phía Bắc, nhất là trong năm 2017-2018 khi Samsung đầu tư mạnh vào thành phố này. Động thái này kéo theo nhu cầu về nhà ở tăng lên nhanh chóng, cũng như nhu cầu đầu tư vào các dự án nơi đây cũng phát triển rầm rộ.

Trong khi đó tại TP. Bắc Giang, điểm nhấn rất đáng chú ý đó là trong quý 1/2019 các giao dịch liên quan tới đấu giá, chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn tăng mạnh làm cho thị trường bất động sản Bắc Giang sôi động trở lại.

Một dự án căn hộ cao cấp với nguồn cung vào khoảng 187 căn được cung cấp ra thị trường cũng là một điểm nhấn của thị trường bất động sản thành phố này. Tính đến nay, TP. Bắc Giang có khoảng 6 dự án đang triển khai cung cấp khoảng 3000 căn hộ, giá 11tr-25tr/m2.

Tiếp đến, là thị trường bất động sản Lạng Sơn đã có những bước tiến mạnh mẽ với sự ra đời hàng loạt các dự án khai trương Vinparl Lạng Sơn, Vincom, nhà phố Shophouse. Các dự án đất nền tập trung đông ở khu trung tâm thành phố giá giao động từ 7tr-15tr/m2.

Trong quý I/2019 thị trường đang bùng nổ mạnh mẽ các căn hộ shop house  đang tung ra bán với sự thu hút mạnh từ thị trường. Trong quý I, các dự án của các chủ đầu tư cũng đang đưa ra các chính sách kích cầu, các chương trình ưu đãi lớn dành cho khách hàng. Điều này khiến thị trường bất động sản Lạng Sơn vẫn đang được các chủ đầu tư quan tâm. 

Theo Nhadautu.vn

Hiện nay, vẫn còn những mâu thuẫn, chồng chéo giữa các luật liên quan đến môi trường đầu tư kinh doanh như các luật: kinh doanh bất động sản, doanh nghiệp, đầu tư, đấu thầu, đầu tư theo hình thức đối tác công - tư, xây dựng, nhà ở, đất đai, bảo vệ môi trường…
 

Như vậy, về kinh doanh nói chung và kinh doanh bất động sản nói riêng đang vướng phải nhiều chồng chéo, khó khăn.

Tuy nhiên, tại lần sửa đổi, bổ sung Luật Xây dựng 2014 (hiện đang xây dựng dự thảo và tiếp nhận góp ý của Nhân dân) và chỉnh sửa các luật liên quan sẽ khắc phục tình trạng nêu trên.

Cụ thể, Chính phủ giao Bộ Xây dựng tiếp tục nghiên cứu, rà soát nội dung dự án Luật sửa đổi, bổ sung Luật xây dựng 2014 nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với các luật có liên quan; tiếp tục cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính, phân cấp mạnh mẽ hơn, hạn chế “xin - cho”; bảo đảm chất lượng, an toàn công trình, nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho đầu tư kinh doanh, nâng cao chất lượng hoạt động xây dựng.

Ngoài ra, Chính phủ cũng Giao Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan hữu quan (Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam) rà soát, khắc phục những mâu thuẫn, chồng chéo giữa các luật liên quan đến môi trường đầu tư kinh doanh trong quá trình sửa đổi, bổ sung các luật: doanh nghiệp, đầu tư, đấu thầu, đầu tư theo hình thức đối tác công - tư, xây dựng, nhà ở, kinh doanh bất động sản, đất đai, bảo vệ môi trường... nhằm bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.

Đây là nội dung được đề cập tại Nghị quyết số 61/NQ-CP của Chính phủ về phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 8 năm 2019.

Với những thay đổi nêu trên sẽ tạo cú hích lớn cho nền kinh tế nước nhà nói chung và góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững cho thị trường bất động sản Việt Nam.

Theo CafeLand

Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc có khoảng cách gần với Trung Quốc cũng như Hàn Quốc và Nhật Bản – hai quốc gia đóng góp nhiều FDI cho Việt Nam hơn là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Theo báo cáo của Công ty chứng khoán ACB (ACBS), số vùng công nghiệp đã tăng gấp 5 làn trong 9 năm qua, từ 61 khu cuả năm 2000 lên 344 khu vào tháng 6/2019. Trong đó, 326 khu công nghiệp (KCN) và 18 khu kinh tế (KKT) ven biển.

Trong 6 tháng 2019, các KCN và KKT đã thu hút 340 dự án FDI với tổng vốn đăng ký là 8,7 tỷ USD và 334 dự án trong nước với tổng vốn đăng ký mới là 82.900 tỷ đồng. Luỹ kế đến tháng 6/2019 các KCN, KKT đã thu hút được khoảng 8.900 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 186 tỷ USD, và gần 9.100 dự án trong nước, tổng vốn 2.100 tỷ đồng.

Việt Nam hiện có 4 vùng kinh tế trọng điểm: phía Bắc, Trung, Nam, và Đồng bằng sông Cửu Long. Phía Nam là vùng kinh tế lớn nhất chiếm 45% GRDP cả nước và đóng góp 42% ngân sách nhà nước, 40% kim ngạch xuất nhập khẩu và 40% vốn FDI đăng ký 2018.

Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm 8 tỉnh thành phố: TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang, Bình Phước, Tây Ninh. Khu vực này có 129 KCN đang hoạt động, tỷ lệ lấp đầy trung bình là 81% chủ yếu nhờ tỷ lệ hấp thu tốt ở TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai.

Số liệu của JLL cho biết tỷ lệ cho thuê đất trung bình ở vùng này là 95 USD/m2/50 năm. Trong đó, TP. Hồ Chí Minh là địa phương dẫn đầu cả nước với mức giá thuê đất trung bình là 162 USD/m2/50 năm. Giá cho thuê kho là 3,5 – 5 USD/m2/tháng trong 3-5 năm, tăng nhẹ so với cuối năm 2018.

Tại sao Samsung, Foxconn và LG lại chọn đặt nhà máy ở phía Bắc thay vì phía Nam?

Khu vực phía Nam là nơi tập trung các ngành công nghệp truyền thống như nhựa và dệt may, vốn là ngành xuất khẩu cốt lõi, ngược với khu vực phía Bắc, tập trung hút FDI của các ngành công nghiệp mới.

Ngay từ đầu năm 2019, thị trường bất động sản TP.HCM đã kém khởi sắc so với các năm trước khi số dự án mới được công bố ra thị trường không nhiều. Nhiều nhà đầu tư bắt đầu di chuyển ra các khu vực lân cận tìm cơ hội. Trong những vùng đất mới ấy, khu vực nào sẽ an toàn và có nhiều dư địa cho các nhà đầu tư?

Tìm cơ hội mới

Lâu nay, TP.HCM vẫn luôn là đầu tàu cho cả thị trường bất động sản phía nam. Tuy nhiên, thời gian qua, giá bất động sản tại thành phố này không ngừng tăng cao, vượt quá khả năng của nhiều người có thu nhập trung bình.

Đó là chưa kể nguồn cung mới tại thị trường hơn 10 triệu dân không còn dồi dào như trước khi chính quyền thành phố hạn chế cấp phép dự án mới và tiến hành rà soát, thanh tra, kiểm tra pháp lý của hàng loạt dự án nhà ở đang triển khai trên địa bàn.

Cũng chính vì giá tăng quá cao, nên câu chuyện đầu tư bất động sản tại thị trường TP.HCM phần nào đã khiến nhiều nhà đầu tư chùn tay, e ngại rủi ro.

Theo phân tích của các chuyên gia, chính những yếu tố đó đã thổi bùng lên làn sóng đầu tư ra các tỉnh lận. Trong đó có vùng tứ giác kinh tế phía nam như Bình Dương, Long An, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu.

Ghi nhận thực tế cho thấy các thị trường bất động sản vùng phụ cận kể trên đã phát triển nhanh chóng. Đã có không ít nhà đầu tư “trúng đậm” nhờ đi đúng hướng, nhưng cũng có không ít người đang ngậm “trái đắng” vì đầu tư theo phong trào, thiếu sự tính toán, phân tích thị trường.

Anh Giang, một nhà đầu tư bất động sản ở TP.HCM, cho biết nguyên tắc của anh là không đầu tư theo phong trào mà luôn có sự tính toán kỹ lưỡng. Phân khúc chính là đất nền, nhà phố, với yếu tố không thể thiếu là quy hoạch và pháp lý.

Hai thị tường được nhà đầu tư này rót vốn nhiều nhất trong thời gian qua là Long Thành (Đồng Nai) và Bà Rịa - Vũng Tàu. “Những vùng đất này dù không mới lạ với dân đầu tư bất động sản, song thời gian qua chưa có sự tăng trưởng nóng nên dư địa phát triển còn lớn”, anh Giang nói.

Đâu là miền đất hứa?

Nhà đầu tư này cũng cho biết thêm, quy luật chung của thị trường bất động sản là nơi nào có hạ tầng phát triển càng nhiều, nơi đó sẽ có thị trường bất động sản phát triển càng mạnh.

Sau TP.HCM, thời gian qua, các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam đã có sự phát triển mạnh về hạ tầng, mở đường cho sự phát triển mạnh của thị trường bất động sản các khu vực như Long An, Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu.

Tuy nhiên, theo phân tích của giới chuyên môn, Long An và Bình Dương phát triển trước, nay đang bước vào giai đoạn bão hòa. Riêng Đồng Nai, với điểm nhất là khu vực quanh sân bay Long Thành và Bà Rịa - Vũng Tàu được định vị sẽ trở thành “bệ phóng” chủ lực cho cả thị trường bất động sản phía nam trong nhiều năm tới. Bởi lẽ, đây là những thị trường mới nổi, nơi nhiều người kỳ vọng sẽ có sự bứt phá mạnh với tiềm năng hiện có.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA), cho biết trong chiến lược phát triển, TP HCM sẽ phát triển các khu đô thị vệ tinh theo hướng đô thị đa trung tâm, mang tính vùng không gian đô thị, vượt ra ngoài ranh giới hành chính. Trong đó các khu vực như Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ dần hình thành nên những trung tâm đô thị mới đầy tiềm năng trong xu thế giãn dân đô thị.

Nếu như Long Thành có yếu tố tạo động lực lớn nhất là sân bay Long Thành và hàng loạt hệ thống hạ tầng kết nối để hình thành nên một thành phố sân bay, thì Bà Rịa - Vũng Tàu cũng với động lực lớn cũng là sân bay Long Thành, hệ thống hạ tầng kết nối liên vùng như như cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, cao tốc Bến Lức – Long Thành, cao tốc Biên Hòa – Bà Rịa, cảng Cái Mép…

Ngoài ra, Bà Rịa - Vũng Tàu còn có lợi thế lớn khi có biển. Đây là lợi thế lớn để phát triển bất động sản du lịch nghỉ dưỡng và công nghiệp dầu khí, hậu cần.

Phân tích ở góc độ nên đầu tư vào đầu trong bối cảnh thị trường đang có sự đan xen giữa cơ hội và thách thức, ông Dương Minh Tiến, Tổng giám đốc Công ty Việt Holdings, cho rằng trong bất cứ thị trường nào cũng đều tồn tại hai mặt cơ hội và rủi ro.

“Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường hiện nay, nguyên tắc mà các thành viên tham gia thị trường hướng đến là sản phẩm bất động sản phải đạt được hai yếu tố an toàn trong hiện tại và tiềm năng thật sự trong tương lai”, ông Tiến nói.

Ông Tiến giải thích thêm rằng an toàn trong hiện tại nghĩa là sản phẩm đó phải được phát triển bởi các doanh nghiệp uy tín, có quy hoạch và pháp lý rõ ràng. Còn tiềm năng trong tương lai chính là các yếu tố tác động như hạ tầng, tầm nhìn quy hoạch và chiến lược phát triển vùng.

Vị tổng giám đốc Việt Holdings cho rằng, trong thời gian tới, phân khúc bất động sản liền thổ vẫn sẽ là kênh đầu tư “vua” của thị trường. Còn xét về khu vực, Long Thành và Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ là khu vực có nhiều dư địa phát triển hơn cả.

Theo CafeLand

Theo ghi nhận, nhiều dự án sắp bàn giao với gia dao động từ 1,8-2,8 tỷ có xu hướng hút khách hơn các dự án vừa mở bán. Nguyên nhân là do tâm lý e ngại về mặt pháp lý của khách hàng.

Tâm lý lo sợ “tiền mất tật mang”

Tình trạng nhiều dự án mở bán rầm rộ, huy động vốn đến 70% nhưng chậm bàn giao, có những dự án khởi công từ năm 2010 cho đến nay vẫn chỉ hoàn thiện được phần thô đã khiến nhiều khách hàng có tâm lý e ngại rót tiền vào các dự án vừa mở bán. Việc đóng tiền theo từng giai đoạn nhưng không nhận được nhà như thời điểm mong muốn cũng khiến nhiều vợ chồng trẻ bị chôn vốn, rơi vào tình cảnh nhà không có mà tiền cũng nằm im bất động trong các khối bê tông.

Điển hình là trường hợp của chị Bảo Linh, ngụ tại quận 4 (TP.HCM). Hai vợ chồng chị có ý định mua căn hộ chung cư cho gia đình sinh sống, thoát khỏi tình trạng ở thuê trong nhiều năm. Tuy nhiên, những sự vụ khiếu kiện của không ít người dân khi mua nhà trên giấy, dù đã đóng đến hàng trăm triệu đồng và chờ đợi thời gian dài vẫn chưa được nhận nhà khiến chị Linh băn khoăn. 

"Nhiều người khuyên tôi nên tìm mua căn hộ ở những dự án đang nhận giữ chỗ, hoặc sắp mở bán để có giá rẻ và nhận được nhiều ưu đãi từ chủ đầu tư. Tuy nhiên, nghĩ đến các rủi ro có thể gặp nên tôi quyết định tìm đến các dự án đang trong quá trình hoàn thiện, hoặc chủ đầu tư đang bàn giao nhà cho yên tâm”, chị Bảo Linh trăn trở.

Diễn biến bất ngờ của phân khúc căn hộ TP.HCM trên thị trường thứ cấp - Ảnh 1.

Tương tự, anh Hoàng Tuấn (ngụ quận 3, TP.HCM) cũng không mấy mặn mà với các dự án vừa mở bán mà chỉ muốn tìm một căn hộ sắp bàn giao. Anh Tuấn cho biết vợ chồng anh vừa chi hơn 1,7 tỷ đồng mua căn hộ 3 phòng ngủ tại một dự án trên đường quốc lộ 1, quận 12. Mặc dù so với các khách hàng mua từ những đợt đầu, anh chị phải chịu chênh lệch gần 200 triệu đồng, nhưng quan trọng là được nhận nhà luôn, đánh giá được chất lượng và dự án cũng đảm bảo được các tiện ích theo đúng mong muốn của anh.

Theo anh Tuấn, với dự án sắp bàn giao như thế này, gia đình anh sẽ không phải mất thêm nhiều chi phí cho việc thuê nhà. Bên cạnh đó, anh có thể tới tận nơi để đánh giá về chất lượng công trình cũng như hạ tầng tiện ích, thiết kế của căn hộ có phù hợp với mục đích sử dụng hay không. Mặt khác, vợ chồng anh có thể có nhà ngay mà không phải chờ đợi mòn mỏi năm này qua năm khác.

Theo đánh giá của các chuyên gia, việc mua căn hộ tại các dự án nhà ở hình thành trong tương lai giúp người mua nhà bớt gánh nặng tài chính do có mức giá thấp hơn căn hộ đã hoàn thiện và được thanh toán tiền theo tiến độ. Tuy nhiên, do thời gian qua có nhiều lùm xùm về tiến độ, chất lượng tại một số dự án nhà ở hình thành trong tương lai, nên từ cuối năm 2018, nhiều người mua nhà đã có xu hướng lựa chọn những dự án sắp hoàn thiện hoặc đã bàn giao, dù chấp nhận một mức giá cao hơn so với thời điểm dự án bắt đầu khởi động.

Dù vậy, việc mua được những căn hộ sắp bàn giao với giá vừa tầm cũng không phải là chuyện dễ dàng, đặc biệt là trong thời điểm nguồn cung khan hiếm như hiện nay.

Theo ông Sử Ngọc Khương, Giám đốc Đầu tư Công ty Savills Việt Nam, việc tìm kiếm được căn hộ sắp bàn giao hoặc đã bàn giao phù hợp với nhu cầu thực tế không dễ, đặc biệt với những đối tượng khách hàng là người trẻ tuổi, các cặp vợ chồng mới cưới. Với các đối tượng này, việc tiếp cận các căn hộ sắp bàn giao sẽ khó khăn, bởi gánh nặng tài chính là rất lớn.

Theo ông Khương, thường các căn hộ đã và sắp bàn giao sẽ sẽ cao hơn rất nhiều so với căn hộ hình thành trong tương lai. Do đó, việc người trẻ hay các cặp vợ chồng mới cưới chi ra một số tiền lớn để mua nhà không phải là chuyện dễ, trong khi việc vay vốn ngân hàng để mua nhà hiện nay cũng không còn đơn giản. Do đó, để tăng tính thanh khoản cho dự án, các chủ đầu tư phải đa dạng nguồn vốn hỗ trợ khách hàng.

Căn dưới 3 tỷ hút khách

Trong xu thế nguồn cung cạn kiệt ở tất cả các phân khúc như hiện nay thì việc tìm được một căn hộ sắp bàn giao với giá dưới 2,5 tỷ là vô cùng khó. Theo dự báo của các chuyên gia bất động sản, thời gian tới lượng căn hộ đang hoàn thiện sắp, bàn giao sẽ tương đối nhưng ở phân khúc giá trên dưới 2 tỷ đồng/căn lại càng khan hiếm. Trong khi đây là loại hình đáp ứng được nhu cầu ở thực của số đông khách hàng hiện nay.

Khảo sát tại khu vực quận Tân Phú (TP.HCM), thời điểm này có trên dưới 10 dự án căn hộ đang trong quá trình hoàn thiện cơ bản và được đưa ra thị trường ở giai đoạn này. Mức giá thứ cấp được chào bán khá cạnh tranh, được nhiều người mua nhà tìm kiếm.

Ví dụ, dự án Melody Residences nằm trên đường Âu Cơ, Phường Tân Sơn Nhì, Quận Tân Phú, TP. HCM của Hưng Thịnh hiện đang chào giá thứ cấp căn diện tích 68m2 tầm 2,2-2,4 tỷ đồng (khoảng 35 triệu đồng/m2) cho các căn có diện tích từ 66.9 m2 – 97.13 m2. Hay căn hộ Âu Cơ Tower của Công ty 577 chào giá thứ cấp 32 triệu đồng/m2 (khoảng 2,1 tỷ đồng/căn/diện tích 65m2). Một dự án khác Ress Green Tower của Công ty CP Địa ốc 11 chào giá thứ cấp căn 60m2 khoảng 2,3 tỷ đồng/căn tương đương 38 triệu đồng/m2; Carillon 7 chào giá khoảng hơn 2 tỉ đồng/căn/60m2…

Ở phân khúc cao hơn, tại các khu vực giáp ranh với Tân Phú như quận 11, quận 6, một số dự án đã hoàn thiện cơ bản chào mức giá thứ cấp chênh lệch khoảng 3-13 triệu đồng/m2 (tùy dự án) so với các dự án đang đưa ra thị trường tại quận Tân Phú. Ví dụ như dự án Ress 11 (quận 11) giá thứ cấp hiện được rao bán là 43 triệu đồng/m2, hay Him Lam Chợ Lớn (quận 6) với căn diện tích 82m2 có giá khoảng 2,9 tỷ đồng/căn (36 triệu đồng/m2). Được biết dù các dự án này nằm trong phân khúc căn hộ cao cấp, mức giá khá cao nhưng vẫn ghi nhận lượng giao dịch ổn định.

Theo chia sẻ của một số nhân viên môi giới, nhu cầu của người mua đang có xu hướng dịch chuyển về những căn hộ sắp bàn giao bởi tâm lý lo sợ “mất cả chì lẫn chài”. Với những người mua ở thực, tuy các dự án vừa mở bán có giá thấp hơn nhưng lại có nhiều băn khoăn về tính pháp lý, thời gian thi công kéo dài, trong khi đó họ vẫn phải đóng tiền thuê nhà hàng tháng. Từ những lo lắng trên, nhiều cặp vợ chồng sẵn sàng vay thêm tiền để mua căn hộ sắp hoàn thiện thay vì chờ đợi trả góp theo tiến độ.

Khảo sát từ thực tế, với căn hộ có vị trí cách trung tâm thành phố khoảng 10-15 phút đi xe máy là rất hiếm có mức giá dưới 35 triệu đồng/m2. Riêng tại quận Tân Phú, việc tìm kiếm dự án sắp bàn giao nhà có mức giá trên dưới 30 triệu đồng/m2, tức khoảng 1,8-2 tỷ đồng/căn không còn dễ dàng. Theo một số doanh nghiệp, đó vừa là thách thức với người mua, thị trường nhưng cũng là cơ hội để các doanh nghiệp tính toán để được mức giá phù hợp thu hút người mua ở giai đoạn này.

Diễn biến bất ngờ của phân khúc căn hộ TP.HCM trên thị trường thứ cấp - Ảnh 2.

TT căn hộ dưới 3 tỉ đồng/căn vẫn hút khách

Trong khi đó, tại thị trường bất động sản khu Đông, các dự án sắp hoàn thiện tại các tuyến đường như Đỗ Xuân Hợp, Võ Chí Công, Nguyễn Duy Trinh… giá thứ cấp ghi nhận tăng trung bình khoảng 7-10%, một số dự án có vị trí đẹp giá thứ cấp có thể tăng khoảng 15-20%/năm. So với khu Tây, thì khu Đông thành phố được đầu tư hạ tầng mạnh tay.

Tuy nhiên, khu vực này mới được hình thành nên các tiện ích cộng đồng như trung tâm thương mại, bệnh viện, khu vui chơi giải trí… chưa hình thành nhiều như khu Tây nên lượng hấp thụ trên thị trường thứ cấp chậm hơn so với các dự án tọa lạc tại khu vực quận Gò Vấp, Tân Phú, Tân Bình hay Phú Nhuận.

Được biết, những dự án căn hộ có tiện ích đầy đủ, nhận nhà ở ngay thu hút người mua là gia đình trẻ. Đặc biệt, những căn hộ có diện tích dao động từ 60-80m2 có hấp lực rất tốt ở cả thị trường sơ cấp lẫn thứ cấp.

Theo Trí Thức Trẻ

Dòng tiền đầu tư bất động sản đang hướng về một số thị trường như Long Thành, Biên Hòa (Đồng Nai), Phú Mỹ (Bà Rịa Vũng Tàu), Phan Thiết (Bình Thuận), Bình Dương...

Những nơi này đang chứng kiến thị trường bất động sản phát triển khá sôi động. Trong đó, nhu cầu đầu tư vào phân khúc đất nên, nhà phố, biệt thự tại các dự án khu đô thị mới diễn ra khá sôi động.

Lý do được nhiều chuyên gia trong ngành đánh giá, đó là khu vực này đang được đầu tư mạnh mẽ về cơ sở hạ tầng, nhất là các tuyến đường cao tốc và sân bay. Khi hoàn thành sẽ hình thành nên một vùng đô thị mới, được xem là sự mở rộng của TP.HCM, kéo theo sức hút về lao động, di dân và nhu cầu của người nước ngoài đến làm việc ở những nơi này do sự phát triển bùng nổ của các nhà máy, khu công nghiệp...

Tiềm năng vùng kinh tế trọng điểm

Tp.HCM đang được xem là trung tâm kinh tế, tài chính, văn hóa, khoa học kỹ thuật của cả nước, là hạt nhân của khu kinh tế trọng điểm phía Nam và là đầu tàu kinh tế của cả nước. Trung bình hàng năm, Thành phố đóng góp khoảng 1/5 GDP của cả nước và 1/3 tổng thu sách nhà nước.

Ngoài ra, các tỉnh vùng ven như Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai đến nay là những tỉnh công nghiệp. Long An cũng đang dần dần tiến lên thành một tỉnh công nghiệp. Bà Rịa-Vũng Tàu trước là một tỉnh rất nghèo nhưng nay đã hình thành một khu công nghiệp dầu khí và cụm công nghiệp dịch vụ hàng hải lớn nhất cả nước và đang hướng tới trở thành trung tâm dịch vụ hàng hải của khu vực.

Làn sóng đầu tư bất động sản đổ về vùng đô thị TP.HCM mở rộng, nóng cục bộ ở Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu - Ảnh 1.

Làn sóng dịch chuyển đầu tư của các NĐT phía bắc với BĐS phía Nam ngày càng rõ nét. Ảnh: HV

Cùng với sự chuyển mình phát triển về kinh tế, nhằm tạo lực đẩy mạnh mẽ cho khu vực kinh tế phía Nam cũng như cả nước, Chính phủ đã quy hoạch vùng kinh tế trọng điểm phía Nam bao gồm Tp.HCM và các tỉnh thuộc cả miền Đông lẫn miền Tây Nam Bộ như Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang. Trong đó, với vai trò trung tâm kết nối phát triển, Tp.HCM đã đóng vai trò chủ lực cho toàn vùng Nam Bộ trong quá trình chuyển đổi và phát triển cơ chế kinh tế thị trường dù mức độ lan tỏa chưa như tiềm năng vốn có.

Theo Tổng cục Thống kê, Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam chiếm khoảng 17% dân số, hơn 8% diện tích, sản xuất chiếm hơn 42% GDP, gần 40% kim ngạch xuất khẩu cả nước, đóng góp gần 60% ngân sách quốc gia. Đây là vùng kinh tế trọng điểm lớn nhất, là trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ, tài chính hàng đầu và là động lực phát triển năng động của cả nước và có tầm cỡ khu vực.

Theo quy hoạch của TP.HCM, khu Đông TP.HCM là đô thị vệ tinh của thành phố và được đầu tư mạnh mẽ để triển hạ tầng và hệ thống giao thông như: Sân bay Long Thành, các tuyến giao thông huyết mạch như cao tốc Bến Lức - Long Thành, cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết, cao tốc Dầu Giây - Đà Lạt, đường Vành đai 3, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, tuyến metro số 1 từ quận Thủ Đức qua đến thành phố Biên Hòa…

Hạ tầng khu Đông TP.HCM được chính quyền chú trọng phát triển để mở ra những cơ hội mới thu hút nhà đầu tư về đây phát triển kinh tế cho vùng. Điển hình là Đồng Nai đang được phát triển đồng bộ, kết nối với TP.HCM và các vùng kinh tế trọng điểm. Cùng với chính sách giãn dân ra các vùng ven để giảm tải cho TP.HCM, nhiều dự BĐS ven Sài Gòn được quy hoạch chuyên nghiệp, theo xu hướng tương lai hóa.

Tận dụng tối đa ưu thế thiên nhiên, quỹ đất của khu lân cận cùng nhu cầu của người sử dụng trong tương lai, các nhà phát triển BĐS tại khu Đông hướng tới quy hoạch các dự án xanh, tối ưu tiện ích. Nhờ việc phát triển nhiều dự án quy mô, bài bản của các chủ đầu tư lớn và uy tín, thời gian qua nhiều nhà đầu tư phía Bắc đã đổ về thị trường các tỉnh vùng ven TP.HCM để “xuống tiền”.

Đơn cử như dự án Aqua City ở Đồng Nai, được quy hoạch với quy mô 305ha, bao gồm các loại hình: shophouse, nhà phố và biệt thự do Novaland làm chủ đầu tư. Ngoài việc phát triển theo tiêu chí công trình xanh và thông minh, khu đô thị sinh thái Aqua City cũng khá thuận tiện trong kết nối liên vùng và các tiện ích ngoại khu, khi nằm trên trục đường lớn Hương lộ 2 (Ngô Quyền nối dài), gần quốc lộ 51.

Hay một dự án khác là Waterpoint tại Long An do Nam Long Group làm chủ đầu tư cũng được phát triển theo các tiêu chí tương tự. Trong năm 2019, thị trường các tỉnh vùng ven như Phan Thiết, Hồ Tràm - Bình Châu cũng ghi nhận nhiều dự án nổi trội như Novaworld Phan Thiết, Novaworld Hồ Tràm..vv.

Làn sóng dịch chuyển đầu tư ngày càng rõ nét

Theo một số đơn vị nghiên cứu thị trường, thị trường ở các tỉnh vùng ven TP.HCM có ưu thế là nằm trong các vùng kinh tế trong điểm của phía Nam với tỉ suất sinh lời cao, thanh khoản tốt và có thể nhanh chóng bán ra kiếm lời, đã mang đến hấp lực lớn cho các nhà đầu tư, trong đó không ít nhà đầu tư đến từ phía Bắc. Nhiều nhà đầu tư từ Hà Nội tìm đến các thị trường này do giá đất ở khu vực này còn thấp.

Làn sóng đầu tư bất động sản đổ về vùng đô thị TP.HCM mở rộng, "nóng" cục bộ ở Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu

Con số ghi nhận thực tế cho thấy các tỉnh vùng ven TP.HCM có giá còn mềm, nhiều dư địa phát triển cùng khả năng tăng giá cao. Đơn cử khu Đông TP.HCM hiện ghi nhận mức giá tăng từ 9-11% so với cùng kỳ 2018. Đặc biệt, giá đất tại Đồng Nai từ sau áp dụng hệ số giá đất mới, nhiều nơi đã tăng gấp 1,5-3 lần. Điển hình nhất là tại thị trường Long An, khảo sát tình trạng giá đất nền tại một số khu vực như huyện Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước… giá đất hiện đang ở mức dao động từ 15-25 triệu đồng/m2.

So với thời điểm 1 năm trước, giá đất tại đây đã tăng từ 5-7 triệu đồng/m2. Khảo sát tại một số dự án trên địa bàn huyện Cần Đước, được biết giá đất hiện nay cũng đang tăng khá mạnh, so với giữa năm 2018 đã tăng khoảng 30-40 triệu đồng/m2. Theo nhận định của nhiều chuyên gia, giá đất từ năm 2020 dự kiến sẽ còn tăng khá cao khi các tuyến giao thông trọng điểm hoàn thiện.

Còn tại thị trường Bình Dương, đại diện một công ty môi giới trên địa bàn cho biết: "Gần đây khá nhiều khách hàng ngoài Bắc đã liên hệ với công ty để tìm mua đất tại khu vực này. Thực tế cho thấy hiện nay nguồn cung đất nền dự án có pháp lý và hạ tầng hoàn thiện không nhiều, trong khi quỹ đất tại các thị trường lớn phía Bắc cũng đã hạn chế nên các nhà đầu tư có xu hướng Nam tiến nhằm đánh vào những nơi còn nhiều quỹ đất và giá tạm ổn như Bình Dương, Đồng Nai…", môi giới này cho hay.

Theo Trí Thức Trẻ

Đối tác chiến lược